Có hai văn hoá

Có hai văn hoá?

SGTT.VN - Ba mô h́nh lư giải văn hoá (Các thước đo của văn hoá, Sài G̣n Tiếp Thị 9.11) như cái ǵ “cao hơn” và có “giá trị hơn” văn minh đă không c̣n thích hợp để có thể mô tả và phân tích hai khái niệm này một cách khách quan và “trung lập về giá trị” theo yêu cầu của môn văn hoá học hiện đại. Tuy nhiên, đi t́m những cách lư giải khác không có nghĩa là từ bỏ tinh thần phê phán văn hoá.

C.P. Snow.

Hai nền văn hoá” và “nền văn hoá thứ ba”?

Nhằm mục đích mô tả hơn là đánh giá, C.P. Snow (1905 – 1980) đề ra luận điểm về “hai nền văn hoá” song hành và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần hiện đại: “văn hoá” hướng về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và “văn hoá” hướng về khoa học xă hội, nhân văn, thẩm mỹ. Hai lề lối tư duy này không chỉ khác nhau mà, tiếc thay, ngày càng đối lập nhau gay gắt đến độ hai bên không c̣n hiểu nhau và tương thông với nhau được nữa. Biểu hiện rơ nhất và cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu cho sự phân ră của văn hoá là hố ngăn cách giữa hai lĩnh vực trong chương tŕnh giáo dục từ cấp phổ thông cho đến sự phân ngành cứng nhắc ở đại học. Sự phân ly này làm cho cả hai trở nên nghèo nàn và làm suy giảm chất lượng giáo dục toàn cầu. “Kỹ sư và nhà kinh tế, nhà vật lư và nhà xă hội học, nhà hoá học và nhà văn thực sự không ưa thích nhau; họ chế nhạo nhau dù cùng sống chung trong một thế giới!” Theo ông, mối tương thông bị đổ vỡ này là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc chung tay giải quyết những vấn đề lớn trên thế giới. Trong tinh thần phê phán văn hoá, cần vượt bỏ định kiến và ngộ nhận quen thuộc rằng tư duy khoa học xă hội, nhân văn có xu hướng bi quan, hướng về quá khứ, trong khi tư duy khoa học kỹ thuật th́ lạc quan và hướng về tương lai. Snow hy vọng vào một “nền văn hoá thứ ba” của những nhà khoa học thuộc thế hệ mới biết lấp khoảng cách giữa hai lối tư duy truyền thống và giữa hai phương pháp: khoa học tự nhiên chỉ nhằm giải thích, c̣n khoa học nhân văn, xă hội chỉ nhằm hiểu thực tại. Thiếu một sự triển khai chi tiết, nhận định và nguyện vọng của Snow mới dừng lại ở những lời hô hào!

Hai h́nh thức của hiện đại hoá

“Phê phán là thành tố cơ bản của văn hoá”.

Theodor von Adorno
(triết gia Đức, 1903 – 1969)

Joachim Ritter (1903 – 1974) và Odo Marquard (1928 – ) cải biến mô h́nh phân đôi “văn hoá – văn minh” thành mô h́nh phân định vai tṛ và nhiệm vụ của mỗi bên theo kiểu chức năng luận trong toàn cảnh của một lư thuyết về hiện đại hoá. Theo đó, có hai h́nh thức của hiện đại hoá: hiện đại hoá khoa học – kỹ thuật và hiện đại hoá văn hoá – tinh thần. Hiện đại hoá văn hoá – tinh thần có chức năng “bù đắp” hay “cân đối” cho những bất ổn, méo mó và hệ quả tai hại do sự hiện đại hoá khoa học – kỹ thuật đă và đang gây ra cho toàn bộ thế giới cuộc sống của con người. Các khoa học nhân văn, xă hội sẽ mang lại kích thước lịch sử, tính cá nhân và sự nhạy cảm trước thân phận và số phận con người để bù đắp – chứ không chỉ bổ sung – cho tư duy khách quan, dửng dưng và phi lịch sử của các “khoa học cứng”. Không thiếu những cuộc tranh luận và cả sự phê phán đối với quan niệm này về “sự bù đắp”.Việc phân chia chức năng và vai tṛ giữa hai h́nh thức hiện đại hoá không khác ǵ lặp lại sự đối lập “văn hoá – văn minh” trước đây, vô h́nh trung đẩy các bộ môn nhân văn – xă hội vào thế pḥng ngự, bị động. Hơn thế nữa, việc “bù đắp” hay “cân đối” không thể là con đường một chiều, và, trong thực tế, là phức tạp và đa dạng hơn nhiều. Một sự “phân vai” giữa hai h́nh thức hiện đại hoá không khỏi cho thấy một sự hoài nghi cơ bản đối với công cuộc hiện đại hoá văn hoá, v́ “nó chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề của hiện đại hoá khoa học – kỹ thuật, và do đó, là biểu hiện cho sự ra đời của một thuyết tân – bảo thủ về văn hoá” (H. Schnädelbach). Tuy nhiên, sự phê phán này không phủ nhận tầm quan trọng đặc thù của các khoa học nhân văn – xă hội, bởi lư do đơn giản: chính lối đặt vấn đề về vai tṛ của hiện đại hoá văn hoá là bằng chứng về sự cần thiết của bản thân các khoa học nhân văn – xă hội khi nhiệm vụ của chúng không ǵ khác hơn là lên tiếng về những ưu tư và bức xúc của con người!

H. Arendt.

“Văn hoá hành động” và “văn hoá tạo tác”

Hannah Arendt (Người phụ nữ thách thức bạo quyền, Sài G̣n Tiếp Thị 12.11.2010) lại cải biến sự đối lập “văn hoá – văn minh” bằng sự khác biệt giữa “văn hoá hành động” và “văn hoá tạo tác”. Arendt lấy lại sự phân biệt cổ điển của Aristoteles giữa praxis (tiếng Hy Lạp: hành động) và poiesis (tạo tác, sản xuất) nhằm làm nổi bật sự khác biệt cơ bản vốn bị che khuất trong khái niệm “lao động” quen thuộc. Arendt không đối lập “hoạt động” với “tạo tác” một cách máy móc, trái lại, trong tinh thần phê phán văn hoá, bà muốn cảnh báo sự chiếm lĩnh và lấn át của việc tạo tác và sản xuất đối với lĩnh vực “hành động” vốn là đặc trưng cho sinh hoạt tự do cốt yếu của con người. Theo Arendt, sự lấn át này, trong thực tế, sẽ mang lại những thảm hoạ trong lĩnh vực chính trị, xă hội. Một khi hành động và sự tương tác xă hội giữa những người công dân tự do bị thay thế bằng nỗ lực “biến lư tưởng thành hiện thực” (theo nghĩa “tạo tác”), th́ nhất định sẽ dẫn đến chỗ hạ thấp con người xuống thành vật liệu đơn thuần – “chất liệu con người” theo cách nói quen thuộc của bọn phát xít mà bản thân bà và thế hệ của bà đă thể nghiệm – và sẽ mở đường cho chủ nghĩa toàn trị. Sự phê phán văn hoá dựa trên lư thuyết về hành động tự do là một cách tiếp cận có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng xă hội đương đại.

Hệ thống và “thuộc địa hoá” thế giới đời sống

Quan niệm của Arendt lưu lại dấu ấn đậm đà trong “lư thuyết phê phán xă hội” của Jürgen Habermas (1929 – ), triết gia và nhà xă hội học hàng đầu của nước Đức hiện nay. Sự phân biệt cơ bản của ông giữa “hệ thống” (quyền lực nhà nước và quyền lực kinh tế được định chế hoá) với “thế giới đời sống” (sinh hoạt dân sự của cộng đồng công dân), và luận điểm về t́nh trạng “hệ thống” đang ngày càng bắt “thế giới đời sống” làm “thuộc địa” là cách nh́n nhận mới mẻ về sự lưỡng phân “văn hoá – văn minh”. Tiến tŕnh “giải thực” ở đây, theo Habermas, không phải là tiến tŕnh phục thù hay triệt tiêu lẫn nhau giữa ba khu vực xă hội (chính trị/kinh tế/đời sống dân sự) mà phải là sự tương tác b́nh đẳng và xây dựng giữa ba trụ cột ấy trong tư duy mới về nền dân chủ hiện đại.

Habermas quá quan trọng, không thể tát cạn trong vài ḍng ngắn ngủi! Hy vọng sẽ c̣n có dịp gặp lại ông…

Jürgen Habermas.

Odo Marquard.

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn