GDBM-03

Gia đ́nh bé mọn

Dạ Ngân

 

3

 

 

 

 

Không c̣n tư thế một thị xă non trẻ thời Tiệp ngồi ghe đi chợ với má với cô hay với chị Hoài, Điệp Vàng hiện thời như một ả gái lỡ th́ ế ẩm chỏng chơ. Hồi trước, chính quyền cũ áp đặt Điệp Vàng một vị trí bàn đạp nối đầu năo Vùng chiến thuật Bốn với U Minh nhưng sau Bảy Lăm, những người cầm chịch mới đă thu hồi vị thế thị xă của nó lại bằng thuyết lư ”Mỗi huyện là một pháo đài”. Công sở và ngành thương nghiệp quốc doanh trám vào những cửa hiệu sầm uất của người Hoa, rác rến thay cho ghe thuyền nhộn nhịp trên băi chợ và khu nhà vựa chồm ra kinh Xáng thành cửa hàng giải khát quốc doanh ngon chỗ ngồi chứ không phải ngon đồ uống. Những ghe hủ tíu và cả những xe nước mía hồi đó Tiệp ưa thích cũng biến mất như là chúng bị úm ba la.

Chị Hoài thả mẹ con Tiệp lên một chiếc tàu đ̣ “cho đỡ tiền ba-ga”, chị và chiếc vỏ lăi gắn chiếc Kole Bốn mốc meo như chị ṿng trở lại bến chợ, bấy giờ chị mới mua mua sắm sắm những thứ tối thiểu cho đám đàn bà và trẻ con trong vườn, Tiệp biết chị sẽ la cà ở mấy nhà bà con và vài người bạn gái kết thân từ hồi chạy tản cư cho đến xế chiều, chỉ chừa đủ thời gian để về tới nhà trước khi trời tối. Chị dạn ghe thuyền và sông nước, chị có thể điều khiển cho chân vịt máy đuôi tôm chém nát lục b́nh để chiếc vỏ lăi vượt lên như cầm cương con ngựa trước những chướng ngại vật trong một cuộc thi, chị giống một con c̣ trên đồng trưa mà cũng là một con vạc trong đêm tối nhưng Tiệp vẫn nghĩ, nếu không có chiến tranh, chị của ḿnh sẽ là một người nội trợ thuần tuư, bằng chứng giờ có sần chân chai tay v́ ruộng vườn th́ chị cũng chỉ một mực say mê nấu nướng đăi đằng và khách khứa. Sở dĩ chị can cường như một phó tướng chính là nhờ cô Ràng quá bao quát trong vai tṛ tổng chỉ huy.

         Tiệp ngồi nán trên mũi tàu đ̣ nh́n theo cái dáng b́m bịp của chị Hoài cho đến khi chị khuất hẳn trong đám ghe thuyền xa kia. Một lần nữa nàng lại thấy ḿnh đắc tội với những người như má như cô như chị nhưng vừa chui vào trong tàu đ̣ th́ nàng đă nghĩ khác, tâm trạng của nàng liên tục bập bênh như vậy, nàng nghĩ cái cuống nhau gia tộc lắm lúc giống như sợi tḥng lọng dai dẳng, ḿnh an phận th́ nó nhắc nhở thúc giục nhưng ḿnh muốn nhốm chạy th́ nó kéo lại, thít chặt vào hơn.

Kinh Xáng Chủ nối thị xă non yểu Điệp Vàng với Định Bảo dạt dào hơi thở huyết mạch. Nhiều năm nay ghe máy thưa thớt hẳn v́ kinh tế giật lùi, thay vào là xuồng và tam bản đi chèo, thỉnh thoảng một chiếc tàu máy mui vuông thành viên của hệ thống chuyên chở quốc doanh từ vàm sông đi vào mang than củi, lúa gạo và chuối dà U Minh lên thị xă hoặc đi xa hơn nữa. Trong gió sớm có mùi mía đường của ḷ đường quốc doanh bên kia chợ thả khói và tro trấu lên trời. Bến tàu đ̣ nằm tách biệt với băi chợ, những chiếc vỏ lăi mui bạt dùng làm đ̣ dọc đường gần bập bềnh đeo biển số hợp doanh thả khách từ sớm và đang nằm không để chờ khách lượt về, cỏ và rơm rác c̣n bám trong chân vịt máy đuôi tôm như một sự buông xuôi, cẩu thả. Tàu chạy suốt kinh Xáng Chủ là loại tàu mui ván lừ lữ như một căn nhà đi máy giữa có thể giăng vơng để giết thời gian được. Hồi xưa Tiệp đă mấy lần ngồi loại tàu nầy với cô Ràng trong những chuyến đưa quưt vườn nhà lên Sài G̣n, cô hay chọn tàu đ̣ để giữ hàng ít bị dập mà tiền đường lại rẻ, những khi ấy, Tiệp hết ngắm cảnh lại nằm trên ghế băng ngủ kh́, đă giấc lại ngồi dậy ngắm cảnh và lại lơ mơ ngủ mà độ đường vẫn chưa kết thúc. Con kinh xáng được người Pháp khởi công hồi đầu thế kỷ, nghe đâu hôm khánh thành, toàn quyền Doumer đă lần đầu đặt chân đến bờ nam sông Hậu và một điền chủ người Pháp có sáng kiến bắn kinh đă được thưởng ngay một sở đất khổng lồ là hai ngàn năm trăm mẫu.

Đă hơn chín giờ, Tiệp đoán chị Hoài đă mua sắm xong c̣n mẹ con nàng th́ vẫn ngồi như bị trói chân vào chiếc tàu suốt duy nhất nầy. Quả t́nh hành khách quá lèo tèo như những con muỗi so với trọng tải của tàu. Không nh́n thấy vợ chồng chủ tàu, chỉ nghe họ lục cục trong buồng lái, thỉnh thoảng bà vợ cười ré lên như bị chọc lét và ông chồng cũng thỉnh thoảng hé tấm ván giữa ra đếm khách. Ông lăo mặc bà ba đen, tóc búi tó, tay khư khư chiếc giỏ bàng nói phứa lên :

- Thời buổi đảo lộn, dân xe tàu hợp doanh nầy thích nằm ụ để bán dầu ra chợ đen sướng hơn.

         Hai thanh niên áo trắng gầy g̣ áng là sinh viên chọn tàu đ̣ lên thị xă cho đỡ cảnh xếp hàng nghe vậy liền đưa mắt cho nhau. Ngồi bên cạnh Tiệp là bà cụ chừng bảy mươi, ráo rảnh dẻo dai, tóc cắt ngắn kiểu bà già Tàu, lắc đầu :

- Tui đi tàu nầy mấy lần tui biết, họ chỉ cần cái buồng lái đó để cười hắc hắc chớ đâu cần ai !

- Bộ bến tàu giờ không phân tài ǵ hết sao bác? - Tiệp ngạc nhiên v́ mấy chục năm qua, từ hồi thôi làm cái đuôi của cô Ràng đến giờ nàng không ngồi tàu đ̣ lần nào.

Bà lăo nhanh nhẩu :

- Hồi trước c̣n khá, mấy năm nay tiêu điều, mỗi ngày chỉ c̣n một chuyến, tài tiếc giờ giấc ǵ đâu !

Ông lăo búi tó lấy thuốc rê và giấy quyến ra vấn, ngán ngẩm :

- Hổng biết mấy ổng lănh đạo kiểu ǵ mà ở đâu người ta cũng hổng muốn làm ăn, chỉ muốn mánh khoé với đục khoét thôi.  

Bà cụ tóc ngắn nh́n Tiệp, ái ngại :

- Bác thích ngồi tàu đ̣ cho khoảng khoác chứ cái đôi nhà tàu nầy ba hồi lắm. Hay bác cháu ḿnh lên bến xe, bác có sổ liệt sĩ ưu tiên, c̣n cháu ? Coi bộ vó th́ chắc cũng cỡ cán bộ, hai người ḿnh mua bốn vé, vậy là  yên tâm cho hai đứa nhỏ với đống đồ nầy.

Lát sau, ông lăo búi tó nhảy lên tấm ván cầu tàu trước, sau nữa là hai chàng sinh viên. Từ bến tàu lên bến xe là một quăng đường vài trăm mét, không có cả xe đạp ôm để Tiệp có thể thuê đẩy đồ, phương tiện thịnh hành của các thị xă đă không lan xuống thị trấn cuối trời nầy được. Nhờ bà cụ tóc ngắn xưng là bác Hai giúp trông chừng mấy đứa nhỏ, phải ba lần lên xuống tàu đ̣ Tiệp mới chuyển hết số túi và bao mà má chuẩn bị cho.

Nhà chờ mái tôn thấp tè hầm hập khá sớm dưới ánh nắng le lói mà gay gắt của mùa mưa. Trên sàn xi măng lỗ chỗ, bàn bán nước giải khát sát với quầy bán vé và hai dăy người xếp hàng nhẫn nại trong mùi nước đái và mùi rác rến lưu cữu. Thị trấn cuối cùng của tỉnh lộ, xe lam đi các thị tứ gần không ké vào đây, chỉ có chỗ cho những cỗ xe lớn quốc doanh và hợp doanh lên thị xă, dù nhỏ bé vậy nhưng khu bến xe của Điệp Vàng cũng đă đuổi kịp các bến băi đàn anh đàn chị trong vùng về sự luộm thuộm và hôi hám. Một cỗ xe năm mươi hai chỗ đang nổ máy x́nh xịch chờ khách khiến hai dăy người bị kích động, nhấp nhổm hơn.

Đành trải chiếc áo mưa chị Mỹ Nghĩa cho xuống góc nhà chờ để hai con ngồi canh đồ, Tiệp chen vào đứng sau bà bác tóc ngắn, chỗ bà đă xí trước cho bằng chính cái túi xách của bà.

- Thằng con một của bác làm ở Quân khu. Từ chỗ bác lên nó đường xá lặn vặn nên bác cũng ít đi. Nó nói ráng chạy kiếm cái nhà trên đó để mẹ con gần nhau cho đỡ.

- Bác là vợ liệt sĩ Ba mươi Bốn lăm, anh chắc cũng cỡ tá, lo ǵ, bác ! - Tiệp nói góp.

So với quầy thường dân bên kia th́ quầy ưu tiên vẫn liên tục co giăn v́ người vào nhiều mà ra cũng nhanh. Mắt Tiệp lướt dọc những người cùng “đẳng cấp” với ḿnh và không khỏi h́nh dung, trong những túi hành lư nặng nhọc kia thế nào cũng có gạo quê và thịt heo, hai mặt hàng ở Điệp Vàng dễ tươi mà cũng dễ mua, những thứ mà dân Quản lư thị trường luôn thèm muốn tịch thu cũng chỉ v́ chúng ngon và tươi. Bà cụ bác Hai lanh lẹn gộp cả thẻ phóng viên và công lệnh đi phép của Tiệp cùng với sổ ưu tiên của bà lại rồi đẩy chúng qua lổ cửa quầy vé, tự tin v́ bà quen nết cái bến xe nầy hơn Tiệp. Bà khom người với mụ nhân viên bên trong :

- Cho hai má con tui mỗi người cơng thêm một vé được không cô ? Có hai đứa nhỏ với nhiều đồ lắm cô, tụi nó ngồi cho ho đằng kia ḱa cô !

Bà nhân viên có bộ mặt nặng cỡ ngàn cân nh́n săm soi các thứ có trong tay, lại dướn kính nh́n xuyên qua mắt lưới quầy vé để nhận diện hai con người đang nín thở chầu chực ḿnh, vẻ cường điệu của kẻ nắm quyền sinh sát.

- Má con ngang xương chứ ǵ ? Đây lày, trong công nệnh ghi con đi phép về xă khác c̣n sổ niệt sĩ của bà th́ xă khác đây lày !

Bà cụ đi cùng ngoảnh lại tuyệt vọng với Tiệp. Nàng bước lên, nhăn nhó như một cô học tṛ bị bắt quả tang tội gian dối :

- Bà chị thông cảm, bác đây thấy tui đi với hai đứa nhỏ nên thương, với lại nhiều đồ đạc quá.

- Quầy ưu tiên, ai cũng yêu cầu hai vé như mấy bà để dân thường người ta nội bộ à ?

Bà cụ gạt Tiệp tránh ra, khom người gay gắt :

- Th́ cô cứ đi hỏi coi khách đây ai thắc mắc ? Hai đứa nhỏ sờ sờ kia, môt núi đồ kia ai nỡ thắc mắc, hả ? Chắc tụi tui chuyên tuồn vé chợ đen nên trên xe mới có mấy người không cần xếp hàng mà cũng có ghế trên ngồi sẵn kia ḱa !

Mụ nhân viên dứt khoát đẩy giấy tờ của hai kẻ kèo nhèo ra, ngoắc tay ra hiệu cho người khác chen lên :

- Hoặc nà hai đứa nhỏ ngồi trên đùi, hoặc nà đi tàu đ̣. Đây cũng sắp hết vé rồi !  

Bà cụ giận dữ, thu lại mấy thứ giấy tờ, đứng dạt sang bên :

- Đúng là bà trời !

Không ai chia sẻ với bà v́ ai cũng mải lo cho cái chỗ của ḿnh trong hàng. Tiệp vỗ về :

- Thôi, bác trở vô hàng mua vé đi trước, con chờ xe sau hoặc là xuống lại bến tàu.

Bà cụ vung tay :

- Thôi, giờ bác cũng hổng muốn trở vô năn nỉ bà trời đó nữa !

- Tránh voi chả xấu mặt nào ngoại ơi - một giọng đàn ông bên hàng dân thường vọng sang. 

Bà cụ thấp giọng với Tiệp :

- Tự dưng bác thấy con cái đồ đạc cháu lùm đùm, cũng tội. Chẳng lẽ từ đây tới chiều hổng mua được vé sao ?

Quả nhiên một cỗ xe lớn mang biển quốc doanh từ hướng thị xă lắc lư xuất hiện, lừ lừ thay vào chỗ chiếc xe vừa rời bến. Sáu mươi cây số xe là cộ, đám khách ùa xuống cau có, nhọc mệt, trong số đó Tiệp bỗng chú ư đến một người đàn ông có cái vẻ không giống ai ở cái xứ heo hút nầy. Anh ta khoảng bốn lăm hay bốn mươi bảy ǵ đó, tóc muối tiêu để dài ngổ ngáo, áo bludông màu kem sờn sờn, quần phăng suông sẫm màu, dép nhựa Lào thịnh hành và túi giả da vàng vàng đeo vai hư khoá tḥ từ trong ra ống điếu thuốc lào như một họng súng, tất cả nói lên đây là một con dân made in miền ngoài, có thể là Hà Nội. Trước con mắt ṭ ṃ của những người trên bến xe, người đàn ông vươn vai một cách khoan khoái, ngiêng ngó  háo hức như một chú bé con với miền đất hứa rồi ung dung săi bước vô nhà vé. Đúng lúc Thu Thi và Vĩnh Chuyên đang chơi tṛ cút bắt cho qua thời giờ nên đă vấp vào anh ta và cái họng điếu cày đă làm chúng sững lại như bắt gặp một thứ vũ khí lạ bên ḿnh một vị khách từ hành tinh khác. Người ấy dừng lại phớt lên đầu chúng và đứng yên cho Vĩnh Chuyên sờ thử vào họng điếu cày.

- Lạ quá hở ? Bố không bao giờ dùng cái này, hở ? Cái này có thể làm trúm lươn được đấy, lươn ở đây chắc to lắm nhỉ, có to bằng cái ống nầy không ? Một chị một em phải không, dân thị xă về quê nghỉ hè, đúng không?

Vĩnh Chuyên sờ nắn măi cái ống điếu giống một con bọ ngựa  trên tay người lạ, Thu Thi đưa mắt lỏn lẻn cười với mẹ và người đàn ông cũng hướng về phía Tiệp, gương mặt tṛn tṛn tươi cười cởi mở, nồng nhiệt. Một phút, Tiệp biết ḿnh đặc sắc và ấn tượng trong mắt anh ta. Người đàn ông cúi xuống với Vĩnh Chuyên :

- Cái thứ này chỉ để sờ, cầm lên chơi th́ nó giận nó ọc nước hôi ra. Chờ ở đây rồi bác sẽ biểu diễn màn bắn thuốc lào cho xem, nhá ?

Mụ nhân viên nhà vé vừa đứng lên khỏi quầy với xâu ch́a khoá tủ trên tay liền bị người đàn ông chặn lại :

- Xin hỏi nữ đồng chí, tại sao bến xe đây không niêm yết giờ xe và giá vé các chặng, hở ?

Tiệp khái quát : đây có thể là một gă lăng tử bụi đời khó tính với giọng Nghệ Tĩnh pha Hà Nội trầm mà vẫn có vị gắt.

Mụ nhân viên chống hai tay lên hông, trợn trừng :

- Bác cả đâu ra mà cật vấn nung tung thế ?

Bác cả cười vang :

- Th́ ra chạy trời cũng không khỏi lắng. Tôi tưởng ở nơi góc biển chân trời nầy th́ không có lắng mà chỉ có nắng thôi. 

Mụ nhân viên “nà và nàm” ĺ mặt :

- Anh chưa trả nời chúng tôi, anh từ đâu đến ?

- Tôi từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên th́ không việc ǵ đến chị. Tôi chỉ đặt vấn đề : năm nay là năm Một chín tám mốt rồi, các vị tiếp quản bến xe cũng năm sáu năm rồi mà nhà chờ trống lỗng lộn xộn vô tổ chức như cái nhà lồng chợ vậy sao ?

- Thôi không dài ḍng, ông anh nà khách quầy tôi th́ chờ, đây  ăn trưa đă, c̣n dân trơn, xin mời xếp hàng đằng kia.

Người đàn ông nghiêm mặt :

- Tôi là dân xếp hàng cả đời rồi, tôi không ngại ǵ hết. Tôi chỉ đ̣i quyền được thông tin trên biển báo để c̣n biết mà quay về trên kia trong ngày.

Mụ nhân viên khoát tay :

- Chúng tôi có thùng thư góp ư, kia, anh cứ việc. C̣n từ giờ tới chiều, chỉ có cỗ xe ông anh vừa xuống đấy, niệu mà xếp hàng đi.

Nói xong, mụ ta bỏ về phía chợ, bước đi như thể đang có duyệt binh v́ hai cánh tay ngắn ngủn vung vẩy một cách nhịp nhàng.

Không c̣n đối thủ để chiến đấu, người đàn ông “xếp hàng cả đời” xẹp xuống như một quả bóng, anh ta đảo mắt và dừng lại với Tiệp như để t́m kiếm một sự chia sẻ. Như nhiều người, trong cơn hốt hoảng dây chuyền v́ thông tin từ giờ tới chiều chỉ c̣n một cỗ xe kia, Tiệp và bà cụ tóc ngắn xô lại chỗ để đồ. Nàng hét với con gái :

- Thu Thi coi em với coi đồ, mẹ chuyển một ít xuống tàu đ̣ gởi bà ngoại Hai đây rồi sẽ lên với tụi con chuyển tiếp !

Người đàn ông đến gần :

- Có tàu đ̣ à ? Có cần tôi giúp cô em một tay không ?

Tiệp nh́n anh ta vừa thân thiện vừa cảnh giác :

- Tàu chỉ có một chuyến đi thị xă mai họ mới về. Ông anh muốn về lại trên kia trong ngày th́ đừng có vơ vẩn ở đây lâu có thể bị trễ xe mà cũng có thể bị sởn cả bộ tóc bụi đời đó nữa.

Người đàn ông đưa tay túm mớ tóc phủ ót của ḿnh, le lưỡi như một đứa trẻ :

- Cô không cần tôi giúp thật à ?

Tiệp lắc đầu nghiêm mặt xách hai túi xách chạy theo bà bác ân t́nh của ḿnh. Khi quay lên chuyến nữa, nàng thấy anh ta đang bằng cả hai tay hai cái bao giúp nàng, phía sau là Thu Thi và Vĩnh Chuyên đang kéo lê một cái bao khác. Trong lúc nàng chạy lại giúp con, anh ta xách hai cái bao phăm phăm đi xuống, thả chúng ở bến tàu rồi không để nàng cảm ơn, lẳng lặng đi về  phía chợ, bàn tay vuông vuông vẫy chào một cách trai lơ, t́nh tứ.