Như ong ăn mật

 

Như ong ăn mật

SGTT.VN - Giống như loài ong cũng cần ăn mật để tạo ra mật, con người sử dụng những lư thuyết khoa học của chính ḿnh và của người khác để tạo ra những lư thuyết mới bằng cách phát triển hoặc, nếu cần, phá bỏ chúng. Nhận thức mới mẻ ấy mở đầu cho mô h́nh khoa học hiện đại.

Trước khi tiếp tục câu chuyện vào đầu năm mới, xin trân trọng giới thiệu một trích đoạn tiêu biểu từ tác phẩm Tri thức khách quan của Karl Popper, nhà khoa học luận nổi tiếng của thế kỷ 20, như một món quà cuối năm gửi đến bạn đọc. Chân thành cảm ơn dịch giả Chu Trung Can đă hoan hỉ cho phép trích đăng từ bản dịch công phu sẽ được NXB Tri Thức cho ra mắt trong thời gian tới. Các tựa nhỏ là của chúng tôi. - Bùi Văn Nam Sơn

Kẻ lạc loài

“Con người, như một số triết gia hiện đại nhận định, là kẻ lạc loài trong thế giới của ḿnh: y là một người dưng, run rẩy trong cái thế giới chưa bao giờ do y tạo ra. Có lẽ y là kẻ lạc loài thật, thế nhưng muông thú và thậm chí cây cỏ cũng chẳng khác ǵ y. Chúng cũng được sinh ra từ thuở hồng hoang trong một thế giới lư – hoá, một thế giới chưa bao giờ do chúng tạo ra. Nhưng dù không tự tạo ra thế giới của ḿnh, những sinh linh này đă cải biến nó tới mức không c̣n nhận ra được nó nữa và đúng là chúng đă tái tạo góc trời nhỏ bé của vũ trụ nơi ḿnh sinh ra. Có lẽ sự thay đổi lớn nhất là do cây cỏ đem lại. Chúng đă cải biến tận gốc rễ những hợp phần hoá học của toàn bộ bầu khí quyển trên trái đất. Những thành quả vĩ đại thứ hai có thể là thuộc về một vài loài động vật biển, những kẻ đă xây đắp các vỉa và các đảo san hô cũng như những dăy núi đá vôi hùng vĩ. Cuối cùng mới tới lượt con người, kẻ sống trong một thời gian đủ dài mà chẳng đem lại một thay đổi đáng kể nào cho môi trường sống của ḿnh ngoài việc chặt cây phá rừng, góp phần biến đất đai thành hoang mạc. Tất nhiên, y cũng có xây được vài toà kim tự tháp; thế nhưng chỉ trong ṿng nửa thế kỷ lại đây, y bắt đầu ganh đua với những người thợ xây vỉa ngầm là lũ san hô. Rồi gần đây nhất, y bắt đầu ra sức phá huỷ công tŕnh của cây cỏ bằng cách thải những lượng nhỏ nhưng vô cùng nguy hại chất dioxide vào bầu khí quyển.

Đúng là chúng ta không hề tạo dựng thế giới của ḿnh. Thậm chí cho đến giờ ta cũng chẳng cải tạo được nó bao nhiêu so với những ǵ động vật biển và cây cỏ đă làm được. Tuy thế chúng ta đă tạo ra được một loại sản phẩm hay chế phẩm mới có cơ với thời gian sẽ góp phần mang lại những biến đổi lớn cho góc trời của chúng ta, những thành quả vĩ đại không kém ǵ những thành quả của các bậc tiền bối, của đám cây cỏ, những nhà sản xuất oxy và của lũ san hô, những người xây đảo. Những sản phẩm mới đó do chính chúng ta tự tạo ra. Chúng là những huyền thoại, những ư niệm, và nhất là những lư thuyết khoa học: những lư thuyết về thế giới ta đang sống.

Tri thức: sản phẩm khách quan cần xử lư

Tôi thiết nghĩ phải coi những huyền thoại, những ư niệm và những lư thuyết đó như những sản phẩm đặc trưng nhất cho hoạt động của con người. Cũng giống như công cụ, chúng là những cơ quan tiến hoá bên ngoài thân xác của chúng ta. Chúng là những chế phẩm ngoại thể. Vậy là, trong số những sản phẩm đặc trưng này, chúng ta có thể đặc biệt tính đến cái gọi là “tri thức của con người”; mà “tri thức” ở đây phải hiểu theo nghĩa khách quan hay theo nghĩa không của riêng ai, tức nó được chứa đựng trong sách báo, được bảo quản trong thư viện, hay được giảng dạy trong trường đại học.

Mỗi khi nói đến tri thức của con người là trong đầu tôi lại thường nghĩ tới thuật ngữ “tri thức” theo nghĩa khách quan nói trên. Điều đó cho phép ta so sánh tri thức do con người tạo ra với mật do ong làm ra: ong làm mật, bảo quản mật và tiêu thụ mật, và nh́n chung, một con ong khi ăn mật, nó không chỉ ăn phần mật do nó làm ra: mật c̣n được những chú ong đực, là những con không làm ra mật, tiêu thụ (đó là chưa kể số mật dự trữ quư báu của bầy ong bị lũ gấu ăn mất hoặc bị người nuôi ong lấy đi). Nên biết rằng để duy tŕ khả năng tiếp tục làm thêm nhiều mật, con ong thợ nào cũng phải ăn mật và số mật nó ăn thường một phần là do những con ong khác làm ra.

“Tiêu thụ” (các lư thuyết) trước hết có nghĩa là “tiêu hoá” giống như đối với loài ong. Nhưng, nó c̣n có nghĩa khác nữa: ta tiêu thụ những lư thuyết dù của người khác hay của chính ḿnh c̣n có nghĩa là phê phán chúng, sửa đổi chúng và nhiều khi thậm chí phá bỏ chúng, để thay thế chúng bằng những lư thuyết khả quan hơn”

Karl Popper (1902 – 1994), (Tri thức khách quan, chương 8)

Với những khác biệt nho nhỏ, điều đó về tổng thể đúng cho cả việc cây cỏ sản sinh ra oxy lẫn cho việc con người đẻ ra các lư thuyết: cũng như loài ong làm mật, chúng ta không chỉ là những người làm ra lư thuyết mà c̣n là người tiêu thụ các lư thuyết đó; chúng ta tiêu thụ lư thuyết của những người khác, và đôi khi tiêu thụ cả lư thuyết của chính ḿnh, nếu c̣n muốn tiếp tục sản sinh ra lư thuyết.

“Tiêu thụ” ở đây trước hết có nghĩa là “tiêu hoá”, giống như đối với loài ong. Nhưng nó c̣n có nghĩa khác nữa: ta tiêu thụ những lư thuyết dù của người khác hay của chính ḿnh c̣n có nghĩa là phê phán chúng, sửa đổi chúng và nhiều khi thậm chí phá bỏ chúng, để thay chúng bằng những lư thuyết khả quan hơn.

Tất cả đều là những thao tác cần thiết cho sự phát triển của tri thức của chúng ta, và tất nhiên phải nhắc lại là tri thức ở đây được hiểu theo nghĩa khách quan.

Tôi có cảm nghĩ rằng ngày nay mọi việc diễn ra tuồng như sự tăng trưởng của tri thức nhân loại, sự phát triển những lư thuyết của chúng ta, sẽ lật lịch sử nhân loại sang một trang mới về căn bản trong lịch sử của vũ trụ, và cả trong lịch sử của sự sống trên trái đất.

Tri thức về tri thức

Tất nhiên, bản thân cả ba bộ lịch sử ấy – lịch sử của vũ trụ, lịch sử của sự sống trên trái đất, lịch sử của con người và của sự phát triển tri thức của y – đều là những trang sử về tri thức của chúng ta. Do vậy mà trang sử cuối cùng trong những trang sử đó – tức là lịch sử của tri thức – sẽ phải được xem như một thứ tri thức về tri thức. Nó sẽ phải hàm chứa, ít nhất là buộc phải như vậy, những lư thuyết về các lư thuyết, và nhất là những lư thuyết về cách thức mà các lư thuyết phát triển”.

Bùi Văn Nam Sơn - Minh hoạ: Hồng Nguyên