DocMotVuLyHonCuaXuanSachNHNhung

Đọc Một vụ ly hôn của Xuân Sách

 

Người vợ đặt tờ giấy lên bàn, trước mặt người chồng và buông sơng một câu :

- Anh kư đi.

Người đàn ông nh́n lướt trang giấy với cặp mắt mệt mỏi và trống rỗng, rồi cầm bút kư vào.

Người vợ cầm lấy tờ giấy vẻ khinh thị:

- Anh đọc kỹ chưa mà đă kư?

- Đọc rồi.

- Anh chấp nhận mọi điều khỏan ?

…..

- Tự nguyện hay bắt buộc ?

- Ḥan toàn tự nguyện. – Người chồng kiên nhẫn trả lời.

- Hóa ra anh bỏ tôi dễ dàng như vất một mẩu thuốc lá.

- Tôi làm theo yêu cầu của cô.

Người vợ kéo chiếc ghế ngồi đối diện với chồng. Căn nhà vắng vẻ, im ắng. Đứa con đi xem phim. Máy thu thanh, thu h́nh không bật. Một ngọn đèn treo trên trần tỏa sang xuống hai người và hắt bóng họ ra hai phía đối nghịch. Người vợ giơ tờ giấy ra trước mặt đọc chậm răi, rành rọt như cô giáo đọc bài cho học sinh chép.

 

… Tôi tự nguyện nhường quyền sự dụng căn nhà và toàn bộ tài sản cho vợ tôi gồm… – Anh nghe rơ chứ ? – nghe rơ. Tiếp : – Mỗi tháng tôi đóng cho vợ tôi số tiền để nuôi con bằng giá trị năm mươi kư gạo… – Anh nghe rơ chứ ? – Tôi sẽ đóng đủ từng đồng. Được rồi, nghe tiếp : Tôi chỉ được gặp đứa con trai khi vợ tôi cho phép. – Điều khỏan này anh không phản đối chứ ? – Không. – Mắt người đàn bà ánh lên một tia giận dữ và dằn giọng : – Tôi thêm một điều khỏan này nữa, nghe cho rơ… Tôi muốn lấy vợ mới phải được vợ cũ cho phép. – Anh rơ chưa, cả điều khỏan này cũng không phản đối chứ ? – Cả điều khỏan ấy tôi cũng chấp nhận.

Người chồng trả lời và tin rằng không có một cuộc hôn nhân nào nữa đến với anh.

Người đàn bà đấm xuống bàn hét tướng lên :

- Như vậy là bỏ được tôi th́ có phải nhảy vào lửa anh cũng nhảy.

Người đàn ông chợt tỉnh cơn mê:

- Điều đó cô cho tôi được suy nghĩ thêm.

- Có thế chứ ! – Người đàn bà đứng dậy. – Tôi không dại ǵ mà bắt anh nhảy vào lửa đâu. Tôi muốn tận mắt nh́n thấy anh cầu bơ cầu bất, tả tơi như một thằng ăn mày… để anh biết thế nào là sự thay ḷng đổi dạ. Anh nên biết rằng mọi người đứng về phía tôi : chính quyền, ṭa án, công an… anh không thể chuồn khỏi thành phố này. Mọi chuyện đến đây coi như đă xong. Bây giờ chúng ta nói chuyện với nhau như hai người dưng.

Người đàn bà lại ngồi xuống ghế và rót ra hai chén nước.

- Anh định làm gi khi ra khỏi nhà này với hai bàn tay trắng?

- Tôi biết chữa xe đạp. Mỗi đêm tôi cũng có thể làm được vài ba cuốc xích-lô, người đàn ông nói giọng b́nh thản như lời tâm sự.

- Anh muốn làm người lao động chân chính đấy.

- Tôi chỉ làm để kiếm sống.

- Được rồi, khi nào gặp khó khăn, anh cứ đến, tôi sẽ giúp đỡ anh, anh có thể tin tôi.

 

Người đàn ông chỉ muốn nhanh chóng chấm dứt mọi chuyện, anh chưa kịp nghĩ ǵ đến tương lai. Bởi v́, nói cho cùng, anh là người có lỗi, từ thời trẻ, với mối t́nh đầu mà anh lựa chọn này. Anh sẵn sàng trả giá cho những lỗi lầm ấy, Tranh chấp hơn thua lúc này chẵng có ư nghĩa ǵ, hơn hai mươi năm như thế là quá đủ. Anh không thể cải tạo được người vợ và cũng không thay đổi được chính bản thân ḿnh. Bây giờ, tuy đă muộn c̣n hơn không, anh mong được yên tĩnh trong tâm hồn cho những ngày c̣n lại. Một người b́nh thường về mọi mặt như anh, như thế cũng là đủ.

     

Anh sắp được tự do, riêng điều ấy đang làm cho anh bối hồi xao xuyến, đến nỗi anh ngước cặp mắt nh́n vợ không hề có chút oán hận mà trái lại đầy vẻ biết ơn.

     

Nhưng anh lại sai lầm một lần nữa. Anh không hiểu được cái trực giác nhạy cảm của người đàn bà. Họ có hể mù mờ trong nhiều việc, nhưng hết sức tinh quái khi chạm đến quyền lợi thiết yếu. Người vợ tiếp nhận cái nh́n của chồng bằng cái nhếch mép, chị ta cẩn thận gấp tờ giấy ly hôn bỏ vào túi, rồi nói :

- Tôi sẽ đưa lá đơn này ra ṭa khi nào tôi muốn, hôm nay, ngày mai hay vài tuần, vài tháng nữa là do anh có làm tôi thoả măn một điều kiện cuối cùng mà tôi sẻ nói ngay đây, anh đồng ư chứ ? Tất nhiên là tôi không bắt anh nhảy vào lửa hoặc một điều kiện nào tương tự như thế.

- Tôi xin nghe. - Người chồng chống hai tay xuống bàn, cầm đặt lên hai bàn tay đan chéo các ngón, chờ đợi.

Mắt người vợ lần nữa loé lên tinh quái:

- Kể từ giờ phút này, mối quan hệ giữa chúng ta hoàn toàn đổi khác. Có nghĩa là anh vẫn sống b́nh thường hàng ngày đến cơ quan làm việc, mỗi tháng anh không phải nộp hết mọi khoản tiền cho tôi như trước đây, tôi để lại cho anh một phần ba để anh tiêu, tiêu ǵ tùy ư anh. Tôi nhắc lại, anh tiêu ǵ tùy ư thích. Để bù lại, ở nhà này, tôi nói ǵ anh không được căi, tôi bảo làm ǵ anh cũng phải làm, nhưng anh đừng lo, tôi không tàn nhẫn như anh nghĩ, những công việc rất vừa với sức anh. Nghĩa là anh trở thành người chồng hoàn hảo theo ư tôi. Và đến lúc nào tôi thấy hài ḷng tôi cho anh được tự do. Tôi sẽ đưa đơn ra ṭa và chỉ một tuần sau, anh sẽ được như ư muốn. Thời hạn ấy dài hay ngắn là do anh.

     

Ḿnh đă chịu đựng hai mươi năm, người đàn ông nghĩ thầm, thêm một vài tháng hay cùng lắm là một năm nữa có là bao. Trong thời gian đó, có thể ḿnh cũng chuẩn bị được ǵ đó cho cuộc sống sau này.

Tôi đồng ư, tôi mong rằng thời gian đó không dài.

- Rồi anh sẽ được như ư muốn. - Người vợ đứng lên và đưa tay xoa nhẹ lên mái tóc bù xù của chồng, như cử chỉ an ủi cho kẻ phạm lỗi, sau khi y đă xưng tội.

 

Câu chuyện xảy ra cách đây đă mười năm và bây giờ cái tờ đơn xin ly hôn kia người vợ vẫn cất kỹ trong hầu bao. Người chồng vẫn kiên nhẫn thực hiện đúng như lời giao ước, trở thành người chồng ngoan ngoăn, gần như một người câm lặng, hoàn toàn làm ưng ư người vợ và chờ đợi ngày được tự do. Thậm chí nhiều lúc anh quên bẵng là ḿnh đang chờ đợi cái ǵ và bao giờ cái đó sẽ đến. Đối với xung quanh th́ gia đ́nh họ trở thành một gia đ́nh ḥa thuận hiếm có. Không to tiếng, không va chạm, người vợ ngày càng tươi tỉnh béo tốt, c̣n người chồng mái tóc đă hoa râm, đi về như cái bóng. Số tiền một phần ba mà vợ để cho tiêu riêng hàng tháng, hầu như anh không tiêu ǵ và đă gom lại thành một số tiền khá lớn, đủ để trang trải mọi khoản phí tổn kể cả xây lăng mộ cấp ba nếu như không may anh từ giă cơi đời. Có thể lúc ấy người ta khắc trên bia mộ một ḍng:

 

“ Mộ của một người chờ đợi tự do”

 

( Xuân Sách- Một vụ ly hôn)

 

 

 

 

Một truyện ngắn khiến người đọc bàng hoàng.

 

Một bức tranh xă hội học hoàn chỉnh - một câu chuyện núp dưới mối quan hệ có vẻ cá biệt nhất: quan hệ chung sống giữa hai giới tính, giữa hai cá nhân riêng rẽ, quan hệ vợ chồng.

 

Nhưng mối quan hệ này không riêng tư chút nào, cũng như h́nh ảnh và nội dung đời sống của người đàn bà và người đàn ông trong câu chuyện này không thể nào giải thích nổi, nếu ta không chợt nhớ ra câu nói của Marx ”Con người là tổng ḥa của các mối quan hệ xă hội”.

 

Hai cá nhân này ràng buộc với nhau trong một mối quan hệ xă hội đặc thù được gọi là gia đ́nh, đây là quan hệ trực tiếp nhất và cũng gián tiếp nhất.

 

Trực tiếp v́ nó liên quan đến nhu cầu sống c̣n của tồn tại: nhu cầu cộng sinh, tiếp tục ṇi giống… Gián tiếp v́ nhân tố tạo ra gia đ́nh lại là hai thực thể độc lập với những khía cạnh văn hóa cá nhân riêng biệt.

 

Sự tiếp xúc, quan hệ qua lại cũng như những mâu thuẫn nảy sinh, đụng độ trong mối quan hệ giữa hai cá nhân này, phản ánh ở một mức độ nào đấy quyền lực và uy lực của xă hội họ đang sống trong đó, thông qua nội dung sống của chính hai người.

 

Ngay từ những ḍng đầu tiên của câu chuyện đă toát lên một thực tế: giữa đôi vợ chồng này sức mạnh lớn nhất chi phối đời sống hàng ngày của họ chính là quyền lực của sự cộng sinh -là mối quan hệ xă hội cơ bản nhất, mà người đàn bà- như một chiếc ch́a khóa mở cửa mọi sự việc – nắm trong tay.

 

Người đàn bà cho phép sự việc diễn ra như chị ta muốn.

 

Cái chi tiết: lá đơn người vợ gấp lại bỏ túi, thản nhiên bảo chồng, việc chị ta đưa ra ṭa lúc nào chị ta muốn, nói lên sức mạnh ghê gớm của thứ quyền lực cộng sinh mà chị ta rất ư thức, nó trần trụi đến mức khiến con người hết cả khả năng tin tưởng vào giá trị kiêu hănh bẩm sinh nào đó của ḿnh đă từng có, khi chưa rơi vào việc kết hợp quan hệ với kẻ khác.

 

Chính quyền lực cộng sinh này cho phép con người đối xử với nhau bằng một loại quyền uy giả, nhưng xuất hiện như một logic tất yếu của kết quả hành động: Sự trừng phạt.

 

Người đàn bà muốn trừng phạt anh chồng, trừng phạt kẻ có ư định nổi loạn, kẻ ao ước được trở về với bản thể riêng của ḿnh, sau thất bại của cuộc hành tŕnh đi t́m nỗi yêu thương chung vắng bóng, bằng chính cái uy quyền giả được quyền lực cộng sinh hỗ trợ.

 

Đây là một trong những sự trừng phạt tinh vi, gần gũi và phổ biến nhất của con người với nhau: sự Độc ác - sự độc ác nhỏ nhen, bần tiện, tủn mủn, nhục nhă hủy diệt con người một cách hèn hạ, cho dù về bản chất đấy chính là nỗi bất lực cuối cùng của sự thất bại.

 

Hành động „nổi loạn” -dám chống lại cái hàng ngày- của người chồng ở đây như một khả năng hiếm hoi của sự thức tỉnh tất yếu, nhưng v́ tương quan và vị trí quá mong manh, nên hành động này đành mới chỉ dừng lại ở một khả năng: sự thức tỉnh.

 

Đến đây người đọc sẽ ngấm sâu chất chua xót tinh tế mà tác giả muốn truyền tải: trong một môi trường mà cái độc ác (sự dửng dưng, thói ích kỷ, sự tê liệt cảm xúc yêu thương của con người) tưởng như thắng thế, nhưng sự phản kháng lại nó, dù chỉ ở dạng nhận thức, vẫn xuất hiện và tiếp diễn, như một quá tŕnh phát triển không thể đảo ngược được.

 

Bởi cái dị biệt của người chồng: dám đánh thức một mối lo âu trong ḷng, dám gọi tên nỗi đau khổ của ḿnh: một niềm hạnh phúc đi vắng.

Đối với một cuộc chung đụng lứa đôi nói riêng và sự chung sống giữa con người nói chung, niềm hạnh phúc đi vắng là sự cáo chung cuối cùng của xum họp.

 

Bởi vậy, cho dù chỉ một lần dám hành động như ḿnh muốn, và thất bại trong môi trường và giai đoạn sống nhất định, nhưng ư đồ của người chồng vẫn gợi lên một cái ǵ đó vinh hănh cho con người, và làm an ủi khát vọng của bạn đọc.

 

Để cả người viết lẫn người đọc cùng thấm thía một điều: nếu không có t́nh yêu thương mang đẫm chất người, san sẻ lẫn nhau trong quá tŕnh cùng chung sống, con người rốt cuộc vẫn chỉ là những sinh vật xă hội bất hạnh nhất, đáng thương nhất, không vươn lên nổi tầm làm NGƯỜI.

 

Nguyễn Hồng Nhung

(Budapest. 2009-08-10)