Văn hoá phản tỉnh

Văn hoá phản tỉnh

SGTT.VN - Hai đặc điểm cơ bản của văn hoá hiện đại và cũng là hai điều kiện của công cuộc hiện đại hoá văn hoá là sự phi – trung tâm hoá và sự phản tỉnh toàn diện. Nếu phi – trung tâm hoá (xem Văn hoá hiện đại, Sài G̣n Tiếp Thị 7.11) tạo điều kiện cho sự h́nh thành ư thức về tự do và tính chủ thể của con người hiện đại, th́ phản tỉnh toàn diện sẽ củng cố thành quả ấy và là cơ sở cho năng lực phê phán và cách tân văn hoá. Vậy, văn hoá hiện đại đă “phản tỉnh” như thế nào?

Nh́n lại chính ḿnh

Prometheus bị trừng phạt v́ đă lấy lửa tặng loài người – tranh Jacob Jordaens (1640). Ảnh:

Con người nhận ra khuôn mặt ḿnh khi ngẫu nhiên soi ḿnh trong mặt nước hay một vật có khả năng phản chiếu trước khi chủ động tạo ra những tấm gương. Cũng thế, các nền văn hoá chỉ trở nên phản tỉnh khi có một khái niệm về chính ḿnh như là văn hoá.

Con người đă sống hàng ngàn năm trong văn hoá – nghĩa là, không c̣n như là những sinh vật tự nhiên nữa – nhưng không hề biết đến điều ấy. Khi từng bước biết phân biệt thế giới cuộc sống của ḿnh với giới tự nhiên đơn thuần, bấy giờ mới bắt đầu có lịch sử của khái niệm “văn hoá”, vốn đến muộn hơn rất nhiều so với khái niệm “tự nhiên”. Ngay bản thân khái niệm “tự nhiên” cũng không phải… tự nhiên mà có! Nó là kết quả của quá tŕnh phi – thần thoại hoá đối với tự nhiên, tức phải có một điều kiện xă hội nào đó, khi con người thấy ḿnh có thể dùng năng lực ma thuật để tác động lên tự nhiên, chẳng hạn bằng phù chú đúng nghi thức, chứ không chỉ bằng sùng bái, cầu khẩn... Tự nhiên được “giải phóng”, trở thành “khách quan” cũng đồng nghĩa với việc phi – tự nhiên hoá đối với văn hoá. Văn hoá càng bớt mang tính “tự nhiên” hơn, khi con người ngày càng thấy nó nằm trong ṿng tay của ḿnh và chính ḿnh phải chịu trách nhiệm về nó. Nhưng đó là những chặng đường rất lâu dài và gian khổ.

Trong nhiều nền văn hoá tiền – hiện đại, sự phân biệt giữa tự nhiên và văn hoá cũng đă có mặt, chỉ có điều, nó được tŕnh bày dưới lớp áo thần thoại và huyền bí. Ở Trung Hoa cổ đại là truyền thuyết về tam hoàng ngũ đế, về nguồn gốc huyền bí của hà đồ, lạc thư. Ở phương Tây, trong truyền thống Do Thái – Kitô giáo là truyền thuyết về vườn địa đàng và tội lỗi nguyên thuỷ, là việc ban bố mười điều răn của Moses; trong truyền thống Hy Lạp là Prometheus lên trời lấy lửa về cho nhân loại, các thành quốc được thiết lập là nhờ các thần linh muốn mang lại trật tự cho cơi thế. Điểm chung ở đây là: người ta thừa nhận nguồn gốc phi – tự nhiên của văn hoá, nhưng lại t́m cách “trung hoà” việc ấy bằng cách cầu viện sự trợ giúp hay điều khiển của các thế lực siêu nhiên. Lư do có lẽ là: nh́n nhận văn hoá là “tự nhiên thứ hai” quá nguy hiểm, do đó, càng làm cho nó trở lại có vẻ có nguồn gốc “tự nhiên” bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Tại sao nguy hiểm? V́ sự khác biệt triệt để giữa tự nhiên và văn hoá tất yếu sẽ mời gọi sự phê phán văn hoá xuất hiện trên vũ đài! Thật thế, nếu văn hoá không phải là tự nhiên mà do bàn tay con người tạo ra, sẽ lập tức mở ra cuộc tranh căi xem cái ǵ là tốt, cái ǵ là xấu đối với con người. Mầm mống phê phán văn hoá đă có ngay trong các truyền thuyết và thần thoại, nhưng theo hướng tiêu cực. Có vô số lời cảnh cáo nhằm gieo rắc sự sợ hăi về việc “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” ở phương Đông và nơi các nhà tiên tri ở phương Tây (như trong kinh Cựu ước), nếu con người dám cả gan tự tay thiết lập văn hoá và tự đứng vững trên đôi chân ḿnh từ những giá trị văn hoá ấy. Chính ở đây, ta thấy rơ sự khác biệt cơ bản giữa sự phản tỉnh của văn hoá tiền – hiện đại và hiện đại. Văn hoá hiện đại mang tính phản tỉnh “hoàn toàn” theo nghĩa: khi tự khẳng định ḿnh về mặt nhận thức lẫn thực hành, con người không c̣n có thể cầu viện đến cái ǵ không phải là bản thân văn hoá. Trong ư nghĩa đó, Jürgen Habermas xác định rằng: văn hoá chỉ mang tính hiện đại, khi nó “phải khai thác tính chuẩn mực của ḿnh từ chính ḿnh” (Diễn ngôn triết học về hiện đại, 1985) chứ không thể dựa dẫm vào các quyền uy siêu – văn hoá nào nữa, dù đó là thần linh, tự nhiên hay lịch sử. Đó chính là quá tŕnh thế tục hoá. Các nguồn lực truyền thống trong việc định hướng cuộc sống (thần thoại, tín ngưỡng, thế giới quan...) vẫn có chỗ đứng và c̣n có ư nghĩa to lớn, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư, chứ không c̣n quy định cái toàn bộ theo nghĩa cấu trúc nữa. Như đă nói, chỉ có sự phản tỉnh hoàn toàn này mới mở ra không gian cho cách nh́n khách quan, khoa học, không định kiến về các chuẩn mực văn hoá và về văn hoá nói chung.

Một mà hai

Văn hoá hiện đại mang tính phản tỉnh “hoàn toàn” theo nghĩa: khi tự khẳng định ḿnh về mặt nhận thức lẫn thực hành, con người không c̣n có thể cầu viện đến cái ǵ không phải là bản thân văn hoá.

Vậy, sự phi – tập trung hoá và sự phản tỉnh trong văn hoá quan hệ với nhau như thế nào? Hai tiến tŕnh này dường như không thể giản lược vào nhau được. Chúng tuy một mà hai, và khó có thể thay thế cho nhau. Trong thực tế, có những nền văn hoá sẵn sàng buông lỏng các lĩnh vực khác, chỉ cần bảo tồn được một trung tâm quyền lực chính trị là đủ (như các đế quốc La Mă, Mông Cổ, Ostoman v.v.), nhưng chúng vẫn là tiền – hiện đại, bởi thiếu hẳn sự phản tỉnh toàn diện. Lại có những nền văn hoá hoàn toàn thế tục và trần tục, nhưng lại nhất phiến, toàn trị, mang tính chất phản – hiện đại. Lại cũng có nền văn hoá có tŕnh độ hợp lư hoá rất cao về tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ theo nghĩa của Max Weber, nhưng mới chỉ có những dấu hiệu ban đầu của sự phi – tập trung hoá lẫn sự phản tỉnh. H́nh ảnh những ông hoàng dầu lửa sử dụng công nghệ cao không mấy xa lạ! Nói cách khác, khoa học – công nghệ và hợp lư hoá là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để được gọi là hiện đại. Câu hỏi c̣n lại không kém thú vị: triết học, với tư cách là tư duy phản tỉnh cao độ, đă và sẽ góp phần như thế nào vào tiến tŕnh hiện đại hoá văn hoá?

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn