PhongVanNhanhNho

PHỎNG  VẤN  NHÀ  THƠ  CHÂN  PHƯƠNG

 

 

                                 Cuối năm 2000 trạm web Nhánh Nhỏ do Ư Liên điều hành

                                 đă làm phỏng vấn này. ( Ư Liên và Thận Nhiên thực hiện).

 

 

 

NN: Xin cho biết nhận định của anh về thơ VN trong và ngoài nước những năm vừa qua và hiện nay? Có hay không những tương quan hoặc xung đột giữa việc cách tân thi ca và truyền thống bản sắc dân tộc?

 

CP: Cuộc thử nghiệm đang tiếp tục. Trong và ngoài nước đều tham gia làm mới thơ Việt, đặc biệt từ 1975 về sau. Thí dụ Tạp Chí Thơ là nơi hội tụ thu gọn của các nhà thơ không bằng ḷng với những lối ṃn. Theo dơi các tên tuổi có đóng góp thường xuyên cho tạp chí, giới quan tâm phần nào có thể nhận ra các xu thế của thơ Việt hôm nay: bớt tính vần điệu, chú trọng đến tiếng nói thường ngày, học hỏi kỹ thuật thơ quốc tế, phần tư tưởng tăng dần…Tuy vậy, khuyết điểm dễ thấy là sự học hỏi và tiếp thu thế giới c̣n cạn, thiếu độ dày văn hóa và thời gian trầm tư nên thói phô trương kiến thức vay mượn trở nên khá phổ biến, nhại lại các từ ngữ lạ tai như vẹt! Thơ là loại nghệ thuật cao của ngôn từ. Chất liệu của thơ là tiếng nói với nhạc tính và nhịp điệu đặc thù của từng dân tộc. Cho nên không có đối lập giữa truyền thống và hiện đại bởi lẽ không thể dùng lưỡi kéo thời đại cắt ngôn ngữ, từ vựng, văn hóa đứt đoạn thành hai phần trước sau đối lập nhau. Nhà thơ phài là nhịp nối sinh động liên thời gian-không gian cho các tiếng nói cô đọng tư duy và t́nh cảm của giống người.

   Các bạn thạo Anh ngữ nên tham khảo bài viết sâu sắc của T.S.Eliot,”Tradition  and the Individual Talent” mà thư viện nào cũng có để suy gẫm thêm về chỗ đứng của kẻ sáng tạo giữa di sản văn hóa dân tộc và thời đại. Nếu không học hỏi và kế thừa truyền thống, chúng ta sẽ lâm vào nguy cơ viết những câu rỗng ruột, lắp ráp thành đoạn thành bài vừa máy móc vừa vô nghĩa. V́ tŕnh độ phê b́nh chung của cả cộng đồng c̣n thấp nên bệnh lư này có khả năng lan tràn khắp các tờ báo!

 

NN: Một nhà thơ ở thập niên 60 cho rằng thơ văn xuôi là thi pháp thoáng đăng, tự do và có khả năng thể hiện cao nhất của thơ VN, anh có đồng ư với ư kiến đó không? Và xin cho biết ư kiến của anh về thể thơ này.   

 

CP: Đó là một phát biểu cá nhân. Để tránh chủ quan cần có học thuật, ở đây là văn học sử về sự phát triển riêng của từng tiểu thể (sub-genre) trong vô vàn h́nh thái thi ca. Tôi từng có một số sáng tác dưới dạng thơ-văn-xuôi nên cũng quan tâm đôi chút về tiểu thể này: có thể nói là cho đến nay nó vẫn c̣n là một tiềm năng chưa được khai thác, cụ thể là số lượng chưa đủ làm một tuyển tập nhỏ. Mặt khác không nên cường điệu và cực đoan khi nhận định chung chung về văn nghệ; chẳng có thể loại nào có ưu thế tuyệt đối cả! Mọi sự đều do tài năng và sự khổ công của nhà thơ khi sáng tạo từng bài thơ một.

 

NN: Phong trào Tân H́nh Thức (New Formalism) đă bắt đầu gần đây ở Hoa Kỳ, điển h́nh là thi tuyển Rebel Angels (Những Thiên Thần Nổi Loạn) gồm 25 nhà thơ. Tạp chí Thơ đă và đang thử nghiệm trong thơ VN. Anh nghĩ thế nào về cách ứng dụng thể thơ tân h́nh thức trong thơ VN với một ngôn ngữ đời thường và một nhịp điệu mới lạ khác hẳn với cảm xúc và nhạc tính mà có một số người cho là ‘sáo ṃn’ và ‘ầu ơ ví dầu’ dễ dăi từ lâu trong thơ Việt?

 

CP: New Formalism khiến tôi nhớ đến các nhà thơ VN làm thơ lục bát dưới h́nh thức đổi mới, vắt ḍng bất ngờ, xếp theo bậc thang  v.v.. Nói gọn, có chút t́m ṭi về kỹ thuật nhưng quanh quẩn vẫn là tiểu xăo. Trong sinh hoạt thơ thế giới lúc nào cũng có những nhóm chủ trương dùng lại các thể luật quen thuộc, thí dụ Robert Frost, Auden… hoặc nhóm The Movement ở Anh với Philip Larkin, Donald Davie trước đây. Tôi có đọc Rebel Angels và cho rằng đây là một thi tuyển trung b́nh. Điều tích cực là các nhà thơ trong nhóm này đă trở lại quan sát đời sống hàng ngày và dùng trần thuật (narrative) xây dựng bài thơ. Nhưng narrative là sở trường của thể ballad dân gian ở mọi dân tộc, không có ǵ là mới lạ! Các nhà thơ VN tại Mỹ v́ chỉ đọc được tiếng Anh nên không ư thức được toàn bộ cục diện thi ca quốc tế ngày nay, lại có xu hướng thích đề cao một vài sự kiện thật ra chỉ là ‘ dông băo trong chén trà USA’.

 

NN: Anh nghĩ thế nào về văn học VN trong thế kỷ 20 trong xu hướng toàn cầu hóa của thế giới. Nobel văn chương năm 2000 đă được trao cho nhà văn kiêm kịch tác gia, đạo diễn và họa sĩ Cao Hành Kiện, một người Trung Quốc mang quốc tịch Pháp. Anh có hi vọng vinh hạnh ấy sẽ đến với nhà văn VN trong thế kỷ này không?

 

CP: Điều quan trọng theo tôi là mỹ học của thi ca hôm nay, (xin nói về thơ trước):

1-    Nhà thơ phải bám sát cuộc đời với toàn bộ óc tim ḿnh;

2-    Cứu sống các từ ngữ đă bị nhiễm độc do các loại media lạm dụng;

3-    Học hỏi mọi thành tựu tân kỳ của thơ thế giới.

 

Thơ VN sau khi chậm trễ khoảng một thế kỷ so với thế giới lại rơi vào ảnh hưởng một chiều của các ḍng thơ tiếng Anh, đánh mất cơ hội thực sự bắt tay các nền thơ lớn Nga- Slavic, Đức-Bắc Âu, Pháp-Ư-Tây Ban Nha, Mỹ La tinh, Phi châu, Á rập-Do thái… Và v́ đă thui chột về Hán học nên thơ VN cũng mất dần mối quan hệ lâu đời với các ḍng thơ Đông Á (Hoa, Nhật…). Chỉ đọc sáng tác và lư luận phê b́nh của một nhóm ngôn ngữ duy nhất là tự hạn chế, tự giam cầm trong thời đại văn hóa global village!

   Mùa hè vừa qua tôi du lịch Âu châu trong hai tháng, thăm viếng 6,7 quốc gia lớn nhỏ bắt đầu từ cái nôi Hi lạp ṿng qua các nước Trung Âu, tham quan Expo 2000 ở Đức, và kết thúc là Paris, đồng thời t́m hiểu sâu hơn về văn hóa, đời sống, cũng như văn chương Âu châu xưa và nay, khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Tôi chúc các nhà thơ nhà văn VN hôm nay có cơ hội đi nhiều và học rộng để cứu thơ văn VN ra khỏi căn bệnh kinh niên là đầu óc tỉnh lẽ, kiến thức cóp nhặt mà thích ngôn thuyết vung vít! Có lẽ chúng ta có mặc cảm trễ tàu nên đọc nuốt sơ sài vội vă không kịp tiêu hóa rồi bội thực chữ nghĩa phương Tây. B́nh tỉnh đọc lại các tạp chí văn chương hải ngoại vài năm gần đây ai cũng có thể nhận ra t́nh trạng mất phương hướng về tư tưởng nghệ thuật và phê b́nh nhận định. Phát biểu trên đây gián tiếp trả lời câu hỏi về giải Nobel văn chương. Tôi không bi quan, nhưng thành thật mà nói tŕnh độ chung của sáng tác VN  chưa thể hứa hẹn một thắng lợi vẻ vang trong vài mươi năm tới. C̣n tiên đoán cho cả thế kỷ th́ quá xa vời! Cũng có thể v́ một lư do chính trị nào đó mà một ng̣i bút VN tương lai được trao Nobel, cũng như nhiều tên tuổi trong thế kỷ vừa qua mà họ Cao mới đây là một. Các bạn trẻ nên hiểu rằng Nobel văn chương ít khi thuần túy hoàn toàn mà thường gắn liền với các diễn biến chính trị, đạo lư phức tạp. V́ rơ ràng là Trung Quốc hiện nay không thiếu tài năng văn học trong nước xứng đáng được giải này, Trương Hiền Lượng chẳng hạn… Nói cách khác, Nobel văn chương vẫn là tương đối! Nhà sáng tạo nghệ thuật đúng nghĩa chỉ quan tâm đến tác phẩm của ḿnh. Sự trường tồn của chân thiện mỹ được đo bằng cây thước của các thiên niên kỷ; những giải văn chương quốc tế chỉ mới có trong ṿng một trăm năm thôi! Lư Bạch, Shakespeare, La Fontaine có cần ǵ cái tṛ trao giải tặng thưởng!

 

NN: Chúng ta đang sống giữa thời đại thông tin và kỹ nghệ tin học đă phổ cập trên thế giới trong nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, thương mại, giáo dục, nghệ thuật, văn học…qua internet. Anh nghĩ thế nào về nền văn chương tương tác (interactive literature)- một kết hợp văn chương, nghệ thuật và kỹ thuật trong đó các tác giả xử dụng hypermedia để vượt qua giới hạn của ngôn ngữ và biến đổi vai tṛ thụ động của người đọc trước kia thành chủ động? Anh có thường đọc các văn bản trên internet không? Xin anh cho biết về kinh nghiệm đọc này và sự khác biệt của hai loại văn chương: in ấn và hypertext.

 

CP: Internet đang là không gian chung cho nhân loại, ai có phương tiện kỹ thuật (PC, cell phone, cable tv..) đều có thể liên lạc trên mạng web. Tôi cũng thỉnh thoảng vào chatroom, blog để t́m hiểu về thời sự chính trị hoặc thị trường… Riêng về mặt học thuật và thơ văn

Đôi khi tôi lên mạng để t́m tài liệu, hay đọc các website ḿnh quan tâm. Tôi từng hợp tác với vài nhà thơ Mỹ trên một website đặc biệt về thơ tại đại học UMass, Boston. Tuy nhiên tôi chú trọng nhiều hơn về mặt thư viện, tiệm sách v́ đă ghiền đọc từ nhỏ. Đối với tôi, thú vui do trang sách mang đến cũng như xem một vở kịch hoặc phim hay là điều căn bản của sinh hoạt tinh thần. Sự trầm tư trong cô đơn là bí quyết của sáng tạo: điều này đă được các nghệ sĩ thiên tài chứng minh. Michelangelo, Beethoven, Rimbaud, Kafka đâu cần laptop với internet! 

   Nói thế không có nghĩa tôi phủ nhận khả tính đầy hứa hẹn của internet và interactive hypermedia. Trong tương lai có thể ngành e-publishing (xuất bản qua mạng web) sẽ cải cách sinh hoạt báo chí, rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian, chưa nói sự cách mạng đi kèm của ấn bản hypertext cho phép độc giả chủ động đào sâu các tầng thông tin, tín hiệu và ư nghĩa đa chiều. Các bạn trẻ yêu thơ trên NN có thể thử nghiệm một dạng sáng tác tập thể như thế: dung hyperlink tạo ra các bài thơ phức hợp phi tuyến tính về cấu trúc (non-linear composition) bắt qua các mạch ư và h́nh tượng chồng chéo do nhiều nhà thơ cùng lúc tạo nên… Đây chỉ mới là một ư kiến, không gian cyber c̣n cho phép chúng ta thực hiện nhiều việc tân kỳ hơn, thách thức óc sáng tạo của thế hệ hôm nay và mời gọi người đọc cùng tham gia vào chuyến phiêu lưu mới vượt xa mỹ học quá khứ.

 

NN: Riêng về lĩnh vực văn học, các nước Âu châu và Hoa Kỳ đă có những tác phẩm văn chương tương tác, ví dụ If on a winter night a traveler… ( Italo Calvino, Ư), Twilight,A Symphony, Afternoon,a Story (Michael Joyce, Hoa Kỳ) v.v.. Thực hiện một tác phẩm theo thể loại đó trong văn học VN có phải là một ước mơ quá lớn, không thích hợp với bản sắc dân tộc hoặc có những trở ngại nào?

 

CP: Văn học Mỹ từ đầu là một nhánh non của văn hóa châu Âu. Mối tương quan ấy kéo dài cho đến nay. Có khi bị bế tắc về tư tưởng trong không gian tỉnh lẻ một số nhà cầm bút Mỹ phải lưu vong sang Âu châu để học hỏi và t́m hứng, như trường hợp của Pound, Eliot trong thi ca, và Fitzgerald, Hemingway trong văn xuôi… Chưa kể các nhà văn Mỹ da đen bị mất tự do phải bỏ đi như Richard Wright, James Baldwin… Ảnh hưởng qua lại nhiều chiều trong sinh hoạt nghệ thuật thế giới hôm nay là lẽ tất yếu! Nếu không tiếp thu cái hay cái lạ của thiên hạ mà lại “ta về ta tắm ao ta” th́ sẽ đi ngược thời đại, thua cả ông cha ngày trước v́ họ luôn luôn học tập nước láng giềng lớn Trung Hoa. Thực tế văn chương hải ngoại VN đă chứng minh điều vừa nói: các tài năng như Phạm thị Hoài, Trần Vũ, Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Linh, Andrew Pham, Trần Anh Hùng…là những bạn đă học hỏi và sáng tác trong ḷng văn hóa Âu-Mỹ. Bản sắc dân tộc là một phương tŕnh mở. Chính những người làm văn hóa VN hôm nay trong đó có các trí thức, học giả và giới sáng tác là lực lượng hàng đầu trong công cuộc làm giàu làm mới bản sắc dân tộc và văn hóa VN. Tuy nhiên sự học hỏi của người VN ngoài nước c̣n nhiều giới hạn v́ thời gian di dân chưa đủ dài lại phải đương đầu với mưu sinh vất vả và khác biệt văn hóa quá lớn, có khi thành bệnh lư (culture shock). H́nh như giới cầm bút VN ở Mỹ không biết ǵ nhiều về các ḍng văn học phong phú đang có mặt trên lục địa Bắc Mỹ này, nơi mà chúng ta sinh sống từ 1975! Chẳng hạn văn chương Mỹ da đen đă lấy Nobel, văn học Mỹ gốc Do thái cũng từng chiếm Nobel, văn thơ thổ dân (Native American), văn học dùng tiếng Tây ban nha như các ḍng Chicano, Portorican, Hispanic…, chưa kể văn học tiếng Pháp ở Québec-Canada hay là văn chương Mỹ gốc Á châu đang bùng lên khắp nơi.

 

NN: Anh đă xuất bản nhiều tập thơ ở hải ngoại qua bút hiệu Phương Sinh. Tác phẩm nào anh bằng ḷng nhất và tác phẩm nào được độc giả ưa chuộng nhất? Xin cho biết về những thể loại trong các sáng tác của anh. Tiến tŕnh h́nh thành một bài thơ từ kinh nghiệm cá nhân anh như thế nào -- yếu tố nào chủ đạo: kỹ thuật tu từ, cảm xúc, ư tưởng…?

 

CP: Tôi đă cho ra mắt 5 tập thơ với nhà xuất bản Tŕnh Bầy ở Pháp: Chú thích cho những ngày câm nín (1989), Bản án cho các vĩ cầm (1992), Nghĩa đen (1993), Bổ túc lư lịch cho loài di dân (1994), Biển là một tờ kinh (1996). Tập nào cũng có những bài đắc ư, và tôi có dự định tuyển các bài ấy thành một tập riêng. Tôi có nhiều kỷ niệm đặc biệt với tập thơ đầu sang tác lúc c̣n là underground poet ở VN trước 1986. Tôi thích thể thơ tự do và thơ văn xuôi, tuy đôi lúc cũng vần điệu như ai: ngũ ngôn, tứ tuyệt, lục bát… Thuở ban đầu tôi làm thơ tiếng Pháp với thể alexandrine, sonnet… Hiện nay thỉnh thoảng tôi sáng tác những bài thơ Anh ngữ để đọc open mike ở vài club. Tôi duy tŕ thói quen làm việc mỗi ngày, khi th́ quán café khi desktop ở nhà. Cảm xúc với ư tưởng thường đến trong khi tập trung cao độ vào trang viết. Tôi có thói quen viết đi viết lại để nghiền ngẫm từng chữ, từng ư tượng (image). Có những bài thơ viết lúc xuất thần và những bài nhiều năm chưa xong. Hiện giờ tôi c̣n dăm ba tập thơ dang dở và cả trăm bài chưa vừa ư. Nghề chơi chữ cũng lắm công phu!

   Nếu các bạn đọc lại mấy tạp chí Văn Học, Hợp Lưu, Diễn Đàn(Pháp), Thế Kỷ 21, Tạp Chí Thơ, Việt, dưới bút hiệu Chân Phương tôi có sáng tác một số truyện ngắn bên cạnh các biên khảo, tiểu luận, phê b́nh/điểm sách, và dịch thuật. Dự định cho in một tập truyện và một tập phê b́nh khảo luận về thi ca trong tương lai. Tính tôi hơi tham nhiều thứ mà thời giờ nhàn rỗi lại hiếm nên bàn viết cứ chất chồng bản thảo và tài liệu cùng với bụi tháng năm!

   Tôi đang sống và dạy học tại Boston, thủ đô văn hóa đầu tiên của Hoa kỳ tại tiểu bang cổ kính Massachusetts. Tôi cũng thường sang Pháp và Âu châu v́ mẹ với mấy em tôi sống bên kia Đại Tây Dương. Nhờ địa bàn hoạt động này tôi có điều kiện t́m hiểu về thơ văn và văn hóa phương Tây nói chung, không riêng ǵ văn học Hoa kỳ.

 

NN: Anh xuất hiện trên tạp chí VIỆT và Tạp Chí THƠ qua những bài tiểu luận về thơ. Xin nói về một Chân Phương làm thơ và Chân Phương viết tiểu luận. Anh truy t́m điều ǵ ở văn chương? Tại sao lại là văn chương mà không là một cái ǵ khác? Chỗ đứng, vai tṛ của nó trong cuộc đời anh? Có phải trả một giá nào cho nó không ?

 

CP: Cũng như t́nh yêu thơ văn là duyên nợ với số mệnh, không nên biện giải ṿng vo hoặc tính toán thiệt hơn! Xưa nay các nhà thơ nhà văn vẫn tránh trả lời câu hỏi gay go này. Tôi xin mượn lời nhà văn Nam Phi Coetzee:”You write because you do not know what you want to say.” Phương Đông đă có nhiều insight (khải ngộ) về thi nhân và đạo sĩ. Ví dụ tư tưởng cô đọng của Thiền tông và Đạo giáo. Nếu các nhà báo hôm nay interview Lăo tử,  chắc ông sẽ cười to: “Danh khả danh phi thường danh!”

   Khi các truyền thống văn hóa lâu đời bị suy vong, ám ảnh có lẽ lớn nhất đối với ư thức hiện đại là bản chất thực tại. Bằng vơng lưới của giả thuyết, phương pháp và nghiệm cụ giới khoa học thỉnh thoảng lại vớ chụp được một vật thể lạ từ cơi bất khả tư ngh́. Một số tay văn nghệ không b́nh thường, mà tôi có lẽ cũng thuộc loại này, đ̣i tham dự vào tṛ chơi lớn dù chỉ được trang bị với vài phương tiện thô sơ như tim óc, giác quan, cây cọ, ng̣i bút, chai rượu…Nếu tránh được nguy cơ tháp ngà hủ nút, biết đâu vào phút nhập thần tôi sẽ nh́n ra một góc cạnh của sự vật  hoặc tâm linh chưa ai từng  khám phá, khai mở một cách nh́n mới về hiện thực quá quen thuộc.

   Nhà thơ Donald Hall có nói một điều tôi rất tâm đắc về kinh nghiệm sáng tác và đọc thơ: “Có một ngh́n cách yêu thích một bài thơ. Các thi sĩ tài hoa nhất sáng tạo những phương cách yêu thơ mới. Người đọc phải mất nhiều thời gian để học được những điều ấy.”  Tôi vẫn làm thơ với xác tín này: người đọc và hiểu được thơ tôi tuy hiện nay không nhiều sẽ tăng dần cùng năm tháng. Bởi vậy niềm vui của nhà thơ tiên phong nào cũng là niềm vui b́nh phương:  Niềm vui sáng tạo một bài thơ độc đáo nhân với niềm vui chờ đón cái ngày bài thơ ấy tạo dựng lớp người đọc mới.