ChT-TLLTTPG2

BÀi TH HAI

*

LUẬT BẮT NGUỒN TỪ THẦN LINH

LUẬT BẮT NGUỒN TỪ THƯỢNG ĐẾ

        

Xét về mặt lịch sử, các xă hội "cổ truyền" tin rằng luật bắt nguồn từ một ư muốn ở trên cao và ở ngoài ư muốn của con người. Tôi nói các xă hội "cổ truyền" chứ không phải chỉ là sơ khai. Bởi v́ ngay cả Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của Pháp - cũng như Hiến pháp 1793, 1795 - kể ra một số quyền "với sự hiện diện và bảo trợ của Đấng Tối cao". Các tác giả Cách mạng 1789 chưa có ư niệm tách Tôn giáo ra khỏi Nhà nước.

Vậy th́ trong các xă hội "cổ truyền", luật có nguồn gốc từ thần linh. Cũng tin như vậy, nhưng lại có hai quan niệm khác nhau. Hoặc cho rằng Thượng Đế tự ḿnh sáng tác ra luật. Hoặc cho rằng Thượng Đế không trực tiếp ban luật ra, nhưng gợi hứng cho người. Khác nhau nhiều lắm. Quan niệm thứ nhất là của Do Thái và Hồi giáo. Quan niệm thứ hai là của cổ Hy Lạp, La Mă. Ki Tô giáo, vừa là thừa kế của văn minh Do Thái, vừa tiếp thu văn minh cổ Hy Lạp, La Mă, thâu nhập cả hai truyền thống khác nhau đó.

I - QUAN NIỆM THỨ NHẤT:

     LUẬT LÀ DO THẦN LINH TRỰC TIẾP LÀM RA.

Cả Do Thái lẫn Hồi giáo đều cho rằng luật là do Thượng Đế ban ra. Theo Do Thái, chính Yahvé (tức là Thượng Đế của Do Thái) phán ra thập điều cho Moïse (Tk 13 tr. TL). Phán ra trên đỉnh Sinai, giữa lửa và khói, giữa tiếng kèn và sấm chớp. Không những phán ra, mà c̣n viết ra nữa, viết Thập điều trên hai tấm đá. Phía Hồi giáo th́ cho rằng thiên thần Gabriel (Jibril) đọc Thánh kinh Coran cho Mahomet theo lệnh của Allah.

Như vậy, về phía Do Thái, luật là do Yahvé ban ra, và luật đó là nền tảng của dân tộc Do Thái, là truyền thống riêng biệt của Do Thái. Luật đó nói ǵ? Nói rằng Thượng Đế chỉ có một, Thượng Đế là vạn năng; dân tộc của Thượng Đế (nghĩa là Do Thái) có những bổn phận đối với Thượng Đế. Thêm vào đó, vài điều răn có tính cách gia đ́nh: "phải kính trọng cha mẹ"; "không được ngoại t́nh"; vài điều răn có tính cách xă hội: cấm giết người, cấm trộm cắp, cấm làm chứng gian dối, cấm tham của người khác. Tóm lại: một bản luật ngắn, luôn luôn bị vi phạm, nhưng có tính cách một lư tưởng, được nhắc nhở từ đó đến nay.

Ngoài Thập điều, c̣n có một luật khác nữa, cũng do Thượng Đế ban ra: đó là bộ Luật Liên minh (Code de l'Alliance) bắt đầu như thế này: "Yahvé nói với Moïse". Đây là một bộ luật gồm nhiều điều luật và phong tục, trong đó có những quy tắc tôn giáo (lễ lược, quy chế tu sĩ, chống lại các thần linh giả), nhưng cũng có những điều liên quan đến các nô lệ, đến luật h́nh (giết người th́ bị tử h́nh, trừng phạt việc đánh người gây thương tích, trộm cắp, hiếp dâm), đến việc bồi thường thiệt hại v.v...

Sau đó, giữa thế kỷ thứ 5 (trước Tây lịch, tất nhiên) một bộ Luật về tu sĩ được ban ra, cũng vẫn Thượng Đế là tác giả. Đó là Le Lévitique. Vẫn mở đầu như thế: "Yahvé gọi Moïse đến, rồi nói với Moïse". Le Lévitique nói về cách tế và quy chế tu sĩ. Nhưng lẫn lộn trong đó lại có nhiều điều khuyên về bệnh hoạn (phong hủi, phỏng lửa...), những cấm kỵ về bà con lấy nhau. Bây giờ th́ người ta biết rằng nhiều điều khoản trong Le Lévitique được làm ra trong những niên kỷ khác nhau, nhiều điều đă có từ thời dân Do Thái hăy c̣n là du mục. Nghĩa là: có những bằng cớ xác đáng chứng tỏ rằng luật đó được tạo ra dần dần, nhưng người ta vẫn quả quyết theo đức tin rằng chính Thượng Đế là tác giả đă chính ḿnh phán ra.

Thập điều, Luật Liên minhLe Lévitique (và một bộ luật nữa mà tôi không nói đến để khỏi rườm rà: Second livre de la loi) hợp lại thành "luật" Do Thái gọi là Torah. Đến thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch, một pháp sư (Yehouda Hanassi) tập hợp tất cả những yếu tố luật gồm Torah, những giải thích của học thuyết và án lệ và nhiều mục khác nữa thành một tác phẩm lớn gọi là Michna. Công tŕnh này gợi lên rất nhiều b́nh phẩm; những b́nh phẩm này rốt cục lại quan trọng hơn cả Michna, đến nỗi phải tập hợp tất cả thành một bộ bách khoa gọi là Talmud. Hai bản khác nhau được lưu truyền: một từ Jerusalem khoảng 350-400, một từ Babylone khoảng 500: bản này thắng.

Vài chi tiết đơn sơ như vậy cốt để biết Torah là ǵ, Talmud là ǵ. Điều tôi muốn nói là: trong đạo Do Thái, luật là do Thượng Đế ban cho. "Ban cho" như vậy có nghĩa rằng Thượng Đế giữ bản quyền, cấm không được thêm bớt. Thêm bớt, sửa đổi, phải do chính tác giả. Đối với người, luật đó không sai chậy, bất di bất dịch. Như vậy, có vấn đề đặt ra: làm sao áp dụng một cách hiệu quả, biết cái ǵ là chính yếu để tôn trọng trong khi xă hội biến đổi, tiến hóa không ngừng? Nghĩa là vấn đề diễn dịch. Ai diễn dịch? Trả lời: các pháp sư và chỉ các pháp sư mà thôi.

Trong Torah cũng như trong Coran, có nhiều điều về luật dân sự và h́nh sự. Trong cả hai, phụ nữ có một quy chế thấp hơn nam giới. Sự bất b́nh đẳng giữa hai giới c̣n được thiêng liêng hóa trong Coran: đàn ông có quyền đối với đàn bà "do sự lựa chọn mà Thượng Đế đă ban cho họ". Sự bất b́nh đẳng đó đưa đến hậu quả trong mọi địa hạt của luật: quy chế về con người, hôn nhân, thừa kế, ngay cả trong lĩnh vực tố tụng, chẳng hạn về nhân chứng. Tôn giáo nuốt trọn luật pháp. Theo Tây phương, trong ngôn ngữ Ả Rập, không có cả một từ để diễn tả một trật tự luật pháp tách ra khỏi tôn giáo. Từ "chariya" (con đường, đạo) được xem như diễn tả ư muốn của Thượng Đế, bao trùm lên tất cả lĩnh vực luật pháp và cung cấp chất sống cho luật pháp.

II - QUAN NIỆM THỨ HAI:

      LUẬT DO THẦN LINH GỢI HỨNG.

Đây là quan niệm của cổ Hy Lạp. Hứng th́ ai chẳng có. Nhưng nói "hứng", ai cũng liên tưởng trước tiên đến các thi sĩ. Mà quả vậy! Đặc biệt của cổ Hy Lạp là trao cho các thi hào, các triết gia việc suy nghĩ về luật, về ưu việt của luật trong đời sống xă hội. Điểm này khiến cổ Hy Lạp khác với cổ La Mă: trong cổ La Mă, những người đầu tiên suy nghĩ về luật là các luật gia.

Homère là nhà thơ đầu tiên suy nghĩ về trật tự của vũ trụ, về công bằng, về luật. Khi Homère làm thơ như thế, vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Tây lịch, thế giới Hy Lạp đă có ở đằng sau một lịch sử dài. Hai tập thơ nổi tiếng nhất của Homère là IliadeOdyssée. Trong hai tập thơ, hai tên được nói đến nhiều lần: Thémis và Dikê. Thémis là một nữ thần, con của Trái đất và "Bầu trời đầy sao". Thémis là vợ của Zeus (trong các chư thần Hy Lạp, là vị thần cao nhất, thần của Trời, chúa tể của các thần; biểu hiện của Zeus là sét. La Mă đồng hóa Zeus với Jupiter). Là vợ của Zeus, Thémis nhận được hứng từ đức ông chồng. Nữ thần này bảo vệ cho một trật tự vũ trụ, đem lại kỷ luật, công bằng và ḥa b́nh cho thế giới. Một thi hào khác, Hésiode (sinh khoảng 700 trước TL) cho rằng Thémis có ba con gái: Economia (trật tự), Dikê (luật) và Eiroene (ḥa b́nh).

Như vậy, Dikê là con gái của Thémis. Trong Homère, Dikê gợi ư xét xử. Nghĩa là một quyết định, một phán quyết, một bản án, đồng thời cũng là một hành vi đúng đắn, công bằng. Một bản án "nói ra" và "tạo nên" luật.

Như vậy, quan niệm của Homère về luật rất khác quan niệm của Thánh kinh (Bible) Do Thái. Trong thơ Homère, Zeus "gợi hứng" cho những giải pháp tùy từng trường hợp. Nhưng giải pháp là do người làm ra, để chấm dứt một tranh căi. Hứng đến từ Zeus nhưng luật th́ do người làm ra. Đó là một luật có tính cách "người", không có tính cách "thần linh". Luật đó không phải được diễn tả dưới dạng những quy tắc có tầm tổng quát, không phải là những quy tắc (norme). Mà là những phán quyết (jugement), với hai nghĩa của từ này là: ư kiến phát biểu và phân tranh được xử.

Tóm lại, người (do Zeus gợi hứng) sáng tạo ra luật. Và sáng tạo ra nhân một vụ kiện, lúc phải nói, phải quyết định, phải phán xét đâu là luật. Do đó, quan niệm của Hy Lạp đặt tất cả tầm quan trọng trên vụ kiện.

Trên kia, tôi vừa nhắc đến Hésiode ở thế kỷ thứ 7 trước TL. Xă hội lúc đó tiến triển hơn. Ư niệm về luật cũng rơ hơn. Trong thơ Hésiode, Thémis vẫn là nữ thần, Dikê cũng là con gái của Zeus và Thémis. Nhưng Hésiode nói đến "nomos" mà tiếng Pháp dịch là "la loi", nghĩa là luật. Tuân theo "nomos" khiến cho người khác con thú, con thú chỉ biết bạo lực.

Sophocle (495-406) nhắc đến từ "nomos" này trong vở kịch Antigone. Ông nhấn mạnh đến những từ "agraphoi nomoi" (luật bất thành văn)  của thần linh mà không ai, không ǵ làm lay chuyển nổi. Trong vở kịch khác (Oedipe Roi), ông nói đến những "nomos" đó như thế này, tôi dịch đại khái:

"Ngự trị ở trên cơi cao xa,

Sinh ra từ không trung xanh thẳm,

Sinh ra từ quốc độ của các thiên thần.

Quốc độ đó là cha,

Cha của luật không phải là ai khác".

Tôi vừa dịch tạm một câu thơ. Chữ "quốc độ" là dịch tạm chữ "Olympe", nơi ở của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, h́nh như luật ở cổ Hy Lạp được làm bằng thơ để dễ nhớ, dễ đọc, thú vị!

Sau các thi hào là các triết gia. Tôi chỉ nhắc ở đây hai tên lừng lẫy thôi. Một là Platon (khoảng 427-347 trước TL). Trước hết, Platon bút chiến với phái ngụy biện đă để lại ảnh hưởng lớn. Phái này có một cái nh́n bi quan về luật. Họ chủ trương: "chẳng có cái ǵ là tự nó đúng đắn, công bằng"; "công lư chỉ là quyền lợi của kẻ mạnh"; "người cầm quyền nào cũng làm luật v́ lợi ích của họ"; hoặc: "luật là do người yếu và số đông làm ra v́ quyền lợi của họ để ngăn kẻ mạnh khỏi thắng".

Chính để chống lại quan niệm bi quan đó mà Platon đă viết La République (Nước Cộng Ḥa) và Les Lois (Luật) giữa 366 và 347. Tôi không đi sâu vào chi tiết. Chỉ nói rằng đối với Platon, luật quan trọng lắm. Luật là nền tảng của Nhà nước, nhờ đó mà có trật tự. Không có luật th́ Nhà nước tiêu diệt.

Trở về lại với vấn đề nguồn gốc, Platon hỏi: "thần linh hay người là nguồn gốc của luật?" Trả lời: Luật đến từ thần linh, hay ít nhất là đến từ sự thông minh xuất chúng của một Người Làm Luật. Luật của xứ Crète là hoàn hảo bởi v́ tác giả là các thần linh. Dân Crète cho rằng luật của họ đến từ Zeus. Dân Sparte (luật cũng rất xuất sắc) cho rằng luật của họ đến từ Apollon. Apollon là thần của Vẻ Đẹp, của Ánh Sáng, của Nghệ Thuật. Như vậy, Platon cũng chủ trương quan niệm nguồn gốc thần linh của luật như Homère. Tuy nhiên, lại phải nói rơ lần nữa: với Do Thái, luật được Thượng Đế ban cho, trao cho Moïse; với Homère, luật được thần linh hóa. Platon đề ra một kẻ trung gian trong việc làm luật: giữa Zeus và người có "Người Làm Luật" siêu nhân (Minos, con của Zeus, hoặc Lycurgue). Thần linh gợi hứng, siêu nhân làm luật cho người. Người làm luật có hai nhiệm vụ: dạy cho người hiểu biết hiền triết (sagesse) và tổ chức cách cai trị Nhà nước. Một nhiệm vụ có tính luân lư. Một nhiệm vụ có tính cách chính trị. Hiểu biết được mối tương quan thắm thiết giữa luật - luân lư - chính trị như vậy, duy chỉ có triết gia mà thôi. Do đó, triết gia là người làm luật. Và cũng là người cai trị. Luật như vậy là kết tinh của thông minh và lư trí. Nó phát biểu cái ǵ tốt đẹp nhất nơi con người.

Sau Platon là Aristote (vào khoảng giữa thế kỷ 4 trước TL). Aristote để lại cho hậu thế một quan niệm về công bằng (Justice) cho đến nay vẫn c̣n giá trị. Công bằng được quan niệm như một đức tính của luân lư cần thiết của con người, bởi v́ tạo điều kiện cho hạnh phúc của con người. Công bằng bảo đảm cho b́nh đẳng. Nhưng cái công bằng - b́nh đẳng đó không phải lúc nào cũng ràng buộc luật. Nghĩa là tính hợp pháp không phải lúc nào cũng trùng hợp với tính công bằng. Có nhiều khi luật cần phải không công bằng. Có nhiều khi luật cần phải không b́nh đẳng. Bởi v́ luật c̣n cần phải duy tŕ trật tự. Dù sao đi nữa, bởi v́ luật do người làm ra, cho nên luật không khỏi khuyết điểm. Do đó, luật cần sửa đổi để hoàn hảo.

Trở về lại với câu hỏi: luật do đâu mà ra? Có một vấn đề quan trọng được nêu lên và bàn căi trong suốt thời cổ Hy Lạp, nơi mọi tác giả: vấn đề luật không viết (luật bất thành văn) đối chọi với luật viết (luật thành văn). Luật không viết là luật của thiên thần, luật đă có như vậy và sẽ c̣n có như vậy măi măi. Aristote, cũng như Platon, phát triển ư đó, sự phân biệt đó giữa hai thứ luật. Một luật cao hơn, hoặc đến từ thiên thần hoặc đến từ tự nhiên, nằm sẵn trong ư thức của mỗi người, chẳng cần phải viết nơi đâu cả, mà cũng chẳng bao giờ mất. Một thứ luật khác của con người, thay đổi tùy theo hoàn cảnh xă hội, thời gian, nơi chốn. Với Aristote, luật của thần được hiểu là luật tự nhiên.

III. LUẬT TRONG KI-TÔ GIÁO

Ki-tô giáo vừa mượn truyền thống Do Thái vừa mượn truyền thống Hy Lạp.

Truyền thống Do Thái: cái ǵ cũng do Thượng Đế mà ra, bởi v́ Thượng Đế là đấng sáng tạo ra trời đất[1]. Mặt khác, Ki-tô giáo nói: "vương quốc của ta không phải là nơi trần thế này". Lại nói: phải phân biệt "cái ǵ của César và cái ǵ của Thượng Đế". Nghĩa là thừa nhận có một lĩnh vực trong đó luật đến từ thần linh và một lĩnh vực trong đó luật đến từ người.

Làm sao dung ḥa hai chủ trương đối nghịch nhau như vậy? Một đằng, cái ǵ cũng do Chúa; một đằng lại phân biệt hai lĩnh vực. Tất nhiên, thần học có nhiệm vụ giải bài toán này. Tôi sẽ dành hai điểm nói về luật trong Ki-tô giáo: điểm một là bài toán vừa nói; điểm hai là sự khai sinh của luật Giáo hội.

1- Nguồn gốc luật.

Có một lĩnh vực luật của người. Nhưng biên giới không phân biệt rơ ràng trắng đen v́ sự lẫn lộn nhập nhằng giữa bốn hiện tượng: luật, tôn giáo, luân lư và luật tự nhiên.

a - Trước hết là sự lẫn lộn giữa luật, tôn giáo và luân lư: Torah mà Ki-tô giáo lấy lại làm Cựu Ước là luật hay luân lư? Đối với các luật gia, đó là một tổng chương những huấn thị luân lư, một bộ luật luân lư, một hệ thống những quy tắc về cách cư xử. Tôi trích: "Do Thái, hăy nghe những luật và những lời dạy này, hăy học cho thuộc, hăy thực hành: hăy yêu Thượng Đế của ngươi với tất cả tấm ḷng - không được tạc h́nh tượng - hăy kính trọng cha mẹ - không được trộm cắp - không được ngoại t́nh - không được ăn thịt chảy máu - hăy dẫn đường cho người mù - hăy để cho người nghèo mót lúa trong cánh đồng của ngươi..."

Những luật luân lư đó có kèm theo những đe dọa chế tài, phần nhiều không rơ ràng ("hăy kính trọng cha mẹ để được sống lâu hơn"), hoặc những trừng phạt, những phúc lành, những hứa hẹn cứu rỗi, đày đọa. Đôi khi sự chế tài rơ rệt hơn: "Hăy ném đá cho chết người đàn bà ngoại t́nh". Nếu xem Torah tương tự như luật th́ đó là luật h́nh - nhưng là một thứ luật h́nh rất khác với luật h́nh hiện tại. Bởi v́ những vi phạm trước hết là những tội lỗi (péchés) xúc phạm Thượng Đế, phá hủy liên minh với Thượng Đế. Ngay cả giết người hoặc làm thiệt hại kẻ khác cũng vậy, bởi v́ xúc phạm kẻ khác là xúc phạm một đứa con của Thượng Đế. Cách trừng phạt cũng vậy: là hối hận, là dày ṿ sau khi phạm lỗi để chuộc tội.

Tân Ước tóm tắt Cựu Ước bằng hai luật mà thật ra chỉ là một: "Hăy yêu Thượng Đế với tất cả tấm ḷng và tâm hồn"; "hăy yêu đồng loại như yêu chính ḿnh". Đây là luật luân lư có tính cách phổ quát, giống như luật áp dụng cho khắp dân Do Thái dù là ở đâu.  Cựu Ước cũng như Tân Ước đều có nói đến công bằng (justice), nhưng công bằng ở đây không có nghĩa của Aristote, mà có nghĩa thương xót, bác ái .

Tóm lại, luật và luân lư lẫn lộn với nhau, ngay cả trên khái niệm. Dù có phân chia luật của César và luật của Thượng Đế đi nữa, đứng về mặt luân lư, có một luân lư Ki-tô bao trùm tất cả. Bởi v́ luân lư bắt nguồn không những từ những nguyên tắc do Thượng Đế ban cho Moïse, mà c̣n từ một điều luật mà Thượng Đế đă in sâu trong tim mọi người. Saint Paul nói như vậy. Nghĩa là luân lư bắt nguồn từ Thượng Đế. Và bởi v́ luân lư được biểu hiện dưới h́nh thức luật, h́nh thức nguyên tắc, h́nh thức cấm kỵ, luật luân lư lẫn lộn với luật.

b - Câu nói của Saint Paul c̣n có một ư nghĩa sâu hơn. Chịu ảnh hưởng của truyền thống Hy Lạp, Saint Paul đă du nhập khái niệm luật tự nhiên. Sau Saint Paul, Saint Augustin, rồi qua thời Phục Hưng cho đến thế kỷ 16, cả một truyền thống thần học rao giảng rằng luật của người là luật của Thượng Đế được thích ứng và áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau, và, hơn nữa, ngay cả luật tự nhiên cũng có nguồn gốc từ Thượng Đế. Vittoria, de Soto, Suarez, Lassius, Bellarmin và cả trường phái Tây Ban Nha lừng danh chủ trương như vậy.

Tóm lại, luật tôn giáo (nghĩa là Thượng Đế), luân lư và luật tự nhiên lẫn lộn rối ren. Dù có phân biệt giữa Thượng Đế và người, sự lẫn lộn đó có hậu quả là cái ǵ cũng do từ Thượng Đế mà ra.

Bây giờ bước từ lĩnh vực học thuyết qua lĩnh vực áp dụng, tôi sẽ nói về điểm 2: luật Giáo hội.

2 - Luật của Giáo hội.

Ki-tô giáo phát sinh từ cộng đồng Do Thái sống trên mảnh đất Cận Đông đă chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp. Lúc đầu, như ta đă thấy, luật không phải là quan tâm chính. Nhưng rất nhanh, cộng đồng tôn giáo đó thấy rơ nhu cầu. Thế là bắt đầu tạo ra luật và luật đó phát triển rất nhanh. Đến thế kỷ thứ 4, luật của Nhà thờ bắt đầu cạnh tranh với luật của Nhà nước trên nhiều địa hạt. Song song với sự bành trướng của tôn giáo mới, dựa trên sự bành trướng của đế chế La Mă, luật của Nhà thờ phát triển rộng ra khắp nơi từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10, từ sa mạc Arabie đến Irlande, từ Tây Ban Nha đến các nước slaves. Tôi nói sơ lược về hai điểm khai sinh và phát triển đó

a - Khai sinh: Những văn bản trong Tân Ước không có tính cách luật. Kể ǵ? Cuộc đời của Giê-su, lời dạy của Giê-su. Không có "làm luật" giống như ở Sinai. Thật ra, không hẳn là chối bỏ việc làm luật, mà là sửa đổi. "ta không đến để hủy bỏ luật, mà để làm tṛn luật". Sự đối chọi giữa Cựu ƯớcTân Ước chỉ bắt đầu với lư thuyết gia Tertullien (khoảng 155-222) trong bối cảnh tách biệt giữa dân Do Thái và dân Ki-tô.

Không phải những người Ki-tô đầu tiên không biết luật đâu. Làm ǵ có một cộng đồng muốn trật tự và kết hợp chặt chẽ mà bỏ qua luật! Chỉ v́ những người Ki-tô đầu tiên là dân Do Thái, trước hết là Do Thái, trung thành với luật Do Thái. Vấn đề ǵ mà luật Do Thái không nói đến th́ tín đồ Ki-tô tuân theo luật của Nhà nước. Dần dần họ mạnh lên, những điểm bất đồng trở nên càng ngày càng nhiều và càng quan trọng giữa luật Do Thái và luật Nhà nước. Rồi dần dần sự sùng bái Ki-tô nảy nở, dân Ki-tô Do Thái từ bỏ những luật lệ, lễ nghi của Do Thái. Dân Ki-tô và dân Do Thái tách nhau ra từ đấy. Đến năm 49, dân "ngoại đạo" được nhận vào cộng đồng Ki-tô.

Từ Cận Đông, tôn giáo mới đó lan ra khắp nơi. Trước hết là La Mă, rồi Ư, rồi nhiều thành phố khác ở Cận Đông và Âu châu. Ra khỏi khung cảnh Do Thái, với số "ngoại đạo" càng ngày càng đông, những cộng đồng Ki-tô cần phải được tổ chức. Họ lấy mẫu mực chính trị của các thành phố: chính quyền, hội đồng nhân dân. Do đó, được thành lập ra một giám mục đoàn, những chức sắc, một hội đồng tín đồ (tiếng Hy Lạp là Ecclesia, tức là Eglise theo tiếng Pháp).

Đi xa hơn nữa, những cộng đồng đó cần tổ chức lễ nghi tế tự, hướng dẫn tín đồ trong đời sống hằng ngày, ấn định quy chế Nhà thờ, gây kinh tài, giải quyết các tranh tụng. Lề lối bắt đầu thành h́nh. Luật phát sinh.

Tài liệu luật đầu tiên là một thư của Giáo Hoàng Clément gởi cho Nhà thờ Corinthe để ḥa giải tranh chấp nội bộ giữa Nhà thờ đó, dường như xảy ra vào năm 96. Thế là Giáo hội Ki-tô xác định vị thế trung tâm. Giáo Hoàng làm trọng tài phán xử và như thế Giáo Hoàng cũng làm luật. Giáo Hoàng chứng tỏ "uy quyền". Luật phát ra từ quyền lực.

b - Phát triển. Có hai nhà làm luật trong giáo hội Ki-tô: Giáo Hoàng và những đại hội đồng giám mục (conciles). Ngoài ra, các giám mục, trong địa phận của ḿnh, cũng có quyền làm luật. Mỗi ḍng cũng có quyền làm ra những luật riêng biệt cho ḍng ḿnh.

- Giáo Hoàng làm luật: Đây là luật được làm ra nhân những vấn đề khó khăn mà các giám mục yêu cầu giải quyết. Giảm mục hỏi. Giáo Hoàng trả lời. Câu hỏi có tính cách hạn chế, câu trả lời có tính cách hạn chế, phạm vi hạn chế. Nhưng vị thế đặc biệt của Giáo Hoàng khiến những câu trả lời như vậy, rất nhanh, vươn đến phạm vi tổng quát. Trả lời của Giáo Hoàng được tôn trọng hơn tất cả những nguyên tắc luật nào khác, tất nhiên trừ luật của Thượng Đế.

Vai tṛ của Giáo Hoàng tương tự như vai tṛ của hoàng đế trong đế chế La Mă từ hồi đầu thế kỷ thứ 2: hoàng đế vừa là nhà làm luật vừa là quan ṭa tối cao, xét xử ở cấp cuối cùng. Trong cả hai trường hợp, một "quyền lập pháp" được phát sinh và nằm trong tay người nắm uy quyền cao nhất. Hoàng đế th́ có uy quyền trên các vua chúa phong kiến (imperium). Giáo Hoàng th́ có uy quyền trên các Giám mục (primauté).

Về h́nh thức, Giáo Hoàng thường dùng "thư" (tiếng Pháp: "lettre") để trả lời một câu hỏi đặt ra. Ví dụ: thư để trả lời một vấn đề liên quan đến kỷ luật áp dụng đối với các giáo phẩm.

Với Giáo Hoàng Innocent I (401-407), một h́nh thức mới được khai trương: ban hành những chỉ thị ấn định những quy luật có tính cách tổng quát trong nhiều địa hạt khác nhau. Đây quả là những "luật" thực sự. Nhiều chỉ thị như vậy được ban hành suốt thế kỷ thứ 5. Quyền làm luật của Giáo Hoàng được xác nhận minh thị.

- Đại hội đồng giám mục cũng làm luật. Quy chế này cũng rất xưa, có từ thế kỷ thứ nhất. Đại hội đồng can thiệp vào những vấn đề nghi lễ tế tự, về việc lấy giáo điều để kết án những trào lưu "tà thuyết", đôi khi về kỷ luật. Rất quan trọng trong việc làm luật, những công tŕnh này được sưu tập bắt đầu từ thế kỷ thứ 6. Vai tṛ của các đại hội đồng càng quan trọng trong những lúc giao thông khó khăn, thiếu quan hệ với La Mă hoặc những lúc Giáo Hoàng lu mờ, yếu ớt.

- Tôi chấm dứt với một luật lệ đặc biệt, gọi là "Nghi thức giải tội" (Penitentiels) có từ hồi Trung cổ. Giữa thế kỷ thứ 6 và 12, những sổ tội lỗi được lập ra, kèm theo "giá cả" giải tội phải trả cho mỗi tội. Các quyền giải tội căn cứ vào những tài liệu in sẵn, có khi vài trang, có khi dày như sách giáo khoa. Sách được soạn sẵn cho những vị mà "tŕnh độ học thức, tôn giáo và đạo đức rất là khiêm tốn"[2].

Tội được giải, như thế là những lỗi tôn giáo, những tội lỗi tôn giáo (péchés). Sự trừng phạt có tính cách tôn giáo: cầu nguyện, nhịn đói, hành hương... Ṭa án là lương tâm. Nhưng trong thời đầu tiên của Trung cổ, v́ sự liên hệ chặt chẽ giữa Nhà thờ và xă hội công dân, nhiều vi phạm cũng bị xem như là tội lỗi tôn giáo (péchés). Do đó, những trừng phạt tôn giáo, do "Nghi thức giải tội" quy định, liên quan rộng lớn đến xă hội công dân.

"Nghi thức giải tội", như vậy, là thuộc lĩnh vực luật. Một số giải tội chẳng biết do ai làm ra, luật gia hay là luân lư gia chẳng biết ǵ về luật. Nhiều sách "giáo khoa" và cách giải tội được soạn ra trong khoảng thế kỷ 12-13, đáp ứng nhu cầu kỷ luật. Nhiều tác giả là những vị giảng dạy trong các học viện.

*

*     *

Bây giờ tôi nói về Phật giáo.

Trong Phật giáo, ngoài chữ "luật" trong giới luật ra, c̣n có một chữ nữa gợi lên ư niệm luật: chữ "Pháp". Chữ Hán, "Pháp" là luật. Tây phương dịch chữ Dharma ("Pháp") là Loi. Pháp luân: la roue de la Loi (tiếng Anh: Dharma Ring).

Ư niệm "luật" ở đây xa với ư niệm luật thông thường quá, tôi không dám bàn ở đây. Chỉ xin gợi lên một ư niệm "luật" khác mà ta thường gặp trong ngôn ngữ Phật giáo: tôi muốn nói đến "luật nhân quả".

Trong Phật giáo, ngoài chữ "luật" trong giới luật ra, ta thường hay gặp một chữ "luật" khi ta nói về nhân quả. Ta thường hay nói: luật nhân quả. Ít nghe nói: luật luân hồi, luật nghiệp báo, luật nhân duyên. Ta nói: "Tứ thánh đế", chứ không nói "luật Tứ đế". Ta nói: "bốn chân lư" chứ không nói bốn luật. Nhưng nhân quả th́ thường hay đi kèm với chữ luật.

Nếu đem so sánh chữ " luật" ở đây với khái niệm luật tôi vừa nói ở trên, sự khác biệt sẽ một trời một vực. Luật nhân quả không đến từ Thượng đế, không đến từ thần linh, cũng không phải do một người làm luật nào đó ban ra : luật đó đến từ kinh nghiệm. Phật giáo là kinh nghiệm. Kinh nghiệm của toàn thể nhân loại, hoặc kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nhưng chân lư đến từ kinh nghiệm. Ngay cả đức Phật cũng giác ngộ bằng kinh nghiệm. Kinh nghiệm trường kỳ, gian khổ.

Khác biệt một trời một vực, v́ một bên luật là mệnh lệnh, một bên luật là kinh nghiệm - nghĩa là khoa học. Lúc nhỏ, tôi học Quốc văn giáo khoa thư, ê a: "Giọt nước mềm, tảng đá cứng, thế mà nước chảy măi đá cũng ṃn ; con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ". Thế là kinh nghiệm. Cứ nh́n th́ thấy. Trái lại, "Ngươi phải ăn bánh ḿ của ngươi với giọt mồ hôi trên trán ngươi" là mệnh lệnh.

Mệnh lệnh đến từ bên ngoài của con người, từ bên trên. Kinh nghiệm đến từ bên trong. Luật kinh nghiệm là luật do con người tự chứng, tự thấy, chẳng do ai làm ra cả. Luật mệnh lệnh là do một sức mạnh bên ngoài làm ra. Chính sức mạnh tác giả đó sẽ trừng trị nếu vi phạm.

Bởi vậy, trong các tôn giáo nhất thần (monothéisme), Thượng đế vừa là Thượng đế - tác giả (sáng tạo) vừa là Thượng đế - quan ṭa (phán xét, xét xử). Chính Thượng đế là ông quan ṭa trong phán xét cuối cùng. Ông phán: những kẻ ở bên tay mặt của ta, các ngươi đi lên thiên đường, vĩnh viễn; những kẻ ở bên tay trái của ta, các ngươi đi xuống địa ngục, vĩnh viễn.

Một ông quan ṭa như vậy thật là trái hẳn với h́nh ảnh của đức Phật mà tôi có trong đầu. Đức Phật của tôi đương nhiên là có làm trọng tài với nhiều vụ việc căi lộn giữa các Tỷ kheo. Và Ngài đă chế giới nhân những trường hợp đó. Nhưng h́nh ảnh một trọng tài khác hẳn h́nh ảnh một ông quan ṭa. Tôi nghĩ, đức Phật chưa bao giờ là một ông quan ṭa. Đức Phật nhiều khi... tội nghiệp lắm. Ai không tin th́ cứ đọc trang 68 trong quyển Cương yếu giới luật của H.T. Thiện Siêu, kể chuyện căi cọ xảy ra ở Kosambi. Tôi xin đọc nguyên văn: "Phật từ nơi xa về thấy chuyện xảy ra, liền hỏi nguyên do. Hai bên cứ bảo thủ, Phật dạy không nghe. Họ thưa với Ngài, xin Thế Tôn, Ngài biết việc của Ngài, chúng con biết việc của chúng con. Can ngăn măi không được, nên Phật đành ôm b́nh bát vào núi ở ẩn để an tĩnh. Trong khi đó có một con voi già, nó cũng bị mấy con voi trẻ quậy phá, ở không yên nên đi t́m chỗ núp. Đi vào đó gặp Phật. Hai bên gặp nhau, thấy bên nào cũng có hoàn cảnh y như nhau, nên cùng ở chung một chỗ. Cũng tại đó, có một con khỉ già bị bọn khỉ trẻ ruồng bỏ, nên cũng đi t́m chỗ ẩn thân, đến đó gặp Phật. Như vậy, ở với Phật có con voi già và khỉ già cùng hầu Phật. Mỗi sáng voi đi lấy nước về dâng Phật, khỉ đi lấy trái cây, mật ong về cúng Phật. Cho nên, hiện nay trong tranh truyện Phật giáo có h́nh ảnh voi và khỉ dâng đồ cúng Phật là để ghi lại chuyện đó".

Kết cục là thế nào? Kết cục, các thầy bị cư sĩ "tẩy chay và cấm vận lương thực". Các thầy hối hận quá, cùng nhau đi thỉnh Phật về.

Phật không phải là quan ṭa! Phật là trọng tài! Phật không ban mệnh lệnh!

Trong các câu chuyện thiền, có nhiều chuyện liên can đến căi cọ vui lắm. Tôi chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ thôi, liên quan đến một vụ xử án, hay nói đúng hơn, liên can đến ông quan ṭa.

Một người du lịch từ rất xa về, mang về theo một vật quư, hiếm chưa hề biết: một tấm gương. Nh́n vào gương, anh tưởng như thấy cha ḿnh. Thương cha quá, anh trân trọng cất gương vào một ḥm quư, để trên lầu kín. Thỉnh thoảng anh lên lầu, mở ḥm ra, thăm cha. Thăm xong th́ nhớ, mặt buồn rười rượi. Bà vợ lấy làm lạ, quái, sao chồng ḿnh cứ mỗi lần lên lầu, đi xuống là mặt mày ủ dột như vậy. Bèn ŕnh xem. Thấy chồng mở ḥm, cúi mặt xuống nh́n lâu. Bà vợ chờ khi chồng đi vắng, lên lầu, mở ḥm, cúi mặt nh́n xuống và nổi tam bành lục tặc. Một người đàn bà. À ra thế! Đi xa, mang về một người đàn bà! Rồi tương tư, rồi buồn rười rượi! Tất nhiên là vợ chồng căi lộn nhau, gây gỗ nhau. Vợ th́ ghen, chồng th́ không hiểu tại sao vợ ghen, đó là cha ḿnh, làm sao vợ ghen được!

Gây gổ nhau như vậy, th́ may quá, bỗng có một sư cô t́nh cờ ghé qua nhà chơi. Sư cô bảo: Thôi được, thôi được, để tôi phân xử. Sư cô bèn lên lầu, hồi lâu, rồi sư cô xuống lầu, mặt mày nghiêm nghị, phán xử: "Trong ḥm không có một người đàn ông nào, cũng chẳng có một người đàn bà nào, chỉ có một sư cô thôi!".

Thật sự, Phật chẳng bao giờ xử, theo cái nghĩa xử của một phiên ṭa, với ông quan ṭa. Trong giới luật, có cử tội, có xét tội, có xả tội. Nhưng đó không phải là h́nh ảnh của một phán quyết, một mệnh lệnh. Và trong giới luật, sám hối mang một ư nghĩa vô cùng cao quư, bởi v́ vô cùng giải thoát. Xét đến tận cùng, chính ta làm tội cho ta, chính ta giải thoát cho ta. Luật trong Phật giáo là giới và giới là sự tương quan giữa ta với ta, là thân của ta, miệng của ta, ư của ta, không có ai khác bên ngoài của ta, bên trên của ta.

Tôi muốn nhấn mạnh trên bản chất của hai h́nh ảnh luật khác nhau: luật phát xuất từ mệnh lệnh (luật - mệnh lệnh) và luật phát xuất từ kinh nghiệm; luật đến từ bên ngoài, luật đến từ bên trong. Tôi cũng đưa ra hai h́nh ảnh của tranh tụng: ông quan ṭa và người trọng tài. Luật - mệnh lệnh đi đôi với h́nh ảnh ông quan ṭa. Luật - kinh nghiệm đi đôi với h́nh ảnh trọng tài. Quan niệm luật của Tây phương hiện nay, trừ lĩnh vực h́nh luật, có khuynh hướng làm nhẹ bớt tính cách mệnh lệnh và đặt nặng hơn trên sự đồng thuận của ư muốn đôi bên trong một tranh chấp. Bởi vậy, càng ngày người ta càng thấy sự cần thiết của việc du nhập những h́nh thức mới để giải quyết tranh chấp, chưa cần phải đi đến một vụ kiện thực sự: đó là những h́nh thức ḥa giải, trung gian, trọng tài. "Soft-justice" ở Mỹ. "Ordre négocié" ở Pháp. Phương thức trọng tài càng ngày càng mở mang, trong luật quốc nội cũng như luật quốc tế. Hệ thống tư pháp của Nhà nước chấp nhận sự mở mang của hệ thống tư pháp tư nhân (justice privée).

Tôi không đặt vấn đề khen chê hay dở ở đây. Chỉ muốn nói rằng đức Phật không bao giờ ban mệnh lệnh. Giới luật của Ngài không phải là mệnh lệnh. Phật cũng không bắt buộc khi sám hối th́ phải trả tiền.

 

Cao Huy Thuần

Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi và Ta,

Trungtâm văn hóa Khuông Việt xuất bản, 1999 (tr. 32-49).

Nhà xuất bản TP Hồ Chi Minh, 2000 (tr. 38-60).

 

 

 



[1] Năm chương đầu của Thánh kinh (Bible) tức là Genèse, Exode, Lévitique, Nombres, Deutéronome (gọi là Pentateuque), được tín đồ Ki-tô giáo gọi là Cựu Ước, tín đồ của Do Thái giáo gọi là Năm chương của Moise. Luật Liên minh của Do Thái nằm trong Exode. Quyển sách thứ hai của luật nằm trong Deutéronome. Luật tu sĩ nằm trong Lévitique. Torah là năm chương của Pentateuque.

[2] Gaudemet, trang 122.