DaiHocCungCauBTLieu

 

***

 

VietNamNet đăng ngày 30/1/2007 : http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/01/659380/

dưới đầu đề tự họ sửa lại « Không cung với cầu rởm ».

 

Giáo dục Đại học : Mong Bộ trưởng quan tâm đến “cầu” và “cung”

 

Bùi Trọng Liễu

Nguyên giáo sư đại học (Paris, Pháp)

 

Từ một số năm nay, một số người đề cập đến « cầu » và « cung » để dẫn chứng cho sự đ̣i hỏi tăng số lượng trường đại học, tăng số sinh viên, tăng học phí, vv. Tôi không dám khẳng định rằng có một động cơ để thương mại hóa Giáo dục Đại học kiếm lời. Nhưng tôi thấy nên đặt lại một số câu hỏi để cho vấn đề thật sáng tỏ về « cầu » và « cung », và mong được ông Bộ trưởng quan tâm.

« Cầu » đây là cầu nào ? Nếu « cầu » là nhu cầu của xă hội, bao gồm mọi lĩnh vực,  để đất nước tồn tại và tiến triển trong một khung cảnh toàn cầu hóa mà sự cạnh tranh luôn luôn hiện diện, (thí dụ như cần bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu chuyên viên trong ngành này ngành nọ, CNTT, canh nông, thủy sản, giao thông, vv. để doanh nghiệp phát triển, cần bao nhiêu giáo viên để bảo đảm sự học hành cho con em cả nước, cần bao nhiêu bác sỹ y tá để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, vv.) th́ đây là « cầu chính đáng », cần được kiểm kê và có kế hoạch đáp ứng. Bộ GDĐT chính là Tư lệnh, hoặc – trong trường hợp không phải là bộ chủ quản của một số ngành – là « đồng Tư lệnh » như thường thấy ở một số nước đă phát triển, hay ít ra cũng có tiếng nói của ḿnh trong vai tṛ tham mưu.

C̣n « cầu » theo nghĩa là quan hay dân hiện đang đ̣i hỏi có bằng cấp ở mức này mức nọ để có địa vị trong xă hội, các địa phương này nọ đang cần một số đại học để « làm cảnh », vv. th́ « cầu » này là loại « cầu không chính đáng », xin tạm gọi là « cầu rởm ». Tất nhiên có sự khác biệt giữa sự mong mỏi tiến thân của người dân và sự mong muốn có bằng cấp để được thăng quan tiến chức của một số cán bộ : con đường tiến thân b́nh thường phải nằm trong khuôn khổ của sự học hành chính đáng, c̣n nhu cầu thăng quan tiến chức với kiểu học tại chức được cấp phát bằng cấp không phải là con đường lành mạnh ; nó rất khác với việc học bổ túc để trau dồi nghiệp vụ không bằng cấp. Tại sao « c rồi mới thi » thay v́ « thi rồi mới cử » ? Nếu người chưa đủ hiểu biết, th́ sao đă vội trao cho chức vụ ? C̣n nếu muốn trao cho chức vụ cao hơn, th́ đánh giá theo khả năng ; c̣n nếu đánh giá theo bằng cấp th́ bằng cấp đó phải được bảo đảm từ hệ chính qui mà ra.

            « Cung » đây là cung ǵ ? Đối với « cầu chính đáng » th́ Nhà nước, qua Bộ GDĐT, mới có bổn phận phải « cung ». Ngược lại, đối với « cầu rởm » th́ có bổn phận « không cung ». Chỉ riêng việc « không cung » cho « cầu rởm », cũng đă gỡ được một phần mớ ḅng bong, và làm cho phương tiện và khả năng sát với thực tế hơn. Thí dụ như vấn đề tỉ số tiến sĩ trong đội ngũ nhà giáo đại học. Ông bộ trưởng có lư khi phát biểu muốn nâng một cách đáng kể tỉ số tiến sĩ này. Nhưng nếu số trường đại học có hạn th́ dễ thc hiện hơn, c̣n nếu mở vung văi quá nhiều đại học th́ đề án trở thành bất khả thi. Bởi v́ đào tạo tiến sĩ không dễ : đào tạo trong nước đă khó ; gửi ra ngoài đào tạo cũng khó, v́ các trường đại học nghiêm chỉnh nước ngoài cũng tuyển một cách chặt chẽ ; không phải nghiên cứu sinh Việt Nam nào được phép đi du học cũng có thể ghi tên soạn luận án được, và ghi tên soạn luận án tiến sĩ rồi không có nghĩa là sẽ hoàn thành nổi một luận án. Đă có những trường hợp phải bỏ cuộc. Đó cũng là một thí dụ chứng tỏ rằng ngay với « cầu chính đáng », chắc ǵ đă có được « cung ». Huống hồ với « cầu rởm » !

            Từ nhiều năm, cũng như một số đồng nghiệp, tôi đă cố điều trần với các vị lănh đạo về việc kết hợp giảng dạy và nghiên cứu trong Giáo dục đại học. Với tàn dư của mô h́nh Liên Xô cũ, giải pháp nhanh chóng và tiết kiệm nhất để góp phần nâng chất lượng và số lượng nhà giáo đại học trẻ có bằng tiến sĩ là : hoặc đưa các viện nghiên cứu về trường đại học, hoặc là lập trường đại học từ các Viện Khoa học và Công nghệ, và Viện Khoa học Xă hội và Nhân Văn. Đó là hai khả năng giải pháp cụ thể để thực hiện « đại học hoa tiêu » đă nhiều lần được kiến nghị. Trong khi giải pháp thứ nhất xem ra có vẻ quá phc tạp, th́ giải pháp thứ nh́ có vẻ như dễ thực hiện hơn, v́ cơ sở vật chất và nhân sự đă có sẵn. Bước đầu không cứ phải đủ ngành, đủ cấp. Tuy nhiên có hai điểm đáng được chú ư : dần dần tiến tới xóa bỏ sự ngăn cách giữa Khoa học-Kỹ thuật-Công nghệ, và Khoa học Xă hội-Nhân Văn-Kinh tế (v́ đó là xu hương hướng chung của thế giới), và dần dần m rộng đủ các cấp học, chứ không chỉ khoanh vào cấp đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ (v́ đầu vào có tốt th́ đầu ra mới tốt). Đây là một giải pháp « cung » cho « cầu chính đáng ». Càng chóng được thực hiện càng tốt cho nền Giáo dục đại học nước nhà.