ĐỌC THƠ TRÂN SA

 

 

 

CHÂN PHƯƠNG

 

   Mùa hè năm nay nhàn hạ , tôi t́m trong mớ sách báo ngày trước đọc lại thơ văn các bạn đồng hành một dạo...Những độc giả thuộc thế hệ di dân đầu sau biến động 4-75 và các đợt sóng thuyền nhân chắc chưa quên trên các trang VĂN ( Mai Thảo), VĂN HỌC ( Vơ Phiến, Ng. Mộng Giác )  ...các bài thơ giàu sáng tạo của Ngu Yên, Lê Thị Huệ, Phạm Việt Cường, Trân Sa, Thường Quán, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn thị Thanh B́nh...  - những ng̣i bút sẽ là ṇng cốt cho các tạp chí hào hứng như HỢP LƯU, TRĂM CON, TẠP CHÍ THƠ...lần lượt ra mắt văn đàn hải ngoại sau biến cố lịch sử Bá Linh 1989.  Ba mươi năm trôi nhanh nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác thích thú khi cầm trên tay tạp chí TRĂM CON do Trân Sa cùng nhóm bạn Toronto, Canada chủ biên... như tôi từng đọc đi đọc lại các bài thơ in trong Thơ TRÂN SA. Sau đó nữ thi sĩ c̣n tặng cho đời hai tập thơ t́nh ĐIỂM TÂM CHO NGƯỜI T̀NH và CANH THỨC CÙNG THƠ MỘNG ( viết chung với Vũ Quỳnh Hương , Lê Thị Huệ). Mời các bạn đọc bài nhận định của tôi về thơ Trân Sa trên GIAO ĐIỂM ,mùa thu 1990 (tác giả có nhuận sắc trước khi cho phổ biến trên mạng). Hi vọng các vị biên soạn các thi tuyển Việt tương lai sẽ quan tâm và không bỏ sót những gương mặt độc đáo như Trân Sa... 

·      THƠ TRÂN SA , Tập Hợp xuất bản, Úc Châu, Jan.1989.

 

 

 

   Tin vui đă đến bất ngờ với những độc giả khát khao mong đợi cái Mới trong thơ Việt.. Thoạt đầu, cầm tập thơ TRÂN SA trên tay tôi có cảm giác đang mơ - giấc mơ của khách yêu thơ. Nhưng đây là sự thật, không nghi ngờ ǵ nữa một tài năng vừa xuất hiện, độc đáo khác xa các âm điệu rập khuôn đang mô phỏng nhau trên mấy trang giấy thiếu máu. Đọc Trân Sa khiến tôi nhớ thơ Nhă Ca trước 1975 do chất trữ t́nh nồng thắm cộng vào nội dung bức thiết của nỗi thao thức từ thân phận làm người. Điều đáng khích lệ khác là tập thơ c̣n thể hiện một cố gắng sáng tạo hiếm có luôn t́m cách đi xa hơn những cảm nhận và diễn đạt quen thuộc.

 

  Phải nói ngay là có giới hạn nhất định về sáng tạo, hoặc về mặt ngôn ngữ hay thi từ trong một số bài. Đó là những lúc thi sĩ phụ họa hơi dễ dăi vài mẩu triết lư b́nh dân bằng vần điệu như bài Jesus nói, Sakya Muni nói...(t.33) hoặc để cho thói quen thiếu ư thức của các ngữ điệu thuộc ḷng đưa đẩy như bài Đi Về Với Tôi (t.47). Vài điểm khác cần khắc phục là phong cách trần thuật trực tiếp các sự việc phổ thông hay giảng lư mô phạm như trong bài Tiếng Thét (t.38), Vừa Đi Vừa Ăn Vừa Hát Vừa Cười (t.40)... Thi ca trên hết là sự t́m ṭi những cách nói, cách nghĩ khác với những ǵ ta quen gặp từng ngày trên trang báo, trong các nghị luận, diễn văn hay đầu môi của đám đông lười động năo. Nhận định trên đây tuy vậy không làm kém đi giá trị tập thơ bởi lẽ đa số các bài thơ đều tân kỳ giàu có về mặt ngôn từ và cấu tạo, nổi bật hơn cả là Mắc Xích, Cỏ, và Ong (t.9)  ; Khoảng Không và Gió (t.16)  ; Kiến và Bộ Xương của Gide (t.2). Những bài này xứng đáng có mặt trong bất cứ tuyển tập thơ hiện đại nào v́ nỗ lực cách tân không chỉ nằm trong cách viết, cách cấu tạo mà trên hết là phong thái tư duy bất ngờ, cô đọng, thông minh cao độ buộc người đọc phải tham dự bằng tất cả óc tim và cảm xúc để nắm bắt vô vàn liên tưởng được phát sóng từ một từ trường thơ mănh liệt. Ngay cách đặt tên những bài thơ ấy cũng đă là ngoại lệ so với ngôn ngữ trong thơ Việt thường gặp trên các tạp chí văn chương.

                                                     

                                                             *

 

   Thơ TRÂN SA là  một tập hợp trải dài trên dưới 15 năm từ bài đầu viết năm 1973 cho đến mấy bài sau cùng sáng tác cuối 1988. Điều này giải thích sự phong phú và phức tạp của thế giới thơ Trân Sa, chất chứa đủ các cung bậc t́nh tự, cảm xúc và suy tư của một phụ nữ Việt trải qua những băo táp với cuồng nộ lịch sử những thập niên qua. Noi theo thứ tự năm tháng khi đọc 80 bài thơ trong tập, chúng ta vui mừng chứng kiến sự tiến triễn của một ng̣i bút đầy ư thức và trách nhiệm trong sáng tạo. Điều này không khỏi khiến ta liên tưởng đến một số thi sĩ Việt đang trên đà suy thoái mặc dù họ từng có thành tựu đáng kể trước kia. So sánh các sáng tác đầu tay với chùm thơ đặc sắc mấy tháng cuối năm 1988, ta dễ dàng nhận ra sự chín rộ của một tài năng đang hăng say khai phá cơi thơ riêng. Giới nghiên cứu thơ phuong Tây có nói : Đọc hai bài thơ khác nhau không đề ngày tháng của một thi nhân người ta có thể chứng minh bài nào viết trước và bài nào viết sau căn cứ vào sự tôi luyện tay nghề. Đặt mấy bài của những năm đầu như Xin Tha (t. 50); Từ Giả (t. 3); Hiu Hắt (t.69) hay Hoài Hương (t. 54) bên cạnh các bài thơ t́nh cảm của giai đoạn cuối như Bất Tuyệt (t. 104); Gặp Lại (t.76), Rượt Bắt Giữa Mơ Hồ (t. 72)...  người đọc chăm chú sẽ nhận ra thành quả của nhiều năm lao động nghệ thuật, một mặt thăng hoa mất mát khổ đau thành một triết lư thanh cao, mặt khác hoàn thiện các tiềm năng thẩm mỹ trên hành tŕnh tự giác của người nghệ sĩ. Cần nhấn mạnh chữ tự giác v́ trong thực tế sinh hoạt thi ca hải ngoại, yếu tố tối quan trọng này hầu như vắng mặt. Có lẽ sự khai thác một vài đề tài với cung bậc quen thuộc đếnmức nhàm trong một thời gian dài đă điều kiện hoá tư duy của khá nhiều người làm thơ cũng như sự thưởng ngoạn của độc giả.

 

   Giá trị tập thơ c̣n được nâng lên bởi những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện tại mà nhà thơ quan tâm đến. Dù có thể xếp một số lượng đáng kể trong thi tập vào hai mục thơ t́nhthơ đạo ( đề tài phổ biến của thơ Việt hải ngoại), phần quan trọng nhất về mặt tư tưởng và sáng tạo là thơ thế sựthơ nhân nghĩa. Không như phần đông các nhà văn thơ lưu vong quanh quẩn với nỗi niềm quá văng hoặc mê mải truy t́m một giải thoát cá nhân bằng phương tiện thẩm mỹ hay tâm linh, thơ Trân Sa là tiếng kêu gào thống thiết cho các giá trị nhân bản bị chà đạp hay phản bội giữa thế giới của thù hận, thú tính và dối trá. Đây không phải là mớ diễn văn với tuyên ngôn trừu tượng cho các nguyên tắc đạo lư mà là sự cảm nghiệm bằng thể xác nỗi đau đồng loại, là sự xúc động tim óc trước bi kịch kiếp người. Một lần nữa, thơ ca xuất hiện để kéo ta ra khỏi lưới nhện của truyền thông, màn ảnh tivi và những hàng tít lớn - bắt chúng ta trực diện với Tiếng Gào (t. 20)  và không cho phép tránh né thảm kịch của lương tâm dân tộc:

 

Từ nơi nào tôi đang nghe

Ôi tiếng khóc giăy giụa đơn độc

...

Em đang chết em đau đớn Gă đàn ông đang hiếp em đang giết em

...

Em trẻ thơ vô tội

...

Sao lấy đi sự sống của em

 

   Sự thù tạc bằng vần điệu, thói trang điểm tháng ngày vô vị bằng chữ nghĩa hoa mỹ không cứu được ai, càng không thể thay thế quê hương đă mất! Các người cầm bút làm thơ hăy coi chừng! Czeslaw Milosz trong The Witness of Poetry từng nói: Các nhà thơ không làm chứng cho thi ca mà thi ca sẽ làm chứng cho các nhà thơ." Nghĩa là thi ca mới là nhân chứng và kẻ phán xét những ai cầm bút! Một thi hào lớn khác - Octavio Paz - cũng phát biểu rằng:  "Đặc tính cốt tủy của thơ là tính xă hội, thơ tái thiết nền móng cho cuộc sống chung giữa con người." Trân Sa đă viết những câu thơ mạnh và sâu trong chiều hướng ấy, chẳng hạn bài Ethiopias (t.10)  :

 

Những bàn tay ch́a ra xương xẩu

Ethiopia

...

Những đứa trẻ sinh ra để đói khát

Những mẹ cha hấp hối vẫn làm t́nh

Ethiopia.

Và những Ethiopia-s

 

Ở một phía người ta vẫn bày rượu thịt

Ở một phía vũ khí vẫn rầm rộ chở tới

 

Ethiopia.

Và những Ethiopia-s.

 

Ruồi nhặng xương da...

Để làm ǵ ?

Hỡi Ethiopia...

 

 

    Không phải trích tiên từ mặt trăng rơi xuống - nhà thơ là con người của thời đại. Thi nhân có thể mộng mơ về cái Tuyệt Mỹ, tưởng tượng cơi Cực Lạc ngôn từ để làm giàu cho cuộc đời thường nhật vốn đă bị thị trường và cơ khí tước đoạt quá nhiều. Nhưng bể khổ trầm luân của hàng tỉ kiếp người rên siết không cho phép ng̣i bút say mê với vườn kiểng bonsai đẹp mắt và lạc lơng của tứ với vần. Trước hết và trên hết, thời đại này đ̣i hỏi ở thi sĩ cũng như ở mọi người cầm bút tinh thần liên đới trách nhiệm trước các tai họa lịch sử đă và đang giáng xuống cho nhân loại. Bởi lẽ -  " không có cá nhân nào là ốc đảo và đừng bao giờ hỏi tiếng chuông đang khóc gọi hồn ai…”( John Donne )  !

 

       Dù Thơ Trân Sa không hiếm những bài bi quan, chán chường của kẻ " muốn rút chân khỏi tấn tuồng tâm lư xă hội tạp nhạp buồn cười "  (Nàng. Kẻ Quên, t.80), lương tri không cho phép Nàng quên. Trong bài mở đầu - phải chăng tác giả đă đặt nó vào vị trí của bài tuyên ngôn với trọn vẹn ư thức của ḿnh ?  bài thơ mang tên trào lộng đắng cay là Kiến và Bộ Xương của Gide (t. 2), chúng ta được nhắc nhở về sự việc đă bị vùi chôn vào vô thức tập thể bên cạnh các núi xương nặc danh khác:

 

Tự Do. Tự Do. Tự Do.

Lời nói dối của Nhân - Loại - Hôm - Nay

Tất cả mọi người đều nói dối

Tất cả mọi người đều bị cầm tù

Bởi ḷng ích kỷ.

 

   Trên mặt đất vắng giá trị nhân nghĩa, con người c̣n thua thú vật trong sa mạc. Bởi hệ thống đạo lư nhân văn đối với xă hội - cộng đồng cũng quan trọng như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Thế mà, thay cho các mối quan hệ trong sáng và chân thật giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể, lối sống vật chất ích kỷ đă giam cầm từng cá thể trong rọ đạo đức giả, biến xă hội thành Rừng Loài Người (t. 18) độc ác, vô luân của loài sinh vật chỉ c̣n giống nhau ở cái Mặt Nạ Giả Dối (t. 22). Không cần quan điểm kinh tế - chính trị, nhà thơ đă trực nhận sâu xa nguyên nhân của căn bệnh hiện đại, điều mà giới triết gia vẫn mệnh danh là sự tha hóa hoặc vong thân khiến con người đánh mất bản thân ḿnh mà chẳng hay biết.

 

   Hăy lắng nghe Trân Sa i v “thiên đường đầy nước mắt và bóng tối" bên cạnh "địa ngục đầy đủ tiện nghi"  :

 

Con người đă biến trần gian thành địa ngục

Và đă biến địa ngục thành thiên đường

Và không nơi nào họ có thể sống cùng niềm an vui

Tội lỗi của con người là đày đọa chính ḿnh

Bằng quá nhiều ảo tưởng.    

                                                      (Tội Lỗi của Chúng Ta, t. 94)

 

   Nếu ảo tưởng là tội lỗi th́ ích kỷ với đạo đức giả là tội ác. Được guồng máy và lối sống cơ tâm tiếp sức, chúng sinh sản ra đám đông cô độc. Bằng "khối óc nhạy bén sấm chớp của Nàng" nhà thơ nh́n thấy như một liễu ngộ bi thương "đôi mắt cô đơn sa mạc khô"  :;

 

Có kẻ đi trên đường

thèm ngă xuống và chết lập tức

v́ đôi mắt lạnh ngắt

lây cô đơn vào hắn như cơn sốt rét dữ dội

 

Cơn sốt rét làm hắn sợ hăi

v́ hắn biết nguyên nhân của cô đơn và tàn phá

phát xuất từ những đôi mắt

mở lớn và lạnh ngắt

                                                 ( Hay Rót T́nh Vào Đôi Mắt Sa Mạc Khô  t.96)

 

   Nhịp sống của thị trường và cơ khí đă bịt tay bịt mắt phần đông chúng ta. C̣n ai thao thức lắng nghe những tiếng thét gào với nhà thơ ? C̣n ai hoảng kinh trước cơn điên loạn cơ tâm của thế kỷ này ?

 

Cái máy làm hoài không nghỉ

Phát điên

 

...  tiếng ru của nó rung động tất cả các bộ phận

...  nó nằm ră rượi, âm thầm như một đống sắt vụn.

 

 

Con người làm hoài không nghỉ

từ lúc lớn lên cho đến khi chuẩn bị chết ...  

 

Con người phát điên

Rời xưởng trở về nhà

Hắn khóc lóc trong chiếc giường quạnh quẽ ...

Rồi ngủ 

                                           (Âm Thầm Điên , t.11 )

 

   Đúng là âm thầm điên như tất cả chúng ta trong guồng máy; và sự phản kháng c̣n lại là tiếng khóc với giấc ngủ cô quạnh !

 

   Nếu như các thông điệp xă hội trên đây đặt Trân Sa vào đội ngũ các nhà thơ nữ dấn thân như Adrienne Rich , Denise Levertov...  - mức nhạy cảm cao độ trong các bài thơ vừa trích dẫn c̣n khiến người đọc nhớ đến ḍng thơ "điện giật" của Sylvia Plath hay Anne Hébert. Chính là cường độ của xúc động đă bảo chứng cho tính chân thật của thi sĩ, phân biệt dứt khoát với các loại thơ, nhạc giả trá của đám phù thủy văn nghệ thèm danh lợi.

 

   Bài nhận định khá dông dài này vẫn chưa làm tṛn chức năng. Nếu có điều kiện và thời giờ một dịp khác nhà phê b́nh sẽ đề cập và phân tích cụ thể hơn các yếu tố và đặc tính mỹ học của Thơ Trân Sa, với các trích dẫn và đối chiếu cần thiết. Nhưng có lẽ trong trường hợp thi tập này điều quan trọng cần được nhấn mạnh là nội dung: cái thông điệp của nhà thơ đang mong đợi những ai đồng thanh khí như v́ sao xa trong một tối sương mù. Mấy ḍng chữ khá trễ tràng này là sự chuộc tội của một kẻ yêu thơ nhưng mắc phải bệnh lười cầm bút. Nhà thơ đă hoàn thành vượt mức công việc của ḿnh; phần c̣n lại là tấm ḷng và bổn phận của chúng ta - những độc giả c̣n măi rong chơi.

 

CHÂN PHƯƠNG

Paris, đầu tháng Tám 1990