Sinh năm 1934 và sang Pháp du học năm 1950, Bùi Trọng Liễu là tiến sĩ khoa học nhà nước Pháp ngành toán (Docteurs d’Etat ès sc

VỀ GIÁO DỤC

 

Bùi Trọng Liễu

 

________________

Sinh năm 1934 và sang Pháp du học năm 1950, Bùi Trọng Liễu là tiến sĩ khoa học nhà nước ngành toán (Docteur d’Etat ès sciences mathématiques), và là giáo sư đại học ở Pháp từ 1963 đến 2003. Luôn luôn nặng ḷng với quê hương, ông đă nhiều lần về thăm nhà, viết nhiều điều trần hay kiến nghị về giáo dục và đào tạo, với nguyện vọng giúp cho đất nước nói chung và sinh viên nói riêng, đạt được tŕnh độ tri thức khả dĩ tương đương với danh nghĩa bằng cấp mà hiện nay bên Việt Nam thường là hữu danh vô thực.

 

Theo quan niệm của các nước Tây phương «trí thức không đồng nghĩa với người có bằng cấp», các bài viết của Bùi Trọng Liễu chú tâm vào việc hướng dẫn, phân tích thế nào là người trí thức thực sự, đề nghị Nhà nước Việt Nam phải lưu ư cải tổ ngành giáo dục hiện tại để đào tạo người có thực tài cho thế hệ hiện tại và tương lai. Lần lượt, xin trân trọng giới thiệu các bài viết hữu ích và giá trị này.

 

Phạm Trọng Luật

____________________

 

Thay cho lời nói đầu:

 

Từ hơn 30 năm nay, tôi đă nhiều lần phát biểu những ư kiến của tôi về Giáo dục Đào tạo, về điều kiện làm việc của người khoa học, ngay trước ngày ḥa b́nh trở lại trên đất nước ta, thoạt tiên là qua những thư hoặc lời phát biểu điều trần tới các nhà lănh đạo ở cái thuở mà c̣n rất ít người có điều kiện hoặc có ư muốn làm việc này; tiếp theo là những kiến nghị trên báo, trên sách và phương tiện truyền thông khác, khi thời thế đă cho phép, và tôi c̣n nói đi nói lại măi đến tận ngày nay. Tuy vậy, tôi có cảm tưởng là, độc lập với ư tôi có được «nghe thấy» hay không, thái độ của [một số] nhà cầm quyền dành cho tôi là sự lịch thiệp và ḥa nhă.

Trích một đoạn ở trang 328 của cuốn sách của tôi «Tự sự của người xa quê hương» (Chuyện gia đ́nh và ngoài đời), nxb quốc gia Hà Nội, 2004:

Một số anh chị em biết chuyện, hỏi tôi v́ sao (ám chỉ trong mấy chục năm quan hệ với trong nước), tôi lại được nhiều sự «ưu ái» của những vị cầm quyền. Câu hỏi có lẽ ngụ ư mỉa mai châm biếm nhiều hơn là mang vẻ ngạc nhiên. Tôi thành thật trả lời:

«Tôi là người trí thức, lại là người trí thức Việt kiều. Tôi đă nhiều lần phát biểu, kể cả viết trên báo, về vai tṛ người trí thức, nó bao gồm thông tin, góp ư, và phê b́nh, mà tạm gọi gọn lại là vai tṛ «tranh luận ư kiến» (débat d'idées), có vậy th́ mới góp phần làm cho xă hội tiến triển được. Nó khác với vai tṛ «hành động» của nhà chính trị, bao gồm việc lựa chọn những giải pháp phù hợp để đưa vào thực hiện. Người trí thức có bổn phận của ḿnh, nhà chính trị có vai tṛ của ḿnh; ư kiến nêu lên, nếu cho là phải th́ nghe, nếu cho là không phải th́ không nghe. Không nên lẫn lộn. Đă có dư luận và sử sách phân giải sau này.

C̣n về thái độ của nhà cầm quyền đối với người trí thức, nếu đọc lại sử ta thuở trước, th́ thấy có những trường hợp mà họ không đợi người trí thức phát biểu rồi mới trả lời, mà c̣n đi «bước trước»: Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huệ không những là danh tướng một thời, mà c̣n là những nhà chính trị cao. Họ đâu phải nhờ ư kiến của mấy cụ già ẩn náu ở chốn đồng quê rừng rú, mới làm nên việc! Khi sai sứ, hay đích thân tiếp kiến, trân trọng hỏi ư các cụ, họ đă khôn khéo chứng tỏ cho nhân dân biết họ là những nhà cầm quyền nh́n xa, biết hỏi, biết nghe. Nhưng đó là chuyện đời xưa.

Ngày nay, thế giới biến chuyển nhanh, cọ xát ư kiến là một sự cần thiết cho mọi xă hội có nhu cầu muốn tiến triển. Sự suy vong của một nước, nếu có, đâu có phải là lỗi ở một vài lời phát biểu. Nhưng ngược lại, trong sự hưng thịnh của một xă hội, tất có sự góp phần của nhiều ư kiến.

C̣n riêng tôi, đă định cư ở nước ngoài, tôi đâu có cầu cạnh ǵ mà ngại và che đậy việc phát biểu ư kiến với nhà cầm quyền?».

Dưới đây, tôi tập hợp một số bài báo tôi đă đăng trên báo giấy hay báo mạng, phần lớn là báo trong nước.

 

Bùi Trọng Liễu