ChanPhuongLoiCuaKeSongSot

 

Lời Của Kẻ Sống Sót

Chân Phương

 

năm 24 tuổi

bị đưa vào ḷ sát sinh

tôi sống sót

Tadeusz  Rosewicz

 

 

Cũng như Rózewicz, Herbert, nữ thi sĩ Ba Lan Wislava Szymborska là một kẻ sống sót. Thế hệ bà lớn lên trong thế chiến thứ nh́ và bắt đầu viết dưới nền chuyên chế kiểu Stalin. Trong thời gian ngắn của vài thập niên, họ đă trải qua nhiều chế độ chính trị : dân chủ nghị trường, độc tài quốc xă, toàn trị cộng sản. Là người dân của Ba Lan, một nước nhỏ thường xuyên bị xâm lăng, chia cắt bởi các láng giềng hùng mạnh, họ không thể tách sộ phận ḿnh khỏi số phận của đất nước và đồng bào. Giữa hai ḍng chữ viết lúc nào cũng hiện diện như lưỡi gươm trên gáy, nỗi ám ảnh của lịch sử đầy tai ương. Sống sót từ ḷ sát sinh và ách thống trị sắt máu, họ không thể đùa nghịch với chữ nghĩa :

 

Mi được thoát chết không phải để mà sống

Mi không có nhiều thời giờ mi phải làm kẻ chứng nhân

Zbigniew  Herbert

 

  Phần lớn sáng tác Szymborska ra đời từ nỗi thao thức ấy. Milosz, nhà thơ đàn anh đồng thời cũng là kẻ sống sót, gọi bà là   « nhà thơ của ư thức »(1). Từ ư thức ngắn gọn không thể tóm lược nội dung cùng các mối quan tâm đa dạng của nhà thơ. Szymborska rất ít tiết lộ về đời tư. Nhưng qua các thi phẩm, người đọc nghiêm cẩn sẽ nhận ra nỗi ưu tư thường trực trước sự đe dọa và tham vọng quyền bính cùng các thứ bạo lực, nhất là chiến tranh, vẫn treo trên đầu nhân loại nhiều đau khổ. Dù đă trải qua mấy vạn năm tiến hoá, văn minh và tiến bộ đôi khi chỉ là cái vỏ bên ngoài che dấu tính man rợ :

 

Giấc mộng này thường đến với tôi : ngày thi tốt nghiệp

hai con khỉ bị xích ngồi nơi cửa sổ,

bên  ngoài bềnh bồng trời mây

và sóng biển ŕ rào.

 

Bị khảo hạch về lịch sử loài người

tôi lắp bắp và ú ớ.

 

Một con khỉ, mắt không rời tôi, lắng nghe với vẻ châm biếm,

con kia th́ h́nh như ngủ gật –

Và khi nào im lặng kéo dài sau câu chất vấn

lại nhắc tôi

bằng cách khua nhẹ sợi xiềng.

Hai con kh ca Brueghel

 

    Lịch sử loài người hay là tấn tuồng của thú tính ? Ở thế kỷ này chỉ có những kẻ mất trí mới quên được các cuộc diệt chủng, tàn sát tập thể do nhiều thuyết hệ cuồng tín gây ra. Kể từ cuộc chiến thành Troa, kể từ Xuân Thu Chiến Quốc, con người có khá hơn chút nào khi nắm được quyền sinh sát đồng loại ?

 

Tôi là Cassandra

Và đây là thành phố của tôi vùi dưới tro…

Và đây là đầu tôi đầy nghi hoặc

Độc thoại cho Casandra

 

      Chỉ cần một chút lương tri và ḷng nhân ái, ai cũng đau xót và kinh hăi trước tṛ chiến tranh, « tṛ chơi không phe nào thắng », trong khi « mạng sống bị phí phạm một cách rẻ rúng » (Xem lại một bài thơ không viết ra). Cũng như nhiều cây bút khác, Szymborska không thể im lặng trước quả bom Hiroshima (Viết tại một Khách sạn), trước các trại tập trung và ḷ thiêu quốc xă (Bất Động), và dĩ nhiên trước cuộc chiến Việt Nam. Sự thông cảm vượt mọi biên giới giữa những nạn nhân, nhất là đàn bà tay không, trước lũ hung thần của thời đại sát nhân này đă lắng đọng thành những câu thơ sâu sắc và b́nh dị :

 

Mụ kia, tên họ là ǵ ? – Không biết.

Mụ sinh ở đâu ? Từ nơi nào đến ? – Không biết.

Tại sao mụ khoét lỗ đào hầm ? – Không biết.

Mụ trốn ở đây từ lúc nào ? – Không biết.

Tại sao mụ phản bội vong ơn ? – Không biết.

Bọn ta chẳng làm hại mụ, có biết không ? – Không biết.

Bây giờ là thời chiến, mụ phải chọn lựa ? – Không biết.

Thôn làng của mụ c̣n không ? – Không biết.

Mấy đứa trẻ này có phải con mụ không ? -- Phải.

Vit  Nam

 

          Bài thơ này sáng tác vào thời gian Hoa Kỳ vừa đổ bộ vào miền Trung. Nực cười và cũng đau ḷng thay, trong khi giới cầm bút hai bên vĩ tuyến 17 vận dụng mọi thuật tâm lư chiến để xua đồng bào hai miền giết nhau th́ một người đàn bà, một nhà thơ từ Đông Âu xa xăm đă cảm nhận trọn vẹn tấn kịch tương tàn của một quốc gia nhỏ bị các siêu cường biến làm chốt thí.

        Dù thường được nhắc đến trong các bài thơ của nữ thi sĩ, chiến tranh không xuất hiện như một chủ đề sử thi ca tụng các mưu đồ vương bá của giới chính khách và chiến lược gia. Trái lại, nạn binh lửa được nh́n từ góc độ của người dân đáng thương ở các quốc gia nhỏ yếu, những con người chỉ có ước mơ :

 

Mỗi người chúng tôi ước muốn một quê hương

không bị các láng giềng xâm lấn

và mơ được sống trọn đời ḿnh

trong thời gian giữa hai cuộc đao binh

Mt  d  bn  cho  các  biến  c

 

           Là một kẻ sống sót, bà hiểu hơn ai hết giá trị và sự thiêng liêng của mạng sống, kể từ hơi thở và các cử động b́nh thường của cơ thể con người cho đến phép lạ của tạo hoá ban bố khắp muôn loài không phân biệt lá cây, cọng cỏ hoặc con chim, cái kiến. Ư thức về sự sống màu nhiệm có mặt cùng khắp trong sáng tác của Szymborska; nó rất gần với một niềm tin tôn giáo để an ủi và hổ trợ mặc dù bà cũng khó quên mặt trái của thiên nhiên là sự hủy diệt vô t́nh. Dù thế nào đi nữa, nhà thơ vẫn đứng về phe của sự sống. Khi phải viếng thăm người bạn đang chờ chết trong bệnh viện, bà kinh sợ:

 

Tôi ca tụng y dược và ba đóa hoa tím trong ly.

Tôi nói về mặt trời và có những ư nghĩa u tối

 

May làm sao c̣n cầu thang để phóng xuống.

May làm sao c̣n cánh cổng để mở ra.

May làm sao các bạn đều đợi tôi quanh bàn của chúng ta.

 

Cái mùi nhà thương làm tôi ớn khiếp.

Báo  cáo  t  mt  bnh  vin

 

                  Nhưng sự sống chỉ có giá trị thật khi đi kèm với ư thức về sự hiện hữu của cá nhân, một thực thể không lập lại và cũng không có ǵ thay thế được. Từng là nạn nhân các thứ chủ nghĩa tập thể thô bạo và ư thức chủng tộc, lai lịch máy móc, Szymborska luôn cảnh giác trước các mẫu số chung trừu tượng của xă hội học hoặc kinh tế luận. Bà thường giễu cợt khi nói đến các biểu đồ toán, bảng số thống kê, phương pháp xác suất… Vào thời buổi bùng nổ dân số toàn cầu này, cá nhân c̣n có ư nghĩa ǵ trước những làn sóng ồ ạt của đám đông không diện mục?

 

Homer công tác tại sở thống kê

Không ai biết ông ta làm ǵ ở nhà.

Kim  kê  dân  s

 

                   Nguy thật! Nếu nhân loại chỉ là một tập hợp những đám đông vô danh tính, làm việc, mua sắm, ăn ngủ sinh sản theo các thói quen được điều kiện hóa tinh vi bởi đủ loại phù thủy --- --- - cuộc sống như thế có khác ǵ cái chết? Và khi đời sống mất dần tính mầu nhiệm th́ cái chết cũng không c̣n là một bí ẩn để con người phải khắc khoải bận tâm :

 

Này linh hồn cá lẽ, đây là sông Styx.

Ḍng sông Âm ti, đúng vậy: Sao bạn có vẻ quá phân vân?

lúc nào lăo đưa đ̣ Charon đọc danh sách viết sẵn

trên các ống loa xong, hăy để các tiên cô gắn

bảng tên lên ngực rồi dẫn bạn xuống bến đ̣

Trên  b  sông  Styx

 

            Tấn tuồng sinh tử thời buổi này ngày càng giống một chuyến du lịch tập thể khôi hài; lên tàu, xuống bến, xa lộ, sân bay!.Văn minh kỹ thuật lần lượt xóa bỏ mọi phân biệt giữa đám moutons de Panurge : Diện mục con người hôm nay là số điện thoại, thẻ an sinh xă hội, mă số trương mục và tín phiếu. Công ty, công sở, công an đâu cần biết anh chị là ai; hăy tŕnh tờ khai lư lịch cho họ là xong :

 

Điền đơn này

rồi đính kèm tờ khai lư lịch.

 

...

Về mọi cuộc t́nh chỉ nên ghi lại hôn nhân.

Về con cái chỉ cần ghi mấy đứa được ra đời.

 

Khỏi cân nhắc đến chó, mèo, chim,

Các kỷ vật bụi bặm, bạn bè, và mơ ước.

 

Kèm them tấm ảnh hở một bên tai.

Điều quan trọng là h́nh dáng nó chứ không phải những ǵ nó nghe thấy

Viết  t  khai  lư  lch

 

Nhà thơ kiêm phê b́nh Stanislaw Baranczak gọi bà là “nhà thơ của cá nhân” (2); khi thời đại của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng bởi “sự khủng bố của tập thể”, đấu tranh cho sự tồn tại của nhân cách độc lập với quyền phát biểu, suy xét bằng quan điểm riêng tư là một thái độ chính trị (3). Bởi thế, dù không khi nào hy sinh tính nghệ thuật, các bài thơ trữ t́nh của Szymborska đồng thời cũng là văn kiện đấu tranh cho quyền làm người, con người cá lẽ với những sở thích, nếp sống riêng tư.

 

Tôi thích xem chiếu bóng.

Tôi thích mèo.

Tôi thích mấy cây sồi dọc bờ sông Warta

Giữa Dickens và Dostoyeski

tôi chọn Dickens

Giữa nhân loại và những con người

tôi chọn những con người…

Có  nhiu  kh  năng

 

            Càng về sau, chất trữ t́nh trong thơ Szymborska càng trở nên thâm trầm. Sự tỉnh táo của trí tuệ cộng với óc khôi hài dí dỏm đă tạo nên khoảng cách giữa cuộc thế hỗn loạn và cơi thơ yên lắng ở đó thi sĩ trầm ngâm về ư nghĩa cuộc đời, về bí ẩn của sự sống hoặc về các điều chân thiện mỹ. Trong những thi phẩm về sau, các bài thơ siêu h́nh hoặc trầm tư về nghệ thuật càng xuất hiện nhiều.

 

Kết cục là thế này : tôi ngồi dưới gốc cây

cạnh một con sông

vào một buổi sang nắng tràn

Đây là một biến cố tầm thường

sẽ không được ghi vào lịch sử…

Không  đ  ta

 

              Nhưng cần ǵ. Aristote đă chẳng từng nói đại ư rằng thi ca quan trọng hơn lịch sử v́ có tính triết lư và tầm phổ quát hơn sao! Khi đă giác ngộ đạo lớn của vũ trụ th́ :

 

Những ngày lễ mừng cách mạng có thể trở đi trở lại

nhưng sỏi cuội h́nh xoan nằm quanh bờ vịnh cũng vậy thôi

 Không  đ  ta

 

              Nếu đạt được tầm nh́n minh triết xuyên lịch sử th́ mọi triều đại, văn minh lớn bé cũng chẳng hơn ǵ mấy lớp tro than dưới nhát cuốc khai quật của nhà khảo cổ :

 

Này con người đáng tội

h́nh như ngành học này có tiến bộ đôi chút.

Từ ngày bạn đặt tên tôi là môn khảo cổ

nhiều thiên niên kỷ đă trôi qua.

 

Hăy đưa tôi xem bất cứ cái ǵ của bạn

tôi sẽ cho biết xưa kia bạn là ai.

Nằm dưới cái ǵ,

nằm trên cái ǵ.

Mảnh vụn máy xe. Cổ ống truyền h́nh.

Vài phân dây cáp. Mấy long tay đă hóa ra bụi đất.

Hoặc c̣n ít hơn thế nữa, ít hơn nhiều.

Kho  c  hc

 

              Nếu cái chết từ chiến tranh, từ các ḷ thiêu, trại tập trung, bom nguyên tử,… khiến các nhà thơ cất lên tiếng nói của lương tâm và long nhân ái th́ cái chết đến từ qui luật tự nhiên hoặc từ lẽ biến dịch thường hằng đă nâng cao nỗi thao thức thành trầm tư triết lư siêu h́nh. Nếu cát bụi sẽ trở về cát bụi, nếu vũ trụ chỉ là tuồng ảo hóa, cái ǵ sẽ an ủi cho những kiếp sống phù thế?

 

Cơn mưa không dứt hạt vừa bắt đầu

Hăy lên chiếc bè hồng thủy, chứ c̣n biết đi đâu :

này mấy bài thơ độc xướng,

những bồng bột riêng tư,

các tài nghệ vô tích sự…

Nước sông dâng tràn, đê bờ đă vỡ

lên bè nhanh : Ḱa mớ bóng nḥa hội họa,

chi tiết tỉ mỉ, đường nét trang trí,…

vô vàn âm sắc của màu xám,

những tṛ chơi để mà chơi,

và nước mắt hân hoan.

 

Lên  bè  hng  thy  (4)

 

              Cái ǵ đáng cứu chuộc trước những ngọn triều của thời gian và biến dịch? Thi nhân đă trả lời. Nếu một ngày nào đó đến lượt bạn, người đọc giả thân mến đă chịu khó đọc mấy trang này, đến lượt bạn phải lên bè hồng thủy --- ngoài mớ kỷ niệm đẹp trần gian, xin nhớ mang theo một ít thơ.

 

Cambridge, mùa lá rụng 1966

Chân Phương

 

Chú  thích

Chú  thích

(1) “Poet of Consciousness”, đc New York Review of Books, 11-14-96, bài viết “On Szymborska” của Czeslaw Miloz.

(2) Xem S. Baránczka, Breathing under Water, Havard University Press, Cambridge, 1990, trang 200.

(3) Như trên.

(4) Các đoạn thơ do người viết bài này trích dịch được lấy từ hai tuyển tập thơ Szymborska dịch sang Anh văn: a) Selected Poems, New York, 1995; và b) Sounds, Feelings, Thoughts, New Jersey. 1981.

 

Tiểu sử : Wislawa Szymborska sinh năm 1923 ở Prowenta-Brin. Học ngữ văn Ba Lan và xă hội học tại Đại học Jagiellorian University ở kinh đô xưa Cracow. Sau tập thơ đầu tay xuất bản năm 1952 Chúng Tôi Sống Là V́ Thế, nữ thi sĩ lần lượt cho ra đời sáu thi phẩm quan trọng khác. Ngoài thơ ra, bà c̣n viết báo, điểm sách và dịch thơ Pháp. Được nhiều giải thưởng, giải Văn học Cracow (1954), giải thưởng Nhà nước Ba Lan (1955) và giải thưởng Nobel Văn Chương 1996.

 

 

 

WISLAWA   SZYMBORSKA

 

 

                   D  Ngôn

 

                  Đám đánh cá kéo từ biển sâu lên được cái chai. Trong có mẫu giấy bên trên viết

                  mấy chữ : “Ai đó cứu tôi với. Tôi đang ở nơi đây. Biển cả đă đẩy tôi vào một đảo

                  hoang. Tôi đang đứng trên bờ chờ người đến cứu. Xin gấp lên. Tôi đang ở đây.”

 

 

 

                  “Không đề ngày tháng. Bây giờ chắc chắn là quá muộn. Có thể vỏ chai này lênh

                  Đênh giữa biển đă từ lâu,” tay đánh cá thứ nhất nói.

                 

                  “Và không ghi rỏ địa điểm. Cũng chẳng biết biển đó là biển ǵ,” gă đánh cá thứ

                  hai tiếp lời.

 

                  “Chưa muộn lắm và cũng không xa đâu. Ḥn đảo mang tên Nơi Đây ở đâu cũng

                  có,” người đánh cá thứ ba lên tiếng.

 

                  Mọi người cảm thấy áy náy. Im lặng kéo dài. Với các chân lư phổ quát là như vậy.

 

 

 

                   B Xương của một Khủng Long

 

                  Anh em yêu dấu,

                  đây là một thí dụ của sự mất cân đối :

                  trước mặt chúng ta sừng sững một bộ xương khủng long –

 

                  Bạn bè than mến,

                  bên trái, phần đuôi kéo dài đến thiên thu

                  bên phải, khúc cổ chọc dài vào thời gian vô hạn –

                 

                  Thưa các Đồng chí đáng kính,

                  dưới thân h́nh to như trái núi

                  ở giữa là bốn chân ngập lún dưới bùn –

 

                  Thưa các Công dân tốt,

                  thiên nhiên không sai lầm nhưng tạo hóa đúng là có óc khôi hài

                  xin các người lưu ư đến cái đầu nhỏ tí đến buồn cười –

 

                  Thưa quí Ông quí Bà,

                  cái đầu nhỏ như thế không thể tiên đoán được điều chi,

                  và đó là lư do khiến loài ḅ sát này tuyệt giống –

 

                  Thưa quí vị đến tham dự,

                  óc th́ bé, bụng th́ to

                  ngủ mê một cách dại dột hơn là khôn ngoan thao thức –

 

                  Thưa các Quan Khách quí,

                  về mặt này chúng ta hoàn chỉnh hơn nhiều,

                  quả đất thuộc về chúng ta và sự sống này đẹp đẽ.

 

                  Thưa các Đại Biểu Quan Trọng,

                  những tầng trời đầy sao trên đầu cọng sậy biết tư duy,

                   và bên trong ngầm chứa đạo lư –

 

                  Thưa Ủy Ban Tôn Nghiêm,

                  thành tựu này xảy đến chỉ một lần,

                  và có lẽ chỉ diễn ra dưới một vầng dương này mà thôi –

 

                  Thưa các Thành viên của Hội Đồng,

                  hai bàn tay khéo léo làm sao,

                  cặp môi lưu loát thế kia,

                  cái đầu tốt chắc giữa đôi vai –

 

                  Kính thưa các Quan Ṭa Tối Cao,

                  và thay thế khúc đuôi

                  trách nhiệm nặng biết chừng nào

 

 

 

                   Mt  S  Người  Thích  Thơ

 

                  Một số người –

                  nghĩa là không phải tất cả.

                  Cũng chẳng phải nhiều người trong số đó mà chỉ một ít.

                  Không tính trường học, nếu phải kể thêm vào,

                  và bản than các nhà thơ,

                  rốt cuộc có lẽ c̣n chừng hai phần ngh́n.

 

                  Thích –

                  nhưng người ta cũng thích món miến gà,

                  thích những lời khen tặng hoặc màu xanh trời biển,

                  thích chiếc khăn quấn cổ cũ,

                  thích chứng minh quan điểm của ḿnh,

                  và thích vuốt rờ con chó.

 

                  Thơ –

                  nhưng thơ là cái ǵ kia chứ?

                  Hơn một câu trả lời lạng quạng

                  đă sụp đổ từ ngày vấn đề ấy nổi lên.

                  Nhưng tôi tiếp tục tránh các giải đáp

                  và bám vào sự không biết

                  như một tay vịn cầu thang cứu mạng.

 

                  Chân Phương dịch

 

 

                  Chú  thích

                  Đây có lẽ là sáng tác mới nhất mới nhất của Szymborska vừa được dịch và in trên hai tạp chí New Yorker (Oct. 21&28, 1996, bản dịch Loanna Trzeciak) và The New Republic (Oct. 28, 1996, bản dịch Baránczak và Cavanagh).