MotVetSaoMo

                    MỘT  VỆT  SAO  MỜ

                                                                     CHÂN   PHƯƠNG

 

 

   

    Đầu thập niên 90 lúc mới dọn về ở Cambridge (Boston) tôi rất siêng lui tới thư viện Harvard-Yenching để sưu tầm thơ văn miền Nam trước 1975 trong mớ báo chí Sàig̣n cũ. T́nh cờ một hôm khi lục lọi mấy chồng bán nguyệt san VĂN, giữa vô số những câu vần điệu phần nhiều là lục bát tôi khám phá một bài thơ tự do của Nh. Tay Ngàn đăng trong VĂN số 25 (15-2-1965). Vừa bàng hoàng vừa thú vị tôi chép ngay vào sổ tay bài  Đơn khúc của Liễu với tâm trạng của kẻ đang khát bỗng được uống từng ngụm suối mát. Đó cũng là lần đầu tôi hạnh ngộ với sáng tác của thi sĩ này. Cái bút hiệu nửa mộc mạc nửa bí ẩn kia trở thành dấu hỏi ám ảnh tôi. Nh. Tay Ngàn, người là ai? Đang lưu lạc góc trời nào? C̣n sống hay đă mất?

 

    Tôi ḍ hỏi trong đám bạn hữu văn nghệ và ít lâu sau có người gửi cho tờ Quê Mẹ, (Xuân Canh Ngọ 1990), trong đó có nhiều trang văn xuôi Nh. Tay Ngàn và một tùy bút-tự sự của Phạm Công Thiện thuật lại cuộc gặp gỡ của họ ở Paris “trong thời gian cả hai đều nghèo đói và chỉ biết sống hết ḿnh với thơ văn nghệ thuật; cả hai thường lang thang suốt đêm trên những đường phố Paris, lúc nào có chút ít tiền th́ la cà ngày đêm trong những quán café ở Montparnasse hoặc ở Montmartre. Cả hai đều say sưa viết, mộng và mơ bất tận. … Có lúc dắt nhau ra bờ sông Seine, tḥng mấy chai rượu đỏ xuống nước sông, uống rượu say lướt khướt, ngâm thơ Lư Bạch và Nguyễn Du, đọc thơ Apollinaire ngay nơi chỗ ở xưa của thi nhân, ngó những cụm mây trắng ngập ngừng trên tháp chuông nhà nguyện Saint Germain-des-Prés, ngồi quán café ở Montparnasse vui cười ngó nh́n Jean-Paul Sartre dẫn cô đầm trẻ tóc vàng bước qua vỉa hè. …”

 

    Rất có thể  Đơn khúc của Liễu cũng như một số ít bài thơ khác đăng trên báo VĂN vài năm sau đó đă được tác giả chúng sáng tác trong thời gian nói trên v́ chúng mang khá đậm không khí của thơ hiện đại Paris, đặc biệt là chất trữ t́nh b́nh dân Prévert và âm vang thời gian siêu h́nh Apollinaire như mấy câu sau:

 

                      Ba giờ trưa    một khúc nhạc sầu

                      Un jour sans toi

                      …

                      Liễu ơi Liễu

                      Un jour sans toi

                      tiếng hát cuối cùng nhỏ xuống

                      gạch ngói hoang tàn hồn anh

                      …

                                         Đơn khúc của Liễu                                   

 

    Dù chưa t́m ra tài liệu hay nhân chứng nào để hỏi cho biết ngày sinh tháng đẻ tôi đoán rằng thi sĩ lúc ấy khoảng 23-25 tuổi, cái thuở thanh xuân tràn trề hoài bảo của chàng sinh viên VN say mê văn nghệ lại được đặt chân lên thánh địa của thơ văn quốc tế.  Bị ma lực của thủ đô ánh sáng réo mời, tâm hồn tài hoa nhưng non bản lĩnh ấy đă hóa làm thiêu thân…”Nh. Tay Ngàn bỏ học kỹ sư không gian ở Paris, sống nghèo đói cả chục năm hoang liêu, suốt ngày chỉ làm thơ và chẳng bận tâm xuất bản.Rất ít nói và khiêm tốn, không bao giờ tự nhận là thi sĩ, dù đă làm cả ngàn bài thơ tuyệt diệu. …Nh. Tay Ngàn… dám sống cho tới nơi trọn cả nỗi đời nghệ sĩ hiu quạnh, từ chối đời sống khoa cử trường ốc, …,vợ con, việc làm, nhà cửa ấm êm, cô độc đói rét lao cả thân mệnh ḿnh vào thơ, và chỉ biết có thơ và thơ mà thôi.” Người Pháp có hai chữ POÈTE MAUDIT ngắn gọn để tôn vinh những kẻ chấp nhận mọi nguyền rủa của đời đổi lấy sự thủy chung với Nàng Thơ. Hơn cả Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng … c̣n có thân nhân, đồng bào khi hoạn nạn, Nh. Tay Ngàn hoàn toàn tứ cố vô thân ở Pháp trong những năm tháng túng thiếu, nghiện ngập, lao phổi, điên khùng  … Không hiểu những bóng h́nh phụ nữ (gái Việt, đầm Pháp, đàn bà Tây ban nha) trong những trang bản thảo của ông có an ủi, khỏa lấp được chút nào niềm tuyệt vọng và ám ảnh hư vô chủ nghĩa đă thấm vào máu thịt nhà thơ?

 

             Rồi mùa thu rủ tôi đi xa

             Tôi đi xa măi tôi rồi

             Nhằm đêm hoa rụng như ánh trăng

             Tan mù mù trên miệt hải ngạn

             …

             Ánh trăng không thành như cơn huyễn mộng

             của tôi và Liên hôm nay

             …

             Một mùa thu trước Liên xa

             Không c̣n ǵ nhớ lại nữa đâu

             Những hàng sao im nguyên ngày ấy

             của con đường Trà Vinh sớm hôm

             Không c̣n ǵ ru nhớ làm chi

             …

             Mười hai năm thành điệu gió mùa

             Thổi lưu lạc mỗi hôm mù mắt

             Trên h́nh bóng Liên xa và xa

             Như hiện thân tôi trôi và trôi

             Măi măi với muôn ngàn ánh sao giá lạnh

             …

                                                            Nỗi Liên đen tối vô cùng

 

 

    Cũng nhờ bài viết nói trên của PCT tôi biết được hung tin trễ tràng: “Nh. Tay Ngàn đă chết từ lâu,…chết lúc mới ngoài ba mươi tuổi, tự tử. Người ta tung cửa pḥng anh và biết rằng anh đă chết bốn năm ngày. Ông bạn thi sĩ ở G. đă khổ công lắm mới t́m được cả ngàn trang văn thơ của Nh. Tay Ngàn. Cả một sự nghiệp thi văn vĩ đại hăy c̣n quạnh hiu đâu đó mà chưa có ai hay biết..”

 

    Vài đoạn trích trong bài giới thiệu sơ lược này kèm theo mấy bài thơ dưới đây dĩ nhiên không thể đại diện cho sự nghiệp sáng tác của người quá cố . Hi vọng giới yêu thơ VN sẽ hợp tác để khôi phục lại tác phẩm, đặc biệt là thơ, của Nh. Tay Ngàn; đồng thời bổ túc cho một chương văn học sử VN hiện đại do những nhà thơ Việt từng sinh sống ở Pháp như Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Trần Hồng Châu, Nh. Tay Ngàn…tạo dựng nên và đang đứng trước nguy cơ bị phủ nhận hay quên lăng.

 

 

 

    ĐƠN  KHÚC  CỦA  LIỄU

 

ba giờ trưa   một khúc nhạc sầu

Un jour sans toi

những chiếc lá tàn rơi không cần một làn gió

điếu thuốc đốt lên h́nh bóng

và chợt tắt bơ vơ

kỹ niệm xuống đêm

ở chót vót của tuyệt vọng

anh im ĺm ngắm hai tay không

 

Un jour sans toi

người thủy thủ già rời bỏ biển khơi

chiếc tàu đă ch́m

căn pḥng nhuộm đầy bóng tối

mền gối bắt đầu ră mục

 

Liễu ơi Liễu

Un jour sans toi

tiếng hát cuối cùng nhỏ xuống

gạch ngói hoang tàn hồn anh

cùng tiếc thương mọc lan trên đó

 

Un jour sans toi

một ngày người thủy thủ già

vô vọng chuyến ra khơi

Liễu ơi Liễu

 

 

 

    BÀN  TAY

 

 

trên cao xa kia nhớ nhung nàng chỉ c̣n mảng trời tím lạnh.

buổi chiều tắt dần tắt dần tiếng chuông,

cây lá sẩm.

nàng vuốt lấy mặt nàng,

thấy ngón tay nàng ướt đẫm.

 

những đớn đau lớn theo đời nàng

nàng đếm măi trên bàn tay

(ôi những ngón tay yếu ớt như côn trùng đơn chiếc)

c̣n thanh xuân nàng ư?

nàng hỏi sao mùa đông loài chim ủ rũ

 

ôi những chiều những chiều kéo nàng vào bóng tối

những xót đau khó hiểu của hồn chàng,

chàng đặt giữa vũng tay nàng,

chàng bỏ chàng đi;

rồi mặc t́nh cho con lốc bi thương cháy rực.

 

nàng vuốt lên thân thể nàng;

ôi bàn tay em đâu là cánh tay anh.

nàng hôn lấy hôn lấy từng chiếc móng.

ở cuối đêm khuôn mặt chàng xanh.

 

 

 

  CHIM

 

 

một sáng thức dậy nàng biết nàng không c̣n tiếng hót

mặt trời nàng nh́n thẳng

cũng hóa đen

 

rồi mùa rét mang về nhớ nhung

ḷng nàng mướt xanh

vết thương tự đấy mưng lên

nàng muốn bay vào miền ấm áp của ḷng chàng

nhưng cánh nàng đă mỏi

 

và bắt đầu nàng gọi

rừng chập chùng

căn lầu vườn cây bốc cháy

đêm ơi đêm anh ơi anh

 

 

 

CHÚ  THÍCH

 

Giai phẩm Quê Mẹ ( Xuân Canh Ngọ 1990) với tùy bút của Phạm Công Thiện, Tuyết vẫn bay đêm cuối năm, 83-87; và truyện của Nh. Tay Ngàn, Ngồi như nỗi gió reo cuồng,88-94, là tư liệu cung cấp nhiều thông tin quí về đoạn đời ở Pháp của nhà thơ. Bài trường ca Nỗi Liên đen tối vô cùng trong Tạp chí Thơ 13 (Thu 1998), 17-23 bổ túc thêm vài chi tiết

tiểu sử về giai đoạn thiếu thời và mối t́nh đầu (?)  của Nh. Tay Ngàn ở Trà Vinh. Cảm ơn Trần Hoài Thư & Phạm văn Nhàn đă sưu tập hai bài thơ  Bàn Tay,Chim, trong  bộ tài liệu Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Thư Ấn Quán xb, 2006. (Bạn đọc nào có thêm tư liệu, thông tin ǵ về Nh. Tay Ngàn xin vui ḷng liên lạc với tôi.) CP