GiaiThoaiCuaThiSiBCVinh

NAM DAO :

GIỚI THIỆU BÙI CHÍ VINH

Bùi thi sĩ quả không cần ai giới thiệu : cái làng văn trên giải đất chữ S tuy ng̣ng ngoèo nhưng có giới biên, đầu làng ( như cửa Hữu Nghị)  thơ hay ắt cuối làng ( như Đất Mũi Cà Mau) biết liền, nhất là loại thơ ứng biến đ̣i hỏi một trí tuệ nhanh, nhậy và một tâm thế nhởn nhơ để đặt bước khắp chốn giang hồ so ly đụng đũa với mọi hảo hán cao thủ vơ lâm. Thơ ba (bốn?) N (nhanh, nhậy, nhởn nhơ) được quây lại trong  Thơ T́nh, Thơ Quậy, Thơ Đời…và vô số thơ thi sĩ họ Bùi ứng khẩu rồi quên. Loại này, bạn bè nhớ th́ nhắc, không th́ tuột vào hư vô, dấu vết là cái đuôi một vệt sao băng. Và đèo bồng thơ là những giai thoại, đúng sai hư thực khôn ai biết, trừ khi chính Bùi thi sĩ kể lại trong những trang ‘’ kư’’ về chính ḿnh.


BÙI CHÍ VINH

 GIAI THOẠI CỦA THI SĨ

 

Giai Thoại Của Thi Sĩ - Phần 1

 

Vừa rồi sau khi ra mắt hai tập THƠ T̀NH BÙI CHÍ VINH và THƠ ĐỜI BÙI CHÍ VINH trong nước lẫn trên mạng, t́nh cờ tôi được nghe một số giai thoại hay hoặc không hay của thiên hạ bàn tán về ḿnh. Đối với tôi, hay hoặc không hay đều vẫn là giai thoại. Nhưng giai thoại phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh, có những người trong cuộc chứng kiến th́ giai thoại đó mới trường tồn, truyền khẩu hợp lư và khoa học được. Những giai thoại đồn đại chung quanh h́nh tích, sự đi đứng, năng khiếu làm thơ ứng khẩu của tôi xuất hiện ngay từ sau giải phóng, lúc tôi c̣n rất trẻ, đang làm việc tại một tờ báo và chỉ mới 21 tuổi đầu. Giai thoại mỗi ngày mỗi phát triển thêm lúc tôi đi bộ đội, rồi đi giang hồ, rồi làm đủ mọi thứ nghề để sống, thậm chí cả giai thoại lúc tôi bày tỏ chính kiến của ḿnh…

Trong phạm vi bài viết này tôi xin mở đầu bằng một giai thoại quái đản nhất vừa nghe được. Sự quái đản ở đây tùy nghi ai muốn hiểu sao th́ hiểu trong khi câu thơ đồn đại về tôi lại khởi nguồn từ một t́nh bạn rất đẹp. Cụ thể từ hai câu thơ tam sao thất bổn sau đây :

“Trọc đầu BÙI làm sao CHÍ ở
Nhục c̣n chưa có lấy ǵ VINH”

Và họ nói rằng hai câu thơ trên là do Bùi Giáng ứng khẩu tặng tôi trong bàn nhậu lúc tôi đang múa may chữ nghĩa, khiến tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Suy nghĩ như thế không riêng ǵ tôi mà những người quen biết tôi đều phải ph́ cười. Bởi một lẽ đơn giản, tác giả hai câu thơ trên không phải là Bùi Giáng tiên sinh mà là ông anh Mặc Tuyền, một nhà thơ kiêm kịch tác gia bụi đời làm “chọc quê” tôi khi tôi mạt lộ đang ngồi ở vĩa hè phụ sửa xe cùng anh Phan Văn Bồng tự Bế Văn Bồng mưu sinh kiếm sống vào thời điểm cuối thập niên 80 đói rách. Thời điểm ấy nạn dịch bo bo khoai ḿ hoành hành, mâm cơm không có gạo trắng mà ăn, Mặc Tuyền cố kiềm chế sự ngông cuồng của tôi nên làm hai câu khá cảm động. Vừa chơi chữ, vừa nói về chữ “nhục”, nhục ở đây có nghĩa là “thịt”, thi sĩ lớn cỡ nào mà đầu cạo trọc và thiếu thịt ăn th́ bao tử cũng đói meo và chí khí lẫn chí mén cũng đi chơi chỗ khác.

C̣n Bùi Giáng tiên sinh đương nhiên thuộc về đẳng cấp khác. Ông và tôi không phải huynh đệ hoặc thân thiết tri kỷ nhưng khi gặp nhau chưa bao giờ ông dèm pha biếm nhẽ thế hệ sau ḿnh. Giai thoại giữa tôi và ông độc đáo hơn nhiều. Cách đây hơn 20 năm tôi và Hồ Lê Thuần (con trai cố bí thư Thành Đoàn trước 1975 là Hồ Hảo Hớn) vi hành xuống miệt G̣ Vấp chợ Long Hoa lúc nửa đêm. Nhằm vào lúc Bùi Giáng rời chùa Long Huê gần đó ra chợ quậy tưng bừng khói lửa với một cây chổi rách tượng trưng cho ấn kiếm. Gọi là ấn kiếm v́ Bùi Giáng luôn vỗ ngực xưng vương bất cứ lúc nào cao hứng. Đêm đó chúng tôi ngồi uống rượu vĩa hè chứng kiến “vua cỏ” Bùi Giáng làm bà con chạy tán loạn và nh́n ông múa chổi tiến về phía chúng tôi. Ông vừa đi vừa khạc thơ rồi ḍm trừng trừng vào mặt tôi. Trong cơn say xỉn ngất trời, Hồ Lê Thuần xúi tôi đọc thơ đáp lễ. Thế là người ngồi người đứng xuất khẩu thành thi qua lại liên tục. Không biết Bùi tiên sinh “phê” thơ tôi ra sao, chỉ biết Người tự động quỳ xuống bàn chúng tôi dâng cây chổi rách lên và tuyên bố “Đêm nay Trẫm thay mặt cựu hoàng Bảo Đại giao ấn kiếm cho thế hệ Hồ Chí Minh”. Câu nói đầy tính “chính trị” và đối phó của Bùi Giáng bắt buộc tôi phải nhận cây chổi và làm một bài thơ tặng ông tại chỗ, có chép lại nhét túi ông đàng hoàng, xin mạn phép ghi ra đây để khép lại lời đồn về sự “tâm phục khẩu phục” của tôi trước Bùi Giáng :

CÁCH LẠY CỦA BÙI GIÁNG

“Liên tồn, l… tiên, liền tôn”

Bác Bùi chưa gặp đồng môn đây mà

Ta hăm bảy tuổi đăng khoa

Bác hơn sáu chục mới là Trạng Nguyên

“Bác đi, bi đát” cơn điên

Để mua trí tuệ “l… tiên, liên tồn”

“Riêng ta” thành “ra tiên” con

Lúc say xỉn vỗ hậu môn cười khà

“Bán dùi Bùi Giáng” xót xa

“B́nh Chí Vui” ta vốn là “Bùi Vinh”

Bác không màng nhắc triều đ́nh

Có đâu ta nỡ cố t́nh làm vua

Chi bằng giữa chợ say sưa

Bùi to Bùi nhỏ đi lùa các em

Ḱa sao bác lạy như điên

Đợi ta đỡ dậy chiêu hiền nữa sao ?!?

Ngoài ra tôi c̣n chép cho Bùi tiên sinh bài thơ B̀NH CHÍ VUI khi ông muốn tôi b́nh tĩnh chí nam nhi trở lại để có thể tồn tại trước bọn sâu bọ làm người. Tôi đă làm bài thơ này theo “môđen “ tiếng lái và chơi chữ của ông :

B̀NH CHÍ VUI

“Bùi Chí Vinh, B́nh Chí Vui”

Không b́nh chí, chắc tiếng cười mất tiêu

Chí trong b́nh, chí mốc meo

Chui ra b́nh, chí mới nhiều nhục vinh

Bùi làm thiên hạ giật ḿnh

Sờ ngay “cái đó” kẻo em mếch ḷng

“Bùi như lạc” nhậu sướng không?

“Trần như nhộng” Bùi tồng ngồng đái chơi

Bất b́nh nên chí chưa vui

Các em nên gọi ông Bùi Chí Vinh

Chuyện gặp Nguyễn Đức Sơn giang hồ hơn. Trước đó khi mạn đàm về thi ca cùng đồng nghiệp, tôi luôn luôn khẳng định miền Nam trước giải phóng có 4 chưởng môn nhân đại diện cho 4 trường phái thi ca tiêu biểu. Đó là Bùi Giáng thơ trên trời, Nguyễn Đức Sơn thơ dưới đất, Thanh Tâm Tuyền thơ tự do kiểu Tây phương, Tô Thùy Yên thơ hành cổ điển kiểu Đông phương. V́ thế lần hạnh ngộ Nguyễn Đức Sơn trên cao nguyên Đại Lào sơn lam chướng khí, tôi đă ăn những ǵ ông tự trồng tự hái và đă đấu khẩu những ǵ ông muốn.

Nguyễn Đức Sơn vốn sở trường thơ lục bát và nổi tiếng trước những bài thơ tinh gọn đến mức độ tối thiểu về chữ mà vẫn dào dạt ư tứ. Có bài thơ chỉ hai câu, mỗi câu hai chữ như “Cái lỗ – Tối cổ” đủ nói hết về chế độ mẫu hệ, về nơi khai sinh ra loài người. Có bài thơ chỉ ba câu, mỗi câu một chữ như “Hột – Th́ – Le” đủ nói hết về bản chất sinh tồn thiện ác của nhân loại. Và tôi đă mượn những ư thơ độc đáo đó để đưa vô bài thơ làm tặng ông như một thứ giai thoại truyền khẩu :

ĐỤNG ĐỘ NGUYỄN ĐỨC SƠN

“Hột th́ le” thật đó sao ?

Ta dân “thảy lỗ” đến chào đồng môn

Xưa nay hai kẻ du côn

Ít khi đời sống cô hồn như nhau

Như miếng trầu khác miếng cau

Nhưng có cau, chẳng có trầu, như không

Như không sinh chuyện động pḥng

Hột sao le được “nụ hồng thi ca”

Như không sinh nở đàn bà

“Cái lỗ tối cổ” thành ra tầm thường

Ta thừa văn, bác dư chương

Hôm nay một chén Hồ Trường chao nghiêng

“Thiên tài” nhờ lỗ “tai thiền”

Buồn lên núi hú chẳng phiền Tarzan

Buồn hái nấm luyện thành sâm

Buồn quay vào vách thương thầm Đạt Ma

Buồn hơn xuống động bẻ hoa

Buồn hơn chút nữa kiếm ta đỡ buồn

Kiếm ta ta cứ ngông cuồng

Sánh vai với Nguyễn Đức Sơn cũng kỳ

“Kỳ “ th́ theo “Thiệu” mà đi

Ta theo bác đă chắc ǵ tịnh tâm

Chẳng thà bút vẩy thơ đâm

Rong chơi đợi trận cát lầm đi qua

Đừng khen chê trước mặt ta

Sợ e tiếng gáy làm gà ghét nhau

Chẳng thà trong cuộc bể dâu

Cưa nhau chén rượu cho sầu chia hai…

Riêng đối với Phạm Thiên Thư th́ tôi “quậy” theo kiểu bụi đời hơn. Năm 1980 tôi được nghỉ phép mặc đồ bộ đội rách xác xơ đi lang thang cùng Hoàng Linh qua đường Lư Chính Thắng (tức Yên Đỗ cũ). Hoàng Linh là bạn giang hồ của tôi, anh là con trai nhà văn Hoàng Ly và là em vợ Phạm Thiên Thư lúc đó. Anh giới thiệu tôi với Phạm tiên sinh đang mở tiệm hớt tóc và bỏ mối rượu ngay trên đường này.

Cuộc hội ngộ diễn ra y chang truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Ngoài trời mưa tầm tă, bên trong tiệm Phạm tiên sinh ngừng hớt tóc cho vị thân chủ mặt mũi kỳ dị và kéo vị ấy ngồi xuống rót chai rượu màu xanh tiếp tôi và Hoàng Linh. Sau tuần rượu đầu đàm đạo về thơ, vị khách lạ đứng dậy chỉ vào mặt tôi và phán “tuổi Giáp ngọ phải không, sanh vào cuối tháng 9 âm lịch phải không, chào đời nửa đêm phải không?” Rồi ông ta đứng dậy bỏ đi một mạch. Lời phán của kẽ dị nhân khiến tôi hoang mang nhưng hai anh em Phạm Thiên Thư, Hoàng Linh chỉ khẽ gật gù khoái trá. Đến giờ này tôi vẫn chưa hiểu dị nhân đó là ai và tại sao chỉ sau một quẻ Dịch ông ta lại biết ngày giờ năm sinh tháng đẻ của tôi trong khi cả bàn không ai biết. Hôm đó trong lúc cụng ly nghe Phạm tiên sinh thố lộ về cuộc đời trôi nổi lên voi xuống chó của ông làm tôi ngậm ngùi vô tận. Tôi thừa biết họ Phạm sở trường về thơ bốn chữ nên ứng khẩu tặng ông bài thơ cùng thể loại mà ông ưa thích. Bài thơ như sau :

GHẸO PHẠM THIÊN THƯ

Rượu Phạm Thiên Thư

Thơ Bùi hiền sĩ

Một chén càn khôn

Đất trời túy lúy

Tưởng huynh tên “Thị”

Nên mới vào chùa

Dè đâu tửu sắc

Cũng ghiền nam mô

Huynh giữ một bồ

Chứa toàn thịt chó

Ta giữ bồ kia

Chứa toàn tín nữ

V́ huynh quân tử

Như Nhạc Bất Quần

Ta đành tiểu tử

Như Điền Bá Quang

Tiếu Ngạo cung đàn

Một gian lều cỏ

Huynh mới bẻ gươm

Ta c̣n măi vơ

“Đoạn Trường” hai chữ

Huynh ngâm nát ḷng

“Vô Thanh” đâu chứ

Cửa thiền huynh trông

Ta con nhà tông

Giống lông giống cánh

Quen ngủ chiếu rơm

Dùng cơm khổ hạnh

Gặp chiều mưa lạnh

Chén tạc chén thù

Đem thơ tặng Phạm

Đếch cần Thiên Thư!

Cũng trong thời gian đó tôi lang bạt rất nhiều nơi, làm quen với nhiều người, trong đó có thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn từ Phan Thiết vô là tác giả tập thơ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ TÔI nổi tiếng. Nguyễn Bắc Sơn có hẹn ḥ đâu với Trần Mạnh Hảo nên rủ tôi lên chung cư Hội Văn Nghệ số 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa lai rai ba sợi chơi. Khi đi, tôi có rủ thêm Trần Hữu Dũng, Vũ Ngọc Giao là hai chiến hữu giang hồ cùng cạn chén tang bồng hồ thỉ.

Rượu vào lời ra. Tôi và Nguyễn Bắc Sơn thay phiên nhau khạc thơ chan chát. Có lẽ Nguyễn Bắc Sơn không ngờ tôi là một kẻ hậu sinh chưa hề có tên tuổi trước giải phóng mà khạc thơ quá đă, nên anh “bốc” liền một câu : “Thằng cha Bùi Chí Vinh này làm bài thơ nào cũng hay hết, nhưng thơ họ Bùi là Đồ Long Đao, c̣n thơ Nguyễn Bắc Sơn ta mới là Ỷ Thiên Kiếm”. Nguyễn Bắc Sơn đâu biết câu phát biểu đó vô t́nh làm “mồi” cho một bài thơ giai thoại về anh và tôi sau này. Bài thơ được tôi ứng khẩu tại chỗ như sau :

CÁCH NHẬU VỚI NGUYỄN BẮC SƠN

“Ta làm thơ bài nào cũng hay”

Nghe gă Nguyễn Bắc Sơn nói thế

Té ra gừng già ngươi chưa cay

Ta chỉ hạt tiêu mà rơi lệ

Làm thơ ta làm từ bụng mẹ

Đợi ngươi nổi tiếng là ta sinh

Sinh sau đẻ muộn giống Hạng Thác

Cho người Khổng Tử đỡ hợm ḿnh

Sinh sau đẻ muộn giống chim hạc

Cho đàn c̣ đói đỡ ăn đêm

Nhà ngươi bốc ta cứ như chưởng :

Rằng thơ ta ngông như Tạ Tốn

Câu trước câu sau Đồ Long Đao

Vần dưới vần trên Ỷ Thiên Kiếm

Đao kiếm dành cho bọn cường hào

Có đâu đưa vào thơ bố trận

Tại đời lắm muối nên thơ mặn

Chứ thiết ǵ ta nghiệp vơ công

Ḱa coi hoàng đế Quang Trung đó

Đến chết c̣n ghê chữ má hồng

Tiếc rằng ngươi không là thiếu nữ

Thiếu nữ bốc, ta thành vua Trụ

Nhà ngươi bốc, ta thành bia hơi

Uống say bọt bay hết lên trời…

Đối ẩm với Nguyễn Bắc Sơn tại nhà Trần Mạnh Hảo mà quên nhắc đến họ Trần th́ quả là điều không phải phép. Khi tôi 15 tuổi tham gia phong trào sinh viên học sinh đấu tranh đô thị ở Sài G̣n th́ bộ đội Trần Mạnh Hảo đă siết c̣ AK ở trong rừng. Ngay giải văn học TPHCM đầu tiên sau giải phóng 1976 – 1977 tôi và Trần Mạnh Hảo đă biết nhau khi anh đoạt giải thơ với tập TIẾNG CHIM GƠ CỬA c̣n tôi đoạt giải thơ với tập HẠNH PHÚC CÓ THẬT. Tôi với anh c̣n thân nhau bởi cùng đi lưu diễn đọc thơ các trường đại học cùng với Nguyễn Duy, Văn Lê, Nguyễn Nhật Aùnh. Phải nói thật tôi thân với Trần Mạnh Hảo hơn những nhà thơ ngoài Bắc khác một phần v́ quê quán cha tôi thuộc tỉnh Nam Định, đồng hương với anh.

Trần Mạnh Hảo và tôi mỗi người đều tạo ra những sóng gió và dư luận riêng bởi cá tính và thơ của ḿnh. Trong bàn nhậu đám đông, tôi và anh luôn luôn giữ vai tṛ chủ lực trong việc đọc thơ phục vụ bè bạn bằng thơ trí nhớ hoặc thơ ứng khẩu. Ai cũng khẳng định rằng tôi và anh đều có trí nhớ đặc biệt, thuộc ḷng bất kỳ bài nào của ḿnh viết ra, cho dù là viết giỡn chơi. Thậm chí giới giang hồ mỗi lần nghe tôi và anh đấu khẩu bằng thơ đều gọi là “Nam Chinh, Bắc Chiến”. Một lần ngồi dưới chân cầu Công Lư trước nhà chị Phương Huệ, có mặt khá đông bá tánh tín đồ Phật Giáo, Trần Mạnh Hảo đă cao hứng đọc oang oang bài thơ chinh phục thiên hạ. Bằng trí nhớ tôi chép ra đây sau một thời gian quá lâu hơn 20 năm, nếu có sơ xuất hoặc thiếu câu nào đoạn nào mong Trần Mạnh Hảo thông cảm :

PHÙNG PHẬT, SÁT PHẬT

Phùng Phật phải sát Phật

Sát Phật, Phật quay về

Ngộ rồi mà chưa ngộ

Tỉnh tỉnh mà mê mê

Thúy Kiều vừa thành Phật

Mười lăm năm tu hành

Cơi tâm là cơi Phật

Lầu không lầu không xanh

Phật tự thân người đẹp

Không dưng, sao Phật Bà

A Di Đà sát Phật

Phật hóa thành đôi ta !

Tôi thấy t́nh h́nh căng quá bèn giải thoát cho các tín đồ Phật Giáo bằng bài thơ thức ngộ sau đây :

PHÙNG PHẬT, CỨU PHẬT

Trần Mạnh Hảo sát Phật

Giữ lại ḿnh Quan Aâm

Nói theo kiểu phàm tục

Diệt dục mà sinh dâm

Nói theo kiểu cờ bạc

Úp Tây mà lật Đầm

Nói theo Bùi hiền sĩ

Muốn vậy ch́a hai trăm !

Bao giờ cũng vậy, những cuộc đấu khẩu thơ giữa tôi và Trần Mạnh Hảo đều làm thiên hạ bật cười nhẹ nhơm tới bến sau khi thần kinh căng thẳng cũng tới bến. Anh em văn nghệ mà. Những người có khả năng khuấy đảo thiên hạ chỉ đếm trên đầu ngón tay, tại sao lại không biết thương nhau bảo vệ nhau trước những cặp mắt cú vọ của đám tiểu nhân ŕnh ṃ tâu hót ám hại.

Một giai thoại nữa có liên quan tới Trần Mạnh Hảo khi họ Trần dẫn theo hai vị chức sắc thuộc tỉnh Hà Nam Ninh đến Hội Văn Nghệ 81 Trần Quốc Thảo ăn nhậu và ra câu đối thách thức. Chuyện đó đă hơn 15 năm. Hôm đó tôi đang ngồi uống bia dưới gốc cây đa cùng với Nguyễn Quốc Chánh, Đoàn Vị Thượng … và nhiều anh em văn nghệ khác. Hai bên chào nhau và ráp bàn. Trần Mạnh Hảo tuyên bố “Có một câu đối chúng tôi ra vế mà từ Bắc vô Nam chưa ai đối được hoàn hảo về mặt nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nếu các bạn trong bàn giải được, chúng tôi cá độ một chầu nhậu thả giàn”.

Vế đối ra như sau :

“BATA đi giày vải”

Phải thú thật là vế ra quá độc. Bởi băng “Hà Nam Ninh” của Trần Mạnh Hảo gồm đúng 3 người, mà cả 3 đều đi giày vải, và giày vải đều mang hiệu BATA. Thế là anh em chiến hữu đều hướng mắt về phía tôi. Trong t́nh thế chỉ mành treo chuông, tôi gật đầu cái rụp.

Sau 15 phút động năo nhằm xác minh một đơn vị tiểu thủ công nghiệp mang tên “Đại Chúng” chuyên sản xuất dép râu ở Chợ Lớn, tôi hùng hồn đứng dậy đối lại như sau :

“ĐẠI CHÚNG lết dép râu”

Câu đối lại đă quá rơ ràng. Khi ba cán bộ đi giày Bata th́ đám đông đại chúng nghèo khổ đành phải mang dép râu lết bánh. Thế là sau một hồi tranh căi gọi điện thoại bàn xác minh cơ sở sản xuất dép lốp Đại Chúng có thật hay không th́ băng Trần Mạnh Hảo đành phải chung độ chứ c̣n phải hỏi.

Cũng trong giai thoại về câu đối, nhân đâây tôi nhắc chuyện này như một nén nhang thắp tặng linh hồn hai vị thuộc giới văn nghệ đă khuất. Đó là hai nhà thơ trào phúng Tú Rua và bác Cử Tạ vốn là hai nhân vật nằm trong hai câu đối của tôi. Chuyện xảy ra vào cuối thập niên 80 khi tôi và Lê Dụng (con trai cố nhạc sĩ Hoàng Việt) đến nhà Tú Rua chơi. Nhà thơ trào phúng Tú Rua vừa là chủ tiệm may đắt khách vừa là một cộng tác viên đắc lực của báo Văn Nghệ TP nơi Lê Dụng công tác. Trong lúc trà dư tửu hậu chén tạc chén thù ông chủ tiệm may Tú Rua cao hứng phán một câu “Nghe đồn Bùi Chí Vinh có khả năng ứng tác về ca từ thi phú cổ điển. Vậy ông có ngon làm hai câu đối nói về chí khí của Tú Rua tôi trong sáng như sao Tua Rua trên bầu trời đêm th́ tôi sẵn sàng đăi ông và Lê Dụng suốt một ngày khắp các quán Sài G̣n”. Lời phán của Tú Rua như một tiếng sét đánh ngang mày. Mà đă là sét đánh th́ nháng lửa và tung tóe như sao. Bất giác tôi liên tưởng đến bác Cử Tạ phụ trách mục “Ôn Cố Tri Tân” trên báo Long An cuối tuần thường hay bốc thuốc Đông Y ở khu Ông Tạ. Tôi nháy mắt với Lê Dụng như một nhân chứng vàxuất khẩu thành…hai câu đối như sau:

TÚ RUA “rua” SAO RUA

CỬ TẠ tạ ÔNG TẠ

Tôi thấy Lê Dụng khoái trá c̣n Tú Rua lặng người. Trong ba từ “rua” của vế trên th́ chữ “rua” thứ nh́ là tiếng Pháp có nghĩa là “bắt tay”. Tương tự trong ba từ “tạ” của vế đáp th́ chữ “tạ” thứ nh́ thuộc tiếng Hán có nghĩa là “vái chào”. Và kết quả là chúng tôi say xỉn quắc cần câu như thế nào có lẽ các bạn cũng h́nh dung ra được.

Cũng trong thập niên 80 tôi thường xuống khu Oâng Tạ giao du với gia đ́nh nhà văn Lưu Ngũ và các hảo hớn anh chị sống ngoài ṿng pháp luật ở khu vực đó. Lưu Ngũ xuất thân là cựu trung úy Biệt Động Quân của quân đội Sài G̣n sau giải phóng đi học tập cải tạo và trở thành nhà văn bất đắc dĩ nhờ đoạt giải văn học thành phố năm 1976 – 1977 với truyện dài VŨNG LẦY . Anh chán ghét chiến tranh đến mức độ chỉ muốn làm con người, nhưng làm con người giữa thời đại “bo bo” và “xuyên tâm liên” th́ quả khó làm sao. Trong một đêm nhậu đă đời với những kẻ “Đảng nghi ngờ, nhân dân chú ư” chúng tôi đă đi lang thang trên đường phố chỉ toàn xe đ̣ chạy bằng than, nh́n thấy những chiếc xích lô kiếp ngựa thồ mà phu xe toàn là cựu chiến binh bộ đội lẫn quân đội chế độ cũ, chúng tôi tiếp tục nh́n thấy những giọt lệ ứa ra từ các mệnh phụ phu nhân, các tiểu thư nghèo khổ phải “đứng đường” đón khách kiếm tiền độ nhật. Bài thơ SINH NGHI HÀNH mở đầu một giai thoại truyền khẩu sau này ra đời từ đó:

SINH NGHI HÀNH

Sinh nghi ta viết một bài hành

Vợ nghi chồng, em út nghi anh

Cha nghi con cái, bè nghi bạn

Thủ trưởng th́ nghi hết ban ngành

Láng giềng ḍm ngó nghi hàng xóm

Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh

Ngay ta khi viết bài in báo

Cũng nghi ḿnh kiếm chác công danh

Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thật

Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành

Thời buổi công hầu như chén cứt

Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh

Mèo ăn cho chó leo bàn độc

Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành

Trẻ con khát sữa, ai cho bú

Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh

Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống

Hoảng hốt v́ gương vỡ chẳng lành

Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố

Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh

Thúy Kiều phát triển nhiều như thế

Thảo nào đất nước hóa lầu xanh

Nhà tù phát triển nhiều như thế

Kẻ sĩ làm sao dám học hành

Ta làm thơ mà ḷng đứt ruột

Suốt đời bao tử chạy loanh quanh

Lănh tụ nói “đói quên nghi kỵ”

Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh

Trước khi tạm ngưng phần đầu bài viết GIAI THOẠI CỦA THI SĨ này, tôi thiết tưởng không có ǵ ư vị hơn khi nhắc đến một ông bạn phương xa là Nguyễn Lương Vị. Hồi c̣n ở trong nước chưa định cư ở Mỹ, Nguyễn Lương Vị sống cùng địa phương với tôi và những lúc buồn bă cô độc, anh thường ghé nhà rủ tôi nhâm nhi chén rượu quên sầu. Anh buồn v́ một lư do cực kỳ giản dị : anh là một con người chứ không phải một con thú hoặc một cỗ máy. Thậm chí anh c̣n rung động nhanh hơn con người b́nh thường một bậc, bởi anh là… thi sĩ.

Nguyễn Lương Vị thường ngồi bứt tóc trong lúc đánh cờ tướng. Đánh xong bàn cờ là tóc anh rụng như mưa. Anh sống nửa dại nửa khôn nửa tỉnh nửa điên như thế nên phải tự giải thoát ḿnh trong triết lư Phật Giáo. Mỗi lần say xỉn anh thường thuyết giảng cho tôi nghe về tiểu thừa đại thừa, về sắc sắc không không, về cơi luân hồi sát na sát khí… để cho tôi “choáng” mà bớt quậy. Nào dè tôi quậy c̣n tưng bừng hơn. Tôi có tặng anh bài thơ sau đây trươc khi anh sum họp gia đ́nh bên Mỹ :

PHẬT SỐNG

Chư huynh bàn về tu luyện

Đứa đại thừa, đứa tiểu thừa

Đứa nào cũng sắp thành Phật

Chỉ ḿnh ta c̣n gươm khua

Đời này nói đến hơn thua

Biết bao giờ cho hết chuyện

Ta thấy chư huynh yêu chùa

Cũng là tự thân bảo hiểm

Nhưng tu như vậy c̣n kém

Biết khôn lựa gốc bồ đề

Có người tu hang Pắc Bó

Sau này thành Phật sướng ghê !

 

 

Giai Thoại Của Thi Sĩ - Phần 2

 

Khi đặt bút viết GIAI THOẠI CỦA THI SĨ tôi không hề nghĩ rằng đây là bài đầu tiên vén màn cuộc đời hoặc hồi kư cá nhân của người viết. Chỉ đơn giản cảm thấy ngứa ngáy tứ chi cảm thấy miệng cần nói ra những điều ḿnh biết được cho nhẹ ḷng để đánh tan một số nghi hoặc từ phía người đời. Đơn giản chỉ là như thế. Tôi luôn luôn chủ trương viết về cái đẹp của các nhân vật ḿnh đề cập v cố gắng không đá động đến phần u tối, phần “sống để bụng chết mang theo” của họ. Tôi quan niệm đă coi một người nào đó là bạn, là huynh đệ th́ tôi sẽ chỉ chơi với phần ưu điểm mà họ có. C̣n chính quyền và ai đó chụp mũ, kết án hành vi của những người tôi đề cập th́ là chuyện thiên hạ. Tôi không quan tâm. Tự truyện của tôi chẳng những không đẩy bất kỳ ai đến chân tường mà ngược lại thanh lọc chất người và chất thú dưới ánh mặt trời. Thanh lọc và chiến đấu với bọn bất lương quen thói d́m kẻ sĩ lẫn tráng sĩ xuống tận đáy xă hội .Trên cơ sở đó tôi bắt đầu cuộc ghi chép văn minh và vệ sinh cho phần hai của bài viết này. Đó là khoảng thời gian đẹp đẽ tôi có cơ hội giao du với các chính khách, thân hào nhân sĩ, các kỳ nhân quái khách trong những lănh vực khác nhau.

Những năm đầu sau giải phóng khi c̣n phụ trách biên tập trang văn nghệ cho báo Tuổi Trẻ, tôi có chơi với một người bạn công tác tại Thành Đoàn xuất thân từ phong trào công giáo Thanh Lao Công tên là Nguyễn Tŕ tự Trương Hùng Thái. Nguyễn Tŕ tuy làm cách mạng nhưng có máu giang hồ hảo hớn mê truyện B́nh Xuyên, truyện 108 anh hùng Lương Sơn Bạc hơn là mê “Thép Đă Tôi Thế Đấy” của Paven. Tôi thường xuống khu Bà Quẹo, B́nh Hưng Ḥa ngao du sơn thủy cùng Nguyễn Tŕ và đọc thơ uống rượu cho bá tánh hâm mộ nghe. Trong một lần say khướt, hai đứa tôi kéo ra quán ngă tư miệt Tân Kỳ Tân Quư uống nước chanh “giải cảm”. Không ngờ ở bàn kế bên một đám anh chị sống ngoài ṿng pháp luật đang cụng ly bàn chuyện làm ăn, tất cả đều cởi trần xâm ḿnh vằn vện và chửi thề ỏm tỏi. Sau đợt chửi, do chia chác không đều hay sao đó, một vỏ chai bia bị đập bể toang và hai cây mă tấu được thẩy lên bàn cái rầm. Không khí căng thẳng như sắp xảy ra một trận huyết chiến. Tôi và Nguyễn Tŕ đều hồi hộp th́ … một kẻ đẹp trai lầm ĺ nhất trong bàn gầm lên như sư tử hống để tạo sự chú ư rồi lẳng lặng cầm ly rượu xây chừng vừa uống cạn đưa lên miệng nhai rôm rốp như nhai bánh tráng. Anh chàng nhai hết nửa ly th́ lè lưỡi ra cho đồng bọn thấy mớ mảnh thủy tinh vụn nhọn lễu, xong xuôi tiếp tục chiêu một ngụm rượu ực gọn xuống bao tử và nhai tiếp nửa ly c̣n lại với hai tṛng mắt đỏ ngầu. Khỏi phải nói, đám anh chị há hốc mồm kinh hăi mạnh ai nấy thu “đồ nghề” rút lui có lễ độ chứ sao. Bởi đối với một kẻ dám nhai ly khinh thường tính mạng ḿnh th́ chuyện nhai xương đối thủ chỉ là đồ bỏ.

Lúc ra về Nguyễn Tŕ thều thào với tôi “Thằng đó có vơ gồng hoặc vơ bùa làm bọn kia sợ chết khiếp”. Tôi bóp mạnh vào tay Tŕ lầm bẩm “Tao sẽ nhai được như thằng đó. Chỉ có cách đó th́ đụng độ mới bớt đổ máu”. Đă nói là làm. Trở về trụ sở cơ quan ở số 12 Duy Tân (bây giờ đổi thành đường Phạm Ngọc Thạch) đêm nào tôi cũng tập nhai ly. Tôi nhai hết những chiếc ly xây chừng nhỏ xíu mà chị hậu cần không hề hay biết. Tôi nhai rồi phun ra chứ không nuốt những mảnh thủy tinh vào bụng. Mới đầu tôi có bị đứt lưỡi, rách môi, trầy nướu tóe máu nhưng dần dà rút được kinh nghiệm, mỗi lần cắn ly tôi cho vành ly chỉ chạm vào phần cứng áp lực giữa hai hàm răng. Khi ly bể toang, tránh phần môi dưới và phần tay cầm bị chỗ nứt xé toạc. Tôi đă nhai từ những chiếc ly nhỏ, ly mỏng dính cho đến những cái ly cối dành uống bia dày cộm. Tôi c̣n thí nghiệm qua nhai chén sành, chén kiểu, tṛng mắt kính… và đều thành công. Có nghĩa là “trăm hay không bằng tay quen” chẳng có bùa ngải, vơ gồng, thần quyền nào cả. Nói là nói vậy nhưng để có hứng thú nhai ly, trong bàn nhậu bắt buộc phải xảy ra biến cố. Khi đó tôi tu rượu ừng ực, cơn hứng nổi lên, men nồng bốc hỏa…tôi gần như bị “nhập” trước mắt bè bạn hoặc kẻ thù. Lúc đó thay v́ thượng cẳng chân hạ cẳng tay dễ bị tổn thương, tôi đă làm cho chiến hữu khâm phục hoặc kẻ thù im phăng phắc. Chẳng những nhai mà tôi c̣n nghiền vụn những mảnh thủy tinh nhọn lễu thành cám và nuốt gọn với ư niệm trong đầu “bản thân thủy tinh vốn dĩ là cát mà ra, cát cát cát…”. Tôi đă sống và nhai ly một cách “cơi trên” như thế khi gặp lại Nguyễn Tŕ khiến hắn hoảng hồn. Những người khác trong giới văn nghệ chứng kiến năng khiếu quái đản đó của tôi cũng không ít, kể cả dân anh chị giang hồ…

Hơn 15 năm trước tôi và Nguyễn Quốc Chánh đă từng “cứu bồ” nhà thơ Hội Văn Nghệ Cần Thơ Vơ Minh Đường, phóng viên báo Tuổi Trẻ Nguyễn Ngọc Vinh trong một chầu nhậu tại quán số 43 đường Đồng Khởi với nội dung “Đường và Vinh bị đám thủy thủ viễn dương và lũ con ông cháu cha đời mới ăn hiếp”. Thế mà Nguyễn Ngọc Vinh sau này cao hứng bày đặt “test” tôi nhai ly tại quán Trống Đồng thuộc khuôn viên Tao Đàn. Bạn bè đă thích th́ ch́u ngay. Trước sự chứng kiến của khá đông anh em văn nghệ chiều hôm đó tôi đă xỉn quắc cần câu để “nhai” và “nuốt” phân nửa ly bia cối dày cộm chỉ chừa phần đáy và phần tay quai ly. Sẵn đà phấn khích cao độ tôi đă nhai tiếp cặp kính mát của Ngọc Vinh rồi nhả gọng ra, và đến giờ này tôi vẫn c̣n ân hận…Tôi ân hận bởi những chuyện tầm ruồng trẻ con bồng bột không cân xứng với chí hướng của một kẻ làm thơ dám lập ngôn và đương đầu với những cái lớn hơn trong cuộc đời. Đến giờ này trong bụng tôi đă nuốt tương đương “4 ly lớn thủy tinh” cộng thêm một trận xuất huyết dạ dày suưt qua đời tại bệnh viện Saint Paul chỉ v́ đống mảnh chai vớ vẩn. Tôi đă nằm hôn mê 2 ngày 2 đêm tại Saint Paul, được linh mục làm phép Xức Dầu Thánh dành cho người hấp hối, với sự túc trực của bà mẹ nghèo “có công với cách mạng” rưng rưng nước mắt. Có lẽ khi viết những ḍng này tôi sẽ từ bỏ luôn ư niệm “biến thủy tinh thành cát” như lời tụng thầm trong mỗi lần nhai.

Sự khủng hoảng lư tưởng của tôi trong giai đoạn đó được thể hiện qua bài thơ LỘ BẢN CHẤT thường được mọi người yêu cầu đọc lên mỗi lần đối ẩm :

LỘ BẢN CHẤT

Tất nhiên đây không phải là lần đầu

Anh đă cư xử với em như một người phàm tục

Dù thân thể anh không có ǵ xuất sắc

Trán không triết học giống Ăng Ghen,đầu không được hói giống Lênin

Sự dũng cảm của anh có khi trở thành phản động với Paven

Và thần kinh anh “mát” làm buồn ḷng Các Mác

Nói chung anh là thằng cha có tử vi không đạt

Thầy tướng ở Lăng Ong mới liếc đă thở dài

Cha mẹ sinh con không ai muốn con gầy

Nhưng anh ốm nhách đến nỗi thành bất hiếu

Ai cũng muốn người yêu ḿnh có nụ cười hàm tiếu

Nhưng anh đă cười méo mó rất khó coi

Chưa kể những đêm say xỉn đă đời

Anh rất giống kẻ t́nh nghi h́nh sự

Anh cũng hay “kên x́ po “ với đám du côn ngoài chợ

Và thích so găng với những kẻ cầm c̣i

Em chỉ cần sáng trí một chút thôi

Sẽ thấy anh xa huy chương mà rất gần tù tội

Nhưng đây không phải lần đầu anh lại nói

Mỗi chúng ta đều có cuộc sống của ḿnh

Đừng đem nỗi buồn tham nhũng cùng anh

Rồi hà tiện sự hồn nhiên cần thiết

Anh không phải là cái phao “Acsimét”

Để em bám vào lơ lửng đời nhau

Anh càng không phải là một con sâu

Lợi dụng t́nh yêu để thành chú bướm

Trời sinh hai tay anh dài như vượn

Vừa để quàng vai vừa để thượng đài

Trời sinh hai chân anh lắm vết chai

Đủ đi bộ và đủ t́m nhà trọ

Buồng phổi anh cháy dần v́ thuốc lá

Trái tim anh hằng khốn nạn v́ yêu

Anh có cái đầu th́ thơ chiếm mất tiêu

Khiến bao tử cứ loét ra v́ rượu

Đó là những điều mà nếu em tham dự

Đừng bao giờ xâm lược đến đời nhau

Không ai ưa bọn Hồng Vệ Binh mới lớn chút nào:

“Em ơi dang ra cho anh làm cách mạng

Nhích lại gần anh là mất Đoàn mất Đảng”

Nhưng cũng không ai ưa thứ ái t́nh ăn trộm

An cướp ăn xin ăn giựt ăn mày

Bởi v́ ái t́nh đâu phải dĩa trái cây

Mà lúc tim đói há mồm ra cắn

Erich Segan nói “Yêu là đừng hối hận”

Anh cũng tiếp lời : Yêu là phải chịu chơi

Lúc yêu nhau ḿnh đă rất lắm lời

Nên lúc đối thoại em làm ơn tiết kiệm

Ở đời sống anh là thằng gác kiếm

Th́ với ái t́nh anh không muốn rửa tay

Đời sống gờm nhau ngôn ngữ “tao mày”

Trong t́nh ái gọi tiếng “em” mát ruột

Ở đời sống người ta cần phong tước

Trong ái t́nh anh chỉ thích làm dân

Em là Thảo Bích Dung Phương Nhạn Thu Vân

Kim Đào Liễu Phụng Giang… ǵ cũng mặc

Miễn là chúng ta tôn trọng ngầm nguyên tắc

Anh là đàn ông, em là đàn bà

Chúng ta khác nhau từ lúc lọt ḷng ra

Nên đây không phải lần đầu anh phẫn nộ

Nhưng trong t́nh yêu nếu em làm toán đố

Th́ xin mời em mai cắp sách đến trường

Anh vốn sợ giáo điều như sợ bảng cửu chương

Đừng xoa đầu anh như xoa đầu đứa trẻ

Đừng bắt chước nữ hoàng đi săn nô lệ

Đừng để anh phải chửi tục thật kỳ

Thà mang tiếng Mă Giám Sinh c̣n hơn là ôm hận Trương Chi!

Cũng cần mở ngoặc đơn chỗ này, giữa một xă hội mà tuổi trẻ không dám yêu nhau, sẵn sàng v́ địa vị mà sống giả dối với nhau theo kiểu “em ơi dang ra cho anh làm cách mạng, nhích lại gần anh là mất Đảng mất Đoàn” như thế, tôi đă sống trong cảnh hiểm nguy ŕnh rập thường xuyên. Tại nhiều quán nhậu khác nhau tôi đă từng bị đám xă hội đen lẫn xă hội đỏ bao vây đe dọa bằng bạo lực “hội đồng”, từng bị vài tên “tiểu sát tử” xông qua bàn khiêu khích với ư đồ buộc tôi phải tử chiến để gài vào hành vi phạm pháp dân sự, nhưng tôi đều vượt qua những “lỗ chân trâu” đó. Tôi không dại ǵ “thí mạng” ḿnh trong những tṛ hề chính trị rẻ tiền. Có lẽ các anh Cung Tích Biền, Hồ Thành Đức hiểu sự liều lĩnh của con người tôi hơn ai hết, khi tôi đi bộ đội về phép dám mang lựu đạn của đơn vị để đi cầm cố cho các anh lấy tiền đăi nhậu bạn bè. Dù sao ba cái chuyện “anh hùng rơm” ấy giờ đă xưa như trái đất.

Thời điểm sau khi bị buộc cởi áo lính cũng là thời tôi thê thảm nhất. Đi đâu tôi cũng nghe đồn rằng cấp trên “cấm đăng bài Bùi Chí Vinh trên báo bằng… miệng” nếu kẹt quá v́ phải phục vụ yêu cầu của quần chúng th́ “chỉ đăng Thơ T́nh và duy nhất Thơ T́nh”. Tôi phải tồn tại mưu sinh bằng một nghề mới là… làm thơ bóng đá. Thuở ấy Hồ Nguyễn phụ trách tờ Long An Bóng Đá và tờ Long An Cuối Tuần rất ưu ái tài nghệ làm thơ đa hệ và hoàn cảnh bi đát của tôi bèn đề nghị cứ mỗi số báo ra tôi phải có một bài thơ về thể thao hoặc trào phúng hài hước. Nhờ vậy tôi đă chế tạo thêm một trường phái mới về thơ là THƠ BÓNG ĐÁ với hơn 300 bài thơ đă đăng báo kể từ 1978 đến nay. Hơn 300 bài thơ trên đă được nhà báo Huy Vĩnh công nhận như một thứ kỷ lục Việt Nam trong cuốn GUINESS THỂ THAO do anh là tác giả. Những bài thơ thành một loại biên niên sử ghi chép các giải World Cup, Euro lẫn các giải vô địch Việt Nam mà sau này nếu có dịp tôi sẽ in ra. Bây giờ tạm giới thiệu cùng các bạn hai bài thơ về bóng đá tiêu biểu :

ANH VÀ QUẢ BÓNG

Đời sống có ǵ hơn quả bóng

Tay trơn không níu được bao giờ

Hạnh phúc có hơn ǵ quả bóng

Lủng mấy lần x́ hết ước mơ

Vậy mà anh vẫn rất trẻ thơ

Thấy bóng lăn là chân động đậy

Bóng lăn đến một nơi nào vậy

Sao bàn chân măi ở bậc thềm ?

Bàn chân có lúc cạnh chân em

Khi hai đứa d́u nhau trên sỏi

Bàn chân có lúc lạ chân em

Khi trên cỏ : banh và đồng đội

Biết nói thế nào về cái lưới

Về xà ngang, cột dọc, khung thành

Hay chỗ đó lọt vào nông nỗi

Quả bóng t́nh em buốt ngực anh

Quả bóng tṛn như thể công danh

Anh chụp suốt một đời không dính

Chỉ thương thầm những cọng cỏ xanh

Không lớn nổi trên sân mùa lạnh

Sau trận đấu khán đài hiu quạnh

Như Charlot, anh hát một ḿnh

Có ngọn cỏ biết yêu buồn quá

Níu giày anh để đến thăm em

HOAN HÔ BRAZIL

Không riêng ḿnh anh, tất cả đă sẵn sàng

Mọi nhà thơ bắt đầu cầm lấy viết

Các nhạc sĩ đều chuẩn bị dây đàn

Những pḥng tranh sửa soạn trưng bày không kiểm duyệt

Bảy ngành nghệ thuật đă họp nhau ra nghị quyết

Phiên họp cuối cùng là hai chữ : Brazil

“Nghệ thuật thứ tám” khiến hành tinh khủng khiếp

Brazil Brazil như máu thịt của ḿnh

Brazil Brazil trống ngực đập b́nh b́nh

Khi quả bóng lăn, cầu thủ đều chơi nhạc

Quả bóng rơi đều lên mỗi trái tim

Rap Rock, Disco phải chuồn đi chỗ khác

Quả bóng Brazil làm loài người biết hát

Anh biết làm thơ và em biết nhảy đầm

Quả bóng Brazil cho địa cầu bóng mát

Mọi thứ đầu hàng kể cả chiến tranh

Quả bóng Brazil lặn trong ngực anh

Lúc nổi lên thành bài thơ em đang đọc

Em đă biết ǵ về sông Amazon

Nơi mặt trời Brazil sừng sững mọc

Ở đó có đứa bé da đen ôm mặt khóc

Đập bể máy thu thanh v́ quả bóng bị “x́”

Để mười năm sau thành ông vua thứ nhất

Mở đầu thời kỳ vương quốc Pêlê

Ở đó sân gôn trên đường phố vĩa hè

Những “Pêlê nhỏ” mê banh hơn vào lớp

Học kiểu nhà trường, tiền đạo dễ bị “me”

Không thể sút những đường banh khó nhất

Sút Parabol, sút Hypebol, sút nổ tung h́nh học

Pythagore sống lại cũng hoảng hồn

Đội đầu căng, đội đầu thẳng, đội đầu ch́m, đội đầu khép góc

Socrate có đội mồ cũng chẳng thể đội đầu hơn

Ở đó em ơi không có hoàng hôn

Tên họ Vava, Didi, Garincha… có nghĩa là buổi sáng

Cúp “Nữ Thần Vàng” trở thành của hồi môn

Cho kẻ cầu hôn ba lần chiến thắng

Ở đó người ta quyên sinh sau mỗi lần bại trận

Các cô gái gọi Pêlê và nguyền rủa căm thù

Quốc Hội ngưng họp chuyển sang phần “quốc táng”

Cờ rũ treo ba ngày, toàn Nam Mỹ âm u

Anh sẽ kể với em về trận thua Uruguay

Bảy người chết v́ đứt tung mạch máu

Hàng ngàn người phát điên, hàng triệu người mếu máo

Bệnh viện thiếu lương y v́ bác sĩ cũng… từ trần

Quả bóng chính là tôn giáo của Brazil

Đó cũng là đạo mà anh đang theo đuổi

Em đừng ngạc nhiên trên chiếc giường đám cưới

Sẽ có quả banh da làm biên giới giữa hai người

Chỉ trừ khi em biết đặt bóng vào môi

Bằng không chắc anh sẽ suốt đời ở góa

Cám ơn Pêlê và “một ngàn một trăm trái phá”

Dạy anh biết yêu em và phát triển tín đồ

Sau màn bóng đá là tiếng đồn về khả năng chuyển hệ từ thơ sang văn xuôi của tôi. Phải công nhận rằng khi dựa lưng vào chân tường tôi chuyển hệ thật nhanh, phản xạ nghề nghiệp để mưu sinh và để tự tồn tại. Lúc sinh con trai đầu ḷng năm 1990, NXB Long An qua trung gian Mặc Tuyền đặt hàng tôi viết tiểu thuyết YỂU ĐIỆU THỤC NỮ. Đây là tiểu thuyết đầu tay của tôi được hoàn thành trong ṿng đúng 15 ngày. YỂU ĐIỆU THỤC NỮ hao hao như một kiểu tự truyện, vừa ra đời lập tức được bán hết, được một NXB khác tái bản, và được Hăng Phim Giải Phóng kết hợp với Đài Truyền H́nh Cần Thơ thực hiện thành phim nhựa màu 35 ly Agfa đầu tiên trong thời điểm đó. Phim do ông Huy Thành đạo diễn với dàn diễn viên trẻ tuổi ăn khách Lê Công Tuấn Anh, Thành Lộc, ca sĩ Ngọc Sơn, Diễm Hương, Kim Khánh, Thế Anh… chiếu rộng răi khắp các rạp trên toàn quốc. Phim YỂU ĐIỆU THỤC NỮ sau đó được một Việt Kiều mua đứt bản quyền đem sang Mỹ kinh doanh và coi như tuyệt bản ở Việt Nam. Sẵn đà thắng lợi, hàng loạt tiểu thuyết của tôi với đề tài tương tự về giới trẻ tiếp tục xuất hiện trên diễn đàn các báo cho tuổi mới lớn qua h́nh thức đăng Feuilleton, xuất bản thành sách và sau đó làm phim như TÓC TIÊN, CỎ VEN ĐƯỜNG, MÊNH MÔNG T̀NH BUỒN…

Năm 1994, ông Nguyễn Thắng Vu giám đốc NXB Kim Đồng lúc đó có vào Sài G̣n gặp tôi và đưa nguyên tác tiếng Đức cuốn TKKG của nhà văn Stefan Wolf lẫn bản dịch tiếng Việt của dịch giả Vũ Hương Giang, đề nghị tôi phóng tác thành bộ truyện trường thiên thiếu niên giang hồ vơ hiệp mang hơi hướm ngôn ngữ và cuộc sống thời kỳ hiện đại. Không hiểu ai giới thiệu tôi cho ông, nhưng qua sự tín nhiệm của ông Nguyễn Thắng Vu, tôi thấy có bổn phận phải đưa đến cho độc giả trẻ tuổi Việt Nam đang thiếu thốn thức ăn tinh thần một bộ truyện bổ ích nói lên được ước mơ, khát vọng hành hiệp của các em. Tôi liên tưởng đến phong cách dịch tài hoa của Ngọc Thứ Lang qua cuốn BỐ GIÀ của Maria Puzzo mà tôi từng mê đắm. Thế là 70 cuốn TỨ QUÁI TKKG ra đời gây sóng gió dư luận trong suốt 2 năm với số bản in trung b́nh mỗi cuốn là 60 ngàn bản hằng tuần, phá mọi kỷ lục về số lượng phát hành lúc đó (và tới tận bây giờ). Sau thành công bất ngờ của TKKG, ông Nguyễn Thắng Vu tiếp tục đặt hàng tôi bộ truyện đặc sản Việt Nam mang tựa NĂM SÀI G̉N và bộ truyện này trong năm 1997 cũng tiếp tục gây chấn động dư luận với 40 cuốn, mỗi cuốn ra hằng tuần có số lượng in trung b́nh 20 ngàn bản, cũng là con số kỷ lục của một bộ sách Việt Nam cùng với KÍNH VẠN HOA của Nguyễn Nhật Anh. Bộ truyện NĂM SÀI G̉N đă thực hiện thành phim truyền h́nh năm 2006 – 2007 với bước đầu 15 tập mang tên NGŨ QUÁI SÀI G̉N chiếu trên màn ảnh nhỏ khắp cả nước. Bí quyết duy nhất của tôi khi viết những bộ truyện bán chạy có lẽ không khác ǵ người tù vượt ngục Henry Charriere phát biểu với báo chí khi viết cuốn PAPILLON. Đó là “Nếu viết hồi ức về cuộc đời kiểu đó có nhiều người mua th́ tôi dư sức viết được”. Nghe th́ đơn giản nhưng để đạt khái niệm “dư sức viết được” có khi phải đổi bằng máu và nước mắt suốt cả cuộc đời.

Cũng trong thời gian này tôi c̣n mở màn cho đầu sách truyện tranh màu của NXB Kim Đồng bằng 15 cuốn HẢI ĐẠI BÀNG nói về tuổi thơ của những đứa trẻ giống tôi ở những khu xóm bùn lầy nước đọng. Tôi chỉ đáng tiếc bộ truyện NĂM SÀI G̉N v́ những lư do khác nhau phải “chết non” ở tập 40, trong khi tôi chuẩn bị cho năm nhân vật của ḿnh đi chu du ṿng quanh thế giới cho đến cuốn 70. Bộ truyện kết thúc đột ngột kéo theo bao nhiêu là thư từ và nước mắt của những độc giả trẻ tuổi khắp ba miền đất nước đổ về tôi như một lời trách móc.

Năm 1994 với tôi có khá nhiều biến cố. Ngoài chuyện “ăn nên làm ra” trong lănh vực văn xuôi, tôi c̣n tham dự Hội Nghị Nhà Văn Trẻ toàn quốc tổ chức tại Hà Nội. Theo lịch tŕnh của Ban Tổ Chức đại hội th́ tôi và Phan Thị Vàng Anh sẽ phát biểu về thơ và về văn. Trên diễn đàn, thay v́ đọc diễn văn tôi lại hùng hồn bày tỏ nguyện vọng khí phách của một người cầm bút cô độc qua bài thơ TUYÊN NGÔN THI. Bài thơ làm choáng váng hai hàng ghế đầu của giới lănh đạo chính trị, văn hóa ngồi phía dưới. Nhưng ngược lại tạo nên sự phấn khích tột độ chưa từng có của đa số những người cầm bút trẻ hôm đó. Tôi đă nhận được những tràng pháo tay vang dội, những cuộc đề nghị phỏng vấn riêng của báo chí, truyền h́nh, tuy nhiên điều quan trọng nhất là bài TUYÊN NGÔN THI không bao giờ được xuất hiện nguyên văn trên mặt báo. Nó măi măi tồn tại như một giai thoại độc nhất vô nhị tại thủ đô Văn Miếu cho đến lúc mạng Internet xuất hiện trên toàn cầu :

TUYÊN NGÔN THI

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi đánh tan những điều nghi hoặc – Tôi trồng cỏ khắp nơi trên mặt đất – Chuẩn bị cho cổ tích loài ḅ – Tôi nắm tay Whitman, tôi quàng cỏ Rousseau – Đem cỏ bao vây triều đ́nh và nhà ngục – Đem cỏ tấn công bọn vua quan phàm tục – Làm rêu mọc đầy râu, làm hoang phế mọi lâu đài – Tôi sẽ dùng cỏ trong thơ đeo lủng lẳng ở vành tai – Thay các trang sức, các huân chương hèn mọn – Tôi sẽ tṛng vào khuôn mặt háo danh một sợi dây tḥng lọng – Được tết bằng cỏ mọc ở nơi mất vệ sinh duy nhất trên đời – C̣n loài cỏ đẹp mà tôi hằng chúc tụng – Chính là ṿng nguyệt quế thơ tôi.

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi thực sự ăn mày phép lạ – Tôi thương Rimbaud, tôi mê Remarque quá – Các bạn đi bộ khắp Châu Au không có một mái nhà – Tôi cũng đă mơi gị trên lộ Nguyễn Du – Gối quỵ xuống lề đường Cao Bá Quát – Tôi đạp lên xương sườn hai nhà thơ Việt Nam có cuộc đời đầy bất trắc – Nghe nhói đau ở phía dạ dày – Thế kỷ trước tôi, ở Tiên Điền ở Quốc Oai, hai người đồng nghiệp – Tôi chắc đă từng tê buốt chỗ này đây.

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi tăng tuổi thọ cho người sắp chết – Tôi giúp đỡ những ai thất nghiệp – Phát chẩn thi ca để kiếm việc làm – Với trẻ nhi đồng, tôi cẩn thận hỏi han – Xin được tháp tùng lên bầu trời mà Giê Su, Thích Ca dành cho con nít – Với đàn bà, tôi tỏ ra ưa thích – Xin được phiêu lưu xuống hỏa ngục nàng dành – Tôi đă cạo đầu và dài tóc rất nhanh – Đă khiếm nhă và cực kỳ lễ phép – Tôi đỏ tôi đen vô cùng khắc nghiệt – Cách ăn mặc trong thơ như y phục tắc kẻ – Nếu có lần nào áo quần đứt cúc – Đó cũng là lần tôi tập si mê.

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi xuất bản không cần trang bị – Sách vở cung đ́nh đang chờ cân kí – Tôi cân kí lô cái lưỡi của ḿnh – Dù vua chúa triều thần tiểu tiện lên các phát minh – Dặn tôi uốn lưỡi bảy lần th́ cho nói – Uốn một lần coi như tốt nghiệp nghề múa rối – Lần thứ hai đạt danh hiệu hát tuồng – Lần thứ ba chuẩn bị phong quan – Lần bốn lần năm th́ tha hồ chức tước – Uốn đến lần cuối cùng hẳn quyền to cả nước – V́ cái lưỡi bẩm sinh đă bị bảy lũy thừa – Cũng may là tôi không biết dạ biết thưa – Nên cái lưỡi vần c̣n nguyên mùi vị – Mỗi lần lưỡi cong là nhảy ra thằng thi sĩ.

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi nhổ nước bọt vào những điều lừa mị – Tôi hôn thiết tha người con gái nghèo làm đĩ – Và bạt tai đứa công chúa hợm ḿnh – Tôi cho Lệnh Hồ Xung nói tục với Doanh Doanh – Và Trương Vô Kỵ gọi Triệu Minh bằng ả – Tôi theo pḥ người giang hồ quân tử – Và tẩy chay đám quyền quư nịnh thần – Tôi sẵn sàng đạp xích lô đến chỗ hẹn với t́nh nhân – Và mặc quần rách d́u nàng đi ăn phở – Tôi sẽ tṛ chuyện với nàng bằng ngôn ngữ dân đen mạt lộ – Và đối thoại với vua quan bằng ngôn ngữ thiên tài – Tôi sẽ làm cho các nhà bác học – Thấy ḿnh c̣n cận thị trước tương lai.

Bằng sáng tác của ḿnh – Tôi bắt tay bè bạn anh em – Bắt tay các tiệc tùng giai cấp – Cám ơn chút rượu về khuya cho tôi cảm giác – Cám ơn bữa ăn mẹ cha dưa mắm rau cà – Cám ơn những bài thơ sinh đôi sinh ba – Đẻ khó nhọc như từng lon gạo chợ – Cám ơn những người tôi yêu không thành chồng thành vợ – Và hỡi kẻ thù tôi nữa, cám ơn !

Cũng bài thơ TUYÊN NGÔN THI năm 1995 kỷ niệm 20 năm giải phóng một lần nữa tôi có dịp đọc tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên thành phố khi cùng với 19 đồng nghiệp khác được biểu dương về sự nghiệp sáng tác văn học. Hôm đó có mặt các vị chức sắc, đầu ngành thành phố ngồi dưới, người bạn Đỗ Trung Quân trong vai tṛ MC đă cao hứng giới thiệu tôi lên đọc bài thơ mà anh gọi là “danh bất hư truyền” này. Một lần nữa bài TUYÊN NGÔN THI gây hiệu ứng dây chuyền mạnh mẽ với khán giả đến nỗi Đỗ Trung Quân bị “văng miểng”. Tôi nghe anh em văn nghệ đồn là họ Đỗ bị rờ gáy khuyến cáo c̣n tôi có quan chức đề nghị là “Nếu chịu chơi dám ăn dám nói như vậy th́ trả lại ba triệu đồng giải thưởng cho nhà nước”. Trời đất, giải thưởng là do nhân dân đóng thuế mà ra (trong đó có cả tôi) ấy là chưa kể ba triệu bạc ĺ x́ cho 20 năm lao động đổ mồ hôi chất xám của một thi sĩ thua xa số tiền hối lộ của một cán bộ bất lương mỗi ngày, th́ xin lỗi… c̣n lâu tôi mới ngu ngốc nhả lại những đồng tiền xương máu của chính tôi từng đóng thuế.

Nhiều người cho rằng tôi có tài tiên tri. Họ nói rằng tôi có khả năng đoán việc sắp xảy ra cho vận mệnh đất nước từ những bài thơ thời sự mang tính dụ ngôn. Chẳng hạn các bài thơ như CON ĐĨA, TÂM SỰ CỦA NGƯỜI MÁY… Bài thơ CON ĐĨA tôi đă chớm thai nghén ư tưởng từ những chuyến viễn du ra Bắc, tiếp xúc với các giới thân hào nhân sĩ trí thức ngoài đó, để rồi thấy rằng ḍng sông Bến Hải oan nghiệt hơn cả một cuộc chiến tranh 30 năm. Sự đứt khúc tạo nên hai chủ nghĩa xuất phát ngược chiều nhau không dễ ǵ hàn gắn chỉ trong vài thế hệ.Tôi xin chép bài thơ ra đây:

CON ĐỈA

Đất nước đứt làm đôi

Như đứt đôi con đỉa

Mỗi con lớn lên không hề ngắm nghía

Phía phần đuôi đau nhức của ḿnh

Lịch sử dùng phẫu thuật văn minh

Nối hai chú kư sinh làm một

Rồi thả lại vào ao nhưng đỉa không bơi được

Bởi hai cái đầu quay hai hướng khác nhau

Đất nước tôi như hai phần con đỉa

Dính liền bằng…lưỡi dao !

Năm 1994 ra Bắc tôi không c̣n cơ hội gặp Lưu Quang Vũ, người anh em giang hồ tài hoa quen biết sau giải phóng qua sự giới thiệu của Lưu Trọng Văn. Đơn giản là v́ anh đă chết một cách bất đắc kỳ tử. Bất đắc kỳ tử đến độ cái chết của anh đến bây giờ vẫn c̣n là một dấu hỏi với quá nhiều lời giải đáp. Khi anh mất , tôi có làm vài câu thơ tưởng niệm về hai vở kịch nổi tiếng của anh là NHÂN DANH CÔNG LƯ và TÔI VÀ CHÚNG TA như sau :

CÔNG LƯ là một KƯ LÔNG

Lúc cân, chẳng biết phải NHÂN DANH ǵ ?

Mới đầu TÔI VÀ CHÚNG TA

Đến khi màn khép TAO VÀ CHÚNG BÂY !

Một người cầm bút khác ngoài Bắc vô Nam t́m gặp tôi là nhà văn Bảo Ninh thành danh với cuốn NỖI BUỒN CHIẾN TRANH. Hôm đó cách đây hơn 15 năm, chiều mưa rả rích ở một quán nhậu trên đường Mạc Đỉnh Chi có tôi, Bảo Ninh, Nguyễn Trọng Tín, Vũ Ngọc Giao, Trần Hữu Dũng… Trong cơn say, hai kẻ hành khất chống nạng bán vé số rong ôm đàn guitar phím lơm hát bài nhạc SƯƠNG TRẮNG MIỀN QUÊ NGOẠI năo nùng đến bàn chúng tôi chào mời khách. Tôi bàng hoàng bởi anh chàng cụt gị nghêu ngao vọng cổ có khuôn mặt bầu bĩnh chính là một người lính Sài G̣n cũ trong Xóm Lách mà tôi cư ngụ. Tôi kể chuyện đó cho Bảo Ninh, một người cầm súng ở chiến tuyến ngược lại. Cảm giác rờn rợn và liêu trai ấy đă giúp tôi hoàn thành bài thơ ĐÊM LÍNH CŨ đọc cho bạn bè, và sau đó chép vào sổ tay theo yêu cầu của Bảo Ninh. Không biết người bạn giang hồ phương Bắc giờ này c̣n lưu những bút tích đó hay không ?

ĐÊM LÍNH CŨ

“Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm”

Bài nhạc đầy cải lương nói về người lính

Nam Bắc phân tranh, chiến hào Nguyễn Trịnh

Điệu Habanara nón sắt úp trên đầu

“Sương trắng rơi vai tôi ướt rồi sao ?”

Vai ai ướt, Bắc Kỳ hay Nam Bộ?

Đời lính thú lưu đồn quên cố thổ

Một chữ lính viết hoa, bao ngôn ngữ đều thừa

Gặp lại bạn bè cũ vẫn như xưa

Thằng nào cũng hát những bài ca tang chế

Điệu Bolero như một lời trách khẽ

Tiếng đàn đêm bỗng hóa tiếng than dài

Phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chu Lai

Nắp hầm đầy rêu ta ngồi bưng mặt khóc

Nghe gơ nhịp điệu sênh tiền lóc cóc

Nhạc ngựa reo thấp thỏm giọng nam trầm

Phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chư Pông

Dân “sinh Bắc tử Nam” không cần Trương Lương thổi sáo

Thằng ca sĩ lính Cộng Ḥa cụt đầu, cây guitar chảy máu

Khán giả hét “xung phong” qua tiếng pháo ngậm ngùi

Phải rồi phải rồi, tiếng đàn quen thuộc ở đây thôi

Thằng đang là đồng chí, thằng từng là chiến hữu

Cũng tiếng đàn ấy tưởng xưa mà chẳng cũ

Dù đứt một dây, gân cổ vẫn nghẹn ngào

Mười năm mới gặp nhau, mỗi đứa một cơn đau

Cởi áo binh chủng sao hồn c̣n vằn vện

Nói ǵ đây khi rửa tay gác kiếm

Chỉ biết lặng im chờ thái độ tiếng đàn

Nhưng tiếng đàn của binh nh́ th́ không chọn lọc giống sĩ quan

Lại Habanara, lại Bolero, lại những bài hát ấy

Không phải Tango, không phải Valse quư phái

Mà rất rưng rưng con mắt kẻ giang hồ

Giải phóng về ta bỏ súng làm thơ

Bạn bè tàn phế phải ăn mày hát dạo

Tiếng đàn từ đó trở thành ra giọt máu

Máu đă ứa ra không thể ứa hai lần

Không thể quay đầu trước xương máu nhân dân

Và đóng ngược vào đời ḿnh đinh nhọn

Cám ơn lời ca và tiếng đàn chưa muộn

Đă đánh thức ta sau mười tuổi công hầu

Theo tôi, sự tiên tri và cảnh báo những bi kịch của thời đại không chỉ dành độc quyền cho cá nhân tôi mà là tài sản tinh thần chung của các thi sĩ có tài năng bẩm sinh, từng trăi vốn sống và chịu sự vùi dập sóng gió của định mệnh. Vấn đề là kẻ nào “dám ăn dám nói dám viết đầu tiên”. Những kẻ đi tiền phong trong lănh vực thơ tiên tri đều có sứ mạng thiêng liêng như các thánh tông đồ trong Thiên Chúa Giáo hoặc các hành giả trong Phật Giáo. Họ có thể tử đạo v́ thơ của ḿnh nhưng tên tuổi họ măi măi bất tử trong ḷng quần chúng.

Trong những người khuyến khích tôi làm thơ “thời sự” để lưu lại cho đời sau ngoài các bậc tiền bối như Trang Thế Hy, Sơn Nam, Kiên Giang, Phạm Thiên Thư, Cung Tích Biền… c̣n có những chính khách “VIP” như Trần Bạch Đằng, Huỳnh Bá Thành…

Năm 1981 khi rời khỏi bộ đội, tôi bắt đầu phát hiện những thằng “Cuội” trong các lănh vực chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa… Chúng tồn tại và phát triển bằng hệ thống vây cánh mới, vừa liên minh vừa sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau nhằm bảo vệ quyền lợi riêng. Chỉ tội nghiệp chú Cuội của Hằng Nga quá trong sáng trước bài thơ này:

CUỘI

Sáu năm ta mới rành chú Cuội

Chê gốc đa, Cuội ở văn pḥng

Chê cuốc bộ, Cuội trèo xế hộp

Ở rừng về Cuội sợ đau chân

Cuội quên hết muối mè, cơm nắm

Thực đơn bảy món Cuội cười khà

Căng bụng Cuội hô hào nghị quyết

Kế hoạch nào cũng xạo bỏ cha

Ai cũng biết mặt trăng có Cuội

Nhưng Cuội mặt trăng khác địa cầu

Đứa nào Cuội “dạ dày dân tộc”

Đẻ con không lỗ đít về sau !

Một bài thơ khác cũng mang tựa đề một chữ, được tôi đọc trong bàn nhậu của một Mạnh Thường Quân bất đắc chí thách thức tôi làm bài thơ về đề tài CỨT. Với vị đại gia bất đắc dĩ đó, bàn tiệc ê hề sơn hào hải vị chỉ tương đương một đống phân. Tôi đă khạc như sau :

CỨT

Con ǵ ăn không ỉa

Cứt voi toàn bă mía

Cứt chim lắm cào cào

Cứt loài người ra sao ?

Lấy giùm ta kính lúp

Phân tích văn minh cứt

Cứt nhiều nhờ ăn no

Cứt ít nhờ bo bo

Đói th́ đầu gối ḅ

Ḅ mỗi thời mỗi khác

Ḅ làm sao ra cứt

Có cứt là có cơm

Thường ta rặn thấy rơm

Trong rơm thấy thóc sạn

Giận dạ dày khốn nạn

Không ị ra bánh ḿ

Cục cứt nhiều trọng lượng

Để dành cho vua quan

Riêng cứt ta lơng bơng

Phải thuộc về nhân dân !

Như đă đề cập về mối quan hệ của tôi với các chính khách như Trần Bạch Đằng, Huỳnh Bá Thành… Kỷ niệm tiếp theo xem như một nén nhang thắp viếng linh hồn hai người đă khuất. Năm 1988 tôi lập gia đ́nh tổ chức đám cưới ở Hội Liên Hiệp Thanh Niên do Huỳnh Tấn Mẫm chủ tịch Hội làm “chủ xị”. Quan khách có cấp bậc cao nhất tham dự lúc đó là Trần Bạch Đằng đương nhiên ở cương vị “chủ hôn”. Bàn của ông Trần Bạch Đằng tức ông Tư Anh có mặt nhiều vị lănh đạo cấp Thành Phố . Lúc lên phát biểu, chú Trần Bạch Đằng có nhắc nhở vợ tôi rằng “Lấy thằng Vinh là con phải trang bị một khẩu súng để bóp c̣ lúc cần thiết”. Câu nói vừa hài hước vừa mang tính ẩn dụ đă thắt chặt t́nh chú cháu hơn bao giờ hết, thậm chí pha chút t́nh phụ tử bởi tôi là một đứa trẻ mồ côi cha từ năm 17 tuổi (cha tôi chết năm 1971 v́ những vết thương do bị tra tấn trong nhà tù khi hoạt động cách mạng). Những lần đến nhà ông, lúc đi với Nguyễn Quốc Chánh lúc đi với vợ con, hai chú cháu đều tranh luận nhiều chuyện nảy lửa. Nguyễn Quốc Chánh khoái đấu khẩu với “chú Tư Anh” về chính trị, c̣n tôi chỉ thích lạm bàn quanh vấn đề văn nghệ chuyên môn và nhân cách kẻ sĩ. Vài lần thấy chú Tư đăm chiêu trước sự phát biểu cực đoan của Chánh, tôi có quay qua hội ư với thím Tư (là cô Chơn, cựu Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, vợ ông Trần Bạch Đằng) th́ thím Tư Ánh cười hiền hậu “Không sao đâu con à. Thím rất thích được nghe tuổi trẻ phản biện về chính trị”. Khi tôi ví von Trần Bạch Đằng là một Nguyễn Trăi thời nay nhưng thiếu minh chúa Lê Lợi th́ ông có vẻ chột dạ. Ông hỏi tôi “Mày nghĩ về Nguyễn Trăi ra sao ?” th́ tôi đọc bài thơ này cho ông nghe khiến ông rất hể hả:

SỰ NHẸ DẠ CỦA NGUYỄN TRĂI

Sử cho hay Nguyễn Trăi bị tru di

Cốt đạo Nho mà không rành Khổng Tử

Thân chưa tu đă muốn b́nh thiên hạ

Trị quốc thua cái váy của đàn bà

Ta cũng muốn làm ông tướng b́nh Ngô

Tưởng thời này khác thời xưa chúa đất

Ngờ đâu minh quân chỉ yêu mến công thần

Lúc hạt gạo vẫn c̣n nguyên hạt thóc

Gạo thành cơm để dành cho hoàng tộc

Lúa nổi thóc trôi đám tiện dân nghèo

Nghĩ mà thương những anh chàng đánh giặc

Tuổi về hưu c̣n mài kiếm trăng treo

Ta đốt binh thư ra ngủ ở chuồng heo

Sợ sự thông thái làm ḿnh mê nghiệp bá

Rồi lỡ tay đi cướp ấn công hầu

Mùi cứt lợn lại chồng lên lịch sử

Chẳng thà một ḷng quăng con trủy thủ

Ngồi khạc thơ coi lũ cá hóa rồng

Ḱa Nguyễn Công Trứ xưa c̣n rành tục ngữ :

“Cùng th́ tắc biến, biến th́ thông”.

C̣n với sư huynh Huỳnh Bá Thành, tôi lại có nhiều kỷ niệm khác. Cuối thập niên 80 anh Huỳnh Bá Thành lúc đó là Tổng Biên Tập báo Công An TP lôi tôi về viết mảng văn hóa văn nghệ của tờ báo khi tôi đang thất nghiệp. Trong cương vị mới tôi đă làm được “rất nhiều chuyện” với anh, trừ chuyện thơ. Anh nói “Chú mày lo viết truyện dài Feuilleton và làm phim cho hăng Người Bảo Vệ mới thành lập của báo. Riêng THƠ ĐỜI th́ cứ ghi chép theo kiểu thời sự hàng ngày để thế hệ sau này đọc và biết những ǵ xảy ra của nước ta thời điểm đó. Có điều chừng nào anh chết th́ chú mày mới in THƠ ĐỜI nhé.”

Thưa hương hồn anh Huỳnh Bá Thành, tôi đă làm những ǵ anh khuyến cáo và dặn ḍ. Có lẽ dưới suối vàng anh hẳn c̣n nhớ những đêm anh em tâm sự cụng ly nhau, tôi đă làm anh khinh khoái và nhẹ ḷng biết bao nhiêu trước những bài thơ theo thể Hành về nỗi đau cơm áo gạo tiền của nhân dân thống khổ. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin chép lại bài thơ phổ biến nhất anh đă từng nghe và được các nhạc sĩ giang hồ chuyển thành ca khúc với ca từ tam sao thất bổn. Đó là bài XÍCH LÔ HÀNH.

XÍCH LÔ HÀNH

Tưởng ḿnh ta đạp xích lô

Nào hay phố xá ngựa thồ như nêm

Buộc cho ta miếng băng đen

Để cho cặp mắt làm quen mù ḷa

Xỏ giàm vào mơm nữa cha

Để cho số tuổi ta già theo răng

Giật cương đi, hơi mấy thằng

Ê sao nước mắt chợt lăn xuống cằm

Ta đi dụ khị người phàm

Thấy huynh hiền sĩ từ quan lên rừng

Dạ dày ta nhảy lung tung

Nhảy dăm phút nữa dám khùng nghe cha

Cũng may vừa tới ngă ba

Cô em yểu điệu tà tà leo lên

Lưng ta kḥm giống cái yên

Chổng mông em cỡi, mùi thiền nhấp nhô

“Ba đồng một cuốc, mại dzô”

Có con ngựa đực vừa ho vừa gào

Ta thồ ngang động hoa đào

Thấy dăm kỹ nữ chém nhau giành bề

Thồ ngang đống rác thúi ghê

Thấy bầy tiểu tử chửi thề giành moi

Thồ ngang khách sạn em ơi

Chó ngồi ăn nhậu, c̣n người ăn xin

Nhưng mà chớ có rùng ḿnh

Tại ta kéo thắng chưa linh em à

Gân chân lơm tựa ổ gà

Mặt xương bụng lép đếch ma nào ngồi

Mới ra nghề tưởng khơi khơi

“Bác Hồ ngó thẳng” đâu chơi gà mờ

Dạ dày lại đánh lô tô

Mồm ta méo xệch bên bờ tử sinh

Như là thiếu phụ tắt kinh

Ruột xe có chữa th́nh ĺnh, chết cha

Té ra trong cơi người ta

Ruột lô ruột xịn khéo là ghét nhau

Đếm tiền c̣n thiếu xu hào

Đếm ta thấy chớm bệnh lao mất rồi

Vá giùm chút bạn hiền ơi

Chiếc xe cà chớn của thời cà chua !

Cũng bài thơ này và bài VE CHAI HÀNH được tôi đọc cho ông Vơ Văn Kiệt thời ông làm Bí Thư Thành Ủy Sài G̣n khi ông mời nhóm sáng tác của báo Tuổi Trẻ trong đó cĩ tơi đến nhà dùng bữa cơm thân mật. Trong lúc trà dư tửu hậu, ông nghe báo cáo rằng có một nhà thơ nổi loạn chuyên làm “Thơ Đen” truyền khẩu trong nhân dân. Các đồng nghiệp khác có vẻ lo âu nhưng tôi thản nhiên công khai hóa nỗi niềm ḿnh trước vị lănh đạo cao nhất của thành phố. Nghe xong ông Kiệt vỗ tay gật gù khoái trá khiến bầu không khí bớt căng thẳng. Tôi không biết ông nghĩ về tôi ra sao chứ những chính sách của ông ban hành sau này với giới trí thức và văn nghệ sĩ “dám ăn dám nói” rơ ràng bị… siết chặt hơn.

Một kỷ niệm có dính dáng tới ông là tôi vài lần chở nhà văn Sơn Nam đậu trước biệt thự nhà ông để lăo tiền bối Sơn Nam gơ cửa xin “viện trợ” của đồng chí cũ thời cùng chung tỉnh ủy Long Châu Hà. Những lúc đó tôi thấy thương kiếp nhà văn của ông Sơn Nam vô cùng. Ngày xưa vua chúa phải hạ ḿnh đi cầu hiền sĩ c̣n thời nay hiền sĩ phải đi cầu cạnh ngược lại. Đúng là kiếp cầm bút bọt bèo giữa bể dâu chính trị.

Nói là nói vậy chứ trong cửa tử luôn luôn có cửa sinh. Đă là một nhà văn nhà thơ đứng về phía nhân dân th́ buổi giao thời chủ nghĩa với những cảnh “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” như thế bao giờ cũng là môi trường thuận lợi nhất để ra đời những tác phẩm lớn. Chỉ trừ khi bản thân người cầm bút bất tài và thích đổ thừa. Cũng may trong cuộc đời lang bạt giang hồ tôi luôn được tiếp xúc với nhiều kỳ nhân dị sĩ trên các lănh vực nghệ thuật khác nhau để “hâm nóng” sáng tác.

Chẳng hạn trong hội họa tôi có dịp giao du với những họa sĩ, điêu khắc gia vừa có tài năng vừa hào khí ngất trời trong… bàn rượu, đủ để làm được bài thơ HỌA HÀNH. Đó là các họa sĩ từng vẽ chân dung tôi mà tôi c̣n lưu giữ như Nguyễn Trung, Nguyễn Trọng Khôi, Khánh Trường, Vi Vi Vơ Hùng Kiệt. Đó c̣n là các bậc đàn anh tên tuổi khác như Hiếu Đệ, Rừng, Nguyên Khai, Hồ Thành Đức, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Thanh Tùng…

HỌA HÀNH

Làm thơ mà quậy toàn họa sĩ

Là “thi hữu họa, họa hữu thi”

Ai dám bảo đó điều cấm kỵ

Ngày xưa Lư Bạch quậy Vương Duy

Lư Bạch quậy Vương Duy c̣n đỡ

Ta nâng ly toàn đụng dân gầm

Mỗi tên cầm cọ chừng dăm vợ

Nói ǵ tiểu thiếp đến chào sân

Mỗi tên cầm cọ dăm người mẫu

Chữ mẫu nghe đâu giống mẹ hiền

Các em làm mẫu, ta làm phụ

Phụ mẫu kề nhau dễ đảo điên

Mà cật vấn chi nhau chữ sex

Picasso biết được mất ḷng

Chagal biết được đâm xích mích

Họa pháp làm sao cọ khỏi run

Cọ run th́ cũng như ng̣i viết

Người mẫu, nàng thơ có khác ǵ

Có em trường phái đều thua hết

Tranh cởi trần, chữ cởi dâm thi

Đọc dâm thi chỉ cần manh giấy

Xem tranh phải ngó lại túi tiền

Tội nghiệp bạn chọn nghề quư phái

Gỗ, lụa, màu… giá rẻ vài “thiên”

Ơi, Khôi, Trung, Đệ, Trường, Khai, Đức…

Hội họa ngày nay xuống chợ trời

Tranh ảnh quốc doanh bày như rác

Gác cọ, ḿnh đi uống rượu chơi…

Chẳng hạn trong âm nhạc, môn phái gần gũi với thi ca nhất, tôi tha hồ “đi bụi” với nhạc sĩ Trần Quang Lộc, Lă Văn Cường, Vũ Ngọc Giao, Nguyễn Hải… Cách đi bụi với mỗi người cũng khác nhau. Năm 1975, lúc c̣n làm biên tập viên trang văn nghệ báo Tuổi Trẻ tôi gần như là cặp bài trùng với họa sĩ “đa hệ” Nguyễn Trọng Khôi, bởi Khôi là họa sĩ tŕnh bày đầu tiên của tờ báo vừa có thể sáng tác nhạc. Anh có đặc điểm là hát rất hay bằng giọng “têno” bài MỘT CƠI ĐI VỀ của Trịnh Công Sơn lúc bài nhạc này bị cấm. Trong bàn nhậu bạn bè, tôi phun thơ giang hồ liên tục c̣n anh kết thúc bằng bài hát BÀI CH̉I về người chồng nhà quê bị vợ phụ rẫy khiến ai nấy bật cười ha hả. Năm 1977 tôi bắt đầu quen với Lă Văn Cường như một cặp bài trùng thứ hai. Cuộc hội ngộ của chúng tôi ly kỳ như… phim. Lă Văn Cường thách tôi cứ sau một bài thơ là Cường sẽ hát đáp lễ bài nhạc do Cường sáng tác. Và trên thực tế Cường đă thực hiện đúng như vậy. Tôi đọc 50 bài thơ và Cường hát đủ 50 bài nhạc cho đến lúc cả đám trong bàn đều quắc cần câu. Với Vũ Ngọc Giao th́ đượm mùi tráng sĩ hơn. Năm 1978 khi nằm ở Ban Tổ Chức Thành Đoàn chuẩn bị lên đường nhập ngũ, tôi đă cùng Vũ Ngọc Giao nhạc sĩ guitar cổ điển một thơ một nhạc ngả nghiêng phục vụ công chúng xó chợ lề đường dọc khu Bà Lê Chân, Trần Quang Khải… trong những quán nghệ sĩ thời đó của Huy Tưởng và cà phê Hạ Trắng. Sau này đi bộ đội về tôi lại tiếp tục “bài trùng” với nhạc sĩ kiêm ngâm sĩ Nguyễn Hải của xứ Ngũ Hành Sơn và với Trần Quang Lộc, người sáng tác bài VỀ ĐÂY NGHE EM với những giai điệu và ca từ rất đỗi t́nh tự dân tộc ngọt ngào. Đây là thời gian tôi làm thơ về đề tài âm nhạc nhiều nhất. Bài guitar sau đây là một ví dụ tiêu biểu :

GUITAR

Một bài thơ cho cây đàn

Như bài hát cuộc đời ban cho ḿnh

Như là lúc mới làm quen

Anh không dại dột yêu em bằng lời

Anh ôm guitar lả lơi

“Tout L’ amour” dạo hết thời con trai

Trong vườn hoa giấy vừa bay

Khi rơi xuống ở trong tay hồi nào

Trong tay hoa ở rất lâu

Trong anh, em ở bạc đầu chưa xa

Cám ơn nhạc cám ơn hoa

Cám ơn phụ nữ sinh ra loài người

Cám ơn tất cả lứa đôi

Biết nghe âm nhạc nói lời mối mai

Biết anh mỗi bận so dây

Là em đang dạo gót hài trong anh

“Love is blue” t́nh yêu xanh

Thiếu guitar sẽ trở thành đen thui…

Chẳng hạn bên điện ảnh, tôi từng hạnh ngộ và la cà với rất nhiều người, những người có bụng “lân tài” giúp đỡ tôi về mặt tinh thần lẫn cơm áo cũng không ít. Tôi có thể kể tên đến cố đạo diễn Hồng Sến, cố diễn viên Lê Chánh, đạo diễn Hồ Ngọc Xum, tài tử đẹp trai Nguyễn Chánh Tín… Các huynh đệ khác như Lê Cung Bắc, Châu Đen, Phạm Thùy Nhân…

Với đạo diễn Hồng Sến thuở c̣n sinh tiền mỗi lần có cha ông lên thăm là ông luôn nhớ đến tôi. Ong đăi tiệc bắt tôi đọc hai bài thơ ÔNG GIÀ RỪNG SÁT và ÔNG GIÀ BẮT RẮN cho phụ thân ông thưởng lăm. Các bạn thử tưởng tượng Hồng Sến hơn tôi gần 20 tuổi th́ “ông cụ” của ông phải bô lăo đến chừng nào. Thế mà khi đọc xong hai bài thơ trên, đôi mắt “bô lăo” của ông ướt như trẻ con. Đến giờ này tôi vẫn hănh diện về những buổi đọc thơ cho gia đ́nh đạo diễn Hồng Sến lúc ông c̣n sống.

Với Nguyễn Chánh Tín th́ lại hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi làm quen nhau ở nhà họa sĩ kiêm diễn viên Lê Chánh trên đường Vườn Chuối đầu thập niên 80. Thuở ấy tất cả đều nghèo, trên mâm rượu chỉ có “xị sô” G̣ Đen, Cây Lư và me xoài cóc ổi. Thuở ấy Nguyễn Chánh Tín đă là một ca sĩ pḥng trà thành danh và là diễn viên điện ảnh có khuôn mặt “mỹ nam tử” hút hồn phụ nữ, c̣n tôi là một thi sĩ giang hồ bụi bặm. Thuở ấy chỉ cần “ngửi” nhau qua một bài nhạc có đẳng cấp hay qua một bài thơ khẩu khí độc đáo là mọi người đă thương nhau như ruột thịt. Thuở ấy đẹp đến nỗi măi hơn 20 năm sau này tôi mới tái ngộ Nguyễn Chánh Tín mà hai người vẫn nhớ như in những bài thơ đă đọc, những bài nhạc đă hát ngày xưa lúc anh Lê Chánh c̣n sống. Chính kỷ niệm gắn bó hơn 20 năm trước đă kết dính tôi và Nguyễn Chánh Tín thành “cặp bài trùng” hiện nay trong điện ảnh. Hiện nay chúng tôi đang hợp tác làm việc cùng nhau qua thương hiệu một hăng phim tư nhân được thành lập vào năm 2007 mang tên là CHÁNH TÍN FILM. Tôi đảm nhận việc viết kịch bản phim c̣n Nguyễn Chánh Tín làm đạo diễn. Chúng tôi chủ trương khôi phục ḍng phim kinh dị đă mất tích từ sau giải phóng bằng hàng loạt phim nhựa ngắn 45 phút chiếu các rạp lớn trên toàn quốc và phát hành đĩa DVD tại Bắc Mỹ và Châu Au. Chúng tôi đă thực hiện liên tiếp 4 phim mang tựa NGÔI NHÀ BÍ ẨN, SUỐI OAN HỒN, CHẾT LÚC NỬA ĐÊM, BỐN THÍ NGHIỆM TRONG ĐÊM TÂN HÔN và hiện lên kế hoạch làm 2 phim kinh dị, hành động mang tựa NỢ MÁU, SÁT THỦ ra mắt công chúng trong và ngoài nước vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.

Cuộc đời Nguyễn Chánh Tín cũng thăng trầm không kém ǵ tôi. Anh từng vượt biên nhiều lần và bị bắt một lần để đời. Nếu không nhờ ông Dương Đ́nh Thảo, giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Thành Phố lúc đó bảo lănh đóng phim VÁN BÀI LẬT NGỬA của Trần Bạch Đằng th́ chắc bây giờ c̣n lâu anh mới tái xuất giang hồ cùng tôi lần nữa. Lần được ông Dương Đ́nh Thảo “cứu bồ” đó, Nguyễn Chánh Tín đă gây dấu ấn xuất sắc trong làng điện ảnh nước nhà với vai diễn trung tá t́nh báo Nguyễn Thành Luân, một nhân vật ảo từ nhân vật có thật là trung tá Phạm Ngọc Thảo. Nếu ai đó “chụp mũ” anh v́ anh tham gia một cuốn phim “Việt Cộng” th́ họ đă quá lầm. Thật ra Nguyễn Chánh Tín chỉ là một thanh niên Việt Nam yêu nước đến tận cùng không hề phân biệt chủ nghĩa quốc gia hay cộng sản. Nhân nhắc đến ông Dương Đ́nh Thảo, một chính khách của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từng xuất hiện ở Hội Đàm Paris Bốn Bên, không riêng ǵ Nguyễn Chánh Tín, bản thân tôi cũng là người chịu ơn ông. Chính ông Sáu Thảo tức Dương Đ́nh Thảo đă cùng anh Huỳnh Bá Thành, Vũ Quang Hùng lo hộ khẩu cho tôi khi tôi nằm quân lao H39 v́ dám chống lại cấp chỉ huy độc đoán trong quân đội.

Kỷ niệm về tôi với ông Sáu Thảo thật thơ mộng và mang mùi vị Lương Sơn Bạc. Khoảng đầu thập niên 80 phái đoàn Văn Nghệ Sĩ và Báo Chí Thành Phố do ông Dương Đ́nh Thảo dẫn đầu có rủ tôi theo xuống đất Duyên Hải tức Cần Giờ. Đêm đó trước công chúng đông đảo bao gồm công nhân lâm trường và học viên các trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới, ông Sáu Thảo có đọc diễn văn khích lệ tinh thần và các nghệ sĩ sân khấu khác có biễu diễn vài tiết mục phục vụ họ. Chỉ có điều tiếng vỗ tay và sự hưởng ứng quá rời rạc. Ông Sáu Thảo liền quay sang tôi “Lần này phải nhờ đến tài xuất khẩu thành thơ của Bùi Chí Vinh đó”.

Dĩ nhiên là tôi nhận lời “chữa cháy” ngay lập tức. Tôi liên tưởng đến cảnh ngộ những người vượt biên và những người săn đuổi kẻ vượt biên ngay trên đất Cần Giờ, nơi được mệnh danh là “Siberia” của Sài G̣n này. Tôi liên tưởng đến những lần cụng ly với những người bí ẩn hâm mộ thơ tôi tại quán rượu nhà sàn “ÔNG THẦY” nằm chơi vơi mé biển. Tôi liên tưởng đến chính đời ḿnh đời Nguyễn Chánh Tín đời của nhiều anh em giang hồ hảo hán ôm mộng làm cách mạng như Thủy Hử ngày xưa nhưng suốt đời bất thành phải mài kiếm dưới trăng giống tráng sĩ Đặng Dung. Thế là bài thơ LƯƠNG SƠN BẠC ra đời. Bài thơ kéo theo tiếng vỗ tay rầm rộ phấn khích của công chúng phía dưới. Tôi xin chép bài thơ ra đây như một cách tạm thời kết thúc phần hai GIAI THOẠI CỦA THI SĨ :

LƯƠNG SƠN BẠC

Lên Duyên Hải gặp Lương Sơn Bạc

Đứa vác cần câu đứa kéo chài

Cùng săn cá sấu quanh rừng Sác

Thả xuồng ghé quán nhậu lai rai

Người trung niên ta gọi : anh Hai

Xâm con ó bảy màu trên ngực

Gió biển nhiều sao ó chưa bay

C̣n đậu chiều nay trong quán cóc

Hay con ó c̣n sợ bầy chim cắt

Mài cựa quanh năm móng vuốt dài

Hay rượu làm anh Hai xếp cánh

Công hầu thua một chén đưa cay

Thảo nào hồi đó huynh Tiều Cái

Tống tửu vài chung đă rớt đài

Anh Hai giới thiệu bạn văng lai

Đầu trọc như nhà sư họ Lỗ

Xưa Trí Thâm không chơi rắn hổ

Tu mười năm chỉ nhớ thịt cầy

Nay anh Ba tu chùa măi lộ

Rắn măng xà quàng vắt trên vai

Hà tất phải khà như phun nọc

Để chạnh ḷng đám rắn hổ mây

Đệ dù sao cũng ḍng phàm tục

Mời chư huynh một chén rượu đầy

Rượu đầy nào phải là sóng dữ

Mà biển gầm lên tưởng nứt quầy

Anh Bốn đi quyền quên luật rượu

Chém ba dao thua một dao gài

Lư Quỳ c̣n cả thời ngang dọc

Lẽ nào anh Bốn sớm chồn tay

Đệ dân thành phố chưa quen sóng

Cũng tiếp tứ ca một chén đầy

Mà rượu đầy huynh uống chưa say

Quyền Mai Hoa thiếu gái cũng hoài

Coi ḱa t́ nữ cười khiêu khích

An ái cần chi phải mập gầy

Nữ t́ thừa biết khi lên ngựa

Anh hùng lỏng gối chẳng hơn ai

Vơ Ṭng bất lực nên sát tẩu

Tội Kim Liên chết uổng tuyền đài

Phải giống Yến Thanh vào hắc điếm

Thường động pḥng nương tử mới hay

Nếu cha mẹ không ghiền tửu sắc

Làm ǵ có đệ có huynh đây

Mà đệ gặp huynh mới chục chai

Chưa đáng mặt mà xưng hảo hán

Con voi khi sa xuống đầm lầy

Giọt lệ ngàn năm c̣n nuốt hận

Chúng ta những ông thần nước mặn

Vốn khinh thường áo măo cân đai

Vốn ghét công hầu như ghét cứt

Muốn trèo mây như Lư Thiết Quài

Muốn đạp gió như Tôn Hành Giả

Lương Sơn trăm lẻ tám thiên tài

Hôm nay gặp gỡ làm giông băo

Thêu cờ “trăm lẻ tám thiên tai”…

BÙI CHÍ VINH