Thảm nào ta thấy có ǵ gần gũi

Ngôn ngữ đầu nguồn ở Karl Marx

Cách đây một tháng, ông bạn Sĩ Hải gửi cho tôi bản dịch thơ của… Karl Marx !

Tôi ngạc nhiên. Tôi không biết Marx đă từng làm thơ.

Đọc sách tứ tung, không được ai hướng dẫn, không trong khuôn khổ hàn lâm, khổ vậy : biết đủ thứ linh tinh, có thể tận gốc ở một khía cạnh, nhưng không được biết toàn diện, toàn bộ, về mặt tri thức. Tôi vốn thế. Đành vậy.

Marx làm thơ ! Tôi đă tưởng là chuyện diễu dở. Nhưng đọc bản dịch của Sĩ Hải, tôi thấy có điều quen quen. Tôi vào Google t́m : dường như trong tuổi trẻ, trước khi Marx trở thành Marx, chàng đă từng làm thơ.

Có những câu, tôi cảm thấy gần gũi và hiểu. Có vài câu, tôi ngờ ngợ. Tôi hận hoàn cảnh, và chính ḿnh, đă khiến tôi quên hết tiếng Đức và không c̣n khả năng cảm và hiểu tiếng Anh đủ để có thể nhận định về mấy bài thơ và bản dịch.

Tôi bèn nhờ vả Chân Phương : "cậu" hoàn toàn hiểu được những hàm ư, những liên hệ liên-bản trong những văn bản này. Nếu "cậu" hứng, điều sẽ khiến "tớ" hân hoan, hăy dịch những bài thơ này ra tiếng Việt. H́nh như chúng chứa đựng một vài dự cảm của tôi khi tôi viết Tư Duy Tự Do. Tôi vốn yêu con người phàm tục hơn khái niệm trừu tượng. V́ thế, tôi yêu Marx và đă từng viết : với tôi, chàng là một nhà văn lớn ngay khi chàng viết về những vấn đề trừu tượng và khô khan như "giá trị của hàng hoá", "đấu tranh giai cấp" trong Tư Bản Luận, e tutti quanti..

Chân Phương trả lời tôi :

Tôi biết Marx có ước mơ làm poète lúc trai trẻ. Về sau, v́ tấm ḷng với giới vô sản lao động mà hy sinh chữ nghĩa, lo việc cứu nhân độ thế như chúng ta đă biết.

Tôi có một tập thơ Marx thời trẻ, nay thất lạc trong các ḥm sách. Để t́m lại và khảo cứu.

[…]

Nói đến Marx , cũng như Nietszche, là hai tâm hồn thi nhân, làm ǵ cũng toát chất trữ t́nh!

Và đằng sau hai nhân vật này là h́nh bóng của Goethe, Schiller, Hoelderlin mà Marx và Nz. đều thuộc ḷng.

Văn thơ và triết học Đức, cũng như Hi Lạp và Pháp sau  này, là hai đứa con song sinh.

Ư cuối củng (về Marx và Nietszche), tôi quá đồng t́nh, dù kiến thức của tôi trong lĩnh vực này không thể bằng Chân Phương.

Thảm nào, khi đọc bản dịch thơ của Karl Marx, do Sĩ Hải, tôi thấy có ǵ gần gũi ! Xuyên qua cuộc sống, tư duy của con người có thể thay đổi một cách cơ bản, hầu như trái ngược với chính ḿnh ở thủa ban đầu. Nhưng con người ấy vẫn "là" một, chẳng thế đứt quăng, chia năm xẻ bẩy thành những mảnh vụn độc lập cô đơn, trừ phần vô-thức (Freud). Mọi người như vậy. Marx cũng vậy. Tôi tin vậy. Không như thế, "hiểu một con người" (Sartre) là chuyện hăo ! Và nếu hăo, ta không thèm hạ bút hành-văn. Thà nham nhở "nhậu" thôi, nhào dzô, nhào dzô, 100% em ơi, 100%, cũng đă "người" rồi. Khó ǵ ? Ai, kể cả ta, chẳng làm được ?

Bài này hay :

Karl Marx's Verse of 1836-1837 as a Foreshadowing of his Early Philosophy (William M. Johnston)

William M. Johnston có lư khi cho rằng có sự liên tục giữa thơ năm 1837 và triết năm 1844 của Marx.

Mấy câu thơ "nhạo báng" Kant, Fichte và Hegel[1] :

[Kant and Fichte like to whirl in the ether,

Searching for a distant land,

While I only seek to understand completely

What I found in the street.]

 

[Because I discovered the Highest and found the depths by pondering,

I am rouglhewn, like a God, I hide in darkness, like him.

Long I searched and floated over the rocking sea of thoughts.

And when I found the word, I clung fast to what I had found.][2]

 

đúng là tiền thân của :

"The philosopher, himself an abstract form of alienated man, sets himself up as the measure of the alienated world."

dịch như sau th́ đúng là tư tưởng nhất quán của Marx h́nh thành những năm 1844-1845, phát triển trong L'idéologie allemandeMisère de la philosophie, vận dụng trong những tác phẩm khác của chàng :

Triết gia[3], tự nó là một h́nh thái của con người đă bị tha hoá[4], tự khẳng định ḿnh như thước đo của một thế giới đă bị tha hoá.

Ôi, khi ở đầu quyển Tư Duy Tự Do, ta đánh giá biện chứng của Hegel là biện-chứng h́nh-thức[5], ta đă không tạo ra một chữ thừa, rỗng tuếch. Đáng lẽ khi bàn tới Feuerbach, ta phải tạo khái niệm duy-vật h́nh-thức ! Ta đă không làm được. Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là : ta đă hiểu được một điều, có được một ư "đúng". Nhưng chưa hiểu quán triệt nên… khi vận dụng nó, ta âm thầm sợ hăi (?), non nớt, thiếu hụt, không nhất quán. Chán thật. Bút đă sa, gà đă chết, sách đă đăng. Đành vậy. Hè hè…

Phần Marx suy luận về nghệ thuật sâu sắc. Như thơ[6], nghệ thuật là một loại ngôn ngữ đầu nguồn, dễ dàng cảm nhận nhưng khó phân tích, lư giải, chí ít khi nó chào đời : không biết nhét nó vào phạm trù tư duy sẵn có nào ! Có khi chính tác giả cũng không biết nói ǵ về tác phẩm nghệ thuật thể hiện chính ḿnh. Khi tác giả tùm lum giải thích tác phẩm của ḿnh với những ư tưởng thời thượng, tác phẩm ấy có nhiều khả năng thời trang một thuở thôi : thời gian các lư lẽ ấy ăn khách. Thời gian ấy, đời nay, rất ngắn… Ê, ngắn-dài thường là những khái niệm dành cho không gian đo đếm được ngoài đời, hoặc cho thời gian cũng đo đếm được ngoài ḿnh trong pḥng thí nghiệm khoa học, thế thôi, chứ khi anh đợi em, thời gian co dăn kinh hoàng và không gian rỗng tuếch nỗi thiếu hụt… em. Không gian và Thời gian Internet "tàn nhẫn", "bất nhân" lắm đó. Nhưng nó đă trở thành không thời gian thực của ta hôm nay. Hè hè…

Thơ và những nghệ thuật phi ngôn từ khác nhau chỉ ở một điều : thơ c̣n lư lẽ được, bằng lời, v́ nó cũng là lời, nghệ thuật phi ngôn từ th́ không.

Nhưng, cơ bản, giống nhau : để h́nh thành, phải người, phải quật khởi, quật khởi. "Chất thơ" hay "Trữ t́nh" của tác phẩm ở đó, điều kiện cần thiết nhưng không đầy đủ.

Ta vẫn nghĩ Marx và Descartes đều là nhà thơ. Mà ta… yêu.

2012-02-22



[1] Karl Marx's Verse of 1836-1837 as a Foreshadowing of his Early Philosophy. Author(s): William M. Johnston. Reviewed work(s) : Source: Journal of the History of Ideas, Vol. 28, No. 2 (Apr. - Jun., 1967), pp. 259-268. Published by: University of Pennsylvania Press.

 

[2] I (ta) ở đây là Hegel do Marx "nhại"

Goethe (Faust) "đáp lại" :

là où manquent les idées

se présente à point un mot.

[Aimer-Mourir, PHĐ, trích chú thích của Marx trong Le Capital]

 

đúng lúc cạn ư

có liền một ngôn từ.

[Yêu-Chết, PHĐ]

 

[3] Triết gia : ám chỉ người tự quy giản thành một khái niệm trừu tượng !

[4] Tha hoá : khái niệm mácxít = đánh mất chính ḿnh. Đánh đổi cái ḿnh toàn diện, ba-chiều-kích, lấy một cái ḿnh trừu tượng bơ vơ lơ lửng trên không.

 

[5] biện-chứng h́nh-thức : thuật ngữ mới do tôi bịa ra, xưa nay chưa ai đánh giá Hegel như thế.

[6] khi thành thơ.