Pilinszky János

BIÊN ĐỘ CỦA THÁNH KINH

http://monostori.extra.hu/Kepek/biblia-fenyben.jpg

 

Con người là thực thể xă hội. Trong khái niệm tâm huyết hơn: con người là thực thể sinh ra cho t́nh yêu thương. Vậy mà, để yêu thương cũng khó, nhận lấy ḷng yêu thương cũng khó.

 

Ấn tượng của kẻ „sinh ra cho t́nh yêu thương” luôn luôn là: một mặt người ta không yêu thương tôi „đủ”, mặt khác người ta không cho phép tôi yêu thương, hoặc yêu thương một cách”thật sự”.

Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt những nguyên nhân của kinh nghiệm, của bi kịch t́nh yêu thương con người, và cho dù ta có thể làm dịu đi nỗi đau chúng mang lại, nhưng mâu thuẫn của bi kịch này vẫn c̣n nguyên: Con người sinh ra cho ḷng yêu thương, nhưng vô ích kiếm t́m sự thực hiện hoàn hảo t́nh yêu thương  trên quả đất.

 

T́nh yêu thương thật sự- như các thi sĩ thánh kinh thường nói- là bộ sưu tập của tất cả các đức hạnh trần tục: sự khiêm nhường, ḷng kiên nhẫn, sự hiền dịu, hiến dâng, ḷng trung thành và sự anh minh.

 Thế nhưng thử thách chân chính của t́nh yêu thương chân chính lại là, không run sợ trước t́nh yêu thương của kẻ khác, để ngập tràn ḷng nhân từ, sự kiên nhẫn và khiêm nhường đón nhận t́nh yêu thương.

Đă bao nhiêu lần chúng ta nghe nói đến một t́nh yêu thương nặng gánh, gây bực bội, không thể chịu đựng nổi. Và đă bao nhiêu lần chúng ta thấy trong t́nh yêu, cuộc đấu súng của đôi”t́nh nhân”, cuộc chiến của kẻ săn đuổi và kẻ bị truy rượt, chủ nghĩa man rợ ăn thịt lẫn nhau thực sự của t́nh yêu thương.

Bởi vậy, trước bi thảm của t́nh yêu thương của con người Kinh Thánh vẫn là cuốn sách lớn của mọi cuốn sách. Thượng Đế sống trong Lời, là kẻ cho phép người khác yêu thương ḿnh! Đấy là nhận thức tuyệt hảo nhất của t́nh yêu thương.

Và ai một lần đă đạt đến mức cảm thấy những từ ngữ của Kinh Thánh hoàn toàn quện lấy ḿnh, với kẻ đó bằng chứng sâu sắc thánh thiện nhất là bằng chứng t́nh yêu thương của Thánh Kinh. Thượng Đế là người mà ta có thể yêu thương được. Không một cơn khát nào bị ngăn cản.

 Francois Mauriac đă phân tích một nhân vật trở thành linh mục như sau: „ Nếu anh ta yêu một người nào đấy, luôn luôn người ấy là kẻ mà anh ta yêu hơn cả, và những trái tim như thế là những con mồi dễ dàng cho Thượng Đế”.

 Thật là một định nghĩa táo tợn, mà bản chất của nó có thể dịch như sau: với những trái tim như vậy chỉ một ḿnh Thượng Đế biết  hiến dâng bản thân Ngài cho nó mà thôi! Thậm chí Ngài chỉ ôm vào ḷng những kẻ như vậy.

Những kẻ mà bên cạnh t́nh yêu thương của họ tất cả mọi người đều tháo chạy, những kẻ đó khao khát đợi chờ Thượng Đế nhiều nhất- một cách thầm kín, nhưng gần gũi, vô h́nh với sự gắn bó diệu kỳ nhất.

Bởi vậy thật an ủi sau một ngày phiền nhiễu mệt mỏi nặng nề, trong tĩnh lặng của màn đêm lật giở từng trang-từng trang Kinh Thánh. Và đây cũng là điều bất tử trong sách Thánh: t́nh yêu thương, sự tuyệt  vời của t́nh yêu thương siêu việt.

Rất nhiều lần tôi đă trầm ngâm, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giê su đă mang lại cú sốc như thế nào đối với một người đọc Hy lạp hay Latin?

Bởi v́ chúng ta biết một định luật thiêng tàn bạo trong các truyện thần thoại, khi vị thần  mới truất ngôi vị thần  cũ, Zeus hạ bệ Kronos, như những chiếc lá mới xô đẩy những chiếc lá năm ngoái, như trong các bộ lạc man rợ cậu con trai giết cha. Sự phát triển đ̣i hỏi nạn nhân, và ngay đến sự ra đời và cái chết của các thần linh cũng phản ánh quy luật thiên nhiên trần trụi này.

Người đọc được nuôi dưỡng từ các thần thoại Hy lạp và Latin chắc chắn sẽ hết sức ngạc nhiên khi đọc về mối quan hệ giữa Cha và Con trong Kinh Thánh, để tự ngẫm với ḿnh bằng trái tim và trí óc kinh ngạc rằng:”Ôi, đây là một Thượng Đế mới, kẻ ra mắt Cha như một nạn nhân trong sạch. BA NGÔI  là chiến thắng của t́nh yêu thương, đă chặn đứng một dăy dài, một quá tŕnh tiến hóa tội lỗi khủng khiếp. Trong BA NGÔI, thật sự Thượng Đế vĩnh cửu đă đến với chúng ta.”

 „ Các ngươi đừng sợ hăi, ta đă chiến thắng thế gian”- Chúa Giê su nói, và khi Chúa nói điều này, chúng ta hiểu, người nghĩ đến một t́nh thương yêu vô bờ bến. T́nh yêu thương là thứ không thể trôi qua, là thứ không thể tránh khỏi và vĩnh viễn không bao giờ bị bỏ quên. T́nh yêu thương là khái niệm sâu sắc nhất chúng ta tạo dựng về hiện thực.

Ngôn từ của Chúa từ t́nh yêu thương mới khẽ khàng làm sao, chiến thắng của Người từ t́nh yêu thương mới êm dịu và kiên nhẫn làm sao. Và v́ không có sự sống vĩnh cửu nếu thiếu t́nh yêu thương, nên chỉ một ḿnh t́nh yêu thương mới có thể an bài trong vĩnh cửu và toàn diện.

Kinh Thánh là bằng chứng yêu thương vĩ đại duy nhất bên cạnh sự sống Thượng Đế, cũng như bí ẩn của BA NGÔI có thể tiếp cận gần gũi nhất bằng logic của t́nh yêu thương.

Từ đây có sự hiện đại vĩnh cửu của Kinh Thánh.

Nguồn:Tạp chí”Con người mới”. 1962.06.03

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

( Hà nội 2013-01-04)