Hamvas Béla: Kiengesztelődés

Hamvas Béla:

                          Sự ḥa giải

                                            ( Trích tác phẩm Patmosz II)

 

Cách tư duy đáng tin cậy cần xuất phát từ hiện tại. Nhưng trong thực tế hiện tại lại không đủ. Đấy mới chỉ là chủ nghĩa t́nh huống. Điều khiến tư duy hiện đại trở nên có ư nghĩa, là nó ứng dụng được kích thước của con người mang tính chất vũ trụ vào thời hiện tại. Chỉ như vậy mới có thể đo được hiện tại.

Phép đo ở đây là truyền thống, hay nói cách khác là những cuốn sách cổ thiêng liêng. Nhưng phép tranh biện này, bắt đầu có cách đây hai - đến năm ngh́n năm, giờ đă chấm dứt. Bởi kích thước của các sự vật không phải là con người.

 Kích thước của các sự vật là tri thức về sự tồn tại của nhân loại,  luôn luôn đă từng có, ngày nay cũng vẫn đang có, nhưng đối với số đông nó đă bị chôn vùi, và không thể thực hiện, như Böhme và Guénon tuyên bố, về điều này chỉ c̣n một vài cộng đồng thu hẹp, đơn độc biết đến.

Kích thước này, như một hành vi b́nh thường, có trong tất cả mọi con người; người ta gọi nó là quan điểm cơ bản. Sự căng thẳng đặc thù duy nhất của tư duy hiện đại ở Châu Âu là con người thử ư thức hóa và sắp xếp lại quan điểm cơ bản.

Cái ǵ là cái đă lỗi thời?

Trước tiên một lối tư duy đă lỗi thời, rằng: có thể t́m ra một trật tự để điều chỉnh hóa đời sống người, tạo ra một đời sống mới, tạo ra văn hóa mới, thay đổi lịch sử, có thể nghĩ ra một tôn giáo mới, xă hội mới, triết học mới.

 Trong tất cả những điều này, cùng lắm người ta xây dựng được một hệ thống, nhưng chúng ta đều biết, không có hệ thống đúng. Tất cả mọi hệ thống đều không có hiệu lực. Không thể tự nghĩ ra một trật tự, bởi mọi cái ở mọi nơi, mọi  thời gian đều đă có sẵn và vẫn như thế, cùng với thế gian và sự sống. Trật tự của truyền thống là tiền hiện sinh, nghĩa là cái mở đầu của cái bắt đầu, và xuất phát từ những ư tưởng về một trật tự.

Một đẳng cấp- quyền lực đă lỗi thời, dù là của giới tăng lữ, kỵ sĩ,  thị dân,  công nhân cùng với những sắp đặt đời sống đi kèm theo nó; bởi v́ con người không sống trong một thứ tập thể ảo vọng huyễn hoặc mà trong đẳng cấp mang tính xă hội, luôn luôn con người sống như vậy, và mọi tầng lớp người đều cần phải tham gia vào sự giữ ǵn trạng thái tỉnh táo của trật tự cộng đồng. Quyền lực một đẳng cấp không tốt. Cho dù bất kỳ đẳng cấp nào thực hành điều này. Nhưng sự phi đẳng cấp c̣n tồi tệ hơn.

Đă lỗi thời khái niệm về dân tộc, quốc gia, ṇi giống như một cộng đồng mang khả năng đời sống, bởi hạt nhân của nó là mầm mống của sự ganh đua, hỗn loạn, của sự ghen tỵ và xung đột, của nỗi dương dương tự đắc ngu xuẩn , của âm mưu và sự dối trá.

Đă lỗi thời khái niệm chính trị; chính trị không c̣n cân bằng hóa những lực lượng đối kháng trong sự thù hận giữa các đẳng cấp và dân chúng, mà thúc đẩy và duy tŕ trạng thái này.

Đă lỗi thời (cái gọi là) tôn giáo, bởi tôn giáo dựng lên một cộng đồng chia rẽ và đối kháng từ những khác biệt đức tin tôn giáo; sự đa dạng của niềm tin không tạo ra t́nh trạng hỗn loạn, mà là dấu hiệu của sự giàu có tinh thần. Giới tăng lữ bán tôn giáo cho quyền lực toàn trị, Giới kỵ sĩ bán quyền lực cho tiền, giới thị dân bán sự trù phú ph́ nhiêu của đất cho những mục tiêu sống nghèo hèn và thấp kém;  giai cấp vô sản, được chứng minh là không hiệu quả trong việc tạo ra một chế độ cụ thể, không có khả năng nào khác ngoài việc thực hiện những thử nghiệm đời sống thị dân c̣n kém chất lượng hơn, thay thế cho sự giải phóng  rêu rao là mang lại một sự khủng bố lao động và trạng thái nô lệ. (Con người đánh mất sự trong sạch bản chất trong một ngày, khi nó biến thành kẻ nô lệ.)

Đă lỗi thời (cái gọi là) khoa học, khi khoa học không đáng tin cậy mà là hệ tư tưởng của sự thực hành quyền lực toàn trị; trước tiên mang tính thị dân sau đó mang tính vô sản, chuyển tải những lư tưởng và công cụ giúp đỡ sự thực hành bạo lực, trở thành sự bóc lột nhân loại, một sự dối lừa hiện thực dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn.

Kẻ thù ở đâu?

Kẻ thù chính là guồng máy. Không dễ dàng t́m ra. Gần như tất cả mọi người đều biết kẻ thù là thứ quyền lực hủy hoại đời sống, chỉ v́ gần như tất cả mọi người đều khổ sở v́ những nguyên nhân giống hệt nhau. Nhưng phần lớn người ta đi t́m nguyên nhân, t́m những điểm đen trong kỹ thuật, trong nhà nước, kinh tế, trong khoa học tự nhiên.

Guồng máy là một hệ thống phá hoại sự sống tổng quát, bộc lộ trên mọi lĩnh vực của sự sống người, trong kỹ thuật, trong nhà nước, trong khoa học. Đặc điểm của nó là sự phi cá nhân. Xuất hiện như một trật tự sống, y như một sự hợp lư mà ưu điểm của nó là dễ thực hiện, bởi mang tính thực tiễn và có ích. Xuất hiện như một sự thông minh tỉnh táo, để làm nhẹ gánh nặng và đơn giản hóa mọi sự vật. Một cách sai lầm và xuất phát từ sự nông nổi người ta coi máy móc là kẻ thù trong niềm tin: cái bản chất là sự máy móc hóa.

Nhưng sự máy móc hóa là một quá tŕnh thuần túy bên ngoài; guồng máy là sự phá vỡ đời sống. Máy móc hóa là hệ quả của guồng máy. Là sự tiến hóa của hoạt động bấm nút. Bởi kỹ thuật không phải là một quan niệm tự trị- đặc biệt trong h́nh thức hiện đại, như kỹ thuật tên lửa và hạt nhân, kỹ thuật do thám hay năo nhân tạo- mà là một công cụ của guồng máy phá vỡ đời sống.

Lĩnh vực quyền lực mạnh nhất của guồng máy cũng không phải là khoa học kỹ thuật, đấy chỉ là sự hiện diện nắm bắt được của h́nh ảnh cổ về guồng máy; quyền lực lớn nhất của nó là cơ quan hành chính (sự quan liêu). Các công ty công nghiệp, ngân hàng, các tổ chức đảng, quốc pḥng, khoa học. Nơi mà đời sống biến thành sự tiến hóa vô cơ, nói đúng hơn nơi mà guồng máy điều khiển con người.

 Trước kia người ta không nhận biết về guồng máy; những guồng máy lớn về tài chính, quốc pḥng, chính trị xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ II. Lúc đó guồng máy chưa hoàn toàn là một hệ thống phá vỡ một cách hoàn chỉnh đời sống tổng quát và thống nhất, nhưng trong những năm sáu mươi (của thế kỷ XX) mọi dấu hiệu của nó đă cho thấy sự liên kết ma quỷ tăm tối đă phủ ngập trái đất, và lan tràn khắp các lĩnh vực của sự sống.

Điều quan trọng nhất, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, là không ai làm ǵ cả, mà guồng máy đă biến thành một quyền lực không chống đỡ nổi, như người ta thường nói, không phụ thuộc vào ư chí con người. Điều này trong thời kỳ Đại Pháp Quan xảy ra như một sự khởi đầu phù hợp của quá tŕnh phá vỡ đời sống người. Đây là khoảng thời gian của quyền lực tuyệt đối mang tính chất tôn giáo (giới tăng lữ, giáo sĩ) và tính chất chính trị. Từ đó đến nay chủ nghĩa toàn trị, khoa học và kỹ thuật được dựng lên- ba sự hợp lư hóa đă hành chính hóa của guồng máy phá vỡ đời sống.

Bởi v́ sự hoạt động của Đại Pháp Quan lúc đầu chỉ là, nơi nào xuất hiện ánh sáng, nó can thiệp và thổi tắt. C̣n guồng máy thực hành một hệ thống trước tiên ngăn cản sự hiện diện của ánh sáng, của sự tỉnh táo, thậm chí t́m ra các công thức để biểu dương sự tăm tối và sự nô lệ, rồi tổ chức cả một đội quân lư thuyết thống nhất chống lại sự sống cụ thể và thực chất, biến việc sắp đặt phá vỡ đời sống thành sự bắt buộc dưới gánh nặng của trạng thái đánh mất đời sống.

 Kẻ nào đứng ngoài sự phá vỡ đời sống, guồng máy không cho kẻ đó bánh mỳ (miếng ăn). Thời kỳ Đại Pháp Quan hư hỏng một cách đẹp đẽ, và tầng lớp thị dân từ sự hư hỏng trần tục này vẫn cố giữ ǵn một cái ǵ đó. Nhưng sự hư hỏng mang tính chất toàn trị thuộc về tầng lớp đi ở, tôi đ̣i. Ở kia con người có thể là bất kỳ ai, c̣n ở đây không là ai cả.

Con người thực hiện những lư tưởng tất nhiên không phải do bản thân nó nghĩ ra. Những ư tưởng dẫn dắt đời sống chiếu rọi từ mức độ sự sống, bởi vậy vô cùng hăn hữu xảy ra việc những ư tưởng này chỉ duy nhất một con người ngoại lệ nắm bắt; Về các ư tưởng này phần lớn con người tự nhận biết, cho dù ở những vị trí xa cách nhau, hoàn toàn độc lập với nhau.

Platon đă từng nói đúng như vậy, khi nói về các ư tưởng. Chúng ta nhận được các lư tưởng tác động đến sự sống người từ các mức độ sự sống cao và đúng ra  là rộng lớn hơn, và những ư tưởng này điều khiển đời sống của chúng ta. Bản chất thiên nhiên của chúng ta thuần túy chỉ là một bộ phận thực hiện những lư tưởng này trong cuộc đời trần thế.

Con người chỉ quyết định tiếp nhận sức mạnh nào vào bản thân ḿnh và thực hiện các lư tưởng này ở mức độ nào. Bản chất và đặc tính của sức mạnh không thể thay đổi. Bởi vậy các hành động tội ác, sự giết chóc, chiến tranh, xử bắn người chống lại đời sống không chỉ phi nghĩa, mà c̣n hoàn toàn vô nghĩa, bởi con người đánh mất đời sống của nó v́ một hành động mà bản năng của hành động ấy không có trong con người.

Bản thân đời sống vô tội, và không là ǵ khác ngoài như mật, như kinh Vedanta đă nói. Ư tưởng, tư tưởng, lư tưởng độc lập với đời sống chiếu rọi vào con người, và con người hành động từ nguồn cảm hứng hoặc từ áp lực của chúng. Đây là một trong những phần cơ bản nhất của truyền thống; truyền thống dạy rằng cần phải phân biệt các tư tưởng và các lư tưởng từ chính chúng như thế nào, và cần nhận biết ra chúng theo tính chất của chúng.

 Đây là diakrizisz pneumatón, là sự phân biệt của tinh thần, mà Kinh Thánh đă nhắc đến. Diakrizisz pneumatón là tri thức của đẳng cấp tinh thần, để con người biết tách biệt các tinh thần có hại và có lợi ra từ lẫn nhau, để tiếp nhận cái có lợi và đẩy ra xa cái có hại. Khả năng của đẳng cấp tinh thần này từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên đă bị đánh mất ở châu Âu, lư do mất bởi châu Âu đă chấp nhận vào bản thân nó các sức mạnh quyền lực của giới tăng lữ, giáo chủ và mở ra trong bản thân nó một không gian cho lư tưởng cai trị toàn cầu.

Từ đó tới nay con người ta sống trong sự nhầm lẫn tuyệt đối của quan điểm nhân học, rằng cái con người nói, làm, tư duy, tuyên bố và thực hiện đều là phát minh của cá nhân người. Ai từ mức độ tinh thần đối kháng với nhau, đấy không bao giờ là đối kháng của con người với con người, mà là các tư tưởng đội lốt người nhận từ tác động của các sức mạnh cao hơn, và bởi vậy không cần hủy diệt con người, mà cần nhận thức ra một quá tŕnh mà bằng quá tŕnh ấy có thể và cần vô hiệu hóa các tư tưởng có hại.

Guồng máy không xuất hiện từ con người, mà nó là sự hiện thực hóa một tư tưởng cao hơn. Guồng máy chưa bao giờ có thể t́m thấy trong con người, và không ai có thể đồng hóa bản thân với guồng máy trong mức độ hoàn toàn. Chống lại các lư tưởng được thực hiện từ những tác động cao hơn bằng vũ lực là vô ích. Chỉ có thể bằng tri thức brahman (đẳng cấp tinh thần) mới có thể nhận ra cái sai, và đánh thức cái đúng, và có khả năng vô hiệu hóa cái sai.

Như Kinh Thánh đă dạy không được phép chống lại cái xấu. Cuộc tranh đấu chống lại cái xấu có hại, bởi dồn cái xấu đến sự bảo vệ, và như vậy củng cố, tăng cường thêm cái xấu. Đây là tri thức của ông già Tolsztoj. Tri thức của Gandhi. Không chống lại. Cần biến sức mạnh trong sạch và tỉnh táo thành tia chiếu phù hợp đối với cái xấu, và lúc đó cái xấu, cái có hại sẽ biến mất (szatjagraha)

Cái đang xảy ra ngày hôm nay, ngược lại hoàn toàn.

Con người không biết phân biệt các lư tưởng từ chính chúng, họ đảm bảo sự hoạt động tự do cho các sức mạnh có hại, và các sức mạnh độc hại dày đặc này biến thành sự tiến hóa lan truyền khắp trái đất. Không có đẳng cấp tinh thần, không có tri thức brahman. Những kiến thức của các nhà sáng thế (gnostic) đă từng có, bị mất hoàn toàn. Diakrizisz, tri thức tăng lữ, giáo chủ, vô danh.

Có thể ḥa giải được chăng?

Nguyên nhân của vấn đề chính lại là sự ḥa giải sớm. Ngày nay tôi không thừa nhận bất kỳ một cộng đồng kiểu nào. Dân tộc không, quốc gia không, giai cấp không, ṇi giống không, tôn giáo không, thế giới quan không. Duy nhất một cộng đồng mà tôi thừa nhận giá trị của nó là cộng đồng của các Thánh, nhà thờ. Sự hợp nhất của nhân loại nhân danh Thánh kinh.

Trở nên một ḿnh là điều điên rồ, nhưng thà điên rồ c̣n hơn trở thành hư hỏng. Giới giáo sĩ tăng lữ, quân nhân, ngành công nghiệp lớn, ngân hàng, quốc gia, nhà nước, trường đại học, chủ nghĩa xă hội, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, thị dân trần tục, thậm chí vô sản trần tục dệt thành một guồng máy-phá vỡ đời sống duy nhất, mà trong nó chúng ta ở trong t́nh trạng chiến tranh liên tục. Là cái người ta gọi là đấu tranh sinh tồn.

Tôi không thừa nhận thứ trật tự đời sống này và tôi cho rằng nó vô luật. Chuẩn bị chiến tranh là chuẩn bị giết. Hoặc thỏa hiệp. Sự thỏa hiệp trong thực tế là cách giải quyết của con người bạc nhược, nếu không có bữa trưa, vài mẩu vụn bánh cũng được. Kết quả là con người được ḥa giải giả bộ, v́ một hưng phấn nhỏ nhoi chạy như điên dại vào sự tan ră hư vô. C̣n lại là sự câm lặng về tất cả, làm như thể chỉ là một rối loạn tạm thời và tự an ủi rằng thực ra lúc nào trong lịch sử chẳng thế. Chống lại điều này duy nhất chỉ có một hành vi có thể: phản kháng một cách cương quyết nhất và không nhân nhượng bất cứ điểm nào. Anathema-sự đáng nguyền rủa.

Không có sự ḥa giải. Con người phải tóm lấy toàn bộ sự thù hận của thế gian để không cho phép nó lan tỏa, để nó không có khả năng lan tỏa. Cần, tính nhân loại triệt để của con người nổi lên trong sự thù hận này. Sự giận giữ là sự ḥa giải của tôi. Tôi không chịu đựng bất cứ sự phá vỡ đời sống kiểu ǵ và ở đâu.

Điều kỳ diệu trên hiện trường của nó-

Guồng máy là điều kỳ diệu. Hoàn toàn phụ, khi người ta gọi nó là hiện thực. Ngày nay, người ta nói, không có sự kỳ diệu. Nhưng có đấy. Cái mà người ta gọi là hiện thực, đấy là điều kỳ diệu. Nhưng đây là điều kỳ diệu tầm thường. Trong đó không có niềm tin? Có đấy chứ. Niềm tin trong rác rưởi.

Guồng máy là điều kỳ diệu, bởi điều kỳ diệu là con người b́nh thường và có trật tự trong sự tồn tại đích thực muốn lấy ra một phần của cải của đời sống, phải tạo ra những điều kiện và những hoàn cảnh để đến gần hoặc không thể đến gần những của cải ấy, hoặc lấy được chút ít đi chăng nữa, cũng chỉ có thể bằng cái giá của sự đê tiện.

Điều kỳ diệu bởi toàn những sự ngược đời so với những ǵ con người mong muốn thực hiện. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sự bẩn thỉu và hư hỏng là điều kỳ diệu, sự lầm lẫn, mù quáng, sự bức bối,  đồi phong bại tục, sự hèn hạ, dối trá, sự tha hóa, các tội ác, sự nhố nhăng không nghiêm chỉnh, sự vô nghĩa là điều kỳ diệu, và là cái mà, cần nhắc lại, người ta gọi là hiện thực.

Kỳ diệu, bởi cái thế gian này là sự lộn ngược của những ǵ con người mong mỏi, vậy mà nó vẫn tồn tại, trong ảo ảnh được đề xướng, che dấu hiện thực đích thực khiến người ta tan ra và bị nuốt chửng trong phép thuật của nó. Mọi giá đây là sự kỳ diệu, bởi con người muốn sống một đời sống nguyên vẹn, và họ đang sống trong sự phá vỡ đời sống một cách hoàn toàn, thứ đời sống không thể giải thích nổi. Đây là điều kỳ diệu xấu. Chỉ trong nó mới có thể nổi lên thứ tư tưởng: đấu tranh sinh tồn. Bởi hiện thực là việc chăm chút sự sống. Đấy mới là điều b́nh thường. Và chỉ trong sự kỳ diệu xấu mới chuẩn bị để giết hay để thỏa hiệp, và lặng im trước tất cả những điều này, và có thể dối trá.

Simone Weil từng nói: cái xấu là lúc người ta nhổ đời sống ra khỏi cội rễ của nó, và điều này ít-nhiều cũng như cái chết. Cái xấu che phủ và làm mờ nhạt đời sống, đầu độc đời sống, con người trong cái xấu c̣n lại một ḿnh, không điểm tựa, và diều đáng sợ nhất là linh hồn họ không biết đến yêu thương và từ bỏ yêu thương.

Nhưng như vậy vẫn c̣n ít. Trong cái xấu không chỉ đời sống người bị hư hoại thuần túy. Cả thế gian dội lại sự xấu xa. Cái xấu tấn công sự tồn tại. Và như vậy nó mang kích thước thế gian. Cái xấu không phải tội ác, nó c̣n sâu sắc và có quyền lực hơn thế. Cái xấu là sự phá vỡ đời sống, chạm đến toàn bộ các điểm của thế gian. Nó hút và làm đen tối đi sự sáng tạo, tạo dựng, nó thử dập tắt ánh sáng của toàn bộ sự sống.

Tôi không chống con người. Ḷng chân thật và sự tỉnh táo trong tôi chống lại những quyền lực đen tối của điều kỳ diệu đang phá vỡ đời sống và nghiêm cấm sự ḥa giải. Cần ḥa giải với con người. Con người sống trong sự kỳ diệu của ảo ảnh, và luôn luôn sẽ sống trong đó, trong giấc ngủ nửa tỉnh nửa mơ của điều kỳ diệu, không thể tỉnh giấc hoàn toàn, chỉ brahman, thực thể tinh thần mới thức tỉnh.

Kinh Thánh dạy sự ḥa giải với con người đang sống, nhưng chưa bao giờ cho phép sự phá vỡ đời sống, và coi đó là một sự vô luật.

Thiên chúa giáo dạy ǵ?

Thiên chúa giáo không phải tôn giáo. Tôn giáo mang nguồn gốc lịch sử và xă hội và tinh thần, cùng với sự giáo điều, với tổ chức tăng lữ và với các nghi thức. C̣n Thiên chúa giáo là sự dạy dỗ về hành vi trong sự sống b́nh thường.

Có một cách đối thoại biện chứng. Như thể các hệ thống khép kín nói chuyện với nhau. Phần lớn là tranh căi, bởi không hệ thống nào biết từ bỏ sự khép kín của ḿnh. Tranh căi về các vấn đề. Các lư thuyết chất chồng và các hệ thống muốn loại trừ lẫn nhau. Chứng minh và dẫn chứng. Con người bồi đắp bản thân trong các lư thuyết và trong các hệ thống. Ngôn ngữ trở thành logos biện chứng, thực chất đứng ngoài con người. Không phải con người nói chuyện với nhau mà là các lư thuyết trừu tượng vật lộn với nhau.

Có một cách đối thoại hiện sinh, trong đó không có hệ thống, không có các vấn đề lẫn sự chứng minh, và cũng không có cả các câu hỏi lư thuyết. Tôi đứng đối diện với con người. Ngôn ngữ ở đây là logos hiện sinh. Chúng ta đối diện với nhau, chúng ta mở và hiểu được lẫn nhau. Chúng ta mở, bằng ngôn từ của chúng ta soi sáng lẫn cho nhau. Cùng nhau.

Jezus không bao giờ đối thoại với ai một cách biện chứng và nói về các vấn đề lư thuyết, Jezus không tranh luận, không chứng minh, mà luôn luôn tiếp cận đến bản chất của con người. Không phải các lư thuyết. Các hệ thống pḥng thủ. Không phải các vấn đề; không, không phạm tội hay vô tội. Ta đang nói chuyện với mi, ta mở ḷng với mi, và mi hăy mở ḷng với ta. Hăy tiếp nhận ta vào với mi, như ta tiếp nhận mi vào với ta.

Kinh Thánh là Lời (logos) mang tính hiện sinh, không dạy về các lư thuyết mà đối thoại với con người, gọi con người.

Con người mở và đơn giản và thẳng, trả lời tiếng gọi, và từ lúc đó sự khép kín pḥng thủ bị tan chảy. Kinh Thánh gọi logos hiện sinh là alétheia, hay c̣n gọi là sự thật, bởi alétheia cùng lúc có nghĩa là sự thật và sự lật tẩy. Kẻ nào mở, không bị bao phủ, hay đă thức tỉnh, sau cùng kẻ đó cũng là sự thật đúng. Kẻ nào khóa ḿnh lại trước sự thức tỉnh, kẻ đó không đối thoại mở và thẳng, thay vào đó các lư thuyết bắt đầu lên tiếng, quan điểm, vấn đề, câu hỏi, và bắt đầu tranh căi, đó là kẻ biện chứng.

Thực thể hoàn toàn được chiếu sáng, đă thức tỉnh, Kinh Thánh gọi là con trẻ. C̣n hành vi biện chứng của sự khép kín là kẻ đạo đức giả, kẻ nghe tiếng gọi th́ giả vờ lặng im trốn tránh, và trả lời bằng các lư thuyết, các điều kiện, kẻ chỉ tranh luận và bảo vệ, và tách biệt, bởi từ farizeus (perusim) tiếng Héber có nghĩa là sự tách biệt.

Kẻ tách biệt đạo đức giả luôn luôn t́m ra cớ để tách ḿnh ra, để không cần cùng với bất kỳ ai, để xây dựng hệ thống, hay đúng hơn là nhà tù, dù là một ṭa nhà hay một nhà nước hoặc một lư thuyết, và khóa ḿnh vào trong đó.

 Kinh Thánh mời gọi con người trong hiện sinh của con người, trong cái mang tính chất con trẻ của nó, một sự trong trắng trong tất cả mọi người, luôn luôn và giữa mọi hoàn cảnh. Người nào mở, và trả lời, người đó là aléthes, hay là người không che đậy, là người đúng. Kẻ nào khóa bản thân ḿnh lại, kẻ biện chứng, trong sự dối lừa đời sống và c̣n lại một cách tách biệt, một ḿnh, cho bản thân, từ chối lời mời gọi. Kẻ nào trốn tránh trước lời gọi mời, đến Jezus cũng chẳng thể nào làm cho nó mở.

Lời (logos) hiện sinh ngày nay là thứ duy nhất có thể làm tan chảy guồng máy. Trong tư tưởng, trong nghệ thuật và nhất là trong đối thoại sống động. Bởi từ lời mời gọi, làm thức tỉnh tính chất con trẻ trong sạch, bản chất thật sự của con người (Theo Gúenon: état primordial, theo Böhme: Urstand), và đây là con đường mở ra dẫn tới việc quay trở về với quan điểm cơ bản của sự sống. Sự thật (alétheia, tính chất mở, thẳng) phá vỡ guồng máy.

Chúng ta cần làm ǵ?

Chúng ta không làm được ǵ khác ngoài việc mở ḷng nghe lời mời gọi, và chúng ta tiếp tục mời gọi. Chống lại điều kỳ diệu thấp kém một cách dứt khoát, chính trực, rơ ràng, giản dị, từ gốc rễ, trên mọi điểm, không nhân nhượng. Không chống lại con người, bởi trong mỗi con người đều tồn tại một con người đích thực và bản chất- al-insan al-kamil- như Sufi đă đặt tên, đấy là một con người không thể tiêu diệt trong bất kỳ sự hư hỏng nào, và không một thế lực tăm tối nào ngăn cản nổi sự thức tỉnh của nó.

Cần ḥa giải với con người. Bắt buộc tha thứ và ḥa giải. Nhưng bất kỳ một sự yên ḷng nào cũng không cho phép con người tin vào sự hư hoại, và mơ hồ trong lư tưởng của guồng máy, và làm như thể tất cả đều ổn, để giữ bỏ sự tối tăm và im lặng, thậm chí c̣n xây dựng lên các lư thuyết để bảo vệ guồng máy.

Sự ḥa giải có nghĩa là ǵ?

Là bằng mọi giá không cho phép sự phá vỡ đời sống. Không thể để mặc như vậy. Điều đó có nghĩa là không bao giờ c̣n sợ hăi nữa. Nổi giận với các thế lực phá vỡ đời sống, thậm chí sự giận giữ này cần tăng lên mỗi ngày. Nhưng cũng cần ghi nhớ là sự phá vỡ đời sống này không luân hồi. Toàn bộ là một sự bất ngờ và tạm thời, một sự liều lĩnh không nghiêm chỉnh và không thể duy tŕ lâu dài.

Guồng máy chỉ làm nổi một điều là tiêu diệt nhân loại. Nhưng dù xảy ra bất kỳ điều ǵ, t́nh yêu thương con người là bắt buộc, như quyết định cần phải duy tŕ sự phản kháng phi ḥa giải- chừng nào sự phá vỡ đời sống vẫn tiếp diễn. Và khi con người mở ḷng cho sự mời gọi, hay lẩn tránh, nó tự phán xét chính bản thân nó.

 Vào hồi kết thúc của mọi thời gian, người ta nói, cái bắt đầu sẽ quay trở lại.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

          ( Budapest. 2014. augusztus 1.)