LeMinhHa2

Gió tự thời khuất mặt, hay Gió tự thời mất mặt?

Thật khó tóm tắt tác phẩm, bởi không có trục sự kiện nào để các nhân vật hội tụ và phân li. Nếu có thể t́m nhân vật chính th́ đó là Ngân, người đàn bà trẻ con, mà căn cước chỉ đơn giản là người của ‘‘thời mất mặt‘‘ ấy, bắt buộc phải đi qua thời ấy, kẻ không may có trí nhớ suy tàn. Mỗi người đọc sẽ có h́nh dung riêng về nhân vật này - người đă sống trong, sống qua cái thời mất mặt buồn thảm đó. Thời tất cả được kêu gọi sống chiến đấu lao động và học tập theo đủ gương mẫu, dù thế vẫn có những người cố giữ cho riêng ḿnh một khoảng trời để nghĩ, để nhớ, để khát khao, trên hết, để yêu thương. Nhưng h́nh như cũng không phải. Chứng nhân của cái thời mất mặt ấy là cây đa già, nơi lưu giữ buồn vui của không biết bao nhiêu người vô danh vô diện.

Thời gian lịch sử lắng lọc qua trí nhớ của Ngân. C̣n lại không phải là hào hùng mà là đắng cay tức tưởi thời chiến tranh, không phải là tự hào mà là chua xót hoang mang sau đó - đă lưu lại trong mắt cô bé-cô gái-đàn bà, trong mắt thế hệ mà người đàn bà ấy thuộc về, thế hệ trong ngoài tuổi 40, sinh ra trong bom đạn, lớn lên trong sơ tán, trưởng thành thời hậu chiến.

Rất nhiều số phận phụ  nữ  dập dềnh trong miền kí ức của người đàn bà trẻ con ấy. Cơ khổ, mà vẫn bền bỉ sống. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả có chọn lựa nghệ thuật này. Số phận một đất nước là số phận những người đàn bà của nó. Những câu thơ không hội tụ trên một chủ đề nhất định cũng là chủ ư của người viết, để làm cho cảm giác của người đọc tan hoang hơn. Tan hoang như chính lịch sử nửa cuối thế kỉ của đất nước.

 Gió tự thời khuất mặt thay v́ mất mặt,  bởi v́ cay đắng và giận dữ đă lắng xuống, tác giả điềm đạm đến cùng khi xét định lại giá trị của thời đă sống: Buồn-Thảm, mà vẫn không thể nào quay lưng và thôi yêu thương.

Với giọng văn dịu dàng đằm thắm, Lê Minh Hà nói về thời chiến mà không nghe súng đạn vang trời, nói về thời b́nh mà không nghe an lạc hạnh phúc. Tác giả nhẩn nha đưa chúng ta đối diện cuộc đời rồi thả ta ở đó, mỗi người tự xoay sở cho ḿnh…

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả tiểu thuyết Gió Tự Thời Khuất Mặt của Lê Minh Hà, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2004.

Miêng

 

 

1.

 

             Nơi ấy, con bé con trở thành thiếu nữ. Qua những tháng ngày đứt đoạn. Rồi thành đàn bà.   

             Nơi ấy xa rồi và người đàn bà trẻ con nhớ măi. Nhớ. Và biết rằng ḿnh sẽ không t́m về. Nơi chốn là để đi xa quay về trong hồi ức. Nếu t́m về bằng bước mỏi, nơi chốn có c̣n thân thuộc nữa không?    

             Nơi ấy ngày xưa thơm mùi sen ổi là một ngơ vắng dẫn thẳng vào khu tập thể gồm phần lớn gia đ́nh văn hóa mới, có chứng nhận đóng dấu phát hàng năm. Một cái cổng đồ sộ bằng sắt hàn hoa lá cành thường xuyên được gia cố, cánh nhỏ mở, ra vào tự do không kiểm soát, cánh lớn luôn khóa chặt giống như mọi cánh cổng liên quan tới những nơi quyền chức từ bấy đến giờ. Đă có lần một ông cán bộ cao cấp có tiêu chuẩn Volga hứng chí cho anh lái xe nghỉ, tự ḿnh ngồi sau tay lái đưa vợ tới thăm một người bà con sống ở đó. Anh thường trực cung kính nép bên cánh cổng nhỏ mời bà vợ oai phong lẫm lẫm vào, c̣n ông chồng cao cấp của bà th́ được đá mắt hừm hừm kèm lời dặn: 'Anh ngồi ngoài trông xe chờ đồng chí đây không nhỡ trẻ con nó tắt mắt th́ chúng tôi không chịu trách nhiệm.' Cuộc viếng thăm đó đă trở thành một huyền thoại của ngơ, được kể tới tận bây giờ, khi mà cánh cổng cũ đă được tháo bỏ (có lệnh hay tự động th́ cư dân không một ai biết). Ngày gặp mặt cán bộ công nhân hưu trí, ông thường trực cũ mắt đă đục đục, bộ c̣m lê si đa mua đâu đó trên mạn Quốc Tử Giám, giật giật mấy ngón tay ông bạn già hỏi thăm về ông khách cốp dạo nào. 'Khổ. Nào tôi có biết. Thấy bà ấy bảo ǵ ông ấy cũng nghe, lại nữa là ông ấy tự lái xe... May gặp ông ấy không để bụng chứ hôm ấy th́ tôi hoảng quá... ông ấy mất rồi à... Khổ...'

 

*

        Huyền thoại dĩ nhiên để nghe mà nửa tin nửa ngờ. Bọn trẻ bây giờ phóng xe ào ào vào ra cái ngơ chật hàng ngày theo châm ngôn 'đi xe xịn là để người tránh chứ đâu phải để tránh người' không hoài hơi t́m hiểu những huyền thoại kiểu như thế, cũng như những điều kiện tinh thần vật chất làm nảy sinh huyền thoại, chẳng hạn sự tồn tại (không biết để làm ǵ) của một cái cổng có thật và một ông thường trực có thật một thời. Cũng có thật một thời: vườn hoa giữa khu tập thể, tiếng bóng chuyền vang rất xa những chiều hè đầy nắng, những bông sen với mùi hương có thể làm người ta đêm về bay lên được trong bóng tối dày đặc đầy hăm dọa bởi tiếng c̣i báo động quen thuộc mà bao giờ cũng đột ngột.   

 

     Không có ai từ nơi đó thúc nhau 'đi đi đi đi'. Không có ai từ nơi đó gọi nhau 'về đi về đi'. Người ra ra vào vào cánh cổng vô h́nh xưa, thân yêu th́ hồ hởi chào nhau, hỏi giá mớ rau con cá vừa mua. Mà ghét nhau, vừa căi chửi nhau th́ cũng cố làm sao để 'con mặt ... kia ... thằng mặt ... kia' biết nỗi khinh bỉ đang chực bục ra, nhưng nếu có bục ra ở đây th́ cũng không bị lên án là kẻ chấp nhặt và gây sự...     

 

 

    Người đàn bà trẻ con đă đi đi về về bao nhiêu năm qua cái ngơ nhỏ đầy ứ chuyện vặt vănh của thế gian này. Bên kia đường, trấn ngay trước cửa một nhà hộ sinh, cây đa già tỏa bóng xuống những bà ộ ệ đi vào và khép nép đi ra, nào khăn nào nón, đùm đùm gói gói, mặt mũi vừa vơ vàng vừa bủng beo, nhưng mắt th́ cứ sáng rực. Tia sáng đó thường chỉ thấy ở mắt người vừa sống lại. Không phải lúc nào họ cũng hớn ha hớn hở cái vẻ đàn bà ấy. Có những người đi vào một ḿnh, đi ra một ḿnh, mặt cúi gầm, bước dấn về phía phố và tia nh́n của họ không ḥa được vào ánh ngày rất rực rỡ nơi này, khoan thủng mặt đất lầm lỳ, làm tim người đàn bà trẻ con buốt nhói. Khi đó Ngân thường thu ḿnh nh́n lên ṿm đa cổ thụ, lắng nghe tiếng gió, giống như tiếng thở dài an ủi mà người đời có thể cho nhau.   

 

 

 

Đă một lần, Ngân đă nh́n, đă ngóng một người con gái từ nơi ấy. Người con gái gầy guộc, mặt vàng như nghệ, ôm một bọc nhỏ cúi đầu bước ra khỏi cổng nhà hộ sinh. Cây đa già chao cả ṿm lá trên đầu gọi gió. Tiếng gió lá ŕ rào, như một hơi thở nhẹ, êm dịu, bất thường vào cái ngày tháng bảy vừa sáng đă hầm hập. Cô gái ngửa mặt. Đôi mắt cô ứ đầy nước và cô mỉm cười. Từ bên đường bước vội sang một cô gái khác. Họ trao nhau cái bọc, từ đó thoát ra tiếng oe oe non dại. Họ d́u nhau đi vào ngơ, đầu ngẩng cao, bất chấp những đôi mắt từ các hàng quán hai bên ngơ chú mục. Có một bà nạ ḍng từ trong đó lao ra giằng lấy cái bọc đùm đứa bé, chửi bới cô gái ầm ỹ. Một bà khác cũng lao ra. Hai người đàn bà trẻ chỉ né người, b́nh thản đi tiếp. Tại sao lúc đó người đàn bà trẻ con lại nghĩ rằng con đường dẫn từ cái cổng chỗ ḿnh đang đứng sang cái cổng bên đường rất dài, dài sang tới kiếp sau của ḿnh và của họ.

 

*

 

    Sống hết nửa đời, người đàn bà trẻ con vẫn không tin hẳn được vào những điều linh thiêng vốn mờ mịt với con người. Cũng v́ thế mà Ngân thường chả mấy khi để ư tới mùi hương khói xộc sực nức quanh gốc đa già. Xứ sở này vốn chuộng những điều bí hiểm. Nếu không có th́ người ta sẽ tự tạo. Nên đền miễu bị triệt từ năm này qua năm khác mà c̣n nguyên đó và giờ đang được thoăn thoắt trùng hưng. 'Thần cây đa ma cây gạo.' Bao nhiêu chiều hè đi rông ngoài phố, bọn Ngân đă lẻn ra sau gốc đa, tụt quần tè tồ tồ, rồi sau đó sợ mất mật khi bị bọn lớn hơn khuyên bảo một cách đầy nghiêm trọng. Nhưng ngay cả trong giấc mơ dễ bị hù dọa của con trẻ khi đó Ngân cũng chưa từng yết kiến vị thần đă lấy thân cây đa già làm nơi trú ngụ. Mà ma, có thật sao? Chỉ nhớ lâu lắm lắm rồi, năm sáu kế hoạch năm năm rồi, một đêm kia có người đàn bà mang đến đặt giữa rễ cái rễ con của cây đa già một bọc nhỏ chỉ c̣n hơi âm ấm và hoàn toàn câm lặng. Nếu tính thời khắc theo giờ làm việc của rất đông người khi đó th́ đấy là giữa ca ba. Những người quét đường c̣n đang rê chổi đoạn đầu phố, phải tảng sáng hoặc muộn hơn họ mới tới được nơi này. Người đàn bà ra đi không dùng dằng. Nhưng chị ta đă khóc, khóc nhiều lắm, trước và sau khi từ bỏ cơ quan mà chị ta đă làm việc mấy năm trời, khóc khi một ḿnh lăn lộn bên rệ đê làng Thanh Nhàn, cái làng mà cư dân của nó khi đó toàn những kẻ cả đời không biết tới chữ thanh nhàn, khóc lúc tỉnh dậy thấy bên cạnh ḿnh là đứa bé vẫn dính với ḿnh bằng một sợi thịt da định mệnh. Chị ta sẽ c̣n phải khóc nhiều nữa, khi đă trở thành một bà lăo bệ vệ và lắm của ch́m, rất được ông chồng đang lên như diều th́ bị hất về hưu sớm và những đứa con ngoan ngoăn giỏi làm ăn kính yêu. Nhưng đấy là chuyện của bây giờ. C̣n lúc đó...     

    Ngân vừa nói chuyện ma. Đấy là một sự kiện trọng đại của cư dân trong và quanh quanh cái ngơ Ngân sống. Phải, nếu có th́ con ma nhỏ đó nay cũng đă thành một ma luống tuổi. Đứa bé đó cứ lạnh buốt dần đi giữa những rễ cái và rễ con của cây đa già. Tảng sáng, lúc bà lăo bán xôi thường ngồi sát tường nhà hộ sinh phát hiện ra th́ đứa bé chỉ c̣n là một h́nh người bé bỏng bầm tím. Cái linh hồn bé nhỏ đó nấn ná hồi lâu quanh mấy cái tă cái chăn cũ cũ rồi bay lên lẩn vào ṿm lá, nh́n xuống đám người đang lao xao thương cảm và ch́ chiết, buồn bă thở dài. Đấy là một tiếng thở dài kỳ dị, rất kỳ dị, không chứa ẩn một chút nào sự thoả măn bé thơ. Đau đớn. Rồi nó bay đi. Không bao giờ nó trở về.       

    Nhưng mà từ đó dưới gốc đa bắt đầu một cuộc sống khác. Bà lăo bán xôi đặt nơi thằng bé bị lỗi giờ sinh một bát hương. Những buổi sáng tiếp theo bà đều cắm vào đó một nén hương và đặt bên cạnh một bát xôi. Bát xôi đó, khi đă hết hàng, bà sẽ nhẩn nha gảy gảy tàn than và ngồi nhai chậm răi cho đến hết trước khi cất gánh lên vai về nhà. Có vẻ như từ hôm đó bà thường bán hết hàng sớm. Không biết v́ sao, một sớm kia bà thôi bán xôi, chuyển sang bán vàng hương, cũng ở chỗ đó, và bảo rằng thánh khiến bà. Thánh, theo cách giải thích rối mù mà hết sức đơn giản của bà, chính là đứa bé, nay đă được sung vào đội ngũ những ông hoàng.     

    Bà lăo sai một thằng cháu đóng cái ḥm gỗ, sơn đúng màu sơn quan tài loại ba mậu dịch bán căn cứ vào giấy chứng tử, chất đầy ở một cái phố nhỏ gần gần đó. Thằng cháu phát huy trí tuệ cho xứng với đồng bạc tương đương năm bát phở gà của bà, đóng đinh treo cái ḥm lên thân cây, chỗ có cái chạc ba đầu tiên, thỉnh bát hương đă ấm chân vào đó rồi dùng vôi ăn cắp ở công trường gần nhà quét một vệt trắng lốp từ đó xuống tới gốc. Thật không ngờ rằng chỉ một cái ḥm đỏ nhỉnh nhỉnh hơn tổ chim bồ câu như thế đủ để đánh thức lại cả một niềm tin tưởng ngỡ đă chết từ lâu lắm trong ḷng dân chúng. Người ta đổ xô tới khấn vái, bát hương đặt cao quá không cắm được th́ họ cắm hương thẳng vào mặt đất, giữa rễ cái rễ con. Những bà chửa đi đẻ thắp hương trước lúc c̣n chưa khóc mếu v́ đau. Người nhà họ hớt hải chạy ra thắp hương khi những cơn đau kia đă tới mức bất b́nh thường. Những bà bán hàng trong cái chợ gần đó đều đặn khấn vái nhoay nhoáy trước lúc mở hàng. Những ông mặc thế sự xoay vần, cứ tiếp tục các lễ nghi cúng quảy để xin thánh thần đừng rời bỏ đất nước này mà đi hết. Người ta xin phù hộ và người ta lễ tạ, đông nhất là vào rằm mồng một, chen chúc nhau, huưch mông thụi ngực nhau, lườm nguưt nhau trong khoảng cách từ gốc cây cho tới bờ tường nhà hộ sinh. Hoàn toàn công khai, bởi ngôi nhà sát nhà hộ sinh khi đó là một xưởng chế biến ḿ sợi và mỗi sáng bà chủ xưởng cũng rất thành tâm vái gốc đa đều đều. Sau này, khi hết chiến tranh, bột ḿ viện trợ không c̣n và xưởng chế biến ḿ sợi phải đóng cửa, nhà xưởng trở thành trụ sở công an phường th́ mọi sự cũng có khác đi. Nhưng c̣n lâu mới tới khoảng thời gian đó...

 

*

 

             Một cách ngẫu nhiên, người đàn bà trẻ con phát hiện ra ḿnh luôn luôn khai không đúng địa chỉ. Cứ như trời xui, tất cả cư dân trong ngơ ai cũng như ai đều một mực nói ḿnh ở Cây đa nhà ḅ. Nghĩa là bên này đường. Nghĩa là ở trong nhà hộ sinh. H́nh như Ngân đă đỏ hết mức có thể đỏ khuôn mặt ḿnh khi đọc trong cái cười của anh bạn mới quen một sự nghi ngờ đùa cợt không xứng đáng. Đấy chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ của họ không thể khai thông được, mặc dù cả hai đều trẻ, đều vân vân và nói tóm lại là đẹp đôi. Vào những năm tháng ấy không thể có chuyện một cô gái chưa chồng điềm nhiên đi qua gốc đa bước vào cổng nhà hộ sinh nếu không có một lư do chính đáng liên quan tới một người khác có lư do chính đáng để vào ra nơi đó: một bà chị ruột của ḿnh hoặc của bạn, một bà chị họ, một cô em, hay bà mẹ (ví dụ thế) đi đẻ.     

 

    Thực ra th́ cả khu tập thể của Ngân có cùng một số nhà, như mọi số nhà khác. Đấy là một trong những khu tập thể đầu tiên được xây dựng sau ngày hoà b́nh lập lại ở Hà Nội. Không phải là một khu dân cư chung chung mà là khu tập thể của một nhà máy. Ba dăy nhà cao tầng cách nhau những khoảng sân rộng thênh thang và những vườn hoa to như một góc công viên. Tất cả các căn pḥng đầu tầng đều rộng gấp đôi các căn pḥng khác. Theo như cách người ta h́nh dung về một cuộc sống chung đầy lư thú th́ đó sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của cư dân trong tầng, đọc sách chẳng hạn, đánh bóng bàn chẳng hạn. Trong những tiểu thuyết Liên Xô được hào hứng dịch và đọc thời ấy th́ căn pḥng đó sẽ được gọi là Góc đỏ. Những cái cống lộ thiên chạy xung quanh mỗi ngôi nhà bao giờ cũng khô rang và không một cọng rác vào ngày nắng ráo. Ngày mưa, nước theo đó chảy ồ ồ xuống cống cái. Không bao giờ khu tập thể bị ngập, ngay cả lúc đầu kia thành phố dân chúng b́ bơm lội trong nước dâng như lũ trên phố. Những cái ghế cho trọng tài ngồi thổi c̣i cầm chịch mỗi trận đấu bóng giao hữu giữa cư dân trong khu hay giữa đội bóng của nhà máy với các đội bóng khác trong thành phố luôn được gia cố. Hầu hết mọi nhà đều sống gần như cùng một nhịp ăn, làm, chơi. Cũng có đôi ba gia đ́nh có một nhịp sống khác khiến mọi người vừa nghi ngại vừa ganh tị. Nhưng họ là thiểu số, một thiểu số hănh diện song vẫn phải t́m mọi cách che giấu ḿnh.

 

*

 

Cô gái mới vượt cạn một ḿnh kia không thuộc thế hệ những đứa trẻ đầu tiên có mặt trong khu tập thể. Những đứa trẻ đó, sinh sau ngày ḥa b́nh lập lại, lúc bố mẹ đang phấn chấn v́ căn pḥng tập thể mới được phân và tất cả có một đặc điểm chung: thường mang những cái tên trùng lặp và người ta phải phân biệt lũ trẻ bằng cách gọi ghép tên người sinh thành ra chúng. Rất nhiều Quyết; Chiến; Thắng; Lợi; Ḥa; B́nh; Hồng; Hà; Quang; Minh; Trường; Sơn; Hoài Nam; Chung Thủy... Những cái tên không hề luôm nhuôm, đôi khi c̣n nhuốm chút ǵ đó quê quê, song buổi chiều vào lúc các ông bố bà mẹ cao giọng gọi con về tắm táp cơm nước nghe đă thấy hừng hực tinh thần thời đại.Người đàn bà thuộc thế hệ trẻ con đó, thế hệ đă từng chứng kiến mà không hề biết cái phút quyết định sinh tử của cuộc đời cô gái vừa vượt cạn. Lúc cô mới chỉ là một mầm sống...

 

 

*

 

   

     Để rồi sau đó... Nếu có thể thế, người đàn bà trẻ con sẽ nói với anh ta về điều ǵ? Về t́nh yêu chăng? Từ tuổi bé thơ lớn lên cùng với phố, Ngân đă nghe được bao nhiêu tiếng th́ thầm t́nh ái vẳng lên từ mặt đất. Tiếng lục đục hối hả dưới hố tăng xê giữa giờ báo động. 'Nhanh lên anh, nhanh lên anh, báo yên rồi...' 'Em...' Tiếng chàng trai rên trong cực lạc không khác ǵ tiếng người sắp chết. Những đứa trẻ có biết rằng chúng được sinh ra để rồi hấp hối trong những năm tháng ấy như thế nào không? Không phải từ t́nh yêu. Làm sao có thể có t́nh yêu giữa hai con người chưa từng biết mặt nhau, chỉ vô t́nh đi qua đời nhau khi lao vội xuống hố tăng xê vào lúc c̣i báo động rú. Những đêm hè Hà Nội... Những ban trưa Hà Nội... Không chợ. Không trường. Không ông bà già. Không con trẻ. Chỉ có những người trẻ tuổi đi về theo tiếng c̣i tầm. Nhưng đấy không phải là một thành phố chết. Vẫn ran ran tiếng ve những buổi chiều lộng gió. Hàng sấu phố Trần Hưng Đạo mùa hoa vẫn rải cánh nhỏ như màu nắng sáng đánh lừa đàn sẻ mỗi b́nh minh. Mấy gốc ban già đường Thanh Niên dẫu vắng chân người vẫn đơm vầng hồng xôn xao khi mùa xuân đến sớm. Những hàng cây thâm thấp dọc bờ Thành đường Hoàng Diệu vẫn phơi phới một màu vàng nơn như những buổi thu trưa. Và, những đứa trẻ vẫn ra đời. Không phải từ t́nh yêu, không phải, mà từ nỗi tuyệt vọng của ḷng ham sống. Hay cũng có thể là từ thói dễ dăi cả trong hạnh phúc lẫn bất hạnh ở không ít người.

 

. . . . . . . . . ..

 

Phan nói và nh́n thẳng vào mắt bạn. Ngân im bặt. Nghe gió từ những mùa lặng im xa lắm thốc dần lên trong ḷng. Những tần ngần thắc thỏm nào trong một mùa nắng hạ. Khoảng trời nào quang quẻ v́ cơn băo sớm vặt trụi cành. Cơn giông nào đă nổi trên hàng tre bên xóm vắng. Ngọn gió nào th́ thào trong ṿm đa đầu ngơ lúc tiễn chân nhau. Và góc phố Bà Triệu Trần Hưng Đạo, vào khuya, xe nước mía lọc cọc dọn về. Lá sấu rơi đầy trên lối, xao xác dưới chân Ngân, như tiếng vọng những xao xác trong ḷng Ngân về người đàn ông giờ đây đang ngồi trước mặt - người con trai đă cùng Ngân lùa chân vào đống lá sấu khô, đêm trước ngày đi năm ấy, không một lời thề ước, chỉ gửi thư rất đều, rồi bỗng dưng thôi. Chỉ có thể đoán v́ sao, một điều ǵ không cụ thể mà ám ảnh bạn như là mong mỏi về ngày sống b́nh ổn, thôi những toan lo vụn mọn, và thôi luôn những day dứt về hạnh phúc. Ngân nh́n bàn tay ḿnh, đốt khô khô tố tuổi, rồi ngẩng nh́n Phan. Từng đă có một ngày mênh mang đến thế sao? Từng có một ngày hiểu nhau tận cùng đến thế? Để bây giờ như thể chẳng hề xa?

 

……….

 

Mặt Ngân đỏ dần, lan xuống cổ. Có chút ǵ bẽ bàng lắm khuất lấp bấy lâu nay ĺ lợm thức dậy. Cái bẽ bàng lẽ ra không phải có ở tuổi mới lớn nhiều ao ước. Nắng hanh hao dịu hẳn khi rướn tới mặt bàn nhỏ giữa hai đứa, nhảy nhót trên trang sách. Những bông thạch thảo tim tím Phan mang tới trông càng thêm dịu dàng. Nhưng gió ngoài kia dừng ở đầu hành lang vắng không đủ thổi bạt đi cái mùi khủng khiếp đày đọa cư dân cả dăy nhà tập thể suốt mấy ngày giời. Mất điện. Nước không bơm lên được. Phuy nước dùng cho nhà vệ sinh cạn rốc, ai đó buồn t́nh quăng luôn cái gầu cao su thủng xuống đáy. Pḥng vệ sinh nào cũng ngập báo. Nhân Dân. Hà Nội Mới. Quân Đội. Lao Động. Từng tờ từng tờ rải chồng lên nhau, che kín cái phần khai thối không tống đi đâu được của người vừa ra cho khuất mắt mà bước vào đó, ngồi xuống, nín hơi mà rặn, mà tống tháo cho nhanh rồi rút. Không ai dám chửi ai dù hầu như ai bước ra khỏi cửa pḥng nhà ḿnh cũng cất lời chửi đổng. Sau này, Ngân đă buồn buồn nghĩ rằng nghèo quả khó đi cùng sạch, và đến một mức nào đó th́ người ta đâm phá phách, bất cần tất cả, bất cần chính cái ngày mai của ḿnh. Mọi sự lăng mạn của mọi câu chuyện hay ho đến đâu cũng biến khi hoặc chủ nhà hoặc khách vừa lúng túng vừa ư nhị xin phép ra ngoài đôi ba phút. Ngân có cảm giác cái mùi khai thối nồng nặc kia, được gia tăng độ đậm đặc nhờ nắng gió hanh hao đầu thu thấm sâu vào tường hành lang khu tập thể, làm nó sần sùi thêm ra. Ngân có cảm giác tóc tai ḿnh, quần áo ḿnh cũng bị ám cái mùi đó, không thứ chấp hay chanh nào xua đi nổi, đến nỗi mỗi lần mất điện mất nước, mà điều đó th́ thường lắm, đi đâu Ngân cũng t́m cách đứng xa xa bạn bè. Nhưng không phải cứ vào lúc đó là ai có súng dùng súng ai có dao dùng dao như Phan vừa đùa. Chỉ một lần duy nhất.

 

 

 

***