2LDGauCho

nam dao

 

             tưởng nhớ Lê Đạt vừa xa đi,

 

 gấu chợ

 

( trích trong Những Con Người, Những Bóng Ma, NXB Văn Mới, 2005)

 

1

 

Không biết thế nào mà ngay khi gặp anh tôi nghĩ đến loài gấu. Lạ, quả là lạ. Đi t́m xem gấu là ǵ trong tự điển. Là loài có vú. Gấu trắng sống trên Bắc Cực, ăn cá. Gấu nâu hoặc đen, ở lục địa Á và Mỹ, ăn hoa quả và rất thích mật ong. Chay tịnh thế, gấu vẫn nặng từ 3 đến 6 trăm kí, bề ngoài ục ịch nhưng lại rất nhanh, chạy có thể đến 7 hay 8 mươi cây số giờ. Gấu thuần ḥa, nhưng khi nổi cơn th́ phải coi chừng. B́nh thường, gấu dễ thương, cho nên con trẻ chơi gấu bông, loại nhồi mút bán ở phi trường hay những nhà hàng đồ chơi. Có bé gái mua về chăm chút, ôm gấu khi đi ngủ, gọi gấu là em, là chị, thậm chí là mẹ...và hẳn vào độ dậy th́ chắc cũng có nàng gọi gấu là người yêu, người t́nh, hoàng tử của ḷng tôi. Ở Canada, gấu rất nhiều, độ hè gấu có thể lạc vào những thành phố gần rừng khi đi kiếm ăn, nếu thấy yêu cầu gọi số khẩn 911 báo ngay, nhân viên trách nhiệm sẽ đến bắn thuốc gây mê gấu rồi thả về rừng. C̣n nếu bạn yêu thiên nhiên đi cắm trại th́ cẩn thận. Thứ nhất, đừng để đồ ăn trong lều ḿnh ngủ. Hăy để ra ngoài, gấu có tới chúng sẽ thôi không ăn bạn, để bạn yên, chỉ tha đồ ăn đi. Thứ hai, đang lững thững mà gập gấu, chớ giơ chân giơ tay la thét. Tốt nhất là làm những tiếng kim khí, tỉ như lấy xoong đập vào nồi, lấy nồi đập vào chảo, và chớ phát những âm thanh bài bản có tính thơ phú, triết học, thậm chí chính trị, v́ gấu thường it quan tâm đến những tư duy trừu tượng, rất hiện thực và thuần bản năng nhất là lúc đánh hơi thấy chất đường trong các loại đồ uống kiểu 7-up, Coca hay Pepsi. Thứ ba, gập gấu đừng leo lên cây t́m an toàn. Bạn chắc cũng như 90% loài người, cứ tưởng gấu không biết trèo. Bạn nhầm, nếu có môn điền kinh leo cây ở Thế Vận Hội cho muôn loài, hẳn gấu vào chung kết với khỉ, con người th́ chắc sẽ lẹt đẹt đằng xa, chưa chắc qua được ṿng loại. Thứ tư, rất quan trọng, không bao giờ đứng giữa gấu mẹ và gấu con cho dẫu gấu mẹ có là một trang tuyệt sắc thiên kim, v́ bản năng mẹ gấu sẽ tấn công bạn tức th́ để bảo vệ gấu con, mặc bạn nói ǵ th́ nói, với ngôn ngữ nào cũng vậy.

 

Ơ mà này, thế th́ tại sao tôi gặp anh lại nghĩ ngay đến loài gấu? Không t́m được lư lẽ trong kiến thức phổ thông, tôi quay sang truyền thống văn hóa. Nghĩ măi, nào là mật gấu trị bệnh trật tay sái gân rất hay, tay gấu cực bổ, lớp da tay dầy để đối phó với loài ong rừng khi gấu đi t́m mật, ăn vào cường dương mà vẫn trường thọ. Vẫn không, không phải thế. Hay là, a nó đây, cái thành ngữ hỗn như gấu, yếu tố duy lư độc nhất giải thích sự liên tưởng của tôi từ Lê Đạt đến loài gấu, và ngược lại.

 

2

 

Nếu hỗn th́ quả anh hỗn thật. Ngay sau khi ḥa b́nh lập lại, kỷ cương chưa ra làm sao, anh đă kêu ‘’ Đem bục công an đặt giữa trái tim người/ Bắt t́nh cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước’’. Anh kêu trong Nhân Văn số 1, mấy tháng sau khi Giai Phẩm mùa Xuân bị tịch hồi, trong đó anh ḥ ‘’bay thật cao, bay thật xa’’, được Tố Hữu, người phụ trách Tuyên Huấn của Đảng, khuyên đen, hỏi bay đi đâu, bay vào Nam à? Mặc dầu anh cũng trong ban Tuyên Huấn Trung Ương, nguyên làm Thư Kư cho Trường Chinh, đảng viên trẻ năng nổ có tiếng là sâu xắc, và nhậy cảm. Nhưng chính cái nhậy cảm đó hại anh. Nếu là nhậy cảm để bắt gió quyền lực th́ chắc chắn anh sẽ thăng quan tiến chức chẳng kém một ai, nhưng không, anh lại nhậy cảm với thơ. Chết chưa, gặp Trần Dần đầu năm 50 trên chiến khu, hai anh đă bàn nhau đào mồ chôn thơ Tiền Chiến. Kẻ danh vọng nhất khi đó lại là Tố Hữu, thế mà các anh đè xuống chiếu thơ, phê tập Việt Bắc, cho thơ Tố Hữu là thơ sùng bái lănh tụ, nói đến ai hay cái ǵ th́ cái ai cái ǵ đó nhỏ đi, gây phản cảm. Và khi thơ Tố hữu trổi nét th́ chỉ thuần vay mượn ca dao, không có một chút sáng tạo, vân vân. Khi đó, anh lại là phụ trách Thường Trực báo Văn Nghệ, thế có ghê không. Phan Khôi bảo với anh, Tố Hữu gọi bọn Giai Phẩm là lũ phản động! Thế mà, ông anh thân mến, ông anh vẫn cứ cười hềnh hệch trong đợt kiểm thảo sau Tết năm Mùi, không chịu lên án Trần Dần ngay cả khi anh Lành (tên tục Tố Hữu) bảo đă được thông báo ‘’nội bộ’’ rằng Dần là người của địch. Mất cảnh giác đến thế là cùng!

 

Cái cười Lê Đạt. Người mới quen, ai cũng thấy anh cười hồn nhiên. Để ư, lâu mới biết đi kèm tiếng cười ấy đôi khi là những câu nói hóm và hỉnh, hóm v́ rất thông minh, nhưng hỉnh bởi thế nào cũng có chất cường toan axít đâu đấy. Axít nên cái vị một khi trôi qua cổ có thể cay, chua, thậm chí bỏng cổ rát lưỡi. Anh lại bô bô tính ḿnh nó ba lơn như thế, trời sinh cả! Anh Đạt ơi, chính cái cười của anh hại anh, lắm lúc c̣n hại hơn cả những lời anh nói. Cứ h́nh dung xem những chiến tướng thơ Tiền Chiến như các vị Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận ...xung quanh Tố Hữu đối phó với cái cười của anh thế nào. Họ nghĩ anh làm chính trị nhưng là kẻ ném đá dấu tay, lănh đạo ngầm, thứ chất xám điều khiển sự manh nha của một quyền lực đối kháng có ư đồ cướp cờ chính thống. Đầu tiên, anh bị khai trừ khỏi Đảng, nhưng quyền lực chưa rút phép thông công, c̣n chờ gió lên để phất cờ. Anh vẫn tiếp tục công tác ở Hội Nhà Văn v́ khi đó phe ta, phe XHCN sau báo cáo KrútSốp bên Liên Xô, đang có những biến động ở Hung, ở Ba Lan. Phương Bắc, người cầm lái vĩ đại họ Mao phát động phong trào Trăm Hoa Đua Nở, cho nhà văn nhà thơ đua tiếng, chẳng hiểu sẽ rẽ phải hay rẽ trái. T́nh thế quốc tế như vậy cho nên quyền lực ở Hà Nội, sau sai lầm Cải Cách Ruộng Đất, vẫn chập chờ, và nhân thời cơ, Nhân Văn ra đời, sau đó Giai Phẩm mùa Xuân tái bản, rồi Giai Phẩm mùa Thu, mùa Đông...Hẳn khi đó, các anh hể hả, trong ḷng mong xây dựng một xă hội công bằng và nhân bản, xông lên đánh vào cái nền chuyên chính vô sản mới kết nhụy. Nhưng quyền lực hậu thuẫn các anh ở đâu? Các anh chẳng có cái nhậy cảm chính trị đó, dồn hết tinh anh vào chữ nghĩa, loại quyền lực ảo, không hậu thuẫn, nóng vội tự ḿnh lên thập tự dang tay ra chờ. Chỉ ít lâu sau, người ta mang búa đến đóng đinh, nhưng bắt chết một cách tinh vi hơn cái chết của đấng Cứu Thế. Các anh bị phân tán, kẻ nọ tố kẻ kia ở Thái Hà, rồi tự xỉ vả ḿnh trong những bài kiểm thảo được phổ biến đến quần chúng, và sau là bị gạt ra bên lề xă hội mà chẳng một ai dám thương tiếc.

 

Dăm tháng đă thay đổi đời anh từ trắng sang đen. Anh có cười đấy nhưng những người sau này cười lâu nhất không phải là anh. Thật mà nói, oan nghiệt kia hóa ra chuyện Tái Ông mất ngựa. Nhưng mất mà không được ǵ, vẫn cứ là các chị. Chị Thúy, vợ anh. Chị Yến vợ Hoàng Cầm, chị Khuê vợ Trần Dần, chị Thoa vợ Phùng Cung... Lê Đạt có bài thơ ‘’Vợ Nhân Văn’’, bao giờ th́ anh công bố để trả nợ đây? Các chị cũng bị gạt lề v́ cứ tiếp tục làm vợ các anh, trở thành thứ tội phạm liên quan, hạng hai, nhưng sống trong sự quẫn bách khí trời, đến thở cũng dè sẻn, chẳng dám thở mạnh có thể khiến người đời chú ư. Riêng chị Thúy mới 19 lần xuân, một tài năng trên sân khấu kịch nghệ, đành phải bó thân...về với nỗi đau Lê Đạt.

 

3

 

Chị Thúy khi xưa sắc nước hương trời. Ngày tôi mới quen, chị đâu ngoài bốn mươi, dáng vẫn thướt tha nhưng mặt đôi lúc có thoáng nét thất thần. Mỗi khi từ giả Hà Nội, anh Đạt thường dặn, đến chào chị, chị ấy hay tủi thân. Tôi cảm nhận được sự tŕu mến của anh đối chị, và sự thân t́nh của chị đối với tôi, bởi tủi th́ ai lại hoài công đi tủi thân ḿnh với người dưng nước lă. Lần tôi về năm 02, đến chơi, thấy căn số 10 Hải Thượng Lăn Ông nay quả ít là 50 lần số mặt hàng năm 1982, khi tôi mới quen anh chị. Kinh tế thị trường có khác, c̣n định hướng th́ v́ cửa hàng quá chật nên mặt hàng nọ đè lên mặt hàng kia, nếu không có cái nét rất truyền thống là thông minh cần cù th́ đố ai t́m ra chỗ này để giấy toa-lét (chứ không chùi ...bằng nhật báo như xưa), chỗ kia xếp T-Shirt có in quả táo (giống NewYork) kèm hàng chữ I’love V, giữa đống ngổn ngang khăn tắm, khăn tay, xà pḥng bột, xà pḥng thơm và trăm thứ linh tinh đố cả những người tự cho là ḿnh nhiều tưởng tượng đếm nhẩm ra cho hết. Và đố có thưởng, trong pḥng riêng ở tầng hai của nhà thơ Lê Đạt có ǵ? Sách dăm ba quyển trong một cái tủ con, dĩ nhiên. Chiếc màn mầu sữa ố nhầu nát xếp xó giường, cái gối kê đầu, vài chú bút bi lăn lóc trên chiếu, tách nước uống dở, và xung quanh, chất đến tận trần nhà ...vẫn giấy toa-lét, xà pḥng, T-Shirt, khăn mặt, khăn tay... Thân lắm, anh mới tiếp trong pḥng riêng, chứ khách người dưng, thường cậu con anh đáp ‘’ ông ấy... đi vắng’’, hoặc nếu không th́ anh xuống tay vẫy, miệng cười, rủ ta đi đến đầu đường uống cốc cà-phê đi! Gấu ở chợ, có thích của ngọt như cà-phê đường cũng chẳng thể thoát qui luật thị trường, hàng hoá trao đổi trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, dĩ nhiên anh mạnh th́ vẫn lợi hơn anh yếu. Quả thế, mặt hàng nhiều, nhưng hầu như tất cả đều made in China, hàng nội cũng có nhưng hiếm v́ cạnh tranh, bị hàng ngoại giết cả, trừ bia Hà Nội, và trừ ... thơ Lê Đạt.

 

Chị Thúy hôm ấy xuống nhà, và ba chúng tôi ngồi quanh cái bàn nhỏ xíu nhân một buổi cửa hàng thưa khách. Uống chè Lipton nhé, cho nó sang. Dạ, nhưng không có chè Thái Nguyên à? Có, nhưng tiếp khách xa th́ phải Lipton. Anh Đạt cười cái cười của gấu trong nhà, lành và hơi ngường ngượng. Chị Thúy nâng tách, miệng bảo, mời chú rồi mắt bỗng long lanh, nói nửa tỉnh nửa mê, như nói chỉ cho ḿnh nghe. ‘’Đấy, tất tần tật cũng chỉ v́ văn hay chữ tốt ấy mà. Ối giời, ông ấy tưởng thu được vào tay ông ấy cả, nhưng giời có mắt, thần nhân cũng mang một ít cho cả những người dốt nát như tôi... Đọc vài câu cho chú nghe nhé...’’ Anh quay mặt, buồn nhưng cố nén thở dài, nhẫn nhục im lặng. Tất nhiên, tôi cảm thấy hơi hướng cái thảm kịch vợ Nhân Văn, và đoán có lẽ từ ngày anh được phục hồi th́ tao nhân mặc khách lại chào mời, có ai c̣n nhớ đến những nỗi tủi nhục mà các chị phải chịu đựng suốt một đời. Chị tiếp, ‘’ cứ ăn hiền ở lành th́ giời cho, chữ nghĩa cũng giời cho cả, thần thánh ốp vào tức văn hay chữ tốt ngay thôi... Bây giờ, mấy chị em chúng tôi có bà Khuê vợ Trần Dần, bà Băng vợ Văn Cao...Chúng tôi thỉnh thoảng gập nhau rồi đọc thơ cho nhau nghe, có kém ǵ ai đâu!’’ Nhưng thần thánh ở đâu hở chị? Tôi hỏi giọng bỡn cợt để đổi cái không khí có chiều ngột ngạt. Chị chỉ tay, da diết, nói như rít ‘’... ở mọi nơi, ở Văn Miếu đàng kia, ở trên trời chứ c̣n ở đâu nữa! Mai tôi với mấy bà ấy ra Thanh Hoá đi lễ Mẫu, thế nào cũng phải hỏi lại, cho ra lẽ...Bây giờ tự do rồi, không tin thần tin thánh th́ tin ai vào đây, hở chú!’’.

 

Vâng, thưa chị. Bao nhiêu cái cấm đoán ấm ức trói buộc nay già néo đứt dây, đứt để đổ tuột vào sông vào biển những vị thần linh trên giấy báo Học Tập. Nay, ta quay về truyền thống và bản sắc với bà Chúa Liễu, ông Hoàng Mười, hội Phủ Giày hàng năm. Anh Đạt th́ thào, Thúy dạo này yếu, hơi bị tâm thần. Rất có thể. Nhưng đâu chỉ v́ yếu. Ta nghĩ xem. Này, anh Văn Cao được thưởng huy chương hạng ba (hay tư?). Rồi các anh Nhân Văn được phục hồi hội tịch, lănh lương bù gần ba chục năm bị người ta bẻ bút. Sau, các anh đi Đại Hội bầu lại (lại ...măi từ cái ngày đánh Nhân Văn và Giai Phẩm) Tổng thư kư Hội NHà Văn vẫn cứ là đồng chí Nguyễn Đ́nh Thi, và dẫu có chút ǵ như ‘’hàng thần lơ láo’’ nhưng các anh c̣n có cái hy vọng từ nay sẽ được sinh hoạt b́nh thường để in ra những điều các anh ấp ủ. Nhưng c̣n các chị vợ Nhân Văn, các chị được ǵ để cân bằng với những mất mát 30 năm liền sống bên ŕa xă hội, giữa sự xa lánh dè bỉu của cả ruột rà làng nước? Bài thơ Vợ Nhân Văn đâu, anh Đạt? Hăy trả Cesar những cái ǵ thuộc về Cesar...C̣n cát bụi? Nếu cái thuộc về vợ Nhân Văn chỉ cát bụi thôi th́ cũng phải trả lại cát bụi, để đời này (chứ chớ đợi đời sau) biết là đàng sau mọi sự nghiệp đều có những giọt nước mắt không cần tên tuổi.

 

4

 

Thú thật thơ Lê Đạt vào thời Nhân Văn Giai Phẩm là thơ chính trị. Chẳng hạn như Nhân câu chuyện mấy người tự tử. Một b́nh luận thời sự, sắc và thâm, nhưng tôi không cảm như thơ. Thời đó, có lẽ chỉ bài Cha tôi là thơ, sau phục hồi th́ anh cho in lại năm 94 với những bóng chữ viết suốt thời gian anh đi đầy trên 36 phố phường trong ḷng một Hà Nội lặng lẽ cưu mang những đứa con rơi của thời thế. Nhưng với Bóng Chữ th́ thơ Lê Đạt kết tinh từ cô đơn tủi nhục thành thơ, và đó là câu chuyện Tái Ông mất ngựa tôi nhắc ở trên :

 

Chia xa rồi anh mới thấy em

 Như một thời thơ thiếu nhỏ

 Em về trắng đầy cong khung nhớ

Mưa mấy mùa

mây mấy độ thu

Vườn thức một mùi hoa đi vắng

 Em vẫn đây mà em ở đâu

Chiều Âu Lâu

bóng chữ động chân cầu

 

Chữ đắt, là điều nhận thấy tức th́ trong thơ. Trắng đầy cong khung nhớ, khó lầm vào ai khác Lê Đạt. Và

 

Bầy em én

tin xuân

tṛn mẩy áo

Hội kênh đầy  chân trắng ngấn sông quê

Nắng mười tám

má bờ đê con gái

Cây ải cây ai

gió sải

tóc buông thề

 

th́, mẩy áo, hội kênh, chân trắng ngấn sông quê, gió sải...là những h́nh tượng không đến từ sự ngẫu hứng dễ dăi mà là t́m ṭi, cân đong từng chữ, và nhất là cấy ghép chúng với nhau. Cái mới trong thơ anh ở công phu cấy ghép đó. Thử đọc :

 

Ông lăo trạm bơm miệng o tṛn

ria chóp nón

Ô trời

ḷng cổ thụ bỗng t́nh tang

Máy kéo gặm xứ đồng tơ ơ cỏ

 Nghé sắt buồn lưng sáo đá xon xon

 

Đọc liền 2 câu đầu, rồi 3 câu sau. Rơ cấu trúc thơ trong bài này là thơ cổ. Nhưng tưởng như nh́n thấy mấy con sáo xon xon trên một chiếc máy kéo ví với con nghé sắt đang gặm cỏ...Lê Đạt, như anh thú, đúng là phu chữ.

Cái tuyệt nghệ công phu khuân chữ về ghép lên hoa trái mới trong ngôn ngữ thơ Việt Nam của Lê Đạt thật có một không hai. Mời kẻ yêu thơ nhẩm lại trong đầu những bài thơ sau :

 

 

Chim ức lửa

Rouge gorge! Rouge gorge! Dân ca Pháp

 

Em vụt đến như mảnh tinh cầu vỡ

Ơ con chim ức lửa môi đ̣ng

Thả đỏ đốt xứ đồng không

 anh nhớ

Một thoáng đào nhen mấy độ hồng

Sương khói Bích Câu chiều ai có giáng không

 

Át cơ

 

Anh t́m về địa chỉ tuổi thơ

Nhà số lẻ

phố tṛ chơi bỏ dở

Mộng anh hường tim môi em bói đỏ

Giàn trầu già

khua

những át cơ rơi…

 

 

Nhịu t́nh

 

Sự đằng ngà

tâm tuyết trắng dưa lê

Vườn truyện ngọt

Đàn từ ngon

âm hé cong mỏ hót

Ḷng nhịu t́nh

ngôn ngữ loài chim  

 

 

Đánh ngải

Chớ rửa lông mày chết cá ao anh Ca dao

 

Mắt xưa xanh

mưa mành sương liễu sóng

Mùa sang may

thu đánh ngải lông mày

Mây nổi trắng ao say

 Ai ruốc mộng ban ngày

 

 

Đệm

Bước đệm

đưa t́nh

xanh khúc phố

Nốt chân xuân

đàn c̣ lạ

phím lùa

Chập chững dương cầm

bè lạc

ngă tương tư

 

để cùng nhà thơ nhặt những tấm chữ :

Anh ŕnh trắng ngh́n trăng nghiêng ngơ mộng

 Bước thị thơm chân chữ động em về

 

đặt vào cấu trúc Đường thi truyền thống, nhưng đố mà t́m được cái tứ thơ hương thắp gọi không đáp lửa, và hỏi, hồn ở nhà hay bát mộ đi xanh

 

Thanh minh

 

Lúa con gái

làm rùng ŕnh nỗi gió

Lá hát t́nh

nắng tỏ

bạch đàn chanh

Nợ cũ khối xương rồng hoa trả đỏ

 Hương thắp gọi ba lần

không đáp lửa

Hồn có nhà

hay bát mộ đi xanh

 

A, Lê Đạt. Chữ anh quả tài t́nh. Anh đúng là một phu chữ tiên tiến, và chắc anh chả cần ai phong cho anh 4 chữ anh hùng lao động. Nhưng cẩn thận! Hỡi những nhà thơ, hăy cẩn thận : đừng bao giờ đứng giữa Lê Đạt và những con chữ. Cũng như, tôi đă nói, đừng đứng giữa gấu mẹ và gấu con. Mặc dầu gấu là gấu chợ.

 

5

 

Vụ việc Nhân Văn Giai Phẩm thế mà đă ngót nghét 50 năm. Trong một thiên niên đất nước chúng ta đầy biến động tang thương, cứ kể thêm một nỗi đau, lại thêm một lần ngậm ngùi, thêm những đêm mất ngủ. Nhưng thêm một cơ hội để ngẫm chuyện xưa ḥng tránh cho ngày sau những u tối đớn đau, những trói buộc thắt cổ tương lai trong cái tṛng của giặc nghèo và giặc dốt. Tôi từng nói với Lê Đạt, thế nào cũng phải một lần nói về cái tinh thần Nhân Văn cuối thập niên 50. Thật ra, cái tinh thần ấy nằm trong bài báo cáo của Nguyễn Mạnh Tường, đặt lại vấn đề ‘’chính trị thống soái’’, đ̣i hỏi ít nhiều tính dân chủ ở phân công để người nào việc nấy với trách nhiệm việc ḿnh làm, và một xă hội pháp trị rạch ṛi với một nền tư pháp cần phải có pháp luật nghiêm minh. Thật  ra, cái tinh thần ấy là tinh thần của lớp người Tây học với giá trị nhân văn Âu Châu, trộn vào truyền thống Nho giáo, cái gốc của phương Đông, đang chập chững chuyển ḿnh bước vào hội nhập với thế giới. Và cho đến tận bây giờ, năm 2005, cái tinh thần vừa đề cập vẫn ăm ắp tính thời sự, thậm chí cấp bách hơn trong sự sống c̣n ngày một ngặt nghèo của dân tộc, và như một sự đặng chẳng đừng, sẽ thành hiện thực.

 

Đấy là tinh thần. Trong bóng đêm o ép của những năm văn chương lưỡi gỗ uốn éo chốn cung đ́nh, ngọn lửa Nhân Văn dẫu bị dập vùi nhưng tro than c̣n đủ sáng để hắt các anh lên vách như những chiếc bóng của hy vọng. Cho đến khi Bến Lạ của Đặng Đ́nh Hưng, Về Kinh Bắc của  Hoàng Cầm, Cổng Tỉnh rồi Mùa Sạch của Trần Dần, của Văn Cao, Xem Đêm của Phùng Cung... góp tiếng vào đời, những hy vọng kia đă đơm hoa nẩy nhụy. May thay! Nhưng đau khổ khốn nạn của các anh không vô ích. Chính bóng đêm Nhân Văn đă đội lên đầu các anh ṿng hào quang của những kẻ tử v́ đạo. Cái đạo văn chương, không chỉ đơn giản hạ bút xuống viết với cái vốn tài hoa trời cho là xong, mà c̣n...với những giọt nước mắt của tai ương mà ngày xưa, đă có Tố Như dặn ḍ, chữ tài liền với chữ tai một vần.

 

6

 

Chúng tôi đă gặp nhau 25 năm, đủ để có dịp lang thang bên ḍng sông Seine, ngồi uống Cà-phê trước Odéon trên Boulevard St Germain. Đủ để tôi thấy Lê Đạt đúng một lần lăng mạng kiểu t́nh già Phan Khôi, đúng một lần say, chẳng biết say t́nh hay say rượu, ngồi sau cô bé đèo anh bằng mô tô ngă sóng xoài giữa Paris cho anh đo đường, rồi anh nôn thốc tháo cạnh miệng cái Metro trước cửa một rạp chiếu bóng. Đủ để nay về Hà Nội, cứ 5 giờ sáng tôi đến gọi cửa số 10 Hải Thượng Lăn Ông, rồi hai anh em đi quanh bờ hồ, một ṿng, hai ṿng... cứ mỗi ṿng là chúng tôi đến gần hơn con mụ già định mệnh chúm chím như định gọi tên. Đạt dạo này yếu. Có một thời gian anh bị mất ngủ, và điện thoại về, câu đầu tôi hỏi là dạo này anh ngủ được chưa? Hà hà, cũng được, được rồi!

Nhưng đừng tưởng Lê Đạt già. Tôi xin trích một cuộc phỏng vấn của báo Sinh Viên Việt Nam :

 

"Phản đề" dành cho người Việt trẻ

 

Nhà thơ Lê Đạt, dù tuổi đă ngoài 70 vẫn là một người trẻ lạ lùng. Trẻ, ở trong tâm hồn và tính cách lẫn những cách tân trong thơ ca Việt - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nh́n nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...

 

Báo Sinh viên Việt Nam (SVVN) đă có cuộc tṛ chuyện cùng ông trong một ngày đông cuối năm ở một ngôi nhà phố cổ Hà Nội về những câu chuyện của người Việt trẻ trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá đồng thời phát triển những giá trị truyền thống dân tộc.Và làm sao để loại bỏ được những lực cản khách quan và chủ quan, những "tảng đá" giáo điều đeo đẳng trên lưng, những mặc cảm nhỏ nhen, những kiến thức và t́nh cảm vụn vặt để những người Việt trẻ sẵn sàng cho  một cuộc "leo núi" đỉnh cao như nhà phê b́nh trẻ Nguyễn Thanh Sơn từng ao ước. Câu chuyện bắt đầu từ khát vọng và ước mơ của những người trẻ.

 

SVVN: Tất nhiên tuổi trẻ ai cũng đầy mơ mộng và khát vọng, nhưng có nuôi được và biến nó thành thực tế không mới là chuyện đáng nói. ...Trong thơ ông, tôi cũng đọc được: "Những ước mơ xưa/ Như con chim găy cánh/ Rũ đầu chết ngạt trong bùn/ Năm tháng mài ṃn/ Bao nhiêu khát vọng"...  

 

: Tôi cho rằng để sự mơ mộng và khát vọng trở thành hiện thực phải đ̣i hỏi rất nhiều ở sự can đảm và kiên tŕ. Ở đó, không có "đất" cho sự thực dụng và những toan tính tầm thường, ở đó cũng không có cơ hội cho những người thiếu ḷng đam mê và dũng cảm. Để nuôi khát vọng, nó đ̣i hỏi sự đam mê thành thật, thậm chí vác cả sự đam mê trên vai mà trèo đèo lội suối để biến nó thành sự thật. Với những người trẻ tuổi, tôi có một lời khuyên chân thành: đừng bao giờ sống 50%, đừng bao giờ yêu 50% và cũng đừng bao giờ làm 50%. Sự nửa vời cũng là một trong những lư do để người trẻ phản bội lại ước mơ của ḿnh. ...Tuổi trẻ mà không có khát vọng tức là chưa kịp trẻ họ đă già hay ngược lại là đă già ngay từ khi c̣n trẻ. Họ là những đứa trẻ chết già.

 

 SVVN: Những khát vọng nào của tuổi trẻ đáng được biểu dương nhất?

 

: Có rất nhiều khát vọng đẹp, nhưng tôi thích nhất ở những người bạn trẻ tuổi là khát vọng lên đường, khát vọng đi t́m những miền đất mới, những lĩnh vực mới. (Xă hội nên có những động thái tốt đẹp dành cho những người t́m đường). Và tôi nghĩ, càng có nhiều khát vọng lên đường, tuổi trẻ càng dễ phá bỏ được những định kiến, những cái cũ ở ngay trong chính bản thân họ cũng như xă hội bên ngoài...

 

SVVN: Ngoài chuyện thiếu khát vọng, sự dễ hài ḷng và sống 50%, theo ông có những lực cản nào nữa kéo sự phát triển của người trẻ lại?

 

 : Có những tính cách xấu lâu ngày biến thành những khuyết điểm của người Việt Nam, đó là không có ư thức về sự hoàn chỉnh, thói quen không có kỉ luật, không đi đến tận cùng cái ḿnh đang có, dễ hài ḷng và chấp nhận thực tại, căn bệnh tiểu nông, tiểu thủ công nghiệp manh mún, giật gấu vá vai... Điều này dẫn đến một thói ứng xử xấu nữa là dễ tặc lưỡi cho qua. Một người già chép miệng hoặc tặc lưỡi cho qua đôi khi c̣n thông cảm được v́ sự "lực bất ṭng tâm" nhưng với một người trẻ th́ rất nguy hiểm. Tại v́ khi chép miệng là lúc anh bước từ một cơi thực tế sang  một "cơi" ảo, một "cơi" đầu hàng, buông xuôi. Khoảng cách giữa chúng rất nhanh nhưng lâu dần nó cuốn anh đi rất xa. Nếu nói, điều tôi ghét nhất trong tính cách của người Việt là thói chép miệng, nghe th́ có vẻ đơn giản nhưng thực ra khi anh chép miệng, phần nhân tính trong anh đă bị buông xuôi và anh đă dễ dàng "đồng hoá" với sự thất bại, với thói xấu. ...

 

SVVN: Trong một lần tṛ chuyện, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng lớp trẻ ngày nay có vẻ hơi "vô thần, vô đạo", thực ra th́ theo ông, lớp trẻ có nên nuôi trong ḿnh những "tín điều" không?

 

: Vô thần th́ nên, nhưng vô đạo th́ không nên. Con người nên có những tín điều nhưng không nên thờ thần tượng v́ thần tượng là sự xuống cấp của tín điều. Nh́n lịch sử tiến triển của loài người ḿnh phải đứng trên vai của quá khứ mới thấy được tương lai chứ núp bóng quá khứ th́ tương lai không bao giờ thấy được.

 

SVVN: Vậy th́ theo nhà thơ, lớp trẻ nên "núp bóng thần tượng", "đạp đổ thần tượng hay đứng trên vai thần tượng?

 

: Bản thân của sự phát triển văn hoá là chống lại thần tượng. Nói như Trang Tử là "vứt trí bỏ thánh" để trở lại suy nghĩ của chính ta. Nói đạp đổ thần tượng th́ nghe có vẻ hơi phạm thượng nhưng tôi nghĩ rằng không sai và nói ǵ th́ nói, nếu được coi là thần tượng tức là họ đă ghi được dấu ấn giá trị trong lịch sử, hiện tại và tương lai nên để lớp trẻ khai phá. Tốt nhất, là đứng trên vai thần tượng v́ ở trong hoàn cảnh đó, thần tượng đă làm được một việc có ích là giúp lớp trẻ có một cái nền cao ráo và vững chắc.  

 

SVVN: Trước đây, nhà thơ Lưu Quang Vũ than "Tôi chán cả bạn bè/ Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu ǵ mới". Gần đây, cả Văn Cầm Hải và Phan Huyền Thư đều nói đến "Những giấc mơ của lưỡi". Nhà thơ Dương Tường th́ nhận xét "Có nhiều người nghĩ khác, nhưng ít ai sống tận cùng với cái khác của ḿnh"...Một trong những điều mà giới trẻ tự chán ḿnh là họ đang càng ngày càng cũ, càng nhạt? Ông có cảm thấy điều đó?

 

: Tôi chống lại sự nhàm chán nhưng không có nghĩa là tôi sống khác với tôi. Hăy sống thật với chính anh th́ anh sẽ khác với những người khác chứ không phải "chủ trương" để sống khác. V́ nếu khi anh sống khác anh tức là anh không thật với chính ḿnh. C̣n nếu khi anh tự chán ḿnh, chán bạn bè ḿnh là lúc anh đang khao khát để thay đổi, khao khát sự ‘’vận động’’ của lưỡi.

 

SVVN:Vậy ông "khuyến khích điều ǵ trong cách sống của giới trẻ"? : Tôi khuyến khích sự lao động cần cù và kiên tŕ của lớp trẻ, từ bỏ cách nghĩ cách làm việc "ngắn hạn", "ăn xổi" và bệnh "khoa trương", "ồn ào". Tập cho ḿnh những tầm nh́n "dài hạn" và đi đến tận cùng cái "tư duy dài hạn" ấy. Trong cuộc sống, thư giăn hăy "b́nh thường tâm", đừng "phân thân" nhiều quá. "Khi đói ta ăn, khi mệt ta nghỉ" như lời dạy của một thiền sư, chứ đừng khi ăn lại nghĩ đến chuyện khác và khi nghỉ cũng nghĩ đến những chuyện khác.

 

SVVN: Và trong tâm hồn, trong thơ ca? Là một nhà thơ không ngừng cách tân thơ Việt, cuối cùng ông nghiệm ra điều ǵ quư giá nhất ở thơ ca?

 

 : Thơ là mỹ học và đạo đức học. Cái đẹp trong câu thơ kêu gọi sự cao thượng. Và nên hiểu thơ ca cũng là một sự lao động ngôn ngữ đầy gian khổ chứ không chỉ là cảm xúc thẩm mỹ thuần tuư (Chữ bầu nên nhà thơ ).

Nhà thơ, nhất là các nhà thơ trẻ hăy tập cho ḿnh một cách sống gian khổ (chứ không phải cực khổ), một sự "li kỳ" trong tinh thần. Nhưng đáng buồn nhất cho những nhà thơ ‘’li kỳ’’ trong đời thật nhưng lại tẻ nhạt trong đời chữ !

 

SVVN: Sự "li kỳ" trong đời người, đời chữ của ông, nếu được nói bằng thơ..?

 

: Thơ ca, cuối cùng với tôi vẫn là cảm xúc mỹ học và cái đẹp của sự cao thượng. Tôi thích những câu thơ giàu cảm xúc: Vườn thức, một mùa hoa đi vắng/ Em ở đây mà em ở đâu? Hay Tim lặng lạnh góc bồ đề mưa cũ / Chim gơ mơ kiếp xưa, chưa rũ hết lụy t́nh...

 

SVVN:

Điều cuối cùng, nhân dịp mùa xuân mới, mùa như các nhà thơ nói "ươm mầm, chồi xuân, lộc nơn...", nhà thơ có một lời chúc nào dành cho những người bạn trẻ?

 

: Tết ở ta có một tục lễ cổ truyền rất hay là xông đất. Tôi chúc các bạn trẻ đầu năm mới hăy "xông đất" nhiều hơn, "xông đất" nhiều lĩnh vực mới hơn nữa...

 

7

 

‘’...thế hệ trẻ à ? Tôi cứ đợi măi. Nó bị trong ṿng vây của văn chương cung đ́nh, tôi sốt ruột đợi lớp trẻ đủ sức lớn lên để chôn bọn tôi, như chúng tôi đă chôn Tiền Chiến!’’

là lời Trần Dần khi anh vào thăm anh em Sông Hương mười lăm năm về trước. Anh sốt ruột, đợi và năm anh rời chân về nơi thiên cổ th́ chắc anh vẫn c̣n đợi.

 

Chôn thơ Tiền Chiến, không dễ nhưng có Nhân Văn. Chôn thơ Nhân Văn cũng chẳng dễ, nhưng văn xuôi th́ không khó. Đầu tiên, Dương Thu Hương mang cuốc xẻng tới dọn đất với tinh thần bất úy trong hành tŕnh tiểu thuyết. Rồi Nguyễn Huy Thiệp đào một lỗ huyệt khá rộng với Truyện Ngắn. Sau, Phạm Thị Hoài đến cời đất, thắp hương. Và Nhật Tuấn, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thân...lục đục khua chuông gơ mơ trong nước. Đấy là chưa kể bên ngoài, ḍng văn hải ngoại dẫu ǵ cũng đỡ ngột ngạt hơn, với tiểu thuyết Nguyễn Mộng Giác, bút kư Cao Xuân Huy, truyện ngắn Trần Vũ, Mai Ninh, Vũ Quỳnh Hương... Đồng thời, mươi năm gần đây, văn xuôi trong nước có thêm Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn B́nh Phương, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Viện... Truyện ngắn, sau Đỗ Phước Tiến và Nguyễn Thị Ấm, nay xuất hiện Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu...Về thơ, chôn Nhân Văn khó nhưng có Thanh Thảo, Hoàng Hưng...Rồi Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Hữu Hồng Minh...Ngoài nước cũng có, chẳng hạn Khế Iêm, Chân Phương, Đỗ K... Họ đi một hàng dài, mặc T-Shirk quần zin, và rất mong ngày hạ huyệt với kèn saxo, dàn trống Yamaha và một cây Đại Huyền Cầm búng dây nổ rền rền thứ thanh âm của sấm chớp. Chỉ sợ chưa đến mùa giông. Nhưng đă đến lúc chúng ta nên tḥng dây buộc áo quan tiễn vào ḷng đất một thời đă qua. Và nếu thật sự làm được như vậy trong Thơ, th́ chỉ khi đó những nhà thơ hậu Nhân Văn mới đáp đền mong đợi của những kẻ đi trước vẫn cứ c̣n sốt ruột đợi ba thước đất vùi ḿnh. Để cho nàng Thơ tiếp tục bay cho cao, bay cho xa, như ước vọng Lê Đạt trong Giai Phẩm Mùa Xuân Tết Bính Thân 50 năm xa xưa về trước.