“Xă hội nguy cơ”: sống trong sợ hăi

“Xă hội nguy cơ”: sống trong sợ hăi

SGTT.VN - “Sài G̣n đang lún”, “Mekong sẽ chết”, “thảm hoạ bùn đỏ”, “lỗ tử thần”, “thực phẩm nhiễm độc”, “đạo đức xuống cấp”… Chúng ta đang bị bao vây bởi những nguy cơ ŕnh rập. Một “xă hội nguy cơ” đă có mặt ở một đất nước chưa hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, sớm hơn dự kiến và phân tích của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu là Ulrich Beck (Xă hội nguy cơ. Trên đường đến một hiện đại khác, 1986).

Logic của sự “sản xuất nguy cơ”

Luận điểm chính yếu của Ulrich Beck là: chúng ta đang chứng kiến bước ngoặt của xă hội hiện đại, đi từ xă hội công nghiệp cổ điển chuyển sang h́nh thái mới: xă hội (công nghiệp) nguy cơ, giống như xă hội công nghiệp đă thế chỗ xă hội nông nghiệp trước đây để h́nh thành nền “hiện đại thứ nhất”. Nếu nền hiện đại thứ nhất tuân theo logic của việc sản xuất sự giàu có, th́ nền hiện đại thứ hai tuân theo logic của sự sản xuất nguy cơ. Và, đi liền với nó là sự thay đổi từ logic của sự phân phối sự giàu có sang logic của sự phân phối nguy cơ.

Con người trước đây là nạn nhân của nền kinh tế khan hiếm và các nguy cơ chủ yếu đến từ các thảm hoạ tự nhiên. Con người hiện nay thường trở thành nạn nhân của những nguy cơ do chính con người gây ra. Xă hội nguy cơ do nhân tai dần thế chỗ cho xă hội bất trắc do thiên tai, và, ngay cả thiên tai cũng có phần đóng góp không nhỏ của con người.

Xă hội nguy cơ, theo cách gọi của nhà xă hội học Ulrich Beck, mang nhiều đặc điểm chưa từng có trước đây:

– Các bất trắc của xă hội tiền – hiện đại và những khuyết tật của xă hội công nghiệp cổ điển dễ được nhận diện và xử lư. Trái lại, các nguy cơ ngày nay không dễ dàng nhận diện, không lường trước được và ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ tương lai: phóng xạ, ô nhiễm nguồn nước, phá huỷ môi trường sống, biến đổi gen…

– Những đại nguy cơ do chính con người tạo ra, nhưng thủ phạm lại rất dễ trốn tránh trách nhiệm và xă hội không biết phải xử lư làm sao v́ chúng không thể bù đắp được bằng tiền bạc và cũng không thể bảo hiểm. Nói khác đi, đó là một sự vô trách nhiệm có tổ chức!

– Trong xă hội công nghiệp cổ điển, tác động của nền kinh tế khan hiếm (bóc lột, nghèo đói, bất công…) được cảm nhận khác nhau tuỳ theo vị trí xă hội. Trong xă hội nguy cơ ngày nay, không c̣n ranh giới giai cấp: người giàu, kẻ mạnh cũng không thoát nạn. “Sự túng quẫn th́ có tính đẳng cấp, c̣n sự ô nhiễm th́… dân chủ!”

– Các nguy cơ vượt ra khỏi ranh giới quốc gia. Xă hội nguy cơ trở thành xă hội nguy cơ toàn cầu (thảm hoạ bùn đỏ bôxít ở Hungary là ví dụ).

– Nói khác đi, sự mất an toàn sẽ thay chỗ cho sự khan hiếm. Cộng đồng nhu cầu trở thành cộng đồng lo âu. Ước mơ của xă hội phân chia giai cấp là ai ai cũng muốn và cần giành được một phần của chiếc bánh. C̣n trong xă hội nguy cơ, ước mơ là làm sao cho ḿnh tránh khỏi tai nạn và sự đầu độc.

Có lẽ cần phải bổ sung thêm rằng “hiệu ứng boomerang” (loại vũ khí khi ném đi sẽ quay ngược trở lại người ném theo kiểu gậy ông đập lưng ông) sẽ c̣n trầm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển, khi cơ chế pḥng vệ c̣n yếu kém, các chính sách dễ dàng bị biến dạng và vô hiệu hoá bởi nạn tham nhũng và sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích, cũng như việc vô t́nh hay cố ư biến ḿnh thành băi rác của các nước phát triển.

Một cách nh́n khác về tự nhiên

Ước mơ của xă hội phân chia giai cấp là ai ai cũng muốn và cần giành được một phần của chiếc bánh. C̣n trong xă hội nguy cơ, ước mơ là làm sao cho ḿnh tránh khỏi tai nạn và sự đầu độc.

Trong đà hưng phấn của quá tŕnh công nghiệp hoá và trước các thành tựu rực rỡ của khoa học kỹ thuật, Auguste Comte (1798 – 1857), ông tổ của xă hội học, lạc quan tin rằng một thời đại mới đă đến: các nhà khoa học thay chỗ các giáo sĩ, nhà công nghiệp thay cho các chiến binh. Hoạt động chính yếu của con người không c̣n là gây chiến với nhau mà là “chiến đấu với tự nhiên để khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên một cách có hệ thống”. Comte không thấy có vấn đề ǵ cả trong việc con người cải biến tự nhiên, trái lại, c̣n than thở rằng “sức mạnh tác động trực tiếp của con người lên tự nhiên c̣n cực kỳ yếu ớt và hoàn toàn không tương xứng với những nhu cầu của chúng ta”. Herbert Spencer (1820 – 1903) và Ernst Haeckel (1834 – 1919, nhà tiến hoá luận duy vật và là tác giả của từ “sinh thái học”) nh́n tự nhiên và xă hội như những hệ thống tự điều chỉnh một cách cơ giới. Tư tưởng “sinh thái học tự điều chỉnh” rất mới mẻ nhưng lại mang tính cơ giới này đă ảnh hưởng lớn đến lư thuyết hệ thống trong thế kỷ 20, khi Niklas Luhmann (1927 – 1998) muốn tước bỏ hết mọi thứ “đạo đức học”, v́ đạo đức học có nghĩa là con người hướng theo những thước đo nằm “bên ngoài hệ thống và chỉ dẫn đến sự bất quân b́nh”. Để tránh nguy cơ ấy cho hệ thống sinh thái và xă hội, ta chỉ c̣n cách h́nh thành những “tiểu hệ thống” nhỏ hơn, nhưng cũng có tính cách tự điều chỉnh.

Tuy nhiên, xă hội nguy cơ hiện nay đang đ̣i hỏi phải điều chỉnh lại cách nh́n khá máy móc ấy của lư thuyết hệ thống. Không phải ngẫu nhiên khi ngày càng nhiều người nhận ra rằng thiên nhiên – hiểu như môi trường sống của con người – là hoàn toàn khác với tự nhiên hiểu như là đối tượng của các ngành khoa học tự nhiên. Tiếp thu những trải nghiệm và nhận định của các nhà dân tộc học nổi tiếng như Mauss và Malinowski, ta nhớ rằng con người nguyên thuỷ ứng xử với tự nhiên theo nguyên tắc đền đáp: lấy và trả một cách ṣng phẳng và ân cần. Theo cách hiểu ấy, giới tự nhiên là một phần của xă hội, hay nói như Marx, là “cơ thể vô cơ của con người”. Khi nguyên tắc đền đáp bị thay thế bằng nguyên tắc nhân quả và phép tính “chi phí – lợi ích” lạnh lùng, khi định luật tự nhiên bị tách rời khỏi quy phạm xă hội, th́ tự nhiên và xă hội trở thành hai hệ thống biệt lập. Sự phân ly này sẽ dẫn đến thảm hoạ.

Tri thức trong xă hội nguy cơ

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, người giàu có thể dễ dàng khắc phục bằng cách… uống nước đóng chai! Nhưng, theo Beck, vấn đề của xă hội nguy cơ là tri thức chứ không phải là sự giàu có. Đành rằng người giàu, khi lâm nguy, có phương tiện để tạm tránh được nguy cơ, nhưng khả năng lựa chọn ấy cũng không thể có khi không ư thức rằng nguy cơ đang hiện diện! Do đó, tri thức, sự phản tỉnh và sức mạnh đề kháng của công luận dựa trên thông tin minh bạch là liệu pháp cần thiết và hiệu quả nhất để đối phó với xă hội nguy cơ đang đe doạ sinh mệnh của mỗi người và mọi người.

Bùi Văn Nam Sơn - Minh hoạ: Hồng Nguyên