Về một tập thơ, 23 năm sau..

Chân Phương

 

Sau đêm đọc thơ với Hoàng Hưng, Nguyễn Đỗ, Ellen Bass và Paul Hoover ở Santa Cruz (3-21-2012), mấy hôm kế tiếp tôi đă đón tiết lập xuân 2012 với Hoàng Ngọc Biên ở San Jose. Từ ngày rời Việt Nam năm 1986 đến nay tôi mới tái ngộ với ông bạn cũ sau đôi lần qua West Coast mà không gặp nhau. Trong không khí gia đ́nh thật ấm cúng chúng tôi đă hàn huyên các việc xưa nay, bàn về t́nh h́nh văn nghệ và dịch thuật Việt Nam nói chung. (Lữ Quỳnh đă ghé một tối uống rượu góp chuyện và Nguyễn Quỳnh từ Texas cũng điện thoại qua tham dự).

Trong các câu chuyện, nhân vật chính là Diễm Châu, người đă ra đi quá vội để lại nhiều thương tiếc cho anh em c̣n lại trong nhóm Tŕnh Bầy. Tiếc nhất là điều tôi vẫn yêu cầu mà DC đă không thực hiện được: viết một cuốn hồi kư. Ngoài ra DC c̣n nợ riêng tôi bài tựa cho tập thơ đầu tay của tôi mà ông đă hứa đi hứa lại trong mấy bức thư. Xin công bố vài trích đoạn dưới đây, thay thế cho một bài nhận định ấn tượng với nhiều t́nh cảm tri âm; một kỷ niệm quư giữa hai nhà thơ từng chia với nhau những năm tháng underground khó quên ở Sài G̣n, đồng thời là một tư liệu của nhóm Tŕnh Bầy từ các góc trời lưu vong hải ngoại t́m lại nhau vào thời kỳ tiền-internet.

 

 

Strasbourg, May 17, ‘89

Khánh thân mến,

Trước hết tôi xin ông tha lỗi cho tôi về sự để chậm trễ lá thư này. Như đă đoán biết có sự thất lễ, tôi đă gửi 1 tấm card trước để ông đỡ sốt ruột. Hy vọng ông đă nhận được?

Trong tấm card nói trên tôi đă báo cho ông hay ḿnh đă nhận được thư, tập Chú thích cho những ngày câm nín...Và tôi cũng đă bày tỏ ngắn gọn sự hoan hỉ của ḿnh trước tác phẩm của ông. Tôi đă có ư định viết ngay 1 bài... thơ dài để thay lời tựa. Tuy nhiên, trong những ngày ấy tôi chỉ viết được mấy câu thơ ngắn do cảm xúc ban đầu khi cầm tập thơ trên tay. Tôi đă viết như sau:

 

THÁNG BA

 

... cả đến hàng dậu gai mùa Xuân

cũng khoe những chấm tṛn đỏ tươi màu máu

cả đến tiếng chim chiêm chiếp gọi mùa hè trong dự tưởng

cũng trĩu vàng những bông lúa ngày mai

cả đến người thơ cháy những vần điệu

cũng nghe trên đường chậm răi

những bước chân cỏ non...

 

Tôi c̣n tờ thơ trước mặt. Ở cuối bài, tôi ghi rơ: “Ngày nhận được tập Chú thích cho những ngày câm nín của Phương Sinh, 29.3.1989.” (Sau khi đọc thơ Phương Sinh).

Đây là lần thứ nh́ trong đời tôi cảm thấy 1 điều lạ lùng như lần tôi đọc thơ Ngô Kha và đă nói với Kha bên bờ sông Hương: “Đọc ông tôi muốn... làm thơ!” N. Kha đă cho đó là 1 câu của... tri âm. Tiếc thay Kha không c̣n đó.

Tôi chưa viết ngay được bài tựa mà tôi đă có sẵn ư trong đầu. Tôi dự định bài này sẽ thật ngắn, có thể chỉ vài câu thật cô đọng, như lần tôi viết cho tập thơ do NĐ Thường dịch và sáng tác. Các loại bài như thế không thể cà kê dê ngỗng và nhất là không thể viết 1 cách b́nh thường (= tầm thường).

Tôi cũng đă hỏi ư ông có muốn để cho tôi đánh máy lại tập này và đề bảng hiệu “Tŕnh bày” cho vui. Tôi định nếu ông ưng, tôi sẽ hỏi lại ông về cách tŕnh bày 1 số câu có cách sắp đặt hơi “khó xử” cho 1 khổ nhỏ. (Tôi đă hoan hỉ loan báo việc này cho Thường).

Thôi, để tôi nói qua về tập thơ và những ấn tượng đầu tiên của tôi về tập thơ. Như ông thấy phía trên, tôi đă hết sức hào hứng. Tôi cố nhớ lại trong trí những ǵ ông đă viết ở nhà, nhưng phải thú thực trí nhớ của tôi lúc sau này không c̣n được như xưa! Tôi bởi thế đă đọc tập thơ với cặp mắt hoàn toàn mới, không chịu ảnh hưởng của kư ức! Và ngay từ những bài đầu tôi đă bị cuốn hút vào một bút pháp thiệt lạ, thiệt đau xót mà vẫn đượm nét hài ngạo nghễ, ngạo mạn, ngạo tất cả bàn dân thiên hạ - của ông. Tôi cũng thấy nổi hẳn lên 1 số bài có thể coi là “tuyệt tác”. Ông đừng cho là tôi khen mèo dài đuôi. Tôi đă không thể viết được với 1 nguồn hứng cảm say sưa như vậy. Máu và nước mắt của những đêm đau thương đen tối ấy đọng trong từng giọt... chữ. Tôi nghĩ là tôi không quá lời, có lẽ tôi chưa đọc kỹ đủ để có thể thẩm thấu hết 1 lần những cái đẹp của Chú thích. Tôi dự định, sau lần đọc nhanh (nhưng không phải lướt), sẽ đọc lại thật kỹ với đôi mắt kính hiển vi.

...

 

May 26, ‘89

Phương Sinh thân mến,

Hôm nay có người cho tôi mấy con tem. Thế là tôi mừng hết lớn, vác bút ra viết cho ông. Giờ này có lẽ ông cũng vừa nhận được lá thư quái gở tôi viết cho ông khoảng 10 ngày. Tôi hy vọng ông hiểu và không đến nỗi cười tôi.

...

Trước hết, tôi nói thêm về tập Chú thích cho những ngày câm nín. Tôi vừa đọc lại tập thơ này với những cảm tưởng khác lạ hơn lần trước.

Cái cảm tưởng lần này có chung 1 số nét của lần đầu, nhưng cái lạ ở đây là tôi thấy những... Chú thích “mới” quá. Tôi đă cố t́nh đọc tới đọc lui 1 vài bài để xem lại cảm nghĩ của ḿnh. Lạ thay, cái cảm giác “mới “ kia vẫn tồn tại. Tôi sẽ nói về một vài bài tôi đặc biệt yêu thích, nhưng tôi muốn nói ngay cái cảm giác chung của lần đọc này. Tập thơ hoàn toàn “mới lạ” đối với tôi, dù tôi đă đọc bao nhiêu lần. Cái mới rất gần với Brodsky, cái lạ là giữa những h́nh ảnh như chụp bắt, gạch đít, đóng khung hài hước, chua xót... tôi đă cố t́m 1 điều nhưng không thấy: Lạ lắm, KHÔNG có lấy 1 giọt nước mắt! Ai đă nuốt hết của ông của chúng ta những giọt nước có tính giải khuây ấy? Tất cả là căng thẳng, là trực diện, là nói xiên (như Brodsky nói về A. Akhmatova: Chị (sẽ) nói về chúng tôi nghiêng nghiêng!) là chữ nghĩa nho nhă, hiện thực, nóng hổi,... nhưng không 1 giọt nước mắt. Chao ôi, sao tôi yêu cái tư cách ấy thế. Ông đă vượt hết thảy chúng tôi. Ông đă nói như 1 chứng nhân: nhă nhặn, thẳng thắn và dơng dạc. Tôi yêu và không phải chỉ v́ yêu mà có nhận định rơ rệt này: một số bài trong tập này quả là những kiệt tác. Tôi... thí dụ: bài “Khóc Ôsip” và bài “chưa thể gửi về Việt Nam”. Tôi nghĩ không thể vượt qua được những bài như thế. Và không phải chỉ có 2 bài đó!!!

Tôi thích quá nhiều bài trong tập và chắc chắn c̣n đọc thêm nhiều lần nữa trước khi viết mấy lời.

Điều tôi lo sợ cho chúng ta giữa những xô bồ, nhạt nhẽo... của “hiện t́nh” chợ văn Bolsa, những ǵ đẹp và thú vị nhất, “tâm huyết” nhất của chúng ta sẽ khó chen chân được... Tôi nhớ tới những khuôn mặt nhàm chán mà không khỏi buồn bực.

Nếu như ta có tiếng nói, nếu như ta có đôi chút phương tiện. Nếu tôi ... (Lại tôi)! Dù sao, tôi vẫn tin rằng Chú thích là cần thiết và tuyệt đối đổi mới lối viết của tất cả... và tôi cảm thấy Chú thích là một tác phẩm quan trọng, không những ghi 1 cái mốc trong văn học (điều này tất nhiên không cần lắm) mà thực sự đă như một thứ tuyên ngôn dũng mănh và hùng hồn đ̣i hỏi một thay đổi radical trong cách nghĩ suy, viết và sống. Tôi thành thực ca ngợi Tác giả của Chú thích và tôi mừng ông đă đạt.

 

________

PHỤ ĐÍNH

 

1. KHÓC MANDELSTAM *

 

càng ngày tôi càng tin

có lẽ cái chết vĩ đại hơn chúng ta ôsíp ạ

mấy năm rồi

cái xác biết đi đứng mang tên tôi

vẫn ăn ngủ b́nh thường

những bài thơ của anh trước kia làm tôi căm phẫn nghiến răng

 

nay tôi không c̣n nhớ lắm

bây giờ nơi anh ở

chẳng có địa chỉ với số điện thoại

chắc không c̣n ai quấy rầy anh

nữ thần trị v́ chốn ấy chắc cũng hiền lành

thôi hăy gắng giữ ǵn sức khoẻ tâm linh

 

phần tôi

nhờ trời và thuốc an thần

ở Petropolis

hằng đêm tôi vẫn ngủ yên

hi vọng sẽ chẳng bao giờ

bị đánh thức th́nh ĺnh

bởi các tiếng chân người thân mến

 

------------------

* Diễm Châu đă đổi tên bài thơ thành “ Khóc Ôsíp”.

 

2. BÀI THƠ CHƯA THỂ GỬI VỀ VIỆT NAM

 

ai bây giờ

     cầm cây ăng ten truyền h́nh mỗi đêm gạt lệ cho các cửa sổ

ai bây giờ

     từng ngày mang tờ nhật báo đi gói lại những mẩu thở than rơi từ các mái hiên

ai bây giờ

     huơ cây gậy người mù đi quanh quả tim

ai bây giờ

      dùng ống kim chích ngữ nghĩa vào từng thân cây chết

 

ai bây giờ xé nghị quyết cũ dán lại thành đường lối mới

ai bây giờ giải tán những con người mới để phục hồi mớ triết thuyết xưa

ai bây giờ coi sóc nhà bảo tàng của các dự án không thành

ai bây giờ vẽ đường thẳng song song giữa chân trời và cơn đói

 

          bây giờ ai khóc

                                         ai cười

           bây giờ ai ăn năn

                                          ai mất trí

          bây giờ nhổ tóc bạc cho lũ chó đá là ai

 

CHÂN PHƯƠNG