NguyenDuyNhinTuXaToQuoc

Nhìn từ xa... Tổ Quốc !

Thơ Nguyễn Duy

Phan Huy Đường giới thiệu

 

 

NHÌN TỪ XA... TỔ QUỐC !

 

 

Ðối diện ngọn đèn

trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng

 

Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng

nơm nớp ai rình sau lưng ta

 

Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà

xa vắng

núi và sông

va vết rạn địa tầng

 

Nhắm mắt lại mà nhìn

thăm thẳm

yêu và đau

quằn quại bi hùng

 

Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng

cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

 

*

 

Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá

ai cứ sau mình lẩn quất như ma

 

Ai ?

im lặng

 

Ai ?

cái bóng !

 

A...xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng

bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà

 

Thôi thì ta quay lại

chuyện trò cùng cái bóng máu me ta

 

*

 

Có một thời ta mê hát đồng ca

chân thành và say đắm

ta là ta mà ta cứ mê ta (*)

 

Vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm

hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương

mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm

 

Vâng - một thời không thể nào phủ nhận

tất cả trôi xuôi - cấm lội ngược giòng

 

thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ

ợ lên thum thủm cả tim gan

 

*

 

Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh

nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân

nhói dài mỗi bước

 

Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc

xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ?

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen đấm ngực

 

*

 

Xứ sở nhân tình

sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu

nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng

 

Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện

ma cụt đầu phục kích nhà quan

 

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen quều quào giơ tay

 

*

 

Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma

ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh...

quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài

 

 

Ðêm huyền hoặc

dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác

mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma trơi

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen ngửa mặt lên trời

 

*

 

Xứ sở linh thiêng

sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác

đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh

 

Giấy rách mất lề

tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc

Thiện - Ác nhập nhằng

Công Lý nổi lênh phênh

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen tọa thiền

 

*

 

Xứ sở thông minh

sao thật lắm trẻ con thất học

lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương

 

Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt

tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp

tuổi thơ bay như lá ngã tư đường

 

Bịt mắt bắt dê (**) đâu cũng đụng thần đồng

mở mắt... bóng nhân tài thất thểu

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh

 

*

 

Xứ sở thật thà

sao thật lắm thứ điếm

điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...

 

Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng

điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

 

Vật giá tăng

vì hạ giá linh hồn

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen vò tai

 

*

 

Xứ sở cần cù

sao thật lắm Lãn Ông

lắm mẹo lãn công

 

Giả vờ lĩnh lương

giả vờ làm việc

 

Tội lỗi dửng dưng

lạnh lùng gian ác vặt

Ðạo Chích thành tôn giáo phổ thông

 

Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn

buôn hàng lậu - buôn quan - buôn thánh thần - buôn tuốt...

quyền lực bày ra đấu giá trước công đường

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen nhún vai

 

*

 

Xứ sở bao dung

sao thật lắm thần dân lìa xứ

lắm cuộc chia li toe toét cười

 

Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa

chen nhau sang nước người làm thuê

 

Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh

nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen rứt tóc

 

*

 

Xứ sở kỷ cương

sao thật lắm thứ vua

vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chĩa (***)

vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ...

 

Lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ

lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa

 

Luật pháp như đùa như có như không có

một người đi chật cả con đường

 

Ai ?

không ai

 

Vết bầm đen gập vuông thước thợ

 

*

 

?...

?...

?...

 

*

 

Ai ?

Ai ?

Ai ?

 

Không ai !

Không ai !

Không ai !

 

Tự vấn - mỏi

vết bầm đen còng còng dấu hỏi

 

*

 

Thôi thì ta trở về

còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại

còn chút gì le lói ở trong lòng

 

*

 

Ðôi khi nổi máu lên đồng

hồn thoát xác

rũ ruột gan ra đếm

 

Chích một giọt máu thường xét nghiệm

tí trí thức - tí thợ cày - tí điếm

tí con buôn - tí cán bộ - tí thằng hề

phật và ma mỗi thứ tí ti...

 

Khốn nạn thân nhau

nặng kiếp phân thân mặt nạ

 

Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi

dù dối nữa cũng không lừa được nữa

khôn và ngu đều có tính mức độ

 

*

 

Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao

miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít

mất vệ sinh bội thực tự hào

 

Sự thật hôn mê - ngộ độc ca ngợi

bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại

biết thế nhưng mà biết làm thế nào

 

Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới

thầy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội

 

Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại

lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy

xin đừng hót những lời chim chóc mãi

 

Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói

vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn

 

Ðổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?

máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?

 

*

 

Thật đáng sợ ai không có ai thương

càng đáng sợ ai không còn ai ghét

 

Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết

ta là gì ?

ta cần thiết cho ai ?

 

*

 

Có thể ta không tin ai đó

có thể không ai tin ta nữa

dù có sao vẫn tin ở con người

 

Dù có sao

đừng khoanh tay

khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối

 

Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?

những người tốt đang cần liên hiệp lại !

 

*

 

Dù có sao

vẫn Tổ Quốc trong lòng

mạch tâm linh trong sạch vô ngần

còn thơ còn dân

ta là dân - vậy thì ta tồn tại

 

*

 

Giọt từng giọt

nặng nhọc

 

Nặng nhọc thay

 

Dù có sao

đừng thở dài

còn da lông  mọc còn chồi nảy cây (****)

 

 

(Mátxcơva, tháng 5.1988 - TP. Hồ Chí Minh, 19.8.1988 / Ðường xa – NXB Trẻ, 1989)

 

 

 

 

________________

(*) Một câu thơ của Chế lan Viên.

(**) Bịt mắt bắt dê : một trò chơi dân gian của trẻ con

(***) Chôm : ăn trộm - Chĩa : ăn cướp (tiếng lóng)

(****) Một câu ca dao miền Trung Việt.

 

 

 

De loin... ma Patrie !

 

 

Face à la lampe

tissée de lumière, une feuille blanche

 

Obsédante blancheur de la nuit polaire,

dans le dos, qui m'épie ?

 

Serein, je regarde vers le pays natal

lointain, désert

des montagnes, des fleuves

des fissures dans la terre

 

Je ferme les yeux, je vois

sans fin

l'amour, la douleur

les torturants soubresauts d'un héroïque drame

 

Où que j'aille, en mon coeur se dresse une frontière

d'amour, de nostalgie, ma Patrie

 

*

 

Quelqu'un me hante

lumière trop blanche brûlant mon regard

 

Qui ?

le silence

 

Qui ?

une ombre !

 

Ah... salut, héros infiniment impuissant

ombre sanglante gigotant sur le plancher

 

Allons, me voici, je t'écoute

ombre sanglante de moi-même

 

*

 

Il fut un temps où j'aimais les chœurs

sincère, passionné

j'étais ce que nous sommes, la passion de soi (1)

 

Oui, il fut un temps grandiose

de douleur, de sang, de larmes

où nous savions mourir, les yeux ouverts, obstinément

 

Un temps - c'est incontestable -

où tous, nous marchions au pas dans la même direction

 

où les fausses valeurs, sauce d'oignon grésillant sur les flammes

pourrissaient nos entrailles de leurs émanations

 

*

 

De bout en bout, j'ai vécu la guerre

à chacun de mes pas, le doute, inflexible épine

s'enfonçait interminablement dans ma chair

 

L’après-guerre, j’en suis

que de mendiants sur cette terre opulente

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse se frappe la poitrine

 

*

 

Pourquoi, au pays de l'amour

tant de handicapés quêtent pêle-mêle la pitance

trouant de leurs béquilles le visage du village natal ?

 

Tant de mères de héros appellent leurs enfants

à sortir de leur tombe pour porter plainte

tant de fantômes décapités assiègent la porte des mandarins ?

 

Qui ?

personne

 

Convulsive, l'ombre douloureuse agite ses bras

 

*

 

Pourquoi, au pays de la miséricorde

surgissent tant de démons ?

monstres étranges – maquereaux – menteurs - voleurs

l'enfer se réincarnant dans des humains chancelants

 

Dans la nuit des illusions

les cheveux dressés, l'esprit déchiré

je sens, fixée sur mon être, la lueur verte, glacée, démoniaque d'un regard

 

Qui ?

personne

 

Vers le ciel, l'ombre douloureuse détourne la face

 

*

 

Pourquoi, au pays de l'esprit,

tant de temples, de pagodes servent de hangars aux communes ?

tant de mécréants pillent sans vergogne les génies ?

 

Du livre, la page se détache sans laisser de trace

Bouddha pleure la Foi à la dérive

le Bien - le Mal devenus indiscernables

la Justice balancée au gré des flots

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse médite

 

*

 

Pourquoi, au pays de l'intelligence

tant d'enfants analphabètes ?

tant d'écoles en ruines, pitoyables ?

 

Et la jeunesse plie sous la douleur et les larmes

courbe le dos sur la pompe à bicyclette

s'éparpille au hasard des vents à la croisée des chemins

 

À colin-maillard (2), que de génies précoces !

mais au grand jour... l'ombre chancelante de rares talents

 

Qui ?

personne

 

En silence, l'ombre douloureuse courbe la tête

 

*

 

Pourquoi, au pays de la sincérité

tant de putes ?

putes de luxe - putes de marché - putes de villages

 

Putes de bas étages vendant leur cul pour nourrir leur bouche

putes de haut niveau vendant leurs discours pour flatter leur cul

 

Et l'inflation grimpe

à mesure que l'esprit se déprécie

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse s'arrache les oreilles

 

*

 

Pourquoi, au pays du labeur

tant de fainéants ?

tant de subterfuges ?

 

Tant de faux salaires

pour tant de faux travaux ?

 

Et tant de crimes,

de cruauté, de perfidies, de mesquineries, d'indifférence

et le vol érigé en Religion de masse

 

Des armées de trafiquants envahissent les rues

bradent les biens - les postes - les dieux - tout...

 

et vendent le pouvoir aux enchères sur la place publique

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse hausse les épaules

 

*

 

Pourquoi, au pays du pardon

tant de gens fuient la terre natale

rient sans vergogne de bonheur à chaque séparation ?

 

se bousculent pour se vendre à l'étranger

laissant la terre veuve s'endeuiller d'herbes folles ?

 

Sur l'océan Pacifique tangue le bateau du destin

les yeux fermés, ils se jettent à l'eau sans une promesse de retour

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse s'arrache les cheveux

 

*

 

Pourquoi, au pays de l'ordre, de la dignité

tant de monarques ?

rois du mensonge - de la tromperie - du vol - du brigandage (3)

rois sans couronne - rois freluquets - roitelets...

 

Tant de seigneurs de guerre grouillant sur chaque parcelle de terre

parmi tant de tyrans à tête de boeuf, à gueule de cheval ?

 

Et la loi, comme une plaisanterie - ni réelle - ni fictive

le déplacement d'un seul condamnant toute une rue

 

Qui ?

personne

 

L'ombre douloureuse plie sa règle d'artisan

 

*

 

 ?...

 ?...

 ?...

 

*

 

Qui ?

Qui ?

Qui ?

 

Personne !

Personne !

Personne !

 

Épuisée,

l'ombre douleureuse se tord en une interrogation

 

*

 

Allons, je reviens

il me reste encore, intacte, la page blanche

et du fond de mon coeur, une tremblante lueur

 

*

 

Parfois, prise de rage, hallucinée

mon âme fuit mon corps

étale mes entrailles, s'amuse à les compter

 

Une goutte de sang ordinaire

un soupçon d'intellectuel - une pincée de paysan - une ombre de prostituée

- un tantinet trafiquant - un peu cadre - un peu bouffon

Bouddha et le Diable... un tout petit peu de tout

 

pour mutuellement se torturer

sous le carcan d'un masque, entre mensonge et réalité

 

Allons, arrachons le masque - à quoi bon temporiser

il n'y a plus de mensonge qui puisse encore tromper

il est une limite à l'intelligence et la bêtise

 

*

 

Les entrailles torturées

nous avalons la transition socialiste (A1)

le ventre puant, étouffant d'orgueil

 

Nous délirons - empoisonnés par la maladie des louanges

qui ronge nos têtes et nos corps depuis tant d'années

nous le savons, mais que faire ?

 

Injurier à l'envie

comme des maîtres escrocs montrant d'opportunistes crocs ?

 

Ou remâcher les sempiternelles prières

auprès de Monseigneur le Système et de Madame l'idéologie ?

taisez-vous, je vous prie, sirènes des illusions

 

N'élevez pas la voix quand le peuple misérable

courbe l'échine sous la peine pour ne pas courber le dos sur la pitance

 

Renouveau (A2), vrai ou faux-semblant ?

mais peut-on régénérer un sang empoisonné ?

 

*

 

Effroyable, le sort de celui que personne n'aime

plus abominable encore, le sort de celui que personne ne hait

 

La poésie du courage se fait chaque jour de plus en plus rare

qui suis-je ?

qui a encore besoin de moi ?

 

*

 

Il se peut que je ne croie plus en personne

que personne ne croit plus en moi

reste néanmoins ma foi en l'homme

 

Car, malgré tout

ne croisons pas les bras

rien n'est pire que l'indifférence, la résignation

 

Il est au monde plus de bien que de mal, pourquoi le mal triomphe-t-il ?

il est temps que les hommes de coeur unissent leur volonté

 

*

 

Malgré tout

en moi, la Patrie

une lueur pure, immaculée

tant qu'il reste la poésie, tant que vit un peuple

je suis le peuple - je demeurerai

 

*

 

Goutte à goutte

péniblement

 

Si péniblement

 

Malgré tout

ne nous résignons pas

tant que nous vivrons, il reste un avenir humain pour les hommes (4)

 

Nguyên Duy

Moscou, 5-1988

Hochiminh-Ville 19-8-1988

(La longue route, Éditons Jeunesse, 1989)

 

Traduit du vietnamien par Phan Huy Duong

 

(1) un vers célèbre de Chê Lan Viên, pendant la résistance

(2) un jeu d’enfants

(3) argots

(4) un vers de la poésie populaire

(A1) Officiellement, le Vietnam est dans une phase de transition vers le socialisme.
(A2) Nom donné à la politique d'ouverture du pays à l'économie de marché, 1986.