Protagoras và khai minh Hy Lạp

Cần biết và cần nghĩ

SGTT - Môn ǵ cũng cần giải lao huống hồ triết học! Xin bạn đọc tham dự giờ ra chơi của “người kể chuyện” Bùi Văn Nam Sơn, nhân tiện ông sẽ có đôi lời trao đổi cùng “người hâm mộ” về những ư kiến đă nhận được.

Minh hoạ: Hoàng Tường

Thưa bạn đọc quư mến,

Mục Chuyện xưa chuyện nay mới chập chững đă được khá nhiều bạn đọc quan tâm, khuyến khích, góp ư, trao đổi. Một sự an ủi cho người viết, nhưng cũng buộc người viết có trách nhiệm thưa rơ hơn nữa mục đích để không lạm dụng th́ giờ và sự rộng lượng của bạn đọc.

Thật thích thú và biết ơn bạn Nguyễn Văn Hà đă làm hộ cho điều ấy: “Tôi nghĩ đây là một mục hay một “món nhậu” mới (…) Công chúng bây giờ đâu chỉ cần “biết” mà họ cần “nghĩ” nữa”. Vâng, “biết” th́ không cùng, và không rơ ta phải sống bao nhiêu kiếp nữa để học hết chữ nghĩa trong thiên hạ? “Biết” là bữa cơm hằng ngày. Nhưng, “nhậu” làm đời vui hơn! Ta không sống để triết lư mà triết lư để sống, hay ít ra, để sống vui hơn, có hương vị hơn. Bữa cơm và món nhậu, đời sống và triết học đều là… những phần tất yếu của cuộc sống: làm sao để triết học vui sống với cuộc đời, và cuộc đời cũng ngẫm nghĩ, ưu tư cùng với triết học?

“Nghĩ” để nhận ra rằng mọi việc không đơn giản như mới thoạt nh́n. Và “nghĩ” sẽ buộc ta t́m ra con đường mới, cách đặt vấn đề khác, hy vọng đến gần cái “biết” hơn chăng. Ở phương Tây, bài học vỡ ḷng triết học là mấy “Đối thoại” của Platon, được viết theo phong cách của Socrates mà ta mới làm quen. Toàn những câu hỏi tưởng như giản dị: Dũng cảm là ǵ? T́nh bạn là ǵ? v.v.. Những câu hỏi “là ǵ” này càng “nghĩ”, càng rối!

Laches, một tướng quân (v́ thế, đối thoại mang tên ông), trả lời: dũng cảm là xông lên trong chiến trận. Hẹp quá! Rút lui có khi cũng dũng cảm chứ? Thử nhớ đến cuộc “hồi binh Tam Điệp” của Ngô Th́ Nhậm và “kéo pháo ra” ở trận Điện Biên Phủ! Vả lại, đâu phải chỉ trong chiến trận mới có sự dũng cảm?

Vậy, vấn đề không phải là kể ra những h́nh thức biểu hiện của nó mà phải định nghĩa bản thân sự dũng cảm! Thử xem nào: dũng cảm là sự kiên định trong tinh thần chăng? Chưa chắc, v́ hay ho ǵ sự kiên định trong mê muội và bảo thủ! Là kiên định trong sự sáng suốt chăng? Ít ai gọi một thầy thuốc tuân theo phác đồ điều trị là “dũng cảm” cả! Là sự sáng suốt khi lường trước được nguy cơ chăng? Nguy cơ là chuyện nhất thời, trong khi cái biết đích thực phải vượt thời gian chứ? Vậy nó là sự tường minh về điều thiện và điều ác?

Nếu thế, lấy ǵ để phân biệt nó với những đức tính khác? Cuộc đối thoại lâm vào bế tắc. Hoạ chăng, phải t́m cho được một cách đặt vấn đề kiểu khác: không thể hiểu được sự dũng cảm nếu xét nó như một đức tính cô lập, và trước khi đặt được câu hỏi mới, rắc rối hơn nữa: đức hạnh là ǵ?

Đối thoại Lysis cũng thú vị không kém. Trong một giai thoại, cụ Khổng từng phải than “hậu sinh khả uý!” khi bị cậu bé Hạng Thác bắt bẻ. Ở đây, Socrates lại chịu khó đối thoại rất dài và rất ṣng phẳng với hai bạn trẻ mới mười hai tuổi: Menesenos và Lysis. Ba ông cháu xoay quanh câu hỏi: “Làm sao để gọi ai đó là một người bạn?”.

Theo định nghĩa, Socrates chỉ thấy có ba khả năng: thứ nhất, “bạn” là kẻ yêu thích một ai hay một điều ǵ đó (ví dụ: yêu bóng đá th́ gọi là bạn của bóng đá). Thứ hai, “bạn” là người yêu và được yêu, ta gọi đó là t́nh bạn hay t́nh yêu giữa hai con người. Thứ ba, “bạn” là kẻ được yêu. Nhưng rồi Socrates t́m mọi cách chứng minh rằng cả ba trường hợp đều không ổn.

Rút cục, Menesenos đành đồng ư với kết luận của Socrates: không thể có cái ǵ được gọi là “người bạn” hay “t́nh bạn” cả! Bấy giờ Lysis mới can thiệp vào cuộc đối thoại. Cậu phản đối: Làm sao có thể vô lư thế được khi bảo rằng không có t́nh bạn? Rơ ràng có sai lầm ǵ đây ở trong lập luận. Socrates khen ngợi Lysis có năng khiếu triết học và biểu đồng t́nh với Lysis.

Nhưng, đối thoại kết thúc ở đó, và ông lẫn Lysis không cho ta biết sai lầm nằm ở đâu. Vui nhất là khi ông bảo: Thôi, tụi ḿnh bàn chuyện khác chơi đi, làm việc ấy mệt quá! Ông đùn công việc ấy lại cho người đọc chúng ta: phân tích lập luận và phát hiện sai lầm không phải dễ, nhưng ai đảm nhận việc ấy là tự ḿnh thực sự làm triết học!

Chính sự bế tắc và nan đề khiêu khích và thách thức người đọc để tự họ đi t́m giải pháp. Bạn TT Nha (Hà Nội) “bực ḿnh” trước sự lằng nhằng của “cha con ông chủ quán phở” (SGTT, 2.6.2010) và lại thấy người tường thuật cứ bỏ lửng, không đưa ra “một kết luận rốt ráo và rơ nghĩa” nào cả, bạn đă tự đặt lại vấn đề để thử t́m lấy một cách giải quyết cho ḿnh. Thưa bạn, bạn đă “triết lư” đúng theo tinh thần và sự chờ đợi của Socrates!

“Một kết luận rốt ráo và rơ nghĩa” là lư do tồn tại của triết học. Nhưng, nó cũng là một chân trời, càng đến gần, càng lùi xa. Thần thánh th́ không thế. Họ không làm nghệ thuật, v́ họ đâu biết cái xấu là ǵ để thấy cần thiết tạo nên cái đẹp? Họ càng không cần đến triết học, v́ bản thân họ không thấy “có vấn đề” ǵ cả! Chỉ có chúng ta, con người hữu hạn và bất toàn, mới làm triết học, đúng theo nghĩa… yêu sự minh triết (philo-sophia). Yêu, v́ ta không có sẵn nó nơi ḿnh.

Thưa bạn thân mến,

Loạt bài này sẽ lần lượt xoay quanh mấy vấn đề thiết thực đă nêu lần trước: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, truyền thông rơ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc. Trong khả năng và khuôn khổ cho phép, chúng ta cũng sẽ chỉ cố tiếp cận chúng như một… người yêu, hơn là một kẻ biết. Tại sao yêu? Yêu thế nào? Xin dành cho mấy bài kế tiếp, vào tuần sau.

C̣n về khuyết điểm trong cách tŕnh bày, đôi khi “có phần cứng nhắc và nhồi nhét” như bạn Lê Thanh Toàn lưu ư, th́ quả là một cố tật khó sửa, bởi “quen mất nết đi rồi”. Chỉ xin bắt chước cô Kiều và hứa:

Lời vàng vâng lĩnh ư cao
Hoạ dần dần bớt chút nào được không!

Xin cảm tạ các bạn.

Bùi Văn Nam Sơn