CamBanDDHoang

Miêng giới thiệu

 

 

MỘT TUẦN LÀM NGƯỜI CẮM BẢN

 

Đỗ Doãn Hoàng

 

 

Trong công cuộc cam khó và nghĩa tình đưa miền núi tiến kịp miền xuôi của chúng ta có một thuật ngữ mà theo tôi lịch sử còn phải nhắc đến nó rất rất nhiều: "cắm bản". Nhiều câu chuyện về một công an viên, một chiến sĩ biên phòng, một cán bộ y tế, hay một người thầy... trải phần

đời hào sảng nhất của mình với đồng bào khó khăn ở vùng cao đã di vào huyền thoại. Song, dường như, về vấn đề gắn bó với miền heo hút, phổ biến và thuận miệng hơn cả trong dân gian vẫn là cụm tù "giáo viên cắm bản". Bởi lực lượng này đông đảo, tiên phong và chứa trong mình nhiều số phận chẳng giống ai hơn cả (?). Tạt một số xã ở Mường Tè - cái huyện chỉ nghe tên đã thấy đèo heo hút gió đến độ "danh bất hư truyền" của tỉnh Lai Châu; trong vòng một tuần, tôi đã thử sống cuộc sống của thầy cô cắm bản đích thực Và sự thật có khi còn hơn cả những lời đồn.

 

 

Những thước phim không cần lời bình

 

Cách huyện lị Mường Tè 57,6 km đường đất đỏ mới nổ mìn vỡ núi để thông tuyến, đường chỉ giành cho một loại xe U-oát dã chiến đi được trong một mùa của năm (mùa khô), có một cây cầu. Cây cầu mỏng manh như một đóm dài đặt chông chênh hai bờ con sông Đà ở phần thượng lưu giáp biên giới Việt Trung. Từ cây cầu, đi bộ thêm độ 2 ngày nữa, chúng tôi tới xã Mù Cả với những tên bản chỉ nghe tên thôi đã thấy cách trở: Tố Khò, Ma Ú, Ma Kí, Xi Nế, Gò Cứ. Vậy là trong ngót 100 km dọc dài đường đất hoang vu này, tôi - trong vai ngời cắm bản – đã trải lòng mình với công việc cắm bản của các xã: Bum Nưa, Bum Tở, Pác Ma, Mù Cả...

 

Dốc núi kinh người. Sú Lòng, công an huyện; Thanh, cán bộ phòng giáo dục huyện; Vằn, cán bộ văn phòng ủy ban Mường Tè... và tôi đều câm lặng, cúi mặt xuống những thớ  đất đỏ suốt mấy ngày trời. Dường như chỉ đủ sức nói chuyện với nhau lúc ngồi canh chừng bầy vắt, tranh thủ nghỉ chân nơi quang đãng. "Bản Xi Nề trăng  trắng mái tôn kia kìa, con gà gáy bên ấy, bên này nghe  tiếng được đấy, nhưng đi bộ khoảng 2 tiếng nữa anh ạ" - Thanh thất thểu lắc đầu. Thanh là Hiệu trưởng trường Mường Mô 2 vừa được rút về phòng nên dành dẽ chuyện  về những cái đốc oái oăm hình chữ vê (V), hình chữ em mờ ngược (W) kiểu này lắm. Anh Sú Lòng, chính danh là con em của bản Xi Nế thì thản nhiên, "đấy, đồn biên phòng 315 - Mù Cả kia kìa. Đi đến 2 giờ chiều là tới thôi mà.". Tôi nhìn lá cờ tổ quốc tung bay rồi lại nhìn đồng hồ, mới là đúng ngọ 12 giờ trưa thôi, Sú Lòng ạ. Nghe Suối Nậm Ma chảy ầm ầm suốt mấy ngày nay ở dưới khe núi xa khiến cho tôi có cảm giác mình đang bị ù tai, chứ không phải "tiếng suối trong như tiếng hát xa". Bà con người Hà Nhì vùng biên ải này gọi suối Nậm Ma không giống trên bản hồ hành chính, quân sự. Họ gọi là Nhù Ma. Nhù là con trâu trắng. Suối dữ cuốn mất nhiều người vào bụng mình quá, bà con hãi hùng năm nào cũng phải cúng con trâu trắng làm sính lễ lót tay thủy thần. Tương tự như thể,  ở đúng khu vực mệnh danh là ngã ba biên giới vùng Tá Miếu, xưa có một ngôi miếu thờ chung của bà con giáp biên ba quốc gia Việt - Trung - Lào, năm nào trâu trắng cũng được giết tế Thần.

 

Những gốc núi dài như một thân phận người buồn. Chợt có tiếng người rì rầm từ phía sau. Người phụ nữ không đem trang phục Hà Nhì đang gánh tòng teng hai bên đòn gánh mì tôm, gạo, muối, ấm đun nước bằng nhôm. Người đàn ông cũng cặm cụi cõng lúc lỉu những túi những bọc vào hai đầu đòn gánh. Nguời Hà Nhì không ai gồng gánh như thế cả. Họ để vật nặng trên lưng rồi gùi bằng... trán. Hỏi ra mới biết, đó là vợ chồng cô giáo Gianh, người Mường tỉnh Hòa Bình, đã dăm năm cắm bản ở Xi  Nế. Chồng Gianh tên Đích, anh không phải là giáo viên, anh tạm cư trong bản Xi Nế với mong muốn xóa đi sự cách trở « bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền »  của chuyện chồng vợ lâu nay. Bảy trăm cây số từ Xi Nế về quê Gianh đủ xa để một năm em về quê đúng 2 lần, lần nào cũng chưa hết mùi say xe đã tất tả chào chồng con đi biệt . Tết, nghỉ được 10 ngày thì đã mất 2 ngày đi bộ, 5 ngày ròng rã ngồi trên những chuyến xe đò tồi tàn. Sống với chồng con và gia đình 3 ngày, chưa hết hãi mùi say xe nôn ọe của chuyến xe xuôi thì đã lại phải ra đường QL Sáu bắt xe ngược. Anh Đích xót con, xót vợ mới tính kế bỏ quê lên tạm trú ở Xi Nế, hằng ngày anh nai lưng vác đất đã cho các công trình dự án lại Mù Cả. Bất kì vật gì cần cõng lên đến Mù Cả, bằng lưng người hay bằng ngựa thồ đều có giá cước: 5.000đồng / kg. "Công trình nhiều lắm. Mỗi ngày nhà em làm thuê được người ta trả 35.000 đồng, anh ạ. Vất vả nhưng mà vợ chồng cái con lại có nhau» - Gianh vừa đổi vai gánh đồ vừa thở dốc dừng lại đỉnh núi ngắm... mây. Anh Đích có vẻ hơi mặc cảm điều gì, anh cứ cặm cụi leo dốc tiếp. "Em cõng con ngược núi hôm ấy mà nghĩ buốt cả lòng. Nó cứ hỏi đi đâu đấy hả mẹ, em bảo đi cắm bản. Nó thích lắm: thế cắm bản là gì hả mẹ? Giờ đây cháu cũng a nhí, a cồ (anh, em tiếng Hà Nhì) với trẻ con trong bản oách lắm !" - Gianh vẫn cắm mặt xuống dốc núi rỉ rả kể. Người đi sau thở dốc ngước lên chỉ trông thấy nhõn cái... mông người  đi trước, rõ khổ. Một tuần vợ chồng Gianh mới xuống chợ một lần được, cho nên cứ tranh thủ mà mua bán, gánh gồng. Mua giời mua biển gì thì mua, không thể thiếu những món lương khô như mì tôm, cả biển hấp (giá rẻ, ăn rất ngán), trứng gà (trên này hầu như không có khái niệm H5NI đâu). Tại xã Mù Cả, anh em giáo viên biết rất rõ cái quán do vợ con Chủ tịch UBND xã Toán Ma Tư bán lúc nào còn lúc nào hết mì tôm và trứng gà, vịt.  Bởi mỗi tuần vợ anh Ma Tư đi chợ một lần, ngày cuối tuần thì trứng và mì tôm chắc chắn rất khan hiếm. Ai mua được một gói mì ngoài bao bì có vẽ nhử mồi một con tôm to với cái đùi gà béo nhẫy thì còn là may mắn. Anh chị em ăn mì tôm liên hồi kì trận. Nhớ buổi ngồi tâm sự với cô giáo Biên, người Điện Biên (chồng tên Kiên, là cán bộ biên phòng đồn Ca lăng), dạy mầm non trường Bum Nưa, cô bảo: mì tôm có dăm bảy loại, riêng "thằng' Hảo Hảo nó đã có 2 loại, bọn em cứ mua ăn đổi bữa. Hôm nay ăn mì Hảo Hảo thì ngày mai ăn mì Chanh. Nhưng thường thì không dám ăn tinh có loại mì đóng gói đâu, bọn em phải ăn kèm mì trần người ta bán từng chồng cao như xếp gạch, bán từng cân từng yến ấy. Nó rẻ hơn. "Ăn mì tôm mãi đến lúc về quê ăn cơm nhiều, tự dưng cũng lại thấy nhớ mì tôm, anh ạ» - Biên tủm tỉm mà giọng buồn thiu. Lại nói chuyện mì tôm, anh Cà chị Loan (cán bộ phòng giáo dục Mường Tè) kể lúc trả lời phỏng vấn nhà báo nghe mà đau đớn: nhiều thầy giáo thỉnh thoảng phải ra bờ suối ngồi nhai mì tôm sống. Bởi vì ở trong trường, bản nghèo quá, cứ nấu mì lên các cháu khắc kéo đến, khắc lại chia cho các cháu ăn hết cả. Thầy cô nhịn mãi thì sống làm sao được? Thôi đành, nếu thật sự vì các cháu thì thầy phải tranh thủ mà lèn mì tôm sống vào bụng để còn đứng lên bục giảng...

 

Suốt mấy năm cùng cắm bản Xi Nế, với Gianh còn có cô giáo Nha. Nha, SN 1978, cũng người Hòa Bình. Tôi gặp em ở bản Ma Kí, cách Xi Nế hơn một ngày leo núi nữa. Nha cũng người Mường; chồng tên Tâm làm cân bộ xã ở vùng Tân Lạc, Hòa Bình, cứ thỉnh thoảng anh lại viết tư lên bảo vợ bỏ nghề về quê đi. Chẳng thấy mang về nhà xu nào mà cứ bỏ chồng bỏ con ở Mù Cả suốt năm này qua năm khác. « Rồi thì mù cả thôi, có lần chồng em đùa chơi chữ thế» - Nha kể. Con trai Nha đã gần 4 tuổi rồi, mỗi lần không ngủ bắt bố kể chuyện cổ tích, cháu bé thường phải nghe những câu chuyện không bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa»; rồi đột ngột kết thúc bằng câu cửa miệng trong một đĩa hài nham nhảm: 'Thường thôi!". Cái câu "Thường thôi" ấy sao nó đi vào dân gian nhanh thế ? Nghe nói có cô giáo giảng bài, học sinh cứ luôn miệng "Thường thôi"; cô giáo đuổi ra khỏi lớp, cậu ấy lủi thủi đi rồi vẫn lẩm bẩm "Thường thôi" - hãi thứ văn hóa ấy quá ! Chưa có ai nói với tôi về đời giáo viên cấm bản sống động và bi hài như Nha. "Em có hai đứa bạn thân cũng đi cắm bản. Chúng nó bỏ nghề cả rồi. Con bé xinh lắm, hồi xưa đi học em cứ bảo mày di làm thư kí mắt xanh cho sếp giàu có thì hợp, thế mà giờ nó vào Sài Gòn làm thư kí riêng thật. Hồi còn học phổ thông, nghe các thầy cô kể, Mường Tè là chỗ rùng thiêng nước độc sợ lắm. Không ngờ có ngày mình lại "đóng đô" ở đây. Đêm, nghe con hoẵng nó kêu em toàn khóc một mình. Cả trường có 3 giáo viên, thì

2 người đã là vợ chồng của nhau, thầy Kế đã 52 tuổi đầu. Em nằm một mình, nhớ con. Lại cứ đoán: theo tiếng kêu ấy thì hoẵng là một một con gì giống như con chim. Cổ họng nó rất rỗng. Nó kêu "kếp, kếp" rất buồn, rất sợ. Học sinh nó bảo đấy là tiếng của con hoẵng thì em biết thế

thôi. Thật ra thì ở bản, em ăn thịt hoẵng nhiều lần rồi, nhưng toàn là người ta bắn được, xẻ thịt rồi gùi riêng có mỗi thịt về bản ăn thôi - chứ em đã trông thấy hoẵng bao giờ đâu. Em cứ nghĩ hoẵng nó là con ma (...). Lần nào về quê em cũng cõng con ra huyện chụp phải chục pô ảnh rồi đem theo vào Mù Cả. Lần sau về tại đem ảnh cũ về, lại đi chụp ảnh mới đem đi cho đỡ nhớ. Lần sau, nếu anh vào, thì tìm em ở bản Gò Cứ nhé, cách Ma Kí này 20 cây số leo núi nữa. Giáo viên cứ bị chuyển vùng suốt thế này, em cũng chả dám trồng vườn rau để tăng gia nữa. Anh bảo, có khi rau vừa lên xanh thì mình lại xách hòm đi bản khác..." - Nha lẩm bẩm một lúc rồi lại lười: "Cũng may, bản mới vẫn là bản của người Hà Nhì, em không phải học lại tiếng để nói chuyện được với các em".

 

Buồn quá, Nha thường có thói quen gọi học sinh nữ ở Ma Kí xuống căn phòng vách nứa, lớp gianh của mình, cô trò rủ rỉ. Nhưng ngại nhất là đứa nào đầu nó cũng có chấy, bắt nó di tắm gội giết chấy tanh tách, ngày mai nó lại cõng ở đâu chấy về nhảy sang tóc cô giáo. Hôm vừa rồi, thợ săn Lỳ Sú Lòng ở Xi Nế bắn chết một con khỉ cái. Khi trúng đạn rơi xuống, tay khỉ mẹ vẫn ôm chặt một đứa con nhỏ. Sú Lòng cho khỉ ăn cháo, cho khỉ nằm ngủ chung với đàn chó con ở ngoài hiên. Cô Nha đi qua thấy thương "đứa nhỏ" (khỉ) quá mới bỏ 150 nghìn mua khỉ con về nuôi cho khuây khỏa. Khi tôi có mặt, khỉ con cáu giận điều gì cứ kêu chí chóe, mặt mũi nó bị học trò nghịch vẽ lên đầy mực, rất tội (Xin mở ngoặc: tổng thu nhập của cô giáo Nha khoảng 1 ,3 triệu đồng/tháng; trong khi đó tiền xe ôm từ Pác Ma ra huyện một lượt đi đã hết 300 nghìn đồng; ngồi xe khách gần như trọn vẹn hai ngày ròng rã (tối ngủ Điện Biên) từ

Mường Tè về Hòa Bình, tốn khoảng 270 nghìn/1ượt).

 

Vẫn là mắt thấy, tai nghe

 

"Em sợ nhất là đêm cuối tuần, học trò lớn tuổi ngoài xã ngoài huyện nó về bản nghỉ. Học sinh lớn với thanh niên say rượu gõ cửa đập vách cả đêm. Nó chưa dám làm gì nghiêm trọng đâu, nhưng, ở một mình, em sợ lắm. Cũng may có vợ chồng thầy Kế ở chung một vách nứa. Có lần một anh say rượu vào phòng em, em phải... bỏ chạy. Nhiều đêm phải nằm trong nhà, nhờ vợ thầy Kế khóa cửa bên ngoài lại, coi như em đã đi vắng... Hôm qua ra trường chính ngoài xã họp, phải đi lúc 5g  sáng, em đi tay lăm lăm con dao cho đỡ sợ» -  cô Nha kể gan ruột.

 

Đang dở chuyện về thầy Bùi Thiết Kế ở phòng bên cạnh Nha, thầy thích Nho giáo, suốt đời dạy cấp 1 , năm nay 52 tuổi, thầy lấy vợ muộn, cô giáo Ìm, vợ thầy, năm nay mới chỉ 35. Khi tôi tới, trời đã nhá nhem, thầy Kế đang soạn giáo án bên cái bàn con con đóng bằng gỗ thừa thẹo nham nhở. Thầy ngẩng lên: "Tôi phải cố soạn nốt bài. Chốc nữa tối trời, đèn dầu là đôi mắt lão hóa của tôi chịu chết". Cô Ìm đang cấy rau ngoài vườn trường. Tôi cũng hay khoe là

mình đi nhiều, nhưng đúng là chưa bao giờ tôi trông thấy một thứ trường lớp lại tồi tàn như trường học ở Ma Kí. Vợ chồng thầy Kế bì bõm tát nước mưa để chuẩn bị đón học trò. Trường xiêu vẹo thêm nhiều do mấy ngày cuối tháng 11 lịch Tây là Tết của người Hà Nhì, học trò được nghỉ ròng một tuần, trâu bò xông vào húc phá hết tường vách. Nền của lớp học được đào khoét như hố khai quật khảo cổ (thấp hơn so với mặt sân 30cm). Thầy Kế tát nước xong,  cô Nha đứng dạy thì bùn ngập nửa giày. Học trò ngồi lóp ngóp bên những chiếc ghế mà nếu chúng bỏ ra ngoài thì người thường không thể phân biệt dược đâu là ghế, dâu là bàn. Bởi bàn và ghế chỉ cao nhỉnh hơn nhau một tí, chúng đều được ghép từ những tấm ván (bắp gỗ tạp thừa thẹo) xẻ nham nhở. Trong lớp, giấy vụn gắng xóa như... chuồng chồ (xin lỗi). Tôi đến, học trò kéo đến xem người chụp ảnh đông đến mức, tôi đi một bước là một sân trẻ con nhùng

nhùmg chuyển động. (Cô Lan, người tỉnh Phú Thọ đang dạy học ở trường Pác Ma còn cho biết, cô dạy mầm non, dạy ở xã Mường Tè, trường còn học nhờ dưới gầm nhà sàn của người Thái. Cô cứ bảo trò kê ghế ngồi tránh những cái cột sàn ra để có thể... nhìn thấy cô giáo. Có hôm đang học, chủ nhà quét dọn, rác rưởi và "tóp" thuốc lào rơi đầy bàn, rơi cả trên tóc cô Lan. "Học trò bé xíu mà nó biết đứng dậy bi bô bảo cô giáo cúi xuống rồi nhặt rác ra khỏi tóc cô, em cảm động không biết nói gì - Lan kể -  Có lần, đang học, trâu bò nó «ị» đầy chân sàn, các cháu cứ kêu «thin thin» (thối quá) em lại phải ra hót phân trâu đi rồi vào dạy tiếp").

 

Suốt 3 đêm ngủ ở Mù Cả, đêm nào tôi cũng được vinh dự ôm thầy giáo Đắc Thuấn, SN 1978, người Hải Dương, hiệu trưởng nhà trường. Và ngủ không mùng màn. Gần ba chục giáo viên của nhà trường, không có một ai là được nhà nước xây cho một xăngtimet nhà ở nào. Anh chị em dựng nhà nứa, hoặc ngủ nhờ luôn trong phòng vốn xây để cho các em học! Trâu bò, ngựa, đặc biệt là lợn thả lã chạy lông nhông khắp trường. Không đêm nào trường thắp đèn dầu quá 21 giờ. Đêm trên đinh Mù Cả lạnh căm căm. 95 đứa học trò sống nhếch nhác đến mức không thể tưởng tượng trong căn nhà đan tre, lớp gianh rộng bằng và dài gấp đôi túp lều của một người đàn bà góa quê tôi. Nghe thầy Thuấn, thầy Thiết, thầy Hạnh, cô Thư, cô Hà nói mà tôi cứ nghĩ tôi nghe nhầm: 95 đứa trẻ nằm lúc nhúc trong một túp lều thế ư? Không mùng màn. Độ chục đứa nằm úp thìa cả ra sân trường, chỉ với một tấm tôn ghếch vào mái lều che vát tránh mưa. Nửa đêm tôi vào, không một giường nào mắc màn. Không một giường nào có dưới chục đứa ôm nhau ngủ. Những đứa ngủ ngoài hiên, không một mảnh phên liếp, chúng nằm ngủ trong một biển sương mù lãng đãng. Nếu anh diện tích mặt sàn giành cho một đầu người thì ở trường Mù Cả có mật độ dày nhất thế giới - tôi dám xác nhận kỉ lục này.

 

Kí túc xá này là do bố mẹ các em dựng. Mỗi bản húm sức dựng một gian nhỏ gọi là kí túc xá giành riêng cho con em bản mình. Nó tạm bợ đến mức, mỗi năm học, bà con lại phải ngả nứa dựng kí túc một lần. Tôi vào kí túc (chỉ có 1 gian) của bản Ma Kí, cả thảy có 22 em, nếu lũ nhỏ nằm úp thìa từ bậu cửa trước đến tường hậu gian phòng thì cũng vẫn thiếu chỗ. Các em phải nằm tráo đầu đuôi. Tôi bấm một tấm hình, về đếm được 18 em nhi nhít khắp các xó xỉnh của gian phòng, vẫn thiếu mất 4 đứa đang «đảo ngữ» về bản gùi gạo tiếp tế. Góc này mấy em sửa đèn dầu làm bằng cái lon nước tăng lực. Góc kia nhóm học sinh Gò Cứ tiếp tục phát huy truyền thống đánh bắt cá quê mình bằng cách ngồi đan lưới. Chúng ngồi giãi thẻ, đan lưới xong lại lóc nhóc chạy theo tiếng thác đổ xuống suối Như Ma (cách đó 45 phút tụt dốc, lúc đi lên thì phải mất hơn tiếng đồng hồ) đánh cá. Trong khu đất trống dựng cột lợp gianh, không một mảnh vách liếp, đầu phòng học thầy cô đang giảng bài có một bãi chiến trường toàn những nồi niêu cùng các «kiến trúc» kiềng dã chiến, đều đặn mỗi kiềng gồm ba hòn đá xếp chụm với nhau. Đó là khu mà các cháu tự gọi nó là «nhà bếp tập thể». Lửa nổi suốt ngày, học trò ở đây vẫn giữ thói quen như hồi ở bản: tức là ngày ăn hai bữa, toàn vào giờ... hành chính: bữa lúc 9 giờ, bữa lúc 14 giờ. Hứng lên là các cháu nổi lửa. Tay chúng cầm đuôi cá hơ đầu cá vào lửa. Chín cái đầu rồi. Tay lại cầm đầu cá hơ đuôi cá vào lửa. Thế là bốc cơm nguội đánh

chén. Tay cầm cá, tay cầm cục cơm. Muốn đi xách nước về ăn, muốn đi tắm, thầy trò nhà trường phải tìm đường vượt đồi xuống suối cách đó một cây số, hoặc vượt ngần ấy độ đường sang bể nước của bản Mù Cả mà... xin.

 

 Lời nói thật của lãnh đạo phòng giáo dục huyện

 

Như đã nói, trong vai người cảm bản một tuần, tôi chỉ đơn giản kể lại những gì mắt thấy, tai nghe; kể chuyện về những người tôi đã gặp. Do thế, trên đây chỉ là một phần, một phần rất nhỏ, rất mến thương của những nỗ lực đưa người vào cắm bản hòng vực miền núi tiến kịp miền xuôi mà chúng ta đang thực hiện. Giữa tháng 12  năm 2005, trong buổi trả lời phỏng vấn tôi - trong vai nhà báo - tại phòng giáo dục Mường Tè, Phó Trưởng phòng, anh Chu Đại Cà cho biết: toàn huyện hiện có 605 giáo viên tiểu học; 179 giáo viên mầm non; 229 giáo viên trung học cơ sở Vậy là riêng Mường Tè, ít nhất có tới 1.000 mảnh đời cắm bản như những mảnh đời tôi đã gặp trong một tuần "ba cùng". Nhưng, số giáo viên theo yêu cầu của Mường Tè còn thiếu rất nhiều. Chưa hết, anh Cà tiếp: « Cơ sở vật chất khó khăn quá, chưa có cách gì giải quyết. Giáo viên thấy vất vả, quá họ bỏ việc không phải là ít. Có anh M. là hiệu trưởng trường nọ, khó khăn quá, bỏ việc hẳn, không thèm rút lại hồ sơ hồ xiếc gì nốt. Có cô lên Mường Tè nhận việc, được phân công vào Mường Mô 2. Cô lên đường rất nghiêm túc, bố mẹ đem hòm xiểng vào tận huyện động viên hẳn hoi. Nhưng ra khỏi huyện, cô bắt xe về… quê luôn. Năm ngoái có 4 trường hợp người tốt nghiệp Cao đẳng, trung cấp từ dưới xuôi đến đây nhận quyết định về làm giáo viên cắm bản. Lúc dầu anh chị em hăng hái lắm, sau ở huyện vài ngày dò hỏi tình hình, họ thấy hoảng và bỏ về xuôi hết tiệt ». Trước tình hình đó, đúng ngày tôi có mặt, tôi đã « dự giờ » những lớp bổ túc « chưa từng có trong lịch sử » như thế này: thiếu giáo viên quá,  ngành giáo dục Mường Tè đã quyết định « hết trâu bắt ngựa đi cày » bằng cách nhận một loạt học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào làm giáo viên mầm non. Nhận học sinh tốt nghiệp lớp 12 vào làm giáo viên tiểu học. Đó là một biện pháp chữa cháy. Nhưng nhận hồ sơ, kí kết những hợp đồng thời vụ không đảm bảo chất lượng như thế rồi lúc tuyển được người thay thế lạt thải người ta (cả trăm người một lúc?) ra - nghĩ lại cứ thấy có điều gì không ổn. Tôi chứng kiến cảnh: thầy Nguyễn Văn Minh đang dạy những cô cậu hai mấy ba mươi tuổi đang học bổ túc để làm giáo viên tiểu học, mà lòng cứ xót xa nghĩ đến cái thời bình dân học vụ viết chữ lên lưng trâu, lên mo nang mẹt rách mà thỉnh thoảng ti vi hay chiếu lại. Thầy Minh ra phép toán; 215 + 307 +132 rồi cả lớp ê a ngồi cộng. Nhà báo đến thăm, cô bé 21 tuổi là lớp phó phụ trách học tập đứng dậy trổ tài băng cách xếp ba con số theo hàng dọc rồi cộng  hàng đơn vị với hàng đơn vị hàng chục với hàng chục… Em tên Hiền, người Thái ở Mường Mô, sự nỗ lực của em là cái gì đó thật thân thương, nhưng cũng có gì đó thật xót xa, cô giáo tiểu học tương lai (vài ngày nữa) của tôi ạ…

 

Có lẽ, phần nào những nhếch nhác tạm bợ trên đây là biểu hiện của sự nỗ lực đưa giáo dục (và nhiều mặt) miền núi tiến kịp miền xuôi. Nếu như thế, chúng ta cần có chiến lược đồn tâm, dồn lực vào giúp đỡ để Mường thể nỗ lực đạt hiệu quả hơn nữa, chứ như thế này thì day dứt lắm.

 

 

Mương Tè cuối năm 2005.