Phở Tổng thống

Siêu khuyến măi

Đỗ Tuyết Khanh

 

Tôi về lại Thành phố Hồ Chí Minh lần này là sau 6 năm và trở lại Hà Nội sau... 21 năm.Ngày tôi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, l.12.2000, cũng là đúng 30 năm sau khi tôi khăn gói lên đường đi du học, ngày l .12. 1970. Nếu không sợ " phạm huư " th́ chắc tôi đă ngêu ngao thầm hát : " Từ thành phố này ḿnh đă ra đi. Bao nhiêu tháng năm xa cách lại về ". Ba mươi năm ấy, đất nước thăng trầm, trải qua bao nhiêu đổi thay nhưng dường như lại quay đủ một ṿng, cho tôi thấy lại nhiều cái quen thuộc, có khác chỉ ở mức độ, tầm vóc. Sài G̣n vẫn hối hả đông nghịt người, xe, vẫn ồn ào hỗn độn, toát ra một sức sống mănh liệt, là cái thường đập vào mắt tôi đầu tiên mỗi khi về. Vẫn những con đường chật ních những người và người, những cửa hàng thi nhau đổ hàng hoá ra tới tận vỉa hè. Có khác chăng chỉ là đông đúc hơn nữa, bon chen hơn nữa.

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Làm sao tôi không khỏi có cảm tưởng ấy khi từ xứ Thụy Sĩ nhỏ bé và yên tĩnh về lại đây. Đă từ lâu rồi tôi nghe nói TP HCM có khoảng 5 triệu dân, có lẽ bây giờ c̣n hơn thế nữa và nếu chưa th́ cũng chả bao lâu nữa sẽ bằng cả dân số toàn nước Thuỵ Sĩ, chỉ có hơn 7 triệu dân. Lúc máy bay sắp hạ cánh, tôi nh́n xuống một diện tích mênh mông chỉ toàn là nhà và nhà san sát nhau, thấp lè tè nhưng trải dài đến tận chân trời. Sài G̣n đấy, nối liền với Thủ Đức, Nhà bè, G̣ vấp, Thủ Thiêm, v.v. thành cả một vùng đô thị hoá khổng lồ. Từ nhiều năm, báo chí thường xuyên lên tiếng về sự ô nhiễm " đă đạt mức độ báo động ", càng ngày càng có nhiều người đeo mặt nạ, khẩu trang khi đi ra ngoài, nhưng dường như không có ǵ có thể cản được sức sống và đà phát triền của thành phố này. Giống như không có ǵ cản trở được sinh hoạt của nguời Sài G̣n. Người xe túa ra không ngừng và từ mọi phía, coi rất kinh, nhưng xe hơi vẫn luồn lách nhích lên được, bà lăo gánh hàng vẫn chậm răi qua tới lề đường bên kia và chiếc xe ba gác vẫn chở nổi cái tủ kềnh càng đến nơi đến chốn. Và chỉ sau một hôm, tôi cũng phải học cách qua đường thản nhiên như người ở đây. Nhưng không sao quen nổi với tiếng c̣i bóp không ngớt, từ tiếng pin-pin chua lét của xe honda đến tiếng c̣i trịch thượng điếc tai của xe hàng. Người đi bộ yếu thế nhất về đủ mọi mặt kể cả v́ chỉ có cái miệng không cạnh tranh nổi với tiếng c̣i. Nếu ai chế ra cái c̣i tay cho người đi bộ chắc cũng bán chạy, biết đâu phát tài.

Từ Ilioutchine đến Boeing 737

Sau ba ngày ở Sài G̣n, tôi ra Hà Nội. Vừa qua các chuyến bay của Air Viet Nam hay trễ có khi cả 5, 6 tiếng hoặc bị huỷ, nên người trong nước lo xa đă giữ chỗ cho chúng tôi chuyến sớm nhất, 7 giờ sáng. Rốt cuộc chuyến bay đi đúng giờ, thủ tục lẹ làng, các cô chiêu đăi viên xinh như mộng trong chiếc áo dài đỏ đậm may khéo, cả cái tạp dề khoác lên khi các cô cho ăn uống cũng rất đẹp, vừa tân thời vừa mang nét dân tộc. Ăn sáng cũng được chọn giữa hai món hẳn hoi (xôi chả hay miến xào). Phục vụ tươi tắn, thật khác hẳn với thái độ lạnh lùng của các cô dáng khắc khổ trong bộ đồ kaki trên chiếc Ilioutchine tôi đi năm 1979. Nhưng cái vô kỷ luật của hành khách th́ vẫn c̣n. Năm 1979, tôi giật ḿnh khi thấy một mùi khét lẹt trong khi máy bay đang cất cánh, hoá ra là một ông đang thoải mái ngả ghế hút thuốc rê, mà không ai phản đối, kể cả phi hành đoàn. Năm 2000, cô chiêu đăi cau cặp mày xinh xắn và ôn tồn trách một ông đang thoải mái gọi điện thoại di động. Cái cũ trong cái mới, nhưng cũng đánh dấu một sự tiến bộ nhất định.

Đất văn vật từ khi mở cửa

 

Sân bay Nội Bài vẫn nhỏ hơn Tân Sơn Nhất, không hiện đại bằng (tại v́ là khu dành cho đường nội địa ?) nhưng cũng khang trang hơn trước nhiều lắm. Thửa ruộng có con trâu tôi thấy bên kia đường năm 1979 bây giờ là nhà cửa, văn pḥng. Và đường về Hà Nội không c̣n qua cầu Long Biên mà qua cây cầu mới. Tuy thế vẫn c̣n nguyên những h́nh ảnh muôn thuở của miền Bắc : hai cô tát nước bằng gầu bên mảnh ruộng nhỏ, những cái lưng cúi gập cắm mạ hay ṃ cua, những ngôi nhà nhỏ xưa cũ.

Đến Hà Nội, sau khu cầu Giấy, xe đưa chúng tôi qua phố cổ, những phố Hàng Bông, Hàng Gai, đến khách sạn ở Hai Bà Trưng, gần hồ Hoàn Kiếm. Khách sạn của Xunhasaba, ngay bên cạnh hiệu sách, đơn sơ nhưng cũng tạm được. Hai hôm sau, chúng tôi quyết định đổi sang nơi khác sau một đêm bị ồn ào v́ pḥng bên cạnh trở thành nơi tranh chấp giữa các " chị em ta " và khách (làng) chơi xấu. Chuyển đến nhà khách của ban Việt Kiều, ở phố Bà Triệu, chúng tôi thấy dễ chịu hẳn. Pḥng rộng răi, sạch sẽ và tiện nghi hơn, yên tĩnh, và không khí cũng " nghiêm chỉnh " hơn. Đâu đó cái gốc " phong trào " làm chúng tôi cảm thay như " về nhà ". Khách ở đây gặp nhau như muốn chào mà không dám, nh́n nhau

cười cười, và trong ánh mắt hai bên như có câu hỏi " Việt Kiều nước nào đấy ? ", thay cho câu ngày xưa "Anh ở Hội nào ? ". Cả khách ngoại quốc cũng như mang dáng dấp " phong trào ": họ đeo ba- lô, thuê xe đạp đi chơi và có một cặp chị đội mũ tai bèo, anh diện cả áo T-shirt màu đỏ sao vàng.

Hà Nội, ông nhà tôi và hai người bạn họp hành liên miên với hội thảo Linux, c̣n tôi rảnh rang đi chơi, thăm gia đ́nh. Tối đến th́ tôi được ăn theo, đi dự vài buổi chiêu đăi, nghe các nhà tin học bàn căi về tương lai, đường đi nước bước của nền công nghệ thông tin Việt Nam. Công nghệ thông tin, đề tài nóng hiện nay, dịp may lớn nhất và có lẽ cuối cùng để Việt Nam vươn lên, thoát khỏi lạc hậu. Báo chí phân tích, nhà nước ra hàng loạt quyết định, người nào cũng muốn cho con em học " vi tính ", và sách về tin học cùng với tự điển các thứ tiếng nhưng nhiều nhất là tiếng Anh chiếm cả một khu trong các nhà sách. Hà Nội cũng như Sài G̣n có rất nhiều hiệu sách, lúc nào cũng đông người, và cơ man là sách, đủ loại, in đẹp đẽ. Một biểu hiện rất đáng mừng của sự ham học vốn có của người Việt và sự cởi mở trong chính sách với rất nhiều sách dịch của các tác giả Âu-Mỹ. Thế giới gần hẳn lại không phải chỉ với sự có mặt của rất đông người ngoại quốc mà c̣n qua sự giao lưu văn hoá này. Ở Hà Nội c̣n tương đối ít nhưng ở Sài G̣n, các quán Intemet nhan nhản là một trong những cánh cửa bắt đầu mở rộng của Việt Nam ra bên ngoài.

Mở cửa, hai tiếng thần chú tôi nghe ở rất nhiều người. Từ bà bác kể lại những ngày cơ cực lúc trước rồi kết luận " từ khi mở cửa, đỡ khổ lắm cháu ơi " đến ông đạp xích-lô già, c̣n gọi đường theo các tên thời Tây, thủng thỉnh nói " may mà có ông Linh đấy, nhờ ông mở cửa nhiều người mới sống nổi tới ngày nay ". Ở trong nước hơn hai tuần, chỉ tiếp xúc với vài nguời trong con số gần 80 triệu dân, tôi không dám nói là ai ai cũng đều hoan hô mở cửa và không ai nghĩ ngược lại, nhưng tôi chắc rằng đấy là ư kiến của đại đa số. Tôi chỉ có một băn khoăn là làm sao các thay đổi lớn lao của Việt Nam sẽ không đào thêm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn như tôi có dịp thoáng thấy khi về thăm quê.

Về làng

Tôi gốc ở Hà Nội, gia đ́nh bên nội ở phố Hàng Đồng, quê ngoại ở làng Bần, tỉnh Hưng Yên. Ông bà ngoại tôi thời xưa khi ở Hà Nội, khi ở Hải Pḥng, có lúc ở tận Tourane (Đà nẵng ngày nay) tuỳ theo công việc của ông tôi nhưng vẫn hay về làng. Sau này, trong Nam, những lúc giỗ Tết, tôi vẫn thấy có người đến biếu xén, trông lam lũ và cung kính nhưng được bà tôi tiếp đăi ân cần và sau đó mở tủ cho quà. Hỏi th́ mẹ tôi bảo đấy là người làng, không cùng họ nhưng cùng làng. Lũ trẻ chúng tôi lờ mờ hiểu rằng người làng là một mối quan hệ đặc biệt, không bằng gia đ́nh, không hẳn là bạn bè nhưng hơn người dưng nước lă. Ngoài việc chia sẻ một niềm hoài vọng cố hương (" làng ta "), người làng c̣n duy tŕ cả một quá khứ đầy kỷ niệm và liên hệ xă hội. Sau khi vào Nam, ông tôi về hưu, gia đ́nh sống đầy đủ nhưng giản dị như trăm ngàn gia đ́nh di cư khác. Nhưng người làng vẫn gọi ông bà tôi là cụ tham, nhắc nhở đến những ân nghĩa ngày xưa. Gia đ́nh tôi cũng quí họ, và khi tôi hát nghịch " làng Bần có ông Bân ở bẩn túng bấn ..." th́ bị mẹ mắng là vô duyên. Không được đùa với chuyện làng.

Kỳ này tôi được một ông cậu, em họ của mẹ tôi, đưa về làng. Gọi là cậu nhưng ông chỉ bằng tuổi tôi là cùng. Làng Bần cách Hà Nội chỉ 25 cây số nên cậu chở tôi bằng xe Honda, đi khoảng 40 phút là đến nơi. Đi ra ngoại thành tôi để ư nh́n các khu nhà mới xây, quả là rất nhiều nhà có chóp. Em ơi Hà Nội chóp, đúng quá. Chỗ nào cũng chóp, thậm chí bên cạnh một căn nhà mới xây cao to, đỏm đáng, tua tủa năm, sáu cái chóp, một căn nhà nhỏ xưa cũng cắm một cái chóp bé tí lẻ loi như chặc luỡi bảo : " Ừ th́ đấy, làm một cái cho khỏi khác người ".

Làng Bần nằm trên đường đi Hải Pḥng. Qua một số địa danh ngộ nghĩnh như Trâu Qú, Chợ Đường Cái, cậu tôi chỉ về phía trước bảo " Đây là quê rồi. Làng kia ḱa ". Rẽ vào con đường phụ, qua một vài dăy nhà là vào đến làng. Một làng như tôi vẫn thấy trong tranh ảnh, trong sự miêu tả của sách vở. Cái ao vuông thả bèo, những ngơ lát gạch đỏ men theo hàng giậu dẫn đến từng khu xóm, ngôi đ́nh nhỏ bên cây cổ thụ. Chiếc xe Honda có lúc phải đi thật chậm v́ theo sau một bà vác cày dắt trâu, đi đủng đỉnh xuống ao như dắt tôi ngược thời gian về một thế kỷ trước. Ở làng tôi phải đến thăm một người bác anh ruột mẹ tôi và một ông là em ruột bà ngoại rồi ra nghĩa trang " thăm các cụ ". Ông tôi tuổi gần 80 nhưng khoẻ mạnh cao lớn, giọng sang sảng và nói rất vui. Cậu và ông dắt tôi đi từng nơi, giới thiệu từng cụ, tôi chẳng rơ ai với ai nhưng vẫn gật đầu vâng dạ. Bảo vái đâu tôi vái đó, cậu thắp hương đưa cho tôi vái rồi cắm vào từng mộ trong khi ông chỉ đạo nghi lễ. Có nơi cụ ông nằm giữa hai cụ bà, tôi nhớ loáng thoáng ai là vợ cả ai là vợ hai nên cũng cẩn thận tôn ti trật tự vái cụ lớn trước cụ bé. Ông bà ngoại tôi cũng được đưa về đây " xum họp với cả nhà ", nh́n những gịng tên quen thuộc trên hai cái mộ cạnh nhau, ḷng tôi dấy lên niềm cảm xúc, thấy như ông bà tôi thật sự ở quanh đây. Từ nơi chốn này đă phát xuất cả gia đ́nh tôi, tất cả những người hiện nay sống rất xa nhau, từSài G̣n đến Mỹ, Úc, và Âu Châu nhưng đều nói quê ḿnh là làng Bần. Ở đây người sống gần gũi với người chết, và những người mất đă từ lâu lắm vẫn được nhắc nhở đến thường xuyên. Về làng tôi mới thấy khái niệm tổ tiên, gia tộc, gốc gác cụ thể thế nào.

Ăn nhanh xong bữa cơm gia đ́nh cho bác tôi vui, cậu chở tôi về lại Hà Nội. Chỉ hơn nửa giờ sau tôi lại đi qua cái ngă tưgần khách sạn chăng ngang tấm biển ngữ quảng cáo với hàng tít lớn " Cùng Heineken nối mạng với thế kỷ 21 ". Giữa con trâu làng Bần buổi sáng và dăy máy vi tính trưng bày các sản phẩm ở Hội thảo Linux buổi chiều hôm ấy, chỉ có 25 cây số nhưng cả một vài thế kỷ.

Hăm hở bước vào thế kỷ 21

Quá khứ chung sống hoà b́nh với tương lai. Cậu tôi là chuyên gia bảo tồn di tích lịch sử, đi khai quật các nơi, nghiên cứu sâu về văn hoá cổ nhưng làm việc trên máy vi tính ở nhà và sắp sửa nối vào Intemet để tiện liên lạc với gia đ́nh ở nước ngoài qua email. Ở Hà Nội vẫn có nhiều người già, trẻ tập thể dục bên bờ hồ, vẫn thấy các bà già cô gái chiều chiều ra giặt giũ ngoài đường v́ nước không vào tới nhà trong, vẫn c̣n nhiều người răng đen chít khăn vuông mỏ quạ, nhưng cạnh đó là Hanoi Hilton tráng lệ, cao ṿi vọi, là những siêu thị đầy đủ những mặt hàng mà năm 1979 không thể tưởng tượng thấy ở đây : chảo Teflon, rượu Bordeaux, Maggi Thái Lan (!) v.v... Và giá tiền cũng được in bằng code barre hẳn ḥi. Ở Sài G̣n, tôi thấy sự buôn bán phát triển thêm nhiều sau 6 năm nhưng ở Hà Nội th́ so với 21 năm trước quả là một sự bùng nổ, sự thay đổi gần như về bản chất chứ không c̣n ở mức độ. Hàng hoá cái ǵ cũng có, chất lượng khá, chỉ buồn một điều là hàng Trung quốc thống trị thị trường, hàng Việt Nam biết có sống nổi không. Nhưng trước mắt tất cả đều đua nhau bán buôn, hăm hở làm ăn, hối hả học Anh văn, tính toán cho tương lai. Dường như ai cũng hi vọng thế kỷ sắp đến là thời cơ của Việt Nam, phải mau mau bắt kịp để thoát khỏi cái nghèo dai dẳng cho đến nay, vất những đói khổ lại sau lưng cùng những vướng mắc c̣n tồn tại để nh́n về phía trước. Bàn đạp cho thời cơ ấy là kinh tế thị trường với hàng loạt danh từ mới như " đi tiếp thị " (marketing), " khuyến măi " (promotion) và " siêu khuyến măi " (super promotion). Đấy chỉ là câu chữ hiện đại, để hợp với thế giới toàn cầu hoá, cho những cách dụ khách hàng có từ ngàn xưa. Ngày trước các ông lang măi vơ làm xiệc thu hút đám đông rồi hứa mua một tặng một, và các bà bán hàng hay mời ăn thử miếng bưởi ngọt để thuyết phục khách mua cả chục quả th́ ngày nay các cô trẻ và xinh mặc váy ngắn đội mũ in Heineken đi tới đi lui trong các tiệm ăn để quảng cáo, gọi là đi tiếp thị, và chỗ nào bu đông người làm đường sá càng kẹt xe là chỗ ấy đang làm khuyến măi tức tặng quà để giới thiệu mặt hàng hay khuyến khích tiêu thụ. Và người ta càng hi vọng sẽ c̣n bung ra thêm nữa với viễn tượng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sau hiệp ước thương mại Mỹ-Việt và chuyến đi của ông Clinton.

Theo dấu chân ông Cờ Linh Tơn

Chúng tôi đến Việt nam khoảng một tuần sau chuyến đi của ông Clinton. Ở Sài G̣n cũng như Hà Nội, nhiều người mau mắn hỏi chúng tôi: " Bên ấy cháu/chị/anh có theo dơi chuyến đi của ông Cờ Linh Tơn không ? Ở đây thiên hạ đổ xô ra xem, chật đường, kẹt xe quá trời... ", " Này, cái ông Klinh-tông ấy mà, ông ta đi đâu là dân họ biết được, kéo ra đầy đường vui đáo để " Và một bà cô rủ đi ăn sáng đề nghị : " Ḿnh đi ăn phở tổng thống nhé ? ". Tôi hiểu ngay là quán phở đă hân hạnh được đón tiếp gia đ́nh Clinton cùng đoàn tuỳ tùng. Quán này ở ngay xế chợ Bến Thành, tên là Phở 2000. Cô tôi bảo : " Mới đầu cô tưởng là 2000 đồng, rẻ thế th́ chẳng ra ǵ, một bát muốn ngon phải cả l0 ngh́n. Hoá ra là năm 2000 ". Bây giờ th́ ai cũng gọi là Phở Tổng Thống và giá đă tăng lên 14 ngh́n. Đi ăn cho biết và để khỏi thua Clinton nhưng nhiều người chê phở ở đây. Tôi thấy cũng ngon và dễ chịu nhất là chỗ ngồi thoáng mát, bàn ghế và bát đũa đều rất sạch sẽ, bảo đảm an toàn cho bao tử Việt Kiều. Chả thế mới đón được tổng thống Mỹ vào.

Ở Hà Nội th́ chúng tôi vào đúng tiệm bán vải và may quần áo bày hai tấm ảnh con gái và mẹ vợ tổng thống đi shopping đến mua hàng ở đấy. Nhờ có cô bạn sống ở Hà Nội đă có nhiệm vụ đưa các phu nhân đi mua sắm, tôi c̣n được xem thêm vài tấm h́nh chụp cô ta với Hillary và chụp một cô thợ may nhỏ thó đang cố giang tay để đo ṿng mông rất đồ sộ của bà Rodham, cả hai cùng cười ngặt nghẽo. Đo người để may áo nhưng cũng đo cả chiều dài chiều rộng của cái khoảng cách giữa hai nước khách và chủ nhà.

Good Morning Viet Nam !

Giống như tấm h́nh vô t́nh nói rơ hơn cả một bài phân tích kinh tế chính trị dài ḍng, nhiều h́nh ảnh tôi bắt gặp đó đây đánh mạnh vào tâm tưtôi. Len lỏi giữa hàng người và xe cộ, một người đàn ông gầy nhỏ g̣ lưng đạp xe lên dốc, gió thổi phồng chiếc áo khoác bằng ni-lông in hàng chữ to " Tiến lên, Việt Nam ! ". Tất cả sự nhẫn nại bền bỉ, sự quyết tâm và những hi vọng lẫn nhọc nhằn của xă hội, con người Việt Nam dường như đọng trên tấm lưng ấy. Ở góc đường, trong khi chờ khách, hai ông đạp xich lô ngủ khoèo trên xe, đầu dựa vào tấm nệm ghi hai chữ " Sans souci ". Rất nhiều xích lô ở Hà Nội mang tên " Sans souci " có lẽ là cùng một chủ và đặt tên như thế có lẽ là sau hội nghị francophonie... Sans souci, vô tư. Làm tôi liên tưởng đến một chuyện tiếu lâm nghe ở Sài G̣n. Một ông mua giày hỏi cô bán hàng giày có tốt không, đi được bao lâu. Cô trả lời " Vô tư! ". Có thể hiểu hai cách. Giày rất tốt, cứ việc dùng không phải nghĩ ngợi. Hoặc hơi đâu mà thắc mắc, nó tốt xấu th́ chừng nào hỏng là biết ngay. Vô tư. Như cô bán áo T-shirt ở phố Hàng Bông, treo đầy áo in đủ thứ h́nh ảnh, câu chữ, từchùa Một cột đến " Tintin au Viet Nam ". Và treo sát cạnh nhau là một chiếc in h́nh bác Hồ mỉm cười và một chiếc vui vẻ rao " Good Morning Viet Nam ! ". Quá khứ và hiện tại cũng chung sống hoà b́nh.

Au revoir Saigon

Sau chín ngày ở Hà Nội, chúng tôi vào lại Sài G̣n ở vài hôm rồi về lại Thuỵ Sĩ. Hai va-li đầy nhóc sách vở, thức ăn, quà cáp, chúng tôi lo dư kư nên chuyển bớt sang xách tay, lặc lè. Nhưng ở phi trường cô nhân viên Lufthansa vui vẻ cho qua êm ru, các thủ tục hải quan, xét hộ chiếu cũng nhanh chóng đơn giản, dễ chịu. Ra, vào Việt nam càng ngày càng gần giống như đi lại ở các nước khác, nhưng có lẽ ngay cả khi đă hết cái hồi hộp của các thủ tục khó khăn ngày xưa, trong ḷng người Việt đến và rời đất nước ḿnh, cái xốn xang cũng sẽ vẫn c̣n. Máy bay đi đúng giờ, lúc 9 giờ đêm. Ngoài trời tối mịt không thấy ǵ nhưng khi máy bay rời mặt đất, ông xă tôi vẫn ghé nh́n qua cửa sổ và cười: " Au revoir, Saigon ! ".

Tháng 12.2000

Đỗ Tuyết Khanh