Hồ Văn Tiến

Từ Biệt Người Thân

 

Tháng 11 vừa qua, tôi được tin cô mất do đứa cháu trai, Epu, con chị Xiáo (tiểu, nhỏ bé, xinh xắn, con út) thông báo. Trước đó hai hay ba tuần cũng qua cháu, gia đ́nh tôi biết cô vừa từ nhà thương về và cô từ chối giải phẫu sỏi thận. Ngay sau đó mẹ tôi gọi điện thoại và cô cho biết có hai lư do khiến cô không muốn giải phẫu: cô không muốn tốn tiền của các con của ḿnh. Thứ hai là cô thấy ḿnh đă lớn tuổi, không biết có qua được cuộc giải phẫu không ? Các em tôi lập tức góp nhau và chuyển ngay cho cô tiền để cô không phải áy náy về nó. Phần tôi, sau khi suy nghĩ tôi có viết thư nhờ mẹ chuyển cho cô. Trong thư, tôi viết là rất hiểu quyết định của cô và thuyết phục các anh chị tôn trọng quyết định của cô, chỉ cần sửa soạn cho cô thuốc giảm đau để cô được nhẹ nhàng vào những giờ phút chót. Do đó tin cô mất đến với tôi không c̣n là bất ngờ mà là sự chấp nhận và lời giải tốt nhất cho cô ở tuổi 90.

Mẹ tôi là con út, mẹ có hai người chị và một người anh. Bác Thi mất năm 17 hay 18 tuổi. Lư ra tôi phải gọi hai người chị của mẹ tôi là d́ hay bá. Nhưng trong gia đ́nh tôi lại gọi là cô. Mẹ tôi bảo gọi thế cho gần, như là thuộc về họ nội. Cô Vinh là chị lớn nhất, năm nay 94 tuổi. Các anh chị con cô Mậu, chị kế của mẹ tôi,  gọi cô Vinh là đại di (d́ lớn) hay đại ma (mẹ lớn); mẹ tôi (84 tuổi) là tiểu di (d́ nhỏ) hay tiểu ma (mẹ nhỏ). C̣n gia đ́nh tôi th́ gọi tên: cô Vinh, cô Mậu.

Chỉ trước khi sửa soạn đi du học, tháng 12 năm 1971, mẹ tôi mới cho tôi biết tôi c̣n có một người cô là cô Mậu, sống ở Hành Dương, Trung Hoa (Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa). Người liên lạc với cô Mậu là cô Vinh, sống ở Pháp từ năm 1967 (?). Tất cả tin tức về cô Mậu, mẹ tôi không cho chúng tôi biết v́ lúc bấy giờ, Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) không có ngoại giao với Trung Hoa lục địa, nước đồng minh của “miền Bắc xâm lăng miền Nam”, nhất là sợ các con vui miệng nói ra với ai khác. Cô Vinh vẫn lén lút gửi cho mẹ các thư của cô Mậu. Sau này mẹ tôi mới biết là cục an ninh quân đội VNCH vẫn theo dơi mẹ tôi. Tin này do một người quen của mẹ, thiếu tá an ninh quân đội, sau năm 75 kể lại. Bác ấy bao nhiêu năm đă bảo đảm cho mẹ tôi v́ bác biết gia đ́nh mẹ tôi từ ngoài Bắc trước khi mẹ và bà ngoại di cư vào Nam năm 1950 hay 1951.

Rời miền Bắc: một liều ba bảy cũng liều

Chưa bao giờ mẹ tôi nói rơ và ngay cả sau này gặp cô, tôi cũng không biết rơ lư do tại sao cô lúc ấy lại lấy một quan năm (đại tá ?) quân đội Trung Hoa dân quốc (quân Tưởng Giới Thạch)  vào giải giới quân Nhật ở miền Bắc. Cô tôi chỉ nói v́ lúc bấy giờ muốn tự lập và có ít tiền nuôi mẹ và nuôi em. Vốn tiếng Hoa của cô bấy giờ là cuốn từ điển đàm thoại Việt – Hoa. Cô chỉ biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, chưa học hết chương tŕnh tiểu học. Cả đời cô tôi tự học tiếng Hoa và giữ được tiếng mẹ đẻ cho đến khi mất. Cho dù sau này cô gọi “Việt Nam công an” thay v́ “công an Việt Nam” như chúng ta.

“Cô liều cháu ạ!”, cô nói khi kể cho tôi việc cô rời miền Bắc.

Cô rời miền Bắc sang Trung Quốc có lẽ năm 1948, trước khi Trung Quốc được giải phóng v́ con trai lớn nhất của cô, anh Lưu, sinh năm 1949.

Khi cô và dượng tôi đến Hương Cảng, (cô vẫn gọi Hồng Kông theo tên cũ), th́ được biết có thể trốn tại đây và không về Trung Quốc như được lệnh. Dượng tôi đă suy nghĩ nhiều ngày và cương quyết hồi hương v́ cho đây lại cơ hội hiếm có để Trung Quốc thống nhất và xây dựng lại đất nước. Cuộc “nội chiến” của Trung Quốc đă bắt đầu từ năm 1926[1], trải qua rất nhiều thiệt hại về người và của. Dượng tôi có lẽ đă rất “lư tưởng” khi ông quyết định trở về lục địa. Sau này khi tôi được biết ông đă viết thư bằng tiếng Anh cho cô Vinh tỏ ḷng biết ơn việc giúp đỡ gia đ́nh ông, tôi nghĩ ông là một người rất “mới” trong thế hệ của ông v́ lúc bấy giờ số người biết tiếng Anh ở Trung Quốc chắc là rất ít.

Cầm bằng như trẻ chơi diều đứt dây

Nhiều lần về sau ông đă hối hận về quyết định này, nó đă làm khổ vợ con. Về Trung Quốc không được bao lâu th́ ông phải vào trại lao cải (lao động và cải tạo). Ông vẽ đường và dặn cô tôi về quê ông để sinh con. Ông đặt tên con là Việt Lưu. Cô tôi giải thích có nghĩa là người Việt lưu lạc. Một giải thích khác là lúc bấy giờ ông sẽ bị tập trung ở quê của Khổng Tử, khi ông vào Trung Quốc là ở Quảng Châu. Khổng Tử là người nước Lỗ, . Lỗ c̣n một nghĩa là đần độn. Trước đây, Quảng Châu, Quảng Đông thuộc về nước Nam Việt[2]. Âm đọc của chữ lỗ làm liên tưởng đến chữ lưu (Lu trong PinYin như Lu Su, Lỗ Tấn). Lưu, cùng chữ viết với lưu lạc là lưu đày. Tôi thấy dù nghĩa nào đi nữa đều phản ánh cuộc đời của cô và dượng.

Cô đă đi bộ suốt đường dài để về quê của dượng nhưng đến huyện Hành Dương (Héngyáng)[3], thuộc tỉnh Hồ Nam, th́ đă hết sức nên định cư ở đấy. Tôi không biết anh Lưu đă sanh ra ở đấy hay ở Quảng Châu. Dù sao th́ cô đă trải qua một cuộc phiêu lưu không thua ǵ cuộc “vạn lư trường chinh” của Mao Trạch Đông chạy trốn quân Tưởng. Khi dượng tôi được tha khỏi lao cải, ông cũng đă “trường chinh”, vừa đi vừa hỏi tông tích cô gái Việt lưu lạc, có đứa con nhỏ, để rồi gặp lại cô tôi ở Hành Dương, như một phép lạ. Lúc ấy cô tôi sống bằng nghề nấu và bán nước sôi để nuôi con nhờ sự giúp đỡ và cưu mang của người địa phương.  Cả đời cô tôi nhớ ơn họ và không rời khỏi Hành Dương. Ở đây, sau này dượng đă được nhận làm kế toán ở bưu điện và cô tôi trước đó đă được nhận làm nhân viên đóng gói. Cô và dượng được cấp một căn hộ hai pḥng (hay một pḥng và tự ngăn thành hai ?) và một pḥng bếp rời, trong một chung cư. Nhà không có pḥng tắm và phải  dùng nhà vệ sinh tập thể. Cô, dượng và ba con đă sống ở đây. Dượng tôi đă ở đây cho đến lúc qua đời. Cô tôi làm ở bưu điện cho đến khi về hưu. Những năm cuối đời, khoảng hơn 15 năm, cô đă về sống với gia đ́nh hai cô con gái: chị Lư (Lị: hoa nhài) và chị Xiáo, khi sức khoẻ đă giảm và cần người chăm sóc.

Bánh sủi cảo và cách mạng văn hoá

Chị Lư nấu bếp rất giỏi. Chị làm 7 món khác nhau chỉ với một cái chảo. Chị có một cô con gái, Lỉ Li. Cháu ở với bà ngoại từ nhỏ v́ chị Lư bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ v́ sinh con gái. Lần đầu tiên khi tôi sang thăm cô, trong những năm đầu 90, chị ở nhà cô suốt thời gian tôi và mẹ sang thăm. Và cả hai lần sau này, bao giờ chị cũng làm bánh sủi cảo[4] đăi mẹ con tôi. Vỏ bánh chị làm hơi khác bánh sủi cảo ở Quảng Đông. Nó chính là bánh mà tôi đă thấy trong phim “Phải sống” (To Live) của Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou) trong bữa cơm đại táo và nhất là h́nh ảnh đứa bé bị đụng xe bởi quận trưởng khi nó ăn bánh này ở dưới bờ tường. Củng Lợi trong vai người mẹ đă từ chối tiền bồi thường và nói ông nợ gia đ́nh tôi một mạng người. Và h́nh ảnh cuối khi vợ chồng họ hằng năm cúng ở mộ con một gà mèn bánh sủi cảo.

Chị Lư đă chấp nhận đi lao động ở nông trường mấy năm để chị Xiáo, em út, được đi học y tá v́ ba anh chị em là con sĩ quan của quân đội Tưởng. Bánh chị làm rất ngon, nhất là theo tục lệ người Hoa bao giờ bánh này cũng làm vào dịp Tết để cùng ăn trong gia đ́nh. Chưa bao giờ tôi kể chị nghe liên tưởng của tôi về bánh sủi cảo trong phim “Phải sống”.

Khi kể lại cho tôi hoàn cảnh gia đ́nh của cô trong thời kỳ cách mạng văn hoá, bao giờ cô cũng ngừng nửa chừng và khóc. Tôi không đủ can đảm để hỏi thêm chi tiết về thời kỳ này. Chỉ biết dượng tôi phải hai lần đội mũ lừa, diễu hành trên đường phố Hành Dương, cúi đầu nhận chửi bới, khinh bỉ, nhục mạ của dân chúng. Trong nhiều năm, mỗi buổi sáng, gia đ́nh cô tôi phải dọn dẹp những rác, phân vứt vào nhà cũng như chùi rửa những câu mắng chửi viết trên tường. Anh chị tôi không chỉ bị cô lập bởi hàng xóm mà cả cô thầy, học sinh và phụ huynh của họ. Trong nhiều năm anh chị tôi chỉ quanh quẩn chơi với nhau. Anh Lưu là một học sinh giỏi của thành phố Hành Dương nhưng do chính sách lư lịch, không được đi học đại học. Măi đến sau này, vào thời kỳ sửa sai của Đặng Tiểu B́nh, anh mới được phép đi học bổ túc, học hàm thụ và trở thành kỹ sư.

Mỗi tối, dượng tôi phải giảng rất lớn “Mao tuyển” cho các con để hàng xóm nghe. Cũng mỗi đêm, dượng tôi dặn ḍ anh tôi đừng bao giờ quên những năm tháng này và là người quân tử phải biết nhẫn nhịn. Vượt lên trên câu “sĩ khả sát, bất khả nhục”, dượng tôi cắn răng sống v́ vợ v́ con. Cháu Epu có kể lại với tôi bằng tiếng Anh những ǵ dượng tôi nói với các con trong đó có hai câu mà măi đến sau này tôi mới t́m ra nhờ từ điển Thiều Chửu:

Thế sự đỗng minh, gia học vấn
Nhân t́nh luyện đạt tức văn chương

Đây là hai câu trong Hồng Lâu Mộng: chuyện đời tinh thông (nhờ vào) học vấn, t́nh người lịch duyệt mới (đạt tới) văn chương.

Trong lần cuối thăm cô, anh Lưu có viết tặng tôi một bả́ thơ Đường: “Tương tiến tửu”[5] của Lư Bạch. Có lẽ trong những năm tháng bị cô lập, anh đă tập viết.

Quân bất kiến:
Hoàng hà chi thuỷ thiên thượng lai,
bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi bạch phát
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết

….

Anh không thấy:
Nước Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống,
Chảy ra đến biển không quay trở lại nữa!
Anh lại không thấy:
Cha mẹ soi gương buồn nh́n tóc bạc
Sáng c̣n xanh mướt, chiều tối đă thành trắng như tuyết

 

Nh́n ra vườn, tháng 11, lá cây đă sang cuối thu, một màu đỏ rực như những lá cờ, biểu ngữ của thời cách mạng văn hoá, tôi nhớ đến mấy câu thơ rất yêu nước “nhất định thắng”[6] của Trần Dần:


Tôi ở phố Sinh Từ
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
Không thấy phố,
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
...

Chỉ v́ mấy câu ấy mà ông đă bị kết án thành kẻ chống phá cách mạng.

 

Hôm nay tiễn cô, tôi nghĩ đến số phận của những con người trong chiến tranh, trong những tranh giành quyền lực. Số phận lưu lạc của cô tôi, chỉ được một lần về thăm quê hương mà phải vượt biên giới ở Nam Ninh - Lạng Sơn v́ “Việt Nam đại sứ quán”, nói theo cách của cô tôi, trong những năm 90 thế kỷ trước từ chối đơn xin về thăm quê của cô tôi với câu : “để tiết kiệm cho nhân dân, nhà nước Việt Nam sẽ cấp thông hành cho bà khi đường xe lửa hai nước được tái lập”. Mẹ tôi, lúc ấy c̣n mang giấy tị nạn, về Việt Nam từ Pháp, gặp cô ở Hà Nội. Hai tuần sống bất hợp pháp trên quê hương ḿnh để một lần cùng về thăm mộ ông bà, cha mẹ. Ngay cả mộ mẹ, cô tôi cũng không về thăm được v́ bà ngoại tôi mất ở miền Nam. Từ đấy cô tôi không về thăm quê lần nào nữa, yên phận lưu lạc và mẹ tôi cứ vài năm lại đi thăm cô ở Hành Dương. Hàng năm mẹ tôi chia đôi số tiền hưu trí và tiền các con biếu, gửi cho cô một nửa.

Tôi viết những ḍng này để nhớ đến cô, dượng, những người khổ đau của cả hai dân tộc Việt và Hoa, đă là nạn nhân của một cuộc cách mạng mà lư thuyết là mang lại công bằng và hoà giải dân tộc. Mong không c̣n ai là nạn nhân nữa. Có lẽ c̣n là một điều khá xa vời cho cả hai dân tộc.

 

Hồ Văn Tiến

01.01.2018



[1]  https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_chi%E1%BA%BFn_Trung_Qu%E1%BB%91c

[2]  https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Vi%E1%BB%87t

[3]  https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_D%C6%B0%C6%A1ng

[4]  https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%A7i_c%E1%BA%A3o

[5]  http://www.thivien.net/L%C3%BD-B%E1%BA%A1ch/Th%C6%B0%C6%A1ng-ti%E1%BA%BFn-t%E1%BB%ADu/poem-2SOZi2_E9ZMjy3mQn1w89A

[6]  http://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-D%E1%BA%A7n/Nh%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%8Bnh-th%E1%BA%AFng/poem-o5a4adSrtCLxuC-rU-1LSw