HAMVAS BÉLA

 

HAMVAS BÉLA

                      CÁC H̀NH ẢNH CỔ

              ( Trích tiểu luận triết học Scientia Sacra)

 

 

Tư tưởng duy nhất sau đây đánh dấu sự khác biệt của nhân loại thời cổ và thời kỳ lịch sử:

Có thể nhận ra nhân loại cổ trong mối quan hệ giữa ṿng quay của thiên nhiên và số phận các thần linh. Khi con người lịch sử nh́n thấy mối quan hệ như thế nào đấy trong thời cổ, họ nghĩ: chắc chắn chỉ có sự quay ṿng của thiên nhiên là vĩnh cửu: sự đổi chỗ của xuân, hè, thu, đông. Và các thần linh chắc cũng tồn tại trong ṿng quay này. Thật ra, tất cả mọi người đều phải sống trong ṿng quay của thiên nhiên, kể cả các thần linh cũng thế, họ sống, chết đi rồi lại phục sinh. H́nh ảnh cổ của số phận Gilgames, Bel, Heracles, Oziris, Rama là thiên nhiên.

Lời giải thích của con người cổ như sau: đấy là viparjaja, là sự lộn ngược ư nghĩa của hiện thực đích thực. Không phải thần linh bằng số phận ḿnh sao chép lại thiên nhiên, mà chính ṿng quay của thiên nhiên không là ǵ khác ngoài bản sao của số phận các thần linh.

Thiên nhiên lặp đi lặp lại không ngừng sự ra đời, đời sống, cái chết và sự phục sinh bởi v́ nó không muốn và cũng không thể tách rời khỏi h́nh ảnh số phận các thần linh, thậm chí không cách nào khác để thoát khỏi h́nh ảnh này, khỏi con dấu của toàn bộ vũ trụ ấn đóng lên nó.

Không phải sự phục sinh của Thượng đế bắt chước mùa xuân, mà trái lại thiên nhiên bắt chước sự phục sinh của Thượng đế, và khi nó bắt chước h́nh thái này, mùa xuân đến. Không phải Thượng đế nhắc lại trật tự của thiên nhiên, mà thiên nhiên nhắc lại số phận của Thượng đế từ thời tiền khởi đến nay và sẽ c̣n nhắc lại đến tận giai đoạn cuối của thời gian.

2.

Từ ví dụ trên, cái tư tưởng được nhắc đến cho thấy, có khả năng giải thích sự khác biệt giữa cách nh́n của con người cổ và con người thời kỳ lịch sử. Đặc biệt cần giải thích sự khác biệt không thể vượt lẫn nhau của hai cách nh́n.

Cách đánh giá và suy nghĩ của con người thời kỳ lịch sử dựa trên nền tảng những mâu thuẫn logic; c̣n cách đánh giá và suy nghĩ của con người cổ dựa trên nền tảng sự tương đồng, trên sự giống nhau (analógia).

Nguyên tắc cơ bản của sự tương đồng như Tabula Smaragdina đă tuyên bố: „Cái ǵ có ở dưới cũng phù hợp với cái có ở trên; cái ǵ có ở trên cũng phù hợp với cái có ở dưới.”

Analogia có nghĩa là: giữa mọi hiện tượng, dấu hiệu, h́nh dạng, bóng h́nh, chất liệu, tính chất của thế giới đều có sự giống nhau; nhưng giữa mọi hiện tượng, dấu hiệu, h́nh dạng, bóng h́nh, chất liệu, tính chất của thế giới cũng có cả sự khác nhau. Quả thật, trên thế gian tất cả đều khác biệt, nhưng vẫn đồng nhất, tất cả đều như vậy, nhưng sự”đều như vậy” xuất hiện trong dạng đông đảo của nó th́ đúng hơn. Sự thật này, trong thời cổ người ta gọi là analógia.

Giữa sự chuyển động của các v́ sao và số phận con người có analógia-sự giống nhau, giữa đời sống của nhân loại và từng con người cũng vậy; có sự tương tự giữa màu sắc và âm thanh, giữa các con số và các h́nh dạng. Mỗi thứ một khác, nhưng tựu trung vẫn tương đồng với nhau. Đây là đặc tính cá nhân, luôn mới và không bao giờ nhắc lại, vĩnh viễn, cái luôn luôn như vậy và là một, không bao giờ thay đổi, cái đó người ta gọi là analógia. Và con người cổ nh́n thế giới trên nền tảng tương đồng của những cái khác nhau, tách biệt lẫn nhau.

Có thể dễ dàng hiểu được cách đánh giá và suy nghĩ của con người thời kỳ lịch sử nếu lấy một ví dụ theo khoa tính cách học hiện đại. Giữa các lư thuyết tính cách học nổi bật một lư thuyết xác định ba loại tính cách con người: piknikus, leptoszom và atléta.

Loại người mang tính cách piknikus thường tṛn trĩnh đầy đặn, niềm nở, vui tươi; loại người mang tính cách leptoszom thường gầy g̣, yếu ớt, hay cáu giận sợ hăi; loại người mang tính cách atléta có thân h́nh cân đối và tính t́nh cân bằng, điềm đạm cả về tinh thần lẫn t́nh cảm.

Loại tính cách atléta cần loại bỏ đầu tiên, bởi v́ đây không phải tính cách gốc và độc lập, mà chỉ là loại tính cách thống nhất từ hai dạng tính cách kia. Cần loại bỏ cả tính cách leptoszom nữa v́ đây chỉ là sự đối nghịch của tính cách piknikus. Ở đâu piknikus đầy đặn, ở đó leptoszom gầy guộc, ở đâu piknikus tươi tỉnh, ở đó leptoszom rầu rĩ; leptoszom không phải là hiện thực, chỉ là đối nghịch kết cấu một cách logic của piknikus.

Bởi v́ không phải người ta không biết đến khoa tính cách học từ những thời kỳ cổ khác nhau. Nghĩa là vấn đề không phải ở chỗ, cái ngày hôm nay người ta gọi là piknikus, xưa kia đă từng có, từ khoa chiêm tinh học Alexandri xây dựng trên nền tảng truyền thống Kaldeu, ví dụ về giống người Jovialis: đây là hai cung Cự giải và Song Ngư, mang tính Thủy, chịu tác dụng đặc biệt của Mộc tinh( Jupiter) và Mặt trăng. Kiến thức chiêm tinh học sâu sắc về tính cách này như một hiện tượng vũ trụ đă từng có ở Trung Quốc, Tây tạng, Ấn độ. Chưa kể đến thuật giả kim.

Điều quan trọng hơn cả là ngày nay trong khoa tính cách học hiện đại người ta nhận ra duy nhất một loại tính cách, nhưng lại tạo thành ba tính cách. Đấy là loại tính cách: piknikus-joviális- Jupiter-Cự giải. Loại tính cách này đúng. Loại người này có thực. Nhưng tính cách leptoszom không là ǵ khác ngoài là sự đối nghịch được cấu thành về mặt tinh thần của tính cách piknikus. Leptoszom phi hiện thực. Không có loại người leptoszom. Đây chỉ là sự phản chiếu, là cấu tạo gương hợp lư của tính cách thứ nhất.

Lối tư duy của con người hiện đại đầy rẫy những kết cấu gương như vậy. Thậm chí lối tư duy đặc thù hiện đại, chủ nghĩa Scientifi gần như chỉ xây dựng trên những cặp mâu thuẫn được kết cấu về mặt tinh thần. Những con người hướng ngoại và hướng nội; những đối nghịch”tinh thần” với”đời sống”; những đối nghịch” thần học” với” tôn giáo”, hoặc” huyền thoại” với” sự ngộ đạo”, những”duy lư” với” phi duy lư”, những” hamitic” với „etopia”.

Jung, Klages, Sorokin, Keyserling, Bergon, Frobenius và toàn bộ lối tư duy hiện đại đă mắc phải sai lầm, khi thấy hiện thực nằm trong một h́nh thù duy nhất, bằng phương pháp duy lư họ đă tạo ra một h́nh ảnh gương và tin rằng h́nh ảnh gương này là sự bổ sung đúng đắn với cái gốc.

 Tính cách người chỉ và độc nhất hướng nội, điều này không đối nghịch với con người hướng ngoại, mà với quá tŕnh hướng ngoại, quá tŕnh này không bao giờ xuất hiện trong h́nh hài con người điển h́nh. Cũng như vậy là animus với anima của Jung. Cũng như vậy với SeeleGeist của Klages, là văn hóa sénateidealistic của Sorokin.

3

Con người cổ tư duy trong những sự tương đồng. Tương đồng - analogia cho rằng giữa sự thay đổi của thiên nhiên và số phận của Thượng đế có sự giống nhau.

Thứ analogia cho rằng bầu trời sáng rực rỡ là h́nh ảnh tượng trưng của sự thức tỉnh tâm lư; Mặt trời không là ǵ khác, ngoài là vị thần của ánh sáng; mùa xuân có nghĩa là thiên nhiên sống trong phép màu của thần thánh tái sinh, được sinh ra, mùa hè có nghĩa là sự thần thánh đơm hoa, mùa thu có nghĩa là sự tàn lụi và mùa đông là cái chết và sự phục sinh lại bằng xuân sang.

Thứ analogia cho rằng có sự liên quan giữa những tính cách, chất lượng của linh hồn, giữa những nguyên tố cổ và các kim loại; có sự tương đồng giữa các nguyên tắc siêu h́nh và các con số, như Kinh Dịch, thần học Ai cập và Pitago đă dạy; có sự tương đồng giữa ba chất lượng cơ bản của thế gian mà kinh Veda đă nói đến szattva, radszasz, tamasz và các đẳng cấp của cộng đồng người; có sự tương đồng giữa vị trí vũ trụ và tính cách con người, như chiêm tinh học đă nêu.

Trong nhận thức của những sự tương đồng không phải sự hoạt động logic của duy lư, mà ấn tượng sâu sắc và thuần túy quyết định. Những tương đồng này do manas, giác quan bên trong trải qua. Sự trải qua, sống qua này như sau: manas ghi nhận một cách trực tiếp mối quan hệ lẫn nhau của thấu giác bên trong và những h́nh ảnh bên trong trải ra trước nó.

 Sự trải qua này trực tiếp: có một mối quan hệ không thể giải thích nổi về mặt logic giữa các nguyên tắc siêu h́nh học và các con số; mối quan hệ không thể giải thích nổi như thế tồn tại giữa sự khởi đầu và sự vô tận (apeiron) của thế giới, như Anaximandros hoặc như giữa bà mẹ cổ của các sự vật và”nước”, như Thalés đă nói.

Để có thể rơ hơn về lối tư duy tương đồng, cần quay lại một lần nữa với con người thời kỳ lịch sử. Con người thời kỳ lịch sử không tư duy trong h́nh ảnh, mà trong các mâu thuẫn duy lư, v́ thế nó hoàn toàn đui mù so với con người cổ.

Hoạt động tư duy của con người hiện đại trừu tượng và phi hiện thực. Kết cấu gương là thứ không có thật. Kết cấu gương, kết quả của lối tư duy trong các mâu thuẫn mang tính khái niệm, hay nói cách khác là lối suy nghĩ không h́nh ảnh, mù mịt, hư cấu, không trọng tâm và trống rỗng.

Các mâu thuẫn trong hiện thực đơn giản là không có. Hiện thực có cái ǵ? Có đúng một thứ: sự khác biệt. Đặc điểm của thế gian không nằm trong các mâu thuẫn mà nằm trong sự khác biệt.

Công thức của mâu thuẫn: khái niệm và khái niệm ngược lại. Cả hai cộng lại: là bản thân sự vật và h́nh ảnh phản chiếu gương của nó.

Công thức của sự khác biệt: là sự vô tận của những tương đồng và khác nhau của thế gian. Là sự khác biệt theo thang bậc của chất lượng và số lượng. Mọi cái giống nhau đều khác biệt và mọi cái khác biệt đều giống nhau, nhưng như sau: cái giống nhau không bao giờ rơi vào thành một và cái khác nhau không bao giờ biến thành trái nghịch với nhau. Mâu thuẫn, sự trái ngược không phải là tính chất của hiện thực và thế giới, nó chỉ thuộc về trí tuệ trừu tượng.

Trong hiện thực mức độ không thể đếm xuể của các vật, sự việc, các con người, các sự kiện, các tư tưởng, các sinh linh, các h́nh ảnh tồn tại, và đều ḥa hợp với cái nằm xa nó nhất bằng một cái ǵ đó hoặc nằm trong cái ǵ đó, thậm chí tất cả đều tương tự như cái khác, bởi: „ Cái ǵ ở trên có, không khác cái có ở dưới”. Nhưng vẫn khác biệt với ngay cái nằm gần nó nhất. Thấu giác-tương đồng là sự nhạy cảm với cái tương tự và khác biệt.

4

Trong thời cổ, nhận thức của con người không phải là một kết cấu khái niệm của những tính chất trừu tượng, mà là sự cá nhân hóa và mang tính di truyền. Nhận thức này sau này người ta gọi nó là sự huyền bí, là huyền học.

Để hiểu ra điều này cần biết, trong thời cổ những sức mạnh của thế giới tụ tập lại ở những điểm thắp sáng. Những điểm thắp sáng này giống như các trung tâm sức mạnh thể hiện cường độ khác nhau của các khả năng tác động ít ỏi của đời sống con người. Các trung tâm sức mạnh nằm ở cả hai thế giới: trong thể giới hữu h́nh như các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, các thiên thể, trong thế giới vô h́nh như ma quỷ, thần linh.

Sự sống của con người phụ thuộc vào các tác động của các trọng tâm sức mạnh hữu h́nh và vô h́nh này. Có thể nhận biết về các trung tâm này. Nhưng kinh nghiệm nhận biết không mang tính chất khái niệm, hay duy lư mà mang tính trực giác, huyền bí và trực tiếp. Kinh nghiệm trực tiếp là thấu giác của các ư tưởng và h́nh ảnh cổ. Thấu giác trực tiếp này người Hy lạp diễn tả bằng từ teoria (lư thuyết). Bởi v́ gốc của từ teoria không phải là lư thuyết duy lư mà có nghĩa là thấu giác trực tiếp của ư tưởng- và thượng đế.

Kiến thức con người cổ cùng lúc và vừa là lư thuyết về thế giới vũ trụ; không giống như ngành tâm lư học hiện đại không là ǵ khác ngoài là một hệ thống duy lư cấu thành từ những đặc tính trừu tượng và không liên quan ǵ đến con người hết.

Con người hiện đại tư duy trong các mâu thuẫn. C̣n con người cổ luôn luôn: phân biệt. Phân biệt từ các quan hệ lẫn nhau, và cá nhân hóa trực tiếp các trung tâm sức mạnh nó nhận thức và đă trải qua. Nhưng sự phân biệt không tùy ư như sau này người ta tưởng thế. Mà theo những sức mạnh siêu việt của thế gian, Các Thế lực, những thực thể thần thánh. Nền tảng của sự cá nhân hóa này dựa trên các thực thể siêu h́nh-huyền bí-vũ trụ, nhưng các thực thể này cùng lúc cũng là các thực thể cá nhân luôn. Những thực thể này là các hiện thực tồn tại ở mức độ cao hơn, các sức mạnh, các lực lượng, các Thế lực, các thần linh.

Tự bản thân con người không hiểu được. Chỉ có ư thức hiện đại biến thành sự độc lập vô luật mới có thể nghĩ như vậy. Nhưng định mệnh đă chứng minh: cái con người biết không phải là hiện thực, chỉ là h́nh ảnh gương của riêng nó. Đấy là ư nghĩa cuối cùng của cơ cấu gương.

Phán xử con người chỉ ư thức cao hơn, dành cho các sức mạnh siêu nhiên mới có khả năng. Nếu con người mở ư thức của nó ra với thế giới siêu nhiên, nó sẽ từ biệt sự tự chủ của nó. Ư thức đó sẽ mang tính thượng đế, tính chất vũ trụ, tính biểu trưng. Trong cái ư thức này, tất nhiên không phản ánh một kết cấu duy lư cá nhân mà chứa đựng: vũ trụ, luật pháp, các biểu trưng, hiện thực và sự sống.

Con người không phải là một sinh vật độc lập mà là một nơi chốn của các thế lực và sức mạnh vũ trụ; ư thức không mang tính chất đơn độc mà là vị trí đă đóng dấu của những lực lượng siêu việt. Bởi v́ từ tüposz là một từ quan trọng nhất của ư thức khi nói về con người: nó có nghĩa là con dấu. Tüposz là một linh hồn đă được đóng dấu vĩnh viễn.

Con người thể hiện và đại diện cho những sức mạnh và những thế lực đă đóng dấu lên nó, con người sống như thể những sức mạnh và những thế lực này tiêu thụ nó, dẫn dắt nó, lay chuyển nó, quyến rũ nó, ngáng đường nó, nâng nó lên, đè dúi nó xuống và thống trị nó. Con người sống giữa vô vàn phép màu. Những phép màu này là những h́nh thù phù phép. Và các cá nhân phù phép này thật hay giả tùy theo linh hồn có nhầm lẫn ḿnh với chúng( adhjasa) hay không.

Nhưng điều này chưa đủ. Bởi v́ con người không chỉ mang cả thế gian trong nó một cách đặc trưng mà c̣n di truyền lại thế giới như một lịch sử trong bản thân nó. Ở điểm này không được phép lẫn lộn sự phát triển với sự di truyền. Sự phát triển là một khái niệm trừu tượng hiện đại; di truyền là một lịch sử thế giới mang tính vũ trụ.

Một cách di truyền  con người thể hiện và đại diện cho một bến đỗ đă xác định một cách nhất định, cho một h́nh ảnh, một ranh giới đă xác định trong một hoàn cảnh nhất định. Trong cá nhân con người cái quan trọng nhất là hoàn cảnh cực đoan. Cái cơ bản trong chúng ta không phải chúng ta có những đặc tính ǵ, mà là những đặc tính của chúng ta trong sự thống nhất, trong tổng thể như thế nào đứng nổi bật trên đỉnh cao nào của sự sống như một giới hạn tuyệt đối, mà không được phép bước tiếp.

 Cá nhân hóa là vị trí cuối cùng. Vị trí giới hạn. Khuôn mặt hoặc bàn tay thể hiện vị trí giới hạn này. Điều này không thể lặp lại lần nữa: chỉ một. Điều này không thể bắt chước được. Đấy là sự xác định, là đặc tính.

 Ư nghĩa của sự xác định đặc thù này mang tính eskatologia (tận thế). Tất cả mọi người đứng ở đó, nơi toàn thể nhân loại ra đi, nhưng là nơi cần phải đứng lại, bởi v́: không có sự tiếp tục. Đây là cái chấm dứt của từng cá nhân con người. Bởi vậy Saint- Martin nói, trong lịch sử thế giới một con người duy nhất cũng không thể thiếu.

Con người là thí nghiệm vĩnh cửu: vừa là vĩnh cửu, vừa là thí nghiệm, là bến đỗ sau cùng không thể quay ngược trở lại. Theo Ziegler con người là một giai đoạn trên con đường Người Vĩnh cửu. Bởi v́ Nhiều không là ǵ khác ngoài một thí nghiệm, khi cái bị mất đi cùng MỘT trong chất lượng sự sống, lại được đền bù và điều chỉnh trong số lượng.

Và tất cả mọi cá nhân đều là một thí nghiệm, để cùng toàn thể tạo dựng ra cường độ sự sống, thứ từng tồn tại trong TỔNG THỂ cổ, và như vậy có thể quay trở về cái TỔNG THỂ.

Đây là điều người ta hiểu trong thời cổ về tính cách (karater). Tính cách là khuôn mặt cá nhân, vĩnh cửu, hay dùng từ khác: là khuôn mặt của thượng đế, là bức vẽ của vị trí giới hạn sau cùng của sự sống. Bên cạnh tüposz (dấu ấn) đây là h́nh ảnh cơ bản khác của kiến thức về con người. Tüposz nghĩa là dấu ấn của các sức mạnh, c̣n tính cách (karater) là h́nh ảnh cá nhân bất tử.

 Theo những điều trên bản chất cá nhân của con người không chỉ thiêng liêng theo linh hồn, mà c̣n thiêng liêng lần nữa với dấu ấn, bị đóng dấu, và thiêng liêng lần thứ ba với tính cách, hay bị buộc vào hoàn cảnh nhất định của giới hạn của sự sống, bởi v́ hoàn cảnh này là giới hạn siêu việt

5

Nếu con người hiện đại có ư muốn thu thập kinh nghiệm về h́nh ảnh cổ trực tiếp của thời cổ, xuất phát điểm chỉ có thể là Hy lạp.

 Điều này không chỉ v́ h́nh ảnh cổ trong các ư tưởng của Platon gần gũi nhất với con người hiện đại, và trong một số trường hợp nhất định, dù quá sức đi chăng nữa, vẫn có thể hiểu được. Nói như vậy chủ yếu v́ trong gia tài Hy lạp các h́nh ảnh cổ bản thân chúng đă tự nói lên tất cả.

Thần thoại Hy lạp, truyền thuyết, bi kịch, siêu h́nh, điêu khắc, kiến trúc không là ǵ khác, ngoài là sự miêu tả các h́nh ảnh cổ. Các vị thần, những người anh hùng, các số phận bi thảm, những h́nh ảnh của các nhà tư tưởng trước thời của Socrat: là nước, là lửa, sự vô tận, con số, nguyên tử, toàn bộ kư hiệu của sự sống, ư nghĩa và bí ẩn đích thực của chúng: ư tưởng, hay chính là h́nh ảnh cổ bộc lộ ra từ đó.

Tất cả, những ǵ có trước di sản Hy lạp, đối với con người hiện đại không thể, hoặc rất hăn hữu có thể hiểu được, ngoại trừ có lời giải thích; một phần di sản Hindu, Irán, Trung quốc, Ai cập người ta không theo kịp nổi; di sản Mỹ cổ chỉ c̣n lại trong những mảnh vỡ nhỏ không đáng kể.

Trong thời kỳ, khi” các thiên thần vẫn c̣n đi lại trên quả đất”, có một quan niệm chung cho rằng dưới h́nh thái bệnh lư dưới cái tên sự minh mẫn (clairvoyance)người ta có thể nhận ra các di sản này như một cá biệt. Giữa những dấu hiệu mô tả nhận thức về thời cổ, quan trọng nhất là thế giới giác quan không có giới hạn đối với nhận thức. Các sinh linh, sự vật, sự việc không phản ánh trở lại nhận thức của con người, mà người ta gắn chúng thêm vào; cùng với điều này tất nhiên tầm nh́n của con người cũng không chỉ là tầm thị giác cảm giác.

Thế giới vật chất không phải là một loạt các sự vật tách rời hẳn khỏi nhau; và chủ yếu không phải là một loạt các h́nh thù sự vật đă xác định tách rời khỏi nhau. Không có giới hạn rơ ràng bởi v́ vật chất không có giới hạn.

 Có những nhà huyền học cho rằng trong thời gian đó bản thân thiên nhiên cũng ở trong h́nh dạng không vật chất hóa cho lắm. Nói một cách khác: Thiên nhiên phóng những sức mạnh thiêng liêng chứa ẩn trong nó một cách tự do hơn. Sự vật lúc đó hữu h́nh hơn: ư tưởng. Trong hiện thực ma quỷ và thần linh vẫn c̣n hữu h́nh.

Dấu hiệu quan trọng nhất nói về con người cổ là: nó giả thiết trong mọi khoảnh khắc, con người cổ này mang một sự nhậy cảm về thế giới siêu h́nh ở mức độ cao hơn rất nhiều so với con người hiện đại. Đời sống của nó chưa bị khóa kín đến mức đó: nó gần như thường xuyên thấu được vào sự sống mở, và không chỉ nhận ra sự thống nhất của toàn bộ sự sống mà c̣n hiểu nữa.Thấu kính của nó không chỉ vỡ ra bên trên bề mặt lớp vỏ vật chất, mà c̣n xuyên thấu các thực thể và các lớp phủ. Bởi vậy nó đủ khả năng để nh́n thấy xuyên qua quá tŕnh cá nhân hóa, và thấy một cách truyền tiếp, di truyền: trong các sức mạnh nó nhận ra các Thế lực và các thần linh (arkhai, dünameisz), nhưng cũng nhận ra cả cội nguồn.

Và thế là con người dù có quay cuồng như thế nào đi chăng nữa, bắt buộc phải nhận ra sự nhận thức này so với nhận thức của thời lịch sử muộn hơn, không những sâu sắc hơn, trí tuệ hơn mà c̣n hiện thực hơn nữa.

 Hiện thực hơn như thể trong thời kỳ lịch sử, nhận thức thi ca so với nhận thức khái niệm duy lư thuần túy hiện thực hơn rất nhiều. Rất có thể, trong thời kỳ lịch sử nhận thức h́nh ảnh cổ, hay c̣n gọi là nhận thức siêu h́nh của sự sống vượt lên cao hơn các giới hạn của vật chất, đă được nghệ thuật và thi ca ǵn giữ. Nhận thức giống như trong thời gian của truyền thống, như Gúenon từng nói, ngày nay chỉ t́m thấy trong nghệ thuật.

6

Tất nhiên, sự lu mờ ngày càng tăng lên của nhận thức trong quá tŕnh lịch sử đi song song với sự suy giảm xuất hiện dần dần trong ngôn ngữ. Nhận thức và ngôn ngữ có quan hệ gắn bó với nhau. Cần nhận mạnh đầy đủ về nhân tố này trong nhận thức về con người cổ.

Kinh nghiệm trực tiếp về nhận thức con người cổ chúng ta không có. Những ǵ ta biết về điều này chỉ được phản ánh từ ngôn ngữ cổ. Ngôn ngữ cổ cũng giống như nhận thức cổ trí tuệ hơn, sâu sắc hơn và v́ vậy hiện thực hơn.Nó không nêu lên các khái niệm, sự vật mà diễn tả các kư hiệu tượng trưng, các h́nh ảnh cổ. Nó tŕnh bày hiện thực của sự sống mở; ngôn ngữ siêu nhiên phù hợp với nhận thức siêu nhiên.

Ngôn ngữ cổ phong phú vô hạn như nhận thức: các h́nh ảnh, các mối liên hệ, sự đồng dạng, sự khác biệt, cường độ, độ sâu sắc là những kết cấu dày đặc và sống động, mà ngày nay ngay một thứ ngôn ngữ thi ca sống động nhất cũng chỉ thể hiện được trong những phần rất nhỏ. Một điều rất đơn giản ví dụ con người cổ khi diễn đạt đặc tính của linh hồn bằng từ con bướm, không phải nói về sự giống nhau của linh hồn và loài sâu bọ này, mà trước hết là sự thẩm thấu hóa các sức mạnh thần thánh trong tự nhiên: con bướm không phải một loại sâu bọ, mà là sự biểu lộ của thượng đế, giống như sự xuất hiện chung của sự sống thượng đế trong loài động vật.

Nhưng con bướm không phải là một từ mang tính chất biểu trưng mà là một ch́a khóa mở cánh cổng dẫn đến và phơi bày bản chất thượng đế trong loài bướm, linh hồn thượng đến xuất hiện một cách hiện thực trong h́nh hài con bướm.

 Sự hiện thực hóa này cũng liên hệ đến các sự vật khác rất chặt chẽ: thanh kiếm là lời phán xử, là tinh thần sống động của thượng đế; kính đeo mắt là ảo ảnh và sự mê hoặc;như sự lấp lánh của các ngôi sao là hành động chỉ đường từ bóng tối đi ra; như cái thang là sự nỗ lực, hoa huệ là sự xuất hiện của ánh sáng mặt đất, con đại bàng hai đầu là quyền lực siêu nhiên.

H́nh ảnh tượng trưng của sự vật- h́nh ảnh tượng trưng của sự sống mở thượng đế: từ ngữ là ch́a khóa, để giải mă và thể hiện ư nghĩa của các tượng trưng này.

Con người hiểu được đặc tính của ngôn ngữ cổ từ một điểm đặc biệt của thế giới mà truyền thống gọi là sự phạm tội, hay c̣n gọi cách khác là sự bắt đầu quá tŕnh vật chất hóa.

Lời cổ là lời của Thượng đế. LỜI của tạo hóa. Là logo-biểu trưng. Bởi v́ thế giới xuất hiện từ sự biểu lộ của LỜI. Sức mạnh tạo dựng của thượng đế nằm trong ngôn ngữ. Sách thiêng Heber cũng thổ lộ đúng như tri thức Ai cập: Ptah, thần linh tạo hóa tạo dựng bởi cái miệng. Bởi v́ lời là bản thể thượng đế. Bảng ghi chú trên cửa nhà thờ Edfu như sau:” Tất cả những ǵ có đều do lời của người mà ra”. Sự đặt tên chỉ là bấy nhiêu: tạo dựng. Ở Babilon khởi thủy của mọi khởi thủy khi” Cả trời lẫn đất đều chưa có tên”.

Và nếu ngày nay có vẻ như người ta hiểu điều này, thực ra người ta nhầm. Điều con người cổ muốn nói bằng những từ ngữ này, rất ít người hiểu. Con người ngày này hiểu ngôn từ một cách bên ngoài giống như khi hiểu thế giới. Con mắt hướng về nhận thức cổ mơ hồ khiến nó không thể nhận thức đúng về hiện thực.

Nó chỉ nh́n thấy tấm chăn phủ bên ngoài của ngôn ngữ, c̣n cái bên trong nó không hiểu: sự mê muội đáng nguyền rủa. „ Thật tiếc cho kẻ, kinh Kabbala nói, chỉ nh́n thấy những câu chuyện đơn giản trong những từ ngữ thiêng liêng, những lời một kẻ nào đó nói bằng ngôn ngữ thường ngày…từng từ của viết cất dấu bí ẩn thiêng liêng và sâu sắc… viết cũng có cơ thể của nó…đó là pháp luật, là mệnh lệnh, là lịch sử, những đấy mới chỉ là cơ thể. Tất cả các từ c̣n có một ư nghĩa cao hơn.” Và con người hiện đại, thay v́ đi t́m ư nghĩa cao hơn trong viết, họ lại sở hữu ư nghĩa thấp hơn của ngôn từ.

Từ cổ, từ đầu tiên LỜI tạo hóa, logo cổ không là ǵ khác ngoài sự biểu lộ của h́nh ảnh cổ của thế giới lóe lên trong tinh thần của TẠO HÓA. Trong lời tuyên ngôn, sự biểu lộ này cần phân biệt hai điều. Thứ nhất cái người Hy lạp gọi là pneuma, và người Heber gọi là EL Ruah, người Hindu gọi là prana là cái Kinh Thánh nói, NGÀI thổi linh hồn vào con người.

Đấy là hơi thở: là linh hồn sống động, biểu lộ trong lời, và truyền tải hơi thở ngôn từ vĩnh cửu của Thượng đế xuống thế gian. Bởi v́ thế gian xuất hiện bởi lời. Pneuma, prana luôn luôn mang ư nghĩa siêu nhiên. Mọi yoga đều hiểu và thực hành điều này. Hơi thở trong vũ trụ là sự thể hiện của tinh thần thượng đế tỏa ra. Nhưng người Mexico cũng biết điều này khi nói „Dân chúng sống bằng lời của vua”. Ở Babilon” Lời của giáo chủ có quyền lực hơn gươm hai lưỡi”. Ở cổng nhà thờ một ḍng chữ đón người ra vào: Kibi balati- nghĩa là: hăy nói đời sống của mi, hay bằng lời mi tạo dựng đời sống của mi.

Điều thứ hai trong lời cổ của thượng đế, đấng tạo dựng c̣n quan trọng hơn điều thứ nhất, không mở ra phương cách biểu lộ mà nêu  tượng trưng của lời đă cất đầu tiên. Và tất nhiên lời đă cất đầu tiên không là ǵ khác ngoài nguồn cổ của tất cả các ngôn ngữ, đóng dấu ấn lên nguồn gốc của tất cả các ngôn ngữ và các từ.

Điều thứ hai là TẠO HÓA cất lời từ mức độ cao nhất của sự tỉnh táo. Sự tỉnh táo không phải là khả năng duy lư mà là sự nhạy cảm cao độ của sự sống; sự nhạy cảm cao độ của sự sống là cái người ta gọi là t́nh yêu thương.

 Bởi t́nh yêu thương chỉ được hiểu trên b́nh diện đời sống con người khi cái TÔI tắt hoàn toàn và linh hồn con người mở ra về phía sự sống vũ trụ. Từ phương diện dản dị nhất có thể nói như sau, trong một khoảnh khắc tạo dựng khi TẠO HÓA cất ngôn tử cổ, cái TÔI trong TẠO HÓA tắt đi trong khoảnh khắc, và h́nh ảnh cổ của sự sống vũ trụ như một THẾ GIAN rạng sáng ngời.

Cùng lúc đó Thế gian như một đối tượng của t́nh yêu thương vĩnh cửu tỏa sáng trong tim Thượng đế và cháy lên thành ngọn lửa. Đấy là sự tạo dựng. Đấy là sự tạo dựng từ tinh thần của t́nh yêu thương. Bởi v́ như Zarathustra nói:” Chỉ có t́nh yêu thương lên tiếng”. Chỉ có t́nh yêu thương tạo dựng. Chỉ t́nh yêu thương nh́n thấu. Chỉ t́nh yêu thương tỉnh táo.

Trong mọi gốc rễ của từ ngữ mức độ cao nhất của sự tỉnh táo là t́nh yêu thương. Khi lời vang lên bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, bất kỳ từ miệng ai: kẻ nói chân thực chính là tinh thần của t́nh yêu thương. Sự biểu lộ này chỉ phát ra từ cái TÔI đă tắt. Bí ẩn của t́nh yêu thương là”Người yêu chuyển đổi thành bản chất của kẻ nó yêu”(Ibn Arabi). Bí mật của sự tạo dựng là Tạo hóa trong sự bí ẩn của t́nh yêu thương biến đổi thành bản chất Thế gian. Cái giữ ǵn sự bí ẩn này: Lời.

Lời cổ của thượng đế đối với con người chỉ trải ra trong lời tuyên ngôn, sự biểu lộ. Về điều này đối với con người hiện đại, lại một lần nữa cần phải giải thích rơ ràng. Lời tuyên ngôn không phải là một tuyên bố thần thánh kỳ diệu, hoặc tương tự mà người ta hay nhầm hiểu là một sự kiện duy nhất và kỳ lạ xảy ra giữa những điều kiện huyền bí bên ngoài. Lời tuyên ngôn con người chỉ có thể trải qua trong tự thức tỉnh từng mức độ, như trải qua một ngộ giác thần thánh(teoria) và như một tiếng nói bên trong chợt sáng lóe lên.

 Bởi v́ lời tuyên ngôn không bí mật và dấu diếm, mà là âm thanh vũ trụ đến với vũ trụ trong sự phản chiếu mở toang như ánh sáng mặt trời. Tại sao con người không đến được với nó, v́ con người đă lao xuống phía dưới, bên cạnh nó. Những lời tuyên ngôn, sự biểu hiện được giữ ǵn trong các cuốn sách thiêng là trạng thái ở mức độ cao nhất của con người, khi con người quay lại trạng thái cổ và một lần nữa biến thành ư nghĩa thượng đế.

Kinh thánh, Veda, Zend Avesta, Bundajisn, Hermes Trismegistos, Manu, Kinh Dịch đều dạy điều này. Khi con người trở nên nhậy cảm với ngôn từ của lời tuyên ngôn, nó không ở trạnh thái khác biệt, trừu tượng mà chính lúc đó nó đạt được trạng thái b́nh thường và hợp lư nhất với trạng thái cổ: quay trở lại vị trí của nó, bên cạnh Tạo Hóa.

Hai đặc điểm của lời cổ là: hơi thở (prana, pneuma) và sự biểu lộ tinh thần của t́nh yêu thương. Con người cổ biết về hai điểm này, thậm chí biết nhiều hơn thế nữa về lời cổ. Ngọn lửa là sự kết hợp của hai điểm này, là lời tuyên ngôn của hơi thở và t́nh yêu thương, là h́nh ảnh cổ của sự biểu lộ cao nhất của sự tỉnh táo.

Ngọn lửa- ấm và sáng, giống như mọi hiện tượng của thiên nhiên vật chất, chỉ là h́nh ảnh tượng trưng của thiên nhiên tinh thần cổ. Ngọn lửa trong thiên nhiên tinh thần cổ là h́nh ảnh kết hợp của sự tỉnh táo thượng đế và hơi thở thượng đế: là NGỌN LỬA SỐNG.

Đây là h́nh ảnh của logo. Là thanh gươm lửa. Về điều này Zarathustra, Heracles cũng truyền đạt như Jakob Böhme và Baader. Kinh Veda giải mă điều này trong chương nói về năm loại lửa (pancsagnividja). Ngọn lửa không là ǵ khác ngoài sự ấm áp chiếu sáng: hơi thở và t́nh thương yêu. Bởi vậy bên trong mọi sự vật là logo, là nguyên lư của thế gian.

Sau toàn bộ những điều trên, cần xem xét mối quan hệ gắn bó giữa nhận thức và ngôn ngữ, với các cấp độ sau:

1/ Nhận thức cổ phù hợp với ngôn từ cổ: lời tạo dựng, là thứ đầu tiên; đây là sự tỉnh táo ở cấp độ cao nhất: t́nh yêu thương;

2/  Nhận thức hiện thực trực tiếp phù hợp với ngôn từ trực tiếp: đây là sự tỉnh táo tổng quát của thế giới, không phải mức độ cao nhất, chỉ mang tính chất tinh thần; đây là mức độ của siêu h́nh và của lời tuyên ngôn.

3/ Nhận thức h́nh ảnh cổ có ngôn ngữ cổ phù hợp; đây là mức độ của truyền thuyết

4/ Nhận thức siêu nhiên có ngôn ngữ mang h́nh ảnh siêu nhiên phù hợp; những ngôn ngữ cổ thông thường nhất: Trung quốc, Sanscrit, Tây tạng, Mỹ cổ, Ai cập, Iran, Hy lạp, Latin; trong ngôn ngữ hiện đại mức độ này được ǵn giữ bởi ngôn ngữ thi ca và huyền học

5/ Nhận thức ư tưởng có ngôn ngữ ư tưởng phù hợp: đây là các nhà siêu h́nh học, các nhà lập pháp, các nhà tư tưởng: có ngôn ngữ của Lăo tử, Phật, Khổng tử, Heracletos, Pitago, Platon,Sankara

Những cấp độ nhận thức, hay các cấp độ khả năng của ngôn ngữ phù hợp với các cấp độ của sự tỉnh táo, những điều này tuy nhiên đều phù hợp với các vỏ bọc của linh hồn con người: Tất cả mọi ngôn ngữ đều mở ra và cắt đứt  một tầng vỏ, và trong mỗi một tầng vỏ phủ linh hồn đều chứa đựng một lời tuyên ngôn bản thể. Những cái tên thần linh bản thân nó hút toàn bộ sức mạnh của ngôn ngữ: những cái tên của con người không là ǵ khác ngoài các cái tên thần linh đă mờ nhạt và mờ tối.

Ngôn ngữ khái niệm và ngôn ngữ thông thường phù hợp với lớp vỏ thứ sáu, lớp vỏ  vật chất của thiên nhiên: thứ ngôn ngữ vỏ ngoài, hời hợt, không h́nh ảnh, cũng như nhận thức cũng chỉ là cảm xúc thị giác. Trong thứ ngôn ngữ này thi ca ǵn giữ sự nhậy cảm cao độ nhất. „Thi phẩm là lời nói lấp lánh sáng”,như Zarathustra từng nói.

Nguyên tố của thi ca là NGỌN LỬA SỐNG, là logo-biểu trưng. „ Có thể chữa chạy bằng sự thật, có thể chữa chạy bằng pháp luật, nhưng trong mọi sự chữa chạy điều tốt nhất là lời thiêng, lời thiêng rạng tỏa từ trái tim một con người thật sự.”

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

( Balatonfüred. 2012-02-11)