HoangCam-1

 

Nam Dao*:

 

Hoàng Cầm : thơ, người, và số phận

 

1-              Hoàng Cầm, ánh sao băng ( nam dao, nguyễn duy, hoàng hưng)

 

2-              Hoàng Cầm, người thơ ca  ( nam dao, hoàng hưng, đặng tiến)

 

3-              Hoàng Cầm : Về Kinh Bắc và Văn Xuôi

*Thực hiện trang này được Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, và Đặng Tiến hỗ tương qua h́nh ảnh, bài vở… một số đă được hiển thị  trên Talawas, Diễn Đàn Forum, Ăn Mày Văn Chương, Hợp Lưu.

 

                                                                          

Hoàng Cầm, ánh sao băng...

                   

                                                                                              Kính viếng Anh

                                                                                              ND (7-05-2010)

                    Ánh sao vun vút

                                                          băng qua Thiên hà

                                                                                               bồng bềnh

                            mưa Thuận Thành nhe nhẹ

                                                         ướt tà váy Đ́nh  Bảng

                                                                                               những ngày qua

                            Chị đứng ngẩn ngơ

                            Chị ngồi ngẩn ngơ

                            Chị c̣n t́m ǵ?

 

                            Bây giờ…

                                      những chiếc lá Diêu Bông, không có thật

                            Bây giờ…

                                      những quả ương, chim không thèm khoét

                            Bây giờ…

                                      những giấc mơ quá mất tầm tay

                                                         chiều hoang quả rụng, chẳng  ai  hay

 

                            Tiếng tu hú gọi b́nh minh khản cổ

                            Tiếng  con chào mào hót muộn ngày mai

                            Anh, con bê vàng lạc mẹ

                                      ngơ ngẩn đi t́m phía những cơn mưa

                           

                            Anh, nhưng thôi… bây giờ

                                               xin Anh  cứ  yên  ả  nằm nghiêng

                            trên giải sông Ngân

                                                         một ḍng phẳng lặng

                            chảy xuôi cho đến chốn an nhiên,

                                                         nơi chắc không c̣n  cần nước mắt.

 

Nam Dao

                     

 

ND và HC(2006)

 

 

Hoàng Cầm đă ra đi

 

Ông là một người tài hoa. Ông là một kẻ đa t́nh. Nhưng đời lận đận. Đầy tai ương. Oan trái. Nhưng có lẽ v́ vậy mà ông thành một trong dăm ba nhà thơ lớn nhất Việt Nam thiên niên kỷ 20. Thơ không nước mắt khó có vị đời, vốn dĩ cay đắng. Sinh năm 1922 trên quê hương quan họ Kinh Bắc mượt mà t́nh tự dân gian, ông bỏ chúng ta ra đi từ căn hộ trong con ngách hẹp trên đường Lư Quốc Sư. Sáng ngày 6 tháng 5 vừa qua, tiếng ông ngâm Lá Diêu Bông ch́m dần  trong âm thanh xốc động của những đàn xe khạc khói xăng chạy  như mắc dại  quanh hồ Hoàn Kiếm gần nơi ông ở.

Mười năm trước, tôi  tặng ông :

      «Hờ hững buốt căm, bờ sóng lụy

      cuồng si thiêu rụi bến đa t́nh,

      Ba ngả sông về người bơi đứng     

      Cợt đám hoa bèo dạt đến quanh..»

Nay, ông vẫn cợt đám hoa bèo, nhưng ở tư thế nằm nghiêng, như sông Đuống, nằm nghiêng nghêng trong kháng chiến trường kỳ. Ông kháng chiến chống cái ác. Thơ ông, dù ông bảo không thông điệp, nhưng lấp lánh căn cơ nhân bản của những con người biết yêu.  Yêu trong cơi này, nay thật khó!

Viếng ông, tôi viết Hoàng Cầm (1922-2010) đă hiển thị trên Talawas ngày ông ra đi ( http://www. talawas.org). Tác phẩm ông để lại có Kịch thơ Kiều Loan, Về Kinh Bắc, Men Đá Vàng, Mưa Thuận Thành, 99 T́nh Khúc… Tác phẩm Kiều Loan  và Về Kinh Bắc  là những hạt kim cương lấp lánh ánh thiên hà của Thơ Việt Nam.

Anh Hoàng Cầm, xin anh cứ tiếp tục nằm nghiêng, và cười an nhiên, trong cơi vĩnh hằng.

ND

 

Nguyễn  Duy     

ND và HC (2004)

 

Hoàng Cầm đi về phía rạng đông…      

(Toquoc)-Ông là một trong số không nhiều những thi sĩ lớn sống hết với thơ, trang trọng đặt thơ cao hơn chính bản thân ḿnh, bất chấp hoàn cảnh, cứ nghiêng nghiêng mà sáng tác trường ḱ…

Bức ảnh kèm theo bài viết nhỏ này, tôi chụp Hoàng Cầm trên căn gác nhà ông, 43 Lư Quốc Sư, Hà Nội, tháng 9 năm 2005. Lăo thi sĩ vừa bị ngă găy chân, phải nằm nghiêng nghiêng tiếp khách. Thực ra th́, “nằm nghiêng nghiêng” là cái tư thế thường xuyên của ông từ những năm c̣n khỏe mạnh. Nhiều lần tới thăm, tôi vẫn thấy ông nghiêng nghiêng theo cái thế nằm quen thuộc ấy, gợi nhớ h́nh ảnh rất huyền ảo trong bài thơ Bên kia sông Đuống tuyệt vời :

            Sông Đuống trôi đi

            Một ḍng lấp lánh

            Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường ḱ…

Tôi từng được nghe ông giải thích rằng, đó c̣n là cái thế chông chênh mà vĩnh hằng cuả những băi cát ven bờ sông Đuống quê hương ông. H́nh ảnh ấy không bao giờ mờ phai trong kí ức ông, mà ḱ lạ thay, nó lại như là  biểu tượng của chính cuộc đời ông vậy. Số phận ông là số phận nghiêng nghiêng. Và, trong cái thế “nằm nghiêng nghiêng”, ông “kháng chiến trường ḱ” chống lại chính số phận…

Chàng trai tài hoa và đa t́nh của xứ Kinh Bắc ấy sinh năm 1922, đă đậu tú tài toàn phần  năm 1940; từng làm thơ, viết văn, soạn kịch, dịch sách trước khi tham gia lực lượng Thanh niên Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh; từng là sáng lập viên đội Văn nghệ tuyên truyền thuộc chiến khu Việt Bắc (1947), trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (1952); hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam và được bầu vào Ban Chấp hành khóa 1 (1957)... Vóc dáng ông lồng lộng một thời.

“Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” (Ảnh của  Nguyễn Duy)

Rồi tai nạn ập đến. Bị cơn băo  “Nhân văn – Giai phẩm”  xô ngă (1958), ông đă cố gượng dậy, nhưng  số phận bắt ông mang cái dáng “nghiêng nghiêng” từ đó. Từ 1959, ông phải chịu kỉ luật“khai trừ khỏi Ban chấp hành Hội…không được ấn hành tác phẩm…lương chính bị cắt mất 65%...lao động chân tay bắt buộc trong 3 năm…sau đó được tự giác t́m một nơi nào đó lao động chân tay để có thêm tiền bồi dưỡng…” (Tự thuật của Hoàng Cầm – sách Hoàng Cầm – tác phẩm thơ – NXB Hội Nhà văn, 2003, trang 193). Và liên tiếp những nỗi đau đời tư, vợ mất, con gái mất… Năm 1982 lại đột ngột gặp tai nạn nghề nghiệp với tập thơ Về Kinh Bắc

Trong t́nh cảnh thế ấy, ông đă“không mang trong ḷng nỗi oán hận, hoặc trách móc hờn giận ai. Đôi lúc, chỉ nghĩ về chính số phận ḿnh, có cay đắng, có xót xa. Nhưng v́“đă mang lấy nghiệp vào thân” như Nguyễn Du nói, cái nghiệp thơ…Hào quang tỏa ra từ tâm linh và từ những câu chữ ḱ diệu đă đem đến cho ḿnh không ít giờ phút say sưa, ngay trong cuộc sống b́nh nhật cũng không ít hạnh ngộ đẹp. Tôi được gặp nhiều người rất trong sáng, yêu thương ḿnh hết ḷng. Dân tộc là thế đấy…” (Tự thuật của Hoàng Cầm – sách đă dẫn).

Âm thầm với cách thế ứng xử của ḿnh, ông  lặng lẽ viết Về Kinh Bắc (1959 – 1960) rất đậm “chất” Hoàng Cầm, một tác phẩm đặc sắc  của nền thơ Việt Nam, đă được chép tay và truyền khẩu rộng răi từ trước khi được in thành sách, một hiện tượng hiếm có.  Từ 1988, sau khi được phục hồi tư cách Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và quyền được công bố tác phẩm, Hoàng Cầm đă cho tái bản và xuất bản hàng loạt sách, trong đó có những tập thơ ông sáng tác liên tục từ 1958 tới những năm đầu thiên niên kỉ mới, như Lá diêu bông, Mưa Thuận Thành, Đến từ hư không

Danh mục tác phẩm của Hoàng Cầm, kể từ những kịch thơ Hận Nam Quan (1942), Kiều Loan (1942) đến nay, kể cả thơ, văn và kịch đă có hàng chục đầu sách, một số lượng không phải tác giả nổi tiếng nào cũng có được.  Quan trọng hơn, chất lượng tác phẩm đă nâng Hoàng Cầm lên ngôi vị những nhà thơ hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam.  Ông là một trong số không nhiều những thi sĩ lớn sống hết với thơ, trang trọng đặt thơ cao hơn chính bản thân ḿnh, bất chấp hoàn cảnh, cứ nghiêng nghiêng mà sáng tác trường ḱ…

Xin kính cẩn nghiêng ḿnh tiễn đưa người Đi Về Phía Rạng Đông:

bỏ lại sau lưng hoàng hôn ráng đỏ

gậy nghiêng ḿnh chào những sớm mai xanh…

                              (Đi về phía rạng đông - thơ Hoàng Cầm, 2002)                 

                                                                        Nguyễn Duy

Đêm 6.5.2010

Hoàng Hưng

 

clip_image006                 

 

 

 

 

 

 

HH và HC (2002)

Trước linh cữu nhà thơ Hoàng Cầm

Đăng bởi bvnpost on 08/05/2010

 

Ḷng yêu mến và tiếc thương nhà thơ Hoàng Cầm của tất cả những người yêu thơ Việt Nam thể hiện trong ngày hôm nay và nhiều ngày sắp tới chắc chắn sẽ là một hiện tượng đồng thuận hiếm thấy trong đời sống văn hóa nước nhà lúc này. Tên ông măi măi là niềm tự hào, măi măi gắn với ḷng yêu quê hương của người Việt cả trong lẫn ngoài nước.

clip_image002

Anh bộ đội Hoàng Cầm

clip_image004

Hoàng Cầm trong kháng chiến chống Pháp

Hoàng Cầm đă cống hiến, đă thọ nạn, đă đau khổ cùng cực, nhưng cũng đă được an ủi trong t́nh yêu thương của đông đảo bạn đọc hơn 20 năm cuối đời. Về phía Nhà nước, cũng đă có một động tác “phục hồi” phần nào danh dự cho ông bằng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007. Nhưng rơ ràng là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ tài năng và cống hiến của ông ở tầm cao hơn nhiều. C̣n bởi một chuyện hết sức quan trọng chưa được xử lư đúng đắn, bên cạnh nó th́ chuyện giải thưởng là chuyện nhỏ:

Hoàng Cầm nhắm mắt ĺa đời mà chưa được nghe một lời chính thức xin lỗi, minh oan của những người chịu trách nhiệm về việc bắt giam ông 18 tháng trời không xét xử (từ tháng 8 năm 1982 đến tháng 3 năm 1984). Nguyên cớ việc giam giữ này, từ lâu đă được thấy rơ ràng là cực kỳ phi lư. Khác với vụ Nhân văn – Giai phẩm có thể c̣n được biện minh này khác về quan điểm chính trị ǵ đó, vụ án “Về Kinh Bắc” đơn giản là một sai lầm chết người của những người quy chụp bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc là “phản động”, mà theo Hoàng Cầm th́ rất có thể chỉ là do lệnh của một người cụ thể thù ghét ông mà lúc ấy đang giữ quyền cao chức trọng. Sau khi Về Kinh Bắc được hoàn thành (đầu năm 1960) và chuyền tay suốt hơn 20 năm mà không có chuyện ǵ, bỗng mùa thu năm 1982, “các cơ quan chức năng” được tin bản thảo này sẽ được đưa ra nước ngoài. Thế là một “chuyên án” vào loại “khủng” ra đời, kết quả là Hoàng Cầm chịu những ngày đầy đọa khủng khiếp nhất của đời ông trong 18 tháng giam giữ và hoảng loạn tinh thần nhiều tháng sau khi được thả.

Sau đổi mới, Về Kinh Bắc đă được xuất bản (lần đầu năm 1994, NXB Văn hóa) và tái bản, được ca ngợi hết lời. Cho đến nay, hầu như nó được giới thơ coi là tác phẩm quan trọng nhất của Hoàng Cầm; riêng tôi th́ đánh giá nó là một trong rất ít tác phẩm thơ hoàn chỉnh, “nhất khí quán hạ” của thơ trữ t́nh Việt Nam sau 1945. Không chỉ giá trị về thơ thuần túy, Về Kinh Bắc c̣n là sự thăng hoa tuyệt vời của cả một vùng văn hóa đáng tự hào của dân tộc – văn hóa Kinh Bắc, qua một hồn thơ, một tài thơ mà không phải lúc nào trời đất cũng sẵn sàng sản sinh. Nếu Quan họ Bắc Ninh đă trở thành di sản văn hóa thế giới, th́ Về Kinh Bắc phải là di sản văn hóa quốc gia. Có dịp sang Tây ban Nha, chứng kiến xứ Andalusia tôn vinh nhà thơ Federico Garcia Lorca như người anh hùng văn hóa của ḿnh, tôi nghĩ Hoàng Cầm cũng xứng đáng được tôn vinh như thế ở Kinh Bắc.

Về Kinh Bắc không được nêu tên trong những tác phẩm của Hoàng Cầm được Giải thưởng Nhà nước, nhưng trong các tập thơ Bên kia sông Đuống (NXB Văn hóa 1993), Lá Diêu bông (NXB Hội Nhà văn 1993), 99 t́nh khúc (NXB Văn học 1999) được nêu trong giải thưởng, có rất nhiều bài nằm trong bản thảo Về Kinh Bắc, trong đó có đủ những bài thơ chủ yếu đă đưa đến vụ án oan năm xưa (“Cây tam cúc”, “Lá Diêu bông”, “Quả vườn ổi”…). Một số sĩ quan CA cao cấp trước đây đă thụ lư vụ án này hoặc nghiên cứu hồ sơ vụ án, gần đây đă nói với người viết bài này và một số văn nghệ sĩ rằng “vụ án này quá ấu trĩ”, “Về Kinh Bắc là tác phẩm rất giá trị”… Tôi tin là họ sẽ có mặt để tiễn đưa ông về cơi vĩnh hằng và từ thâm tâm sẽ cất lời xin lỗi ông.

Nhưng đó là chuyện một số cá nhân có phần trách nhiệm. Những người yêu văn hóa từ lâu đă chờ đợi một cơ quan thẩm quyền nhà nước lên tiếng chính thức minh oan, công khai xin lỗi tác giả Về Kinh Bắc về vụ án oan mấy chục năm xưa. Như thế mới đàng hoàng là một nhà nước văn minh. Nhưng việc ấy đă không xảy ra. Vậy th́, lên tiếng chính thức minh oan, công khai xin lỗi trước linh cữu cố thi sĩ Hoàng Cầm là việc rất nên, là cơ hội cuối cùng của nhà nước để chuộc lỗi với ông, cũng là cơ hội chứng tỏ trước toàn dân khả năng hành xử đúng đạo lư, khả năng sửa sai của chính quyền. Tôi tin, nằm trong quan tài, nhà thơ sẽ mỉm cười độ clip_image008lượng.

 

Để bạn đọc hiểu rơ thêm về vụ án oan “Về Kinh Bắc”, tôi xin trích đôi lời “Tâm t́nh với bạn đọc Talawas” của tác giả Về Kinh Bắc khi ông cho mạng này công bố tác phẩm trên :


Hoàng Cầm lại cùng “cô hàng xén răng đen” trở về bên kia sông Đuống

”Về Kinh Bắc ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Vào cuối những năm 1950, bốn anh em chúng tôi (Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đ́nh Hưng) sau khi đi lao động cải tạo về, vẫn nằm trong thời kỳ bị kiểm soát chặt chẽ. Nói cho đúng th́ riêng tôi không phải đi lao động, (không biết v́ lư do ǵ mà những nơi Hội Nhà văn liên hệ để đưa tôi đến lao động đều không nơi nào chịu nhận, thế là tôi thoát!) trong khi Lê Đạt th́ đi Phú Thọ, Trần Dần đi Thái Nguyên. Và nói về sự kiểm soát th́ tôi cũng được thoải mái hơn hai anh ấy. Tôi cứ việc ở nhà trong khi Lê Đạt và Trần Dần th́ tất cả các buổi sáng phải đến ngồi ở Hội Nhà văn. Chỉ uống nước chè, tán chuyện, cười ha hả thôi, nhưng vẫn phải đến. Nhưng việc in ấn th́ dứt khoát là không được phép. Trong t́nh cảnh ấy, tôi đề xướng với các bạn: lúc này chính là lúc bọn ḿnh phải để tâm vào việc phá ra về thi pháp, phải phá ra khỏi kiểu thơ Tố Hữu, hay nói rộng ra là kiểu thơ cũ mà ḿnh đă chán ngấy. Thế là bốn anh em thống nhất về đường lối sáng tác. Từ đấy hai anh Trần Dần, Lê Đạt ở Hội Nhà văn sáng sáng chỉ tán chuyện một lúc rồi mỗi người yên lặng cắm cúi viết lách. Trần Dần viết Cổng tỉnh dựa vào những kỷ niệm thời thanh niên ở Nam Định. Lê Đạt th́ những kỷ niệm ở Yên Bái (thân phụ của anh làm sếp ga ở đó) cho anh loạt thơ sau in trong Bóng chữ. Đặng Đ́nh Hưng, với sự "đỡ đầu" (dùng đúng từ anh nói) của Trần Dần, cũng viết được những bài thơ mới hẳn, lâu lâu anh lại đến khoe, rất hào hứng. Tôi rất thích những bài thơ ấy của Hưng, và học tập được khá nhiều ở tinh thần mới mẻ của anh.
Riêng tôi, như đă nhiều lần tự bạch, tôi viết Về Kinh Bắc hoàn toàn nhờ ch́m đắm vào những kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi luôn nghĩ rằng: với bất cứ anh thi sĩ nào, cái thời kỳ từ 5 đến 15 tuổi là thời kỳ quyết định hơi thơ, cốt cách thơ của cả đời anh ta. Từ năm 4 tuổi đến 14 tuổi (lúc đỗ certificat – Chứng chỉ hết bậc tiểu học), tôi sống ở một phố nhỏ trên đường quốc lộ 1, cách thị xă Bắc Giang 6 km. Mười năm ấy ăn vào ḿnh nhiều nhất. Chỗ tôi ở là một con phố đ́u hiu, lèo tèo vài hàng quán, ông thân sinh tôi mở hàng thuốc bắc ở đó, c̣n mẹ tôi th́ có gánh hàng xén. Cái phố ấy vẫn có phong vị nông thôn với rặng tre, cây đa, con đường đất nhỏ, lại có tí văn minh với cảnh ô tô, tàu hỏa, tôi hay ra ga xem khách lên khách xuống, tàu đến tàu đi. Những đêm trăng cô hàng xóm thích hát xướng tập họp bọn trẻ trong phố ra giữa đường hoặc cái băi rộng sau ga hát trống quân, c̣ lả…
Có lẽ v́ thế mà toàn bộ tập Về Kinh Bắc ch́m trong cái buồn, cái buồn của sự hoài vọng quê hương, bài nào cũng buồn, câu nào cũng buồn. Hồi trong Hỏa Ḷ – Trại tạm giam của CA Hà Nội, nguyên là trại giam cũ thời Pháp mang tên Maison Centrale, ở phố Hỏa Ḷ, bị buộc phải viết kiểm điểm về tập thơ này, tôi cũng dễ dàng thừa nhận là tập thơ buồn quá. Nguyên cái buồn ấy h́nh như đă là chống lại đường lối văn nghệ của Đảng rồi, v́ Đảng yêu cầu văn nghệ phải phấn khởi tươi vui. Nhưng ngoài cái đó ra, tôi c̣n phải nhắm mắt tự nhận tội với những từ nặng nề nhất như phản động, chống Đảng. Có điều tôi cũng viết rất khéo sao cho nếu bản kiểm điểm sau này được công bố th́ bạn bè và công chúng cũng thấy đó là sự nhận tội không tự nguyện, nhận mà là không nhận. Thí dụ như tôi dẫn chứng câu thơ "Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa" là rủa Đảng, bài thơ “Lá Diêu bông” và một số bài khác là mang tính chất tư sản, than thở số phận con người, qua đó thấy cuộc sống thất vọng quá, buồn quá, những ước nguyện đẹp nhất đều không thực hiện được.
Sau khi tôi ra tù, không ít bạn trách tôi v́ sao lại nhận tội như thế? Có phải là hèn quá chăng? Nhưng thực tế hoàn cảnh tôi trong tù rất khốn đốn, sau ba tháng là sức khỏe suy sụp, nếu kéo dài thêm hai tháng nữa th́ có thể chết trong tù. V́ vậy, trước sức ép ngày đêm của những người công an thụ lư và những hứa hẹn của họ, tôi suy nghĩ: phải giữ cái mạng của ḿnh cái đă, phải tồn tại, phải sống, c̣n tác phẩm của ḿnh chẳng đi đâu mà mất, nó c̣n hay không là do nó, nó có giá trị th́ nó sẽ tồn tại. Cho nên tôi quyết định nhận tội. Khi tôi viết xong bản kiểm điểm (dài 6 trang giấy thếp th́ phải), anh công an thụ lư tên N. đọc ngay, và bảo "Tốt quá rồi!". Hôm sau, anh đem đến một cái cassette mới toanh, bảo tôi tự đọc bản kiểm điểm vào máy. Anh cẩn thận dặn tôi phải đọc hết sức tự nhiên, không phải như người bị ép buộc hoặc như đọc dictée – chính tả. Là một diễn viên kịch, tôi thừa sức để "diễn" theo đúng ư anh. Tôi muốn tỏ ra hết sức ngoan ngoăn, cốt để được về. Tôi vừa đọc xong, anh ta chồm dậy, bắt tay tôi rối rít và cảm ơn cảm ơn hai lần liền, sau đó cho người đi mua phở cho tôi ăn. Anh c̣n tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đề nghị để Tết này anh được về". Tôi mừng quá, viết thư về cho bà Yến – vợ Hoàng Cầm – báo tin vui. Thế là suốt những ngày gần Tết năm ấy tôi cứ khấp khởi đợi chờ. Sau này tôi biết bà Yến nhà tôi cũng trong tâm trạng ấy. Sáng 30 Tết bà bắt anh con rể mang xe đến chờ ở cổng Hỏa Ḷ suốt từ sáng tới tối. Nhưng thực tế là tôi không được thả như lời hứa của công an mà ngay mồng 4 Tết th́ bị chuyển tới "xà lim bộ" – Trung tâm thẩm vấn của Bộ CA, ở ngoại thành Hà Nội – và tiếp tục bị giam, tổng cộng là 18 tháng.
V́ sao lại có chuyện thay đổi như thế? Có phải anh công an tên N. đă nói lừa tôi cốt để tôi nhận tội cho được việc của anh ta? Tôi cũng không rơ sự thực thế nào. Cho đến một hôm, sau khi đă ra tù, tôi t́nh cờ gặp một anh công an thụ lư khác (xin phép không nêu tên) ở quán bia Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Trông thấy tôi anh mừng lắm, anh mời tôi vào uống bia để tâm sự. Anh nói là anh đă ra khỏi ngành, và anh kể cho tôi một chuyện khá bất ngờ. Chuyện đại ư như sau: Sau khi tôi nhận tội, công an đă định cho tôi về thật. Nhưng trong thời gian chờ đợi giải quyết, th́ một hôm ông Lê Đức Thọ – UV Bộ Chính trị ĐCSVN, phụ trách nội chính, tổ chức – gọi công an lên hỏi vụ Hoàng Cầm ra sao rồi, và thông báo rằng có một số trí thức Pháp, những người quen biết nhiều với ông, đă giúp đỡ ông và đoàn đại biểu Việt Nam ở Hội nghị Paris, vừa gửi thư cho ông yêu cầu nếu xét Hoàng Cầm không có tội trạng ǵ cụ thể th́ hăy thả ngay nhà thơ ra. Ông c̣n nhắc nhở: "Các cậu xem thế nào th́ giải quyết đi, không có th́ mang tiếng lắm". Sự việc trên được công an báo cáo với Tố Hữu – lúc ấy là Phó Thủ tướng. Ông này lập tức hạ lệnh: "Ngoại quốc can thiệp hả? Đă thế th́ cho thêm một năm nữa!"
Thái độ cứng rắn đến nghiệt ngă của Tố Hữu với riêng tôi cũng như với các anh em Nhân văn – Giai phẩm rất nhất quán. Ngay cả đối với những sáng tác mà anh em chúng tôi t́m lối mới vào cuối những năm 1950 nói trên, ông cũng rất ghét, mặc dù không biết ông có đọc hay không. Lại nói, sau khi bốn người chúng tôi bật ra được thứ thơ ấy, ai cũng măn nguyện v́ đă lộ rơ cốt cách từng người. Riêng tôi th́ ngay từ lúc viết xong Về Kinh Bắc, tôi đă tin là nó có giá trị, có đóng góp cho văn học nước nhà. Tuy tôi không dám truyền đi rộng răi, chỉ cho vài người bạn đọc, nhưng rồi nó được tự động lan truyền, đặc biệt có những bạn sinh viên trẻ say mê nó lạ lùng. Phải nói t́nh yêu đối với Về Kinh Bắc có cái ǵ đó rất đặc biệt. Tôi không tin là tập thơ dễ hiểu chút nào, đặc biệt là phần Nhịp một với "những đêm ngũ hành" kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngay nhà thơ Lữ Huy Nguyên, cố Giám đốc NXB Văn học, cũng thú thực với tôi rằng: "Em in cho anh th́ cứ in chứ nói thật là em chỉ hiểu được 1/4 tập thơ". Đến anh công an thụ lư N. sau khi tôi nhận tội cũng thú nhận: "Thực t́nh tôi chẳng hiểu anh nói ǵ, bây giờ anh khai ra tôi mới biết ư đồ chống Đảng của anh, th́ ra anh thâm thúy thật!"
Việc chúng tôi sáng tác những tác phẩm mới nhanh chóng được báo cáo với Tố Hữu. Một người bạn được tham dự buổi họp tuyên giáo mở rộng kể với tôi rằng trong cuộc họp, Tố Hữu đă cảnh báo: "Tụi Trần Dần Hoàng Cầm… bây giờ đang thực hiện đúng khẩu hiệu phục xuống sáng tác mà Văn Cao đă khởi xướng. Phải canh chừng và dập tắt ngay".
Đây là lần đầu tiên tôi nói rơ một số chuyện liên quan đến Về Kinh Bắc, nói ra để khép lại những cái đau buồn ấu trĩ của một thời. Bây giờ, tôi xin các bạn thưởng thức nó vượt qua mọi bối cảnh chính trị xă hội, thưởng thức nó như một tác phẩm nghệ thuật mà đến hôm nay tôi vẫn thấy hài ḷng”.

(HC nói, HH ghi, tác giả xem lại và đồng ư gửi Talawas làm lời mở đầu tác phẩm “Về Kinh Bắc” đăng trên Talawas ngày 5/4/2007. Các chú thích của HH)

TPHCM, 24h ngày 6/5/2010

HH

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập