WISLAWA   SZYMBORSKA

 

 

 

                   MỘT  SỐ  NGƯỜI  THÍCH  THƠ*

 

                  Một số người –

                  nghĩa là không phải tất cả.

                  Cũng chẳng phải nhiều người trong số đó mà chỉ một ít.

                  Không tính trường học, nếu phải kể thêm vào,

                  và bản thân các nhà thơ,

                  rốt cuộc có lẽ c̣n chừng hai phần ngh́n.

 

                  Thích –

                  nhưng người ta cũng thích món miến gà,

                  thích những lời khen tặng hoặc màu xanh trời biển,

                  thích chiếc khăn quấn cổ cũ,

                  thích chứng minh quan điểm của ḿnh,

                  và thích vuốt rờ con chó.

 

                  Thơ –

                  nhưng thơ là cái ǵ kia chứ?

                  Hơn một câu trả lời lạng quạng

                  đă sụp đổ từ ngày vấn đề ấy nổi lên.

                  Nhưng tôi tiếp tục tránh các giải đáp

                  và bám vào sự không biết

                  như một tay vịn cầu thang cứu mạng.

 

  * Bài thơ này được dịch và in trên hai tạp chí New Yorker, (Oct. 21&28, 1996, bản dịch Loanna Trzeciak); và The New Republic, (Oct. 28, 1996, bản dịch Baránczak và Cavanagh).

 

 

    DỤ  NGÔN

 

 

   Đám đánh cá kéo từ biển sâu lên được cái chai. Trong có mẫu giấy bên trên viết mấy chữ : “Ai đó cứu tôi với. Tôi đang ở nơi đây. Biển cả đă đẩy tôi vào một đảo hoang. Tôi đang đứng trên bờ chờ người đến cứu. Xin gấp lên. Tôi đang ở đây.” 

   “Không đề ngày tháng. Bây giờ chắc chắn là quá muộn. Có thể vỏ chai này lênh đênh giữa biển đă từ lâu,” tay đánh cá thứ nhất nói.

    “Và không ghi rỏ địa điểm. Cũng chẳng biết biển đó là biển ǵ,” gă đánh cá thứ hai tiếp lời.

    “Chưa muộn lắm và cũng không xa đâu. Ḥn đảo mang tên Nơi Đây ở đâu cũng có,” người đánh cá thứ ba lên tiếng. 

    Mọi người cảm thấy áy náy. Im lặng kéo dài. Với các chân lư phổ quát là như vậy.

 

 

 

                    BỘ   XƯƠNG   CỦA  MỘT  KHỦNG  LONG

 

                  Anh em yêu dấu,

                  đây là một thí dụ của sự mất cân đối :

                  trước mặt chúng ta sừng sững một bộ xương khủng long –

 

                  Bạn bè than mến,

                  bên trái, phần đuôi kéo dài đến thiên thu

                  bên phải, khúc cổ chọc dài vào thời gian vô hạn –

                 

                  Thưa các Đồng chí đáng kính,

                  dưới thân h́nh to như trái núi

                  ở giữa là bốn chân ngập lún dưới bùn –

 

                  Thưa các Công dân tốt,

                  thiên nhiên không sai lầm nhưng tạo hóa đúng là có óc khôi hài

                  xin các người lưu ư đến cái đầu nhỏ tí đến buồn cười –

 

                  Thưa quí Ông quí Bà,

                  cái đầu nhỏ như thế không thể tiên đoán được điều chi,

                  và đó là lư do khiến loài ḅ sát này tuyệt giống –

 

                  Thưa quí vị đến tham dự,

                  óc th́ bé, bụng th́ to

                  ngủ mê một cách dại dột hơn là khôn ngoan thao thức –

 

                  Thưa các Quan Khách quí,

                  về mặt này chúng ta hoàn chỉnh hơn nhiều,

                  quả đất thuộc về chúng ta và sự sống này đẹp đẽ.

 

                  Thưa các Đại Biểu Quan Trọng,

                  những tầng trời đầy sao trên đầu cọng sậy biết tư duy,

                  và bên trong ngầm chứa đạo lư –

 

                  Thưa Ủy Ban Tôn Nghiêm,

                  thành tựu này xảy đến chỉ một lần,

                  và có lẽ chỉ diễn ra dưới một vầng dương này mà thôi –

 

                  Thưa các Thành viên của Hội Đồng,

                  hai bàn tay khéo léo làm sao,

                  cặp môi lưu loát thế kia,

                  cái đầu tốt chắc giữa đôi vai –

 

                  Kính thưa các Quan Ṭa Tối Cao,

                  và thay thế khúc đuôi

                  trách nhiệm nặng biết chừng nào

 

 

    NHỮNG  ĐỨA  CON  THỜI  ĐẠI

                                                                               

 

 

Chúng ta là con đẻ của thời đại ḿnh,

một thời đại chính trị.

 

Suốt ngày, suốt đêm,

mọi sự việc - của các bạn, của chúng ta, của họ -

đều là việc chính trị.

 

Dù thích hay không,

trong chủng gen bạn có quá khứ chính trị,

lớp da bạn, h́nh hài chính trị,

cặp mắt bạn, độ xếch chính trị.

 

Bất cứ điều ǵ bạn nói sẽ vọng vang,

bất kể điều ǵ bạn không nói tự nó sẽ nói lên.

Đàng nào bạn cũng đă phát ngôn chính trị.

 

Dù bạn có lánh vào rừng,

bước chân bạn vẫn chọn lựa chính trị

trên cái nền chính trị.

 

Những bài thơ phi chính trị cũng là chính trị,

bên trên chúng ta lung linh một nguyệt cầu

chẳng c̣n thuần túy là trăng.

To be or not to be, đấy là vấn đề.

Và dù có gây ra trục trặc tiêu hóa,

măi măi nó vẫn là vấn đề chính trị.

 

Để sở hữu một ư nghĩa chính trị

ta không nhất thiết phải là con người.

Nguyên vật liệu thay vào cũng được,

hay chất đạm chăn nuôi và dầu thô,

 

hoặc cái bàn hội nghị

người ta mất nhiều tháng để tranh căi

về h́nh dạng mặt bàn:

Ta có nên thương thảo chuyện sống c̣n

quanh cái bàn tṛn hay cái bàn vuông?

 

Trong lúc đó, thiên hạ cứ chết,

thú vật ngủm,

nhà cửa bốc cháy,

và khắp ruộng đồng cỏ dại gai góc mọc

chẳng khác chi những thuở xa xưa

ít mang tính chính trị như bây giờ.

 

 

                   

                     UTOPIA *

 

 

Ḥn đảo ở đó mọi thứ đều sáng tỏ.

 

Nơi ấy ta có thể đứng trên bàn thạch của chứng cứ.

 

Chẳng c̣n nẻo lối nào khác ngoài các con đường đưa về điểm đến.

 

Các bụi lùm trĩu nặng lời giải đáp.

 

Cây ở đây là loại cây Tiên Đoán Đúng

với nhánh cành thẳng đuột không c̣n rối rắm.

 

Ta càng bước tới nó càng mở rộng,

Thung Lũng của Minh Bạch.

 

Nếu có thoáng nghi ngờ nào hiện ra, gió sẽ thổi bạt đi.

 

Bên phải là hang động nơi Ư Nghĩa trú ngụ.

Bên trái là ao hồ của Xác Tín sâu đậm.

 

Chân Lư tự bứng khỏi đáy

rồi thoải mái nổi lên mặt nước.

 

Ngự trị thung lũng là  Sự Chắc Chắn bất khả lay chuyển.

Từ chóp đỉnh nh́n xuống sẽ thấy Nội Dung chủ yếu.

 

 

Dù có nhiều thứ hấp dẫn, ḥn đảo vắng bóng dân cư

Như thể nơi đây chỉ để thực tập cho các cuộc lên đường

mục đích là chẳng do dự phóng thẳng xuống độ sâu.

 

Nhảy vào đời sống

ngoài tầm mọi hiểu biết.

 

*UTOPIA là ḥn đảo hoang tưởng của văn hào Anh Thomas More (1478-1535) trên đó ông hư cấu một thể chế xă hội không có tư hữu và giàu nghèo, mọi người đều tay làm hàm nhai. Szymborska dĩ nhiên đă đẩy tính chất hoang tưởng đến cùng như một thủ pháp biếm lộng (irony) để trêu chọc các chế độ giáo điều cực đoan. C.P.

 

 

                   CHẲNG  CÓ  G̀  BIẾU  KHÔNG

 

 

Chẳng có ǵ biếu không, mọi thứ đều mượn tạm.

Tôi đang ngập mặt trong nợ nần.

Tôi phải mang thân tôi ra trả nợ cho ḿnh,

hy sinh đời tôi để chuộc lại đời tôi.

 

Cách thức hoàn trả như sau:

Trái tim có thể thu hồi lại,

Lá gan cũng vậy,

và từng ngón chân ngón tay.

 

Trễ rồi, không thể xé các điều kiện nợ,

những món nợ của ḿnh tôi sẽ trả,

và tôi sẽ bị lột sạch,

nói chính xác hơn là sẽ bị trấn lột.

 

Tôi quanh quẩn địa cầu

giữa rừng con nợ chen chúc.

Có một đám oằn lưng gánh món nợ

phải trả cho cặp cánh.

Bọn khác, dù muốn dù không,

từng chiếc lá cũng không được quịt.

 

Từng cơ từng mô trong ta

đều thiếu nợ.

Không có cọng ṿi hay râu phấn nào

là sở hữu của chúng ta.

 

Danh sách kiểm kê, chi tiết cực kỳ,

qui kết rằng rốt cục không chỉ trắng tay

mà chúng ta c̣n bị lấy mất bàn tay.

 

Tôi không thể nhớ

ở đâu, khi nào, và v́ sao

tôi đă để cho ai đó

mở trương mục dưới tên ḿnh.

 

Linh hồn là sự phản đối chống lại các thứ nợ này.

Và đó là món duy nhất

không nằm trong danh sách.

 

CHÂN PHƯƠNG dịch từ bản Anh ngữ của Baránzak và Cavanagh, POEMS, NEW & COLLECTED,1998.

 

 

 

Tiểu Sử : Wislawa Szymborska sinh năm 1923 ở Prowenta-Brin. Học ngữ văn Ba Lan và xă hội học tại Đại học Jagiellorian University ở kinh đô xưa Cracow. Sau tập thơ đầu tay xuất bản năm 1952 Chúng Tôi Sống Là V́ Thế, nữ thi sĩ lần lượt cho ra đời sáu thi phẩm quan trọng khác. Ngoài thơ ra, bà c̣n viết báo, điểm sách và dịch thơ Pháp. Được nhiều giải thưởng, giải Văn học Cracow (1954), giải thưởng Nhà nước Ba Lan (1955) và giải thưởng Nobel Văn Chương 1996. Những năm cuối đời bà về sống ở Cracow, cố đô xưa và cũng là cái nôi của văn học Ba-Lan. Bà mất tại đây ngày 1 tháng 2 năm 2012.