CHTTLLTTPG3

BÀi TH BA

*

LUẬT ĐẾN TỪ TỰ NHIÊN

 

Đây là một vấn đề rất phức tạp, có một lịch sử rất dài. Trả lời câu hỏi: luật đến từ đâu? triết học cổ Hy Lạp đă t́m thấy câu trả lời: nơi khái niệm "luật tự nhiên". Có một luật tự nhiên tự nó hiện hữu, tự nó có sẵn ở đấy. Chắc chắn câu trả lời này hợp với lư tưởng của con người, cho nên nó tồn tại cho đến ngày nay. Thế nhưng, luật tự nhiên là ǵ? nội dung của nó thế nào? Bao nhiêu tranh luận đă diễn ra, liên miên không dứt cho đến ngày nay.

Tôi không có tham vọng đề cập tất cả vấn đề liên quan đến luật tự nhiên, chỉ nhấn mạnh một điều thôi: quá tŕnh diễn tiến của tư tưởng này. Trên quá tŕnh đó, tôi lại cũng chỉ có thể triển khai một điểm thôi: sự đối chọi giữa Ḷng tinLư trí và sự thắng thế dần dần của lư trí trong tư tưởng về luật tự nhiên.

Ḷng tin và lư trí: Động đến vấn đề này có khác ǵ động đến cả lịch sử tư tưởng và văn minh Tây phương! Luật tự nhiên, do đó cũng chỉ là một ví dụ. Bởi vậy, tôi xin nói vài lời về sự đối chọi này trước khi đi vào đề tài luật tự nhiên.

Từ đâu mà ta có tri thức? Từ đâu mà ta nghĩ rằng ta biết?

Biết, đến từ hai nguồn gốc. Một là tin. Tin người khác nói; tin nơi sự hiểu biết của người khác. Đi học, tin ở thầy. Đọc sách, tin ở tác giả. Tin, lắm khi không cần kiểm chứng. Chỉ tin. Nguồn gốc thứ hai là lư trí. Lư trí th́ chỉ tin ở nó. Cái ǵ mà nó thấy hợp lư, hợp với kiểm chứng th́ nó mới tin. Thường thường th́ người ta dễ tin hơn là lư luận. Tin th́ không cần tŕnh độ lắm. Lư luận th́ cần.

Trong lịch sử tư tưởng Tây phương, văn minh cổ Hy Lạp, từ thế kỷ thứ VI, thứ VII trước Tây lịch, đă đặt nặng trên lư trí để mở mang hiểu biết. Lư trí được vận dụng, kích thích để soi ánh sáng vào mọi ngành, mọi lĩnh vực: trên nền tảng của lư trí, khoa học dần dần mở mang cho đến ngày nay. Lư trí được vận dụng như vậy vào hai ngành rất được chuộng ở thời ấy: siêu h́nh học và đạo đức học. Trong khi đi t́m nền tảng cho sự phân biệt, đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là sự công bằng, đâu là bất công, đâu là thẳng, đâu là cong, triết học Hy Lạp nắm bắt được một tiêu chuẩn có vẻ khách quan, có tính giải thích rốt ráo: thiên nhiên. Luật tự nhiên nảy nở từ đây. Tiêu chuẩn thiên nhiên cho phép triết học Hy Lạp đánh giá lại những nguyên tắc đă được chấp nhận, để củng cố hoặc bác bỏ. Ví dụ: chế độ nô lệ được xem như là tự nhiên, nhưng chính Aristote là một trong những người đầu tiên xét lại chế độ đó, cho rằng vài h́nh thức của chế độ nô lệ có tính bất công v́ trái với thiên nhiên.

Ki tô giáo ra đời làm đảo lộn cách nh́n. Hai văn minh gặp nhau trên đất La Mă: văn minh Do Thái dựa trên ḷng tin; văn minh Hy Lạp dựa trên lư trí. Dân Do Thái theo đạo mới chỉ là một số nhỏ thôi, vậy mà kẻ thắng là kẻ nhỏ, kẻ thắng là ḷng tin. Tất nhiên, những triết gia Ki Tô đầu tiên cũng vận dụng rất nhiều lư lẽ, nhưng đó là những lư lẽ để biện minh cho ḷng tin, cho sự vâng lời Thượng đế, cho sự tuân phục mệnh lệnh của Thượng đế. Sau đó, họ lại vận dụng rất nhiều lư lẽ để chống lại những quan điểm nội bộ bị kết án là trái với chính thống, là tà thuyết. Từ đó, văn minh Ki tô giáo toàn thắng ở Âu châu.

Nhưng lư trí thức dậy. Trung cổ chợt khám phá ra lại Aristote bị lăng quên. Triết gia và thần học gia Ki tô giáo bắt đầu xét lại những giáo điều thần thánh. Khi đó một thiên tài xuất hiện: Saint Thomas. Xuất hiện để dung ḥa ḷng tin và lư trí, ḷng tin đă ngự trị và lư trí đang khiêu chiến, với mục đích bảo vệ, củng cố gia tài, biện minh cho sự thần khải. Saint Thomas nói: Tất cả những ǵ mà lư trí con người khám phá được chỉ là chứng minh những lời dạy của Thượng đế, bởi v́ lư trí của con người là ánh lửa của trí tuệ của Thượng đế. Ḷng tin và lư trí không chống nhau; ngược lại, ḷng tin giúp lư trí hiểu rơ hơn. V́ vậy đừng sợ mở mang lư trí. hăy để lư trí đi đến tận cùng con đường của sự hiểu biết, đến lúc nào nó không đi được nữa th́ nó gặp ḷng tin. Đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức, cứ để cho lư trí sục sạo t́m kiếm nền tảng của cái tốt, của cái xấu. Chủ trương như vậy nên Saint Thomas gặp lại tư tưởng cổ Hy Lạp, gặp lại Aristote, gặp lại khái niệm thiên nhiên. Bây giờ, khi Tây phương nói quan niệm "cổ điển" về luật tự nhiên, th́ đó chính là quan niệm của Aristote được Saint Thomas phục hồi.

Có lư trước thời đại, Saint Thomas bị Nhà thờ kết án là tà thuyết (1277), sau đó mới được phục quyền và phong Thánh (1323).

Đến thế kỷ XVI, XVII, tư tưởng về luật tự nhiên chứng kiến một lần nữa sự nổi dậy của lư trí. Và lần này th́ lư trí thắng. Trên con đường lịch sử dài dằng dặc đó, trên quá tŕnh giằng co dai dẳng giữa lư trí và ḷng tin, tôi chỉ đưa ra ở đây ba tên tuổi tiêu biểu: Aristote, Saint Thomas và Grotius. Luật tự nhiên bắt đầu được hiểu như là bản tính tự nhiên của sự vật dần dần biến chất với sự khẳng định về vị thế của con người để rẽ qua một ngă khác và được hiểu như là bắt nguồn từ bản tính tự nhiên của con người. Một bên đặt nặng thiên nhiên. Một bên đặt nặng con người. Đó là hai phần mà tôi sẽ tŕnh bày.

I. QUAN NIỆM CỔ ĐIỂN: " Bản tính tự nhiên của sự vật"

Trong tư tưởng thời cổ Hy Lạp và thời Trung Cổ, cái mà bây giờ người ta gọi là luật (tiếng Pháp: droit) hồi đó được hiểu dưới khái niệm công bằng, công lư (justice). Và công bằng, công lư được định nghĩa là: trao cho mỗi người phần mà người đó đáng có. Chữ "luật" vừa nói không có trong ngôn ngữ cổ Hy Lạp. Chỉ có chữ to dikaion (tiếng Pháp: le juste). Tiếng La-tinh là iustum. Khi Aristote bàn về luật, chính là ông bàn về khái niệm dikaion. Mười bảy thế kỷ sau, Saint Thomas cũng làm công việc tương tự.

Công bằng, công lư là mực thước (mesure). Mực thước là vừa phải, không nhiều không ít, không thêm không bớt, trung dung giữa thái quá và bất cập. Với Aristote, đó là luật.

Vậy th́ luật tự nhiên là ǵ? Là cái mực thước sẵn có nơi sự vật, có một cách khách quan, độc lập với ư kiến tùy tiện của mỗi người, có từ muôn nơi, muôn thuở, ở đâu cũng sinh ra những hậu quả giống nhau. Nếu tôi trao đổi một vật ǵ với anh, cái mực thước tự nhiên sẵn có nơi sự vật, buộc anh phải đưa cho tôi một vật khác có giá trị tương đương. Nếu mực thước đó thiếu, sự trao đổi không phải là trao đổi. Nếu tôi bán vật ǵ cho anh, anh phải trả cho tôi một số tiền tương đương với giá trị của vật mà anh nhận, nếu không th́ không phải mua bán. Luật tự nhiên là luật nằm sẵn nơi bản chất của sự vật, chỉ cần ta khám phá ra mà thôi.

Vài ví dụ nữa: Tại sao giết người là bất công? Bởi v́ sự sống là một thứ của cải thuộc vào mỗi người; cướp sự sống đó là không công bằng, bản chất sự vật buộc ta hiểu như thế.

Từ thượng cổ Hy Lạp ví dụ này đă được bàn căi: Một người gởi cho người khác một đồ vật; như vậy người đó có quyền lấy lại đồ vật giống như quy ước. Luật từ bản chất của sự vật buộc rằng người gởi đồ vật có quyền lấy lại đồ vật đó. Bây giờ, ví thử đồ vật gởi gắm đó là một khẩu súng và người gởi là một tay sát nhân khét tiếng. Phải trả lại chăng? Nguy hiểm quá! Nguy hiểm cho cả cộng đồng. Như vậy, phải chăng chính luật từ bản chất của sự vật buộc phải có ngoại lệ trong bổn phận trao trả? Phải chăng cũng có thể nghĩ ra một giải pháp khác: trả khẩu súng không phải cho chủ nhân của nó, mà cho một người thứ ba, đại diện cho người này và được xem như không có ư định xấu? Nếu vậy, người ta nói: luật tự nhiên buộc, hoặc không trao trả cho chủ nhân, hoặc trao trả cho một người thứ ba.

Lại một ví dụ nữa: một người lấy gỗ của nhà bên cạnh để đóng một cái bàn. Gỗ đó không phải là gỗ của anh ta, vậy luật từ bản chất sự vật buộc anh ta phải trả gỗ lại nếu bị đ̣i. Nhưng gỗ đó đă thành cái bàn; phá bàn để trả gỗ th́ phí quá. Vậy th́, trả nguyên cái bàn hay sao? Như vậy xem ra cũng chẳng mực thước; v́ người chủ nhân của gỗ được hưởng công của người khác mà chẳng tốn một giọt mồ hôi. Thế th́, phải trả cho người kia một số tiền ngang với công của người ấy bỏ ra chăng? Nhưng nếu người có gỗ không thích cái bàn th́ sao? Luật tự nhiên là thế này: chọn lựa hoặc người chủ đ̣i phá cái bàn để lấy lại gỗ, hoặc lấy cái bàn và trả một khoảng tiền công cho người kia.

Người Hy Lạp, và sau đó người La Mă, nói: luật phát sinh từ sự vật. Sự vật có chứa sẵn tính luật. Chính v́ vậy mà ngày nay, trong các nước common law, người ta khẳng định rằng thẩm phán không tạo ra luật pháp mà khám phá ra luật pháp trong trường hợp đang xét xử. Cũng chính v́ vậy mà ngày nay, trong khi làm luật, người ta cố nhắm thế nào để luật hợp với bản chất tự nhiên. Ví dụ hiện đại nhất ngày nay là trong lĩnh vực thụ thai nhân tạo. Bao nhiêu vấn đề rắc rối được đặt ra, về thế nào là thiên nhiên, thế nào là không thiên nhiên, và về tương quan giữa người mẹ thật - người mẹ sinh lư - và người mẹ cho mượn cái bụng của ḿnh - người mẹ mang thai.

Đó là vài ví dụ. Bây giờ trích vài câu định nghĩa tiêu biểu.

Platon nói: "Cái tốt nhất có trong mỗi sự vật cũng là cái riêng biệt nhất của sự vật đó". ("Ce qu'il y a de meilleur dans chaque chose [est] aussi ce qui lui est le plus propre").

Aristote diễn tả cùng một tư tưởng: "Cái ǵ đặc biệt của mỗi sự vật do bản chất, cũng là cái quư nhất, thú vị nhất đối với sự vật đó". ("Ce qui est propre à chaque chose est par nature ce qu'il y a de plus excellent et de plus agréable pour cette chose").

Trong tiếng Pháp cũng như tiếng Anh, có hai danh từ tương đương với nhau, nhưng có một chút sắc thái khác nhau: justiceéquité. Tôi không t́m ra được tiếng Việt tương ứng để dịch. Tra cứu từ điển, tôi thấy: équite: công minh, chính trực, công bằng, công lư. Nghĩa là chẳng khác với justice. Tôi đành phải dùng chữ công bằng và chua thêm bên cạnh: équité. Trong Aristote, luật tự nhiên công bằng (équité) đồng nghĩa với nhau. Và bởi v́ luật tự nhiên là cái chuẩn để đo đạt, cân lường, nó là nguyên tắc chỉ đạo cho người làm luật, người xử luật. Do đó phát sinh ra một trong những vấn đề quan trọng từ cổ Hy Lạp: vấn đề luật viết và luật không viết - luật thành văn và luật có sẵn. Équité là luật có sẵn, luật bất thành văn. Xử theo équité có khi là xử khác với luật thành văn. Vấn đề này cũng là vấn đề được bàn căi nhiều nhất trong triết học nói chung: tương quan giữa cái hiện là với cái tốt hơn, giữa với phải là, giữa isought, giữa seinsollen, giữa êtredevoir être, nghĩa là giữa sự việc (cái là) và nguyên tắc, quy phạm (cái phải là).

Trong cổ Hy Lạp, điều luật (tiếng Pháp: la loi) thường được viết ra thành văn: luật thành văn. Tuy vậy có những quy tắc liên quan đến chính trị, xă hội không được viết thành văn nhưng hàm súc tính bắt buộc, hoặc v́ có dính líu đến thần linh, hoặc v́ có chứa đựng một lư tưởng đạo đức về thế nầy hoặc thế nọ. Những quy tắc bất thành văn đó nói lên sự thiếu sót hoặc giới hạn của luật thành văn.

Trong thần thoại Hy Lạp, Zeus trao cho người một thứ luật bất thành văn để con người, khác với con thú, đừng ăn thịt nhau, mà trái lại, cư xử đúng đắn với nhau. Đến từ Zeus, luật đó là thần linh, nghĩa là không được viết ở đâu cả; nó lẫn lộn vào một nguyên tắc đạo đức về công bằng, công lư; nó vượt lên trên mọi người, nhưng nó nằm sẵn ở nơi mọi người. Như vậy, hai trường hợp có thể xảy ra. Hoặc là luật thành văn của con người phản ánh luật thần linh đó, và như vậy Nhà nước của con người là h́nh ảnh trung thực của ư muốn của Zeus. Hoặc là luật thành văn không phản ánh được luật của Zeus, yếu đuối, lung lay, thất thường như chính con người, và như vậy, luật đó trái với tính bất di bất dịch, trái với tính hoàn hảo của luật thần linh. Đây là đầu đuôi của câu chuyện Antigone trong vở kịch của Sophocle:

Vua Créon giết anh của cô Antigone và cấm không được chôn xác. Bất chấp lệnh vua, Antigone chôn xác anh. Cô nói trước mặt vua: "Tôi bất tuân luật của nhà vua, bởi v́ luật đó không do Zeus ban bố; đó không phải là công lư... Đó không phải là luật của các thần linh đặt ra cho người, và tôi không nghĩ rằng lệnh của nhà vua đủ sức mạnh để cho phép một người như vua bất chấp những luật khác, những luật không viết ra, bất di bất chuyển của thần linh. những luật đó không phải mới đặt ra ngày hôm nay hoặc ngày hôm qua, mà cũng chẳng ai biết được đă có sẵn từ thuở nào".

Aristote cũng khẳng định như vậy: "Cái ǵ thiên nhiên là không thay đổi, dù bất cứ ở đâu cũng có cũng một hậu quả như nhau: lửa cháy giống nhau ở Athènes cũng như ở BaTư ". Khẳng định đó lập tức vấp ngay một vấn nạn: nếu quả thật như vậy th́ tại sao luật lại thay đổi từ nơi này đến nơi khác, từ thời này qua thời kia? Luật thay đổi như vậy, th́ hoặc là luật tự nhiên không có, hoặc là luật tự nhiên cũng thay đổi. Aristote thấy vấn nạn đó. Cho nên ông nói thêm: "mặc dù nơi thần linh, có thể không có ǵ thay đổi, nơi những con người như chúng ta, có những sự việc hàm chứa một phần của thiên nhiên dù cho toàn thể là thay đổi. Tuy vậy vẫn có một phần thiên nhiên và một phần không thiên nhiên".

Câu nói hơi khó hiểu, nên đă đưa đến hai giải thích khác nhau về quan điểm của Aristote: một cho rằng như vậy là Aristote vẫn thừa nhận tính chất bất biến và phổ quát của luật tự nhiên, một cho rằng như vậy là Aristote có nhận rằng luật tự nhiên cũng thay đổi.

Tôi không đi sâu vào tranh luận hào hứng này, chỉ đưa ra một ví dụ và một lối giải thích chiết trung.

Một ví dụ: Ai cũng có hai chân, đó là thiên nhiên; nhưng tùy hoàn cảnh, có nơi đàn bà mặc quần, có nơi mặc váy, có nơi mặc cả váy lẫn quần, có nơi chẳng cần quần cần váy ǵ cả, có nơi như ở Scotland, đàn ông lại sính váy, đó là những chuyện không thiên nhiên. Nhưng quan sát những chuyện không thiên nhiên đó, nghĩa là khác nhau đó, vẫn có thể rút ra một nguyên lư thiên nhiên chỉ đạo.

Đó là một ví dụ cho vui, để đưa đến giải thích như thế này: trật tự tự nhiên của sự vật là bất biến và phổ quát, nhưng sự vật th́ thay đổi. Lửa cháy giống nhau ở Hy Lạp và ở Ba Tư, nhưng phong tục, tương quan xă hội, tổ chức chính trị ở hai nơi đó khác nhau. Sự vật vốn thay đổi cho nên nói "bản chất tự nhiên của sự vật" là nói: bản chất tự nhiên của sự vật thay đổi. Luật của các Nhà nước đều phải phù hợp với luật tự nhiên, nhưng v́ điều kiện của mỗi Nhà nước khác nhau, nên không phải luật nào cũng giống nhau tuy có thể phù hợp với luật tự nhiên. Bởi vậy, nói như Aristote là nói rằng: trong một luật công bằng, đúng đắn, có một phần là tự nhiên, một phần là công tŕnh của con người (một phần là tự nhiên, một phần là luật), hai phần không đối nghịch nhau. Tại sao? Tại v́ luật tự nhiên, khi được áp dụng ở một nơi nào, cần phải được thích nghi hóa, cá biệt hóa để phù hợp với điều kiện của nơi đó. Như vậy, nếu luật nơi này khác với luật nơi kia, điều đó không có nghĩa rằng các luật đó không mang tính tự nhiên, mà có nghĩa rằng luật tự nhiên t́m cách diễn dịch ra, chế biến ra thành luật của mỗi xă hội khác nhau. Nói một cách khác, luật tự nhiên hiện diện một cách nội tại nơi luật của mỗi xă hội. Hễ là luật tốt th́ luật nơi nào cũng có một yếu tố chung là luật tự nhiên. Những luật đó không phải là cứu cánh, mà là phương tiện, nhờ đó ư định của thiên nhiên được cụ thể hóa. Như vậy, triết lư của Aristote rút tinh yếu của luật ra từ bản chất của sự vật, nhưng trao cho đầu óc của con người nhiệm vụ truy tầm nơi các sự vật (ví dụ các định chế chính trị đă được áp dụng trong lịch sử) để t́m xem sự vật nào (định chế nào) phù hợp với cứu cánh của thiên nhiên và dùng nó để làm mẫu mực.

Khác với Platon nh́n nguồn gốc của luật từ trên cao xa, ở ngoài con người, vượt khỏi con người, trong quan niệm của Aristote, tuy luật tự nhiên ban giá trị cho luật do người làm ra, nhưng thiên nhiên không nằm ở đâu khác hơn là nơi chính sự vật: phải t́m nơi chính sự vật ư nghĩa và giá trị gốc nguồn của luật tự nhiên .

Tóm lại, trong tư tưởng cổ Hy Lạp về luật, có một sự phân biệt căn bản giữa hai trật tự luật pháp. Một mặt, một luật cao hơn, thần linh hay thiên nhiên, in sẵn nơi ư thức của mỗi người, không cần viết ra chữ; luật đó phổ quát và siêu thời gian. Một mặt, những luật của người, đa dạng, thay đổi tùy theo hoàn cảnh, chính trị, điều kiện xă hội.

Hy Lạp khai mào cho một tranh luận kéo dài cho đến ngày nay mà chẳng có học thuyết nào được mọi người thừa nhận.

St. Thomas (1226 – 1274) nắm bắt được tư tưởng về thiên nhiên từ Aristote. Như tôi đă nói ở trên, tư tưởng cổ Hy Lạp bị vùi lấp dưới tro từ khi tư tưởng của nhà thờ ngự trị khắp Âu châu. Đến thời Trung cổ, vào khoảng thế kỷ 13, tác phẩm của Aristote được khám phá ra nhờ những bản dịch chuyển đến từ Tây Ban Nha, từ Ư. Gia tài cổ Hy Lạp rơi vào tay các học giả kinh viện của nhà thờ. Với tài ba đặc biệt, các vị này biện luận rằng: văn hoá cổ đại là bước chuẩn bị cho việc truyền giảng Thánh kinh, các nhà hiền triết của cổ Hy Lạp đă đóng vai tṛ đưa dân ngoại đạo vào đạo Ki Tô giống như các nhà tiên tri Do Thái đă đem đạo này đến với dân Do Thái. Trong ư nghĩa đó, tác phẩm của Aristote là một thứ bài tựa cho Toàn thư thần học (Somme théologique) của St. Thomas. St. Thomas vừa làm công việc sưu tập, vừa làm công việc tổng hợp: tổng hợp giữa văn hóa Hy Lạp, La Tinh và văn hóa Ki Tô. Với St. Thomas và các nhà kinh viện ở thế kỷ 13, Ki Tô giáo, tuy gốc vẫn là Do Thái, trở thành văn minh Hy Lạp - La Tinh - Ki Tô.

Để hiểu quan niệm của St. Thomas về luật tự nhiên, phải bắt đầu ở chỗ bắt đầu, nghĩa là ở lư thuyết Ki Tô về vũ trụ và con người, ở mặc khải và ân huệ của Chúa. Trên điểm bắt đầu này, Ki Tô giáo cắt đứt với tư tưởng Hy Lạp: Hy Lạp quan niệm Thượng đế như Thượng đế - tổ chức (Dieu - organisateur), Ki Tô giáo quan niệm Thuợng đế như Thượng đế - sáng tạo (Dieu créateur). Thượng đế sáng tạo ra trời đất, vũ trụ; trật tự trong vũ trụ, trật tự trong xă hội loài người đều do ở ư muốn của Thượng đế tất cả - nghĩa là đều do ở lư trí của Thượng đế. Hơn nữa, giáo điều tội lỗi tổ tông và sự việc con người đánh mất ḿnh cũng đồng thời làm biến đổi khái niệm về thiên nhiên trong Ki Tô giáo. Bản chất thiên nhiên bị làm hỏng v́ tội lỗi tổ tông; con người xa mất bản tính đó. Bởi vậy, giá trị của con người không nằm nơi ư thức về con người mà nó đang có bằng nằm nơi ư thức về con người mà nó đă bị mất rồi.

Làm sao giải quyết cái lỗ hổng, cái khoảng cách giữa con người với bản tính bị mất? Chẳng có cách nào khác ngoài ân huệ và mặc khải của Chúa. Con người không thể vươn đến điều "thiện" được nữa bằng tri thức mà thôi (như Platon nói), mà bằng ḷng tin, bằng mặc khải. Từ đây, cái siêu nhiên bổ sung cho cái thiên nhiên. Trên thiên nhiên c̣n có siêu nhiên, c̣n có Thượng đế sáng tạo vũ trụ, ban ân sủng cho người bằng lư trí của Thượng đế.

Phần sáng tạo của St. Thomas chính là đă xây dựng một lư thuyết dựa trên lư trí. Chính nhờ lư trí mà con người hiểu được Thượng đế. Làm sao hiểu được? Con người, tương đối, làm sao hiểu được Thượng đế, tuyệt đối? Trong triết học Hy Lạp, Platon chẳng hạn cắt nghĩa rằng con người không thể hiểu tuyệt đối, bởi v́ giác quan của con người không toàn hảo, bị hạn chế. St. Thomas, ngươc lại, cho rằng con người có thể hiểu được, mặc dầu đă đánh mất bản tính của ḿnh v́ tội tổ tông. Ông lư luận: mặc dầu vậy, nhờ bẩm sinh có lư trí, con người vẫn giữ được trong tâm linh khả năng cảm nhận phương hướng của lư trí Thượng đế. Nhờ lư trí, con người với tới được sự cảm thông với Thượng đế, và do đó nhận ra được sự hiện hữu của Thượng đế. Trong bản chất, con người vốn là một trí tuệ chưa được vẹn toàn, nhưng, nhờ mặc khải và ân huệ, được hướng đến, hướng về, hướng bởi lư trí của Thượng đế.

Như vậy, trên tột đỉnh của cái kiến trúc lư trí th́ có lư trí của Thượng đế mà con người chỉ cảm nhận được phương hướng; dưới đó mới đến lư trí của con người. Nguyên tắc tối thượng là Thượng đế mặc khải; con người và sự vật ở trần gian này là do Thượng đế tạo ra bằng lư trí của ḿnh; tất cả việc mà con người có thể làm là vươn tới và tuân phục lư trí đó.

Nhưng St. Thomas được xem như đă đưa vào lư thuyết của ḿnh một khuynh hướng tự do. Lư thuyết của ông được xem như là điểm gặp gỡ giữa lư trí của Thượng đế với sự tự do mà con người có nhờ lư trí. Con người là tự do, bởi v́ nó không phải là một với cái Tuyệt đối. Nó là ư muốn và hành động. Nó muốn và nó hành động bằng lư trí của nó. Nó biểu lộ khả năng lư trí của nó qua tri thức về hành động, hành động hợp với lư trí. Nhưng lư thuyết của St. Thomas không trái ǵ với chính thống, bởi v́ lư trí của con người, như tôi vừa nói ban năy, được hướng đến, hướng về, hướng bởi... Cái phương hướng thiên nhiên đó là ṇng cốt của lư thuyết St. Thomas về luật tự nhiên.

Bởi vậy, St. Thomas phân biệt luật tự nhiên với luật vĩnh cữu. Thượng đế sáng tạo ra trật tự vũ trụ và ban ân sủng cho con người bằng lư trí của ḿnh, nguyên tắc đó, St. Thomas gọi là luật vĩnh cữu. Đó là luật tối thượng. Thượng đế sáng tạo đó, Thượng đế cai trị đó in vào trong tâm khảm của mỗi người một khuynh hướng thiên nhiên nhắm đến sự thực hiện cứu cánh của ḿnh, tức là thực hiện cái tối hảo của ḿnh. Khuynh hướng đó, các triết gia Trung cổ gọi là luật tự nhiên. Luật tự nhiên nằm dưới luật vĩnh cữu và tham dự vào luật vĩnh cữu.

Khuynh hướng đó có khi là thụ động: đó là khuynh hướng nhận thấy nơi thú vật, nơi những sinh vật không biết cử động. Chúng cứ theo khuynh hướng tự nhiên, chúng cứ thực hiện cứu cánh của chúng một cách tự nhiên: hạt lúa nảy mầm, con ong làm mật. Nhưng nơi con người th́ khác. Người là sinh vật có lư trí. Lư trí khiến cho con người biết nhận ra đâu là cứu cánh của nó, đâu là cái tối hảo của nó. Hành động theo lư trí, đó là luật tự nhiên của người. V́ vậy, luật tự nhiên nơi con người tham dự vào luật vĩnh cữu một cách toàn vẹn hơn so với các sinh vật khác. Giống như đối với luật vĩnh cữu, khuynh hướng đi đến cứu cánh cũng mang tính chất lư trí. Nhưng lư trí mà thôi th́ không phải là nguyên tắc của mọi sự vật. Nhiệm vụ duy nhất của lư trí là nắm bắt được cái ǵ là hợp với bản chất của sự vật. Nắm bắt được rồi, th́ con người cứ thế mà đi theo, bởi v́ nguyên tắc đầu tiên, hiển nhiên và không thể chứng minh được, của lư trí là phải làm điều tốt, tránh điều xấu. Điều tốt là khái niệm đầu tiên mà lư trí nắm bắt được khi hành động, bởi v́ điều tốt là điều mà mọi sự vật đều thích muốn. Do đó, làm và tránh điều xấu là luật tự nhiên đầu tiên. Trên nguyên tắc đầu tiên đó, tất cả mọi nguyên tắc khác của luật tự nhiên được xây dựng.

Đó là mối quan hệ cá nhân giữa con người với Thượng đế, con người trách nhiệm trước Thượng đế. Trong mối quan hệ giữa con người với xă hội - bởi v́ con người là con vật xă hội - đâu là lư trí chỉ cho biết điều tốt, điều xấu, thế nào là tốt để vươn đến, thế nào là xấu để tránh đi? Làm sao có thể phán đoán giống nhau được về cái tốt cái xấu giữa những người, những xă hội sống trong những hoàn cảnh, những điều kiện khác nhau? Câu hỏi đó đưa đến nhận xét này: trong lĩnh vực luật pháp, không thể tránh được những luật thay đổi và khác nhau tùy nơi tùy lúc.

Dù sao đi nữa, ở bất cứ thời nào, nơi nào, luật của người làm ra đều phải hợp với luật tự nhiên, đều phải bắt nguồn từ luật tự nhiên, nếu không th́ không phải là luật[1]. Tại sao? Tại v́ ư muốn con người không thể thay đổi thiên nhiên. St. Thomas c̣n đi xa hơn nữa: luật của người làm ra chỉ có thể được gọi là đúng đắn, công bằng nếu vươn đến luật tự nhiên. Nghĩa là: ư muốn của con người, muốn được gọi là ngay thẳng, phải hành động hợp với hướng của lư trí. Mà lư trí th́ có nhiệm vụ khám phá đâu là hợp với bản tính sự vật. Nếu lư trí con người thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của nó, luật mà nó gợi ư cho ư muốn là luật tự nhiên. Nói một cách khác, luật làm ra phải luôn luôn vươn đến chỗ tốt nhất, chỗ đúng đắn nhất, công bằng nhất, chứ không phải tự bằng ḷng dừng lại ở chỗ không bất công. Người xử kiện cũng vậy. Hay nói một cách khác nữa, luật của người làm ra đối với luật tự nhiên cũng giống như luật tự nhiên đối với luật vĩnh cưu của Thượng đế. Giữa ba thứ luật, có một sợi chỉ hồng nối kết từ thấp lên cao: đó là lư trí, mà nói theo thuật ngữ của các nhà thần học th́ là lư trí ngay thẳng (tiếng La tinh: Ratio recta).

II.    QUAN NIỆM CẬN ĐẠI: Bản tính con người

 

Từ bỏ "bản tính sự vật", tư tưởng về luật tự nhiên từ thế kỷ 17 đi vào "bản tính con người". Để hiểu bước đi này, cần phải nói vài lời về quá tŕnh lịch sử từ thời Trung cổ đến thời cận đại.

Giữa Trung cổ với Cận đại, có một thời kỳ chuyển tiếp quan trọng gọi là Phục Hưng. Phục Hưng là một cách mạng kinh tế, tôn giáo và tư tưởng. Cách mạng kinh tế: những khám phá lớn về hàng hải, những bước đầu của chinh phục thuộc địa, sự cất cánh của chủ nghĩa tư bản tạo ra những quan hệ xă hội mới, đặt nên những vấn đề chính trị mới. Một giai cấp mới xuất hiện: giai cấp tư sản. Trong những thành phố lớn, tư sản thương mại thành h́nh, độc lập, lớn mạnh, chống đối, tham vọng, giới này bắt đầu đ̣i hỏi, yêu sách, rồi dần dà củng cố thành một thế lực chính trị. Hiện tượng này lan tràn khắp tất cả Âu châu. Vào khoảng 1540, kỷ thuật máy in tân tiến với lối sắp chữ kim loại làm biến đổi điều kiện trao đổi tư tưởng, những tranh luận về quyền của mỗi giai cấp, về tự do của con người được phổ biến rộng răi trong xă hội.

Cách mạng tôn giáo: Tân giáo (Tin Lành) chủ trương nguyên tắc tự do của nhà thờ đối với Nhà nước, cung cấp cơ sở lư thuyết cho phong trào nổi loạn của các ông vua Tin Lành. Như ai cũng biết, cách mạng tân giáo này do Martin Luther (1483-1546) khởi lên. Martin Luther là tu sĩ Đức đứng lên chống lại quan điểm lư trí mà phái kinh viện (scolastique) quan niệm như là phương tiện để hiểu Thượng đế, đề nghị thay thế uy quyền của truyền thống và của học thuyết nhà thờ bằng tự do của mỗi tín đồ đối diện trực tiếp với Thượng đế.

Tất cả những sự kiện đó đưa đến một quan niệm mới về con người: Phục Hưng mở ra một cách mạng tư tưởng. Trong thần học của thời Trung cổ, Thượng đế và Thiên đường là mối quan tâm đặc biệt của con người; với thời Phục Hưng, trái lại, con người, và bản tính của con người, được vinh danh. Con người tuyên bố: cái ǵ hiện hữu bây giờ là chính, không phải cái ǵ nơi cơi trường cữu. Luồng gió triết lư mới đó được thâu tóm vào một chữ mà thế kỷ 19 sẽ đề cao như một vị thần: nhân bản chủ nghĩa. Với nhân bản chủ nghĩa, siêu h́nh học của thời Trung cổ thối lui, tính người thay thế cho tính thiêng liêng làm nguyên tắc chỉ đạo cho những khám phá khoa học và cho việc tổ chức xă hội, chính trị. Phục Hưng, chính yếu là cách mạng tư tưởng. Ư chí, tự do, lư trí:  ba đề tài nở rộ trong triết học, mở đường cho sự xuất hiện của ba ngôi sao sáng chói trong thời cận đại: Descartes, Spinoza, Leibniz.

Trong lĩnh vực triết lư luật, và đặc biệt trong triết lư luật tự nhiên, sự thay đổi thấy rơ trên nhiều điểm.

Truớc hết, luật tự nhiên được thế tục hóa: luật tách biệt ra khỏi thần học Thiên chúa giáo (catholique). Luật là do lư trí con người tạo ra, là sản phẩm của tự do và ư chí con người.

Khái niệm "bản chất của sự vật" cũng thay đổi, bởi v́ con người làm biến đổi "thiên nhiên". Đứng trước thiên nhiên, con người, bây giờ được thúc đẩy bởi lư trí và ư chí tự do, tạo dựng lại thiên nhiên, biến thiên nhiên thành của cải của ḿnh. Từ thiên nhiên do Thượng đế ban cho, người ta bước qua thiên nhiên bị chế ngự; từ thiên nhiên thực sự qua thiên nhiên mong muốn. Từ đó phát sinh ra quan niệm cá nhân chủ nghĩa về luật. Cá nhân bây giờ trở thành cứu cánh; bây giờ ư muốn cá nhân trở thành yếu tố căn bản của luật, không có ai ngoài cá nhân t́m thấy đâu là "công bằng, đúng đắn", bỡi v́ chỉ có cá nhân là muốn và biết cái ǵ phù hợp với lợi ích của ḿnh. Sự độc lập của ư chí cá nhân là linh hồn của cả hệ thống pháp lư. Công cụ chính, công cụ lư tưởng để thực hiện luật là hợp đồng, "cái ǵ là hợp đồng th́ cái ấy nói lên công bằng, đúng đắn" (qui est contractuel, dit juste).

Trong triết lư luật, xuất hiện "trường phái thiên nhiên và luật quốc tế", một bước ngoặt của tư tưởng về luật tự nhiên. Tôi chỉ nói ở đây lư thuyết gia được xem như sáng lập trường phái này: Grotius.

Grotius định nghĩa luật như là khả năng có hoặc khả năng làm một việc ǵ phát xuất từ quyền mà ta có trên ta (ngày nay ta nói giản dị hơn: từ tự do), từ quyền mà ta có trên người khác, hoặc từ quyền mà ta có trên sự vật. Thế là cả một cách mạng tư tưởng về luật, v́ luật được quan niệm như là một phương tiện của người - người có lư trí - để tổ chức xă hội và để chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ ḿnh. Do ở ư chí tự do của người mà ra, luật đặt căn bản trên nguyên tắc "pacta sunt servanda" (tôn trọng lời cam kết), từ đây trở thành nguyên tắc của sinh hoạt pháp lư, xă hội, quốc gia và quốc tế.

Grotius là người Hà Lan, theo Tân giáo (Tin Lành). Âu châu thời đó vẫn theo Ki-tô giáo, nhưng chiến tranh xâu xé giữa Ki Tô và Tin Lành khiến một luật quốc tế càng trở nên cần thiết ngoài nhu cầu giải quyết những tranh chấp thương mại. Năm 1604, nhân tranh chấp, đụng độ giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha trong việc giao thương bằng đường biển với Ấn Độ - Bồ Đào Nha muốn giữ độc quyền giao thương bằng hàng hải - Grotius viết tác phẩm đầu tiên của ông trong đó có một chương nói về tự do hàng hải. Quyền giao thương bằng đường biển, theo ông, là một quyền thiên nhiên và quyền thiên nhiên là mẹ của tất cả mọi quyền khác. Quyền đó có, dù cho Thượng đế không có, hay dù cho Thượng đế chẳng quan tâm ǵ đến việc của trần thế.

Như vậy là Grotius thế tục hóa khái niệm quyền thiên nhiên, và thiên nhiên ở đây là bản tính của con người. Bản tính đó là ǵ? Grotius trả lời: là bản năng sống thành xă hội, là sống theo bản năng đó, trong một xă hội ḥa b́nh, có tổ chức. Sau đó, cái ǵ giúp con người hoàn thiện bản tính của ḿnh và hoàn thiện xă hội? Grotius trả lời: đó là lư trí. Bởi vậy, cái ǵ trái với lư trí là trái với luật tự nhiên. Grotius nói rơ: lư trí nói ở đây là lư trí của con người, và chỉ của con người mà thôi. Trong một đoạn văn nổi tiếng của tác phẩm nổi tiếng "Luật chiến tranh và ḥa b́nh" ông viết: Dù có Thượng đế hay không có Thượng đế, dù Thượng đế có để ư đến con người hay không, luật tự nhiên cũng được xây căn bản trên lư trí của con người và lư trí của con người mà thôi. Chẳng thấy bóng dáng ǵ nữa của lư trí Thượng đế; chẳng thấy đâu nữa quả quyết của St. Thomas theo đó luật tự nhiên góp phần vào luật vĩnh cữu. Lư trí của con người trở thành nguồn gốc tận cùng của luật tự nhiên. C̣n cái giáo lư cho rằng những nguyên tắc của luật tự nhiên được Thượng đế ghi vào lư trí của con người, th́ tùy bạn muốn tin th́ tin, bạn không muốn tin cũng chẳng có ǵ quan trọng nữa hết. Với Grotius, chủ nghĩa duy lư tuyệt đối được tạo dựng. Như một lát dao, Grotius chặt đứt sợi dây nối kết luật với thần học Ki Tô (catholique), luật với triết lư đạo đức của thần học đó. Lập tức, tất cả tín đồ theo Tân giáo, tất cả những ai chống lại quan niệm phong kiến về luật, quốc nội cũng như quốc tế, đều tán thành ông. Luật tự nhiên bắt nguồn từ lư trí con người như vậy, ông viết, là bất biến, bất biến đến nỗi Thượng đế cũng chẳng thay đổi được.

Nh́n vào bản tính của con người bằng lư trí như vậy, Grotius rút ra được những nguyên tắc ǵ của luật - quốc tế và quốc nội? Ba nguyên tắc: Không được lấy tài sản của người khác; giữ lời cam kết, bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác v́ lỗi của ḿnh. Tức là: quyền tư hữu, sự tôn trọng hợp đồng, trách nhiệm v́ lỗi.

Kết luận ǵ về luật tự nhiên?

1. Ở thế kỷ 13, St. Thomas dùng thiên tài của ông để chứng minh rằng triết học có trước văn minh Thiên chúa - triết học của cổ Hy Lạp, triết học dựa trên lư trí - là phù hợp rất nhiều với luật của Thượng đế. Bắt đầu từ thời Phục Hưng, tư tưởng về luật đi theo đà hấp dẫn của lư trí, bỏ lại đằng sau lư thuyết Thượng đế gốc nguồn mà mười mấy thế kỷ đă in sâu vào đầu óc. Grotius, rồi sau ông, Hobbes, Locke, Rousseau, các lư thuyết gia của lư thuyết hợp đồng xă hội đó, chuẩn bị công việc triệt tiêu Thượng đế trước khi các triết gia khác, gần ta hơn, tuyên bố Thượng đế đă viên tịch.

"Thượng đế chết", con người lên ngôi. Đó là đề tài của buổi nói chuyện ngày mai.

2. Tôi rất tiếc không có th́ giờ để nói về sự phát triển của luật tự nhiên kể từ đầu thế kỷ 20, và nhất là từ sau thế chiến thứ 2. Các luật gia Đức, hổ thẹn v́ đă áp dụng luật của Hitler, trăn trở hoài với mặc cảm tội lỗi, quay đầu trở lại với luật tự nhiên để trấn an tư tưởng. Từ đó, luật tự nhiên lại được đào bới, khai thác triệt để để t́m những nội dung thích hợp với thời đại mới: nào là quyền của con người, nào là tự do chủ nghĩa mà nước Mỹ thắng trận là tiêu biểu. Cũng như hồi thế kỷ 17, 18, luật tự nhiên tiếp tục quyến rũ, nhưng lại thiếu căn bản khoa học, bởi v́ ai muốn gán cho nó nội dung ǵ cũng được: thiên nhiên đâu có miệng mà căi. Cho nên, bao nhiêu

lư thuyết đă được đưa ra, bao nhiêu ư nghĩa gán cho nó, nhiều khi trái ngược nhau. Có điều lạ là luật tự nhiên bao nhiêu lần tưởng đă ch́m rồi lại nổi, tưởng đă chết rồi lại sống, ám ảnh, quấy rối hoài trong tư tưởng con người phương Tây.

3. Luật tự nhiên cũng có mặt trong văn hóa Á đông. Mà có lẽ có nhiều. Tôi trích Hồ Thích. Theo Hồ Thích, tư tưởng về luật tự nhiên (hoặc là luật cao hơn - higher law) tại Trung Hoa mang 5 h́nh thức khác nhau:

- Uy thế của các vị vua thời tiền sử: Nghiêu, Thuấn, Vũ...

- Ư trời trong Mặc Tử.

- Đạo trời trong Lăo Tử.

- Ngũ kinh theo các Nho gia thời Hán.

- Lư lẽ của vũ trụ hoặc luật tự nhiên theo Nho gia thời Tống và Minh.

Có tác giả trích thêm Mạnh Tử: "Tận kỳ tâm, tri kỳ tính, tắc tri thiên" (T́m tận tới đáy ḷng ḿnh th́ biết được Tính. Biết được tính ḿnh th́ biết được tính Trời).

Đạo của Trời và đạo của người đầy dẫy trong sách Trung Dung. Đạo trời và đạo người hợp nhất trong chữ "Thành". (Thành thật là đạo trời. Làm cho thực hiện là đạo của người).

Quả là trong Khổng Tử, có một đạo cao hơn là đạo của trời, nghĩa là luật của trời. Các Nho gia thời Hán đi xa hơn nữa, đi xa đến quá khích, xem bất cứ lời nói nào của Khổng Tử cũng là "luật tự nhiên" (luật cao hơn), kể cả những câu nói thông thường.

Nếu muốn trích thêm Lăo Tử và Trang Tử th́ cũng không khó khăn ǵ, bởi v́ Trang Tử mở ra một hệ thống tư tưởng thiên về thiên nhiên. Chỉ có điều muốn nói là: khái niệm về "trời", về "đạo" trong văn hóa Á Đông chẳng có dính dấp ǵ với khái niệm "Thượng đế" của Tây phương. Trời không đè nặng trên con người, do đó, con người chẳng cần phải giết trời.

Bây giờ nói đến Phật giáo. Khổng, Mạnh, Lăo Trang ǵ cũng đều có nói: "bản tính". Ta cũng nói "Phật tính". Vậy, ta có khái niệm luật tự nhiên không? Tôi nghĩ là tôi sẽ trả lời như thế này: nói có cũng được, nói không cũng được. Không, tại v́ luật tự nhiên được quan niệm để đối kháng với luật nhà nước (positive law), mà Phật giáo th́ chẳng muốn xen vào quyền hành thế tục, không có truyền thống xen vào quyền hành thế tục. Nhưng tất nhiên là nếu có một luật nào đó, ví dụ bắt buộc con cái phải gởi cha mẹ vào viện dưỡng lăo, th́ chắc chắn ta phải nói rằng luật đó trái với tinh thần Vu Lan. Nghĩa là có. Cũng vậy, ta có thể phê b́nh một luật nào đó là trái với tinh thần từ bi. Có điều là thế này: ta không cần mượn đến một ư niệm siêu h́nh là ư niệm thiên nhiên. Ư niệm đó có liên quan đến một cái ǵ cao quư trong con người, nhưng ư niệm đó không chính xác. Mà Phật giáo th́ chính xác.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng trong Phật giáo có một luật, tạm gọi là luật "thiên nhiên" đi, nhưng là một thứ luật tự nhiên có kiểm chứng, rất chính xác. Đó là quyền được hưởng hạnh phúc của mọi người. Tại sao? Bởi v́ ai cũng khổ cho nên ai cũng muốn thoát ra khổ, ai cũng muốn được sung sướng. Ai cũng muốn thoát ra khổ, cho nên ai cũng có quyền thoát khổ, và quyền đó giống nhau nơi mọi người. Ai cũng muốn sung sướng, cho nên ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc và quyền đó giống nhau nơi mọi người, bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời đại nào.

Tất nhiên quyền nào cũng đi đôi với trách nhiệm: chính v́ tôi biết tôi khổ và tôi muốn thoát ra khổ, cho nên tôi hiểu được nỗi khổ nơi người khác và hiểu được người khác muốn thoát ra khỏi khổ như thế nào. Hiểu như vậy, cho nên tôi không gây khổ cho người khác. Hiểu như vậy, quyền được hưởng hạnh phúc có cơ sở thực tế, có đạo đức hướng dẫn, chứ không phải là lư thuyết viễn vông, từ đâu trên trời, hoặc từ đâu trong thiên nhiên phát ra, ban xuống.

 

_________

 



[1]  Vài ví dụ để dễ hiểu: tuổi trưởng thành của một thanh niên thường được định vào khoảng 18 tuổi. Nếu có luật nào đó định rằng, tuổi trưởng thành là 10 hoặc 50 tuổi th́ chắc ai cũng thấy là trái với "luật tự nhiên". Ăn trộm th́ bị phạt tội, nhưng kết tội tử h́nh một người ăn trộm vặt th́ trái với "luật tự nhiên". 

Đây là những ví dụ dễ hiểu, ai cũng đồng ư là trái "thiên nhiên". Nhưng có những ví dụ khó đồng ư hơn. Chẳng hạn: bắt công chúa Huyền Trân chết thiêu theo Chế Mân là trái với "luật tự nhiên" chăng? Câu trả lời có lẽ tuỳ ở văn hoá Việt Nam hay văn hoá Chàm.