Protagoras và khai minh Hy Lạp

Chỉ bán phở mới là quán phở?

SGTT - Hai cha con ông chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ư với nhau: người cha muốn chỉ tiếp tục bán phở thôi; người con, có óc năng động, muốn bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa. Nhưng, “bổ sung” tới mức độ nào th́ quán phở vẫn c̣n là quán phở?

Minh hoạ: Đỗ Hoàng Tường

Hai cha con vô h́nh trung đụng đến một trong những câu hỏi quan trọng nhất và cũng nhức đầu nhất của triết học: cái ǵ khả biến, cái ǵ bất biến? Cái ǵ làm nên bản chất của một sự vật? Triết học, từ thời cổ đại, cũng xuất phát từ kinh nghiệm đời thường: cái cây vẫn là cái cây dù mùa thu làm rụng lá. Chặt cái cây tới mức nào th́ nó vẫn có thể hồi sinh? Cưa tận gốc th́ tuy vẫn c̣n bộ rễ nhưng không c̣n là cái cây nữa. Cái cây đă bị phá huỷ tận “bản thể” của nó.

Con người cũng vậy. Xem lại tấm ảnh lúc tuổi thơ, ta nhận ra đó là “tuổi thơ của ḿnh” chứ không phải của một đứa trẻ khác. Chừng nào ḿnh c̣n xưng “tôi” là c̣n muốn nói đến cái ǵ không thay đổi, không thể lẫn lộn, dù tóc đă phai màu! Lập tức, ta vấp ngay một khó khăn: cái thực sự tạo nên sự vật th́ không thể dùng mắt để nh́n mà phải dùng đầu để suy nghĩ. Nhưng, suy nghĩ từ cái ǵ? Cũng phải từ những ǵ mắt thấy tai nghe! Những ǵ mắt thấy tai nghe đều là khả biến, vô thường, vậy có thể xem những ǵ khả biến, vô thường là bản chất của sự vật? Nói thế cũng có nghĩa là sự vật không hề có bản chất! Song, thực tế căi lại: khi mua một món hàng, ta muốn mua một món hàng thật, dù “cái thật” ấy ẩn sâu trong món hàng, khó nhận thấy. Gia đ́nh, xă hội cũng thế. Sống trong một gia đ́nh, một tổ chức, một xă hội, đâu phải ai lo phận nấy mà c̣n có một mục tiêu chung. Khi mục tiêu này mất đi, gia đ́nh, tổ chức, xă hội không c̣n là chính nó nữa. Vậy, ta phải có ư thức về một cái bản thể thường tồn th́ mới có thể nhận ra lúc nào nó bị đe doạ chứ? Hai cách đặt vấn đề tương phản như thế làm các triết gia điên đầu trong hơn hai ngàn năm nay!

Ở phương Tây, Aristoteles là người nỗ lực giải quyết vấn đề này. Ông khẳng định: bản chất của sự vật là bản thể của nó. Vậy bản thể là ǵ? Là cái ǵ “nằm bên dưới” sự vật, là cái ǵ bền vững mà nếu không có nó, không c̣n sự vật nữa. Hăy thử đọc hai cặp lục bát sau đây trong Truyện Kiều theo kiểu… triết học:

(1) Thuý Kiều sắc sảo, khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đă đành

(2) Thịt da ai cũng là người
Lẽ nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!

Câu (1) cho biết cô Kiều là như thế nào. Nhưng, các đặc điểm ấy không ổn định (cô Kiều có khi cũng… dại dột!) và nhất là, không thể tồn tại độc lập mà không gắn với cô Kiều. Chúng có thể thay đổi, nghĩa là, không nhất thiết cứ như thế măi (hậu vận cô Kiều đâu có… vô duyên!). V́ thế, Aristoteles bảo: Thuý Kiều (như là cái ǵ cá biệt) là bản thể, c̣n “sắc sảo, khôn ngoan, vô duyên…” là những tuỳ thể (accidents, từ nghĩa gốc là ngẫu nhiên, t́nh cờ). Nhưng câu (2) th́ khác, con người không thể lúc th́ có “thịt da”, lúc th́ không. Vậy nó nói lên con người là ǵ. Cái không thể thay đổi ấy được gọi là những thuộc tính. Thuộc tính th́ tất nhiên không tồn tại độc lập, nhưng những thuộc tính nào thuộc về bản chất của sự vật th́ cũng là bản thể, thậm chí c̣n là bản thể theo nghĩa cao hơn cả những sự vật cá biệt. Vậy, theo Aristoteles, ta có hai loại bản thể: cái cá biệt (Thuý Kiều) và cái phổ biến (“thịt da”, “người”…) Ông gọi cái trước là bản thể số một, cái sau là bản thể số hai. Tưởng xong, nhưng rồi lại thấy không ổn! Việc phân biệt ấy chẳng rơ ràng chút nào. Khi Thuư Kiều khen Từ Hải: “Rằng: Từ là đấng anh hùng!”, th́ nếu rút bỏ thuộc tính “anh hùng” đi, có c̣n là Từ Hải hay chỉ là một người trùng tên?

Platon, thầy của Aristoteles, làm ngược lại; ông chỉ quan tâm đến một phương diện thôi. Chỉ có cái phổ biến (“người”, “thịt da”, “sắc sảo”, “khôn ngoan”…) mới là những cái duy nhất có thật. Ông là tổ sư của thuyết duy tâm khách quan, v́ theo ông, những cái phổ biến ấy là thuần tuư, hoàn hảo, mẫu mực chứ không nhếch nhác khi trở thành những thuộc tính ở trần gian, v́ thế, chúng ở một thế giới khác, trong khi những sự vật cá biệt trên thế gian này chỉ là những bản sao tồi tàn, mờ nhạt của chúng.

Thomas Aquino, đại triết gia Kitô giáo thời Trung cổ, đồng ư với Aristoteles là phải xuất phát từ những sự vật và bản thể trên trần gian này, nhưng cần t́m cho chúng một nền tảng sâu hơn. Theo ông, không phải ngẫu nhiên khi sự vật có một bản chất, tức có bản thể bền vững. Đó là nhờ có thượng đế. Nếu không có thượng đế và ư chí bền vững của Ngài để sáng tạo và duy tŕ thế giới này, tất cả đều tan ră hết.

René Descartes, cha đẻ của triết học cận đại, cũng dành cho thượng đế một chỗ đứng đặc biệt, nhưng có chỗ khác với Aquino. Theo ông, chỉ duy nhất thượng đế mới có bản thể vĩnh hằng theo nghĩa tuyệt đối, c̣n toàn bộ thực tại chia làm hai loại bản thể: bản thể có quảng tính (vật chất) và bản thể có tư duy (tinh thần). Nơi con người cũng thế: ngày nay, ta đi đến bác sĩ để khám bệnh và đi đến trường để học, chứ không đến cùng một nơi là nhờ có… Descartes!

Sống trong một gia đ́nh, một tổ chức, một xă hội, đâu phải ai lo phận nấy mà c̣n có một mục tiêu chung. Khi mục tiêu chung này mất đi, gia đ́nh, tổ chức, xă hội không c̣n là chính nó nữa

Descartes gặp một đối thủ có hạng: Gottfried Wilhelm Leibniz. Leibniz bảo rằng chính những “đơn tử” (monad) mới tạo nên bản chất của sự vật. Nó “không có cửa sổ”, nghĩa là không thể nh́n vào bên trong nó, nó tự tồn và không có ǵ bên ngoài làm thay đổi nó được. Quan trọng hơn, đơn tử có lực! Lực khổng lồ nữa là khác. Không cần phải là nhà vật lư nguyên tử, ta cũng tin vào sức mạnh của năng lượng nằm bên trong ḷng sự vật. Chỉ cần nh́n một đội bóng đang vùng lên là đủ nhận ra cái ǵ thúc đẩy nó, đồng thời đó cũng là nguồn năng lượng của nó.

Immanuel Kant thấy các khẳng định của Descartes, Leibniz nghe th́ hay nhưng không thể kiểm chứng được, nên cho rằng bản thể là cái ǵ chỉ hiện hữu trong đầu óc con người như một phạm trù để suy nghĩ về sự vật thôi, c̣n bản chất của sự vật là điều không thể nhận biết được.

G. W. F. Hegel nghĩ đến quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: hiện tượng là ǵ nếu nó thiếu đi cái bản chất; bản chất là ǵ nếu nó không tŕnh hiện ra?

Edmund Husserl cho rằng, đối với con người, không có cái bản chất nào ẩn giấu đằng sau sự vật cả, tất cả đều là những ǵ tŕnh hiện cho ta, nên triết học của ông được gọi là hiện tượng học. Từ đó, Jean Paul Sartre, một trong những ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, cho rằng hiện hữu của con người có trước bản chất. Xác định trước một bản chất, là hạn chế sự tự do chọn lựa của con người! Đối với các triết gia Anh, nhất là David Hume, John Locke, chỉ có những ǵ tri giác được, đo đếm được mới có thực. Một tư tưởng được thời đại bấy giờ hoan nghênh, v́ nó hoàn toàn tương hợp với phương pháp của khoa học tự nhiên thời cận đại.

Ở thế kỷ 20, triết học và khoa học luận t́m cách thay thế khái niệm bản thể/bản chất quá trừu tượng bằng khái niệm chức năng. Lư thuyết hệ thống cũng vậy: sự vật được xác định không phải từ bản chất của nó, mà từ chức năng của nó trong một hệ thống nhất định.

Nhưng, nhiều người vẫn chưa trọn tin vào lư thuyết ấy. Họ vẫn cứ thành tâm hướng đến một cái ǵ siêu việt hơn đời thường, và… cha con ông chủ quán phở vẫn cứ tiếp tục tranh luận.

Bùi Văn Nam Sơn