NHỮNG NỖI NIỀM TIẾNG VIỆT

 

Người ta thuê tôi dạy mấy lớp tiếng Việt tổ chức trong một khu trung tâm thương mại giữa thành phố. Tôi nhận lời.

Các lớp học tổ chức trên tầng gác cao nhất của khu trung tâm thương mại, bước lên tầng gác này người ta ngạc nhiên liếc qua các căn pḥng” bỏ hoang”, ở giữa là những khu nhà vệ sinh sạch bóng, đi dọc hành lang, ngắm qua khung cửa kính rộng  thấy cả một quang cảnh bát ngát, một bức tranh thiên nhiên khổng lồ mang những sắc màu khác hẳn nhau tùy theo bốn mùa.

 Đặc biệt nhất là tầng gác này vô cùng yên tĩnh, khác hẳn những tầng gác dưới kia. Chỉ cần bước vào thang máy bấm nút xuống, trong nháy mắt, hiện ra một cảnh tượng khác hẳn: các cửa hàng sáng choang, ngồn ngộn hàng hóa, người ra kẻ vào tấp nập, kẻ chọn, người ngắm, kẻ trả tiền,  kẻ hỏi, người thưa, tiếng nhạc vui tươi réo rắt suốt từ mười giờ sáng đến tám giờ tối. Một khu buôn bán đích danh.

Nhưng: lên tầng gác cao nhất, vào căn pḥng lớn ghi hàng chữ trên cửa „PH̉NG HỌC” gặp sự yên tĩnh tuyệt đối, ta bước vào một thế giới khác.

Tôi không tin người chủ của khu trung tâm thương mại mang tên CHÂU Á này khi khởi công xây dựng đă nghĩ đến „công cuộc giáo dục”  sau này dành cho những người châu Á đến đây thuê cửa hàng để buôn bán, có thể đây chỉ là nơi diễn ra các buổi họp mặt, họp báo, hoặc làm ǵ đó với giới truyền thông mà thôi.

Thế nhưng nhu cầu „giáo dục tinh thần”  trong đám cộng đồng dân châu Á, mà người Việt là đông nhất, đến đây thuê quầy buôn bán lại có thực, thời gian trôi đi, cùng với việc tích lũy của cải và ổn định nơi sinh sống, những người chủ quầy này cũng lập gia đ́nh sinh con đẻ cái, và lớp trẻ „gốc Việt” nhưng không biết tiếng Việt này khiến họ bắt đầu lo lắng.

Và thế là những người có tâm huyết với cộng đồng bắt đầu tổ chức các lớp học tiếng.

Sau giờ dạy tôi hay trầm ngâm suy nghĩ  bên cửa sổ mang bức tranh phong cảnh thiên nhiên  một lúc khá lâu. Tôi nhận ra: cái văn hóa bên trong mỗi con người bất giờ và giàu có gấp trăm ngh́n lần thứ văn hóa người ta vẫn thường thấy lồ lộ qua sinh hoạt xă hội hàng ngày. Cần ghi chép lại, để nghĩ thêm, hiểu thêm về người Việt nam đang „lang bạt” khắp trái đất này. Nhưng ghi chép…dài ḍng lắm, đ̣i hỏi nhiều thời gian  (của cả kẻ viết lẫn người đọc), bởi vậy tôi sẽ ghi chép theo từng kỳ, những lúc nào tôi có thể. Vậy nhé? Bạn đọc? Và kẻ viết ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!

 

 

 

Tôi gọi lớp thứ nhất là lớp MỚI, thay cho lớp A như mọi người thường thích gọi, v́ rơ ràng ở lớp này cái ǵ cũng mới: thày tṛ chưa bao giờ quen biết nhau, chưa ai chưa bao giờ học ở đâu bất kỳ một chữ cái tiếng Việt nào.

Tôi viết lên bảng chữ: Lớp Mới, cả lớp cặm cụi VẼ theo. Thật thích thú khi nghĩ rằng những ǵ ta bắt chước học theo người khác lúc ban đầu đều chỉ là kư hiệu, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ai nấy sẽ chợt hiểu  và sẽ thấy tất yếu phải như thế, không thể khác được. Học luôn luôn là một quá tŕnh tự sống mà. V́ phải tự nhận thức. Suy cho cùng ông thày chỉ khơi mở để ta tự nhận thức mà thôi.

Lớp MỚI nửa  Hung nửa Việt, những người Hung có vợ hoặc chồng là người Việt, và những học sinh Việt „trăm phần trăm” nhưng chưa biết tư tiếng Việt nào. Lư do để tụ tập nhau lại trong lớp này rất đặc thù, chẳng ai giống ai, chỉ giống nhau ở một điểm: có vẻ phen này ai cũng quyết tâm phải học bằng được thứ ngôn ngữ có những sáu cái dấu, trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến đời sống của họ.

Một anh chàng to nhất lớp  vác cái bụng như một cái trống, hễ cứ mở cái miệng bé xíu như cái chén hạt mít trên khuôn mặt hồng hào ra nói là cả lớp lăn ra cười. Anh ta thuộc loại người  luôn nh́n thấy khía cạnh hài hước của cuộc đời ( thế mới hay!) để những kẻ hay bi quan như tôi theo đó mà sửa ḿnh.

Bám chặt lấy tay anh ta khi bước vào lớp là một cô bé chừng mười tuổi, tóc nâu sáng, da trắng nơn, chỉ đôi mắt đen long lanh như hai hột nhăn”tố cáo” sự pha trộn hôn nhân của cha mẹ.

Một thanh niên Hung khác chừng ba chục tuổi, cao nguều ngoào như một cái thang dây, thoạt nh́n thấy anh ta, người ta chợt lùi lại, v́ bắt gặp một cái ǵ đó”không b́nh thường”. Anh chàng này là cả một câu chuyện riêng, tôi sẽ kể sau.

Tiếp sau đó là hai cô gái, một cô bé da sẫm, tóc loăn xoăn, rất đáng”bán tín bán nghi” cho cái nguồn gốc Việt, c̣n cô  kia có nụ cười nhoẻn đặc biệt Á châu, dù mái tóc nhuộm nửa vàng nửa đỏ chen lẫn mớ tóc đen rủ trước trán khiến cô trông chả khác nào lũ”choai choai” Hung đang độ tuổi cặp sách.

János, anh chàng vác cái bụng” vượt mặt” giải thích sự có mặt của cô con gái:

-         Chúng tôi có hai con gái, nhiệm vụ của mỗi người là phụ trách một đứa, muốn làm ǵ th́ làm, nhưng không được để con một ḿnh.

-         Hay là muốn làm ǵ th́ làm nhưng không ai được đi đâu một ḿnh? –mọi người  đùa.

Chàng „miệng hạt mít” phẩy tay, cười:

-         Không, v́ nó phát âm tiếng Việt đúng hơn tôi, nên để nó đi theo sửa cho tôi, đúng không Hoa Xuân, con nói thử cho cô giáo nghe nào?

-         Vâng ạ. – Cô bé trả lời bằng tiếng Việt rất chuẩn.

-         Sao anh không bảo vợ anh dạy tiếng Việt ở nhà có nhanh hơn không?- Tôi hỏi.

-         Ô! không được! Cô ấy bảo tôi”tăm tối quá” có mỗi mấy cái dấu mà  nghe không ra. Thú thật là tôi muốn học tiếng Việt một cách nghiêm chỉnh để khi sang Việt nam hiểu là mẹ vợ tôi đang nói về ai? nói về Dung ( vợ tôi) hay Dũng( em trai cô ấy) về ông Hiển (bố vợ tôi) hay về bà Hiền (hàng xóm)?...

Cả lớp lăn ra cười.

-         Thế c̣n anh- tôi quay sang anh chàng „thang dây” và hỏi- Từ hôm chúng ta gặp nhau ngoài chợ tới giờ, anh có ǵ mới không?

-         Thưa cô giáo –Mihály, một anh chàng cao gần hai mét trả lời bằng tiếng Việt, dù là thứ tiếng Việt ngọng nghịu nhưng cũng khiến hết thảy mọi người sững sờ kinh ngạc – từ hôm đó tới giờ em không có ǵ mới…

Tôi gặp anh chàng này cách đây không lâu lắm, trong cái chợ giời”quốc tế” to nhất nh́ thành phố, nơi mà đôi chân đôi khi chả có hứng thú đi bất kỳ đâu th́ đến đấy, bâng quơ cũng được nghe tiếng mẹ đẻ, chả cần nấu cũng được ăn phở, và rất hay gặp những câu chuyện hết sức ly kỳ giữa những kẻ cùng xứ sở.

Giữa chợ có một con dốc thoai thoải dẫn ra con đường lớn phía sau chợ, dành cho các loại xe chuyển hàng ra vào, thẳng con dốc đó lên sẽ gặp ngay một dăy nhà lợp mái tôn, với nhiều ngăn riêng biệt che chắn kín mít tạo thành các loại büfe riêng ( büfe Tàu, Việt nam, Thổ…) và những quán bán rau củ, thực phẩm tươi sống của người Việt.

Tôi bước vào một quán (được coi là) lụp xụp nhất trong mọi lụp xụp nơi đây (thế mới hấp dẫn!), nơi nằm chỏng chơ một cái bàn ở giữa, với mấy cái ghế và một cái bàn sát lối vào lúc nào cũng đầy ắp những thứ ǵ đó được phủ kín như bưng, trong cùng, sau quầy kính trưng các món có thể mua là bếp nấu, lúc nào cũng lúi hai ba cái đầu thấp thoáng trong làn khói bay lơ lửng ngạt ngào.

 Quán này có thể gọi là quán” tả pí lù” cái ǵ cũng có, tùy theo ngày trong tuần và giờ trong ngày. Ví dụ: theo ngày có thứ hai ḷng lợn tươi, thứ ba tiết canh tươi, thịt vịt tươi, theo giờ có buổi trưa tiết luộc, quẩy nóng gịn, buổi chiều có chả quế bốc khói nóng hôi hổi…

Đây không phải büfe mà có vẻ như quán” đặc sản” mà người ta đồn rằng có thể mua được từ đây những món”độc” cả chín lẫn sống như thịt chó ( một thời làm báo chí thủ đô các loại tiếng ra sức phỏng đoán xuất xứ), rồi chim bồ câu đă cắt tiết, vặt lông sạch sẽ hẳn hoi, rồi chả quế, quẩy….

Tất nhiên, ai ra chợ người ấy phải nghe tin đồn, dù muốn hay không, dù tin hay ngờ, mặc kệ, cũng như  cứ… ăn cái đă, hương vị quê nhà, dù xuất xứ và tay nghề chế biến ra sao, mặc ḷng!

Khi bước vào quán” tả pí lù” tôi nh́n thấy một người Hung cao như cây sào, dung nhan khá kỳ quái: mắt nhỏ, miệng bé xíu nằm trên khuôn mặt to thô kệch như một chiếc bàn là vắt ngang, tuy „hắn” mang màu da trắng trẻo, và đôi môi đỏ tươi lúc nào cũng cười. Đặc biệt”hắn” có giọng nói rất rơ ràng và nhỏ nhẹ. Hắn đang nói tiếng Việt với mấy người Việt nam. Tôi ngạc nhiên v́ hắn nói khá trôi chảy,  giọng chậm răi, dịu dàng.

-         Anh học tiếng Việt ở đâu vậy? Anh nói khá lắm!

Cầm ḷng không đậu, tôi lên tiếng, sau khi đă cất tiếng chào  một ông người quen làm việc trong quán này mà chưa bao giờ tôi hỏi tên, chỉ gọi là ông” làm chả”.

Cậu người Hung nh́n tôi đắn đo một giây như muốn xác định chuẩn xác đại từ nhân xưng trong tiếng Việt trước khi nói:

-         Em học trong từ điển.- rồi cậu ta hỏi tiếp- Chị ơi! thế chị làm ǵ? Em chưa bao giờ nh́n thấy chị.

-         À, v́ tôi ít khi ra chợ, tôi không có thời gian. Tôi là cô giáo.- Tôi trả lời.

-         A, thế th́ em chào cô giáo, cô giáo dạy thêm tiếng Việt cho em?- Cậu ta vội vă nói ngay như sợ tôi đi mất.- Em xin tự giới thiệu: em tên là Mihály, em 31 tuổi.

-         Em làm nghề ǵ?- Tôi hỏi.

-         Em làm…- cậu ta nghĩ ngợi t́m từ: em làm phiên dịch, giúp người Việt nam ở đây

Đúng lúc ấy ông” làm chả” bước ra từ trong bếp, lấy chiếc khăn mặt vừa lau mặt vừa nói với tôi:

-         Thằng này nó hiền lắm, tử tế, lại không lấy đắt, nhiều người ḿnh thích thuê nó hơn là mấy ông bà”dịch vụ” chém rơ đắt.

Cậu Mihály đến ngồi cạnh tôi, rơ ràng là muốn nói chuyện nhiều hơn:

-         Cô giáo ơi, cô có dạy tiếng Việt không?

-         Tôi không tổ chức dạy, nhưng có nhiều lớp tiếng Việt do người Việt nam tổ chức, tôi sẽ báo cho em biết.- Tôi trả lời và hỏi ṭ ṃ:

-         Tại sao em lại học tiếng Việt? Em có ư định này từ bao giờ?

-         Cô ơi, ngồi đây em kể!

Cậu ta nói (quái thế đấy!), và chúng tôi tṛ chuyện, tất nhiên bằng…tiếng Hung, cho nó nhanh, v́ tôi c̣n phải đi!

Mihály bị một chứng bệnh di truyền trong gia đ́nh, phải mổ năo, sau đó cậu ta được liệt vào loại người bị tàn phế trong xă hội, được nhận một khoảng trợ cấp rất ít ỏi, nhưng bù vào đấy, được mua thuốc giảm giá, và suốt đời sẽ phải làm quen với số phận „ngồi chơi xơi nước” cũng như sử dụng một số loại thuốc nhất định.

-         Em vẫn ở với mẹ em, có bao nhiêu tiền em đưa mẹ hết, mẹ nấu cho em ăn, nhưng em không ngồi nhà được, em đi chơi, rồi em ra chợ chơi…

-         Hồi đó lần đầu tiên em ra chợ là hồi nào?

-         Cách đây mười lăm năm, hồi đó em mười lăm tuổi thôi. Nhưng cô giáo ơi, mổ năo xong em thấy ḿnh bắt chước các âm thanh thật là dễ. Đây này, cô giáo xem này…

Mihály đứng dậy, thân h́nh cao lớn trông như một cái „thang dây” nguều ngoào, lúc này tôi mới để ư cậu ta ăn mặc sạch sẽ, quần áo tươm tất, nhưng trên nét mặt có một chút ǵ đó ngây ngô của một kẻ” không b́nh thường”, có lẽ cái”thần” trên mặt hơi đờ đẫn chăng? Toàn bộ vẻ bên ngoài của cậu ta toát lên sự hoang dại kỳ quái, khiến người gặp chắc chắn phải lùi lại một chút…

Mihály ngửa cổ ừng ặc một âm thanh trong cổ họng như đang uống nước, rồi dừng lại vào bảo tôi:

-         Đây là coca cola đổ từ trong lon ra…

Cậu ta nh́n quanh, bụm tay vào miệng: „gâu-gâu-gâu”, nghỉ một chút rồi: „ gừ-gừ-gừ, meo-meo-meo…”. Y như thật!

Tôi ph́ cười, xua tay: „thôi, đủ rồi, tôi sắp phải đi đây…”

Mihály kể tiếp:

-         Ban đầu em bắt chước mấy người Việt nam nói, họ khoái lắm, bảo em nói rất chuẩn, thế là em bắt đầu học bắt chước họ. Em bắt chước nói được nhiều lắm. Rồi em ra antikvárium mua được một cuốn từ điển Hung- Việt, thế là em học. Rồi bắt đầu em đi cùng với người Việt nam ở đây đi lên gặp chủ chợ, hay giúp họ giao tiếp với người Hung, xong việc họ cho bao nhiêu tiền em lấy bấy nhiêu.

Mihály kể, cứ theo cách bắt chước nghe âm thanh giọng nói kiểu ấy, cậu ta lần lượt học tiếng Tàu, tiếng Ả rập, tiếng Thổ, nghĩa là dân cư chợ giời này nói ngôn ngữ thuộc quốc gia nào, cậu ta tập nói ngôn ngữ ấy, và nhận tuốt tuột các loại „dịch vụ” từ thông ngôn đến nhắn tin chủ này với chủ kia, đến chạy đi mua thuốc lá hộ, viết thuê lên một nắp hộp giày vài chữ để chủ hàng đặt lên đống hàng hóa rao bán…

Cậu ta biến thành một đứa con của chợ giời quốc tế Đông Âu như thế đấy.

Đúng lúc tôi vừa chuẩn bị để „lên đường” vừa nói chuyện „nốt”với Mihály, th́ ông người quen” làm chả” chạy từ trong bếp ra, mở nắp một cái nồi vĩ đại khói bốc lên mù mịt và gắp những khung chả vàng suộm nóng hổi, to như những cái đĩa cỡ lớn ra bàn.

Một người ở đâu xồng xộc chạy vào, vội vă giục ông một cái ǵ đấy, ông „làm chả” bỏ cái bàn nghi ngút khói, chạy vào bếp lấy một cuốn sổ và t́m nháo nhào khắp nơi ra một cái bút, định viết. Nhưng rơ ràng  cái bút” có vấn đề”, nó làm ông gạch ngang gạch dọc, khua lia lịa vào mép trang giấy măi không xong, ông” làm chả” chạy bay ra khỏi „quán túp” lụp xụp, ném cái bút xuống đất, ông vừa dẫm đạp lên nó bành bạch, vừa chửi rủa hết lời:

-         „Lày” th́ cho mày chết…. „lày”…”lày” th́ cho mày chết…

 Tôi tưởng đang nh́n thấy bác nông dân  đang hành hạ cái sân gạch nhà bác v́ một chuyện ǵ đấy, mà khi c̣n bé, theo mẹ về quê ăn giỗ, tôi đă nh́n thấy…

Không nén được, tôi phá lên cười.

…..( C̉N NỮA….)

                                                                 Nguyễn Hồng Nhung

                                                                    ( Budapest 2012.11.13)