BÀI THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

Sự dạy dỗ cổ có tên- Dam-ngag lana med pa – hay ”KHÔNG CÓ G̀ CAO HƠN”- là  bốn lần chiêm nghiệm bắt buộc trong một ngày đối với người học tṛ. Lần đầu tiên vào lúc mặt trời mọc, lần thứ hai vào giữa trưa, lần thứ ba vào lúc mặt trời lặn và lần thứ tư vào lúc trước khi đi ngủ.

Lúc mặt trời mọc đối tượng để chiêm nghiệm là hàng loạt vị trí vô h́nh của nguyên nhân và kết quả, những điều có thể kinh nghiệm trong thế giới cảm giác, xuất hiện như thế nào từ thế giới siêu cảm giác, từ sự TRỐNG RỖNG Vĩ Đại. Hàng loạt nguyên nhân và kết quả không là ǵ khác ngoài là thế giới vật chất. C̣n thế gian là ảo ảnh. Hiện thực, thứ có trước cả thế gian, sự TRỐNG RỖNG không thể thấy, không thể kinh nghiệm, không thể nắm bắt. Đấy là Nirvána.

Buổi trưa đối tượng của chiêm nghiệm là ba câu nói. Ba câu đó là:

Thân thể tôi như núi

Mắt tôi như biển

Tinh thần tôi như trời.

Ông thầy không nói ǵ khác với người học tṛ ngoài ba câu này. Những bí ẩn sâu sắc giấu trong sự so sánh, nhưng người học tṛ cần tự ḿnh t́m ra những bí ẩn này.

Nếu sau câu”Thân thể tôi như núi” người học tṛ nói tiếp: „băo quật ngă núi- những ấn tượng không thể đếm nổi của thế gian vật chất sẽ quất roi lên cơ thể tôi- và như núi đứng sừng sững lặng im trong băo, thân thể tôi cũng cần bất động giữa những ấn tượng của thế giới bên ngoài”- lúc đó người thầy mỉm cười và bảo: tất cả những điều này rất nhỏ bé và rất cần học. Không cần dựng lên các lư thuyết mà cần sống trực tiếp cái hiện thực.

Nếu sau câu” Mắt tôi như biển”người học tṛ nói tiếp: „ Biển nằm như tấm gương- phản chiếu lại mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, tất cả mọi h́nh ảnh của thế giới trong khi biển bất động- ư thức của tôi cũng cần bất động như vậy, phản chiếu lại thế gian mà không vật vờ theo các đam mê”- lúc đó người thầy chỉ cười và nói: Đây là một sự dạy dỗ lớn, nhưng không muốn phát biểu một bí mật mà chỉ soi sáng. Mi hăy nghĩ tiếp.

Nếu sau câu” Tinh thần tôi như trời” người học tṛ nói: „Bầu trời do những đám mây tạo nên từ khoảng trống vô tận- mây bay sang phía đông, phía tây, phía bắc, phía nam rồi tan- trong ư thức của tôi mọi ư nghĩ, ư muốn, cảm giác cũng đi qua tận cùng cuộc đời tôi rồi tan ra”- lúc đó người thầy chỉ mỉm cười và nói: Câu giải thích này giống như ông thầy định dạy một điều ǵ đó bằng sử dụng cuộc tranh luận tôn giáo trong trường học. Những cuộc tranh luận tôn giáo chỉ dành cho trường học. Đây không phải sự nhắc lại những tư tưởng và ngôn từ xa lạ mà là sự tự nhận biết bản thân. Cần phải đạt tới điều này.

Lúc mặt trời lặn người học tṛ cần dành thời gian cho thực hành hơi thở. Bằng hơi thở ra, hơi thở vào gắn quyện với các tư tưởng nhất định một cách có nhịp điệu,  bằng hơi thở ra nó nghĩ: „Sự đờ đẫn nổi lên, nhưng biến mất”,  bằng hơi thở vào nó nghĩ:” Sự đờ đẫn cũng tan vào sự TRỐNG TRỖNG VĨ ĐẠI” Người học tṛ cần giữ kỷ luật một cách chính xác và đều đặn những tư tưởng của ḿnh bằng thực hành hơi thở và chỉ được phép nghĩ đến hai câu nói thay đổi lẫn nhau trên.

Trước khi đi ngủ, lúc đi nằm, người học tṛ cần dùng thế của người khắc kỷ, cái có tên” con sư tử ngủ”. Nằm nghiêng về bên phải, đầu tỳ vào bàn tay phải, chân trái gác lên chân phải. Cần suy tư trong thế nằm này để từ vị trí tim hoa sen tám cánh nở trong pha lê. Pa lê phản chiếu những sắc màu thiêng, trắng, đỏ, xanh non, xanh sẫm và màu vàng. Giữa bông hoa sen là chữ A, tượng trưng cho sự bắt đầu của tất cả các sự vật, là dấu hiệu bất tử, vĩnh cửu bất tận của linh hồn. Từ chữ cái này tỏa ra ngh́n vạn chữ A nhỏ khác. Khi thở ra các chữ cái lan tỏa, khi hít vào con người lại hít những chữ cái này vào lần nữa. Suy tưởng không được phép rời khỏi h́nh ảnh này. Trong nhịp điệu dao động này người học tṛ cần ngủ thiếp đi.

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( 2018. március 7.)

(Trích: TÂY TẠNG HUYỀN BÍ- Bản dịch của Hamvas Béla)