Thư Về Nhà

 

 

    Mùa hè 30 năm trước, tôi và vợ con rời Sài G̣n theo Chương tŕnh ra đi trong Trật Tự ODP (Orderly Departure Program) do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Chúng tôi sang Thái, rồi Philippines trong khi chờ đợi nước Mỹ đón nhận dưới danh nghĩa Dân Tị Nạn (Refugees).

   Sau đây là bức thư đầu tiên gửi về nhà từ trại tị nạn Bataan trên đất nước Phi luật tân.

                                                                                                    

                                                                                                                          Bangkok, 25-8-1986,

 

   Má và các em thân yêu,

   Chiều nay, thứ Hai 25-8, sau mấy ngày làm thủ tục, khám sức khỏe tổng quát, phỏng vấn lần cuối ở trại Suan Phlu, gia đ́nh con đă có tên trong danh sách chuyến bay sang Philippines vào sáng thứ Sáu 29-8. Sau đây là lược thuật về chuyến đi.

   Lên máy bay lúc 3 giờ chiu 21-8 ở Tân Sơn Nhất. Ngồi xuống ghế là nhận diện ra ngay - cũng là chiếc Boeing 707 từ Hà Nội về tháng 4 mới đây. Bỗng nhớ một ngày tháng 7 mười sáu năm trước, cùng trên một Boeing đồng dạng, cả nhà ta bay về Việt Nam, từ giă Nam Vang và vĩnh biệt đất nước Chùa Tháp. Chiếc Boeing cũng già nua như số phận quê hương; mười sáu năm biết bao dâu bể tang thuơng! Ngày về nước cũng như ngày ra đi, vẫn trên đôi cánh cũ! Dù sao cũng cảm ơn mi, chiếc máy bay già đă chấp cánh trễ tràng cho ta! 

    Sau 1:30 giờ bay, phi cơ đáp xuống đất Thái. Cũng may bộ phận atterrissage không bị trục trặc! Bangkok nắng đẹp, khác với cơn mưa Saigon lúc ra đi. Cảnh vật chẳng khác ǵ Pochentong, Tân Sơn Nhất - cũng cỏ dại, lá chuối, cây đu đủ quanh phi trường. Dĩ nhiên trang bị vật chất hiện đại hơn, và có không khí quốc tế hơn. Dân tị nạn làm thủ tục tại Refugee Terminal bên cạnh sân bay từ năm giờ chiều, lăn tay chụp h́nh, hôm sau làm tiếp cả ngày. Tác phong văn minh lịch sự kể từ khi gặp phái đoàn Mỹ ở Tân Sơn Nhất. Tom phỏng vấn lúc trước nay gặp lại, nói tiếng Pháp với vợ chồng con và nhận xét là hiếm khi gặp người có học vấn như vậy ở VN. Ông ta chúc may mắn, hy vọng sẽ gặp lại ở Mỹ.

   Cu Bi nhai mấy trái chôm chôm (không được tươi lắm) do Hàng Không VN thết đăi; cu cậu đă đánh một giấc ngon lành trên phi cơ sau khi thưởng thức lần cất cánh đầu tiên trong đời. Tấm ảnh màu thứ nhất chụp trong lúc đang bay, kỷ niệm baptême de l'air cho nhà du khách bảy tuổi trẻ nhất trong đại gia đ́nh.

   Thời tiết, ánh sáng, không gian...tất cả y như Việt Nam v́ Bangkok nằm cùng vĩ tuyến với Tuy Ḥa, Qui Nhơn. Thiên hạ xếp hàng sau khi được gọi tên làm thủ tục. C̣n lâu mới đến lượt ḿnh, cha con rảo mắt nh́n trời, thỉnh thoảng một máy bay cất cánh vang rền.Mây vảy cá lăn tăn khắp trời, nắng chiều mềm dịu, một cánh chim, một bóng chuồn chuồn - bước ngoặt lớn trong đời bắt đầu một cách êm ả b́nh thường. Thế là mọi sự cũng xong! Những ngày dài nhất đă trôi qua; hít vài hơi thở sâu, nhắm mắt lại, bây giờ có thể thư giăn...

   Gần 8 giờ tối, xe buưt chở về đến trại. Bangkok by night không thua các thủ đô lớn trên thế giới, cao ốc tân kỳ, xe chạy như ruồi muỗi. Trại sạch sẽ, thoáng khí, giường hai tầng, điện nước thoải mái. Nhận mùng chiếu, nghe nội qui đến 12 giờ khuya. Ngày hai buổi cơm, 7 và 16 giờ. Có $10, hai vợ chồng một con xài tiện tặn đủ một tuần. Vàng đang lên giá, một chỉ=$42, bán vàng mang tiền sang Phi ăn tiêu. Con làm thông dịch kiêm group leader, lúc rảnh đọc báo, tạp chí, cũ có mới có đủ loại.Sinh hoạt nói chung khá ổn định, sức khoẻ tốt, ăn ngủ được và bắt đầu làm việc trí óc.

   Riêng tinh thần con th́ b́nh thường. Văn hóa là ch́a khóa vạn năng cho thế giới hiện đại - con người văn hoá ở đâu cũng vậy, đọc, suy nghĩ, góp phần t́m giải đáp cho những bài toán thời đại. Ở Thái cũng có các khuôn mặt trẻ đáng quí đang lên tiếng phê phán sự sa đọa vật chất và cảnh giác đồng bào. Bên Nam Dương, Phi luật tân, Đại Hàn..., tuổi trẻ Á châu cũng cất tiếng nói lương tri trước nhân loại. Thế giới tự do sẽ sụp đổ trong vũng lầy tiêu thụ ích kỷ nếu vắng đi những tâm hồn như thế.

   Bây giờ nói chuyện nhà. Cảm ơn các em đă chịu khó đợi đến giờ cất cánh. Cảm ơn bạn bè, học tṛ thân yêu...Cuộc khuấy động mấy tuần trong gia đ́nh rồi sẽ lắng đi. Má nên an tâm, ăn ngủ b́nh thường...Nhắn với vợ chồng T. là thu xếp từ từ và có trật tự. Kinh nghiệm của anh chị là đến lúc chót vẫn bị căng thẳng , mệt mỏi và rối trí dù đă chuẩn bị từ hai năm trước. Điều quan trọng là óc ngăn nắp trật tự và phải dùng sổ tay ghi chép những đồ vật mua sắm để khi kiểm tra khỏi phải mất công t́m kiếm. Và chuẩn bị ngay bây giờ.

Hôm nay và hai ngày tiếp theo là chương tŕnh giới thiệu về trại tạm cư Bataan ở Philippines, tổ chức trại với nền nếp sinh hoạt, chương tŕnh học sinh ngữ và văn hóa cho những người sang Phi do các cô giáo Mỹ tŕnh bày kèm theo h́nh ảnh chiếu slide. Chuẩn bị như vậy sẽ tránh khỏi ngỡ ngàng và lo lắng. Nói chung, ICM (Inter-governmental Commission for Migration) khá chu đáo do biết rút kinh nghiệm từ những ṃ mẫm ban đầu. Hồi em Phúc sang Mỹ không được chuẩn bị nên bị bất ngờ về các tập quán lặt vặt như cử chỉ chào mời, xă giao...chẳng hạn. Bây giờ mọi việc đều được hướng dẫn trước, rất tốt cho những ai chưa biết ǵ về thế giới bên ngoài.

   Ít hàng thông tin về nhà, hẹn thư sau khi đă nhập trại bên Phi. Sẽ có địa chỉ để liên lạc với VN. Má nhớ tập dưỡng sinh và nghỉ ngơi. Khi nào thuận tiện, các em đưa má đi nghỉ mát, du ngoạn vui chơi. Có sức khỏe là có tất cả; thời gian là đồng minh của chúng ta!

Con  & Anh Hai, 

                                                                   

     Đầu mùa Xuân 1987, chính phủ Mỹ cho phép gia đ́nh nhỏ ba người nhập cư. Được ông anh vợ bảo lănh, tiểu bang đầu tiên chúng tôi đến để bắt đầu cuộc đời di dân là Connecticut...

 

                                                                                                             Hartford, 12 – 7 – 1987

   Má và các em thương mến,

   Thấm thoắt mà rời gia đ́nh gần năm rồi, c̣n nhớ tháng 7 năm ngoái là tháng du lịch cuối cùng ở Việt Nam, đi Tây Ninh rồi Vũng Tàu có má, sau đi Đà Lạt với em Huệ...Bây giờ xa cách tới mấy lục địa, đại dương! Nhiều lúc nhớ quê nhà, nhớ từng góc đường, bụi cây. Nhớ xóm Hiền Vương có quán bún ḅ, tiệm ḿ Hải Kư, chợ búa...Nhớ cả Sài G̣n bụi bặm, mấy quán cà phê, rượu rải rác khắp nơi. Nhớ Đà Lạt, nhớ Huế, nhớ Đà Nẵng, nhớ Hà Nội, Hải Pḥng...Đi cho lắm để bây giờ nhớ cho nhiều. Biết bao giờ trở lại !

   Cu Bi nay cao lớn thêm nhiều, mọc hai răng cửa to như bàn cào, ăn toàn đồ Tây - sữa, sôcôla, bánh bột ḿ nấu với phó mát kiểu Ư gọi là pizza. Bên này trẻ con ăn sáng món cereal (bột ḿ, bắp, đại mạch, gạo xây thành bột làm như bánh tráng bóp vụn bỏ vô hộp) trộn với trái cây tươi cắt nhỏ và sữa tươi. Cu cậu tuyên bố chỉ thích ăn đồ Mỹ - thịt ḅ steak, bánh pizza, cereal với hamburger...,trong khi cha nó thèm đồ ăn VN quay quắt. Hơn tháng trước c̣n đi phụ giúp cho tiệm ăn Việt mấy ngày cuối tuần, bữa nào cũng được nhâm nhi chả gị, măng cua, nem nướng, bún ḅ, canh chua...Bây giờ đổi nghề làm việc xă hội, ngồi bàn giấy canh điện thoại, rán quên đi mùi nước mắm với bún, phở! Có ra đi th́ mới biết; câu ca dao ta về ta tắm ao ta...là đúng. Vật chất, tiện nghi, xa hoa, tất cả đều phù phiếm với những ai đă trưởng thành và biết yêu cái đẹp của dân tộc, quê hương, của phương Đông và châu Á. Trong sự khốn cùng, đói rách vẫn c̣n cái t́nh cái nghĩa đồng bào...

   Hoa Kỳ là nơi tứ xứ đổ về, tạp nham trăm sắc tộc, ít có t́nh cảm đậm đà với chốn làng mạc, xóm giềng. Dĩ nhiên đây là đất quốc tế, miền đất của cơ hội và thăng tiến, chịu cực chịu khó sẽ thành công về sự nghiệp, và tương lai gia đ́nh con cái được bảo đảm. Đối với người có học tŕnh độ hiểu biết rộng th́ được hưởng thụ văn hóa văn minh, thư viện, bảo tàng, đại học, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...nhiều không đếm hết. Đến một thư viện cấp huyện cũng bề thế không kém thư viện quốc gia ở Sài G̣n trước kia. Chỉ lo không có thời giờ, sức lực để mà tiếp nhận hay thưởng ngoạn mà thôi.

   Em Phúc hè nầy đi Canada chơi vài tuần, có viết thư và điện thoại kể chuyện học thi cuối niên khoá rồi thành công tốt nhưng rất cực, nên bây giờ du ngoạn giải khuây. Minnesota nơi Phúc sống qua Canada chỉ có mấy bước. C̣n chỗ con là Hartford - một trung tâm vùng New England đi lên gặp Boston, Massachusetts, đi xuống đụng New York hay thủ đô Washington. Chỉ lái xe dăm ba tiếng đồng hồ là có thể đi chơi khắp vùng thăm viếng cái nôi lịch sử và văn hoá Mỹ - vùng đất giàu có và tập trung trí tuệ với mật độ cao nhất thế giới.

   Cuộc sống gia đ́nh con bên nầy tạm ổn. Con đi làm cho một cơ quan từ thiện giúp người tị nạn thích nghi với cuộc sống mới và kiếm công ăn việc làm. Có lẽ thời gian đầu con tạm làm việc ở Hartford và t́m hiểu thêm về các cơ hội để năm sau tính việc học hành hay đổi nghề khác. C̣n nhiều dự định chưa thực hiện được ngay mà c̣n phải cần thời gian. Sang đây phải bắt đầu từ đầu với hai bàn tay trắng nên không thể bay nhảy dễ dàng ngay. Vạn sự khởi đầu nan! May là có cái đầu được trang bị tốt và khả năng ngoại ngữ đủ xài mới đỡ vất vả.Người ở bên Việt Nam khó mà tưởng tượng được những khó khăn, trở ngại bên này. Gia đ́nh con thuộc loại may mắn, tŕnh độ trên mức trung b́nh và được nhiều người tốt giúp đỡ ngay từ đầu về nơi ăn chốn ở cùng việc làm. Nhưng phải mất vài ba năm th́ mới thật sự hội nhập được.

   Gửi lời thăm tất cả bà con, bạn bè, cḥm xóm. Sức khỏe Bà Nội ra sao ? Má nói Huệ thâu băng Bài Thơ khóc Nhạc Gia mà bà đọc cho ḿnh nghe hồi nào để dành kỷ niệm - mấy tài liệu sống như vậy quí vô cùng! Nhớ giữ ǵn tốt những giấy má, văn thơ của con. Đọc báo thường ngày gặp bài nào hay, má cắt bỏ kèm vào phong thư gửi qua cho con đọc chơi.

 

  Hẹn thư sau,

  

     Dù là tư liệu cá nhân, mấy lá thư này đă trở thành chứng tích của một giai đoạn lịch sử khi hàng triệu người t́m cách rời khỏi nước Việt.  Đọc lại sau ba thập niên, hi vọng các ḍng thư tín và suy nghiệm riêng tư này sẽ t́m được các độc giả của hôm nay - những ai đang đặt chân đến một vùng đất mới, ngỡ ngàng bắt đầu kiếp tha hương lạ lẫm...

 

                                                                                                      CHÂN PHƯƠNG