Kư giả Nguyễn Ang Ca, cuộc đời trôi nổi

Viên Linh, viết dịp tưởng niệm Nguyễn Ang Ca 3.2017

 

 Description: https://ci6.googleusercontent.com/proxy/maS894R3_XGlwdVmtEBsqfO-p9UfEqOEXsVHlcNGblo0-ABUflRMUONboUZGLD2iT39L809Jv1gcVtUsZ4uAoKQM7Nodr-QrY1WPFWLKBNlN5RduwWnnuMyGcrKh3RQ=s0-d-e1-ft#http://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/03/Ang-Ca-1-696x465.jpg

 

Kư giả Nguyễn Ang Ca (1927-26.III.1991), từ phóng viên báo Tiếng Chuông (1950), chủ nhiệm nhật báo Tin Sớm tới soạn giả một vở cải lương ăn khách nhất Sài g̣n: Hoa Mộc Lan với nữ nghệ sĩ Thanh Nga. (H́nh: Viên Linh cung cấp)

Tài liệu về nhà báo Nguyễn Ang Ca được sắp xếp lây lất trong tủ sách của người viết bài này cả chục năm, v́ không biết nó thuộc chỗ nào ngăn nào cho phải, nhưng nó cứ ở đó măi v́ anh là bạn tôi – nhất là trong 5 năm 1961-1964, hồi chúng tôi làm chung mấy tờ báo với nhau, nhất là hai tờ Kịch Ảnh và Dân Ta của Quốc Phong và Nguyễn Vỹ, khi anh mở hăng quảng cáo mà thân chủ trong có chủ hăng phát hành phim xi-nê ngoại quốc ở Việt Nam và tôi làm hai ba tờ báo có các trang điện ảnh. Chúng tôi gặp nhau hàng ngày, anh luôn luôn vui vẻ cởi mở dù nổi tiếng và ở trong nghề báo từ 1950, và chúng tôi cách nhau 11 tuổi mà anh không nề hà chút ǵ, trao đổi đủ thứ chuyện. Tôi không thể ngờ con người ấy có một cuộc đời đầy nước mắt cho tới khi đọc bản tự truyện của anh, dày 8 trang đánh máy, cộng thêm cả bản viết tay, do kư giả Trọng Minh trao cho tôi nhiều năm trước.

Nguyễn Ang Ca có một bề ngoài xuề x̣a dễ dăi, không ham cung cách trọng vọng, khi đi học các trường theo chương tŕnh Tây từng đậu bằng Thành Chung một lượt với bạn thân là (cố) Giáo sư Quốc gia Hành chánh Nguyễn Văn Bông, cùng dạy ngành chuyên môn với ông Bông, trong khi bạn rủ đi du học Pháp quốc th́ ông chọn ở lại Sài G̣n làm phóng viên thể thao cho nhật báo Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai. Tháng Tư 1952 để tránh Pháp bắt lính cho chiến trường Điện Biên Phủ, ông xin vào phục vụ trong Pḥng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, 6 năm làm phóng viên cho Đài Tiếng Nói Quân Đội, đi tu nghiệp báo chí qua New York thực tập trong tờ New York Times, phụ trách tường thuật Thế Vận Hội 1968 và World Cup Mexico 1970 đều được tuyên dương với huy chương vàng, và sau đó được Bộ Trưởng Trần Chánh Thành cử sang nước sau này lập Ṭa Lănh Sự Việt Nam tại Mexico, nhưng nghề làm báo của anh sụp đổ với chính biến và báo Tin Sớm không đủ 20 triệu để kư quĩ cho Bộ Dân Vận, ta gọi là “dân giận,” nên anh trở lại viết thuê và soạn tuồng cải lương. Vở Hoa Mộc Lan của anh – khi trao cho kịch sĩ Viễn Châu ông hiệu đính và hai người kư biệt hiệu Ngọc Huyền Lan -Viễn Châu đă thành công rực rỡ với Thanh Nga-Thành Được.

Trong bản tự truyện, Nguyễn Ang Ca viết:

“Chẳng ai ngờ đây là vở hát phá tất cả kỷ lục tiền thu từ trước đến nay trong giới cải lương miền Nam. Và theo lời ông giám đốc hăng đĩa Hoàng Hoa th́ trong lịch sử làm đĩa, chưa có vở nào bán mạnh như Hoa Mộc Lan.” Sự thành công của vở tuồng khiến Thành Được-Thanh Nga và Nguyễn Ang Ca làm soạn giả diễn viên tiếp với vở “Người Yêu của Hoàng Thượng.”

Soạn giả tay mơ kể: “Riêng nghệ sĩ Thành Được th́ có nhiều kỷ niệm với vở ‘Người Yêu của Hoàng Thượng,’ Bởi đây là vở hát đầu tiên mà Thành Được ôm được Thanh Nga và lợi dụng khi đèn tắt để đổi cảnh; Thành Được đă hôn cố nữ nghệ sĩ tài hoa Thanh Nga ngay trên sân khấu!”

Đoạn tự truyện sau đây của kư giả Nguyễn Ang Ca tôi xin để nguyên, không cần sửa và không muốn viết lại, e rằng không tŕnh bày trung thực được như chính đương sự. Nhưng xin tóm tắt trước: Anh tự nhận là người “Minh Hương” (tức là người Tầu sinh ở Việt Nam), cha họ Quách, tên thật anh là Kim Cang, nói giọng Bắc là Kim Cương. Suốt đời anh không biết mặt mẹ, đó là nỗi đau đớn nhất của anh, anh phải nhờ nhiều người đi hỏi, cho đến khi biết được tên bà vú già, t́m đến th́ bà vú đă ra người thiên cổ. Chỉ biết mẹ anh, v́ uất hận chồng (cha anh) nên đă đem anh đi cho người ta nuôi, khi anh chưa đầy tháng. Tôi không biết phải tả như thế nào câu chuyện này.

Anh viết:

“Có thân h́nh lực sĩ nhưng bản tánh thật ủy mị có lẽ ảnh hưởng bởi cuộc đời: có mặc cảm là hạt máu rơi tức đứa bé vô thừa nhận… Mới 17 tuổi đă bị quân đội viễn chính Pháp bắt cầm tù (1946), bị tra tấn hành hạ và đày đọa cả năm dài mới được trả tự do.

“V́ đơn lẻ trong thời niên thiếu, nên thường yêu bạn hơn bất cứ người nào khác. Khi nghe tin kư giả [thể thao] Phan Như Mỹ qua đời, đă đau khổ ngẩn ngơ đến cả tuần lễ chán cơm nước.”

Description: Kư giả Nguyễn Ang Ca, cuộc đời trôi nổi

Kư giả Nguyễn Ang Ca, cuộc đời trôi nổi

B́a sách Giá Tự Do, hồi kư Nguyễn Ang Ca về Sài G̣n sau 1975. (H́nh: Viên Linh cung cấp)

Anh cho biết tin các kư giả nhà văn Thiệu Vơ, Đạm Phong, Trọng Nguyên, Trọng Th́n, Trần Việt Sơn, Hiếu Chân… từ trần cũng làm anh vô cùng đau đớn.

Sau đây là vài người bạn danh tiếng nói về anh.

Quốc Phong Nguyễn Văn Hanh, chủ nhiệm báo Kịch Ảnh và Tiếng Vang: “Nguyễn Ang Ca là một chủ báo không thủ đoạn và có thể nói thật ngây thơ!”

Văn Quang nhà văn từng khuyên Nguyễn Ang Ca: “Anh Ca ơi đừng bao giờ đánh x́-phé với anh em. Anh chơi bài với anh em mà anh lại sợ anh em thua về nhà bị vợ rầy, th́ c̣n đánh bạc làm ǵ!”

Phóng viên thể thao, chủ nhật báo Tin Sớm sinh ngày 10 Tháng Mười 1927, cha họ Quách và mẹ đem con cho chưa dầy tháng vào gia đ́nh ông Nguyễn Văn Sển cũng người Hoa như cha ông, nên có tên và có họ Nguyễn, là Nguyễn Kim Cang. Ông là anh cùng cha khác mẹ với nữ kịch sĩ nổi tiếng Túy Hồng. Suốt thời niên thiếu ở và đi học trong các kư túc xá học hiệu ở Rạch Giá, Mỹ Tho, Sa Đéc, Long Xuyên, Sài G̣n. Học ra thư kư bút toán làm việc cho vài hăng của người Pháp, thư kư cho Ṭa Lănh Sự Bồ Đào Nha ở Sài G̣n. Gia nhập làng báo từ 1950, phóng viên thể thao báo Thời Cuộc, rồi Tiếng Dội, Tiếng Chuông. Thành lập nhà xuất bản Dân Tộc với vợ là nhà văn Huyền Nhi, từng in các sách Ngồi Tù Khám Lớn cho Phan Văn Hùm, và thơ văn của Lư Văn Sâm, Dương Tử Giang, B́nh Nguyên Lộc, Nguyễn Vỹ. Có thời buổi tối đi dạy Pháp văn thực hành tại các lớp tư.

Thời trước 75 anh từng được các báo cử đi tham dự các biến cố hay đại hội quốc tế: Tokyo 1964, Mexico 1968, Munich 1972, và Nam Tư. Năm lần dự Á Vận Hội ở Thái, Mă, Tân Gia Ba, Ba Tư… Theo dơi Ḥa Đàm Paris.

Ba lần vượt biên sau 1975 thất bại, không c̣n tài sản ǵ, khi bị bắt được mấy người thợ in cũ cưu mang. Lần thứ tư năm 1978 đi thoát tới Ḥn Rắn (Pulau Bidong), được con trai du học bảo lănh về Bruxelles (Bỉ quốc). Tác phẩm duy nhất ở hải ngoại là cuốn Giá Tự Do (hay Lệ Tràn Biển Đông), Đại Nam xuất bản sau năm 1989 là năm cuốn sách được viết xong. Ông mất ngày 26 Tháng Ba 1991 tại Bỉ.

Để kết luận về Nguyễn Ang Ca, sau đây là phát biểu của một đàn anh và một bạn thân trong giới của anh:

Nhà văn B́nh Nguyên Lộc: …Anh nên thu hẹp lại việc viết báo. Bởi cứ theo dơi tin tức hay dịch thuật các loạt bài thời sự anh sẽ không c̣n ngày giờ nữa. cần phải có sách xuất bản. Tại sao anh lại bỏ cái sở trường phóng sự tiểu thuyết của anh?

Nhà văn An Khê: …Giữa Ang Ca và tôi, An Khê, có nhiêu sự ngẫu nhiên trùng hợp lạ lùng. Nhạy bén nghề nghiệp, anh là một số những chủ báo b́nh dân hiền ḥa nhất trong làng báo Sài G̣n, từ 1964 đến 1974. Đặc điểm của anh: duy tâm, đạo đức và không hề muốn làm mích ḷng ai hết. Một người bạn tốt, chân thành. Văn viết của anh cũng hiên ḥa, mộc mạc như con người của anh.

Viên Linh, viết dịp tưởng niệm Nguyễn Ang Ca 3.2017