Kant và văn hoá hiện đại

Kant và văn hoá hiện đại

SGTT.VN - Là động lực thúc đẩy tiến tŕnh phi – tập trung hoá của văn hoá hiện đại, bản thân triết học đă trải nghiệm tiến tŕnh này nơi chính ḿnh. Triết học trở thành nhiều nền triết học. Từ nay, nó tồn tại bên cạnh các ngành khoa học khác và phải tự xác định chỗ đứng và nhiệm vụ của ḿnh.

Con đường đi đến sự phản tỉnh hoàn toàn

Song hành với phi – tập trung hoá, sự phản tỉnh là đặc điểm thứ hai của văn hoá hiện đại. Ngay từ đầu, triết học đă là môi trường phản tỉnh về văn hoá, nghĩa là, tự diễn giải ḿnh như là một hiện tượng văn hoá, thoát ly khỏi thần thoại và các thế lực siêu nhiên. Thế nhưng, không phải ngay một lúc đă đạt được sự phản tỉnh hoàn toàn. Như đă thấy (xem Triết học và hiện đại hoá, Sài G̣n Tiếp Thị, 21.12), với trường hợp điển h́nh của Plato, có thể nói rằng lịch sử triết học – nhất là của siêu h́nh học cổ truyền – là một nỗ lực cố giới hạn tính phản tỉnh, bằng cách lấy một trật tự siêu tự nhiên (hay nói theo thuật ngữ chuyên môn: một “thế giới khả niệm”) làm nền tảng, vượt khỏi tầm với của con người. Nhưng, một mô h́nh mới đă ra đời với Descartes, triết gia vĩ đại của nước Pháp. Descartes sở dĩ được tôn vinh là cha đẻ của triết học hiện đại, v́ ông đă đẩy sự phản tỉnh lên một cấp độ mới mẻ về chất.

Ta hăy nghe Edmund Husserl, ông tổ của hiện tượng học, giới thiệu Descartes: “Bất kỳ ai có ư định nghiêm chỉnh là trở thành một triết gia, th́ phải “một lần trong đời” quay vào trong chính ḿnh, thử vứt bỏ hết và tái tạo lại mọi ngành khoa học đă được thừa nhận trước nay (…) Để làm điều ấy, tôi phải chọn cách bắt đầu với sự nghèo nàn tuyệt đối về tri thức. Có nghĩa là, việc đầu tiên tôi phải làm là phản tỉnh về việc làm sao t́m ra được một phương pháp để tiến hành, một phương pháp hứa hẹn dẫn tới tri thức đích thực”. Ta biết rằng phương pháp ấy của Descartes chính là phương pháp nổi tiếng: “hoài nghi có phương pháp”! Tuy nhiên, sự phản tỉnh cao độ ấy của Descartes lại không nhắm tới sự phi – tập trung hoá, trái lại, như Husserl nhận định, vẫn giữ vững tham vọng “thiết lập cơ sở tối hậu dựa trên những thức nhận tuyệt đối, những thức nhận không thể lùi xa hơn được nữa. Bởi, theo Descartes, nhu cầu tái tạo triệt để là nhằm thoả măn ư tưởng về triết học như là sự thống nhất bao trùm tất cả mọi ngành khoa học”. Một sự phản tỉnh cao độ, nhưng đi ngược xu thế phi –tập trung hoá, ḥng giữ vững một sự “thống nhất duy lư” sẽ được tiếp tục theo đuổi trong các thế hệ tiếp nối Descartes như Spinoza, Leibniz và Wolff... trước khi xuất hiện Immanuel Kant.

Phản tỉnh từ “thân phận con người” hữu hạn

Triết gia của sự phản tỉnh hoàn toàn chính là Kant. Ông thực hiện một bước ngoặt: phản tỉnh về chính năng lực phản tỉnh! Lần đầu tiên, sự phản tỉnh hoàn toàn của văn hoá thể hiện ở sự tự – phê phán của lư tính, trong đó lư tính vừa là bị cáo, vừa là nguyên cáo, vừa là thẩm phán, vừa là bộ luật, tất cả tập hợp nơi một chủ thể văn hoá. Kết quả của “phiên toà”: mọi tham vọng gắn kết lư tính của con người với cái tuyệt đối là vô vọng và là những ảo tưởng đơn thuần. Dùng tư duy thuần tuư để mong bắt liên lạc với cái “trung tâm khả niệm hay siêu nhiên” của thế giới, và từ viễn tượng tuyệt đối ấy, có thể nhận thức và thấu hiểu thế giới và bản thân ta, chỉ là một giấc mơ đẹp của trí tuệ mà thôi. Khi tỉnh mộng, lư tính con người chỉ nhận ra sự hữu hạn và tính trần tục của chính ḿnh, đồng thời đối diện với thân phận, trách nhiệm và cả sự thống nhất lẫn sự đa dạng của bản thân.

Sự hữu hạn của con người trong việc nhận thức thể hiện rơ ràng nhất ở chỗ: không có nhận thức nào về đối tượng mà không có sự góp phần của kinh nghiệm khả giác, tức của cái ǵ hoàn toàn khác về chất với tư duy thuần tuư.

Sự hữu hạn của con người trong việc nhận thức thể hiện rơ ràng nhất ở chỗ: không có nhận thức nào về đối tượng mà không có sự góp phần của kinh nghiệm khả giác, tức của cái ǵ hoàn toàn khác về chất với tư duy thuần tuư. Chính trở lực này làm cho nhận thức của ta không bao giờ mon men đến được lănh địa của cái tuyệt đối. Nói cách khác, theo Kant, lư tính của ta là lư tính trần tục, v́ thế, cần thiết phải phân biệt rạch ṛi giữa nhận thức (luôn có điều kiện, nghĩa là phải có dữ kiện khả giác) với tư duy (tha hồ bay bổng), giữa tri thức đúng nghĩa và ḷng tin (không cần chứng minh).

Sự phân biệt cơ bản ấy cũng mặc nhiên khẳng định sự phi – tập trung hoá của lư tính trong khuôn khổ một học thuyết về con người hay trong một môn nhân học hiện đại. Lư tính không c̣n được hiểu một cách phiến diện như một công cụ chỉ có chức năng duy nhất là “nhận thức”. Bên cạnh sự sử dụng lư tính theo nghĩa lư thuyết hạn hẹp ấy, lư tính từ nay có cả chức năng sử dụng thực hành trong kiếp nhân sinh, nhất là trong sinh hoạt luân lư, đạo đức và hành động xă hội. Nó c̣n có chức năng thưởng ngoạn và đánh giá thẩm mỹ nữa, mở rộng kích thước và không gian cảm thụ phong phú của con người. Sự đa dạng như thế trong việc sử dụng lư tính cũng làm cho tính đa thể, tính phi – tập trung hoá trở thành vấn đề nội bộ của lư tính, v́ ở đây, ta không chỉ có nhiều lĩnh vực (nhận thức, luân lư, thẩm mỹ) mà c̣n làm việc với nhiều phương cách hoạt động khác nhau của chúng. Ba lĩnh vực (chân, thiện, mỹ) mặc dù có mối quan hệ khăng khít, có thể tác động lẫn nhau, thậm chí có thể gặp gỡ nhau ở một phương trời nào đó, nhưng về cơ bản, chúng vẫn là khác nhau; mỗi lĩnh vực có nhiệm vụ và phạm vi hoạt động riêng, theo những “quy luật” và tính cách riêng của ḿnh. Từ đó, sự tự trị của khoa học (cái chân), của luân lư (cái thiện) và của văn học nghệ thuật (cái mỹ) được thừa nhận rộng răi ngày nay như là một trong những thành tựu cơ bản nhất và quan trọng nhất của nền văn hoá hiện đại không thể không biết ơn nỗ lực phản tỉnh và phi – tập trung hoá trong công cuộc “phê phán lư tính” gây chấn động của một bậc triết nhân vốn ưa thanh đạm và tĩnh mịch ở thành phố Königberg nhỏ bé của nước Phổ hơn 200 năm trước!

Chúng ta sẽ trở lại với Kant khi tiếp tục đào sâu hơn nhận định sau đây của Heirich Rickert ngay từ năm 1924: Kant là triết gia đầu tiên và đích thực của văn hoá hiện đại, trong tương quan so sánh với các triết gia kế tục, nhất là với Hegel.

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn