23-PhilosophieDuDroit-BVNS

 

 

CHÚ GIẢI DẪN NHẬP

 

TƯ PHÁP NHƯ LÀ LUẬT VỀ

SỞ HỮU VÀ HỢP ĐỒNG (§§54-81)

 

4.1.      Hegel và các học thuyết cận đại về sở hữu và hợp đồng:

 

Nhân thân phải mang lại cho ḿnh một lĩnh vực của sự tự do ngoại tại để hiện hữu như là ư niệm”… (§41)

 

“Chừng nào có sở hữu th́ nhân thân mới hiện hữu như là lư tính”… (§41, Giảng thêm).

 

-    Hegel dành khá nhiều chỗ cho hai phạm trù pháp lư: “sở hữu”“hợp đồng” (hay “khế ước”) trong GPR, tương xứng với vị trí quan trọng của chúng trong Luật La Mă và trong pháp quyền tự nhiên cận đại. Đối chiếu ngắn gọn với pháp quyền tự nhiên truyền thống, nhất là ở thời cận đại, ta nhận ra nhiều chỗ đặc thù và mới mẻ của Hegel.

 

-    Một cách giản lược, có thể nói ngay rằng: đi vào vấn đề này, nhất thiết phải tiền-giả định những cá nhân làm chủ chính ḿnh lẫn sở hữu của ḿnh, rồi từ chỗ có ư thức về lợi ích riêng của ḿnh mà cùng nhau kư kết những khế ước; và đến lượt chúng, những khế ước này trở thành nền tảng cho trật tự thống trị và trật tự pháp luật của xă hội, Nhà nước. Tuy nhiên, ở đây, như đă nói, nó lại vấp phải sự phản bác của luận cứ về sự luẩn quẩn: bản thân “sở hữu” và “khế ước”/“hợp đồng” đều là những phạm trù pháp lư lấy trật tự luật pháp và trật tự chính trị làm điều kiện tiên quyết! Ngay Thomas Hobbes cũng khẳng định rằng không thể có sở hữu tiền-nhà nước; có chăng chỉ là sự chiếm hữu vô-luật pháp. Do đó, để thoát khỏi luận cứ phản bác ấy, cần phải t́m cách du nhập một khái niệm sở hữu tiền-nhà nước, có tính pháp quyền tự nhiên mới có thể lấy đó làm cơ sở cho một khái niệm khế ước tiền-nhà nước và có tính pháp quyền tự nhiên. Điều này chỉ có thể làm được nếu thoát ly khỏi quan niệm sở hữu theo kiểu phong kiến trung cổ thuộc chủ quyền của các lănh chúa bằng một quan niệm sở hữu đơn thuần có tính tư pháp. Chỉ bấy giờ, phạm trù sở hữu mới đặt cơ sở trên việc chiếm lĩnh và sử dụng vật bởi những nhân thân chứ không trên cái ǵ khác. Lư luận về sở hữu của Hugo Grotius (1583-1645) sẽ được John Locke (1632-1704) tiếp tục phát triển thành học thuyết về lao động như là nguồn gốc pháp lư của sở hữu, và trở thành cơ sở quy phạm cho luận điểm nổi tiếng của Adam Smith (1723-1790) rằng lao động là nguồn gốc của mọi sự giàu có. ư nghĩa chính trị của ḍng chảy liên tục này về lư thuyết sở hữu chính là nỗ lực muốn hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực riêng tư của cá nhân, qua đó dành cho cá nhân một lĩnh vực “tư pháp” mà Nhà nước – với tư cách là đại diện cho “công pháp” – phải tôn trọng. Việc tiếp thu trở lại nền tư pháp của La Mă trong thời Cận đại được hiểu trong bối cảnh đó, với mục đích bảo vệ và thiết lập khu vực “tư pháp”.

 

-    Về cơ bản, Hegel không chỉ tiếp thu mà c̣n phát huy mạnh mẽ hơn nữa lư luận về sở hữu của thời cận đại, khi ông nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sở hữutự do cũng như giữa sở hữuchiếm hữu, khai thácsử dụng (§§54-64) làm cơ sở cho lư luận về hợp đồng (§72 và tiếp):

 

4.2. Sở hữu:

 

-    Trước hết, Hegel xác định sở hữu như là tư hữu([1]), v́ đó chính là hiện thực của ư chí cá biệt, và do đó, việc xóa bỏ tư hữu là một sự vi phạm “bản tính tự nhiên của sự tự do của Tinh thần và của pháp luật” (§46, Nhận xét), “chừng nào có sở hữu th́ nhân thân mới hiện hữu như là lư tính” (§41, Giảng thêm). Thêm nữa, “sở hữu, về bản chất, [phải] là sở hữu tự do, toàn vẹn” (§62), nghĩa là phải sở hữu giá trị lẫn việc sử dụng nó (§63), chống lại quan niệm phong kiến (Châu Âu) về quyền sở hữu “bị phân chia”: phân biệt giữa “chủ sở hữu tối cao” (vua chúa) với “chủ sở hữu sử dụng” (chư hầu). Theo Hegel, mọi sự phân chia giữa “quyền sở hữu” và “quyền sử dụng” (chẳng hạn, đối với đất đai) đều là tàn dư của chế độ phong kiến, mâu thuẫn “một cách tuyệt đối” với sự sở hữu tự do, toàn vẹn (§62, chú thích 123).

 

-    Hegel gắn liền sở hữuhợp đồng như là hai mômen tất yếu (§§45 và 71) không phải theo nghĩa thực tế và thực dụng dựa trên các quy tắc của sự khôn ngoan mà là sự tất yếutính khái niệm: không có sở hữu và hợp đồng, ư chí tự do không có sự tồn tại-hiện có (Dasein) và sự tự do trở nên không hiện thực. Con người là nhân thân, trong chừng mực có năng lực và có thẩm quyền làm chủ sở hữu và kư kết hợp đồng với nhau; trong chừng mực đó, tồn-tại-như-là-nhân-thân (Personsein)tồn-tại-tự-do (Freisein) là đồng nghĩa với nhau.

 

-    Đáng chú ư ở đây là: sự tự do sở hữu và sự tự do kư kết hợp đồng không bao hàm việc tôi sở hữu bao nhiêu và kư kết hợp đồng về cái ǵ, miễn việc làm ấy thỏa ứng h́nh thức pháp lư (§49). ư tưởng này của Hegel thường bị phê phán mạnh, vậy lư lẽ của ông ra sao? Theo Hegel, đây chính là “tính trừu tượng” của pháp lư, tương ứng với phương diện chủ quan là sự b́nh đẳng của những nhân thân trong quan hệ với pháp luật và trước pháp luật. Điều này có nghĩa: vấn đề b́nh đẳng xă hội hay sự công bằng nói chung không đặt ra ở cấp độ pháp quyền trừu tượng (§49, Nhận xét) và không thể được giải quyết đơn thuần bằng những phương tiện pháp luật. Ông dành công việc này lại cho lĩnh vực xă hội dân sự ở cấp độ đời sống đạo đức (Sittlichkeit) với sự phân tầng xă hội thành nhiều giai cấp và quan hệ giữa các giai cấp với nhau (§§182-256).

 

-    Với học thuyết về sở hữu, Hegel c̣n tỏ ra nhất quán với quan niệm của ḿnh về nhận thức chân lư. Theo ông, nguồn gốc của sở hữu từ việc chiếm hữu vật là ở “quyền chiếm lĩnh tuyệt đối của con người đối với mọi vật” (§44). Quyền này là “tuyệt đối”, v́ “chất liệu của vật” không có quyền hạn tự ḿnh (§52). Đây là sự khác biệt căn bản giữa Tinh thần và Tự nhiên, v́ pháp quyền là tồn tại-hiện có của ư chí tự do, tức, là ư chí của Tinh thần, trong khi bản thân giới tự nhiên không có quyền hạn nào hết. Sự vô quyền của giới tự nhiên cũng đồng nghĩa với sự bất lực của nó trước sự chiếm hữu của con người. Nói cách khác, đây cũng là luận cứ để chống lại luận điểm của Kant về việc không thể nhận thức được vật-tự thân (§§44, 52 và Nhận xét). Luận cứ này dựa trên hai tiền đề:

 

-    sự vô quyền của Tự nhiên đồng nghĩa với sự bất lực của Tự nhiên, theo nghĩa, pháp quyền không chỉ là yêu sách về pháp lư mà c̣n là hiện thực pháp lư: cái vô quyền – tức giới tự nhiên – th́ cũng bất lực trong “quan hệ với ư chí và sở hữu” (§52, Nhận xét);

-    việc làm chủ giới tự nhiên một cách thực tiễn qua hành động chiếm hữu th́ đồng thời cũng là hành động khai thông giới tự nhiên về mặt nhận thức bằng lao động và sự đào luyện trí tuệ.

 

Nhiều nhà chú giải nêu nghi vấn: liệu “hành xử của ư chí tự do đối với vật” (§44, Nhận xét) – tức việc làm chủ và chiếm lĩnh chúng – có thực sự bao hàm nhận thức hoàn chỉnh về chúng? Khi ư chí tự do thủ tiêu vẻ ngoài của sự độc lập-tự tồn của sự vật bên ngoài bằng thực tiễn, phải chăng nó cũng đồng thời thâm nhập và thấu suốt Sự vật về mặt lư thuyết? Ta có lư do để nghi ngờ: cái bị thống trị về thực tiễn thường giấu ḿnh trước kẻ thống trị, bởi sự thống trị làm tha hóa cả kẻ thống trị. Trong khi đó, Hegel không chỉ đánh đồng sức mạnh lớn hơn với quyền hạn (pháp quyền) cao hơn mà c̣n với chân lư cao hơn: chân lư thực tiễn đồng thời chân lư lư thuyết. Trước thảm trạng tàn phá môi trường ngày nay v́ không thực sự hiểu biết giới tự nhiên, một quan niệm như thế liệu có thỏa đáng về lư thuyết lẫn thực hành (đạo đức)?

    

-    Hegel tiếp thu các lư thuyết về sở hữu và hợp đồng của thời Cận đại, đồng thời cải biến và mang lại cho chúng cơ sở triết học sâu hơn. Tuy nhiên, ông cũng giới hạn phạm vi của chúng.

 

-    Một mặt, Hegel chia sẻ và ca ngợi sự tự do như là động lực xuyên suốt các học thuyết thời cận đại, xem đó là cái đối ứng và sự phát triển quan niệm về tự do của nhân vị do Kitô giáo mang lại (§62, Nhận xét). Mặt khác, theo ông, “tồn tại-hiện có (Dasein) của tự do” không được tát cạn trong các h́nh thức sở hữu và hợp đồng như cách nh́n c̣n hạn chế của các học thuyết ấy:

 

-    Đối với sở hữu, ranh giới của sự chiếm hữu và xuất nhượng là vật, chỉ có vật mới có thể được chiếm hữu và xuất nhượng. Ngược lại, bản thân nhân thân không bao giờ có thể là vật để sở hữu: quan niệm về sở hữu của Luật La Mă đối với con cái (pater familias, §43, Nhận xét) cũng như người nô lệ (§57, Nhận xét) là sai trái, phi pháp (unrechtlich) về nguyên tắc. Con người “chiếm hữu” chính ḿnh thông qua sự tự nhận thức và học vấn chỉ là một cách nói ẩn dụ mà thôi, v́ không ai lại “sở hữu chính ḿnh” như sở hữu một ngôi nhà hay quyển sách! Rơ hơn: con người chỉ có thể xuất nhượng những ǵ có thể tách rời khỏi con người một cách ngoại tại, chẳng hạn những sự áp dụng và kết quả của những năng lực chứ không thể xuất nhượng bản thân những năng lực. (Đó cũng là cơ sở cho quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả) (§§43, 57; §§67-69).

 

Ta cũng không thể xuất nhượng bản thân tính nhân thân của ta, nghĩa là, về mặt pháp lư, không thể tự bán ḿnh làm nô lệ hoặc từ bỏ sự tự quyết về trí tuệ, luân lư hay tín ngưỡng, bởi đó là xuất nhượng những ǵ nhân thân không sở hữu một cách ngoại tại (§66, Nhận xét). Sau cùng, Hegel mở rộng lập luận sang cả mạng sống của con người, và việc xuất nhượng nó (chẳng hạn sự tự tử hay biến mạng sống của ḿnh thành phương tiện cho một mục đích ngoại tại) đồng nghĩa với việc tự thủ tiêu tính nhân thân, và, do đó, là sai trái, phi pháp. Theo Hegel, quyền hiến dâng hay đ̣i hỏi mạng sống phải thuộc về một pháp quyền cao hơn so với tư pháp trừu tượng, đó là “ư niệm đạo đức” sẽ được thể hiện qua vai tṛ của Nhà nước.

 

4.3. Hợp đồng (Khế ước)

 

-    Như đă thấy, theo Hegel, hợp đồng, cũng như sở hữu, thuộc về bản thân Khái niệm pháp quyền: nó có giá trị tiên nghiệm (a priori). Nghĩa là, giống như trong một phán đoán phân tích, nó chứa đựng mối quan hệ với những chủ thể cá biệt kư kết hợp đồng từ sự tự do, tức không phải dưới sự cưỡng bức của quan hệ nhân quả tự nhiên để qua đó thực hiện năng lực pháp lư như là những nhân thân. Hegel đi xa hơn các lư thuyết truyền thống về hợp đồng khi ông bổ sung cho tính tiên nghiệm của nó bằng luận điểm rằng bản thân việc kư kết hợp đồng là có tính tất yếu (§71, Nhận xét). Sự tất yếu này không phải là một sự tất yếu tự nhiên, trái lại, nhân thân chỉ có thể thực hiện sự tự do của ḿnh bằng cách kư kết thỏa ước với những nhân thân khác: nhân thân không thể đồng thời muốn là tự do mà lại không kư kết hợp đồng, thậm chí, không thể có tự do mà không đi vào quan hệ hợp đồng, bởi như thế cũng sẽ không có bản thân sự tự do!

 

-    Như thế, sở hữu – như là tồn tại-hiện có của ư chí tự do của tôi trong viễn tượng ư chí tự do của một nhân thân khác và ngược lại, từ đó mang lại sự nhất trí của cả hai ư chí đối với một và cùng một vật – chính là hợp đồng, hay nói cách khác, là sở hữu trong h́nh thức được quy định và được đảm bảo bằng hợp đồng. Khác với quan niệm truyền thống, theo đó người ta phải có sở hữu đă, sau đó mới đi vào kư kết hoặc không kư kết hợp đồng (theo nghĩa rộng hơn, khế ước xă hội và khế ước cai trị là cái đến sau để bảo đảm cho quyền sở hữu có trước), Hegel cho rằng khái niệm sở hữu vốn đă bao hàm khái niệm về hợp đồng. Không có sở hữu nào độc lập với các quan hệ hợp đồng: hợp đồng hay khế ước cũng tất yếu như sở hữu, và biện minh cho điều này chính là xử lư về mặt tư tưởng “bước chuyển từ sở hữu sang hợp đồng” (§71). Cầu nối ở đây là câu sau đây: “Quan hệ này giữa ư chí với ư chí mới chính là mảnh đất riêng biệt và đúng thật, trong đó sự tự do có sự tồn tại-hiện có (Dasein) của ḿnh” (§71). “Quan hệ” này không ǵ khác hơn là sự công nhận lẫn nhau (§71, Nhận xét). Trong viễn tượng đó, hợp đồng là sự công nhận lẫn nhau giữa những nhân thân như là những nhân thân. Qua đó, sự tự do của nhân thân có được sự tồn tại-hiện có chỉ với tư cách là sự tự do được những nhân thân khác công nhận. Sự công nhận lẫn nhau này về sự tự do chính là cái được thực hiện ở trong hợp đồng.

 

-    Một đặc điểm khác trong lư thuyết về hợp đồng của Hegel là vấn đề đối tượng của hợp đồng. Những nhân thân chỉ có thể công nhận lẫn nhau và kư kết hợp đồng đối với những ǵ được ư chí của cả hai bên mong muốn, do đó, đối tượng của hợp đồng chỉ có thể là sở hữu mà thôi. Như thế, sự công nhận lẫn nhau về sự hiện hữu hợp pháp của sở hữu chỉ liên quan đến những hợp đồng tư pháp. Kết quả là: những chủ thể trong hợp đồng không công nhận lẫn nhau như là những chủ thể hay nhân thân nói chung, mà chỉ như là những người sở hữu, do đó sức mạnh hợp pháp hóa và bảo đảm tự do của hợp đồng không vượt ra khỏi lĩnh vực ấy. Ông loại trừ về nguyên tắc mọi đối tượng hợp đồng nào không phải là sở hữu ra khỏi phạm vi hợp đồng. V́ lẽ tính cách tiên nghiệm, tất yếu – tức tính cách pháp quyền tự nhiên – của hợp đồng gắn liền và phụ thuộc vào các tính chất ấy của khái niệm sở hữu, nên những hợp đồng nào không liên quan đến sở hữu chỉ là những hợp đồng mạo danh hay cùng lắm chỉ có tính tương tự, bởi chúng không có cơ sở của pháp quyền tự nhiên.

 

-    Việc Hegel giới hạn hợp đồng trong quan hệ với sở hữu, tức với vật, khiến ông loại trừ các quan hệ pháp lư trong phạm vi gia đ́nh (vd: hôn nhân) và Nhà nước ra khỏi lĩnh vực áp dụng mô h́nh hợp đồng. Đối với gia đ́nh, trong §75, Nhận xét và trong §§158-181, ông phê phán nặng lời định nghĩa nổi tiếng của Kant về hôn nhân như là “sự nối kết hai nhân thân thuộc giới tính khác nhau nhằm chiếm hữu các đặc điểm giới tính của nhau suốt đời” (Kant, Siêu h́nh học về đức lư, I, §24), gọi đó là “sự ô nhục” (!) và là kết quả của việc quy giảm một định chế đạo đức (gia đ́nh) vào một quan hệ hợp đồng mang tính tư pháp (do đó, “hợp đồng” nuôi nấng và giáo dục giữa cha mẹ và con cái cũng là “phản đạo đức”). Mặc dù chủ trương này của Hegel (đối với gia đ́nh cũng như Nhà nước) không được thực tế tiếp thu và thực hiện, nhưng ta nhận ra ở đây động cơ của ông: cái giá phải trả cho việc lư giải đơn thuần có tính hợp đồng về vật sẽ dẫn đến việc vật hóa toàn diện mọi quan hệ giữa người với người. Ông biết rằng điều này sẽ diễn ra trong thực tế (chẳng hạn trong xă hội dân sự: §§182-256) nhưng ông cố gắng khắc phục, ít ra bằng phương tiện khái niệm.

 

-    Đối với Nhà nước, ông cũng kịch liệt chống lại các lư thuyết về “khế ước xă hội”, tức chống lại “việc can thiệp của quan hệ hợp đồng… cũng như của quan hệ tư hữu nói chung vào trong quan hệ Nhà nước” (§75, Nhận xét)([2]).

 

     Khi Hegel lên án sự “can thiệp” ấy, ông đồng thời mở ra cả hai mặt trận: vừa chống lại tư tưởng về pháp quyền và nhà nước của thời trung cổ xem các quyền hạn và nghĩa vụ như là tư hữu của một số ít nhân thân kiệt xuất (vua chúa…), vừa chống lại quan niệm của phái tự do cận đại xem Nhà nước như cái ǵ thoát thai từ sự cộng dồn những ư chí cá biệt. Hegel sẽ gọi Nhà nước tự do chủ nghĩa này là “Nhà nước ngoại tại, Nhà nước của sự cấp thiết, của giác tính” (§183). Và trong §258, Nhận xét, ông c̣n xem quan niệm ấy về Nhà nước là nguyên nhân của nạn khủng bố trong Cách mạng Pháp. ư đồ của Hegel ở đây dường như không phải là nhằm “thần thánh hóa” Nhà nước như những lời công kích ông mà xuất phát từ trực cảm rằng Nhà nước phải là sự thống nhất giữa cái phổ biến và cái đặc thù của ư chí tự do – tức cái volonté générale [ư chí phổ biến] đích thực – chứ không phải chỉ là “tính chung” trừu tượng của mọi ư chí đặc thù mà “Nhà nước ngoại tại” chỉ đơn giản thâu gồm chúng lại (Xem thêm: §258, Nhận xét).

 

     H. Schnädelbach (2000, 212) nhận định: “Theo Hegel, sự thống nhất cụ thể này của ư chí phổ biến mới chính là sự tự do đúng thật, và v́ thế, ta có thể nói rằng Hegel vẫn đứng dưới ngọn cờ của sự tự do khi phê phán chủ nghĩa tự do chính trị, điều mà các nhà phê phán ông từ Rudolf Haym cho đến Karl R. Popper và Ernst Topitsch vẫn không chịu thừa nhận. Cần đáp lại các nhà phê phán theo chủ nghĩa tự do ấy rằng Nhà nước của Hegel cũng là “tự do phóng khoáng” (liberal) theo nghĩa, trong Nhà nước ấy, nền tư pháp hiện đại vẫn giữ nguyên giá trị, và sự tự do chủ quan vẫn được thừa nhận như là nguyên tắc cơ bản; điều Hegel muốn phản bác chỉ là luận điểm cho rằng bản thân Nhà nước này của nền tư pháp hiện đại và sự tự do chủ quan chỉ được xây dựng duy nhất trên các cơ sở tư pháp và các sự từ bỏ sự tự do cá nhân”.

 

     Ta sẽ c̣n trở lại với các học thuyết về khế ước xă hội và khế ước Nhà nước ở Phần III, khi bàn về Nhà nước (§§257-360).



([1]) Bộ Từ điển lịch sử về triết học/Historisches Wưrterbuch der Philosophie đồ sộ do Joachim Ritter chủ biên (ấn hành lần lượt từ 1971) xem chữ “tư hữu” (Privateigentum) là do Hegel sáng tạo ra (Xem: tập 2, tr. 339 và tiếp).

([2]) Ta thử so sánh quan niệm của Hegel với quan niệm của Thomas Hobbes (1588-1679) và của John Rawls (1921-2002). Theo Hobbes, hợp đồng không phụ thuộc vào sở hữu, v́, theo ông, “sở hữu” nói chung sở dĩ thành một phạm trù pháp lư là nhờ trước đó có một “khế ước” (khế ước xă hội lẫn khế ước cai trị). (Xem: Hobbes, De cive, Chương 6, 15). Vậy ở đây, đối tượng của hợp đồng hay khế ước không phải là sở hữu mà là việc tự nguyện xuất nhượng quyền hạn cho một cơ quan hay một cá nhân độc quyền về quyền lực (Nhà nước) và đó là kẻ sẽ quy định và thực thi các luật lệ về “cái của tôi” và “cái của anh”. Trong khi đó, nơi John Rawls (Xem: Rawls, A Theory of Justice, Chương 3), đối tượng của hợp đồng là sự công nhận những quy tắc về sự công bằng mà những cá nhân có lư tính ắt sẽ lựa chọn trong điều kiện của hoàn cảnh ban đầu, v́ thế, một sự mở rộng khái niệm sở hữu là đáng ngờ, nếu ta muốn quy tất cả mọi thứ: quyền lực, sự an toàn, ḥa b́nh, sự b́nh đẳng về cơ hội v.v… thành sở hữu, mặc dù ta có thể kư kết hợp đồng về những điều ấy.