Nagai Kafuu (永井荷風)

Ḷng hoài cựu, t́nh kỹ nữ và nỗi đoạn trường     

        

 

                             Biên soạn: Nguyễn Nam Trân

 

 

 

 

Dẫn nhập:

 

Năm nay (2015) đánh dấu 250 năm sinh của thi hào dân tộc Nguyễn Du, cũng là nhà văn hóa tầm cỡ thế giới. Đang sinh sống ở Nhật, người viết nhân dịp này muốn giới thiệu về một nhà văn bản xứ đồng t́nh đồng điệu với ông. Sau khi lưỡng lự trước nhiều cái tên, xin được phép dừng lại với Nagai Kafuu, một tác giả cận đại nổi tiếng của xứ Phù Tang nhưng chưa được người nước ta quan tâm nhiều.

 

Giữa kỹ nữ với văn nhân, từ xa xưa, ta vẫn thấy một sự một sự tương thân, một hệ lụy vốn có giữa “ṇi t́nh”. Điểm chung của họ có thể đều là những người có cuộc sống bất hạnh và trôi nổi. Đông cũng như Tây, từ Alexandre Dumas Fils sang Jean Paul Sartre, từ Bạch Lạc Thiên đến Phùng Mộng Long, từ Ihara Saikaku qua Nagai Kafuu, Nguyễn Du cũng như Xuân Diệu, các văn nhân nghệ sĩ vẫn t́m nguồn cảm hứng nơi người kỹ nữ.

 

Riêng việc gắn Kafuu với Nguyễn Du, hai con người sống ở hai thời đại trên hai mảnh đất khác nhau, sản phẩm của hai nền văn hoá dị biệt, mới nh́n tưởng chừng như gán ghép nhưng kỳ thực là điều vô cùng hợp lư v́ hai ông có nhiều điểm chung, nhất là khi chúng ta nói đến tấm ḷng hoài cựu, t́nh kỹ nữ và nỗi đoạn trường như những nét nổi bật trong văn chương họ.

 

 

 http://blog-imgs-61.fc2.com/s/h/o/showamodern/nagaikafu1938aug.jpg

                             Nagai Kafuu (1879-1959)

 

 

Nagai Sôkichi 永井壮吉- tên thật của nhà văn Nhật Bản - sinh ở Tôkyô năm Meiji thứ 12 (1879). Tuổi trẻ trôi qua êm đềm bên cạnh một người cha công chức cao cấp, có tư tưởng Tây phương mới mẻ nhưng nghiêm khắc và một bà mẹ hiền thục, khép nép. Cha ông là một viên quan làm việc ở Bộ Nội Vụ, có dịp du học ở Mỹ (tại 2 đại học Princeton và Boston) nhưng vẫn nặng tinh thần lễ giáo Đông Phương. Ông sớm tỏ ra chống đối uy quyền của cha mà gần gũi với mẹ, bà Tsune, vốn nhạy cảm và yêu chiều con. Bà là người đă giúp ông làm quen với thế giới tuồng kịch kabuki và văn hoá thm mỹ của một thành phố Edo đă suy tàn. Bà ngoại ông cũng cưng chiều ông hết mực. Ông đă có may mắn sống bên cạnh bà ngoại trong nhiều năm.

 

Sôkichi (về sau là Kafuu荷風) ḍng dơi nhà vơ, trong gia phả từng có một ông tổ làm tướng thời Shôgun Tokugawa Ieyasu khai quốc: Nagai Denhachirô Naokatsu. Qua mấy đời, gia đ́nh Nagai trở thành phú nông đất Nagoya, truyền đến cha ông là Kiichirô th́ vào làm rể học giả Nho học Washidzu Kidô鷲津毅堂[1]. Kafuu nhờ đó đă thấm nhuần tư tưởng Nho gia của ông ngoại và đáng lư ra về sau sẽ nối nghiệp cha, ông. Thế nhưng định mệnh của người nghệ sĩ đă đưa đẩy đời ông qua một hướng khác.

 

Thời trẻ, ông được nuôi dạy trong một biệt thự rộng lớn với kẻ hầu người hạ trong khu Koishikawa Kanatomi giữa thành phố Tôkyô. Trên ghế trường trung học, cậu thiếu niên Sôkichi tỏ ra đam mê văn chương và đă thử viết cuốn tiểu thuyết nhan đề Haru no urami 春の恨 (Nỗi hận mùa xuân). Sôkichi không thích trường học, một nơi kỹ luật cứng rắn, pha trộn tinh thần Khổng giáo cũng như quân cách của đế chế nước Phổ. Ông hay bị bạn đồng học – trong đó có bạn Takeuchi, sau trở thành thống chế trong quân đội – hiếp đáp. Ông chỉ thích thú mỗi khi được gieo những vn thơ chữ Hán, do đó, được cha cho theo học một ông thầy dạy Hán Thi. Ngoài ra, ông hay t́m cách lê la xuống những xóm b́nh dân, nơi dân t́nh nghèo khó v́ bị chính quyền mới bỏ quên. Lúc đó con sông Sumida chảy qua Tôkyô hăy c̣n chưa mang bộ mặt xấu xí bởi những cơ xưởng và kho hàng mọc chung quanh. Chỗ cậu Sôkichi hay lui tới là khu vực Yanagibashi nơi có nhiều geisha. Ông lén cha học thổi sáo shakuhachi[2], đă dám cầm cố đồng hồ và áo dạ để có tiền mua nhạc khí. Khi vừa đến tuổi 17, ông bắt đầu làm quen với xóm lầu xanh Yoshiwara để về sau có thể viết nên những áng văn đầy màu sắc nhục cảm về thế giới này. Những năm tháng tuổi thơ và thời niên thiếu đă lưu dấu lại trong cuốn tiểu thuyết nhan đề Sumidagawa 隅田川 (Ḍng Sumida, 1909).

 

Lạ thay, những kỷ niệm thời học tṛ của cậu bé Sôkichi lại nằm bên ngoài cửa lớp. Cậu thích nhất là những mùa hè được nằm lại Tôkyô trông coi nhà cửa với lư do chính đáng là ôn tập bài vở trong khi gia đ́nh đi nghỉ mát. Cậu cũng có thời giờ thư thả dành cho ḿnh khi năm 16 tuổi, v́ bệnh tật, phải vào điều trị nhiều tháng ở Bệnh viện Odawara, một thành phố nhỏ và nên thơ. Chính trong bệnh viện này, ông đă biết được hương vị mối t́nh đầu qua h́nh ảnh một cô khán hộ trẻ tên là O-Hatsuお荷(cô Hà, có nghĩa là hoa sen). Đó là nguồn gốc của bút hiệu Kafuu荷風 (Hà Phong, ngọn gió thổi qua hoa sen) nổi tiếng về sau.

 

Tuổi trẻ của ông như thế đă ngầm chứa mầm mống của thái độ chạy trốn để t́m sự lẻ loi, đặc tính chính yếu trong văn nghiệp ông, như lời nhà phê b́nh Etô Jun 江藤淳đă nhận xét.Thái độ ấy đă chín muồi sau khi ông biết thêm hương vị của tự do ở Pháp và Mỹ trong quăng đời du học.Nó khiến ông trở thành một kẻ chống đối, đề kháng trước những người chủ mới của đất nước ông cũng như trước những đổi thay do nền văn minh hiện đại đưa đến, cho dù sự chống đối ấy chỉ ngấm ngầm và thụ động.

 

Năm 1897 đánh dấu giai đoạn thành nhân của Sôkichi. Ông tốt nghiệp bậc cao trung, muốn theo học mỹ thuật nhưng bị cha từ chối. Lúc đó, nhân cha ông rời bỏ cuộc đời công chức để trở thành giám đốc chi nhánh ở Thượng Hải của một hăng vận tải đường biển, Sôkichi có dịp qua bên đó thăm cha một vài tháng. Đây là chuyến ra nước ngoài đầu tiên của ông. Nó giúp ông có cớ để khỏi khi vào Ikkô, trường dự bị đại học nổi tiếng mà ai muốn trở thành quan lại đều phải bước vào. Trong tác phẩm Sumidagawa (Ḍng Sumida), ta thấy tổ chức có tính quân sự của ngôi trường này đă làm tản hồn khiếp vía đám sinh viên của nó. Có thể khi đưa Sôkichi qua Thượng Hải, cha ông đă muốn khỏi bị bẻ mặt khi biết rằng lối giáo dục của ngôi trường ấy không phù hợp chút nào với bản chất của con trai ḿnh.

 

Rốt cuộc cậu con trai không chí thú với công danh ấy đă vào khóa Hoa ngữ trường Cao đẳng thương nghiệp Tôkyô (nay chia ra thành hai đại học Hitotsubashi và Tôkyô Gaigo), ngành học được xem là dễ đỗ nhất. Sôkichi không nhiệt tâm với sách đèn cho lắm. Trong lúc cha vắng nhà, với một người mẹ quá yêu chiều ḿnh – có thể một phần v́ thương ông thể chất ốm yếu từ khi c̣n nhỏ - Kafuu tha hồ biếng nhác. Ông dành nhiều thời giờ tập tành viết lách và giai đoạn tập sự này đă kéo dài khoảng 10 năm.

 

                      Thời gian tập tành: 1898-1903

 

              イメージ 1   福地桜痴

                 Hai người thầy: Hirotsu Ryuurô và Fukuchi Ôchi

 

Khoảng thời gian từ 1898 đến 1903, ông chuyên chú đọc sách, học hỏi. Năm 1898, ông đem một bản thảo đến tŕnh nhà văn Hirotsu Ryuurô 広津柳浪(1861-1928) và xin làm đệ tử. Lúc ấy, Ryuurô đă là một ngôi sao của nhóm Ken.yuusha硯友社, nổi tiếng trên văn đàn. Nhà văn này thường khai thác những chủ đề về diễn biến tâm lư nhân vật theo truyền thống của văn chương thời Edo nhưng đặc biệt chú ư đến hiện thực của cuộc sống và sử dụng văn nói hơn là văn viết, khác với văn phong hoa lệ, tân cổ điển (neo-classism) của Ken.yuusha buổi đầu.Với phong cách mới mẻ mà Tsubouchi Shôyô 坪内逍遥 chủ trương, Hirotsu Ryuurô báo trước sự ra đời của trào lưu tự nhiên chủ nghĩa (naturalism) trong văn học Nhật Bản mà Nagai Kafuu, học tṛ ông, sẽ là một trong những nhà văn tiên phong.

 

Tuy nhiên chẳng bao lâu Nagai Kafuu đă từ giă Ryuurô khi thấy thầy giữ lại phần lớn thù lao tác quyền của đệ tử[3] trong khi ḿnh đang cần tiền cho nhiều thứ chi tiêu (học vũ cổ điển, sáo shakuhachi và hát điệu kiyomoto). Hơn nữa ông ngày càng la cà trong thế giới ăn chơi của xóm b́nh dân (shitamachi), nơi ông cảm thấy sự ấm áp của t́nh người và một tự do không bến bờ, đối nghịch lại thế giới nghiêm khắc vô vị mà người cha muốn khép ông vào. Sự thực th́ cha ông đă có lần bắt nhốt Kafuu trong nhà khi một người giúp việc báo cáo với ông là cậu con trai hằng đêm vẫn lên sân khấu một rạp hát, phụ việc cho một ông thầy kể chuyện tếu rakugo. Điều này vẫn không ngăn được nhiệt t́nh của Kafuu với văn nghệ. Năm sau (1900), ông nhập môn một nhà văn khác, Fukuchi Ôchi 福地桜痴 (1841-1906)[4], chuyên gia tuồng Kabuki.

 

Kafuu viết được một số truyện ngắn trong giai đoạn này nhưng chúng không có ǵ đặc sắc. Nội dung hầu như phỏng theo cung cách cuối đời Edo. Những mẩu đối thoại trong đó thường là không hồn và trữ t́nh đẫm lệ dù âm điệu thánh thót và chất thơ của nó đă báo hiệu sự ra đời của một tiểu thuyết gia biết viết văn xuôi với kỹ xảo của văn vần. Truyện ngắn được xem là khá nhất lúc đó của ông có lẽ là Enkoi煙鬼 (Kẻ nghiện ngập), lấy bối cảnh bên Trung Quốc, nói về bước đường cùng của một người ghiền thuốc phiện.

 

 

        http://www.austinfilm.org/image/essential-cinema/UtamaroandhisFiveWomen.png

          Huyền thoại Kitagawa Utamaro qua ống kính Mizoguchi Kenji[5]

 

Năm 1901, Fukuchi Ôchi, thầy ông, từ giă sân khấu vào làm việc ở nhật báo Yamato Shinbun日出国新聞, Kafuu cũng theo chân và giữ mục tin từ thành đến tỉnh. Đồng thời ông cũng phụ trách một tiểu thuyết trường thiên đăng nhiều kỳ về xóm thanh lâu Yoshiwara 吉原với một giọng văn trữ t́nh và tinh tế, khơi gợi cho độc giả thế giới đầy nhục cảm của họa sĩ mộc bản Kitagawa Utamaro[6]. Ông chọn nhan đề Shin-Umegoyomi 新梅暦 (Cuốn lịch hoa mơ - bộ mới) cho quyển sách vốn lấy cảm hứng từ tác phẩm Umegoyomi梅暦 (Cuốn lịch hoa mơ) của nhà văn Tamenaga Shunsui為永春水và điều này chứng tỏ Kafuu muốn tiếp nối truyền thống ninjôbon人情本 (tiểu thuyết t́nh cảm lăng mạn) của nhà văn lớn thời Edo chuyên miêu tả đời sống các xóm ăn chơi trong khu shitamachi của thành phố. Bị bắt phải thôi việc ở ṭa báo, Kafuu không có cơ hội hoàn tất tác phẩm và nó đă rơi vào quên lăng. Sau khi thất bại trong tham vọng hồi sinh ninjô-bon, có lẽ v́ khó ḥa giải quá khứ với hiện tại của một Nhật Bản đang đà phát triển và muốn thoát ra những kềm kẹp của xă hội cũ, Kafuu tiếp cận Emile Zola và các tác giả trường phái tự nhiên (naturalism) của Pháp qua các bản dịch sang Anh ngữ. Chuyện gắn bó với quá khứ xa xưa trở thành một điều không tưởng nhưng phải nói, đối với Kafuu, dấu ấn của văn hoá một thời vừa mới qua đi rơ ràng là sâu đậm hơn bất cứ ở nơi một nhà văn nào khác.

 

Trong thời gian gần 3 thế kỷ của xă hội Edo dưới chính quyền Tokugawa, văn chương diễm t́nh được xem như để mua vui mà thôi. Chỉ có những tác phẩm đi đúng đưng lối Khổng giáo mới được Mạc phủ đề cao. Giá trị thấp hơn đó một chút là loại văn chương kanzen chôaku hay “khuyến thiện trừng ác”.Thi ca th́ thơ cổ điển waka tương đối được coi trọng chứ haikai không ai đánh giá cao, ngoại lệ chắc chỉ có Bashô, người đă nâng tầm thể thơ bông đùa này lên một h́nh thức nghệ thuật. Văn học mô tả cuộc sống của giới b́nh dân như thương nhân, thợ thủ công ... chạy theo hưởng thụ và khoái lạc chưa hề được chính quyền coi trọng mà c̣n có thể trở nên đối tượng của sự đàn áp. Chính quyền lo sợ ảnh hưởng tính cách coi thường luân lư của nó sẽ làm xáo trộn trật tự một xă hội đă an bài. Trong bầu không khí nặng nề tù hăm như vậy, người b́nh dân vẫn t́m một lối thoát bằng cách “xuống xóm”, ở Edo là Yoshiwara, một trong những khu thanh lâu biệt lập có tường vây như một thành quách (nên c̣n gọi là kuruwa hay quách). Nơi đây, sau những bức tường, ngược đời thay, người b́nh dân đă t́m thấy tự do, cho dù đó chỉ là một cơi phù thế (ukiyo) như trong quan niệm của nhà Phật, nơi mà ngày một ngày hai, đồng tiền có thể thay đổi tất cả.

 

Trốn vào những xóm lầu xanh đă đành nhưng t́m về thiên nhiên cũng là một cách thoát sự ngột ngạt của thành phố. Thiên nhiên ở đây là Mukôjima 向島 (Đảo bên kia bờ) được ngăn cách với Edo bằng ḍng sông Sumida. Không chỉ Kafuu về sau mà những văn nhân thi sĩ lớp trước kể cả Narushima Ryuuhoku 成島柳北đều đă ca tụng khung cảnh thiên nhiên này. Nơi đây là một thế giới mà trước những đổi thay vẫn c̣n đọng lại biết bao h́nh bóng cũ. Thái độ trốn thoát ra khỏi xă hội hiện tại để ḥa nhập vào thiên nhiên và t́m về quá khứ có lẽ đă phát sinh từ tâm lư “buông xuôi” (諦めakirame) và nỗi “hổ thẹn” (haji) của người cầm bút. Buông xuôi bởi v́ họ không có sức chống trả lại xu thế như vũ băo của thời đại. Hổ thẹn nên muốn bám víu vào quá khứ v́ quá khứ bao giờ cũng đẹp hay ít nhất, nó không c̣n có thể làm ḿnh thất vọng thêm một lần thứ hai.

 

     https://kotobank.jp/image/dictionary/daijisen/media/106293.jpg  http://blogs.c.yimg.jp/res/blog-f1-c4/kitasan1970/folder/1047013/46/45459046/img_1?1366332471

 

 Narushima Ryuuhoku và tập tùy bút Liễu Kiều tân chí nói về xóm ăn chơi Yanagibashi

 

Khi Nhật Bản mở cửa, dù có sự dè dặt buổi đầu nhưng chính quyền đă không ngăn nổi những chuyển hướng mới. Đối với giới văn nhân và trí thức, đó là sự khẳng định vai tṛ cá nhân trong xă hội cũng như trách nhiệm của nhà văn đối với tác phẩm của ḿnh. V́ thế nên mới có những sáng tác của Fukuzawa Yukichi 福沢諭吉nói về tự do cá nhân hay Tsubouchi Shôyô坪内逍遥 về sứ mạng của tiểu thuyết. Shôsetsu Shinzui小説神髄(Cốt lơi của tiểu thuyết, 1885) của Shôyô là tác phẩm đầu tiên đă nhấn mạnh vai tṛ đặc biệt của tiểu thuyết, đặt nó độc lập với quan niệm luân lư Khổng Mạnh và bất cứ một thế lực hay trật tự đến từ bên ngoài. Đ̣i hỏi này là cơ sở cho một h́nh thức tiểu thuyết mới, đặt lại vị trí của nhà văn trong xă hội họ sống. Với nội dung như thế, cuốn sách đă ảnh hưởng đến Nagai Kafuu và những nhà văn tự nhiên chủ nghĩa Nhật Bản. Họ đă đề nghị và bảo đảm trước độc giả là sẽ làm đủ cách để có thể bảo toàn tư cách của nhà văn và nghề viết văn. 

 

               ZOLA 1902B.jpg  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/93/Guy_de_Maupassant_fotograferad_av_F%C3%A9lix_Nadar_1888.jpg

              Ảnh hưởng quan trọng đến từ Zola và Maupassant

 

Trước đó, bên trời Tây, nhà văn Pháp Emile Zola đă đề cập thẳng đến những vấn đề của thời đại ông sống như “Vụ án Dreyfus” (bênh vực Đại úy gốc Do Thái Dreyfus bị buộc tội oan là phản quốc) và miêu tả nó với một ng̣i bút đầy tính hiện thực. Zola đă ảnh hưởng nhiều đến các nhà văn Nhật Bản đương thời, cho dù ở Nhật, chủ nghĩa tự nhiên chỉ được tiếp nhận như công cụ để giải phóng cá nhân và biện minh cho lập trường của nhà văn hơn là một cách đánh giá xă hội một cách toàn thể. Là người hâm mộ Zola nhưng những tác phẩm buổi đầu của Kafuu trong giai đoạn 1902-1903 như Yashin野心 (Tham vọng), Jigoku no hana 地獄の花 (Hoa địa ngục), Shinnin chiji 新任知事 (Ông thị trưởng mới nhậm chức), Yume no onna 夢の女 (Người đàn bà trong mộng) đều chưa có màu sắc chủ nghĩa tự nhiên với tầm cỡ các tác phẩm của các nhà văn Pháp. Kafuu sau này đă đánh giá chúng như “một sự pha trộn lạ đời của tiểu thuyết ninjôbon với Maupassant”. Tuy vậy, chúng đă cho độc giả thấy cách cấu tứ mới mẻ mà tác giả đem lại và làm cho họ chú ư đến tên tuổi của ông.

 

Những tác phẩm của giai đoạn tập tành viết lách vừa kể dù sao cũng đă giúp ông thoát những sáo ṃn, khiến ng̣i bút của ông ngày thêm điêu luyện, cái nh́n của ông trước hiện thực thêm tươi mới. Chúng c̣n là cơ hội giúp ông đào sâu khuynh hướng quan sát những chỗ sâu khuất của bản tính con người (nhất là tâm lư nữ giới).  .

 

Tuy nhiên, những cuốn tiểu thuyết đó vẫn chưa dẫn đến con đường đích thực mà Kafuu đă chọn. Ông chưa có đủ khả năng tưởng tượng để tạo ra những t́nh huống hay tô điểm cho các nhân vật trong truyện đầy đủ chi tiết về cuộc đời của họ mà không cần gắn họ với con người t́nh cảm của ḿnh. Satô Haruo佐藤春夫 cho rằng Kafuu chỉ biết nói về ḿnh và cho dù có sức quan sát nhạy bén và tinh tế, ông chỉ dùng được nó để khai thác những ǵ gây xúc động cho ông. Điều đó khiến ông không thể trở thành một nhà văn kiểu Honoré de Balzac hay Emile Zola, những người biết lấy khoảng cách để nh́n sự vật một cách điềm nhiên và toàn diện hơn. Cái phù hợp với Kafuu có lẽ là loại truyện ngắn hay tùy bút (v́ đề tài giới hạn và diễn tả dàn trải), trong khi đó, những cố gắng viết tiểu thuyết dài của ông đều gặp phải thất bại hoặc bỏ d. Có thể cũng v́ lư do đó mà Kafuu tuy kính trọng Emile Zola nhưng cảm thấy gần gủi với Guy de Maupassant (một cây bút đoản thiên cừ khôi) hơn.

 

Trong những tác phẩm của thời kỳ đầu, người ta đă nhận ra rằng chính giọng văn đầy màu sắc cảm thương và u buồn cũng như sự pha lẫn một chút yếu tố phi hiện thực vào trong những t́nh tiết chính xác và tỉ mỉ, cả hai đă tạo ra được bầu không khí đầy chất thơ và báo hiệu tài năng của một Kafuu những năm sắp đến. Nhưng để nó khai hoa kết trái, phải đợi đến ngày ông trở về từ những chuyến du hành ngoại quốc. Từ 1903 đến 1908, Kafuu đă một ḿnh lên tàu vượt biển.

 

                         Những chuyến đi: 1903-1908

 

Đi ra nước ngoài học hỏi, quan sát, là một thứ thời thượng của những năm Meiji. Khi c̣n trẻ, người cha của Kafuu cũng đă từng đi Mỹ. Do đó, ông muốn con ḿnh biết thế nào là cái học thực dụng cũng như được hưởng một bầu không khí mới lạ có thể giúp nó đột phá thay v́ để nó tiếp tục một cuộc sống kém sáng sủa nếu không nói là buông tuồng, sa đọa ở trong nước. Lúc đó, Kafuu đă có chút kiến thức tiếng Pháp và mong mỏi đặt chân đến Paris, kinh đô của nghệ thuật, nhưng cha ông lại gửi ông sang Mỹ. Tại đây sau khi theo học ở Michigan, nhờ quen biết, Kafuu đă giữ một chân tùy phái ở Toà Lănh Sự Nhật tại New York rồi vào làm việc trong chi nhánh ngân hàng Shôgin (Yokohama Shôkin Ginkô), trước khi dành dụm được chút vốn. Cộng với món tiền người cha (lúc đó đă trở lại Nhật làm giám đốc chi nhánh của hăng ḿnh ở Yokohama) chi viện, Kafuu đă có thể đặt chân lên đất Pháp như mơ ước. Chàng tuổi trẻ Kafuu lúc đó đă phải quên đi mối t́nh với thiếu nữ trong giới xă giao là Edyth và quăng thời gian ở Mỹ để lên đường đến một miền đất mới. 

 

                          http://www.jinbutsukan.net/person/photo/p_nagai-kafu.jpg

                       Kafuu “trai lơ” thời du học Âu Mỹ

                     

Bốn năm ở Mỹ c̣n để lại dấu vết trong Amerika Monogatariアメリカ物語 (Chuyện bên Mỹ, 1908) và nhiều trang của Seiyuu Nikkishô西遊日記抄(Trích nhật kư một chuyến sang phương Tây) trong đó, Kafuu kể lại những khó khăn khi tiếp xúc với lối sống chủ nghĩa cá nhân trên quê người và phải chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc sống tương lai ở Pháp (dù về sau ông chỉ sống ở Pháp đúng có một năm). Trong thời gian làm sinh viên bàng thính ở khoa tiếng Pháp Trường Cao đẳng đại học Kalamazoo (Michigan, Mỹ, 1905), Kafuu ngấu nghiến tác phẩm các nhà văn nhà thơ Pháp. Dù chỉ giới hạn ở những tác giả cận đại nhưng con số có thể gọi là đáng kể. Dĩ nhiên phải có Maupassant, những c̣n thêm Gautier, Loti, Henri de Régnier, Baudelaire, Verlaine và Samain..., đó là chưa kể các nhà văn phái tượng trưng (symbolism) và hậu tượng trưng (post symbolism) mà ảnh hưởng đến Kafuu rất to lớn bởi v́ nó đă đem đến cho ông những yếu tố mới để phát triển tài năng. Không những một thoáng hương vị đồi phế (décadence) “cuối thế kỷ” (fin de siècle), ảnh hưởng khác từ một số tác giả trong nhóm họ đă giúp Kafuu chỉnh đốn lại một mạch văn chỉ biết sầu thương và trữ t́nh của ḿnh để nó toát ra được một hương vị đặc biệt hơn.

 

Ngoài những trang sách, một khi đặt chân lên đất Pháp, với cuộc sống thực tế, trải nghiệm bằng 8 tháng làm việc ở Lyon trong chi nhánh Ngân hàng Shôgin và 2 tháng sinh hoạt tự do ở Paris trên những vĩa hè khu Opéra với những buổi ḥa nhạc và quán cà phê, những lần tản bộ dọc bờ sông Rhône và sông Seine, đă giúp ông chứng kiến rằng truyền thống và hiện đại cũng có thể được ghép vào nhau một cách tự nhiên và hài ḥa. Nhà phê b́nh Nakamura Mitsuo中村光夫 cho rằng Kafuu là nhà văn Nhật Bản duy nhất (cho đến thời đó) đă trở thành nhà văn không những nhờ đọc các tác phẩm ngoại quốc mà c̣n bằng trải nghiệm bản thân cuộc sống ở nước ngoài. Chính Kafuu cũng công nhận: “Những ngày tháng ở Paris là chuỗi thời gian tuyệt vời và quan trọng nhất đối với cuộc đời viết văn của tôi”.

 

Như thế, cái tôi độc lập và sức mạnh của truyền thống là hai điều quan trọng và Kafuu đă khám phá hay đúng hơn đă khẳng định được sau 5 năm sống ở Mỹ và Pháp. Chúng trở thành hai thành tố trong nhân cách của Kafuu và ông giữ được cho đến cuối đời. Thế nhưng có một yếu tố thứ ba không kém phần quan trọng mà ông t́m lại được khi về đến quê hương. Đó là sức mạnh của phong thổ, của thời tiết bốn mùa và nghệ thuật cổ truyền. Cả ba đă tạo thành một mỹ học đặc thù chỉ thấy ở Kafuu.

 

                           Ḍng Sumida

 

Ngày Kafuu, trở về, chính trị Nhật Bản đang biến đổi theo một đường hướng hoàn toàn ngược lại với những ước mơ của ông. Ông tạm thời phải giữ khoảng cách với “giấc mơ Pháp” và có thái độ phê phán đối với nó. Một số trang của Furansu Monogatari フランス物語 (Chuyện bên Pháp, 1908- 1909), Sumidagawa 隅田川 (Ḍng Sumida 12/1909), Reishô 冷笑 (Cười nhạt, đăng tải liên tục trên nhật báo Asahi, 1909-1910) đă chứng tỏ điều đó. Tuy nhiên, trước Kafuu, cả Mori Ôgai 森鴎外lẫn Natsume Sôseki夏目漱石, những nhà văn đàn anh của thế hệ Meiji, đều đă có thái độ dè dặt như thế cả. Ôgai đối với nước Đức, Sôseki đối với nước Anh, đều ngập tràn hy vọng trong buổi đầu tiếp xúc nhưng sau khi kết thúc chuyến lữ hành ở phương Tây, họ đă sống trong khổ đau, tâm hồn bị dằn vặt. Nhưng sự dằn vặt nội tâm ở đây phải chăng là dấu ấn đặc biệt của những con người nhạy cảm, sáng suốt và rộng lượng khi bản thân phải đứng trước một lựa chọn khó khăn?

 

                        http://img.laughy.jp/9714/default_b2b3f818c6ffacf2bb6c84f2875509d4.jpg.

                             Tô ḿ quán cóc

 

Trong tác phẩm Ḍng Sumida, Kafuu đă tả lại tâm t́nh của một cậu trai ở vào tuổi dậy th́ là Chôkichi (có cái ǵ giông giống Sôkichi, tên cha sinh mẹ đẻ của nhà văn). Cậu Chôkichi là cháu của một ông thầy thơ haikai đă thành danh bút hiệu Ragetsu. Cậu năm đó 18 tuổi, sống bên mẹ là bà Ototo, một geisha giải nghệ đổi sang nghề dạy nghề diễn kịch búp bê Jôruri ở khu vực nghèo nàn gần cầu Imado (ngày nay nhộn nhịp và nổi tiếng nhờ tháp phát sóng vô tuyến truyền h́nh Big Tree cao trên 600 mét). Cậu yêu Oito (16 tuổi), một cô bạn gái từ hồi tấm bé và cậu đang khổ tâm khi đối mặt với tương lai bởi không chú tâm được vào việc sách đèn và không thấy hứng thú với kỳ thi vào đại học. Lúc đó Oito cũng sắp sửa giă từ cuộc đời con gái để theo nghiệp cầm ca của một geisha. Dù Chôkichi yêu Oito tha thiết nhưng cô đối với anh chỉ có một t́nh cảm “cao hơn t́nh bạn nhưng chưa đạt đến t́nh yêu”. Trên chiếc cầu Imado điểm hẹn, một buổi chiều, Chôkichi đợi Oito đến tối mịt nhưng người con gái đă chọn con đường riêng của ḿnh mất rồi. Ông cậu Ragetsu sau khi nghe em gái là Otoyo v́ con đến vấn kế, chỉ ngậm ngùi thấy nơi đứa cháu Chôkichi những tháng năm phóng đăng thời trẻ của ḿnh.

 

Sân khấu của câu chuyện nằm trong giai đoạn sau của thời Meiji và vùng Asakusa, xóm b́nh dân của Edo mà nay là Tôkyô. Tuy không phải là một áng văn du kư (kikô bungaku) nhưng Kafuu đă khéo léo “bắt” các nhân vật của ḿnh lang thang rất nhiều nơi trong khu vực bên bờ sông Sumida,  giúp ông thực hiện một cuộc tản bộ đậm chất trữ t́nh vào trong không gian và thời gian.

 

Năm 1910, thời gian sau khi Sumidagawa (Ḍng Sumida) ra đời, người đàn anh là Natsume Sôseki đă có một buổi nói chuyện về văn hóa Nhật Bản đương thời. Nhà văn đă đặt một tương quan đối nghịch giữa văn hoá phương Tây và văn hoá mới của nước ḿnh. Theo ông, một bên là hệ quả của một sự phát triển nội tại rất tự nhiên, trong khi một bên chỉ chắp vá ngượng nghịu. Ông muốn nói Nhật Bản đă tiếp nhận văn hoá phương Tây lúc hăy c̣n thiếu sự chuẩn bị. Do đó, Sôseki đă kết luận một cách rất bi quan là nếu cuộc Duy Tân hàm chứa một mâu thuẫn lớn như vậy th́ kết quả sẽ rất đáng lo ngại cho dù điều này khó ḷng tránh khỏi.

 

Nhà phê b́nh Yoshida Seiichi吉田精一 đă t́m ra một điểm khác biệt giữa thái độ của Sôseki và Kafuu khi phê phán sự chuyển hướng của Nhật Bản. Trong khi Sôseki tỏ ra thương cảm trầm lắng th́ Kafuu lạnh lùng mai mỉa, không chịu chấp nhận gánh chịu hậu quả nặng nề của mâu thuẫn sinh ra từ cuộc tiếp xúc vô trật tự giữa hai nền văn hoá. So sánh với những ǵ thấy được ở Âu Mỹ, Kafuu đă chỉ trích không nương tay xă hội ông đang sống. Cũng như nhà thơ Ishikawa Takuboku 石川啄木có lần phát biểu một cách tương tự, đă xem nó chẳng khác một anh chàng con nhà giàu ở thôn quê lên tỉnh ăn chơi phung phí trở về làng rồi dù chẳng làm được ǵ nên công cũng khinh chê quê hương ḿnh đủ thứ.

 

             http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRUM-j3G57dzprmJt7UsliR71trnuLvccow_T94XLnbIBKH48BP

 

   Tác phẩm của Henri de Régnier (1864-1936) đă ảnh hưởng đến Ḍng Sumida[7]

 

Một điểm khác nhau nữa giữa Sôseki và Kafuu là tư tưởng Sôseki mang tính bi kịch và siêu h́nh xem đời như một bể khổ, đầy tội lỗi, trong khi Kafuu - vốn thiên trọng chủ nghĩa cá nhân hơn là triết lư Phật giáo - chỉ tỏ ra thương cảm với các nạn nhân của những đổi thay (người dân Edo và chính ḿnh), đổ hết trách nhiệm vào những kẻ “dă man” chỉ chạy theo vật chất mà chiêu bài là 4 chữ fukoku kyôhei 富国強兵 (phú quốc cường binh). Kafuu đă có thái độ “nổi loạn” khi ông khiển trách những kẻ chuộng hư vinh, chỉ tự măn, đă tàn phá hết những nét đáng yêu và những phong tục đẹp đẽ của thành phố Tôkyô, nhất là nó đă tăng gia tốc lực từ ngày ông trở lại quê hương. Phản ứng của ông không những dựa trên quan điểm thm mỹ nghệ thuật nhưng c̣n là đạo đức xă hội. Ông chống lại một lề lối xă hội đậm màu sắc khắt khe và quan liêu của Khổng giáo, một thời đă tạm rút lui trước trào lưu Tây phương nhưng nay lại trở về và áp đặt hơn bao giờ hết từ khi những thành công quân sự (thắng lợi trong trận Nhật Thanh và Nhật Nga) hâm nóng tự hào dân tộc khiến người Nhật nghĩ ḿnh là giống ṇi ưu việt, được tuyển chọn (tư tưởng thần quốc, thần dân). Dưới ng̣i bút Kafuu, ông tố cáo những kẻ “dă man” ấy, họ vốn đến từ những địa phương xa xôi (ám chỉ chính quyền phiên phiệt Satchô), nay nắm được vận mệnh của đất nước, tuy nhân danh dân chủ nhưng đă làm cho Edo đẹp đẽ và hào hoa mà ông mến yêu trở thành tan hoang. Chính bản thân ông cũng là nạn nhân của họ. Một chế độ kiểm duyệt ngu ngốc không chỉ cấm phát hành tùy bút Furansu Monogatari フランス物語 (Chuyện bên Pháp) và tiểu thuyết Kanraku歓楽(Hoan lạc), vốn có một hương vị đồi phế, nhưng c̣n đang tâm cắt xén cả những trang vô tội vạ của Sumidagawa (Ḍng Sumida) chỉ nội trong một năm 1909.  

 

             http://www.plathey.net/livres/japon/photos/nagai-1950.jpg     http://cache5.amanaimages.com/cen3tzG4fTr7Gtw1PoeRer/23007000719.jpg

                    Trong hậu trường các rạp nhạc kịch

 

Có lẽ những điều Kafuu phê phán về xă hội như thế đă xác định hướng đi cho những tác phẩm về sau của ông. Có thể ông nghĩ rằng nếu dưới chính quyền mới, vai tṛ của nhà văn không có ǵ thay đổi so với giai đoạn trước thời Duy Tân th́ nhà văn hăy nên bằng ḷng giữ vai tṛ của một kẻ viết để giúp vui (hí tác), một gesakusha 戯作者như trước. Cùng với việc sử dụng chất liệu kiếm được từ cuộc sống của thế giới ăn chơi làm đề tài, nhà văn có thể “tự cô lập” như một ốc đảo giữa sa mạc xă hội, để giữ cho ḿnh một chút thiện tâm.

 

Lối giải thích về động cơ của sự lựa chọn trong đời văn Kafuu không chỉ có thế. Nhà phê b́nh Eto Jun 江藤淳chẳng hạn, nghi ngờ rằng đây chỉ là một cách để Kafuu tự biện hộ cho cuộc sống đồi trụy. Nakamura Mitsuo中村光夫 ngược lại, định nghĩa ông như một ông thầy luân lư trong khi Kuwahara Takeo桑原武夫, bay bướm hơn, xem khuynh hướng văn chương Kafuu là “cuộc chiến bại của một nhà Nho”. Có lẽ mỗi người đều có lư trong một phần nào. Thế nhưng chúng ta nên gạt qua những lời buộc tội, qui ông như một kẻ “lỗi thời”, “lạc hậu”, chỉ biết ngỡ ngàng nh́n một Nhật Bản cổ xưa đă biến mất hay đang trên đường tàn tạ. Phải chăng Kafuu chỉ muốn t́m về cội rễ khi nh́n thấy ḿnh và đồng bào đang trở thành mất gốc và muốn giữ lại một mảnh vụn của tâm hồn ḿnh đang sắp sửa ra đi vĩnh viễn? Chính ở điểm này, có lẽ ông gặp gỡ Sôseki, cho dù nơi Kafuu, ḷng tiếc nuối những cái đẹp và đáng yêu của Edo đó chỉ thể hiện qua thế giới hoan lạc mà ông không thể thoát ra khỏi v́ chỉ có nơi này mới cho phép ông kết hợp được đam mê với suy tư. Đừng trách ông muốn làm như một gesakusha ngày xưa viết truyện để thiên hạ mua vui bởi lẽ văn nhân Edo có những điều kiện sinh hoạt và mục đích khác với Kafuu. Văn nhân Edo phải uốn ḿnh theo hoàn cảnh sống của họ trong khi Kafuu tự chọn cho ḿnh một hướng đi. Dẫu có người muốn phản biện rằng Kafuu bản tính đă thích cuộc sống ăn chơi, lui tới những xóm lầu xanh, vây quanh bởi những người con gái coi nhẹ trinh tiết. Thế nhưng việc đi theo một con đường rồi gắn bó bền bĩ với nó đến suốt cuộc đời như ông, ngay cả trong những năm giữa thế chiến thứ hai lúc Nhật Bản c̣n đang mi mê chạy theo giấc mơ đế quốc, hẳn phải có một giá trị nhất định.  

 

 

                    http://pds.exblog.jp/pds/1/201202/27/70/a0243270_20171178.jpg

                  Hạnh phúc bên những bóng hồng          

 

Thực ra, có một thời gian, Kafuu đă trở thành giáo sư trưởng khoa văn chương Pháp của Đại học Keiô (1911), nghĩa là đóng được vai tṛ một ông thầy khả kính. Ông cũng kết hôn đàng hoàng dù là kết hôn để làm vui ḷng cha ḿnh bởi v́ ông đă ly dị vợ ít lâu sau cái chết của người cha. Ông tái hôn năm 1914 với Yaeji, một geisha mà ông đi lại từ lâu, rồi sau hai ba mối t́nh lăng nhăng, lại ly dị lần nữa năm sau.

 

                               Đọ sức

 

Năm 1916, Kafuu bắt đầu cho đăng trên mặt báo Udekurabe 腕くらべ (Đọ sức, 1916-1917). In thành sách vào năm 1918, tác phẩm tŕnh bày cuộc sống bên trong những geisha okiya芸者置屋, ám chỉ nơi làm việc của các nàng geisha, thế giới mà ông rất quen thuộc. Geisha là nghề chiêu đăi trong các buổi họp mặt ở Nhật, vốn bắt đầu giữa thế kỷ thứ 7 và 13 và phát triển mạnh dưới thời Edo. Khác với các cô gái lầu xanh, geisha không tiếp khách ở nhà riêng mà ở okiya, hơn nữa họ được pháp luật đặt trên tầm giới thuần túy bán phấn buôn hương v́ phẩm chất nghệ thuật thanh lịch của họ.

 

Truyện kể cuộc đời của Komayo một geisha giải nghệ để lấy chồng nhưng sau khi chồng chết đă trở lại với nghề cũ. Ở okiya, t́nh cờ nàng gặp lại Yoshioka, người yêu xưa, một thời sống chung nhưng đă phải xa nàng để lên đường du học. Nàng đề nghị Yoshioka làm danna (người bảo trợ) cho ḿnh. Cuộc trùng phùng và t́nh cảm vừa bùng lên lại giữa hai người không ngăn được Komayo có một cuộc t́nh thoáng qua với Segawa, một người đàn ông tướng mạo hấp dẫn. T́nh cờ biết được chuyện đó và để trả thù, Yoshioka t́m đến với Kikuchiyo, một geisha có nhiều triển vọng, đang làm việc cùng okiya với Komayo và là địch thủ của nàng. Thấy thế, Komayo trả đũa bằng cách liên hệ sâu đậm hơn với Segawa. Yoshioka cũng phản ứng theo chiều ngược lại, gắn bó thêm với Kikuchiyo. Trong một buổi diễn kabuki, Rikiji, một cô t́nh nhân cũ của Yoshioka lại “phá đám” Komayo bằng cách giới thiệu Segawa cho Kimiyu, một geisha khác. Cô gái này có của nên làm vừa ḷng mẹ của Segawa hơn là Komayo. Rốt cuộc, Komayo trở thành cô đơn khi người đàn ông nàng yêu và người đàn ông cung phụng cho nàng đều đă bỏ đi. Lẻ loi, nàng dồn hết sức vào nghề nghiệp và chiến đấu, ǵn giữ okite thừa hưởng từ bà chủ cũ nay đă qua đời.    

 

Trong Udekurabe, Kafuu muốn mô tả cuộc sống và phân tích tâm lư các cô geisha. Họ là những con người, theo ông, v́ lư do nghề nghiệp nên khó có thể tin cậy. Muốn thành công trong nghề, họ phải kiểm soát con tim. Trên thực tế, theo luật pháp, những geisha muốn trở về cuộc sống b́nh thường để làm vợ làm mẹ, đều bắt buộc phải bỏ nghề. Udekurabe cũng là một tác phẩm có màu sắc tự truyện, h́nh bóng Kafuu như bảng lảng trong đó.

 

                             Pháo bông

 

1916 cũng là năm Kafuu từ chức ở đại học và từ đó, tách hẳn xă hội, thay đổi địa chỉ thường xuyên, rong chơi đó đây và tiếp tục cuộc sống hưởng lạc như những điều ông ghi lại trong Hanabi 花火 (Pháo bông, 1919). Lư do chính của chuỗi hành động này là phản ứng chống lại nhà nước Nhật Bản đang đi trên con đường quân phiệt hoá. Kafuu cảm thấy ḿnh lạc lơng trong một xă hội như vậy nên kháng cự một cách tiêu cực bằng cách làm kẻ đứng bên lề.

 

Bắt đầu tác phẩm có tính chất tùy bút này, Kafuu hồi tưởng lại những cuộc ăn mừng mà Nhật Bản đă cử hành trong quá khứ với pháo bông, lồng đèn, cờ xí, diễu hành, tung hô vạn tuế và cảnh người đi xem hội dày đạp lên nhau... nhân những sự kiện như kỷ niệm ngày ban hành Hiến Pháp (1890), chiến thắng Nhật Thanh (1895), dời đô từ Kyôto về Tôkyô (1898), chiến thắng Nhật Nga ( 1905), lễ đăng quang của Thiên hoàng Taishô (1915), kỷ niệm hoà hội Versailles (1919)...Thế nhưng ông cũng nhắc lại một sự kiện kém vui mà ông đă chứng kiến vào năm 1911 khi bắt đầu đi dạy ở Keiô. Ngày hôm đó, một đoàn xe bít bùng đă giải nhà văn Kôtoku Shuusui và các bạn đồng tù ra Ṭa án Hibiya để xử tội đại nghịch với tội danh muốn ám sát Thiên hoàng Meiji (1910). Kết quả là Kôtoku đă bị xử tử. Đối với Kafuu, đây là hành động kém quang vinh của một nhà nước đang dẫm nát quyền tự do ngôn luận. Chính nhà nước đó, năm 1918, cũng kiểm duyệt khi báo chí đăng tin về những cuộc bạo động trong dân chúng v́ gạo tăng giá. Không có cái can đảm để nói “Tôi buộc tội!” (J’accuse!) như Zola hay bỏ nước ra đi, ông vô cùng hổ thẹn và cảm thấy không c̣n con đường nào khác hơn là “hạ thấp nghệ thuật của ḿnh xuống hàng tác giả thời Edo dùng văn để mua vui thiên hạ”.Và cũng như ông đă viết tiếp trong Hanabi: “Kể từ đó, tôi bắt đầu đeo một túi thuốc lá ngang thắt lưng, sưu tập tranh mộc bản và chơi đàn shamisen”.

 

                      Đứng ngơ ngác giữa những ngă ba lịch sử

 

Tháng 7 năm Taishô thứ 11 (1922), nhà văn mà Kafuu yêu kính hơn cả là Mori Ôgai qua đời. Buổi văn niên, v́ chán ngán với t́nh thế và cũng đánh mất niềm tin nơi chế độ, nhất là từ sau vụ án “nghịch đảng” nói trên. Ôgai xoay ra viết loại tiểu thuyết lịch sử có tính khảo chứng. Kafuu thu nhận ảnh hưởng của bậc tiền bối đáng kính này và cũng đi theo con đường viết truyện kư về những nhà Nho lớp cũ như ông ngoại Washidzu Kidô 鷲津毅堂của ḿnh và Ônuma Chinzan大沼枕山[8], sau đó là về Ôta Nanpo大田南畝[9] và Narushima Ryuuhoku成島柳北[10]. Thế rồi, cuối thời Taishô bước sang Shôwa (1926), buổi tối khi thành phố lên đèn, hầu như người ta thấy Kafuu cà kê ở những quán nước tiệm rượu phố Ginza. Thời ấy, ông hầu như không c̣n lui tới với văn đàn nữa.

 

Các quán rượu kiểu phương Tây mà người ta gọi là kafe (khác với h́nh ảnh quán cà phê ngày nay) lúc đó đang hồi toàn thịnh và nó trở thành bối cảnh cho nhiều tác phẩm của ông như Ajisai 紫陽花 (Hoa tử dương) và Enoki Monogatari 榎物語(Truyện cây gỗ dâu), đặc biệt Tsuyu no atosaki 梅雨のあとさき(Trước sau mùa mưa dầm, 1931), tác phẩm nói về cuộc sống các cô chiêu đăi viên kafe ấy, đă gây được tiếng vang, đánh dấu sự trở về với văn đàn của Kafuu. Nhưng qua năm sau (1932), cùng với biến cố quân sự ở Thượng Hải, việc nhóm khủng bố Ketsumeidan (Huyết minh đoàn) ám sát kỹ nghệ gia Dan Takuma và biến cố ngày 15 tháng 5, một nhóm sĩ quan hải quân xông vào tư dinh hạ sát Thủ tướng Inukai Tsuyoshi, Kafuu hầu như mất hết hứng sáng tác. Phải đợi hai năm sau, ông mới cho đăng đoản thiên Hikage no hana日かげの花 (Hoa trong bóng râm) trước khi một lần nữa dạt ra đứng bên ngoài cuộc chơi.

 

 

                             Truyện lạ Bờ Đông

 

Tác phẩm tiêu biểu của Kafuu trước chiến tranh có tên là Bokutô Kitan 墨東綺談 (Truyện lạ Bờ Đông, đăng năm 1937). Bờ Đông ở đây là bờ phía đông con sông Sumida (c̣n gọi là 墨水Mặc thủy) – nay trở thành một khu vực nội thành Tôkyô) – nhưng lúc đó chỉ là những xóm nghèo ven đô, nơi sinh hoạt của tầng lớp lao động nghèo khó. Truyện kể về một nhà văn đang túng đề tài đi lang thang trong xóm đă t́nh cờ khám phá ra nơi O-Yuki, một nàng con gái buôn hương, vẻ đẹp và nét ngây thơ mà ông không c̣n t́m thấy nơi con người ở thủ đô xô bồ hỗn tạp và tàn nhẫn đến phi nhân của buổi giao thời.

 

Bokutô Kitan không phải là một cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa. Giống như một tác phẩm ra đời trước đó là Takekurabe たけくらべ (Đọ vai, 1895-96) của nhà văn nữ Higuchi Ichiyô樋口一葉[11], nó là một tiểu-thuyết-tùy-bút hay tiểu-thuyết-không-cốt-truyện, với ư định mô tả phong cảnh và kể lể tâm tư nhiều hơn là tŕnh bày sự kiện hay thắt gút, mở gút. Cũng như Takakurabe, Bokutô Kitan lấy thế giới xóm lầu xanh Tamanoi, một nơi tương tự chốn hành lạc nổi tiếng Yoshiwara, làm bối cảnh, để nói lên không khí trữ t́nh bàng bạc giữa thiên nhiên bốn mùa và cái t́nh cảm tế nhị, se sắt của những con người sống trong khu vực buôn hương bán phấn ấy. Trong chiều hướng đó, Bokutô Kitan không những mang hương vị Takekurabe mà c̣n có những điểm tương tự với Imado Shinjuu今戸心中 (Chết chung v́ t́nh ở Imado, 1896) của Hirotsu Ryuurô広津柳浪 và Chuumonchô 注文帳 (Tập địa chỉ khách hàng, 1897) của Izumi Kyôka泉鏡花 nữa. Kafuu ở đây đă chứng tỏ ông không phải là một nhà văn suy tư hay luận lư. Ông chỉ là một nhà văn nói lên cảm xúc và tâm t́nh của ḿnh và của người trong một xă hội đang đà tan biến mà không bao giờ có thể t́m thấy lại.

 

 

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS8z0uMLmoHtdwZDWTAHSpQvrKBF8m5YiTckgLR4VdJByEa35SuGg     http://blogs.c.yimg.jp/res/blog-70-78/fujimaru80/folder/426270/33/12240333/img_11?1413085408 

 

Yamamoto Fujiko (1960) và Sumida Yuki (1992) trước sau đă thủ vai O-yuki trên màn ảnh lớn

 

Năm 1937 cũng là năm mà nước Nhật phiệt và nước Đức của Hitler, nước Ư của Mussolini bắt đầu hợp tác để sau này đă đẻ ra liên minh phe Trục. Chính quyền đương thời đang khép dần gọng ḱm kiểm duyệt, họ đ̣i các nhà văn phải tỏ ra “có trách nhiệm trước thời cuộc”. Hú vía cho Kafuu là Bokutô Kitan được đưa lên mặt báo Asahi trang buổi chiều liên tục từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1937 với minh họa của Kimura Shôhachi, vừa đúng trước khi thời thế hoàn toàn đổi thay.

 

Sau đó, cùng với chiến sự leo thang, đoàn thể Bungaku Hôkokukai文学報国会 (Văn học báo quốc hội) mà Kikuchi Kan菊池寛 (1888-1948) lănh đạo đă ra đời vào năm 1942. Nó vốn được thành lập dưới sự chỉ đạo của chính phủ như cơ quan chính trị để thực hiện tôn chỉ của nhà nước. Hầu hết các người cầm bút Nhật Bản trong giai đoạn này đều gia nhập hội, chỉ trừ một số trường hợp đơn lẻ, trong đó có Kafuu. Dĩ nhiên khi chọn thái độ “không buồn trả lời” những bức thư của Bungaku Hôkokukai kêu gọi gia nhập, Kafuu tự ḿnh đánh mất cần câu cơm v́ không ai chịu xuất bản tác phẩm của ông nữa mà an ninh bản thân c̣n bị đe dọa.  

 

Trong một xă hội tập đoàn như Nhật Bản, hành động từ chối bắt tay chính quyền quân phiệt của Kafuu đồng nghĩa với tự sát. Tuy nhiên, dù không cho ông in nhưng chính quyền ấy không thể cấm ông sáng tác. Điều này giải thích sự xuất hiện rầm rộ trong giai đoạn 1945-46 của các tác phẩm mà ông đă thầm lặng viết giữa chiến tranh. Chính ra văn đàn Nhật Bản thời 1945-46 không hề vắng vẻ. Hăy c̣n có sự trở về của những cây viết cũ như Tanizaki Jun.ichirô, Shiga Naoya ... và sự góp mặt của các tài năng mới như Dazai Osamu ... nhưng hầu như những nhà văn có liên hệ với quân phiệt đều bị bắt buộc phải gác bút hay không dám viết nữa v́ cảm thấy xấu hổ. Ngược lại, Kaifuu là người đă lẳng lặng tự ư nằm giả chết từ năm 1938. Thời hậu chiến nay đă bắt đầu, cho ông t́m thấy cơ hội hồi sinh.

 

 

                              Huân chương

 

Thực vậy, nội năm 1946, Kafuu lần lượt cho ra đời một loạt tác phẩm: Ukishizumi 浮沈(Ch́m nổi) nói về cuộc đời đầy thăng trầm của một chiêu đăi viên, Odoriko 踊子(Con hát) mô tả mối t́nh tay ba giữa một nhạc công và hai cô vũ nữ, Towazu Monogatari 問わず物語 (Chuyện không ai hỏi), tâm sự một họa sĩ lỡ làng và cuộc t́nh của ông với con gái người t́nh nhân cũ đă chết.

 

Kunshô 勲章 (Huân chương) cũng ra đời vào thời điểm đó, nói về cái chết của một cựu chiến binh trận Nhật Nga, người đă có thái độ khinh bạc là đem tấm huân chương của ḿnh để trang trí nhà tṛ các rạp vũ khỏa thân và nhạc kịch rẻ tiền (gọi là Opera-kan) trong xóm b́nh dân Asakusa. Trận đối đầu giữa Nga và Nhật mà ông ta tham dự như một anh hùng đă đem về chiến thắng rúng động thế giới cho phía Nhật nhưng ở quốc nội, nó đă gây nên một bầu không khí đầy căm phẫn trong dân chúng, có dịp bùng nổ ở Công viên Hibiya giữa Tôkyô. So với thiệt hại về người và của mà dân chúng bị chính quyền bắt buộc chịu đựng, Nhật Bản không thu về “lợi lộc” nào đáng kể v́ bị Âu Mỹ bênh Nga o ép.

 

 

                           Nhật kư đoạn trường

 

Một loại h́nh văn học mà Kafuu sở trường là nhật kư. Cũng có thể nói đây là loại h́nh mà các nhà văn Nhật Bản yêu chuộng và thiện nghệ. Nó đă bắt nguồn tự thời Heian. Chính bản thân Kafuu cũng nh́n nhận ví trí quan trọng của nó trong cuộc đời ḿnh.

 

Ông đă giữ những cuốn nhật kư từ ngày 16 tháng 9 năm 1917 (Taishô 6) cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1959 (Shôwa 34), tất cả kéo dài trên 42 năm từ lúc ông 37 tuổi đến khi qua đời suưt soát tuổi 80. Nhật kư được đặt tên là Danchôtei Nichijô 断腸亭日乗 (Nhật kư ở Đoạn Trường Đ́nh). Cái đ́nh Đoạn Trường là tên một túp nhà nhỏ ông cho cất trong vườn ḿnh ở Ushigome Ôkubo trong thành phố Tôkyô. Ông tự xưng Đoạn Trường chủ nhân (ám chỉ một cách dí dỏm chứng bệnh kinh niên đường ruột của ḿnh) và cho trồng chung quanh đ́nh hoa hải đường mùa thu vốn có cái tên chữ Hán bóng bẩy là ... đoạn trường hoa.

 

Trong thời chiến, v́ sợ gặp cái họa văn tự, ông không đưa mấy cuốn nhật kư - phần nhiều viết trong những cuốn vở học tṛ - cho ai xem, dù là bạn thân. Tuy lúc sinh tiền, sau 1945, một phân nửa nhật kư đă được công bố nhưng phải đợi đến năm 1964, nhà xuất bản Iwanami mới cho in tất cả thành 7 cuốn trong toàn tập về ông. Ngoài giá trị văn chương, đây là một tư liệu về phong tục học rất quí giá. Trong đó, ông kể lể từ chuyện lớn đến chuyện vặt vănh trong ngày: tin tức khí tượng, thức ăn thức uống, tên khách đến chơi, nội dung những cuộc đi dạo, phong cảnh, vật giá, phê phán chế độ chính trị, tŕnh bày cảm nghĩ sau khi đọc sách, chê trách sự phá sản của những tập quán tốt đẹp... Trong đó, ngoài bộ phận chữ viết quan trọng hơn cả, c̣n kèm thêm tranh ảnh và địa đồ...

             

              http://dassai2.p2.weblife.me/p4/_src/sc13809/page0143main016.jpg  浅草で買い物かごをもった永井荷風=永井壮一郎氏提供

                            Ông giáo thích lang thang

 

Kể từ 1957, trong thời gian 2 năm trời, Kafuu buổi văn niên đă khép ḿnh trong sự cô đơn. Ông thường dạo chơi xóm Asakusa, nơi c̣n giữ lại h́nh ảnh cuộc sống người thường dân Edo.Ngôi nhà cuối cùng của ông tọa lạc tại Edogawa, một nơi hơi xa thành phố. Con sông Edogawa gợi nhớ không khí của ḍng Sumida mà ông từng biết thời thơ ấu. Một người đàn bà đến nhà giúp việc buổi sáng vào năm Shôwa 34 (1959) đă nhận ra thi thể nhà văn, vẫn ăn mặc đường hoàng, nằm sóng sượt trên sàn pḥng ngủ. Năm đó, ông 80 tuổi. Ông được người em út mà ông mới làm lành trở lại đem về an táng trong khu mộ địa của ḍng họ bên cạnh mẹ cha.Như thế gia đ́nh đă chụp bắt được ông, đứa con hoang đàng mà họ đă để vuột mất khi c̣n sống, một người chỉ ước mơ khi chết đi sẽ được nằm chung cùng nghĩa địa trong chùa Tĩnh Nhàn Tự (Jôkanji) khu Arakawa với các cô gái lầu xanh Yoshiwara mà ông yêu dấu thuở sinh thời.

 

                       クリックすると元のサイズで表示します

         Nhận huân chương văn hoá ở hoàng cung năm 1952 (hàng đứng, bên phải)

 

Cho đến ngày cuối của cuộc đời, văn nghiệp Kafuu đă theo 3 hướng chính: nhật kư, tùy bút, truyện ngắn và truyện dài. Đó là chưa kể sự hợp tác của ông với sân khấu kabuki và kịch nghệ. Tất cà đều bộc lộ cố gắng của Kafuu để ǵn giữ một chút nào nét đẹp của Edo suốt trong khoảng thời gian Nhật Bản hiện đại dần dần xóa bỏ những xóm làng chơi, duy một số geisha và sân khấu nhạc kịch trước 1945 c̣n giữ lại chút hào hoa của một thuở nào.

 

Là nhà văn cuối cùng của thế hệ Meiji và được sống khá lâu, ông đă có cái may mắn chứng kiến những đổi dời to lớn của đất nước ông để kể lại nó trong các tác phẩm của ḿnh. Cuộc đổi dời to lớn đó vẫn chưa đến hồi khép lại. Do đó, chúng ta hiểu v́ sao những con người có ḷng và nhạy cảm của đất nước này, khi đọc những lời phê phán của Kafuu đối xă hội mà họ đang sống, vẫn t́m thấy nơi nhà văn một sợi giây kết hợp họ lại với nhau, một điều chúng ta c̣n thấy được bên ngoài những câu văn đầy chất thơ và đẹp tuyệt của ông.

 

                       http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/86/Corpse_of_Kafu_Nagai.jpg

                                 Chết trong cô đơn

 

Tóm lại, Nagai Kafuu là người Mohican cuối cùng trong cái nghĩa ông thuộc loài khổng tượng đă biến mất vào trong ḍng lịch sử. Loài động vật ấy với cái đầu thật nhỏ và trái tim thật lớn, thân h́nh dềnh dàng nhưng chỉ biết nhai cỏ, chỉ cần một chuyển biến lớn như một khối vân thạch vĩ đại đâm vào địa cầu là ra đi không để lại dấu vết.

 

Riêng cuộc sống của chính Kafuu cũng chỉ là một nỗi hoài niệm vô biên.

 

 

 

Niên biểu Nagai Kafuu

 

 

: http://jto.s3.amazonaws.com/wp-content/uploads/2013/06/fa20100115a1a.jpg                  

               Trong khu buôn bán cạnh chùa Sensôji xóm Asakusa

 

1879: Sinh ra ở khu Koishikawa Kanatomi (nay thuộc khu Bunkyô) Tôkyô, trưởng nam của ông Nagai Kiichirô và bà Washidzu Tsune.

1889: 10 tuổi. Học tiểu học.

1890: 11 tuổi. Cha rời chức thư kư Đại học Đế quốc để làm bí thư cho Tổng trưởng Giáo Dục Yoshikawa Akimasa. Cả nhà dọn về khu trung tâm hành chánh Kôjimachi Nagata. 

1891: 12 tuổi. Cha đổi qua làm Vụ trưởng Kế Toán Bộ Giáo Dục, gia đ́nh trở về nhà cũ ở Koishikawa. Theo học trung học.

1893:14 tuổi.Cha bán nhà Koishikawa và mướn nhà ở Kôjimachi.

1894:15 tuổi. Bắt đầu học thư đạo và hội họa với các gia sư. Mắc bệnh sưng hạch phải vào bệnh viện điều trị.

1895: 16 tuổi. Nằm dưỡng bệnh ở nhà nghỉ của gia đ́nh ở Zushi, bắt đầu đọc loại sách văn học (Thủy Hử, Tây Du, Tam Quốc và các tiểu thuyết dă sử Nhật).

1896: 17 tuổi. Học thổi sáo shakuhachi và Hán thi.

1897: 18 tuổi. Cha từ chức ở Bộ Giáo Dục để vào làm ở Công ty vận tải đường biển và được bổ làm Giám đốc chi nhánh Thượng Hải. Được sang Trung Quốc thăm bố. Nhập học khoa ngoại ngữ Trường Cao đẳng thương mại ở khu Kanda.

1898: 19 tuổi. Trở thành học tṛ nhà văn Hirotsu Ryuurô

1899: 20 tuổi. Theo học rakugo, đoạt giải thưởng viết văn do một nhật báo tổ chức. V́ không đi học chuyên cần, bị nhà trường gạch tên.

1900: 21 tuổi. Bố về nước và được thăng chức Giám đốc chi nhánh Yokohama. Trở thành môn sinh kabuki của nhà nghiên cứu kiêm soạn giả Fukuchi Ôchi. Học thêm sân khấu kyôgen.

 

                    http://pds.exblog.jp/pds/1/201206/25/37/c0239137_16444880.jpg   

Trước một rạp vũ khỏa thân ở Asakusa                  

 

1901: 22 tuổi. Rời nhà hát kabuki để vào làm ở Nhật báo Yamato.Bắt đầu đăng tiểu thuyết nhiều kỳ Shin-Umegoyomi (Cuốn lịch hoa mơ-bộ mới) nhưng không lâu đă bị cho thôi việc.

1902: 23 tuổi. Bắt đầu hâm mộ Zola. Cho ra mắt Yashin (Tham vọng), Jigoku no hana (Hoa địa ngục), Shinnin chiji (Ông thị trưởng mới nhậm chức).

1903: 24 tuổi. Lần đầu tiên gặp Mori Ôgai. Xuất bản Yume no onna (Người đàn bà trong mơ). Tháng 9, cha gửi qua Mỹ học trung học ở Tacoma (tiểu bang Washington).

1904: 25 tuổi. Muốn chuyên về văn chương Pháp nên xin làm sinh viên bàng thính khoa Pháp văn ở Trường cao đẳng đại học Kalamazoo (tiểu bang Michigan) Ra mắt Sumidagawa (Ḍng Sumida) trên tạp chí Bungakukai ở quê nhà.

1905: 26 tuổi. Nghe tin chiến tranh Nhật Nga bùng nổ. Đến New York. Anh họ là Nagai Shôzô kiếm cho một chỗ làm việc ở Ṭa Công Sứ Nhật. Đi lại với nàng Edyth, một cô gái trong giới xă giao. Tháng 10, thôi việc nhưng bố lo liệu được vào thực tập ở Shôgin (Yokohama Shôkin Ginkô) chi nhánh New York.

1906: 27 tuổi. Không thích việc ở ngân hàng cho lắm, xoay qua thưởng thức âm nhạc. Thu thập tài liệu để viết kư sự về nước Mỹ. Ch́m đắm trong cuộc sống phóng đăng với nàng Edyth.

1907: 28 tuổi. Lấy tàu thủy sang Pháp, làm việc ở chi nhánh Lyon (Pháp) của Shôgin. Vẫn mang tiếng không nghiêm túc trong công việc.

1908: 29 tuổi. Tự ư bỏ việc, v́ ngưỡng mộ cuộc sống ở Paris nên rời Lyon để đến đấy. Quen biết dịch giả thơ ngoại quốc Ueda Bin, lúc đó đă thôi việc và đang rong chơi trong khu nghệ sĩ Montmartre. Hai tháng sau, đột nhiên về nước và xuất bản Amerika Monogatari (Chuyện bên Mỹ).

 

 

                   http://www.japantimes.co.jp/images/photos2009/fl20090426x1a.jpg

                           Một ḿnh bên song

 

1909: 30 tuổi. Furansu Monogatari (Chuyện bên Pháp) ra đời nhưng bị cấm. Đầu mùa hạ, đi lại thân mật với Matsu, một ca kỹ ở Shinbashi. Quen biết Natsume Sôseki. Từ tháng 12, đăng liên tục nhiều kỳ tác phẩm Reishô (Cười nhạt) trên báo Asahi, cũng như cho ra mắt Sumidagawa (Ḍng Sumida) và nhiều tác phẩm mới : Kitsune (Con Chồn), Matsuri no yogatari (Truyện đêm lễ hội), Shukuhai (Ly rượu mừng), Botan no kyaku (Người khách mẫu đơn), Kanraku (Hoan lạc), Kichôsha no nikki (Nhật kư người trở lại quê hương), Fukagawa no Uta (Khúc hát Fukagawa), Kangokusho no Ura (Sau lưng nhà ngục), Hôtô (Phóng đăng) biểu lộ phong cách lăng mạn và duy mỹ giữa thời đại mà văn chương tả thực mới là khuynh hướng chủ đạo.

1910: 31 tuổi. Nhờ hai nhân vật uy tín là Mori Ôgai và Ueda Bin đánh giá cao và tiến cử, tuy không đủ bằng cấp đ̣i hỏi vẫn trở thành giáo sư thực thụ, chủ nhiệm khoa văn chương Pháp ở Đại học Keiô. Thành lập tạp chí văn học khuynh hướng duy mỹ Mita Bungaku để đối chọi với màu sắc chủ nghĩa tự nhiên của Waseda Bungaku, do khoa văn Đại học Waseda đề xướng.Từ đó, trong suốt 6 năm làm việc ở Keiô, các trứ tác của ông chủ yếu được đăng trong tạp chí của nhà trường. Lại quen biết với các ca kỹ xóm Shinbashi như Tomimatsu, Yaeji.                

1911: 32 tuổi. Được chính khách Saionji Kinmochi, bạn thân của cha, mời ông đến họp mặt với Useikai (Vũ Thanh Hội), một tập hợp văn nhân nghệ sĩ. Ông có để lại một bút kư về những cuộc gặp gỡ này bên cạnh các ngôi sao trong giới cầm bút đương thời như Izumi Kyôka, Mori Ôgai, Hirose Ryuurô, Shimazaki Tôson. Ômachi Keigetsu và Tanizaki Jun.ichirô... Cần chú ư là Saionji (1849-1940), một công khanh không thuộc nhóm chính trị gia phiên phiệt, trí thức ưu tú và cũng từng du học ở Pháp như ông.

1912: 33 tuổi. Kết hôn với bà Saitô Yone, con gái một nhà buôn gỗ. Cuối năm đó, cho ra đời Shinbashi Dawa (Tân Kiều dạ thoại). Cha bị tai biến mạch máu năo nhưng ông đang ăn nằm dài dài  ở nhà Yaeji nên không hay biết.

1913: 34 tuổi. Tháng giêng bố mất ở tuổi 62. Tháng hai, ly hôn với Yone. Xuất bản Sangoshuu (San hô tập), một tuyển tập thơ dịch các thi nhân Pháp ngữ như Baudelaire, Verlaine, Samain, Nữ công tước de Noailles vv....

1914: 35 tuổi.Tháng 3, cưới ca kỹ Yaeji (tên thật: Kaneko Yae). Nhân việc đó, bất ḥa với em trai là Isaburô. Bắt đầu đăng nhiều kỳ Hiyori geta (Guốc gỗ ngày đẹp trời).    

 

     

                     http://www.tokyoartbeat.com/tablog/entries.en/wp-content/uploads/2010/01/parallel-universes-1.jpg

 

            Nagai Kafuu và quang cảnh một xóm trong Tôkyo hậu chiến

 

1915: 36 tuổi. Tháng giêng Natsu no sugata (Dáng dấp mùa hạ) ra đời. Sách bị cấm.

1916: 37 tuổi. Yaeji đột ngột bỏ nhà, quay lại với nghề cũ. Từ chức giáo sư đại học Keiô. Lập ra tờ báo Bunmei (Văn minh). Tháng 8, đăng liên tục Udekurabe (Đọ sức) nói về một cuộc tranh giành  t́nh yêu và đụng chạm nghề nghiệp trong thế giới các nàng geisha nhưng cũng để lại chút bóng h́nh của cuộc đời ḿnh trong đó.

1917: 38 tuổi. Từ chức giáo sư Đại học Keiô và rút ra khỏi ban biên Tập tạp chí Mita Bungaku. Bắt đầu viết nhật kư. Sau sẽ là tư liệu cho Danchôtei Nichijô (Nhật kư Đoạn Trường Đ́nh). .

1918: 39 tuổi. Chủ trương tờ Kagetsu (Hoa nguyệt). Đăng tiểu thuyết dài Okamezasa (Cây nêu lá trúc). Tháng 11, bán nhà cửa cha mẹ để lại, dọn về khu Tsukiji. Tháng 12, nhà xuất bản Shunfuudô (Xuân Phong Đường) tiếp tục in toàn tập của Kafuu.

1919: 40 tuổi. Mua nhà kiểu tây phương ở Azabu. Tháng 12, đăng Hanabi (Pháo bông) trên tạp chí Kaizô.

1920: 41 tuổi. Cho ra mắt Edo geijutsuron (Nghệ thuật luận về Edo). Dọn đến nhà mới.

1921:42 tuổi. Tŕnh làng tác phẩm Ame shôshô (Mưa lê thê).

1922: 43 tuổi. Tŕnh làng Yukidoke (Tuyết tan).

1923: 44 tuổi. Đọc các tập tiểu thuyết lịch sử của Mori Ôgai. V́ thích thú với chúng nên bắt đầu nghiên cứu về truyện kư các văn nhân làng nho.

1926: 47 tuổi. Xuất bản Shitaya sôwa (Mấy câu chuyện về xóm Shitaya).

1927: 48 tuổi: Viết nhiều bút kư tưởng nhớ tùy bút gia đàn anh Narushima Ryuuhoku, người nổi tiếng với truyện kư về xóm Yanagibashi. Xảy ra vụ tranh chấp giữa người thiếp yêu của ông là Sekine Uta với một cô hầu bàn quán cà phê.

1928: 49 tuổi. Sumidagawa được dựng thành kịch trên sân khấu rạp Hongô.

1929: 50 tuổi. Đăng Kataomoi (Yêu đơn phương) trên tạp chí Chuô Koron. 

1931: 52 tuổi: Ra mắt các tác phẩm Ajisai (Hoa tử dương), Enoki Monogatari (Truyện cây gỗ dâu), Tsuyu no atosaki (Trước sau mùa mưa dầm). Chia tay nàng Uta.

 

http://auctions.c.yimg.jp/images.auctions.yahoo.co.jp/image/ra470/users/0/3/1/3/psychopsycho1960-img431x600-1395487319wfjbn66445.jpg

                             Chị em xóm lầu xanh

 

1934: 55 tuổi. Tŕnh làng Hikage no uta (Hoa trong bóng râm).

1937: 58 tuổi. Tiểu thuyết đăng dài hạn Bokutô Kidan (Mặc đông kỷ đàm = Truyện lạ bờ Đông) có tiếng vang với độc giả, được các nhà phê b́nh xem như tác phẩm tiêu biểu của ông. Tháng 9, mẹ mất nhưng ông không đi dự dám tang.

1938: 59 tuổi. Soạn nhạc kịch nhan đề Katsushika Jôwa (Truyện t́nh ở Katsushika), được tŕnh diễn trên sân khấu opera khu Asakusa.

1944: 64 tuổi. Nhận con trai của em họ làm con nuôi.

1945: 66 tuổi. Nhà đang ở bị dội bom cháy tiêu. Phải sơ tán về miền quê. Nghe tin đ́nh chiến khi ở Okayama.

1946: 67 tuổi. Cho ra đời một lượt nhiều tác phẩm thai nghén trong thời chiến như Odoriko (Con hát), Kunshô (Huân chương), Ukishizumi (Ch́m nổi), Tamenaga Shunsui (Bàn về tiểu thuyết gia Tamenaga Shunsui), Risai nichiroku (Nhật kư một trận hỏa tai), Towazumonogatari (Chuyện không ai hỏi), Raihôsha (Kẻ đến thăm), Kusamomiji (Cỏ thu nhuộm hồng).

1947: 68 tuổi. Làm lành với người em út Isaburô đă hơn 30 năm không gặp.

1948: 69 tuổi. Lại lui tới thường xuyên pḥng tṛ các rạp hát vùng Asakusa và thân mật với các nữ diễn viên, nữ vũ công.

1949: Đăng dài hạn tập nhật kư Danchôtei Nichijô (Nhật kư Đoạn Trường Đ́nh) trên tạp chí Chuô Kôron). Các tác phẩm khác được đăng tải trong giai đoạn này là Nigirimeshi (Cơm nắm), Teisha no yo no dekigoto (Chuyện xảy ra một đêm tàu dừng), Zassôen (Vườn cỏ dại), Aki no onna (Người đàn bà mùa thu), Hitozuma (Gái có chồng), Katai gidan (Bàn về lơa thể).

1950: 71 tuổi. Cho ra mắt Katsushika Miyage (Món quà của vùng Katsushika).

1952: 73 tuổi. Đăng Yume (Mộng) và Ikyô no koi (Mối t́nh trên đất người). Được chính phủ trao tặng Huân chương văn hóa v́ 3 lư do là viết được tác phẩm giàu chất thơ, nghị luận phê phán văn ḿnh sắc bén và thấu triệt trong sự quan chiếu văn chương với hiện thực, xứng đáng có địa vị một ḿnh một cơi trên văn đàn.

1953: 74 tuổi. Tạp chí Chuô Korôn đăng Kafuu sengo nichireki (Những năm tháng hậu chiến của Kafuu). 

1954: 75 tuổi. Trở thành hội viên Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật. Viết thêm Katai (Khỏa thân), Azumabashi (Cầu Azuma), Akasuka kôkyôkyoku (Bản giao hưởng Asakusa).

1956: 76 tuổi. Katsushika koyomi (Cuốn lịch Katsushika) đăng trên nhật báo Mainichi. Otokogokoro (Ḷng dạ đàn ông) được đăng trên tạp chí Chuô Koron.

1957: 78 tuổi. Về sống một ḿnh ở ngôi nhà mới ở Yawata thuộc thị trấn Ichikawa. Chuô Kôron đăng Natsu no yo (Đêm mùa hạ) và Fuyubi kage (Cái bóng ngày mùa đông).

1958: 79 tuổi. Banshaku (Bữa rượu chiều) đăng trên Chuô Koron. Nhà xuất bản Chikuma Shobô tuyển chọn tác phẩm Kafuu và đưa vào toàn tập văn học hiện đại Nhật Bản (quyển 16).

1959: 80 tuổi. Tháng 1, c̣n cho đăng Mukôjima (Đảo bên kia bờ) nói về khu Mukôjima, ḥn đảo nằm bên kia bờ sông Sumida. Thế nhưng, tháng 3, khi đang đi dạo ở Asakusa th́ bệnh cũ (loét bao tử) bộc phát. Tháng 4, thổ huyết và qua đời. Được chôn cất trong khu mộ địa của gia đ́nh ở khu Bunkyô, Tôkyô.

 

                                              (Tôkyô ngày 30 tháng 5 năm 2015)

 

 

 

 

 

Truyện Lạ Bờ Đông

                          (Bokutô Kitan, 1936)

           墨東綺譚

                    Nguyên tác: Nagai Kafuu

 

Dịch: Nguyễn Nam Trân

Minh họa: Kimura Shôhachi[12]

 

 

Dẫn nhập:

 

Đây là một “tiểu-thuyết-tùy-bút” đáng được gọi là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nagai Kafuu.

 

Trong bài bạt cho Truyện Lạ Bờ Đông nhan đề Đôi lời thêm thắt của tác giả (Sakugo zeigen作後贅言), Kafuu có giải thích về tựa đề của nó như sau:

 

“Sau khi viết thiên hồi kư về những điều nghe thấy từ xóm Terashima trong khu Mukôjima, tôi đặt cho nó cái tên là Bokutô Kitan (Mặc đông kỷ đàm). Chữ Mặc hay mực (Boku, Sumi) là do Hayashi Jussai [13]đă tự ư đặt ra để gọi con sông Sumida. Tập thơ cụ viết có nhan đề là Bokujô gyôyô hay Mặc thượng ngư dao (Điệu hát ông chài trên sông Sumida). Lúc đó vào khoảng niên hiệu Bunka (Văn Hóa, 1808-1814).

 

Mạc phủ ngói chẻ trúc tan, người như Narushima Ryuuhoku (1837-1884) đă trao trả lại dinh thự chính phủ cấp cho ông ở đại lộ Izumibashi, Shitaya và lấy trang trại trong thôn Suzaki đảo Mukôjima (trên sông Sumida) làm nơi ẩn dật. Trong thơ văn, ta cũng thấy nhiều lần ông gọi ḍng Sumida là “sông Mặc”. Kể từ đó, chữ Mặc đă được bao nhiêu tao nhân “Mặc” khách dùng đi dùng lại. Nhưng sau khi Ryuuhoku qua đời rồi (1884), cách gọi đó dần dà trở thành xa lạ với mọi người.

 

Sorai[14] c̣n gọi sông Sumida là Trừng Giang (con sông trong)[15]. Khoảng năm Tenmei (1781-89) có nhà thơ c̣n gọi con đê sông Sumida là Katsuha (Cát Pha) hay G̣ Sắn. Hồi đầu triều đại Meiji khi thi văn rất thịnh hành, Ono Kozan[16] v́ thấy địa danh Mukôjima mà viết thành Hướng Đảo (Mukô-Jima) là chưa đủ thanh lịch bèn phiên âm nó thành 3 chữ Mộng Hương Châu (Mu-Kô-Shuu) nhưng cái tên này cũng không giữ được dài lâu và nay đă rơi vào quên lăng. Hiện thời ở Mukôjima vẫn c̣n có những căn nhà nghỉ trong xóm lầu xanh ở Mukôjima lấy tên là Mộng Hương Trang (Mukô-Sô, Mukô-Shô) nhưng có phải người ta đă đặt tên cho chúng theo cái lối phong lưu của Kozan hay không th́ nay vẫn chưa ai rơ.

 

Miếng đất hẹp và xéo ấy kéo dài từ lô thứ 5 sang lô 6 lô 7 xóm Terashima nằm ở phía đông xóm 4 và xóm 5 khu vực cầu Shirahige. Nói cách khác, nó nằm về hướng Đông Bắc con đê Sumida, cho nên tôi nghĩ rằng gọi là “Mặc thượng” (Bokujô) tức “nằm ngay trên sông Sumida” th́ có hơi xa. V́ lư do đó, tôi đă gọi nơi này là “Mặc đông” (Bokutô) hay là “bờ Đông sông Sumida”. Lúc mới bắt đầu viết Bokutô Kitan (Mặc Đông Kỷ Đàm), tôi đă lấy tựa đề là Tamanoi Zôshi (Ngọc Tỉnh song chỉ)[17] nhưng sau khi ngẫm nghĩ, mới dùng chữ Boku (Mặc) trong sách cũ để nó giữ được khoảng cách với thời đại bây giờ mà lại có thêm một chút thanh tao”.

 

Nhân đây, người dịch thiết tưởng cũng nên đổi ngược thứ tự bằng cách đưa một phần lời bạt này lên đầu truyện để giúp độc giả khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với tác phẩm Bokutô Kitan của Kafuu.

 

Cần nói thêm là hai chữ Kitan (Kỷ đàm ) ngoài cái nghĩa “câu chuyện lạ” c̣n có một ư nghĩa khác là “câu chuyện đẹp”. Ư kín đáo này thường bị các dịch giả bỏ quên không nhắc tới[18].

 

 

東京路地裏ノート2    BACK ALLEY WALKER 

 

Bích chương phim Bokutô Kitan (1960)

             

 

                                   I        

 

Tôi hầu như không xem “chớp bóng”.

 

Kư ức mơ hồ đưa tôi ngược ḍng thời gian về lại khoảng năm Meiji thứ 30 (1897), lần đó, tôi nhớ đă được xem một đoạn phim quay cảnh đường phố San Francisco trong cái rạp “chớp bóng” tên là Kinkikan (Cẩm Huy Quán) ở xóm Nishikichô khu Kanda. Cách gọi “chớp bóng” có lẽ cũng mới được người ta đặt ra dạo ấy. Hơn 40 năm trời đă trôi qua, hai chữ “chớp bóng” bây giờ cũng bị thiên hạ vứt bỏ để thay vào đó bằng một cách gọi khác, nhưng cái ǵ ḿnh được nghe lần đầu đều dễ trở thành thân thiết, y như rằng tôi cứ quen miệng sử dụng cái tên mà người ta đă xếp từ lâu vào hộc tủ.

 

Sau trận động đất[19], một bạn văn trẻ hay ghé nhà chơi, thấy tôi là người quá chậm tiến, bèn lôi đến một rạp hát nhỏ ở khu Akasaka Tameike bắt tôi xem “chớp bóng” cho bằng được. Anh bảo đó là cuốn phim đang được mọi người tán thưởng nhưng nh́n ra mới thấy chỉ là một phim ngắn, phỏng theo đoản thiên của Maupassant[20]. Tôi nghĩ nếu đă thế th́ lấy nguyên tác ra mà đọc chắc c̣n thú vị hơn.

 

Tuy vậy, “chớp bóng” thuở đó là cái bất luận già trẻ ai nấy đều thích, nó thường được người ta đem làm đề tài kháo chuyện cho nên tôi nghĩ ít nhất ḿnh cũng nên biết sn chút ít nội dung để c̣n theo dơi câu chuyện thiên hạ đang bàn. Khi đi ngang qua cửa các rạp chớp bóng, tôi đă cố gắng nhướng mắt nh́n mấy tấm bảng vẽ quảng cáo và ḍng chữ k tên phim. Chỉ cần xem lướt bảng quảng cáo phim thôi th́ cho dù không đi xem phim, ḿnh cũng có thể tưởng tượng đại khái phim nói về chuyện ǵ và hiểu được tại sao người ta tán thưởng.

 

Khu vực Công viên Asakusa là nơi có thể chỉ đến một lần mà xem được lắm bảng quảng cáo để biết sơ qua nhiều nội dung. Nếu tới đây đưa mắt nh́n một cái là đă có thể tự ḿnh so sánh được bao nhiêu phim hay phim dở. Mỗi lần có dịp đi về hướng Shitaya Asakusa lúc nào tôi cũng nhớ đến điều đó và thường lê bước dọc theo bờ hồ ở cửa vào công viên.

 

                 http://www.kyubunhp.sakura.ne.jp/bunei2.jpg

                  Xem được lắm bảng quảng cáo trước cửa rạp

 

Chuyện xảy ra vào một buổi chiều cuối hè khi gió đă bắt đầu đem cái lạnh về. Sau khi xem hết từng bảng quảng cáo phim treo ở các cửa rạp, tôi đi về Senzoku, một xóm hơi xa công viên. Phía tay mặt là cây cầu Kototoi, tay trái là xóm Iriya, và giữa khi tôi c̣n đang chần chừ không biết phải rẽ qua hướng nào th́ có một người đàng ông mặc kiểu Âu bất thần đi vọt ra từ đường ngang:

 

-          Ông hai ơi, muốn ǵ tôi giới thiệu cho!

 

-          Không, không, cảm ơn ông.

 

Tôi trả lời, bước chân chợt có hơi gấp hơn.

 

-          Dịp may có một không hai. Dám săn được của lạ lắm, nghe ông!

 

Anh ta tiếp lời như thế và bám riết lấy tôi.

 

-          Không cần, tôi đang trên đường xuống Yoshiwara[21] mà.

 

Chẳng biết anh chàng thuộc loại bonpiki, genji[22] hay ǵ ǵ nhưng v́ muốn đuổi kẻ mời mọc ấy đi cho rảnh, tôi mới buột miệng bảo ḿnh đang trên đường xuống một xóm ăn chơi. Thế nhưng ngược lại, điều đó đă giúp tôi quyết định hướng được phải đi thay v́ làm một cuộc tản bộ không mục đích.Trên đường, tôi bỗng nhớ ra ở một con phố dưới chân đê có một hiệu sách cũ ḿnh hay lui tới.

 

Tiệm sách cũ ấy nằm trên một con đường khuất và tối tăm, chạy từ chỗ ḍng nước con kinh San.ya sau khi chui vào ḷng đất dưới những cái cừ ngầm sắp sửa đổ vào dưới chân cầu Nihonzutsumi và trước cửa cái cổng Daimon trổ vào vào xóm Yoshiwara. Con đường khuất này chỉ có một bên phố chạy dọc theo kinh Sanya. Nó đâu mặt lại phía lưng của những ngôi nhà dân nhô lên khỏi dăy tường đá của bờ bên kia. Ở đó, xen kẽ vào giữa đám nhà dân là những cửa tiệm khá rộng bán sỉ ống cống, gạch ngói, gỗ, đất... nhưng v́ con kênh càng ngày càng bị thu hẹp nên nó chỉ c̣n để lại ấn tượng nghèo nàn và chật chội. Đêm đến, bên bờ kênh nơi những chiếc cầu như cầu Shôhôji, cầu San.ya, cầu Jikata, cầu Kamiarai, chỉ c̣n thấy vài vệt đèn yếu ớt chiếu trên mặt đường. Nếu không có con kênh và những chiếc cầu, khu vực này sẽ chẳng c̣n ai qua lại. Hai ngôi nhà ven đường c̣n để đèn khuya khoắc nhất có lẽ là tiệm tạp hoá bán thuốc lá và tiệm sách cũ mà thôi.

 

Tôi không nhớ tên tiệm bán sách cũ nhưng hầu như biết hết những món hàng tiệm ấy chưng bán. Mấy số tạp chí Bungei Kurabu [23] ra đời thuở đó, mấy bản phụ lục tờ Yamato shinbun [24] cũ th́ không nói chi, nó c̣n là nơi tôi đào bới được loại sách vở hiếm có. Thế nhưng lư do tôi phải đánh một ṿng xa để t́m đến cửa hiệu này không phải v́ sách vở mà là v́ con người, cá nhân ông chủ hiệu sách, và cái hương vị đặc biệt của con đường hẻm nằm bên ngoài một xóm thanh lâu.

 

Chủ tiệm sách là một ông lăo nhỏ thó, đầu cạo nhẵn, tuổi tác dĩ nhiên đă ngoài 60. Từ gương mặt, cử chỉ, lời ăn tiếng nói cho đến cách phục sức ...vẫn c̣n giữ được trọn vẹn cái phong cách của người b́nh dân Tokyo. Điều đó làm cho dưới mắt tôi, nhân vật này c̣n quí giá và gợi được mối cảm hoài hơn cả những pho sách cổ và hiếm nữa. Cho đến hồi xảy ra trận động đất, khi đến nhà tṛ các rạp hát tuồng hay chuyện tếu rakugo, ta vẫn có thể gặp được một hai người với dáng dấp của các bô lăo xóm b́nh dân thành Edo như thế. Chẳng hạn các kép già Tomejii rạp Otowa hay Ichizô rạp Takashima nhưng bây giờ các cụ đều đă bước sang thế giới bên kia.

 

              http://search.artmuseums.go.jp/jpeg/momat/s0042020.jpg

Ông ta vẫn giữ cái dáng lom khom

 

Khi tôi mở cánh cửa kính để vào trong tiệm, ông chủ hiệu bán sách cũ, như thông lệ, vẫn ngồi đằng sau tấm vách ngăn, nhô cái lưng kḥm ra phía ngoài, mục kỉnh trễ xuống sống mũi và h́nh như đang đọc cái ǵ. Tôi thường đến tiệm này vào khoảng bảy tám giờ tối, một khoảng thời giờ khá nhất định, nhưng mỗi lần đều thấy ông lăo ngồi ở một chỗ và trong một tư thế hầu như không hề thay đổi.Nghe tiếng cửa mở, ông ta vẫn giữ cái dáng lom khom, chỉ hơi nhô đầu về phía ấy một chút, tháo cặp kính ra, tay đập mạnh bụi tấm đệm lót chỗ ngồi, rồi trong tư thế như đang ḅ, ch́a nó ra phía khách và lên tiếng chào hỏi đĩnh đạc:

 

-          Ối dào, mời ông vào chơi cho ạ.

 

Lời nói cũng như điệu bộ của ông vẫn rập khuôn như trước tới giờ.

 

-          Thưa ông, hôm nay cũng chẳng kiếm được ǵ hay ho cả. Cái đáng để ông xem chỉ có ba cái Tạp chí Hôtan[25] mà lại không đủ bộ!

-          Tạp chí Tamenaga Shunkô chủ trương chứ ǵ?

-          Vâng. Có từ số đầu nên đọc cũng tàm tạm, thưa ông. Chết chưa, ḿnh xếp nó chỗ nào nhỉ?

 

Nói thế nhưng ông lăo cũng lấy được từ trong chồng sách cũ chất ở góc tường ra năm sáu tập sách, phủi bụi bằng cả hai tay và ch́a cho tôi xem

 

Tôi cầm lấy chúng và nói:

 

-          Mấy quyển này ra đời từ hồi năm Meiji thứ 12 kia à. Đọc những tạp chí thời đó, cứ cảm thấy cuộc đời ḿnh như được kéo dài thêm. Nếu cụ cũng kiếm được cả toàn bộ Robun chinpô[26] th́ tôi xin mua tất.

-          Đôi khi người ta cũng mang đến nhưng nói chung số có số không. Thế ông có đang t́m tạp chí Kagetsu[27] không nhỉ?

-          Tôi có rồi.

 

Lại có tiếng cửa kính kêu lách cách, cả tôi lẫn ông chủ đều quay đầu nh́n th́ thấy một ông già cũng trên 60, má hóp đầu hói, tướng nghèo nàn, đang đặt một cái tay năi sọc rằn lên giá sách cũ ở đầu cửa tiệm, và nói:

 

-          Nghĩ đi nghĩ lại, xe cộ sợ thật. Bữa nay sém chút nữa là tiêu đời.

-          Tiện mà rẻ như nó th́ cũng hiếm đấy, nhưng eo ơi! Thế ông có bị thương không hử?

-          Nhờ mang cái bùa hộ mệnh, nó vỡ nên ḿnh không sao cả. Chiếc xe buưt đi trước với thằng tắc-xi chắc đụng nhau.Nhớ lại vẫn c̣n run đây nầy. Thật ra tối nay tôi xuống dưới chợ Hatonoya, mua được mấy món thật hay. Ba thứ đồ cổ lạ ghê. V́ có mua cũng không biết dùng vào việc ǵ nhưng hễ thấy th́ thích mang nó về cho bằng được.

 

Ông già hói mở tay năi bằng vải ra, trong đó có tấm áo choàng dài và một cái váy đàn bà. Áo choàng vải Kohama có vân nhỏ trên nền xám c̣n váy nhuộm giống kiểu Yuuzen, thấy th́ có hơi lạ nhưng toàn là quần áo trước hay sau thời Duy Tân chứ chẳng phải đồ vật xa xưa ǵ cho cam.

 

Tuy vậy, nếu mà dùng nó để lên khung tranh Ukiyo, lót tủ đựng sách như cách đời nay yêu chuộng hay làm b́a mấy tập tiểu thuyết loại Kusazôshi[28] th́ có lẽ không ǵ hơn.V́ nẩy ra ư đó nên sau khi đă trả tiền mớ tạp chí cũ, tôi mua luôn một tấm áo choàng và cái váy phụ nữ, nhờ ông chủ tiệm sói đầu gói chung với bộ tạp chí Hôtan vào bao giấy, xong cặp nách đi ra ngoài.

 

Tôi định đón xe khách hay qua lại con đê Nihontsutsumi nên đứng đợi nó trước trạm Daimon trong chốc lát[29]. Tắc xi rước mối xáp lại thi nhau mời làm tôi cảm thấy bị quấy rầy nên quành trở lại con đường bên trong nơi vừa mới đến, chọn các hẻm tối tăm trong khu phố không xe điện đường hay tắc xi nào ghé tới. Đi vậy được một đỗi bất chợt tôi nhận ra ánh đèn của cây cầu Kototoi hiện ra sau những hàng cây. Nghe nói khu công viên gần bờ sông là chỗ thiếu an ninh, tôi không đi tận đến kè sông mà bước dọc theo con đường nhỏ có đèn sáng rồi ngồi nghỉ lưng trên một sợi dây xích người ta chăng ra bên bờ đường.

 

Thực ra, khi nghĩ ḿnh sẽ xuống đây, dọc đường tôi đă mua sn ít bánh ḿ và đồ hộp để trong tay năi nên mới dừng lại, sắp xếp mấy thức này lẫn bộ sách và đống áo xống cũ vào chung một túi. Có thể v́ khăn vải dùng làm tay năi có hơi nhỏ hoặc v́ đồ vật cái cứng cái mềm nên tôi không cách chi tóm được gọn gàng. Rốt cuộc, nghĩ rằng ngoài mấy thứ đồ hộp đút được túi áo khoác, kỳ dư phải bỏ vào tay năi, tôi mới trải vuông tay năi xuống băi cỏ và giữa khi đang tính toán làm sao cho tiện th́ bất chợt, đằng sau một bụi cây vẳng ra tiếng gọi:

 

-          Anh kia, đang làm ǵ đấy?       

 

Cùng với tiếng người nói là bóng dáng một viên cảnh sát đang rút kiếm quơ vun vút. Anh ta ch́a cánh tay vượn ra nắm lấy vai tôi ấn xuống.

 

Tôi không trả lời, chỉ thắt gút tay năi rồi dợm đứng dậy nhưng nhanh như cắt, viên cảnh sát chụp khuỷu tay tôi từ sau lưng và ra lệnh:

 

-          Đi về phía này!

 

                   http://bunka.nii.ac.jp/heritages/showimage/77412/300/1

 

                            Anh kia, đang làm ǵ đấy?

 

Khi đến chỗ con đường nhỏ trong công viên trổ ra cây cầu Kototoi, viên cảnh sát bèn giải tôi về một bót gác nằm trên một con đường rộng hơn. Sau khi chuyển giao tôi cho bạn đồng nghiệp trực ban, anh ta quay ngoắt đi đâu mất.

 

Người cảnh sát trực ở bót gác vẫn đứng nguyên chỗ cửa ra vào, bắt đầu cuộc thẩm vấn:

 

-          Đi từ đâu đến, lúc mấy giờ?

-          Từ đằng kia đến.

-          Đằng kia là đằng nào?

-          Phía bờ hào.

-          Hào nào?

-          Hào Yamaya dưới chân Matsuchiyama.

-          Tên là chi?

-          Ôe Tadasu.

 

Khi tôi trả lời như thế, người cảnh sát mở quyển sổ tay. Tôi tiếp lời:

 

-          Tadasu viết là Khuông, tức chữ Vương nằm trong bộ Phương.[30] Thầy nhớ câu trong sách Luận Ngữ : Nhất độ khuông thiên hạ, chứ ạ!

 

Không những anh ta bảo tôi im mồm và c̣n trừng mắt rồi cho tay mở cúc áo khoác của tôi lật đằng lưng để xem tiếp. Sau đó lại xem cả lưng áo vét.

 

-  Sao không thấy gắn tên hiệu ǵ c.

-  Tên hiệu là tên hiệu chi vậy thầy?

 

Tôi bèn đặt cái tay năi xuống và đưa hai tay banh ngực áo vét cho người ấy xem một lượt.

-          Địa chỉ?

-          Số 6 phường 1 xóm Otansu quận Azabu.

-          Nghề nghiệp?

-          Không làm ăn ǵ hết.

-          Vô nghề nghiệp hử? Mấy tuổi?

-          Tuổi Kỷ Măo.

-          Hỏi bao nhiêu tuổi ḱa?

-          Sinh năm Meiji 12 Kỷ Măo.

 

Định nói chừng đó thôi nhưng lại hơi sợ, tôi phải tiếp lời:

 

-          Năm mươi tám tuổi.

-          Sao thấy trẻ vậy?

-          Hi hi hi....

-          Hồi năy nói tên là ǵ hè?

-          Mới thưa với thầy là Ôe Tadasu.

-          Thế gia đ́nh mấy người?

-          Ba người.

 

Trả lời là ba nhưng thật ra tôi sống độc thân. Kinh nghiệm tới nay cho biết nếu ḿnh tŕnh bày đúng sự thực, họ lại lấy làm lạ và ḿnh đâm ra bị nghi ngờ cho nên cứ trả lời là ba cho tiện.

 

              http://pointex.biz/initial/wp-content/uploads/2010/02/100203_19.jpg

Mỗi bên đều được rào bằng những thanh cọc

 

-          Ba người th́ bà vợ với ai nữa đấy?

 

Chính người cảnh sát đang giúp tôi t́m cách giải thích cho hợp lư.

 

-          Bà vợ với bà già.

-          Vợ bao nhiêu tuổi?

 

Tôi hơi lúng túng nhưng chợt nhớ ra tên một người con gái ḿnh có quen biết bốn, năm năm trước nên nói đại:

 

-          Ba mươi mốt. Sinh ngày 14 tháng 7 năm Meiji 39, tuổi Bính Ngọ...

 

Tôi nghĩ thầm nếu hỏi đến tên tôi chắc phải đưa ra tên một nhân vật nữ trong một cuốn tiểu thuyết ḿnh đang viết nhưng người cảnh sát chẳng nói ǵ thêm, chỉ cho tay thọc sâu vào túi áo khoác và áo vét của tôi.

 

-          Cái ǵ đây?

-          Ống điếu với kính đeo mắt.

-          Ừm. C̣n đây?

-          Đồ hộp.

-          Cái này là ví hả. Mở cho xem chút coi!

-          Tiền không có bao nhiêu đâu.

-          Chớ được chừng bao nhiêu?

-          Chà, cỡ hai, ba mươi Yen.

 

Người cảnh sát lấy cái ví ra nhưng không lục ra xem, chỉ để nó lên trên cái bàn kê máy điện thoại.

 

-          Bao kia đựng ǵ? Đem đến đây mở tôi xem nào!

 

Khi tôi tháo tay năi và cho xem mấy mẫu bánh ḿ và mớ sách cũ gói trong miếng giấy th́ chưa làm sao cả nhưng khi người cảnh sát nh́n thấy cái váy màu sắc ḷe loẹt xổ ra và buông thỏng xuống th́ thái độ và cách ăn nói của ông ta bèn đổi khác ngay.

 

-          Ui cha, anh kiếm đâu ra mấy thứ này?

 

Tôi cười trả lời:

 

-          H́ h́, dạ đâu có chi!

-          Cái này....quần áo đàn bà mà.

 

Người cảnh sát đưa hai ngón tay nắm lấy cái váy dài đưa lên trước ánh đèn xem xét, rồi quay lại trừng mắt nh́n tôi.

 

-          Mang từ đâu tới vậy?

-          Từ tiệm bán quần áo cũ.

-          Sao anh lại có?

-          Dạ bỏ tiền ra mua th́ có!

-          Tiệm đó ở đâu?

-          Trước cửa Daimon xóm Yoshiwara.

-          Mua mất bao nhiêu?

-          3 Yen 70 Sen.

 

Người cảnh sát lại ném tấm váy lên trên mặt bàn, im lặng nh́n tôi làm tôi có cảm tưởng kiểu này sẽ bị giải đi bắt nhốt vào nhà lao. Cái can đảm buổi đầu đă tiêu tán. Tôi cũng đưa mắt chăm chú nh́n lại viên cảnh sát, mới thấy ông ta vẫn im lặng nhưng đă bắt đầu mở ví tôi ra xem có ǵ. Trong cái ví đó tôi có để quên tấm chứng chỉ tạm bảo hiểm hỏa tai đă nhàu và rách lỗ chỗ, cái trích lục hộ tịch để tŕnh ra lúc cần, cái triện tùy thân và giấy chứng nhận thời gian hiệu lực của nó. Người cảnh sát mở từng tờ giấy một ra xem trong im lặng rồi ch́a cái triện có khắc tên tôi ra trước ngọn đèn để coi cho tường tận. 

 

Chẳng biết phải giết thời giờ như thế nào trong khi chờ đợi, tôi đứng lớ ngớ ngay chỗ ra vào, đưa mắt nh́n ra ngoài đường. Con đường trước cửa bót gác rẽ ra làm hai nhánh, một chạy về hướng Minami Senjuu, c̣n nhánh kia đổ xuống phía cây cầu Shirahige. Nhánh này cắt ngang đại lộ nằm đằng sau Công viên Asakusa vốn là con đường vượt cả cầu Kototoi và đi xa hơn nữa, cho nên dù đă về đêm, người qua kẻ lại vẫn nườm nượp. Thế mà trong đám người bộ hành ấy chẳng có lấy một ai dừng chân lại để lấy làm quái lạ khi thấy tôi bị bắt giữ và thẩm vấn chẳng v́ một duyên cớ nào. Ngay bên kia đường là một hiệu bán sơ-mi. Trong một góc, có người đàn bà dáng như bà chủ và một cậu bé đang nh́n về hướng này nhưng cả hai cũng chẳng có vẻ ǵ lưu ư tới tôi, họ chỉ lo sửa soạn đóng cửa tiệm.

 

-          Ờ, thôi xong rồi. Xếp tất cả vào đi.

-          Tôi cũng chẳng cần chi mấy thứ này!

 

Tôi nói mà như đang nhủ với ḿnh rồi thu thập tất cả và buộc lại tay năi.

 

-          Thầy không cần xem ǵ nữa sao?

-          Không!

-          Nhọc ḷng thầy quá hén.

 

Tôi đánh que diêm, châm một điếu Westminster đầu vàng, nhả một làn khói vào trong cái bót gác như muốn bảo với người cảnh sát thôi, nếu ông không t́m được ǵ th́ ít nhất cũng nên ngữi lấy ít mùi thơm thuốc lá. Xong tôi lại tiếp tục bước về hướng cầu Kototoi. Bây giờ nghĩ lại mới thấy nếu không có bản trích lục hộ tịch và chứng minh thư cái triện tùy thân th́ đêm đó ḿnh đă nằm trong nhà lao chớ chẳng phải đùa. Lạ lùng chưa, mỗi mớ quần áo cũ thôi lại gây ra bao nhiêu tuế toái. Phải chăng mọi xui rủi tôi gặp phải cũng chỉ v́ đi thích cái váy đồ thải kia.

 

                                I I

 

http://cdn-ak.f.st-hatena.com/images/fotolife/s/shinju-oonuki/20131024/20131024084158.jpg

                 Vài vạt cỏ dại xen giữa mấy ngôi nhà thấp lè tè

 

Khung sườn cuốn tiểu thuyết mang tên Shissô (Mất tích) đă thành h́nh trong đầu tôi. Dù nó là tác phẩm do ḿnh viết ra, tôi tin chắc một khi xong xuôi, nó sẽ không tồi chút nào.

 

Nhân vật chủ chốt trong cuốn truyện ấy là Taneda Junbei.Tuổi anh ta ngoài 50 và là giáo sư Anh văn ở một trung học tư thục.

 

Người vợ yêu anh cưới lần đầu tiên đă qua đời trước đó ba, bốn năm nên anh tái giá với người đàn bà khác tên Mitsuko.

 

Mitsuko trước đó làm công trong nhà chính trị gia họ Mỗ và được cắt đặt hầu hạ bà chủ. Cô ta bị ông chủ dụ dỗ đến mang bầu. Người chấp sự thân tín của gia đ́nh tên là Endô được giao phó thu xếp của nợ. Điều kiện nhà chủ đặt ra lúc đó là nếu Mitsuko sinh đẻ an toàn th́ sẽ được chu cấp mỗi tháng số tiền 50 Yen để nuôi con trong khoảng thời gian trên 20 năm. Thay vào đó, hộ tịch của đứa bé sẽ chẳng dính dáng ǵ tới nhà chủ hết. C̣n như trường hợp Mitsuko lấy chồng, cô sẽ được tặng một món tiền hồi môn xứng đáng.

 

Mitsuko được đưa đến ở chung với Endo, người chấp sự, và nơi đây, cô sinh hạ một bé trai. Chỉ chừng hai tháng sau, Endô đă giới thiệu cô về làm vợ sau ông giáo Anh văn ở một trung học tư thục. Đó là Taneda Junbei. Lúc ấy, Mitsuko 19 tuổi c̣n Taneda 30.

 

Từ khi mất người vợ yêu, với đồng lương bạc bẽo, Taneda chẳng có một dự tính nào cho cuộc sống tương lai. Vừa đến tuổi trung niên mà anh chỉ c̣n là một c̣n người không c̣n chút sinh khí, sống như cái bóng. Một phần v́ người bạn cũ Endô thuyết phục, một phần món tiền mẹ con Mitsuko mang lại đă làm anh dao động nên nhận lời tái hôn. Đứa con vừa mới sinh ra nên cũng chẳng mất công làm thủ tục hộ tịch, Endô bèn chuyển luôn cả hộ tịch hai mẹ c̣n vào nhà Taneda. Do đó mà sau này khi nh́n vào hộ tịch, người ta thấy như là vợ chồng Taneda trước đó đă từng ăn ở với nhau không chính thức và nhân việc cậu trưởng nam ra đời họ mới làm thủ tục hành chánh để chính thức hóa.

 

Hai năm trôi qua, họ có thêm một bé gái. Rồi đến lượt một cậu con trai nữa.

 

Tametoshi, cậu trưởng nam bung xung kia chính ra là con riêng của Mitsuko. Khi cậu vừa đến tuổi trưởng thành, món tiền cấp dưỡng mà người cha bí mật gửi đến cho hai mẹ con hằng tháng một hôm bỗng nhiên chả thấy đâu nữa. Không phải thời hạn giao ước đă trôi qua. Chỉ v́ người cha thực sự của cậu bé đă lâm bệnh qua đời từ năm trước mà cả bà vợ của ông cũng nối gót ra đi sau đó. 

 

Đến khi cô gái đầu Yoshiko và cậu con trai thứ hai Tameaki khôn lớn th́ chi phí cho hai chị em càng ngày càng nhiều, Taneda phải chạy quanh dạy thêm hai ba lớp đêm.

 

Năm cậu cả Tameaki đang theo học đại học tư, cậu đă có dịp theo đoàn thể thao đi ra nước ngoài. Cô em gái vừa tốt nghiệp trường nữ trung học, chưa chi đă trở thành một ngôi sao có triển vọng ngành điện ảnh.

 

Người vợ kế của Taneda lúc mới về nhà chồng th́ bầu bĩnh dễ thương nhưng cùng với thời gian đă béo ra và lại say mê tôn giáo. Mitsuko trở thành một ủy viên trong đoàn thể tín đồ của Nhật Liên Tông. V́ thế, ngôi nhà của Taneda đôi khi chẳng khác chi nơi hội họp của đoàn thể, lúc khác th́ giống chỗ các cô minh tinh đàn đúm, có thời thành chốn tập tành của các tay thể thao. Ồn ào đến mức đó th́ chắc là trong nhà bếp dẫu có chuột, chúng cũng chẳng dám tḥ đầu ra.

 

Taneda xưa nay vốn là một anh chàng nhát nhúa, rất ngại việc giao du. Bây giờ lại có tuổi nên càng không chịu được sự huyên náo. Những ǵ vợ con anh thích anh đều không ưa. Anh cố gắng bỏ qua để làm vừa ḷng họ. Nh́n vợ con ḿnh với cặp mắt khinh thường, ít nhất đó là cách phục thù của người chồng, người cha yếu đuối này.

 

Mùa xuân năm anh 51 tuổi, Taneda bị ngưng chức giáo sư. Đúng ngay cái hôm lănh được món tiền trợ cấp thôi việc, Taneda bỏ cửa bỏ nhà và không cho ai biết ḿnh đi đâu.

 

Trước đó ít lâu, trên xe điện, Taneda t́nh cờ gặp lại Sumiko, người đầy tớ gái xưa kia có lần đến giúp việc ở nhà anh. Biết cô ta đang làm chiêu đăi viên tại một quán rượu phố Komakata ở Asakusa, anh ta ghé lại nơi đó một, hai lần, uống bia đến say khướt.

 

Đêm hôm ấy, thủ trong người bọc tiền trợ cấp thôi việc, lần đầu tiên Taneda t́m đến căn pḥng nơi Sumiko trú ngụ, tŕnh bày tự sự rồi ở lại qua đêm ...

 

                                 ***

 

Câu chuyện nghĩ được đến đó nhưng để đưa đến kết thúc như thế nào th́ tôi chưa có sn trong đầu.

 

Gia đ́nh Taneda chắc sẽ làm đơn cho cảnh sát nhờ đi kiếm anh ta.Taneda có thể bị bắt về một tội h́nh sự và bị tống giam. Con người ở tuổi trung niên dễ sa đà giống như câu tục ngữ: “ Những cơn mưa lớn hay đổ xuống vào lúc chiều tối”. Tôi có đủ mọi cách thêm thắt để nâng tính cách bi thảm về bước đường cùng của Taneda. Tôi đă sửa soạn cho anh ta một số chi tiết trên con đường đưa anh đến chỗ vấp ngă và cả những biến chuyển t́nh cảm của anh trong từng giai đoạn. Chẳng hạn tâm sự lúc anh bị thám tử bắt được và giải đi hay thái độ bối rối và hỗ thẹn của anh khi bị cảnh sát trao trả cho vợ con, vv và vv. Tôi đă chẳng bị lính đi tuần bắt giữ và điều tra lai lịch đến ra tṛ lúc trên đường về nhà sau khi mua một bộ đồ thải của đàn bà ở một con đường khuất trong khu Sanya là ǵ! Kinh nghiệm này thực là một tài liệu không có ǵ thích hợp hơn để dùng vào việc miêu tả tâm lư nhân vật Taneda. 

 

Khi viết tiểu thuyết, cái đem lại cho tôi nhiều hứng thú hơn cả là có thể chọn lựa và miêu tả những địa điểm mà nơi đó, cuộc sinh hoạt và sự kiện liên quan đến nhân vật bên trong đă xảy ra. Nhiều khi tôi cũng sa vào sai lầm là hơi quá đà trong việc miêu tả khung cảnh thay v́ đặt trọng tâm vào tâm lư nhân vật.

 

Trong thành phố Tokyo, ở những nơi bao đời được gọi là thắng cảnh, kể từ khi có trận động đất lớn, các khu phố mới đă mọc lên, làm đánh mất cả cảnh quan cũ. Chính v́ muốn miêu tả cảnh tượng ấy nên tôi định chọn Honjô, Fukagawa hay vùng ngoại vi xóm Asakusa làm nơi ẩn nấp cho ông giáo Taneda. Nếu không phải những nơi ấy th́ ắt phải là những con đường lẫn khuất trong những xóm nhà xưa tiếp giáp với chúng, mấy năm trước c̣n là đồng quê.

 

Tôi đi lang thang đă nhiều và đại khái có thể nói là rành rẽ về đường ngang lối dọc các khu Suna-machi, Kameido, Komatsugawa, Terashima-machi, thế nhưng, mỗi khi cầm lấy bút vẫn cảm thấy ḿnh hăy c̣n có cái ǵ biết chưa đến chốn. Ngày xưa (khoảng tháng 6 năm Meiji 35) (1902) tôi có viết một cuốn t́ểu thuyết với chủ đề về các cô gái trong khu vực lầu xanh Suzaki ở Fukagawa nhưng khi một người bạn đọc được, anh đă phê b́nh: “Khi miêu tả sinh hoạt ở khu vực lầu xanh Suzaki khoảng tháng 8, tháng 9, sao không thấy anh nói đến những trận mưa băo và sóng thần, như vậy là thiếu sót quá sức! Thế chứ không phải cái gác treo đồng hồ ở lầu Kôshien, nơi văn sĩ nhà ta thường hay qua lại, đă bị gió thổi đến đổ sập một hai lần rồi sao? ”. Khi tả cảnh, muốn cho tinh vi, không thể nào bỏ qua yếu tố thời tiết và khí tượng. Giống như điều mà văn hào Lafcadio Hearn[31] đă từng làm trong các tác phẩm nổi tiếng như Chita hay Yuuma[32].  

 

Hôm đó là một buổi chiều cuối tháng 6. Mùa mưa dầm chưa dứt hẳn nhưng từ ban mai, bầu trời đă tạnh ráo. V́ ngày dài, sau khi tôi ăn xong bữa cơm chiều, trời vẫn chưa muốn tối. Buông đũa xuống, tôi vẫn ăn mặc nguyên như thế đi ra khỏi cửa và định nhắm một nơi hơi xa như phía Senju hoặc Kameido chẳng hạn. Trước tiên, tôi lấy xe điện đến được cửa Kaminari (Lôi môn) th́ lúc đó vừa vặn bắt được chuyến xe buưt đi Terashima Tamanoi.   

 

Xe qua khỏi cầu Azuma, quẹo trái vào một con đường lớn rồi vượt cầu Genmori, đi ngang ngôi đền thần đạo Akiba nằm trước mặt, chạy thêm một chút nữa th́ phải dừng lại ở chỗ cắt ngang với tuyến xe điện. Nơi hai tuyến đường gặp nhau, mỗi bên đều được rào bằng những hàng cọc. Ngoài rào, một đoàn xe nào là xe đạp, tắc xi rước mối đang đợi cho đoàn tàu chở hàng hóa chậm chạp băng qua. Tôi lấy làm lạ là khách bộ hành không có bao nhiêu, chỉ có dăm đứa trẻ nhà nghèo tụm ba tụm bảy chơi đùa. Bước xuống xe mới thấy con đường này c̣n cắt thành h́nh chữ thập với con đường lớn chạy từ cầu Shirahige về hướng Kameido. Đây đó là những băi đất hoang điểm vài vạt cỏ dại xen vào giữa mấy căn nhà thấp lè tè, không phân biệt lối nào ra lối vào. Cho dù bước tiếp th́ bất cứ về hướng nào, khung cảnh chỉ là tiêu điều.

 

Tôi nghĩ nếu ḿnh định chọn khu vực xa khuất này làm nơi ẩn nấp cho thầy giáo Taneda từ khi thầy bỏ vợ con nhà cửa th́ được cái hay là nó nằm khá gần khu vực đông đúc của xóm làng chơi Tamanoi. Kết thúc của câu chuyện sẽ thích hợp và có khi hay. Do đó, tôi mới rẽ ngang, thử đi bộ thêm một xóm nằm dọc những con đường hẹp xem sao. Những con đường này hẹp đến nổi dù đi xe đạp, nếu kẹp thêm dưới nách ít hành lư cồng kềnh, người ta thật khó ḷng tránh nhau. Đường th́ cứ năm sáu bước lại có một ngơ rẽ, hẹp như thế nhưng hai bên vẫn có những ngôi nhà cho thuê có cổng vào khá tươm tất. Một hai cặp đàn ông đàn bà đi chung hay đi lẻ bước trước bước sau, họ ăn mặc kiểu Tây trông như người đang ở sở làm về. Nh́n mấy con chó đang chạy rong, thấy chúng đều có đeo ṿng cổ mang tên chủ và không có vẻ ǵ dơ dáy. Đi một đỗi đă thấy bên hông nhà ga Tamanoi của đường xe điện Tôbu hiện ra trước mắt.   

 

Hai bên tay phải và tay trái đường xe lửa, giữa những tàng cổ thụ xanh um có một ngôi nhà to rộng chẳng khác biệt thự vùng quê. Từ cầu Azuma cho đến đây, tính ra không nơi nào cây cối rậm rạp như thế. Chốn này h́nh như lâu ngày không ai coi sóc, giây leo ḅ lan, phủ dày lên trên làm cho những lùm trúc bên dưới trông thấp hẳn. Hoa b́m ban chiều nở[33] trên hàng rào dọc bờ mương. Tất cả đều hết sức quyến rũ khiến cho tôi không thể cầm ḷng, phải dừng bước lại trong giây lát.

 

Tôi nghe nói ngày xưa, chung quanh chiếc cầu ngài Shirahige[34] là thôn Terashima nên bèn nghĩ ngay tới ngôi biệt thự của người kép kabuki là Kikugorô tập danh đời thứ năm. Nếu đôi khi được như hôm nay mà nh́n tận mắt khu vườn một trong những biệt thự kiểu đó th́ làm sao mà không chạnh nghĩ đến cái phong lưu tao nhă của một thời đại đă trôi qua!

 

Dọc theo đường xe lửa là một cánh đồng cỏ rộng cắm đầy những tấm biển bán đất hay cho mướn đất. Nó kéo dài đến mé bờ đê nơi có một cây cầu sắt bắt ngang. Đó là di tích con đường xe điện Keisei, cho đến năm ngoái xe hăy c̣n qua lại. Trên những bậc thang đá đă sụp đổ vẫn c̣n dấu vết của nhà ga Tamanoi nằm dưới lớp cỏ hoang. Từ chỗ này mà nh́n, có cảm tưởng như đó là một ṭa thành đổ nát.

 

Tôi bèn vạch lớp cỏ dày mùa hạ, thử leo lên trên con đê. Bên dưới không có ǵ chắn tầm mắt tôi cả. Ở đây tôi có thể nh́n thấy bao quát con đường ḿnh vừa từ đó đi tới, vạt đất trống cũng như khu phố mới được dựng lên. Phía bên kia con đê là những ngôi nhà lợp tôn nằm vô trật tự và trải dài đến ngút mắt. Từ chỗ đám kiến trúc lộn xộn không đâu ra đâu ấy, khói nước nóng các nhà tắm công cộng bốc lên, và cao hơn cả, một vầng trăng non cỡ trăng mồng bảy mồng tám đang treo lng lờ. Bầu trời tuy vẫn c̣n đọng những tia nắng nhạt cuối cùng của buổi hoàng hôn nhưng vầng trăng lấp lánh như muốn báo đêm đă thực sự về. Từ giữa khu nhà lợp mái tôn nhấp nháy mấy bảng hiệu bằng đèn nê-ông và bắt đầu vọng ra những điệu nhạc ra-đi-ô.

 

Tôi ngồi trên bậc đá cho đến khi bóng tối bủa vây thực sự dưới chân ḿnh. Bấy giờ từ cửa sổ những ngôi nhà nằm bên dưới chân đê đều đă có ánh đèn, tôi thấy rơ mồn một cả bên trong những căn gác hai bừa bộn. Đi theo một lối nhỏ do vết người đi c̣n để lại trong đám cỏ, tôi bước xuống chân đê. Thật không ngờ là ḿnh đă lọt thỏm vào xóm đường ngang, ngay chỗ sầm uất nhất của khu vực Tamanoi với những con đường hẻm chen giữa một dăy tiệm quán xây cất tạp nhạp. Đó đây, mỗi đầu ngơ hẻm, tôi thấy những ngọn đèn có kmấy hàng chữ như “Ở đây cấm vượt”, “Con hẻm an toàn”, Đường tắt cho xe buưt Keisei”, “Xóm các kiều nữ”, “Phố buôn bán chính”...  

 

                  $郷愁のイラストレーション-荷風072

Một dăy tiệm quán xây cất tạp nhạp

 

Sau khi đi đă hết khu vực chung quanh đó, tôi bước ra đầu ngơ nơi có thùng thư nhà bưu điện, ghé tiệm bán thuốc lá mua ít thuốc hút và đang ch́a tay nhận tiền thối. Đột nhiên, có tiếng ai kêu lên: “Sắp mưa rồi đó!”. Tôi nhận ra có một người đàn ông mặc áo khoác trắng đang chạy vào nấp dưới tấm màn quảng cáo của một tiệm tựa như tiệm bán đồ nhậu oden ở bên kia đường. Sau anh ta, một cô gái mặc tạp dề như người làm trong quán ăn và một số khách bộ hành đang đi trên đường cũng chạy tứ tán. Trong một phút, quang cảnh trở nên tấp nập và có tiếng một vật ǵ như tấm liếp bị cơn gió lốc xô ngă. Rác rưỡi và giấy vụn lăn lăn trên mặt đường như ma đuổi và những hạt mưa nặng bắt đầu đổ xuống lộp độp. Mới hồi chiều trời hăy c̣n đẹp, ai ngờ mọi sự đă biến chuyển nhanh chóng đến thế.

 

Xưa nay tôi vẫn có thói quen là ít khi ra khỏi nhà mà không đem theo ô dù. Cho dù trời có tốt cách mấy nhưng bây giờ đang ở giữa mùa mưa dầm, hôm nay dĩ nhiên trong tay tôi không thể nào thiếu hai món là cái dù và tay năi. Không chút lo ngại, tôi bật dù lên và dưới ṿm dù rộng, vừa bước đi vừa ngắm bầu trời và phố phường chung quanh. Giữa lúc ấy đằng sau tôi có tiếng gọi: “Anh hai ơi, cho em đi nhờ một khúc coi!” rồi một nàng con gái đột nhiên tḥ cái cổ bệt phấn của ḿnh vào dưới dù. Búi tóc cao kiểu Shimada - ngửi th́ thấy mùi dầu c̣n thơm, đủ biết là vừa mới bới xong - được dắt lại bằng một giải tơ dài màu bạc. Tôi chợt nhớ ḿnh vừa bước ngang qua một cửa hiệu bới tóc mà cánh cửa kính đang mở toang. 

 

Thật là đau khổ nếu giải tơ màu bạc cột cái búi tóc mới kia phải chịu tơi tả v́ mưa gió, tôi bèn ch́a dù ra che cho cô ta và bảo: “Tôi mặc Tây nên không hề ǵ, cô ạ!”

 

Thực t́nh ra đi giữa dăy phố đèn đuốc như thế này mà che chung dù với một cô gái, ngay cả tôi cũng có chút ngại ngùng.

 

-          Thật không sao, hở ...anh? Ngay chỗ kia thôi!

 

Người con gái một tay nắm lấy cán dù c̣n tay kia th́ quấn vạt yukata[35] lên cao một cách tự nhiên.

 

 

                                 I I I

 

Chớp nháng lại loé lên rồi có tiếng sấm ầm ầm, cô gái như làm bộ kêu lên “Eo ơi!” rồi đưa tay ra nắm lấy tay tôi lúc đấy đang đi chậm một bước đằng sau: “Nhanh tí nữa đi ... anh?”, dễ thường đang nói với người quen biết lâu ngày.

 

-          Em cứ đi lên trước. Tôi theo sau được mà!

 

Khi vào đến trong hẻm, mỗi lần phải rẽ ngang, cô gái như để tôi lạc lúc nào cũng quay lại phía sau chờ. Khi qua khỏi cái cầu nhỏ bắc qua con kênh, cô dừng chân trước một dăy nhà mà mái hiên đều có che liếp cói cho đỡ nắng.

 

-          Ô ḱa, anh ướt hết rồi nè!

 

Nàng cụp chiếc dù xuống, thay v́ lo cho ḿnh, trước tiên đưa tay ra phủi những giọt nước đọng trên áo vét của tôi.

 

-          Bộ đây là nhà em hả?

-          Ghé chơi một chút, em lau hết nước mưa cho!

-          Quần áo tây, đâu hề hấn ǵ!

-          Nói là lau cho mà. Không cho người ta cảm ơn à?

-          Cảm ơn cách nào đây?

-          Th́, th́ ... cứ ghé vô đây rồi biết!

 

Tiếng sấm xa dần nhưng ngược lại, mưa mỗi lúc càng rơi xuống ào ạt như cầm chỉnh đổ. Dưới tấm liếp cói ngoài hiên, nước mưa bắn lên tung tóe, rốt cuộc không biết làm sao từ chối lời mời, tôi đành theo cô vào nhà.

 

Căn buồng phía trong được che bằng một cái phông mắt cáo kiểu Ôsaka hơi thô và có giăng một tấm màn thưa đính dăm cái chuông nhỏ. Cô gái lấy khăn lau xong hai bàn chân trần rồi ngồi dưới tấm màn để cởi giày cho tôi. Cô bật đèn điện lên chẳng một chút e dè, không biết là vạt áo ḿnh vẫn chưa buông xuống. 

 

http://blogimg.goo.ne.jp/user_image/2d/0f/54ccc3fb045dba9467c9b516a9072120.jpg

Tay kia th́ quấn vạt yukata lên một cách tự nhiên

 

-          Nhà không ai đâu. Anh cứ vô chơi!

-          Em ở một ḿnh?

-          Ờ. Cho đến tối qua c̣n có một người nữa nhưng họ dọn đi rồi.

-          Ông chủ của em hả?

-          Không. Ông chủ em ở chỗ khác. Anh có biết cái rạp hát rakugo tên là Tamanoi-kan không? Ổng ở trong dăy nhà đằng sau đó. Mỗi tối cứ 12 giờ th́ ghé qua coi sổ sách.

-          Như vậy dễ chịu quá nhỉ!

 

Theo đúng như lời nàng mời, tôi ngồi xuống bên cạnh cái ḷ để giữa nhà và quan sát dáng điệu của nàng lúc đă đang ngồi co một chân trước ngực để pha trà.

 

Tuổi tác cô có lẽ chừng hăm bốn hăm lăm. Dáng người trông thật xinh xắn. Khuôn mặt tṛn, da dẻ trắng trẻo, sống mũi thẳng, da có hơi sậm màu v́ phấn sáp nhưng đường nét của chung quanh búi tóc kiểu Shimada mới bới cho thấy cô hăy c̣n rất trẻ. Nh́n ánh mắt đen nhánh, màu môi tươi và lợi đỏ hỏn, tôi biết rằng nàng hăy chưa có vấn đề sức khoẻ.

 

-          Xóm này xài nước giếng hay nước máy?

 

Trước khi uống trà, bỗng dưng tôi đặt câu hỏi. Tôi định bụng sẽ chỉ vờ cầm tách đưa lên môi nhưng sẽ để lại nếu nàng trả lời là xài nước giếng.

 

Chính ra tôi không sợ mắc bệnh phong t́nh mà chỉ ngán bị những bệnh truyền nhiễm như sốt thương hàn. Đối với một người già mà trước khi thể xác mắc bệnh th́ tâm hồn đă thành phế nhân như tôi,  một chứng bệnh ăn dần ăn ṃn như bệnh phong t́nh th́ chẳng đáng sợ bao nhiêu.

 

-          Anh muốn rửa mặt cái không? Ṿi nước máy nằm đằng kia ḱa!

 

Cách ăn nói của nàng trông rất vui vẻ thoải mái.

 

-          Ờ, ờ, để chút nữa đi!

-          Cởi bớt áo vét ra đi vậy. Ướt sũng rồi đó!

-          Mưa dữ dằn quá há!

-          Em th́ không sợ sấm, chỉ sợ chớp nháng thôi. Kiểu này làm cách nào đi nhà tắm đây! Nè anh! C̣n ngồi chơi được một chút chớ? Cho em rửa mặt, sửa soạn lại qua loa thôi . 

 

Cô gái bậm môi, chùi bớt dầu trên trán bằng một miếng giấy mỏng mang theo người rồi đi ra đứng trước bồn rửa mặt gắn trên thành tường phía ngoài pḥng. Tôi có thể nh́n thấy cô bên kia tấm màn. Cô đang cúi xuống rửa mặt, chiếc áo yukata lật trễ xuống tận lưng. Da thịt trên người cô c̣n trắng trẻo hơn cả khuôn mặt, nh́n đường nét đôi vú có thể biết là người chưa hề sinh nở.

 

-          Em làm tôi giống như anh chồng đang ở ngay trong nhà ḿnh. Có cả tủ, cả chạn này, khay trà này ...                            

-          Làm ơn xem trong chạn hộ em đi. Chắc có mấy củ khoai lang hay ǵ ǵ đâu đấy.

-          Em thu xếp gọn ghẽ quá. Đáng nễ thật. Khoai để cạnh ḷ đó.

-          Mỗi sáng em đều cố gắng quét dọn. Làm nghề này nhưng việc nội trợ em cũng khá lắm đó anh.

-          Lâu chưa?

-          Mới hơn...một năm thôi.

-          Bắt đầu hành nghề ở chỗ khác, phải không? Trước có làm geisha?

 

Có tiếng múc nước, không biết có phải v́ thế mà nàng không nghe tôi hỏi họặc giả làm bộ không nghe, mà không thấy tiếng trả lời.Thế rồi cứ để nửa người không che miếng vải, nàng ra ngồi bên bàn trang điểm, đưa cái lược sửa lại mái tóc cho đủ cao và bắt đầu đánh phấn từ đôi vai trở xuống.

 

-          Em gốc gác đâu vậy? Riêng chuyện này đừng giấu giếm tôi nghe!

-          Hả ... ờ...nhưng em không phải dân Tôkyô đâu anh!

-          Ngoại thành à?

-          Không. Mà ....xa lắm.

-          Thế th́ tận ...Măn Châu sao?

-          Utsunomiya thôi. Áo xống em có, toàn là đồ đạc sắm từ ngày đó. Thôi, hỏi em chừng đó cũng đủ rồi nhé!

 

Nàng vừa nói, vừa nhỏm dậy, lấy một chiếc áo mỏng mặc hè có những mẩu h́nh in trên gấu áo đang treo trên giá tre bên cạnh để thay. Giải lưng kẻ sọc đỏ kiểu Benkeijima thắt lại đằng trước và cái múi thắt Datejime thật to đó giữ cân đối với mái tóc cũng búi hơi lớn và được bó lại bằng hai giải tơ sáng bạc. Lúc đó, trông nàng sao mà giống một ca kỹ của thời Meiji 30 năm về trước quá. Sau khi sửa lại quần áo thật chỉnh tề, nàng ngồi xuống bên cạnh tôi và rút lấy một điếu từ gói thuốc lá trên bàn.

 

-          Để mừng chúng ḿnh có duyên có phận với nhau, anh cho phép em châm hầu anh một điếu.

 

Nàng châm lửa điếu thuốc mời tôi. Tôi cũng không xa lạ ǵ với thủ tục của những xóm ăn chơi như thế này nên nói ngay:

 

-          Năm chục Sen chớ ǵ! Tiền trà nước hở?

-          Dạ phải. Em chỉ xin anh đúng theo tục lệ ở đây thôi.

 

Cô gái vừa nói vừa cười, bàn tay ch́a ra cứ để y nguyên, chưa chịu nắm lại.

 

-          Một tiếng đồng hồ ?

-          Xin lỗi anh nghe, chỉ được nhiêu đó thôi.

-          Bù lại th́...

Tôi kéo bàn tay đang ch́a ra sát lại bên ḿnh, ghé vào tai nàng th́ thầm. Người con gái chợt trợn mắt lườm:

-          Em không chịu đâu. Anh này quá thể !

Nàng lên tiếng phản đối, tay đấm thùm thụp vào vai tôi.

 

Những người đọc tiểu thuyết của Tamenaga Shunsui có lẽ thấy nhà văn có thói quen đang giữa câu chuyện kể bỗng phá ngang để chêm vào mấy câu biện bạch cho ḿnh hay cho các nhân vật trong đó. Ví dụ lúc Shunsui tả cảnh một cô gái lần đầu biết yêu đă quên cả e thẹn, ôm chầm lấy ư trung nhân th́ ông ra mặt khuyên độc giả đừng qua cử chỉ cũng như lời ăn tiếng nói của nàng lúc đó mà đánh giá một cách sai lầm rằng nàng là hạng gái dâm bôn bởi v́ những nàng con gái nhà lành khép nép bên song cửa khi tỏ t́nh với người ḿnh yêu có khi c̣n dạn dĩ hơn cả các cô geisha. Shunsui c̣n nhắc nhở chúng ta rằng một cô gái đă từng trải với cuộc sống lầu xanh nếu một hôm t́nh cờ gặp lại anh bạn trai thân thiết khi c̣n tấm bé, có khi để lộ ra những nét yêu kiều, làm cho ta thấy kẻ buôn hương bán phấn cũng có khi biết ngập ngừng e ấp. Điều ấy đă được những người lơi đời công nhận là xác đáng, cho nên nhà văn mới thêm vào mấy chữ để khuyên độc giả chớ nên chê trách người viết đưa ra những nhận xét không chính xác và xin họ cứ đọc và hiểu như thế mới là thỏa đáng.

 

Đến đây, tôi cũng muốn chen thêm ít câu thừa thải như Shunsui. Khi đọc tới đoạn cô gái lần đầu gặp tôi bên vệ đường, các bạn có thể lấy làm quái v́ thái độ của cô gái đối với tôi có vẻ quá sàm s, nhưng chính ra đây chỉ là điều tôi đă gặp, thấy sao viết vậy chứ không thêm bớt. Mà cũng chẳng phải tôi muốn đặt điều cho văn hay thêm. C̣n như dùng cảnh mưa rào và sấm chớp để lồng câu chuyện này vào, bạn đọc cũng có thể xem là bút pháp khuôn sáo từng thấy nơi nhiều nhà văn. Tôi đă nghĩ đến khả năng ấy rồi nhưng vẫn không thích v́ thế mà phải đổi lối viết. Diễn biến câu chuyện xảy ra trong màn đêm nhưng đă khơi mào từ một cơn mưa chiều là điều làm tôi thích thú chỉ v́ lư do là nó xảy ra theo đúng truyền thống có từ xưa. Không những thế, bản ư tự buổi đầu của tôi khi viết ra cuốn truyện này là chỉ để thực hiện một điều như vậy.

 

.http://cdn-ak.f.st-hatena.com/images/fotolife/s/shinju-oonuki/20100108/20100108185045.jpg

                   Xin lỗi anh nghe. Chỉ được nhiêu đó thôi!

 

Không hiểu tại sao ở một nơi sầm uất như xóm Tamanoi này, đếm cả thảy độ bảy tám trăm đàn bà con gái mà cứ mười người mới có một là c̣n bới búi cao hay theo kiểu Shimada ngày xưa. Các cô hầu như trang phục lối Nhật theo kiểu chiêu đăi viên quán rượu, phần c̣n lại diện đầm kiểu vũ nữ. Sự hiện diện của người con gái, trong ngôi nhà vào cái tối trời mưa tôi ghé lại đó, thuộc vào lớp người cực kỳ hiếm hoi c̣n giữ lại phong cách cũ, theo tôi nghĩ, mới thực sự thích hợp cho giọng văn cổ l sĩ của tôi.V́ lư do đó, tôi đă cố gắng diễn tả làm sao để không phản bội sự thực.

 

Mưa vẫn chưa chịu tạnh.

 

Khi bước chân vào nhà , tôi tưởng chừng nếu không nói to hơn một chút th́ khó ḷng át nổi tiếng mưa lúc đó đang đổ mạnh. Thế nhưng bây giờ không c̣n nghe tiếng gió thốc cánh cửa ra vào và ngay cả tiếng sấm nữa, chỉ c̣n có âm thanh thánh thót của giọt mưa đập vào mái tôn thôi. Ngoài con  đường hẻm, từ một lúc lâu đă hết nghe tiếng người nói và tiếng chân khách bộ hành nhưng chợt có tiếng guốc vang lên và ai đó như muốn báo động:

 

-          Ối chu choa, Kii-chan ơi, ghê quá. Cá trê lội lên cả mặt đường này.

 

Người con gái nhỏm dậy, nh́n qua cái nền đất bên kia bức màn treo.

 

-          Nhà ḿnh chắc không sao đâu. Khi nào kênh ngập, nước mưa tràn đến tận đây.

-          Cũng bắt đầu ngớt giọt rồi, phải không?

-          Mưa đầu hôm thành thử sau đó có tạnh buôn bán cũng chưa được. Anh cứ thủng thẳng ở lại đây chơi. Em sắm sửa cái ǵ ḿnh ăn cơm chiều.

Cô gái lục từ trong chạn bếp một cái đĩa con đă sắp vun dưa cải muối, mấy cái bát con và một cái nồi nhôm nhỏ. Cô mở nắp nồi, hít hà rồi đặt cái nồi lên trên bếp than. Tôi liếc mắt xem trong đó có ǵ. Mấy củ khoai lang kho mặn.

 

-          Tí nữa quên béng mất. Tôi có món này hay lắm.

 

Chợt nhớ là hồi đợi đổi xe điện ở ga Kyôbashi, ḿnh có mua một in rong biển khô Asakusa. Tôi bèn đưa ra.

 

-          Anh mua cho chị ở nhà hở?

-          Tôi có một ḿnh hè! Muốn ăn ǵ, cứ phải đi mua.

-          Đằng chung cư, anh sống với cô nào chứ ǵ. Hô hô hô hô ....

-          Nếu như vậy th́ làm ǵ giờ này c̣n lông bông lang bang ở đây! Nếu ở nhà có ai th́ phải đội mưa đội sấm mà về chứ

-          Ờ, phải rồi hén!

 

Cô làm vẻ mặt đồng t́nh, chấp nhận lời biện hộ của tôi là có lư. Cô bèn mở nắp nồi, lúc đó đă nóng, và mời:

 

-          Ăn một chút với em không?

-          Tôi ăn cơm rồi.

-          Thế à? Vậy th́ quay mặt lại đằng kia đi!

-          Em tự nấu ăn?

-          Ông chủ bới cơm từ nhà cho em hai bữa: giữa trưa và 12 giờ đêm.

-          Tôi châm thêm trà nhé? Nước nguội mất rồi.

-          Ở đây em hay uống trà để nguội. Mà này, anh, vừa ăn cơm mà có ai ngồi cạnh nói chuyện cũng thích chớ, anh có thấy không?

-          Ăn cơm một ḿnh, chán chết!

-          Đúng rồi. Nói thật đi! Anh chưa có ai hả?

-          Nh́n th́ biết. C̣n hỏi!

-          Thôi được rồi. Để em kiếm cô nào cho nhe?             

 

Cô gái ăn ngon lành hai bát cơm chan nước trà, xong cho đủa vào bát ngoáy ngoáy lanh canh cho  sạch sẽ rồi như có ǵ hối hả, thoắt một cát đă đặt tất cả vào chạn. Cằm cô hơi động đậy khi cô cố nén một cái ợ v́ củ cải muối làm đầy hơi.

 

-          Nè, nè, vô đây chơi một chút!

 

Bên ngoài có tiếng chân người đi và có tiếng đàn bà mời mọc.

 

-          Coi bộ tạnh rồi. Để hôm nào tôi sẽ ghé qua chơi.

-          Thế nào cũng ghé qua nhé. Em có nhà cả ngày mà.

 

Cô gái thấy tôi đang sửa soạn mặc áo vét vào bèn đi quành ra sau lưng tôi, vừa đưa tay giúp tôi sửa lại áo xống vừa ấp má vào một bên vai.

 

-          Cửa tiệm của em ở đây có địa chỉ không ? Tên là ǵ vậy?

-          Em đưa danh thiếp liền bây giờ mà.

 

Trong khi tôi mang giày, người con gái cho tay vào một vật ǵ bên dưới cửa sổ lấy tấm danh thiếp cắt theo h́nh phím đàn samisen rồi đưa cho tôi. Nh́n thấy trên đó có viết tên tuổi và địa chỉ: Yukiko, qua ông Andô Masa, lô 2, nhà số 61 xóm 7 Terashima.

 

-  Thôi chào em nhé.

-  Về thẳng nhà, đừng ghé đâu hết nghe anh.

 

                                I V

 

                    Một tiết trong tiểu thuyết Shissô (Mất tích)

 

Tựa ḿnh vào lan can ngay đoạn giữa cây cầu Azuma, Taneda Junpei vừa ngắm chiếc đồng hồ của cửa hàng bách hóa Matsuya vừa để ư người qua kẻ lại từ phía Asakusa. Anh đang đứng chờ Sumiko. Cô chiêu đăi viên quán rượu có hẹn với anh là sau khi tiệm đóng cửa sẽ cố ư đánh ṿng xa trước khi tới đây. 

 

Trời đă tối, trên cầu, chẳng có tắc xi rước mối, xe điện đường hay ô tô buưt nào đi qua cả. V́ mấy hôm nay trời có hơi hầm, chỉ thấy loáng thoáng vài người bắt đầu mặc mỗi sơ-mi cộc tay cho mát. Vài cô gái như chiêu đăi viên mang túi xách vẫn c̣n thấy cuốc bộ trên đường. Tối nay, Taneda định đến trọ tại căn buồng Sumiko đang mướn rồi sau đó sẽ quyết định ḿnh phải làm ǵ. Anh chưa biết cô gái sẽ gợi ư cho anh điều chi trong tương lai, chính ra anh cũng không nghĩ ǵ đến chuyện đó, hoặc giả chưa có đủ thời giờ để mà nghĩ đến. Chỉ có điều là từ 20 năm trước đến nay, Taneda thấy ḿnh đă hy sinh mất cả cuộc đời cho gia đ́nh, chịu bao điều cay đắng mà vẫn phải nén giận.

 

-          Xin lỗi em đă để thầy đợi lâu.

 

Sumiko nhanh chân đến nơi sớm hơn anh nghĩ.

 

-          Thường ngày em vẫn lấy con đường vượt qua cầu Komagata nhưng hôm nay lại có chị Kaneko về cùng. Cái bà đó lắm mồm lắm miệng cho nên ...

-          Hết xe điện rồi đó nghe!

-          Đi bộ đến nơi cũng chỉ xa có ba trạm thôi.Từ đây ḿnh gọi tắc xi vậy.

-          Có pḥng trống là đủ.

-          Nếu không có cũng chịu khó ngủ đỡ đằng em một đêm đi!

-          Như vậy được sao? Có hề ǵ không?

-          Hề hấn chi thầy!

-          Rồi có lúc báo chí nó đưa chuyện ḿnh lên. Một cặp bị bắt quả tang trong một căn buồng trọ nọ kia...

-          Tùy nơi thôi. Chỗ em nhất định là thầy sẽ thoải mái. Bên hàng xóm với trước mặt pḥng em, toàn là dân chiêu đăi, bán bar hay vợ bé mấy ông, chung quanh đủ loại người ra người vào.

 

Họ đồng ư với tắc-xi đi từ khoảng giữa cầu Azuma đến trước đền thần đạo Akiba với giá 30 Sen.

 

-          Thay đổi nhiều quá nhỉ? Xe điện đường giờ ra tới măi đâu?

-          Trạm cuối là Mukôjima. Dừng trước đền ngài Akiba đấy. Buưt nó c̣n chạy thẳng một lèo đến tận Tamanoi.

-          Tamanoi ? Cũng nằm cùng hướng này sao?

-          Thầy biết chỗ đó?

-          Tới được có một lần. Năm sáu năm về trước.

-          Sầm uất lắm nghe. Mỗi đêm đều bày hàng quán, mấy băi đất trống lại có diễn tṛ.

-          Thế à?

 

Giữa khi Taneda c̣n đang nh́n hai bên đường mà chiếc tắc-xi đang vượt qua th́ thoắt cái xe đă đến trước đền thần đạo Akiba. Sumiko đưa tay ra nắm lấy tay cầm ở cửa xe và bảo:

 

-          Dừng ở đây là được rồi.

 

Cô trả tiền xong, nói với Taneda:

 

-          Ḿnh quẹo đằng này. Phía kia có bót gác cảnh sát.

 

Hai người rẽ ngang và đi theo ṿng tường đá của ngôi đền th́ thấy bên kia là cái ngơ đầy đèn đuốc của xóm lầu xanh. Ở một khu nằm trong góc vạt đất trống và tối sầm gần đó, chợt lộ ra ngọn đèn bảng hiệu “Chung cư Azuma” . Ánh sáng soi đằng trước đằng sau một ngôi nhà vuông vức xây bằng xi măng. Sumiko kéo cánh cửa và vào bên trong, xong lấy đôi xăng-đan đang đi cho vào cái thùng đựng dép mang bảng số căn pḥng ḿnh. Taneda định theo gương cô, cất đôi giày của ḿnh vào  đó nhưng Sumiko chợt ngăn:

 

-          Cứ xách lên gác. Không người ta để ư!

 

Nói xong cô đưa đôi dép đi trong nhà của ḿnh để người đàn ông xỏ vào chân, c̣n ḿnh th́ xách đôi giày của anh ta rồi cùng leo lên. 

 

Nh́n bên ngoài th́ tưởng tường và cửa sổ của ngôi nhà được làm chắc chắn theo kiểu phương Tây nhưng những cây trụ bên trong th́ mảnh mai lối Nhật. Lên hết cái cầu thang kẽo kẹt dưới mỗi bước chân, là đến cái hành lang nơi có đặt một bếp ḷ trong góc. Một người con gái với mái tóc ngắn để rối bù, chỉ mặc trên người cái sơ mi, đang nấu nước nóng.

 

-          Em chào chị!

 

Sumiko nhẹ nhàng cất tiếng rồi tra khoá mở cánh cửa căn pḥng thứ hai cuối cùng tính từ tay mặt. Đó là một căn pḥng lót khoảng 6 tấm chiếu hơi bẩn. Một bên có tủ đựng chăn đệm, một bên sát tường là tủ ngăn kéo. Trên một bức tường khác c̣n thấy treo lửng mấy tấm áo ngủ và áo tắm.

 

-          Chỗ này mát lắm.

 

                  http://blogimg.goo.ne.jp/user_image/53/6f/fac096d58f6ff172d8c401d1e30cbc27.jpg

 

                        C̣n thấy treo lửng áo ngủ và áo tắm

 

Sumiko mở cánh cửa sổ và nói như vậy. Sau đó cô trải đệm ngồi cho khách ngay bên cạnh cửa sổ ấy, nơi cô đang phơi ít đồ lót và bí tất.

 

-          Sống một ḿnh kiểu này thích quá đi chứ! Lấy chồng lấy vợ làm chi, thật là chuyện điên  khùng.

-          Gia đ́nh em cứ nhắn về ở chung hoài. Nhưng coi bộ bây giờ đă trễ.

-          C̣n tôi phải chi sớm tỉnh ngộ th́ đă khá hơn nhiều. Giờ đây coi như muộn mất rồi.

 

Taneda vừa nói vừa ngắm bầu trời bên ngoài cửa sổ lộ ra trên chỗ có phơi áo ngủ. Rồi như nhớ ra điều ǵ mới bảo:

 

-          Em hỏi giùm xem có pḥng nào trống không, em?

 

Sumiko đang định pha trà th́ phải. Cô cầm cái ấm đi ra ngoài hành lang để đun nước sôi. Taneda nghe tiếng đàn bà nói chuyện với nhau. Một lúc sau, cô gái trở vào pḥng.

 

-          Cái pḥng phía trước mặt ở cuối hành lang hăy c̣n trống đấy, thầy, nhưng hôm nay bà chủ nhà trọ lại đi vắng.

-          Vậy tối nay ḿnh không thuê được hở?

-          Thầy cứ ở tạm với em một, hai đêm đi. Có sao đâu! Chỉ cần thầy đừng làm khách là được.

 

Taneda tṛn đôi mắt. 

 

-          Ậy, tôi không sao cả. Nhưng em ngủ cách nào?

-          Em ngủ ở ngay đây. Hay thầy muốn th́ em qua pḥng chị Kimi bên kia cũng được. Nếu như ông bồ chị ấy không đến hôm nay.

-          Em không tiếp ai khác ở đây sao?

-          Không. Dạo này th́ không. Nên thầy đừng ngại. Em đi dụ dỗ ông nhà giáo như thế này, coi có xấu không thầy!

 

Nét mặt Taneda lúc đó thật kỳ cục, nửa như muốn cười, nửa như ngại ngùng v́ thấy ḿnh đang làm phiền, trong một lúc không nói ǵ.

 

-          Có vợ có con đàng hoàng như thầy mà lại....

-          Đâu đâu, có được như thế đâu. Nhưng dù chậm đi nữa, từ giờ tôi cũng quyết làm lại cuộc đời!

-          Thầy cô ly thân?

-          Ừ, ly thân. Ly hôn th́ đúng hơn!

-          Sao thầy lại để đi đến chỗ đó. Làm ǵ mà dễ dàng thế.

-          Do đó mới phải bận tâm suy nghĩ chứ. Tôi không ngại gặp rắc rối hay để chuyện bé xé ra to đâu. Nhưng tốt hơn ḿnh nên lánh mặt một thời gian. Bởi v́ làm như thế th́ mới mở được mối giây để tiện bề chia tay. Sumiko này, nếu không có buồng trống, tôi sẽ không dám làm phiền em. Tối nay tôi ráng kiếm một chỗ qua đêm đâu đó. Bây giờ ḿnh đi thăm khu Tamanoi này đi.

-          Thầy ơi, em cũng có chuyện nói với thầy đó! Nó khó quá, em đang chưa biết xử trí làm sao. Hay tối nay ḿnh thức trắng tṛ chuyện đi thầy!

-          Ờ, mùa này đêm chóng sáng, em nhỉ?

-          Bữa trước, em đi dạo bằng xe hơn xuống Yokohama một chút mà khi về th́ trời đă hừng sáng.

-          Chuyện đời em, tôi đoán hồi mới bắt đầu, khi đến giúp việc ở nhà tôi chắc cực lắm nhi? Thế rồi em đi làm hầu bàn quán nước, ngoài ra sau đó có ǵ khác không?  

-          Chuyện của em, nói cả đêm cũng chưa hết...

-          Chắc chắn rồi, ha ha ha ha ....

 

Sau một lúc yên tĩnh, họ nghe từ một nơi nào đó trên dăy lầu hai này tiếng nói chuyện của đàn ông và đàn bà. Chỗ góc bếp lại có tiếng nước chảy. Sumiko như thực t́nh muốn thức sáng đêm để tâm sự nên chỉ cởi bớt thắt lưng obi xếp ngăn nắp, đặt đôi bí tất lên trên rồi cho tất cả vào trong ngăn tủ trên tường. Thế xong nàng lau chùi bàn uống nước trước khi châm trà:

 

-          Em v́ sao ra nông nổi này, thầy có biết không?

-          Ôi chào. Chắc v́ thích cuộc đời tỉnh thành chứ ǵ! Hay có lư do nào khác?

-          Cái đó th́ đă đành rồi nhưng một cái cớ khác là nghề ngỗng của ông già em nó không ra ǵ!

-          Ông ấy làm ǵ?

-          Là trùm xă hội đen hay anh hùng hảo hán, tùy theo cách suy nghĩ. Nhưng dù sao cũng là dân dao búa...

 

Giọng nói của Sumiko thấp xuống như th́ thào.

 

                               V

 

Khi mùa mưa dầm đă dứt, trời nóng ra. Có lẽ v́ chung quanh hàng xóm, người ta đă cùng lúc mở toang những khung cửa giấy bồi hay sao mà tiếng ồn ào cứ ra rả bên tai, cái thứ âm thanh không thấy có vào những mùa khác. Tiếng động rầy rà lỗ tai tôi hơn cả là tiếng đài ra-đi-ô của người láng giềng cách vách.

 

Đang đợi cho trời bớt nóng một chút để ra bật đèn lên và ngồi vào bàn viết th́ chính lúc ấy những âm thanh cực kỳ chát chúa bỗng trỗi dậy và xoáy vào tai tôi măi cho đến 9 giờ tối. Trong chuỗi tiếng động ồn ào này, cái đặc biệt làm cho tôi khổ sở nhất là những lời b́nh luận của các ông chính trị gia với thổ âm vùng Kyuushuu, mấy khúc dân ca Naniwabushi dưới Ôsaka và cái giọng ngâm nga giống như sinh viên đang diễn kịch nói chen lẫn vào với điệu nhạc Tây phương. Làm như vặn ra-đi-ô thôi th́ vẫn chưa đủ, có nhà c̣n mở to loa phóng thanh bất kể ngày đêm sáng chiều để bắt tôi nghe ra rả những khúc ca cải cách đang thịnh hành. Để tránh sự ồn ào của ra-đi-ô, mỗi năm, cứ vào mùa hè tôi chỉ ăn qua quít bữa cơm chiều hay đi ra bên ngoài kiếm cái ǵ lót bụng. Hễ tới 6 giờ chiều là y như rằng tôi đă rời nhà. Dù vậy, không phải ra ngoài là thoát được cái nạn ra-đi-ô.Từ nhà dân hay những cửa tiệm, tiếng ra-đi-ô đồng loạt phóng ra c̣n ồn ào, khủng khiếp hơn nữa. May thay là nó c̣n trộn lẫn vào tiếng máy xe điện đường và xe hơi làm thành tiếng động chung của thành phố. Nh đó, so với việc ngồi một ḿnh trong nhà đọc sách, đi ra ngoài đường đối với tôi trái lại, khiến tôi chú ư đến nó nữa và khoẻ cho cái đầu hơn.

 

Bản thảo của tác phẩm Shissô (Mất Tích) cùng với những giọt mưa cuối cùng của mùa mưa dầm đă bị đ́nh trệ v́ cái ồn ào của tiếng máy ra-đi-ô bên hàng xóm. Coi bộ cứ kiểu này th́ cảm hứng viết của tôi cũng tàn lụi theo luôn cũng không chừng.

 

Mùa hè năm nay, cũng như hè năm ngoái và năm kia, giữa khi trời chưa tắt nắng, tôi đă ra khỏi nhà nhưng tôi đi mà chưa biết ḿnh đi đâu và để làm ǵ. Cái hồi người bạn tôi, cụ Kôjirô Sôyô-ô[36] c̣n sinh tiền, mỗi đêm được theo hầu cụ ra ngoài Ginza hóng gió, đêm nào đêm nấy thực vui. Thế nhưng từ khi cụ qui tiên, cảnh sắc phố phường chỉ c̣n để lại trong ḷng tôi một sự trống vắng. Thêm vào đó, những điều khó coi không bao giờ thấy ở khu Ginza nay lại xảy ra. Chẳng hạn chuyện anh xe kéo nghe nói thời trước trận động đất từng chạy xe đưa đón khách cho những kỹ viện ở Shinbashi, mới thoáng trông đủ biết là dân không ngại chi chuyện cướp của giết người, mặt mũi và cử chỉ bất lương rơ ràng. Đôi khi hắn đi ḷng ṿng chung quanh xóm Obari, hôm nào thấy bóng dáng một người khách quen mặt đi qua là t́m cách ṿi tiền.

 

Có lần ở góc hiệu Kurosawa, tôi đă cho hắn 50 Sen nhưng hành động đó chỉ là một sự sai lầm v́ nếu nhằm ngày ít tiền vào, hắn vẫn to tiếng chi ra. Tôi sợ đám đông tụ tập lại th́ xấu mặt ḿnh, phải chi thêm cho hắn 5 Sen nữa. Nghĩ rằng không phải có mỗi ḿnh bị tên xe kéo này vặt lông nên một tối, tôi đă t́m cách lừa và lôi được hắn đến bót cảnh sát nằm ở ngă tư. Nào ngờ người cảnh sát trực ban ở đó tỏ ra đă quen thân với hắn lâu ngày, chỉ cười giả lả mà không nghe lời khiếu nại của tôi. Ở bót Izumichô, à không, bây giờ mang tên là bót khu số 7 cơ, tôi c̣n chứng kiến cảnh hắn nói cười thân mật với một viên cảnh sát khác. Có thể là dưới mắt ông ta, kẻ gian kia là người có cùng bản chất với ông ta hơn tôi.     

 

Từ đó, tôi bèn đổi hướng đi dạo qua phía Bờ Đông con sông Sumida, t́m sự thoải mái bên cạnh người con gái có tên là O-Yuki ở ngôi nhà của nàng ở dọc bờ kênh.

 

Khi đă đi đi về về bốn năm lần cùng một lộ tŕnh như thế và lần đầu nẩy ra ư so sánh th́ tôi thấy quăng đường từ Azabu đến đây tuy dài nhưng khi quen rồi lại ít mệt hơn. Việc đổi chuyến ở giữa cầu  Kyôbashi và cổng Kaminari cũng trở thành máy móc. Không cần đầu óc hướng dẫn, thân thể được chuẩn bị trước nên di chuyển dễ dàng và thực sự chả có chi là phiền phức. Tùy ngày, giờ giấc và tuyến đường, nếu gặp lúc đông khách, cũng có sự khác nhau. Nếu biết tránh được điều này lại c̣n tốt nữa. Nhờ đường xa, ta vừa có thể vừa ngồi xe vừa thong thả mở sách ra đọc.

 

Việc đọc sách trong xe điện th́ từ năm Taishô thứ 9 (1917) nghĩa là từ lúc phải mang kính lăo, tôi đă hoàn toàn bỏ thế nhưng bây giờ th́ trên những chuyến đi đi về về cho đến cổng Kaminari, tôi đă bắt đầu thực hành trở lại. Dù vậy, tôi không có thói quen mang theo sách mới, nhật báo hoặc tạp chí trên tay. Lần đầu làm một chuyến đi như vậy, tôi chỉ cặp theo theo mỗi cuốn Bokusui Nijuuyonkeiki 墨水二十四景記 (Bút kư về hai mươi bốn cảnh trên sông Sumida) của Yoda Gakukai依田学海[37].

 

“Con đê dài và ngoằn ngoèo. Nó uốn thành một ṿng cong từ quăng đền Mineguri Inari cho đến chùa Chômeiji (Trường Mệnh Tự). Đây là nơi anh đào mọc dày nhất. Khoảng năm Kan.ei (Khoan Vĩnh), Shôgun Tokugawa đă thả im ưng săn mồi. Lúc ấy ngài chợt đau bụng nhưng uống một bát nước ở giếng chùa đó, bèn hạ cơn đau. Mới ban khen: Quả là nước giúp sống lâu (trường mệnh). Do đó mới có tên giếng và tên chùa (Trường Mệnh Tỉnh, Trường Mệnh Tự) như thế. Về sau nơi đây lại có câu thơ của cư sĩ Bashô vịnh tuyết. Nó vẫn được người đời truyền tụng. Ô hô, Shôgun Tokugawa  là bậc hào kiệt trùm đời, danh chấn bốn phương. Quả là đúng như vậy. C̣n cư sĩ Bashô bất quá chỉ là một anh áo vải. Ấy thế mà danh tiếng của ông được lưu truyền măi đến đời sau nào khác ngài Tokugawa. Cho nên đă là con người th́ cái đáng kể là làm nên sự nghiệp ǵ chứ nào phải v́ gốc tích của ḿnh đâu”[38].

 

Những lời nói của tiên nho làm cho tôi thấy cảnh sắc trước mắt có thêm bao nhiêu là thi vị.

 

Cứ ba ngày một lần, trong khi tản bộ, tôi phải ghé tiệm ven đường mua một ít đồ ăn. Nhân đó, tôi mua thêm ít quà cáp cho cô gái. Hành động này làm cho tôi dù mới đến viếng thăm cô chỉ có bốn năm lần nhưng đă nhân được hiệu quả lên gấp bội.

 

Bởi v́ cô ta thấy tôi cứ mua đồ hộp và mặc sơ mi hay áo vét đứt khuy sút chỉ nên dần dần suy luận rằng tôi phải là một anh chàng độc thân sống trong một căn buồng trọ. Nếu đă độc thân th́ mỗi đêm t́m đến chơi như thế này cũng chẳng có ǵ để nghi ngại. Cô cũng chẳng thể nào nghĩ tôi đến đây chỉ v́ không muốn ở nhà nằm nghe ra-đi-ô và cũng khó biết là người không ham xem hát hay xem chớp bóng ǵ hết. Chẳng qua tôi có nhiều thời gian mà chẳng biết đi đâu, làm ǵ. Nhưng làm sao cô có thể đoán tôi v́ không có chỗ đi chơi nên mới đến với cô? Việc này thực không cần phải phân bua th́ cũng thông qua nhưng cô có thể nghi ngờ tôi đào đâu ra tiền để chơi như thế. Tôi có lần hỏi thăm cô nghĩ ǵ về chuyện đó nhưng nh́n dáng điệu cô th́ biết là nếu tôi mỗi bữa cứ thanh toán đều đặn th́ cô cũng chả bận tâm.     

 

-          Ở chỗ bọn em, khách họ tới tiêu cũng ra tṛ lắm chớ. Có ông ăn dầm nằm dề cả tháng.

-          Lâu dữ vậy sao?

 

Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên.

 

-          Không cần thưa với cảnh sát à? Ở Yoshiwara, họ sắp sửa áp dụng chế độ tŕnh báo đó.

-          Khu này th́ cũng tùy nhà ....

-          Cái ông khách ở đây dài dài là hạng người nào. Trộm cướp?

-          Ông ta làm trong tiệm may mặc! Rốt cuộc chủ tiệm đến t́m và dẫn đi mất.

-          Bộ ông khách đó m tiền của tiệm rồi dông sao?

-          Dám lắm!

-          Chuyện đó th́ em khỏi lo cho tôi!

 

Nói vậy nhưng khi nh́n phản ứng trên khuôn mặt, tôi thấy cô gái như muốn bảo là dầu tôi là chi đi nữa cũng chẳng hề ǵ.

 

Tuy nhiên, tôi biết là chuyện nghề nghiệp của tôi, nàng đă tự ư đoán được từ lâu rồi.

 

Những cánh cửa gác hai được trang trí bằng tranh khắc gỗ Ukiyo-e vẽ h́nh mỹ nhân và được phóng thành khổ to. Tôi nhớ đă được nh́n thấy một vài bức như thế trên b́a vài tạp chí. Chẳng hạn bức Awabitori (Người đẹp thợ lặn bắt bào ngư) do Utamaro hay bức Nyuyoku Bijô (Người đẹp tắm nước thang) của Toyokuni. Ngoài ra hăy c̣n có một bức tranh huê t́nh lấy từ một trong ba bộ sách về  Hokusai nhan đề Fukutoku Wagônin (Phước đức ḥa hợp) nhưng phần vẽ người đàn ông đă bị cắt, chỉ c̣n lại phần đàn bà. Tôi có dịp giải thích cho O-Yuki rành rẽ về bộ sách đó. Thế rồi, lại có những lần sau khi lên gác đi khách xong, nàng chợt bắt gặp tôi đang ngồi ở tầng trệt hí hoáy ghi chép vào sổ tay. V́ vậy nàng có vẻ đinh ninh tôi phải là người đang soạn một “bí kíp” nào đó. Nàng muốn lần sau khi đến chơi tôi phải nhớ mang một cuốn loại ấy đến cho ḿnh.

 

Trong nhà tôi hăy c̣n giữ một số quyển của bộ sách sưu tập được cách đây hai hay ba mươi năm. Có lúc tôi đă mang 3, 4 quyển đến cho nàng xem như lời yêu cầu. Đến lúc đó th́ đối với nàng, nghề ngổng của tôi mới được nàng nh́n nhận mà cả đồng tiền tôi mang đến, xưa kia gốc gác mù mờ nay cũng thành minh bạch. Thế rồi, cách cư xử của nàng có vẻ thoáng hơn, không c̣n khách sáo như trước nữa.

 

Những người con gái sống khuất ánh mặt trời, khi gặp những gă con trai hắc ám v́ phải lẫn tránh người đời, h́nh như chẳng hể biết sợ họ và cũng chẳng ghét bỏ. Trái lại các cô c̣n tỏ ra thân mật và thương mến nữa. Điều này khó ḷng giải thích tường tận nhưng bằng chứng cụ thể th́ không thiếu. Chẳng hạn cô geisha bên bờ sông Kamogawa ở Kyôto, vào cuối đời Mạc Phủ, từng cứu người chí sĩ cần vương đang hoạt động bí mật, hay một nàng con gái chuốc rượu trong khu nhà trạm lạnh lẽo đă không ngần ngại giúp tiền ăn đường cho tay đổ bác đang lén vượt cửa quan. Cô đào hát Tosuka[39] được biết đă nuôi người nghệ sĩ cơ hàn trên bước đào vong, c̣n nàng Michitose[40] th́ dâng hiến t́nh yêu chân thật của ḿnh cho một anh chàng vô lại mà không hề hối tiếc.

 

Đành là thế, nhưng điều làm cho tôi lo lắng là hôm nào ở vùng phụ cận khu vực này, hoặc giả trong xe điện tuyến đường Tôbu, nhỡ gặp phải một ông văn sĩ hay ông nhà báo. Đối với những người khác, tôi không hề lo bị bắt gặp hay theo dơi.Từ khi hăy c̣n là một gă thiếu niên, tôi đă bị những người đứng đắn và nghiêm trang xa lánh rồi. Con cái của thân nhân cũng không thèm đến nhà tôi chơi, cho nên bây giờ, tôi chẳng c̣n ǵ để sợ. Sợ chăng là mấy ông cầm bút mà thôi. Mười mấy năm về trước, thời hăy c̣n đi lại mặt tiền xóm Ginza và lui tới những quán nước bắt đầu mọc lên ở đó, có lần lỡ uống say bị tay “nhà báo báo đời” viết bài dè bĩu trước công chúng. Đúng là số Bungei Shunju (Tạp chí Văn Nghệ Xuân Thu) tháng 4 năm Shôwa thứ tư (1929) và nhà báo ấy đă công kích, xem tôi là “một kẻ không đáng cho sống”. Có chỗ trong bài c̣n tả tôi như “tên dụ dỗ gái vị thành niên”. Ai mà đọc được câu đó chắc sẽ đồng hoá tôi với một tên tội phạm h́nh sự. Nếu giờ đây bọn ấy truy ra được là đêm đêm tôi lén vượt sông Sumida qua bên Bờ Đông này ăn chơi th́ không biết chúng sẽ c̣n dựng lên những chuyện ǵ. Đó quả là những điều đáng sợ cho tôi.

 

Tôi không chỉ leo lên leo xuống xe điện mỗi đêm mà c̣n lại vào ngay trong xóm và dĩ nhiên là xuất đầu lộ diện ngay mặt tiền con đường có các cửa hàng tấp nập. Nên ngay khi bước trên những con hẻm khuất vào bên trong, lúc đông người qua lại, tôi cũng phải ḍm trước ḍm sau bên trái bên phải. Đây thật là một kinh nghiệm hết sức cần thiết để miêu tả cảnh ngộ anh chàng Taneda, vai chánh của cuốn tiểu thuyết nhan đề Shissô (Mất tích), giờ đây đang trốn tránh người đời.

  

                                    V I

 

Như đă nói, căn nhà tôi hay lui tới tức ngôi nhà bên bờ mương, mang số 60 khu 7 xóm Terashima. Nó nằm về phía tây bắc khu vực tấp nập của xóm và ở một vị trí chẳng ai để ư. Nếu ai muốn so sánh nó với một vùng tương tự trong xóm Yoshiwara th́ chắc đó phải là khu Kyômachi nằm tít ở bờ hào phía Tây. Và giờ đây, cho phép tôi được làm ra bộ sành sơi – dù mới chỉ được nghe lóm  gần đây thôi – tŕnh bày về lịch sử của khu vực ăn chơi Terashima này.   

 

Vào khoảng năm Taishô thứ 7 thứ 8 (1918, 1919), khu vực đằng sau chùa Kannon (Quan Âm) ở Asakusa đă bị thu hẹp lại v́ nhà nước mở một con đường rộng đi qua đấy. Những cơ sở như khu tập bắn cung[41] và quán rượu khả nghi vốn mọc san sát bên nhau như cài răng lược đă được lệnh phải dời đi chỗ khác. Không biết tính sao, họ đành dọn một cách vô trật tự và vô tổ chức qua bờ bên kia của con sông, quăng Đại lộ Taishô, mà bây giờ ô tô buưt hăng Keisei chạy đi chạy về. Sau đó th́ đến phiên những hàng quán đằng sau đền Denpôin và rạp xiếc Egawa cũng lần lượt bị đuổi và rủ nhau dọn qua. Thành thử hầu như những ngôi nhà xây dọc Đại lộ Taishô, nếu hiểu theo một cách nào đó, đều là những cơ sở kinh doanh mờ ám. Ngay giữa ban ngày ban mặt, một khách bộ hành cũng có thể bị túm áo hay giật nón. Các bót cảnh sát ngày càng kiểm tra khe khắt làm những cơ sở nói trên phải bỏ mặt tiền đường để lui vào những con hẻm bên trong. Trong khi đó, ở vùng đất cũ của Asakusa, những cơ sở kinh doanh đằng sau tháp Ryôunkaku (Lăng Vân Các)[42] và nằm trong những con hẻm nhỏ chạy từ cực bắc của công viên cho đến khu Senzoku đều đă làm đủ cách để bám trụ. Tuy nhiên, mọi cố gắng của họ đă tan thành mây khói v́ hậu quả của trận đại địa chấn năm 1923 và những đám cháy xảy ra sau đó. Họ phải lánh sang phía bên này tị nạn một thời gian. Một số trong nhóm đă thay đổi cách làm ăn, và kể từ khi thành phố được tái thiết, họ cho thành lập một tổ hợp kinh doanh các kỹ viện geisha có tên là Nishikenban. Khu vực ngày càng phồn thịnh và cùng với thời gian, phân nửa đă mang bộ mặt thường thấy như bây giờ. Lúc đầu, sợi giây liên kết của khu vực này với phần c̣n lại của thành phố là con đường băng ngang qua cầu Shirahige nhưng chuyện đó chỉ kéo dài được đến năm ngoái, lúc xe điện hăng Keisei ngừng hoạt động, bởi v́ khu vực sầm uất nhất trong xóm ngày xưa vốn nằm cạnh nhà ga.   

.

                          イメージ 3

 

                      Đường hẻm trong xóm Terashima-Tamanoi

 

Dù vậy, đến mùa xuân năm Shôwa thứ 5 (1930), nhân dịp lễ kỷ niệm thành phố được tái thiết, con đường từ cầu Azuma đă được thông xe và chạy thẳng một lèo đến xóm Terashima. Xe điện đường đậu tận cửa đền thần đạo Akiba, tuyến ô tô buưt của thành phố cũng nối dài thêm, một nhà kho để chứa xe buưt được xây lên ở vùng ngoại vi khu 7 xóm Terashima. Cùng lúc ấy, hăng xe điệnTôbu cho cất nhà ga Tamanoi ở phía tây nam khu vực hành nghề này, có thể rước khách từ cửa Kaminari lên tận 12 giờ khuya mà chỉ lấy có 6 Sen. Mạng giao thông như thế đă làm cho h́nh thế của mặt tiền và bên trong các khu phố thay đổi một loạt. Không những các con hẻm rắc rối khó đi nay đă trở thành nơi dễ lui tới mà những nơi ngày xưa là phố chính th́ bây giờ đều bị đẩy lùi ra xa.Tuy nhiên ở đó, trên đại lộ Taishô, công thự như ngân hàng, trạm bưu điện, những nhà tắm công cộng, rạp diễn rakugo và rạp chớp bóng cũng như đền thần Tamanoi Inari vẫn c̣n y nguyên. Rizoku Hirokoji (Đường nhỏ mở lớn) hay đường mệnh danh Kaiseidôro (Đường được trùng tu) là con đường mới nới thêm th́ nghẹt tắc-xi qua lại và đầy quán đêm nhộn nhịp. Thế mà ở đấy vẫn chưa thấy một bót gác cảnh sát mới cũng như chưa đặt nhà vệ sinh công cộng. Nh́n quang cảnh khu vực hẻo lánh vừa mở mang này, không khỏi có cảm tưởng là cùng với thời thế đổi thay, cuộc thịnh suy như bày ra trước mắt. Cảnh vật c̣n như thế huống chi ở nơi một con người.

 

Căn nhà bên rănh nước – nơi tâm hồn tôi được xoa dịu – là căn nhà có người con gái tên O-Yuki sinh sống ... Đó là một nơi làm người ta h́nh dung được thời toàn thịnh của hoạt động mở mang những năm Taishô (1912-1926). Căn nhà ấy dường như có chút duyên nợ đối với một kẻ bị thời cuộc bỏ lại đằng sau như tôi bởi v́ nó cũng bị cuộc đổi dời bỏ lại đằng sau và bây giờ chỉ gợi được kỷ niệm của những tháng ngày toàn thịnh, khi khu vực hăy c̣n được phép hoạt động. Nó nằm trong con hẻm nhỏ đằng sau Đại lộ Taishô, muốn tới nơi phải đi ngang đền Fushimi Inari với những cái phướn bẩn thỉu, rồi c̣n phải đi măi dọc theo bờ kênh, hút vào trong sâu. Nơi đây, tiếng động của ra-đi-ô và loa phóng thanh trên con đường mặt tiền như bị ch́m trong tiếng chân bước của khách thừa lương. Thật là một chốn không đâu thích hợp hơn giúp tôi trốn cái ồn ào của giàn ra-đi-ô t́m sự an nghỉ vào một đêm hè.

 

Dường như theo qui tắc của nghiệp đoàn, trong xóm này, từ 4 giờ chiều, khi các chị em ra ngồi bên cửa sổ th́ không ai được mở ra-đi-ô hay cho chạy máy phóng thanh nữa, ngay cả đàn shamisen cũng không được phép đánh. Vào những buổi chiều khi mưa rơi rả rích, lúc trời sập tối, những tiếng “Nè nè, ghé chút coi!” của các cô gái cũng đă trở thành thưa vắng th́ bên trong những căn nhà đă bắt đầu vo ve tiếng muỗi, là lúc người ta thấy thấm thía nỗi buồn man mác của con hẻm nhỏ nằm cuối cái xóm vắng vẻ như thế này. Nó không phải là nỗi buồn thấy ở một xóm khuất nẽo thời Shôwa bây giờ mà là phong vị thê lương một quá khứ chỉ có thể nhận ra trong lớp lang kyôgen của soạn giả Tsuruya Nanboku[43].  

 

H́nh ảnh một O-Yuki lúc nào cũng quấn tóc củ hành Marumage hay bới đầu kiểu Shimada, cái rảnh nước bẩn thỉu và tiếng muỗi vo ve ... đă kích thích cảm quan của tôi tột bậc. Chúng đă làm sống lại trong tôi huyễn ảnh của một quá khứ tan biến từ ba, bốn mươi năm về trước. Nếu được, tôi muốn bày tỏ ḷng biết ơn đối với cô, người đă đưa đường cho tôi t́m lại chút huyễn ảnh vật vờ và kỳ quái ấy. O-Yuki mà tôi quen biết là một nhà nghệ thuật xảo diệu, có phép mầu để chiêu hồn quá khứ. Cô không cần nói một lời nhưng tài nghệ vượt hẳn người kép diễn vỡ Kyôgen của soạn giả Nanboku hay tay ca sĩ tên là Tsuruga ǵ ǵ đó[44] khi anh hát về mối t́nh bi đát của Ranchô.

 

Dưới ánh đèn điện tù mù và trong tiếng vo ve không dứt của đàn muỗi bên bờ mương, tôi ngắm O-Yuki ăn bữa cơm chiều. Hộp đựng cơm kè kè bên cạnh, tay cô đưa đũa lùa thoăn thoắt. Đũa khua thành tiếng khi cô khoắng bát cơm chan nước trà thay canh. Lúc đó, khuôn mặt và chỗ ở của những người đàn bà ḿnh đi lại thời trai trẻ như hiện về trước mắt tôi. Không chỉ những người con gái tôi quen mà cả những cô bạn gái của bạn ḿnh nữa. Thời trước, người ta chưa đặt ra cách gọi trịnh trọng con trai là kareshi (chàng), con gái là kanojo (nàng) và nơi hai người sống với nhau là ai no su (tổ uyên ương). Quan hệ thân mật rồi cũng chưa gọi người con gái là kimi (em) hay anta mà chỉ gọi omae (đằng ấy) là đủ. Chồng kêu vợ là okkaa (má nó), c̣n vợ có thể ghép chữ chan (anh yêu) sau lưng tên chồng.

 

Nói về tiếng muỗi vo ve bên bờ kênh th́ ngày nay, nếu vượt sông Sumida qua Bờ Đông th́ điều đó vẫn xảy ra không khác chi thời ba mươi năm về trước. Việc muỗi ṃng than thở cho cái vẻ đ́u hiu của vùng đất mới mở thêm này đă khiến cho tiếng nói của người dân Tôkyô chỉ trong ṿng một thập niên nếu nói là đổi khác th́ thật là cũng có chỗ khác xưa.

 

Sono atari / katazukete tsuru / yachô kana

(Dọn dẹp chỗ bừa kia / Đủ treo màn chắn muỗi!)

 

Saranu da ni / atsukuru shiki wo / momengaya

(Trời đă nóng quá rồi / Thêm chi màn chắn muỗi )

 

Ie juu wa / aki no nishibi ya / dobu no fuchi

(Chiều thu, nắng phía tây / Dọi nhà bên rănh nước)

 

Wabi sumi ya / uchiwa mo orete / aki atsushi

(Mùa thu trời c̣n nóng / Nhà trọ buồn, quạt găy)

 

Kaya no ana / musubi musubite / kugatsu kana

(Cột lại màn muỗi thủng / Tháng chín đến rồi sao!)

 

Kudzukago no / naka kara mo dete / naku ka kana

(Những con muỗi vo ve / Bay ra từ giỏ rác?)

 

Nokoru ka wo / kazoeru kabe ya / ame no shimi

(Trên tường đếm xác muỗi / Cùng những vệt nước mưa)

 

Kono kachô mo / sake to yanaramu / kure no aki

(Trời đă cuối thu rồi / Màn muỗi đem đổi rượu)

 

Trên đây là những bài thơ cũ tôi bất chợt nhớ ra khi ngồi trong pḥng khách ngôi nhà của O-Yuki, một đêm nhác thấy cô ở trong mùng. Phân nữa thơ trong đó do tôi sáng tác khi đến thăm người bạn là anh A.a[45] - nay đă qua đời – cái hồi anh ấy giấu cha mẹ, đưa người yêu của ḿnh qua sống ở một căn nhà cho thuê đằng sau chùa Chôkeiji (Trường Khánh Tự) khu Fukagawa. Dạo đó là khoảng năm Meiji 43, 44 (1910 hay 1911) th́ phải.

 

$郷愁のイラストレーション-荷風078

                      Một đêm thấy cô phải giăng mùng                               

 

Tối hôm ấy, chợt O-Yuki lên cơn đau răng. Cô từ trong mùng ḅ ra, cho b́ết ḿnh vừa mới nằm dúi đầu vào cái chỗ bên cửa sổ được một lúc rồi. V́ không đủ trống chỗ, cô đến ngồi song song bên cạnh tôi trên bục cửa:

 

-          Sao hôm nay đến trễ hơn mọi lần thế. Đừng bắt em cứ phải chờ !

 

Kể từ khi đoán biết tôi làm cái nghề bên lề cuộc đời, thái độ và giọng điệu của cô gái như đâm nhờn chứ không phải v́ muốn tỏ ra thân mật.

 

-          Xin lỗi nghen. Sâu răng hả?

-          Tự nhiên đau quá thể. Mắt cứ hoa cả lên. Chắc em bị sưng.

 

Quay ngang tội, cô nói tiếp:

 

-          Anh chịu khó ngồi đây trông nhà nghe. Em đi khám răng về liền.

-          Khám ở gần đây?

-          Trước mặt chỗ kiểm tra bệnh thôi.

-          Về hướng chợ?

-          Ui chà, coi bộ anh đi khắp nơi hay sao mà biết lắm chỗ vậy. Đồ lang bang!

-          Nói ác quá. Làm ǵ em dữ dằn vậy. Tôi chỉ muốn t́m cách góp mặt với đời.

-          Vậy người ta nhờ đó nghe. Nếu khách đông phải chờ lâu là em bỏ về liền.

-          “Đợi em, đợi em ngoài cánh cửa mùng” .... à ! Thôi, được!

 

Tôi cũng nương đà nói theo một cách thiếu lịch sự để đáp lại cách ăn nói của người con gái, càng lúc càng trở nên văng mạng. Làm như thế không phải tôi muốn t́m cách dấu tông tích ḿnh. Chẳng qua khi tiếp xúc với những con người của thời buổi bây giờ, tôi làm như ḿnh đang ở nước ngoài, phải dùng tiếng ngoại quốc để nói chuyện với người bản xứ, nghĩa là sử dụng cùng một ngôn ngữ với họ. Nếu người trước mặt nói “Ora no kuni” (Quê tui) th́ tôi cũng dùng chữ “Ora” (tui) thay cho Watakushi (tôi) để trả lời. Có lẽ đang lạc đề không chừng nhưng tôi cảm thấy khi giao tiếp với người thời nay, dù ḿnh có thể học hỏi dễ dàng cách ăn nói của họ nhưng khi trao đổi thư từ th́ sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong những lá thư đàn bà viết, “watashi” (tôi) trở thành “atashi”, “keredomo” (nhưng mà) trở thành “kedo”. Đó là chưa kể khuynh hướng người bây giờ thường gắn thêm chữ “sei” (tính) để đổi h́nh dung từ thành danh từ trừu tượng như khi họ dùng hitsuzensei (tất nhiên tính) thay v́ “tất nhiên” hay juudaisei (trọng đại tính) thay v́ “trọng đại”. Thử đùa chơi mà bắt chước họ trên đầu lưỡi c̣n được, nhưng khổ nỗi, cầm bút viết thành câu thành cú th́ cực kỳ khó khăn và chán ngán vô kể. Đúng như người ta nói, cái ǵ ḿnh thấy đẹp là cái đă mất đi vĩnh viễn. Cũng ngày hôm đó, khi đem sách ra phơi cho khỏi mọt, t́nh cờ tôi thấy lại bức thư của một cô geisha cũ xómYanagibashi, giờ đây đă lui về thôn Koume ở vùng Mikôjima. Thư từ thời ấy vẫn dùng thể “sôrô”[46] theo văn phạm cổ văn. Khi ngồi trước nghiên mực, tay cầm lấy bút th́ cho dầu không rành mặt chữ, các cô vẫn biết là khi viết thư phải sử dụng thể “sôrô”. Tôi đành chịu cho độc giả cười chê nhưng xin được chép lại bức thơ ấy ra đây:

 

“Mượn giấy thay lời em thảo tờ thư (sôrô).Lâu ngày không gặp (sôrô), biết nói ǵ hơn, xin anh miễn chấp (sôrô). V́ bận bịu công chuyện nay mới báo tin cho anh là em đă dọn về chỗ ở mới (sôrô). Hiện em có đôi lời muốn ngỏ cùng anh (sôrô). Nếu anh dành được chút thời giờ, nhớ ghé em chơi. Em mong anh mỗi ngày đó (sôrô). Thư vắn t́nh dài, mong anh hiểu thấu (sôrô). Đợi khi nào gặp nhau, em sẽ giải bày tâm sự.”.  

 

“Chỗ em là nhà tắm công cộng tên Miyako-yu gần bến đ̣ Takeya. Anh hỏi tiệm tạp hoá bên cạnh họ sẽ chỉ. Mấy hôm nay trời tốt (sôrô), anh có thể rủ thêm anh A.a. nữa (sôrô). Em muốn đi với hai anh đến Horikiri, khoảng trước buổi trưa là tiện nhất, phải không anh (sôrô)? Em chỉ muốn báo tin cho anh như vậy thôi (sôrô). Nếu cảm thấy phiền, anh không trả lời cũng được (sôrô)”.

  

Tôi nhận ra ở một vài đoạn trong thơ có dấu vết thổ âm của xóm b́nh dân Tôkyô như thay v́ viết “hikiutsuri” (dọn nhà), cô nhầm là “shikiutsuri”, c̣n “hiru mae” (trước buổi trưa) lại thành “shirumae”. Thế nhưng ngày nay hai bến đ̣ Takeya và Makurabashi đều đă bị bỏ không dùng. Tôi biết t́m cách nào và ở nơi đâu những bóng h́nh xưa cũ để mà chịu tang cho tuổi trẻ của ḿnh.

 

 

                                    V I I

 

Sau khi O-Yuki ra khỏi nhà, tôi cuốn mùng lên và ngồi bó gối một góc bên ngoài, một ḿnh đuổi muỗi, lâu lâu lại xem chừng nước sôi nấu bằng lửa than trên cái bếp đặt giữa nhà. Ở cái đất này, buổi chiều cho dù trời nóng đến đâu, nhà nào nhà nấy đều phải để lửa đun nước sôi v́ họ có tập quán là dưới này phải châm trà bưng lên để cho biết có khách trên gác.

 

-          Này, này....

 

Có tiếng ai đập khe khẻ vào cửa sổ và thấp giọng hỏi.

 

Tôi nghĩ chắc là một người khách quen của cô, trong khi c̣n đang ḍm chừng, không biết nên ra trả lời hay không, th́ một người đàn ông đă tḥ cánh tay dài ngoẳng mở then bên trong và bước vào nhà. Ông ta khoảng 50, mặc một cái áo yukata trăng trắng và đeo obi mỏng, dáng điệu quê mùa với cái mặt tṛn vạnh vành điểm thêm hàm râu mép lưa thưa.Tay ông cầm một thức ǵ gói trong tay năi. Tôi nghĩ ông là “người đỡ đầu” cho O-Yuki và chủ nhân “cửa tiệm” này. Không chờ cho người kia lên tiếng, tôi giải thích ngay:

 

-          Lúc tôi đến, thấy cô O-Yuki ra cửa. Có ǵ mà phải đi bác sĩ đó!

 

Người đàn ông có vẻ là chủ chứa ấy làm như đă biết rơ chuyện:

 

-          Cũng sắp về rồi. Ông chịu khó chờ.

 

Ông trả lời như thế và tỏ ra không chút ngạc nhiên về sự có mặt của tôi, rồi tháo tay năi , lấy ra một cái nồi nhôm nhỏ và cất vào trong chạn bếp.Nếu là người đem thức ăn buổi tối tới cho cô như thế, th́ đúng là ông chủ ấy. Tôi nghĩ ḿnh phải nói một câu xă giao thay cho lời chào hỏi:

 

-          Cô Yuki lúc nào cũng đầy việc. Làm ăn khá quá hở ông?

-          Dạ, ông bảo ǵ ạ?. Vâng, cảm ơn. 

 

Ông chủ chứa trả lời bằng một câu nói ư nghĩa không rơ ràng, làm như ngượng nghịu trước nhận xét của tôi. Ông chỉ đưa mắt ngó thẳng vào bếp canh chừng ngọn lửa và ấm nước mà né cái nh́n. V́ ông thiếu điều quay qua một bên để tránh cuộc đối thoại làm cho tôi sau đó cũng cứ thế ngồi im.

 

Cuộc gặp gỡ như kiểu này làm cả chủ lẫn khách đều hết sức bối rối.Những cuộc gặp gỡ giữa các ông chủ nhà chứa, kỹ viện geisha hay quán trà hẹn ḥ và mấy ông khách t́m hoa e cũng không khác chi, bởi v́ nội dung câu chuyện thường liên quan đến người đàn bà và có khi gây ra sự bất đồng ư kiến giữa họ.

 

Buổi tối hôm nay không thấy nén nhang xua muỗi thường ngày O-Yuki vẫn thắp ở ngạch cửa, đàn muỗi đói không những tấn công mắt mũi chúng tôi và c̣n chực bay cả vào mồm.Dù là người quen với muỗi ṃng xóm này như ông chủ chứa mà cũng không thể gắng ngồi yên một chỗ cho được. Ông thử vặn cái quạt máy đặt gần vách ngăn nhà nhưng nó đă hỏng, không nhúc nhích. Măi đến khi ông kiếm được một cây hương khác trong ngăn đựng than th́ cả hai chúng tôi mới cảm thấy thoát nạn. Tôi nghĩ đây là cơ hội để bắt chuyện:

 

-          Năm nay, ở đâu cũng lắm muỗi. Trời lại nóng hơn mọi năm?

-          Vậy à? Đây là khu đất trũng người ta bồi lên không đủ cao nên ẩm thấp.

 

Lúc ấy ông chủ mới ngập ngừng đưa ư kiến.

 

-          Nói vậy, đường sá có khá hơn xưa chớ. Thứ nhất là đi đứng tiện lợi.

-          Nhưng thay vào đó, gặp mỗi sự cố lại có thêm qui tắc mới, lôi thôi lắm.

-          Ra thế. Có phải chuyện hai ba năm trước, đi ngoài đường hay bị lột nón.   

-          V́ mấy thứ đó, bọn tôi sống trong này cũng cực theo. Người có công chuyện họ cũng không muốn đi ngang qua đây. Có dặn ḍ mấy con nhỏ rồi nhưng đâu trông chừng sát bên bọn nó cho được. Chẳng biết cách nào hơn đành để tụi nó nộp tiền phạt. Ra khỏi tiệm để bắt khách mà thấy được là 42 Yen tiền phạt. Ngoài ra, việc tụi nó nhờ mấy thằng đến đằng công viên kéo khách cũng bị coi là sái nguyên tắc.

-          Như vậy thôi cũng phải trả tiền phạt?

-          Ờ, đúng.

-          Bao nhiêu, hở ông?

 

Khi tôi đang ṿng vo t́m cách gợi chuyện để hiểu thêm t́nh h́nh vùng đất ngoại thành này th́ có tiếng đàn ông gọi “Ông Andô ơi!” rồi người đó dúi qua cửa sổ cái ǵ giống như tấm giấy. Lúc đó, O-Yuki cũng vừa về tới nơi. Cô nhận lấy tấm giấy và đặt nó xuống mặt bàn thấp. Nh́n trộm tôi mới biết đấy là một tờ giấy thông tin có in ảnh, cho biết cảnh sát đang truy lùng một tên cướp.

 

O-Yuki chẳng buồn để mắt tới tấm giấy ấy. “Bố ơi, ông thầy nói ngày mai con phải đi nhổ đấy! Cái răng này nè!” Cô vừa nói, vừa ch́a mặt về phía ông chủ, há miệng cho ông ta xem.

 

-          Thế th́, tối nay không cần cơm nước chứ ǵ?   

 

Ông nói xong dợm đứng lên. Tôi bèn móc tiền ra trao cho O-Yuki, cố ư để ông nh́n thấy, rồi một ḿnh đứng dậy trước và leo lên gác.

 

Gác hai trước tiên có một pḥng rộng 3 chiếu với cửa sổ, có đặt một cái bàn thấp để uống trà, vào trong chỉ có thêm một pḥng 4 chiếu rưỡi và một pḥng 6 chiếu[47]. Thực ra cái nhà này nguyên là một ngôi nhà độc lập nhưng h́nh như đă bị chia ra làm hai căn, ở mặt trước và mặt sau.Bên dưới chỉ có gian pḥng khách, không có nhà bếp lẫn cửa hậu. Tường của căn pḥng 4 chiếu rưỡi ăn thông với nó bằng một cái lỗ có đặt thang để leo lên cũng chỉ là một tấm ván mỏng, lớn, có dán giấy. Tiếng động lục cục và tiếng nói chuyện của căn pḥng bên cạnh nghe rơ mồn một. Tôi vẫn thường đùa nghịch bằng cách áp tai vào đấy nghe chơi.

-          Cái anh này, lại ra ngồi ở đó. Trời đang nóng thế này!

 

O-Yuki leo lên theo xong, đi vào ngay căn pḥng 3 chiếu có cửa sổ. Cô kéo tấm màn cửa - có in mô h́nh nhưng đă tróc - qua một bên và gọi tôi:

 

-          Tới đằng này với em đi! Chỗ này có gió. Ô ḱa, trời vẫn c̣n chớp nháng.

 

-          Mát hẳn so với khi năy. Chỗ này thoáng gió thật.

 

Con phố ngay bên dưới bị cái liếp cửa chắn ngang tầm mắt nhưng từ căn buồng này, quang cảnh cả con hẻm vẫn như thật gần, từ những khuôn mặt đàn bà lấp ló bên cửa sổ, cho đến cảnh kẻ vào người ra trên những căn gác hai của dăy nhà bên kia bờ kênh. Bầu trời bên trên chụp xuống nặng nề và xám một màu ch́, không một v́ sao, xa xa chỉ có vầng ánh sáng đỏ nhạt của đèn nê-ông lóe lên tới lưng chừng trời. Đêm đă hầm lại càng hầm hơn. O-Yuki đặt một tấm nệm nhỏ lên thành cửa sổ và ngồi xuống đấy. Cô nh́n bầu trời một lúc:

 

-          Nè, anh!

 

Chợt cô dừng một chút và nắm lấy tay tôi. “Nếu ḿnh trả được hết tiền chuộc, anh có lấy em không?”.

 

-          Lấy cái thằng như tôi. Em không thấy là vô lư hay sao?

-          Anh muốn nói anh không đáng làm chồng em à?

-          Nếu không nuôi nổi em th́ làm ǵ có tư cách đó.

 

O-Yuki không nói ǵ nữa, cất tiếng hát bằng giọng mũi theo một tiếng đàn vi-ô-lon từ phiá ngoài đường đang vọng tới. Thấy tôi nh́n cô nhưng như làm bộ không chủ tâm nh́n, Yuki bèn đứng bật dậy như muốn tránh tia mắt của tôi. Cô đưa một tay nắm cái cột nhà, c̣n nửa thân người th́ như muốn choài ra phía ngoài cửa sổ.

 

-          Phải chi tôi trẻ hơn được mươi tuổi!

 

Tôi trở vào chỗ kê bàn nước, ngồi xuống và châm lửa điếu thuốc vấn.

 

-          Thế năm nay anh bao nhiêu ?

 

Nh́n lên thấy O-Yuki đang quay lại nh́n về phía ḿnh, khuôn mặt một bên vẫn lộ cái lúm đồng tiền như mọi ngày, không hiểu tại sao tôi cảm thấy yên ḷng.

 

-          Sắp 60.

-          Bố 60 hả bố! Sao thấy c̣n ngon chán!

 

O-Yuki nh́n mặt tôi thật kỹ rồi nói tiếp:

 

-          Anh coi chưa đến 40 đâu. Chừng 37 hay 38.

-          Tôi là con bà bé ông già đẻ ra nên đâu có biết tuổi thật của ḿnh.

-          Nếu anh 40 th́ vẫn trẻ. Nh́n tóc tai anh, không thể nghĩ như vậy.

-          Thực ra tôi sinh năm Meiji 31 (1897), đúng 40 đó.

-          Chớ anh xem năm nay em bao nhiêu?

-          Coi em khoảng 21, 23 nhưng có thể 24 không chừng!

-          Miệng anh dẻo quẹo, không tin nổi. Em 26 rồi đó!

-          Này, Yuki. Em nói có thời làm geisha ở Utsunomiya?

-          Vâng.

-          Chớ sao lại lên đây làm ăn? Em có vẻ biết rành vùng này!

-          Em từng sống ở Tokyo một thời gian rồi.

-          Chắc tại em cần tiền?

-          Không hẳn như vậy đâu. Tại ông chủ[48] em chết. Ngoài ra cũng ...một chút.

-          Chắc buổi đầu em hoảng lắm chứ ǵ ? Geisha người ta đâu có làm ăn thế này.

-          Không đâu anh. Trước khi đến đây, em đă chuẩn bị tinh thần rồi. Làm geisha th́ tiền tiêu xài c̣n nhiều hơn tiền kiếm được, biết bao giờ trả hết nợ. Hơn nữa, một khi thân đă rơi xuống đất đen như em th́ việc nào có tiền là ḿnh làm thôi.

-          Nếu nghĩ được đến nơi đến chốn như thế th́ em thật đáng nễ. Tự em quyết định vậy sao?

-          Hồi em c̣n làm geisha, có một bà đàn chị từng kiếm ăn ở vùng này chỉ cách cho đó chứ!

-          Dù vậy cũng đáng nễ rồi. Sang năm, ra làm ăn độc lập đi, để dành được bao nhiêu th́ để.

-          Đang c̣n ở lứa tuổi của em làm nghề này th́ hợp nhưng ai biết mai mốt cuộc đời nó sẽ ra sao, có phải không anh?

 

Thấy cô đăm đăm nh́n ḿnh, ḷng tôi cảm thấy bất an trở lại. Chẳng lẽ như thế sao? Tôi có cảm tưởng cấn cái như khi có thức ăn mắc giữa hai răng cấm. Đến lượt tôi đưa mắt nh́n bâng quơ lên bầu trời đêm bên ngoài.

 

Xa xa, trên khung trời phản chiếu ánh sáng của những ngọn đèn nê ông các bảng hiệu quảng cáo ngoài đường lớn, vẫn có những ánh chớp lúc biến lúc hiện. Có lúc nó chợt lóe sáng, chiếu thẳng vào mắt chúng tôi. Thế nhưng không nghe tiếng sấm nào đáng kể và gió cũng đă ngừng hẳn. Tất cả cái oi nồng của buổi chiều như đă quày về.

 

-          Có lẽ trời lại sắp đổ mưa rào.

-          Này anh, từ cái hôm em đi bới đầu về ...cũng đến 3 tháng rồi ấy nhỉ?

 

Mấy âm thanh “rồi ấy nhỉ” cuối câu của cô kéo dài ra cho tôi cảm tưởng quăng thời gian vỏn vẹn 3 tháng ấy là cả một quá khứ xa xôi, lăng lắc và ba tiếng ấy nghe như chứa đựng biết bao t́nh. Trong những cuộc đối thoại thường nhật, hay nghe người ta nói “đă được ba tháng” hay “đă ba tháng rồi” và cắt ngang ở đó chứ không có chữ “ấy nhỉ” kéo dài đằng sau. Nghĩ rằng tiếng “ấy nhỉ” đó không phải để biểu hiện sự cảm thán đơn thuần nhưng đă được dùng để thúc bách câu trả lời của ḿnh, tôi không thể thốt lên lời nào dù ngắn ngủi như hai chữ “Thế à....” và chỉ biết gửi một ánh mắt đến cô thay cho lời nói. 

 

Mỗi buổi tối O-Yuki phải thù tiếp biết bao nhiêu người đàn ông t́m vào cái hẻm con này. Cớ sao cô không quên được hôm đầu tiên gặp gỡ tôi? Câu hỏi đó hiện ra trong óc tôi như một điều không thể nào tin nổi. Tôi nhận ra rằng việc hồi tưởng cuộc gặp gỡ đó đă đem đến cho cô một niềm vui. Ngay có nằm mơ, tôi cũng không thể tưởng tượng là trong cái xóm ăn chơi đàng điếm này hăy c̣n có một người con gái biết ǵn giữ chút t́nh cảm thương yêu hay sự tŕu mến dịu dàng đối với một gă đàn ông luống tuổi, cho dù theo sự phỏng đoán của nàng, hắn ta chỉ mới 40.     

 

Tại sao hầu như mỗi đêm tôi đều qua xóm Bờ Đông này th́ tôi đă từng giải thích là nó có rất nhiều lư do. Nào là việc muốn đi điều tra tại chỗ để viết cuốn tiểu thuyết nhan đề Shissô (Mất tích), nào là trốn tiếng nheo nhéo của ra-đi-ô, nào là t́nh cảm chán ghét đối với khu trung tâm thủ đô như Ginza hay Marunouchi. Hăy c̣n vô số lư do khác nữa nhưng đều là những điều mà tôi thấy không cần phải bày tỏ cho người con gái.Tôi đă sử dụng ngôi nhà của O-Yuki như trạm nghỉ chân trong những tối  nhàn du, nhưng để thực hiện suôn sẻ, tôi đă tạo ra những chi tiết không mấy thực thà về ḿnh. Không phải tôi cố t́nh lừa dối nàng nhưng tôi đă không đính chính những ǵ mà tự buổi đầu cô gái cử đinh ninh là sự thật. Hơn nữa, những phán đoán sai lầm của nàng c̣n gây thêm hứng thú khiến cho tôi cố ư có thêm lời lẽ và cử chỉ nhằm giấu giếm thân thế khiến nàng càng lún sâu trong đó. Nếu trách cứ tôi th́ chắc chỉ trách được bấy nhiêu thôi.  

 

Không những trong thời gian sống ở Tôkyô mà ngay khi c̣n ở Âu Mỹ, có thể nói là tôi hầu như không biết ǵ về xă hội bên ngoài trừ những xóm lầu xanh. Tôi không muốn giải thích lư do tại sao và cũng thấy việc đó không hẳn cần thiết. Ai tọc mạch muốn hiểu tôi là kẻ như thế nào, xin hăy t́m đọc những tác phẩm vụng về tôi viết thời trung niên như tập đối thoại nhan đề Hirusugi (Xế trưa), tùy bút Shôtaku (Ngôi nhà của t́nh nhân), hay cuốn tiểu thuyết Mihatenu Yume (Giấc mộng không thành) th́ đủ hiểu vấn đề. V́ nó hơi dài ḍng, chắc quí vị ngại đọc toàn văn, ở đây tôi xin được trích hầu một đoạn trong “Giấc mộng không thành” ấy nhé:

 

“Sở dĩ anh ta vẫn mê măi ra vào những xóm lầu xanh, đem mười năm đổi lấy một ngày, là v́ đă thừa hiểu cuộc sống ở đó là hắc ám và bất lương. Giả sử người đời có ca tụng những kẻ phóng đăng như trung thần hiếu tử có lẽ anh cũng chẳng buồn nghe cho dù tại điều đó mà anh tán gia bại sản. Chính ḷng căm phẫn trước cái giả dối và kiêu kỳ của những bậc vợ hiền dâu thảo và hành động gian manh trong cái xă hội được cho là quang minh chính đại mới là động cơ duy nhất và ngay từ buổi đầu đă khiến anh ngă về cái thế giới hắc ám và bất lương kia. Tóm lại, thay v́ đi t́m những vết ố bẩn trên bức tường được coi là trắng toát, anh muốn có được niềm vui khi khám phá cái đẹp như thêu c̣n sót lại trên một manh áo rách. Trong cung điện của chính nghĩa người ta có thể thấy phân chim phân chuột rơi văi, ngược lại, trong hang hốc của điều ác vẫn có thể hái được biết bao nhiêu đóa hoa đẹp t́nh người và quả ngọt đượm hương lệ thơm tho”.    

 

Người đọc những ḍng này sẽ hiểu v́ sao tôi không e sợ chi cho lắm những nàng con gái sống giữa cái mùi hôi thối của mương rảnh và trong tiềng vo ve của muỗi ṃng, chẳng những thế, trước khi gặp họ, đă cảm thấy thân quen.

 

Để có thể bày tỏ được sự thiết tha đối với các nàng – hay đúng hơn là để các nàng khỏi phải e ngại mà xa lánh – tôi nghĩ ḿnh nên giấu giếm về địa vị xă hội hiện tại. Tưởng tượng các nàng nghĩ một người có địa vị như thế mà tại sao lại lui tới chỗ của các nàng th́ chỉ chừng đó thôi cũng đă làm tôi cay đắng biết bao! Tôi muốn tránh bằng mọi cách việc có thể gây ra sự hiểu lầm cho các nàng là tôi đang chứng kiến cuộc sống không đoan chính của họ như người đi xem một vở kịch và đứng từ bên trên nh́n xuống. Đó là lư do duy nhất khiến tôi phải giấu nhẹm thân thế của ḿnh.

 

Việc đánh giá tôi không phải là hạng người lui tới chỗ này là một sự thực có lần xảy ra. Cái đêm hôm đó, ở một nơi cách xa con đường vừa mới sửa sang, bên cạnh nhà kho của hăng xe buưt thành phố, một viên cảnh sát tuần tra đă chận tôi lại và thẩm vấn. V́ không thích khoe khoang ḿnh là nhà văn hay người đeo đuổi việc sáng tác cho nên đối với ông lính đi tuần, tôi phải khai man ḿnh là anh dân đen vô nghề nghiệp đang dạo chơi thơ thẩn. Khi ông lính ấy lột áo khoác của tôi, rồi lục túi bày ra những vật dụng tôi mang theo người th́ mới thấy có con dấu tùy thân, giấy chứng minh thời gian hiệu lực của nó cũng như bản sao hộ tịch mà tôi đă chuẩn bị sn để nhỡ bị thẩm vấn như một kẻ đáng ngờ. Và trong ví của tôi lại có ba bốn trăm Yen mà ngày hôm sau tôi sẽ dùng để trả cho thợ mộc, mua chậu kiểng cũng như thanh toán ở tiệm sách cũ. Ông lính ấy có vẻ ngạc nhiên đổi thái độ, đánh giá tôi là nhà tư sản. “Đây không phải là chỗ một người có tiền như anh lui tới. Mau mau về nhà đi, không người ta hiểu nhầm th́ khốn đấy. Nếu muốn tới đây lần nữa th́ lần sau t́m cách đi cho đường hoàng.” Sau khi nói xong, v́ thấy tôi c̣n dùng dằng nên ông vẫy một chiếc tắc-xi và cố t́nh mở cửa bắt tôi leo lên.

 

Tôi đành phải dùng tắc-xi đi từ Con đường mới sửa ấy về phía con đường gọi là Đường ṿng khép[49]. Tóm lại, tôi đánh một ṿng ngoài bờ thành cái xóm giống như mê cung ấy, rồi khi xe đến trước băi đất trống cạnh đền Fushimi Inari, tôi bèn xin xuống. Kể từ ngày đó, tôi đă mua về một tấm bản đồ để  ḍ đường đất ḥng tránh cái cảnh phải đi qua trước một bót cảnh sát lúc đêm hôm.

 

Giờ đây, trước cái giọng đầy hoài cảm của O-Yuki khi nhắc đến ngày đầu tiên tôi và nàng gặp gỡ, tôi không có lấy một câu trả lời cho thích hợp, chỉ biết mở bao thuốc vấn ra, châm thêm điếu nữa, thử dùng khói thuốc che khuất khuôn mặt ḿnh. Đôi mắt đen láy của O-Yuki đăm đăm nh́n về phía tôi, cô bảo:

 

-          Anh ơi! Sao anh giống người đó quá.Tối hôm ấy, nh́n anh đằng lưng, em hoảng hồn luôn.

-          Người này t́nh cờ giống người kia là chuyện b́nh thường.

 

Tôi trả lời như đang làm một sự cố gắng để đẩy lùi vào bên trong t́nh cảm bằng ḷng khi nghe nàng nhận xét.

 

-          Tôi giống ai, giống ông chủ đă mất của em à?

-          Không, hồi đó em mới bước vào nghề geisha thôi ...Tưởng là không lấy được ảnh th́ em chết cho rảnh.

-          Khi thương ai hết cỡ th́ cũng có khi ḿnh nghĩ những chuyện như vậy!

-          Anh th́ sao? Anh chắc không bao giờ tới mức đó đâu?

-          Em muốn bảo tôi lạnh lùng chứ ǵ! Đừng xét đoán bề ngoài. Em tưởng tôi tệ lắm sao!

 

O-yuki chỉ nhoẻn một nụ cười khoe cái má lúm mà không nói tiếp. Cái lúm đồng tiền nằm gần khóe miệng bên mặt lún sâu vào má, thường ngày vẫn làm cho khuôn mặt của O-Yuki trông thật thơ ngây tươi mát. Nhưng đêm nay tôi trông nó sao gượng gạo và buồn bă làm sao

 

Muốn đổi đề tài câu chuyện, tôi hỏi:

 

-          Răng đau trở lại phải không?

-          Không, hồi năy chích thuốc nên giờ không sao cả.

 

Đến đó, câu chuyện lại rơi vào im lặng. May thay, có tiếng gơ vào cánh cửa trước nhà, chắc là một người khách quen. O-Yuki đứng bật dậy và nghiêng nửa người ra bên ngoài, cố ư tránh tấm liếp cửa đang che tầm mắt, xem có ai:

 

-          Ô, anh Take à! Lên chơi đi anh.

 

Cô tất tả xuống tầng dưới, tôi cũng nối gót theo sau. Nấp trong nhà vệ sinh một đỗi, đợi cho người khách lên gác xong, tôi mới rón rén ra khỏi nhà. 

 

                  http://search.artmuseums.go.jp/jpeg/momat/s0042034.jpg

                             Đợi cho người khách lên gác xong

 

 

                                  V I I I

 

Cơn mưa rào buổi chiều tưởng sẽ đổ xuống nhưng vẫn chưa thấy. V́ ngại cái nóng hâm hấp của gian pḥng cứ để than cháy liên tục và cũng v́ sợ đàn muỗi, tôi tạm thời đi ra bên ngoài một lúc. Nếu về nhà bây giờ th́ có hơi sớm cho nên tôi đi dọc cái mương đến hết con hẻm và ra đến khu phố ngang đường ở mặt tiền sau khi băng qua một cây cầu ván. Hai bên đường những sạp hàng mở vào dịp lễ lạc trong đền thần như dàn hàng bên nhau làm cho con đường, trước đă không đủ cho ô-tô đi, nay càng chật hẹp hơn, khiến người qua kẻ lại phải chen nhau mới lọt. Góc đường phía trái cây cầu là một ngă tư có tiệm bán thịt ngựa. Phía đối diện ngă tư, bên cạnh tấm bia đá khắc mấy chữ Tôseiji (Đông Thanh Tự) tông Sôtô (Tào Động) là cánh cổng chào đưa vào đền Tamanoi Inari và một ca-bin điện thoại công cộng.Tôi chợt nhớ lời O-Yuki kể lại th́, mỗi tháng, đền Inari đều tổ chức lễ hội vào hai ngày mồng 2 và 20. Trong thời gian đó, cứ vào buổi tối, bên ngoài đền rất nhộn nhịp. Gặp những hôm như thế, khách ít khi văng lai vào tận khu đường hẻm, cho nên những nàng “con gái bên song cửa” vẫn gọi thần Inari là “ông thần nghèo đói”. Tôi bèn theo ḍng người, thử đi về phía ngôi đền mà ḿnh chưa một lần đến viếng.  

 

Tôi quên khuấy chưa viết về điều này. Đó là kể từ khi hằng đêm cất bước vào cái xóm ăn chơi như thế này đến độ cả đầu óc lẫn thân thể đều quen mùi, tôi đă học hỏi được tập tục của những người đi dạo các sạp hàng ban đêm trong khu vực nên mỗi khi ra khỏi nhà tôi đều thay đổi áo xống. Việc này cũng không có ǵ phiền phức. Một chiếc sơ-mi kẻ sọc, cổ không cài cúc, không cà vạt, áo vét cầm trên tay, không mũ nón, đầu tóc cứ để rối bù, quần th́ dùng thứ mng và đầu gối càng sờn càng tốt. Cũng chẳng cần giày, chỉ mang đôi guốc gỗ cùn đến vẹt cả gót. Thuốc lá th́ chọn loại rẻ tiền nhất. Vân vân và vân vân. Không khó ǵ hết, tôi chỉ cần đổi loại quần áo vẫn mặc trong thư pḥng hay khi ra tiếp khách thành bộ đồ mặc lúc làm vườn hay khi quét dọn và mượn cô giúp việc một đôi guốc cũ.

 

Mặc quần cũ, mang guốc cũ rồi kiếm đâu đó một cái khăn cũng cũ nốt để chít lơ là ngang trán cho đủ tồi tàn, phía nam th́ xóm Sunamachi, phía bắc th́ từ xóm Senju đến Kasai Kanamachi, dù đi đâu, dọc đường đều không bao giờ cảm thấy có ai đó đang quay lại nh́n ḿnh. Người ta cứ tưởng dân cư trong xóm đang ra chợ mua đồ nên ḿnh có thể tự tiện đi khắp nơi, cả đường ngang ngơ tắt mà không sợ ai để ư. Cách phục sức xoàng xĩnh như vậy thật vô cùng thích hợp với cái mùa mà khí hậu của Tôkyô vô cùng nóng bức, đúng như trong câu thơ haiku: “Shidaraku ni / Ireba suzushiki / Nikai kana” (Ăn mặc càng lôi thôi / Th́ thấy càng mát mẻ / Lúc leo lên gác hai). C̣n nếu ăn mặc kiểu bụi đời như mấy anh tài tắc xi rước mối th́ không những trên đường cái mà ngay cả trong xe điện c̣n có thể mặc t́nh khạc đờm, liệng tàn thuốc hay que diêm, vứt giấy vụn, vỏ chuối khắp nơi. Khi gặp công viên lại có thể ngă lăn chiêng, nằm dang tay dang chân trên băi cỏ, ngáy pho pho hay rền rĩ mấy điệu Naniwabushi. Cách phục sức của những người này không những thích hợp với khí hậu mà c̣n ăn khớp với kiến trúc của thành phố Tôkyô. Chả là bề ǵ nó cũng phản ảnh tâm t́nh của cư dân trong một đô thị trên đường tái thiết.

 

Riêng về việc các cô các bà có một kiểu ăn mặc lạ đời là mang một thứ đồ lót có tên là Appapa đi ra đường. Nhân v́ ông bạn của tôi là Satô Yôsai[50] đă đăng lời b́nh luận về nó trong một văn tập của ông ấy rồi, tôi thấy không cần phải nói thêm nơi đây. 

   

Sợ rằng ḿnh v́ không có thói quen đi guốc, dễ vấp phải vật ǵ hay bị người ta dẫm lên chân, có thể gây nên thương tích cho nên tôi cẩn thận bước theo đoàn người đến tận cửa đền nằm ở đầu con đường đối diện. Ở đây những sạp hàng mở về đêm mọc san sát bên nhau. Ngang hông đền và giữa một băi đất trống, tiệm bán cây cảnh đă bày đầy ra mặt đất những chậu hoa từ hồng đến huệ, có cả những chậu cúc mùa hạ, làm thành một giàn toàn hoa nở trái mùa. Thấy trên băi đất trống có cắm những tấm biển ghi phương danh những nhà hảo tâm đă quyên góp để tái tạo điện chính điện cho chùaTôseiji, tôi nghĩ thầm nếu chùa này không phải đă được xây dựng lại sau một trận hỏa hoạn th́ nó chắc phải được gỡ từ đâu đến và đem về dựng lại nơi đây, y như trường hợp đền Tamanoi Inari vậy.

 

Tôi mua một chậu cẩm chướng và định theo một con hẻm khác để về Đại lộ Taishô, nơi ḿnh vừa từ đó đến. Đi được một đỗi th́ bên tay mặt hiện ra một bót cảnh sát. Tôi nghĩ tối hôm nay, ḿnh ăn mặc không khác chi người trong xóm, tay lại ôm một chậu cây cảnh mua từ sạp hàng như họ th́ chắc là vô sự. Thế nhưng tránh voi chẳng xấu mặt nào, ngại giáp mặt cảnh sát, tôi bèn thụt lùi vả quẹo vào con đường nằm chen giữa một tiệm bán rượu và tiệm hoa quả.  

 

Cái xóm toàn là ngơ hẻm nằm đằng sau dăy sạp hàng một bên con đường này được gọi là lô số 1. Nó chằng chịt như một mê cung. Đột nhiên, qua được lô số 1 này th́ đă thấy bên đường hiện ra con kênh chạy xuyên lô số 2, nơi có căn nhà của O-Yuki. Con kênh này chảy ngang chỗ tắm giặt của ngôi nhà tắm công cộng có treo tấm màn đề Nakajima-yu, nó sẽ tiếp tục chạy dọc theo những căn phố dài u ám của khu vực được phép hành nghề trước khi mất dạng. Tôi thấy con kênh này c̣n bẩn thỉu hơn cả Ohagurodobu (Kênh thuốc nhuộm răng đen) vây quanh xóm Yoshiwara nữa. Thời mà xóm Terashima hăy c̣n là vườn tược, có lẽ con kênh này là một gịng suối nhỏ trong veo có chuồn chuồn đáp xuống những đóa hoa nở trên đám cỏ dại bên bờ nước. Nghĩ thế, tấm ḷng khô héo của một lăo già như tôi cũng thấy chạnh niềm thương cảm.Trên con đường này, không thấy có những sạp hàng mở ra vào dịp lễ hội.Khi tôi đến trước một hiệu cơm Tàu có gắn đèn nê-ông đề mấy chữ Cửu Châu Đ́nh th́ đă thấy được ánh đèn xe cộ trên Con đường lớn mới tu sửa và bắt đầu nghe tiếng loa phóng thanh.  

 

Chậu kiểng trên tay khá nặng nên tôi không đi về phía Con đường mới tu sửa nữa mà đă rẽ phải ngay góc Cửu Châu Đ́nh. Bên tay mặt là những con hẻm như mê cung của lô 1 và lô 2, tay trái là lô 3 nơi có con đường hẹp nhất và cũng sầm uất nhất. Ở đó có tiệm may đồ ta, tiệm bán đồ đầm cho phụ nữ, hiệu cơm tây nữa. Lại có cả một thùng thư của nhà bưu điện. Buổi chiều mưa rào hôm tôi t́nh cờ gặp O-Yuki đi bới tóc về, nàng phải chạy vào nấp mưa trong cái dù của tôi rơ ràng là ở địa điểm trước cái thùng thư ấy vậy.   

 

Câu nói nửa đùa nửa thật của O-Yuki lúc năy như ngụ ư t́nh tŕu mến dành cho tôi khiến cho ḷng tôi đâm lo lắng. Sự lo âu ấy nay vẫn chưa tan biến. Nàng bảo tôi là ḿnh đă từng hành nghề geisha ở đâu đó như coi bộ nàng hầu như chẳng biết hát điệu nagauta hay kiyomoto[51] nên tôi cũng không chắc chắn về điều nàng nói. Ấn tượng ban đầu của tôi – nhưng thực t́nh không dựa trên một bằng chứng nào cụ thể - th́ nàng ắt phải xuất thân từ một cửa hiệu không-đến-nỗi-nào chung quanh Yoshiwara hay Suzaki này thôi.  

 

Giọng nói không trọ trẹ như người đến từ một địa phương xa nhưng cả khuôn mặt lẫn da thịt toàn thân đều trắng trẻo mịn màng cho thấy nàng khó ḷng là cô gái vùng Tôkyô hay một tỉnh phụ cận.Tôi đoán O-Yuki là con gái sinh trong một gia đ́nh dân nhập cư, cha mẹ chắc từ địa phương lên làm ăn trên này. Tính t́nh nàng lanh lẹ vui vẻ, gặp cảnh khó khăn như bây giờ mà không thấy buồn bă cho lắm. Không những thế, h́nh như nàng c̣n biết rút kinh nghiệm từ nghịch cảnh để làm vốn liếng cho cuộc sống nên nhờ đó mà cách suy nghĩ hay cư xử đều bộc lộ cá tính mạnh mẽ và trí thông minh. Nhưng về thái độ khi đứng trước bọn đàn ông th́ nàng vẫn nghe họ nói mà không chút nghi ngờ - ngay khi tôi đối phó với nàng bằng cách thốt ra những lời không thật tâm – và điều này chứng tỏ rơ ràng tâm hồn nàng chưa đến nỗi chai đá. Với ấn tượng mà tôi thu nhận như thế th́ nếu đem so sánh nàng với những cô chiêu đăi viên dạn dày ở các quán rượu lớn vùng Ueno hay Ginza, phải nói O-Yuki là một người con gái thẳng thắn và chất phác. Trong con người nàng hăy c̣n có sự đứng đắn, chân thật.

 

Không ngờ khi đem so sánh những cô chiêu đăi viên quanh khu Ginza với những cô gái đợi khách bên cửa sổ ở Tamanoi, tôi lại đâm ra yêu mến loại người thứ hai, lại nữa, nhân đó c̣n khám phá cái t́nh người có ở nơi họ. Không chỉ thế thôi, khi so sánh về quang cảnh đường phố giữa hai nơi th́ lại nhận ra rằng nơi hành nghề của loại thứ hai tuy sơ sài, không có ǵ mỹ miều lôi cuốn, nhưng ít khi gieo cho ḿnh sự bực bội. Hai bên đường th́ cũng đều là những sạp ăn uống sắp thành dăy đấy nhưng ở Tamanoi không có những gă say tụm ba tụm năm đi liêu xiêu, không thường thấy những vụ căi cọ đưa đến đâm chém đổ máu như ở Ginza.Trên Ginza, đặc biệt người ta có thể bắt gặp cảnh tượng không thấy ở nơi khác là những anh chàng trung niên tướng mạo hung hăn, ăn mặc kiểu Tây ra dáng người thành phố lắm nhưng chẳng hiểu nghề ngỗng là ǵ, vừa múa ba-toong vừa hát hỏng, dọa nạt đàn bà con nít trên đường vô phúc gặp phải chúng. C̣n như Tamanoi, vùng đất ngoại thành xa xôi này, nếu biết mặc một cái quần cũ và đi đôi guốc vẹt gót th́ sẽ không gặp ǵ nguy hiểm. Ngay những đêm đông đúc nhất, người ở Tamanoi cũng không bị phiền phức v́ phải thường xuyên bị giành đường như ở Ginza

 

Con đường nhỏ nhưng nhộn nhịp, nơi nhà bưu điện đặt thùng thư, th́ sáng sủa nhất là chỗ gần tiệm may đồ ta nhưng từ đó mà đi măi về phía trước th́ càng tịch mịch, đáng để ư chỉ có vài cửa hàng như tiệm bán gạo, tiệm rau quả và tiệm chả cá kamaboko[52]. Đến miếng đất tiệm bán gỗ dùng để trưng bày mấy thứ vật liệu của họ th́ v́ đi măi thành quen, tôi tự động tiến thẳng về cái ngơ hẻm nằm giữa khu giữ xe đạp và tiệm bán đồ kim thuộc.

 

Đến giữa ngơ, tôi đă nhận ra những cái phướn ố bẩn của ngôi đền Fushimi Inari. Thế nhưng khách thừa lương khi dạo xóm này không mấy ai quan tâm đến chúng thành ra số người qua lại nơi đây so với mấy con hẻm khác th́ quả là thưa thớt. May là lúc nào tôi cũng dùng con đường qua đền để đột nhập vào xóm! Sau khi ngoảnh đầu kiểm soát phía hàng cây vả rậm rạp mọc trong sân sau những ngôi nhà mặt tiền đường và rặng nho phủ kín hàng cọc trồng bên bờ mương, cái phong cảnh không phù hợp chút nào với chốn này, tôi ghé mắt nh́n trộm qua cửa sổ căn nhà O-Yuki..     

 

Trên gác hai h́nh như có khách, ánh đèn chiếu bóng người ấy trên màn cửa.Cửa sổ bên dưới để mở toang. V́ máy ra-đi-ô phía ngoài mặt đường cũng đă im tiếng, tôi bèn nhẹ nhàng đẩy cái chậu kiểng vừa mới mua ở ngoài quán vào bên trong nhà rồi đêm đó, lửng thửng đi về phía cầu Shirahige. Chuyến buưt Keisei đi Asakusa chạy từ sau lưng tới nhưng v́ không biết bến nó nằm ở chỗ nào, tôi vừa tiếp tục bước vừa t́m kiếm. Chừng một đỗi, trước mặt đă thấy nhấp nháy ánh đèn trên cầu. 

 

 

     *           *         *  

 

Quyển tiểu thuyết nhan đề Shissô (Mất tích) tôi bắt đầu viết dạo đầu mùa hè, đến giờ vẫn chưa xong được một chương. Đêm nay, khi hồi tưởng câu nói: “Đă được ba tháng rồi ấy nhỉ!” của O-Yuki, tôi mới nhớ ḿnh đă bắt đầu viết nó ngay trước cả hôm ấy nữa. Tiết cuối cùng trong bản thảo đang nhắc đến chuyện Taneda Junpei v́ căn pḥng đang mướn quá nóng nực nên đă đưa Sumiko, cô bạn chiêu đăi viên quán rượu, ra ngoài cầu Shirahige hóng mát. Hàng cuối cùng chấm dứt ở chỗ hai người đang tṛ chuyện với nhau. V́ thế, đêm nay tôi cũng không rẽ qua bên con đê mà đi thẳng và leo lên cầu và dựa ḿnh vào lan can.

 

Khi mới dựng bố cục cho cuốn “Shissô”, tôi đă nhanh nhẩu kết hợp cô chiêu đăi viên tuổi mới 24 là Sumiko và ông giáo già 51 tuổi Taneda với nhau bằng một câu chuyện t́nh nhưng bây giờ càng viết tới tôi càng cảm thấy có ǵ lấn cấn, không được tự nhiên. Vừa vặn lúc đó, thời tiết trở nên nóng bức, tôi thừa dịp đó ngưng tay để nghỉ ngơi ít lâu.  

 

                    http://search.artmuseums.go.jp/jpeg/momat/s0042012.jpg

                            “Đă được đến 3 tháng rồi ấy nhỉ?”

 

Tuy vậy, giờ đây tôi đang đứng dựa thành cầu, vừa nghe tiếng hát của đám người đang múa Ondo[53]vọng lên từ cái công viên nằm phía hạ lưu, vừa nối lại ḍng suy tưởng hồi năy về lại thái độ và giọng điệu của O-Yuki khi nàng thốt ra nhận xét: “Đă được đến ba tháng rồi ấy nhỉ?” trên căn gác hai, và đi đến kết luận rằng mối t́nh giữa Sumiko và Taneda quyết không phải là một chuyện khó thể xảy ra. Tôi bụng bảo dạ là nếu thay đổi nửa chừng kế hoạch ḿnh đă đề ra có khi lại không hay.

 

Sau khi bắt tắc-xi từ cửa Kaminari về đến nhà, tôi rửa mặt và chải tóc xong xuôi như mọi ngày, bèn ngồi lại bên nghiên mực và đốt trầm hương, thế rồi thử mở bản thảo đang viết dở dang ra xem lại lần nữa.

 

-          Chỗ đng đây ḿnh thấy là cái ǵ vậy? Công xưởng à?

-          Hăng khí đốt hay nhà ǵ đó. Hồi xưa, chỗ đó phong cảnh đẹp lắm đấy anh.Em có đọc trong tiểu thuyết.

-          Ḿnh thử tản bộ đến đó không? Trời chưa tối hẳn mà!

-          Qua phía đó là đụng ngay bót cảnh sát đấy!

-          Vậy à. Thôi, ḿnh quay về đi. Làm sao mà cứ giống như kẻ gian, sợ người ta bắt.

-          Anh !... Đừng nói lớn.

-          ...............................

-          Ở đây tai vách mạch rừng. Nhỡ có người nghe được.

-          Ừ nhỉ, Nhưng đây là lần đầu tiên tập sống trốn tránh, có cảm giác lạ lùng quá. Dù sao cũng là một tinh cảm không thể nào quên được.

-          Em nhớ có bài thơ nói về chuyện ai đó muốn lánh đời, vào sống trong núi sâu.

-          Em Sumi nè. Từ đêm hôm qua, bỗng dưng tôi cảm thấy ḿnh như trẻ lại. Dù chỉ nội đêm qua thôi, làm như tôi có thêm một lư do để sống.

-          Ở đời ăn thua nhau là cái tinh thần. Ḿnh không có quyền bi quan.

-          Đúng như em nói. Nhưng tôi bây giờ không cách chi níu kéo được thời gian. Có lẽ sắp sửa bị vứt ra ngoài cuộc sống.

-          Rồi rồi, cứ lập đi lập lại chừng đó. Thôi đừng nghĩ như thế nữa, vô ích. Em cũng 30 chớ đâu phải nhỏ. Chuyện muốn làm th́ đă xong xuôi hết, giờ chỉ thử kiếm ăn đàng hoàng.

-          Như vậy thực t́nh em muốn mở quầy oden[54] à?

-          Sáng mai, chị Aki sẽ ghé qua nhà. Em định trao tiền vốn mở quầy cho chị ấy trước. Thành thử món tiền anh có, cứ để nguyên đó. Theo cách đă nói với anh tối qua. Thế là đă đủ cho em rồi.

-          Nhưng .... sao lại vậy?

-          Không sao đâu ...anh! Nếu đem tiền của anh mà để dành, về sau ḿnh có thể yên tâm sinh sống. Em sẽ lấy sạch vốn riêng đưa cho chị ấy. Như vậy thanh toán lần một đủ cả tiền sang quầy cũng như mọi thứ kia nọ. Nghĩ trăm cách rồi nhưng chỉ có cách này là lợi nhất.

-          Cô Aki là người có đáng tin không? Dù sao cũng dính dáng đến tiền nong!

-          Cái đó khỏi lo. Chị ấy giàu lắm. Người đỡ đầu cho chị ấy là ông chủ lớn số một ở vùng Tamanoi này đó.

-          Chủ lớn là thế nào?

-          Nội Tamanoi, ông ta đă có mấy cửa hiệu rồi. Ǵà ngoài 70 nhưng c̣n tinh anh ghê gớm. Ông ấy là khách quen tiệm rượu em làm.

-          Hưừm!

-          Ông ấy có bảo em, thôi, mở quầy oden làm ǵ, nếu đă muốn làm chi bằng làm đến nơi đến chốn, lấy ngay một tiệm của ổng! Chị Aki c̣n biểu nếu muốn làm ăn th́ đây là một cơ hội. Chị ấy sẽ nói với ông chủ giới thiệu một nơi và mấy cô phụ việc thật tốt cho em. Nhưng hiện nay em cô thân, không người bàn bạc, chắc làm không xuể. Cỡ cái quầy oden dù có một ḿnh cũng c̣n quán xuyến được.

-          Nên em mới chọn xóm Tamanoi này đấy!

-          Chị Aki đem tiền cho mẹ chị ấy vay vốn làm ăn.

-          Cô ấy tinh quá nhỉ!

-          Chẳng qua là người biết ḿnh muốn ǵ thôi chứ không phải là hạng đi lừa đảo thiên hạ đâu.

 

 

                                  I X

 

Gần cuối tháng 9, chẳng hiểu v́ chút oi bức hăy c̣n sót lại hay sao mà thấy c̣n nóng hơn hồi tháng 8. Chỉ khi nào gió đập vào tấm liếp cói th́ mới nghe được những âm hưởng báo hiệu mùa thu. Thế nhưng hầu như khi chiều đến, trời lại đứng gió và đến đêm th́ không khí cứ nặng nề như một thành phố vùng Kansai, càng về khuya càng oi nồng và liên tục nhiều ngày như thế. 

 

Việc viết lách cũng như phơi sách khá bận bịu, ba hôm liền tôi chẳng ra khỏi nhà.

 

Đem mấy quyển sách trong thư pḥng ra hong khô và đốt lá rụng ngoài vườn vào những chiều đầu đông tạnh gió là hai việc làm gây hứng thú nhiều nhất cho tôi trong cuộc sống cô độc. Khi hong khô sách, tôi có dịp nh́n lại những pho sách cột vào nhau mà ḿnh giữ từ lâu trên gác, nhớ lại chuyện ngày xưa ḿnh đă đọc kỹ chúng như thế nào. Đây cũng là dịp giúp tôi ngẫm nghĩ về sự tiến hóa của sở thích cá nhân cũng như ḍng thời cuộc. C̣n như việc đốt lá vàng th́ nó đem đến cho ḿnh niềm vui là có thể tạm quên cái rộn ràng của cuộc sống nơi đô hội.

 

Khi sách đă được hong khô cho hết mọt đâu vào đó, hôm ấy, sau bữa cơm chiều vội vă, cũng như mọi lần, lúc ngoài ngơ các trụ đèn vừa bật sáng, tôi lại mặc cái quần đă sờn và xỏ chân vào đôi guốc cũ để ra đi. Trời vẫn nóng v́ đứng gió nhưng không biết tự bao giờ, ngày đă thu ngắn lại không ngờ.

 

Tuy mới cách có 3 hôm, nhưng khi ra ngoài tôi có cái tâm t́nh như từ lâu lắm tôi đă không đi đến cái chỗ mà ḿnh phải đi. Để tiết kiệm thời giờ dù chỉ là dăm phút, tôi đổi qua đường xe điện ngầm từ ga Kyôbashi. Dù rằng tôi đă quen thuộc với những xóm ăn chơi tự ngày c̣n trẻ nhưng phải nói mà không cảm thấy khoa trương chút nào là hôm nay tôi đă t́m lại được cái cảm giác nôn nả đi t́m một người đàn bà, cảm giác mà tôi đă đánh mất từ ba mươi năm nay.Từ cửa Kaminari, tôi lại bắt tắc xi rước mối và rốt cuộc, xe đưa tôi đến ngay đầu ngơ khu phố với cái đền Fushimi Inari quen thuộc. Bất chợt tôi thấy trong đám phướn bẩn thỉu ghi tên người đóng góp, có 4, 5 tấm đă được thay bằng  phướn mới, màu đỏ đổi thành màu trắng. Bên bờ rănh nước cũ vẫn là mấy cây vả, vẫn mấy lùm giây nho, khác chăng là cành lá trước đó rậm rạp nay có hơi thưa thớt một chút.Cho dù nóng bức đến đâu, cho dù bị cuộc đời rẻ rúng đến đâu, ở con hẻm nhỏ này, mỗi khi đêm về, trong lúc ta vô t́nh không để ư, đă có dấu hiệu cho thấy mùa thu đă vào sâu. 

 

Khuôn mặt của O-Yuki hằng đêm bên cửa sổ hôm nay sao cũng khác. Cô không bới tóc đầu tṛn kiểu Shimada thường ngày mà theo kiểu Ichôgaeshi, người ta thường gọi là cách tết tóc h́nh “hoa mẫu đơn” hay cái ǵ giống như thế. Tôi định tiến gần đến bên cạnh và nói cô hay sự ngạc nhiên của ḿnh v́ tưởng nh́n nhầm người th́ thấy cô hấp tấp mở toang cửa và thốt lên một tiếng rơ to: “Anh!” rồi sau đó bất chợt hạ thấp giọng xuống: “Em lo quá trời! Nhưng thôi, thấy được anh là yên tâm rồi!””.

 http://www.st87.com/japan/j/kamigata/gif/t-012.gif

https://kotobank.jp/image/dictionary/nipponica/media/81306024002363.jpghttp://www.geocities.jp/kyonosuke_f/kyoufuutubushi.jpg

       

Các kiểu búi tóc kiểu Marumage (2), Ichôgaeshi và Tsubushi Shimada

 

 

Ban đầu tôi không nắm được ư nghĩa của câu nói, để nguyên guốc và ghé ngồi trên bục cửa.

 

-          Báo chí người ta đăng đó! Chi tiết hơi khác sự thực một chút nên em nghĩ làm ǵ có chuyện đó! Nhưng lo th́ vẫn cứ lo.

-          Thế à!

 

Giờ th́ tôi mới đoán ra chuyện ǵ nên cũng hạ thấp giọng, th́ thào. “Tôi đâu phải loại người làm những chuyện tầm phào như vậy! Lúc nào tôi cũng cẩn thận hết”.

 

-          Thế th́ chuyện ǵ đă xảy ra. Nh́n mặt anh th́ biết không gặp phải chuyện chi nhưng khi người ḿnh đợi không thấy đến th́ trách sao chẳng buồn ...

-          Nhưng công việc của Yuki vẫn trôi chảy như trước chứ ǵ?

-          Lúc trời c̣n nóng quá th́ có thế thật nhưng trôi chảy đến bao giờ, ai mà biết trước.

-          Năm nay trời nóng lâu ghê!.

 

Khi mới nói đến đấy th́ O-Yuki vừa bảo “Đừng nhúc nhích nghe!” vừa đưa bàn tay đập con muỗi đang bám trên trán tôi.

 

Trong nhà lúc này muỗi có vẻ nhiều hơn trước mà kim chích của nó coi bộ cũng to và nhọn ra. O-Yuki lấy miếng khăn giấy lau vết máu muỗi chích trán tôi c̣n đọng trên bàn tay của nàng. “Coi nè. Ghê chưa?”

 

-          Cuối năm th́ muỗi cũng hết, có phải không!

-          Đúng rồi! Nhưng năm ngoái, tháng 11 hồi Lễ đền Otori[55], h́nh như c̣n thấy tụi nó đó.

-          Ở đằng Ruộng Luá?[56] Nói đến đây tôi mới nhớ ra rằng thời đại đă đổi khác, chắc ǵ cô gái hiểu lời tôi nói. “Chứ bộ mấy em ở đây cũng đi hội chợ nằm sau lưng khu Yoshiwara?”

-          Vâng ạ!

 

Nghe tiếng chuông lanh canh ngoài đường phố, O-Yuki đứng dậy và tiến ra phía cửa sổ.

 

-          Em Ken này! Chị ở đây mà. Làm ǵ đứng đực mặt ra thế! Cho chị hai đá nhận bột lọc. Với lại mua giùm chị hai thếp nhang muỗi nghe cưng!

 

                      http://userdisk.webry.biglobe.ne.jp/009/028/58/N000/000/028/139281285849764561227_DSC04245.JPG

                     Bắt chuyện với tôi mấy câu từ bên kia tấm vách ngăn

 

 

O-Yuki cứ đứng nguyên như thế bên cửa sổ, lúc th́ bị đám khách thừa lương trêu chọc, lúc th́ lên tiếng trả đũa họ. Lâu lâu cô quay lại bắt chuyện với tôi mấy câu từ bên kia tấm vách ngăn.Cậu bé tiệm nước đá cuối cùng đă đem tới món hàng cô mong đợi.

 

-  Anh! Chắc anh ăn đá nhận bột lọc chứ! Để bữa nay em “bao” nghe. Em biết anh thích món này mà.

-  Sao tài vậy! Chuyện cỏn con mà cũng nhớ ?

-  Nhớ chớ ! Có thấy em thương thiệt chưa. Từ rày anh đừng léng phéng với ai khác nữa nghe!

-  Bộ hễ không tới đây là tưởng người ta đi chỗ khác hay sao? Quá quắt cái cô này!

-  Đàn ông con trai các anh đại khái giống nhau hết!

-  Nói làm bột lọc mắc nghẹn cần cổ nè. Trời đánh c̣n tránh bữa ăn.

-  Thây kệ anh!

 

O-Yuki làm ra vẻ giận dỗi, cố t́nh lấy th́a dằm dằm ly nước đá nhận đang vun đầy làm nó lở sụp xuống. Có người khách hóng mát nḥm vào trong cửa sổ:

 

-  Chào cô em. Ăn ǵ ngon vậy?!

-  Há miệng ra, người ta đút cho!

-  Thạch tín hay thuốc độc đó cưng! Anh c̣n muốn sống lắm.

-  Không có một xu mà cũng làm bộ làm tch.Chán nghe cha quá!

-  Nói ǵ đó hở con muỗi đường mương?

 

Đă đi qua rồi anh ta c̣n nói vọng lại. Bên này, cô gái cũng không vừa ǵ:

 

-  Đồ rác rưởi!

-  Ha ha ha ha!

 

Bọn khách đằng sau kéo tới, nghe thế, cất tiếng cười vang rồi tiếp tục đi.

O-Yuki mỗi lần cho một muổng nước đá nhận vào mồm lại ngó ra ngoài đường, gọi như quen miệng:

 

-  Nè, nè, anh hai, ghé đây chút chơi!

 

Giọng cô tiếp tục trầm bổng như theo bài bản có sn:

 

-  Anh hai đang đi một ḿnh ḱa, ghé em cái coi. Mới mở hàng mà, lên, lên mau!

 

Đối với người khác, khi thấy họ ghé lại nh́n, cô tỏ ra chiều chuộng hơn:

 

-  Ô, đừng ngại, anh à! Cứ ghé chơi. Lên trên gác xem thử, hễ không bằng ḷng, anh cứ việc về, em không giữ lại đâu.

 

Lâu lâu cô lại trao đổi với họ dăm câu và cho dù người qua đường không chịu ghé mà đi thẳng, O-Yuki không hề tỏ ra khó chịu hay buồn bực. Rồi đôi lúc như chợt nhớ ra, cô múc cho hết những viên bột lọc c̣n sót lại trong ly đá nhận đă tan và ăn sùm sụp hay châm một điếu thuốc lá hút.

 

Như tôi đă tŕnh bày, O-Yuki là một người con gái vui tính và linh động, dù sống trong hoàn cảnh như vậy, cô không tỏ ra buồn khổ bao nhiêu. Thế nhưng đó chỉ là những điều mà tôi suy luận khi ngồi trên pḥng khách, lặng lẽ quơ cái quạt găy đuổi đàn muỗi đói và nh́n qua tấm rèm cửa h́nh ảnh O-Yuki phía bên kia, ở đầu cửa tiệm. Sự suy luận của tôi như thế có thể là hời hợt. Tôi e rằng ḿnh chỉ nh́n thấy một khía cạnh của con người phức tạp.

 

                    http://bunka.nii.ac.jp/heritages/showimage/25207/300/1

                     Cô vẫn cất giấu một nhân cách khác tận đáy ḷng

                   

 

Tuy nhiên, trong đó có một điều tôi chắc chắn ḿnh không thể lầm lẫn, đó là tính t́nh của O-Yuki. Dù thế nào đi nữa, giữa những người khách đang đi ngoài đường và O-Yuki đang ngồi bên song cửa, ắt phải có một sợi giây kết nối và dung ḥa họ. Tôi có thể ngộ nhận khi bảo O-Yuki là một người con gái vui tính và linh hoạt nhưng xin được phép tự bào chữa là ngộ nhận của tôi chỉ bắt đầu khi bắt gặp sự dung ḥa này thôi. Ngoài cửa sổ là đám đông, là đại chúng. Nghĩa là cái cơi nhân gian. Bên trong chỉ có một cá nhân. Nhưng giữa họ, không thấy có một sự tương phản nào đáng kể. Tại sao lại thế? Là v́ O-Yuki hăy c̣n quá trẻ và cô chưa đánh mất những t́nh cảm thông thường của đại chúng cũng như cuộc đời bên ngoài. Trong khi O-Yuki ngồi bên cửa sổ, dù trở thành một vật ty tiện để thiên hạ mua vui nhưng cô vẫn cất giấu một nhân cách khác tận đáy ḷng. Trong khi đó, những người đàn ông bước vào con hẻm này, họ đă lột bỏ cái mặt nạ thường ngày vẫn đeo và dẹp qua một bên mọi sự hợm hĩnh về ḿnh. 

 

Tôi từ ngày trẻ đă lậm vào thế giới phấn hương và cho đến giờ đây vẫn chưa tỉnh cơn mê. Có lúc v́ hoàn cảnh bắt buộc, để thỏa măn sự mong muốn của các nàng, tôi đă đem họ về, ghép họ vào việc nhà việc cửa. Thế nhưng mọi cố gắng cuối cùng đều đă thất bại. Mỗi lần có dịp thay đổi cuộc đời và quên được cái quá khứ thấp hèn của ḿnh th́ không c̣n cách nào dạy bảo các nàng được nữa. Họ sẽ là một người đàn bà ỷ lại hay thành một thứ sư tử trong nhà.

 

Một ngày nào đó, phải chăng O-Yuki cũng sẽ nghĩ đến việc mượn sức của tôi để thay đổi cuộc đời? Có thể cô sẽ thành một người vợ biếng nhác hay hung hăn. Để cho trong nửa cuộc đời sau của nàng, O-Yuki không trở thành một người con người như thế mà là một cô vợ thực sự có đời sống gia đ́nh hạnh phúc, bên cạnh nàng cần có một anh đàn ông trẻ trung, tiền đồ c̣n dài chứ không phải một kẻ chỉ có toàn kinh nghiệm thất bại như tôi. Thế nhưng, bây giờ có giải thích về điều đó bằng cách nào đi nữa, chắc chắn là O-Yuki sẽ không thông cảm. Nàng chỉ biết một mặt duy nhất của con người vốn có hai khuôn mặt là tôi.Tôi có thể bộc lộ bộ mặt mà O-Yuki chưa thấy được cho nàng xem, để nàng hiểu dễ dàng là hăy c̣n có bộ mặt trái. Thừa biết như thế nhưng sao tôi cứ măi chần chừ. Không phải nói ra để tự bênh vực nhưng tôi chỉ sợ O-Yuki khi hay được điều đó, nàng sẽ thất vọng vô cùng v́ sự ngộ nhận của ḿnh.

 

O-Yuki là nàng thơ t́nh cờ đă làm sống lại thế giới của một quá khứ mơ hồ trong trái tim mệt nhoài của tôi. Bản thảo nằm đợi chờ trên bàn viết từ lâu nhưng nếu ḷng của O-Yuki không hướng về phía tôi – ít nhất nếu nàng không có chút t́nh ư nào như thế - th́ tôi đă xé toạc và vứt quách nó đi rồi. O-Yuki quả là nguồn khích lệ không thể thiếu được giúp cho tên nhà văn già bị cuộc đời ruồng ry như tôi hoàn thành bản thảo một tác phẩm - có thể nói là cuối cùng - của hắn. Mỗi lần nh́n khuôn mặt nàng, tôi nghĩ đến việc phải nói lên lời cảm ơn. Nh́n những ǵ xảy ra, tôi thấy có lẽ ḿnh đă đánh lừa một người con gái c̣n thiếu kinh nghiệm sống như nàng, không những tôi đă dùng thân thể mà ngay cả tấm chân t́nh của nàng như món đồ chơi. Tôi rất buồn v́ ḷng vẫn muốn nàng tha thứ cho cái tội tày trời ấy nhưng trên thực tế, đă không sao bày tỏ được bằng lời.

 

Đêm hôm ấy, nghe những điều O-Yuki nói khi nàng ngồi bên cửa sổ, đă khiến cơi ḷng se sắt của tôi càng xót xa hơn. Không có giải pháp nào tốt hơn là đừng t́m gặp nàng nữa. Nếu chia tay ngay bây giờ, vết thương và nỗi thất vọng trong ḷng nàng có thể chưa đến ni sâu sắc. Tôi chưa bao giờ hỏi tên thật cũng như biết về gốc gác của nàng mà nàng cũng chưa một lần có dịp tâm sự tôi nghe. Không hiểu v́ sao, khi đêm càng về khuya, một ư nghĩ càng lúc càng rơ nét: bây giờ là lúc phải chia tay, nếu như để lỡ cơ hội, nỗi buồn này sẽ không bao giờ phai được.  

 

Một cơn gió chợt nổi lên thật mạnh. Từ mặt tiền đường, nó chui vào con hẻm nhỏ, thổi phăng hết vật này đến vật nọ, cuối cùng len lỏi tận cánh cửa sổ nhỏ bé của ngôi nhà, làm lay động cả bức rèm cửa có đính mấy dây chuông nhỏ. Ư nghĩ ấy của tôi cũng giống như một vật bị cuốn theo chiều gió, sau mỗi tiếng chuông rung dường như thấm sâu vào cơi ḷng hơn. Tiếng chuông này không giống như tiếng chuông của người bán chuông dạo trên đường phố khi anh ta đi qua trước cánh cửa sổ. Tiếng chuông này nếu là người thuộc thế giới bên ngoài chắc không thể nào nghe được. Tuy rằng mùa hạ qua rồi và trời đă vào thu nhưng không ai để ư v́ tối nào tối nấy vẫn c̣n cảm thấy bức sốt, nên chi khi nghe tiếng chuông đó, người ta mới cảm thấy một cách thấm thía rằng những đêm thu dài và sâu đă đến kề bên. Có thể điều này chỉ đến trong trí nhưng tôi có cảm tưởng là tiếng chân ngoài phố cũng bắt đầu thưa vắng. Có tiếng cô gái bên cửa sổ nhà nào đó đang hắt hơi.

 

O-Yuki rời cửa sổ, đứng dậy đi vào buồng , vừa châm lửa điếu thuốc vừa nói như chợt nhớ ra:

 

-  Anh! Sáng mai đến sớm một chút được không?

-  Sớm thế nào? Buổi chiều hả?

-  Sớm hơn nữa chứ. Mai thứ ba là ngày khám bệnh của em. Mười một giờ th́ xong. Có đi Asakusa với em không? Cỡ 4 giờ chiều ḿnh về là em không trễ giờ làm.

 

Tôi nghĩ ḿnh đi th́ đă sao. Hơn nữa đây cũng là dịp để cùng cô uống một chén rượu chia tay.Thế nhưng tôi có hơi ngại là gặp phải mấy tên nhà báo và bọn văn nghệ sĩ, chúng sẽ huơ bút đưa chuyện tôi ra bêu riếu.

 

-  Tôi ngán chường mặt ra ngoài công viên lắm. Thế em có đồ ǵ muốn mua không?

-  Em muốn cái đồng hồ. Với lại sắp đến lúc sắm áo mặc mùa rét.[57]

-  Cứ than nóng than nực chứ chẳng mấy lúc đă đến ngày thu phân rồi em nhỉ? Sắm kimono mùa rét tốn bao nhiêu? Mặc lúc đi làm hả?

-  Phải rồi. Có lẽ trả ít nhất 30 Yen đó!

 

Tôi móc ví ra và bảo:

 

-  Chừng đó th́ tôi có sn đây. Một ḿnh em đi đặt người ta may nhé!

-  Thiệt không anh?

-  Có ǵ đâu mà ngần ngại. Đừng lo!

 

Tôi ngắm khuôn mặt sung sướng tột cùng của O-Yuki một cách chăm chú như thể để rồi đây vĩnh viễn không bao giờ quên nó. Rút mấy tấm giấy bạc từ trong ví ra, tôi đặt xuống bàn uống trà.

 

Ngoài cửa có tiếng gơ cửa rồi tiếng gọi của ông chủ chứa, O-yuki c̣n đang định nói ǵ thêm nhưng bỗng im bặt và nhét mấy tấm giấy bạc vào trong thắt lưng obi. Tôi vội vàng đứng lên rồi đi lướt ngang ông chủ để ra phía ngoài đường.

 

Đến quăng đền thần Fushimi Inari, gió ở đây khác với trong hẻm sâu, từ phía con đường mặt tiền đâm thốc vào bất ngờ làm cho tóc tai tôi rối tung. Lúc không đến nơi đây th́ mỗi lần rời nhà, tôi đều quen đội mũ nên khi cảm thấy gió thổi thẳng về phía ḿnh, đă vội vàng đưa cánh tay lên đầu. Bất giác tôi bật cười khi nhận ra ḿnh không mang nón. Chẳng những mấy cái sào treo phướn mang tên các người quyên góp cho đền bị găy mà những tấm màn quảng cáo cho các cửa hiệu oden ngoài ngơ hẻm hầu như cũng bị gió đánh đến rách và rung lên phần phật như muốn bay. Lá nho và lá vả ở góc con kênh xạc xào trong bóng tối của ngôi nhà bỏ hoang. Âm hưởng của chúng nghe như là lá đă khô se v́ lạnh. Khi ra đến mặt tiền con đường, bầu trời trên đầu tựa hồ rộng và cao thêm một chút, không những chỉ có h́nh bóng một dăi Ngân Hà đang giăng qua mà cả những v́ sao từng cái một cũng đang lấp lánh, khiến cho tôi cảm thấy ḷng ḿnh dậy lên một nỗi buồn khó nói. Tiếng xe điện đường chạy qua đằng sau những xóm nhà dân với tiếng c̣i cảnh sát hụ lên ḥa cùng tiếng gió giật càng làm cho nỗi buồn ấy ăn sâu thêm mức nữa. Thường th́ khi chọn con đường đi ngang qua phía cây cầu Shirahige để trở lại nhà, tôi vẫn quẹo một cách tùy hứng vào con đường ngang, hoặc tầm chi cục bưu điện Sumida-chô hoặc nơi gần rạp chiếu bóng có tên là Mukôjima Gekijô (Nhà hát Mukôjima). Thế rồi, từ đó, sau khi loanh quanh trong những lối đi con của cái xóm nhỏ khuất khúc này, cuối cùng tôi lọt ra ngoài bằng lối sau lưng đền ngài Shirahige Myôjin (Thần Râu Bạc). Nhiều khi, vào cuối tháng 8 sang đầu tháng 9, khi mưa rào thường đổ xuống vào buổi chiều, dưới vầng trăng sáng đang băng ngang qua bầu trời đă tạnh mưa, trên đường đi, tôi thường hồi tưởng đến cảnh vật thời xưa. Lơ đăng thế nào mà chân tôi lắm khi đă bước đến tận G̣ Ototoi. Thế nhưng, hôm nay th́ chẳng c̣n trăng nữa mà những ngọn gió thổi suốt một dăi sông dài đă đem cái lạnh về trên da thịt cho nên tôi bèn dừng bước, thu ḿnh tránh gió giữa cái biển nhà đợi xe và đền ngài Địa Tạng gần trạm buưt Jizôzaka (Dốc Địa Tạng).    

 

                                   X

 

 

Năm sáu hôm trôi qua. Tôi đă định cái tối hôm đó phải là tối cuối cùng rồi sẽ không đi đến nhà O-Yuki nữa, nhất là tôi đă để lại cho cô ấy chút tiền may kimono mùa rét, thế mà không hiểu cớ ǵ, tôi c̣n muốn đến nơi đó một lần nữa để xem O-Yuki bây giờ ra sao. Đă đành tôi biết chắc mười mươi là nàng vẫn ngồi bên cửa sổ nhưng tôi vẫn không cưỡng nổi ư nghĩ muốn đến đó dù chỉ để thấy mặt nàng. Hăy làm sao cho O-Yuki không để ư đến sự có mặt của tôi. Tôi sẽ lặng lẽ ḍm trộm khuôn mặt và dáng điệu của nàng thôi. Khi đánh một ṿng đến nơi đó rồi quành về chắc vừa vặn lúc giàn ra-đi-ô trong xóm đă ngưng ông ổng. Sau khi đỗ lỗi cho mấy cái ra-đi-ô như thế, một lần nữa tôi lại vượt sông Sumida qua bên kia Bờ Đông để dạo chơi.

 

Trước khi đi vào trong khu đường hẻm, để che mặt, tôi mua một cái mũ chùm chụp của phường săn, đợi cho một đoàn 5, 6 người khách hóng mát tới nơi, núp bóng họ đi theo. Đứng bên này con kênh, tôi đưa mắt nh́n trộm về phía ngôi nhà của O-Yuki th́ thấy hôm nay, người con gái vẫn ngồi bên song cửa, mái tóc kiểu “hoa mẫu đơn” đă được búi lại theo kiểu Shimada như trước. Lại thấy bên cửa sổ tay mặt của dưới hàng hiên cùng một ngôi nhà, trước kia luôn luôn đóng kín th́ tối nay lại sáng ánh đèn. Bóng của một người đàn bà với mái tóc búi tṛn in lên cửa đang động đậy. Có một cô mới vào nghề hay “kakae” - ở cái đất này người ta c̣n gọi họ là “dekatasan” – đă đến làm th́ phải. Từ xa, tôi không sao nh́n tường tận nhưng người ấy xem ra có tuổi hơn O-Yuki mà dung mạo lại không bằng nàng. Tôi lại tiếp tục lẫn vào trong đám bộ hành và đi qua một con hẻm khác.

 

Đêm hôm đó, cũng như mọi ngày, khi mặt trời vừa khuất bóng th́ bỗng nhiên gió chợt ngừng bặt và không khí trở nên oi bức. Có lẽ v́ thế chăng mà trong ngơ hẻm, người ta ùa ra đường thật đông chẳng khác chi những tối mùa hè. Khi qua những khúc quanh, nếu không nghiêng người lách th́ không sao đi qua. V́ không thể chịu nổi cái ngột ngạt, mồ hôi lại nhỏ giọt, tôi phải đi t́m lối ra để tiến về phía con đường hẻm nới rộng nơi có xe cộ qua lại. Thế rồi tôi chọn những con phố không có sạp hàng bán ban đêm mà đi. Định bụng cứ như thế mà thẳng đường về nhà nên tôi ngừng lại ở bến xe khu phố số 7, lấy khăn ra lau mồ hôi. Từ nhà kho xe cho đến đây chỉ có khoảng một hai trăm thước, một chiếc xe buưt của thành phố lúc ấy c̣n trống khách dừng lại trước bến như đặc biệt đến rước tôi. Trong khi định nhấc chân bước lên th́ không hiểu v́ lư do ǵ mà tôi cảm thấy có một sự hối tiếc nên lại lửng thửng đi bộ thêm một đi nữa, chẳng bao lâu đă đến góc phố trước cửa tiệm rượu, nơi có thùng thư nhà bưu điện và bến buưt của khu phố số 6. Ở đây đă có một đám 5, 6 người đang đứng đợi xe. Ba bốn chiếc buưt tiếp nhau qua nhưng tôi vẫn đứng lặng như mất hồn, mắt ngẩn ngơ nh́n hàng bạch dương trồng ngoài mặt tiền con phố và vạt đất rộng bỏ hoang góc đường.  

 

Trên vạt đất này, từ mùa hạ cho đến mùa thu, măi tận gần đây, người ta vẫn bày tṛ diễn, mới đầu là mă thuật sau đến xiếc rồi tiếp đến nữa là yêu quái trong những căn nhà ma, mỗi lần đều đặt loa phóng thanh rất ồn ào. Rồi bỗng nhiên không biết bao giờ, tất cả biến đi, khu đất lại trống trải như trước, suốt một vùng chỉ c̣n vài ánh đèn leo lét phản chiếu lên những vũng nước bùn. Tôi th́ vẫn c̣n muốn đến thăm O-Yuki một lần chót, sẽ mượn cớ sắp đi du lịch hay phải làm ǵ đó để chia tay nàng măi măi.Xử sự như vậy sẽ khiến cô đỡ buồn khổ hơn là đột ngột bỏ đi như một người dối dá[58] v́ đă không để cô hay biết. Nếu được, tôi muốn tŕnh bày sự thể một cách minh bạch. Ngoài ngôi nhà của O-Yuki tôi không c̣n có chỗ nào khác để tản bộ. Những người tôi muốn gặp giờ đây đều chết cả rồi. Những nơi ca hát đàn địch phong lưu thuở xưa nay là chỗ để các nhà âm nhạc và vũ đạo tranh danh đoạt lợi, đâu phải nơi những người già cả có thể ngồi nhấp chung trà kể lể chuyện đời xưa. Tôi đă ngẫu nhiên t́m được một góc nhỏ trong cái mê cung để ăn trộm được “nửa ngày nhàn tản giữa đời phù du”[59]. Muộn th́ muộn, tôi muốn giải thích như vậy và hy vọng rằng sau khi hiểu được tâm sự của tôi, O-Yuki sẽ không lấy làm phiền mà vẫn chịu tiếp đón mỗi khi tôi t́m đến với nàng... Nghĩ như thế, tôi bèn đi vào trong con hẻm thêm một lần nữa và đứng trước cửa nhà O-Yuki.

 

-  Vào, vào chơi đi anh.

 

O-Yuki ra đón tôi, qua dáng điệu và cử chỉ, thấy cô như đang ra gặp một người vắng mặt đă lâu nhưng thế nào cũng sẽ đến. Thay v́ tiếp tôi ở pḥng khách dưới nhà, cô dẫn đường lên thang gác. Tôi cũng thấy điều đó là lạ nên hỏi:

 

-  Ông chủ nhà có đó à?

-  Vâng, cả bà chủ.

-  Có một cô mới vào làm?

-  Bà già nấu cơm cũng tới nữa.

-  Thế à. Đùng một cái nhộn nhịp hẳn nhỉ?

-  Đang ở một ḿnh, bây giờ đông người, thấy ồn ào ngay.

 

Rồi chợt như nhớ ra, cô tiếp lời:

 

-  Cảm ơn anh cái vụ hôm trước, nghe!

-  Có bộ đồ nào coi được không?

-  Có ạ. Ngày mai chắc may xong. Em có mua thêm một cái obi mới. Anh coi cái obi em đang mặc, rách tươm cả rồi nè. Để chút xíu em xuống dưới đem lên anh xem.

 

O-Yuki xuống dưới nhà bưng trà lên. Hai đứa tôi ngồi dựa thành cửa sổ, nói những chuyện không đâu vào đâu. Hai vợ chồng nhà chủ vẫn chưa có vẻ muốn ra về. Giữa khi đó th́ cái chuông gọi gắn ở thang gác bỗng rung lên. Đó là ám hiệu có một người khách quen vừa tới.

 

Không khí trong nhà bây giờ khác hẳn cái thời O-Yuki sống một ḿnh. Tôi không thể ngồi lâu mà O-Yuki có mặt ông chủ nên cũng giữ ư, không thoải mái. Điều tôi muốn thổ lộ, tôi cứ phải để nguyên không đả động, ở chơi chưa được nửa tiếng đă ra cửa.

 

Bốn năm hôm sau, trời đă vào tiết thu phân. Màu trời có đổi khác đôi chút. Gió nam đă đuổi những đám mây đen về, khi chúng bay qua bầu trời thấp chùng, đă đổ những hạt mưa to và nặng như người ta giă cối, rồi đột nhiên lại tạnh. Có khi sáng đêm nó rơi dai dẳng không phút ngừng nghỉ. Những bụi lá đầu gà trong vườn nhà tôi ngă tận gốc. Hoa và lá tử đinh hương cũng cúi rạp xuống cả, những cuống lá thu hải đường màu hồng và to bản – lúc đó đă ra hạt - bị gió đánh tơi, vẻ ra một cảnh tượng ảm đạm thương tâm. C̣n sống sót giữa đám lá khô héo trên những cành cây sũng nước trong khu vườn hoang loạn là mấy con ve mùa thu và lũ dế, mỗi khi mưa tạm thời ngớt hột, chúng vẫn rền rĩ như nói lên lời ai điếu. Hằng năm, khi nh́n cảnh vườn sau khi bị mưa thu và gió thu vùi dập, tôi không khỏi nhớ mấy câu trong bài thơ nhan đề Bên song thu một chiều mưa gió (Thu song phong vũ tịch) thấy chép trong truyện Hồng Lâu Mộng:

 

Song thu ảm đạm cỏ thu vàng,

Đèn chập chờn, đêm chẳng chịu tàn.

Đă hưởng bên song t́nh bất tận,

Mong chi mưa gió để tang hoang

Mưa ơi gió hỡi, sao mà vội,

Làm giấc mơ thu hóa b bàng...

 

(Thu song thảm đạm thu thảo hoàng,

Cảnh cảnh thu đăng thu dạ trường.

Dĩ thưởng thu song thu bất tận,

Na kham phong vũ trợ thê lương.

Trợ thu phong vũ lai hà tốc,

Kinh phá thu song thu mộng lục ...)

 

Thế rồi từ đó mỗi năm một lần, dẫu biết không đạt, tôi vẫn buộc ḿnh phải dịch đi dịch lại xem sao.

 

Ngày thu phân đă trôi qua trong mưa gió. Khi trời tạnh hẳn ra th́ tháng 9 cũng chẳng c̣n được bao nhiêu ngày nữa. Trăng trung thu cũng sắp đến nơi. 

 

Khuya trước đêm 15, trăng trông khá đẹp nhưng đúng tối 15 trở đi th́ từ sớm đă ngắm được con trăng rằm hoàn toàn không bị mây che.

 

Chính đêm hôm đó tôi được tin O-Yuki ốm và phải vào bệnh viện. V́ chỉ nghe bà người làm qua cánh cửa sổ nên không biết nguyên nhân và cũng không rơ bệnh trạng.    

 

Tháng mười lại về, năm nay trời lạnh sớm hơn mọi năm. Điều đó, từ buổi chiều rằm tháng 9, tôi đă nhận ra v́ trên con đường có hàng quán mở về đêm bên cạnh đền Tamanoi Inari, đă thấy treo những biển quảng cáo viết: “Thưa quư khách. Đến lúc phải thay cửa giấy bồi mới. Bảo đảm việc làm tốt, bột hồ chất lượng cao!”. Không c̣n phải là cái mùa ḿnh có thề xỏ chân vào đôi guốc gỗ cùn và để đầu trần, lang thang trong phố được nữa rồi. Bên hàng xóm, tiếng ra-đi-ô cũng ngưng bặt sau các tấm liếp buông kín. Không c̣n ǵ có thể quấy rầy tôi như trước nữa và nếu tôi phải ngồi suốt ngày trong nhà làm bạn với sách đèn th́ cũng chẳng hề chi.

 

 

                            *     *`     *    

 

 

Tôi xin dừng bút, không viết thêm câu nào cho cái Truyện Lạ Bờ Đông này nữa. Tuy vậy, nếu muốn kết thúc như các cuốn tiểu thuyết kiểu cũ th́ có lẽ tốt hơn tôi phải thêm vào một chương nói về cuộc trùng phùng ở một nơi không hẹn trước giữa tôi và O-Yuki – lúc bấy giờ đă giải nghệ - vào thời điểm một hay nửa năm sau. Nếu muốn cho cuộc gặp gỡ này sống thực hơn chút nữa, có lẽ tôi phải dựng nên một khung cảnh mà hai nhân vật dù có thể trông thấy mặt nhau và muốn bày tỏ nỗi ḷng nhưng v́ đang ở trong hai chiếc ô-tô đi ngược chiều nhau hay nh́n qua cánh cửa sổ toa tàu nên không  trao đổi được câu nào. Phải là cảnh “Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu” (Phong diệp địch hoa thu sắt sắt) của một nơi xuôi ngược như bến đ̣ trên sông Tonegawa[60] th́ mới là xảo diệu.

 

Tôi và O-Yuki, khi cả hai đều chưa biết đến tên thật và địa chỉ của nhau th́ câu chuyện đă kết thúc. Có c̣n chăng là chút t́nh thân thiết đă nở ra trong ngôi nhà cạnh bờ mương vo ve tiếng muỗi của khu hẻm nhỏ bên bờ đông sông Sumida. Giữa chúng tôi th́ một lần chia tay sẽ là vĩnh viễn, cả đời có khi không bao giờ gặp lại. Tuy có thể bảo là t́nh ái bông lơn đấy nhưng đó là cuộc chia tay giữa những người ngay tự buổi đầu đă biết họ không bao giờ tái hợp. Nếu tôi nhấn mạnh th́ sẽ thành khoa trương nhưng nếu tôi coi nhẹ nó th́ một ngày nào đó tôi sẽ giận ḿnh v́ đă là cư xử hời hợt lúc đó. Nhà văn Pierre Loti đă cực tả cái t́nh cảm phức tạp lúc ấy trong đoạn kết của tác phẩm Cúc Hoa phu nhân (La Dame aux chysanthèmes), làm cho độc giả khi xem phải rơi lệ. Cho dù tôi có cho thêm một chương đầy màu sắc tiểu thuyết vào cuối Truyện Lạ Bờ Đông th́ có lẽ, v́ viết không đạt, tôi chỉ để ḷi ra việc đáng cười là ḿnh đă đi học mót văn hào người Pháp nầy thôi.

 

Tôi đă đoán biết ngay từ đầu là O-Yuki không thể lâu trong căn nhà bên con mương đầy muỗi ṃng này để bán cái nhan sắc của ḿnh với một giá rẻ mạt đâu. Khi c̣n trẻ, tôi đă được một vị lăo thành rành rẽ cuộc sống xóm lầu xanh dạy cho tôi hiểu chuyện đó. Nếu như có người đàn ông nào bị một nàng con gái ở đó lôi cuốn như anh ta chưa hề bị lôi cuốn đến mức đó bao giờ th́ ông khuyên hắn ta là phải bày tỏ ngay cho nàng hay điều đó. Không thôi cô ta có thể đi theo một người khách khác, có thể chết v́ đau ốm hay đột nhiên bị một gă gian manh đưa đến vùng xa xôi nào đó. Cái chuyện mắc bệnh mà không biết v́ duyên cớ ǵ chỉ là dấu hiện báo trước một hung tin.

 

O-Yuki có dung mạo và trí thông minh khác hẳn những người con gái trong cái xóm này. Nàng giống như con hạc đứng lẻ loi giữa đàn gà. Thế nhưng thời nay đă khác xưa, mang bệnh đến đổi chết như vậy chắc là không có. Cũng như không thể có chuyện nàng v́ chịu ơn ai mà suốt đời phải gượng gạo sống chung.

 

Những mái nhà bẩn thỉu chụm đầu bên nhau và trải dài. Nơi đó, O-Yuki và tôi đă từng tựa vào thành cửa sổ trên căn gác hai tối mù, cầm lấy bàn tay mướt mồ hôi của nhau vừa nh́n những tia chớp cắt xé bầu trời nặng trĩu trước khi trận mưa giông kéo tới. Trong khi cả hai đang nói với nhau những điều không ngọn không ngành th́ bất chợt có tiếng sấm nổi và ánh chớp lóe lên soi ngang mặt nàng. Đó là h́nh ảnh của một quá khứ mà đến bây giờ vẫn hiện rơ trước mắt tôi và khó ḷng tan biến. Tôi từ tuổi đôi mươi đă đắm ḿnh trong cuộc sống của thế giới lầu xanh, và hôm nay trong cảnh già nua như thế này, lại phải trải ḷng ra để kể lể sự mê muội của ḿnh. Định mệnh ơi, sao ngươi tàn ác thế!

 

     http://art9.photozou.jp/pub/373/113373/photo/208696387_624.v1407729489.jpg

             

                   Hoa đầu gà (hageitô hay keitô, amaranthus)

 

 

Bên dưới bản thảo hăy c̣n có mấy hàng để trống. Vậy xin theo hứng bút đưa đi mà hạ xuống đôi ḍng - không biết nên gọi là thơ hay văn xuôi - cho vợi nỗi sầu đêm nay: 

 

Vết máu đọng từ dấu muỗi chích trên trán tôi,

Em lấy mảnh giấy mang theo người,

Lau máu đi rồi vứt ở xó vườn.

Nơi đây chỉ c̣n trơ một nhánh cỏ đầu gà,

Nó không biết là mùa đông tàn khốc

Sương mỗi đêm trắng dần rồi dày đặc,

Gió càng thêm lạnh những buổi chiều

Nó không hiểu số phần ḿnh là phải chết.

Cành hoa xinh như gấm thêu đă trở nên buồn bă,

Dù màu có thắm hơn khi bắt đầu tàn héo.

Ở xó vườn, có con bướm đang mang bệnh,

Phất phơ đôi cánh bị thương,

Dưới bóng nhánh đầu gà rũ chết,

Mà nó tưởng đang đơm hoa trở lại giữa xuân về

Ở xó vườn, buổi chiều ập xuống,

Ta mới gặp nhau mà thu đă hầu tàn.

Chưa được bao lâu, mộng sớm lỡ làng

Em xa vắng,một ḿnh tôi đơn độc,

Bên nhánh cỏ đầu gà đang rũ chết.

Ḷng tôi đây, định mệnh bắt về đâu?

 

 

(Nokoru ka ni hitai sasareshi wa ga chishio

Futokoro kami ni

Kimi wa fuite sute shi niwa no sumi

Hageitô no hitokusa tatenu

Yogoto no shimo no samukereba

Yugure no kaze wo mo matade

Taore shisube

Ki sadame mo shirazu

Nishiki nasuba no shionagara ni

Iromasu sugata zo itamashiki

Yameru chô arite

Kizutsukishi tsubasa ni yoromeki

Kaeri saku hana to utagau Keitô no

Taoreshisubeshi sono hakage

Shuku karu yume mo

Musubu hima naki osoaki no

Tasogare semaru niwa no sumi

Kimi to wakare shi wa ga mi hitori

Taore subeshi keitô no hito kusa to

Narabite tateru kokoro wa ika ni)

 

Bản thảo hoàn thành ngày 30 tháng 10 năm Bính Tư (1936)                 

 

                                        (Dịch xong ngày 21 tháng 6 năm 2015)                                

                                       NNT

 

Tư Liệu Tham Khảo:

 

1)      Chikuma Shobô, 1961, Chikuma Gendai bungaku taikei, quyển 16, tuyển tập Nagai Kafuu, Chikuma Shobô, Tokyo xuất bản, ấn bản đầu tiên 12/15/1961. Hanabi (trang 150-154), Kunshô (358-364), Ame shôshô (156-172).

2)      Nagai Kafuu, 1951, Bokutô Kitan, bản bỏ túi, ấn bản in lần thứ 84, 2014, Nxb Shinchô, Tokyo.

3)      Edward G. Seidensticker dịch Bokutô Kitan, 2000, A Strange Tale from East of the River and Other Stories, Tuttle Publishing, Tokyo, trích từ Kafuu the Scribbler, The Life and Writings of Nagai Kafuu (1879-1959) của cùng dịch giả, Stanford University Press, USA, 1965. Cùng tập c̣n có Quiet Rain (Ame shôshô, tr. 81-105)

4)      Pierre Faure dịch Sumidagawa, 1975, La Sumida, Tuyển dịch trong chương tŕnh T́m hiểu về Đông Phương (Connaissance de l’Orient), bảo trợ bởi Unesco, Nxb Gallimard, Paris.

5)      Pierre Faure dịch Ame shôshô và các truyện khác, 1994, Interminablement la pluie, Collection Picquier Poche, Nxb Philippe Piquier, Paris.

 

 

 



[1] Thi nhân Hán thi thời Edo, Washidzu Kidô (1825-1882) là một nho sĩ xứ Obari (khu vực Nagoya), thời Duy Tân từng ra làm quan. Tác phẩm có Shintô yoei 親燈余影 (Thân đăng dư ảnh) hay Đối bóng đèn khuya.

[2] Sáo thổi theo chiều dọc, làm bằng một ống tre lớn.

[3] V́ chưa nổi tiếng, nhiều tác phẩm buổi đầu của Kafuu phải dùng bút hiệu của thầy và thầy lănh nhuận bút. Đây là một điều thịnh hành trên văn đàn thời ấy.

[4] Bút hiệu của nhà báo, nhà văn, học giả Hán-Lan-Anh học, soạn giả tuồng và chính trị gia Fukuchi  Gen.ichirô, con trai y sĩ ngưi Nagasaki là Fukuchi Kôan. Gen.ichirô trở thành một yếu nhân trong chính phủ Meiji, có lần tham gia sứ bộ Iwakura công du Âu Mỹ. Một nhân vật công chúng kiệt xuất đă nhiều phen chấn động dư luận v́ cách phát biểu lập trường chính trị của ḿnh.

[5] H́nh ảnh trên mạng trích từ Năm người đàn bà chung quanh Utamaro (Utamaro wo meguru gonin no onna, 1946 ) phim của đạo diễn Mizoguchi Kenji.

[6] Kitagawa Utamaro 喜多川歌麿 (? – 1806), họa sư ukiyo-e thời Edo trung và hậu kỳ, nổi tiếng về tranh mỹ nhân và tranh phong tục.

[7] Trong lời tựa cho Ḍng Sumida viết năm 1913, Kafuu cho biết ông đă chịu ảnh hưởng của nhà thơ trường phái tượng trưng người Pháp, Henri de Régnier (1864-1936), qua tác phẩm Les vacances d’un jeune homme sage (Chuyến nghỉ hè của một anh con nhà lành, 1903) khi cấu tứ cho Ḍng Sumida.

[8] Thi nhân Hán thi cuối Mạc Phủ đầu Duy Tân, sinh ở Shitaya (Edo), nay là Tôkyô, từng mở thi đàn Shitaya ginsha (Hạ Cốc ngâm xă). Kafuu viết về Ônuma Chinzan (1818-1891) trong Shitaya Sôwa (Hạ Cốc tùng thoại).

[9] Nhà thơ cuồng ca (thơ ngông) Ôta Nanpo (1794-1823). Văn nhân tiêu biểu thời Edo đă để lại nhiều thi ca, nhật kư, tùy bút và du kư. Sau trở thành quan chức Mạc phủ.

[10] Nhà báo và cũng là tùy bút gia. Narushima Ryuuhoku (1837-1884) sinh ra ở Asakusa. Từng dạy kèm Shôgun Tokugawa Iesada. Có học vấn và tài thao lược nhưng bất măn với chính phủ Duy Tân nên về sống ẩn dật ở Mukôjima, lấy hiệu là Mặc thượng ngư sư (Lăo chài trên sông Sumida). Tập tùy bút bằng Hán văn Liễu kiều tân chí (Ryuukyô shinshi, 1874) của ông là một tác phẩm có tầm vóc lớn trong thể loại này, nói về khu Yanagibashi, một xóm ăn chơi của Edo xưa.

[11] Higuchi Ichiyô (1872-1896) được xem như một trong những nhà văn nữ lỗi lạc nhất suốt lịch sử văn học Nhật Bản nhưng tài hoa mệnh yểu. Bà là nữ tiểu thuyết gia chuyên nghiệp đầu tiên mà chủ đề quen thuộc là cuộc đời những người phụ nữ bất hạnh trong xóm lầu xanh. Văn của bà đầy chất thơ, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.Cũng được biết đến với tập nhật kư của ḿnh.

[12] Kimura Shôhachi 木村荘八 ( 1893-1958), họa sĩ Nhật Bản, đă minh họa Bokutô Kitan trên mặt báo. Tranh NNT chọn từ Internet (Google)

[13] Hayashi Jussai 林述斎 (1768-1841), mt nho quan làm việc cho Mạc phủ, sống vào cuối đời Edo. Là ông tổ đă trung hưng được tộc Hayashi, một ḍng họ nho quan. Thông hiểu sách vở Ḥa Hán. Vừa đào tạo được lắm học tṛ giỏi, vừa viết và xuất bản nhiều tác phẩm nhất là về sử học.

[14] Ám chỉ Ogyuu Sorai 荻生徂徠 (1666-1728), nhà nho thời Edo trung kỳ, người đất Edo, đă giải thích những tác phẩm kinh điển của làng Nho như Luận Ngữ theo quan niệm chính trị mới mẻ của ḿnh.

[15] Trừng hay Thanhđều có nghĩa là trong và có thể đọc là Sumi.

[16] Ono Kozan小野湖山 (1814-1910) nhà thơ Hán thi người vùng Ômi (gần Kyôto) giai đoạn cuối Mạc phủ đầu Duy Tân. Từng bị giam lỏng ở quê nhà trong vụ thanh trừng năm Ansei (Ansei no daigoku, 1858) nhưng sau được tha. Chủ trương “tôn vương nhương di”.

[17] Zôshi (song chỉ) viết tắt Kusazôshi (Thảo song chỉ) tức tiểu thuyết kèm theo tranh minh họa rất được yêu chuộng vào thời Edo. Ngọc Tỉnh tức tên chữ Hán của khu vực Tamanoi.

[18] A Strange Tale from the East of the River trong bản tiếng Anh và Une histoire singulière à l’Est du fleuve... trong bản tiếng Pháp đều không hàm ư “đẹp đẽ” của chữ “kitan”.

[19] Tác giả muốn nói đến trận động đất lớn năm 1923 (Tôkyô Daishinsai) đă tàn phá Tokyo và vùng phụ cận.

[20] Văn hào Pháp Guy de Maupassant (1850-1893)

[21] Tên xóm lầu xanh nổi tiếng ở Edo rồi Tôkyô đầu thế kỷ trước. Nằm ở phía bắc Asakusa, khu Taitô bây giờ. Thời toàn thịnh, các nhà chứa mọc bên nhau san sát.

[22] Bonpiki hay Genji đều là tiếng lóng chỉ dân ma cô ma cạo dắt mối cho các ổ điếm lẻ.

[23] Bungei Kurabu (Câu lạc bộ văn nghệ), tạp chí ra đời giữa thời Meiji và đóng cửa vào đầu đời Shôwa với những cây bút chủ lực như Ishibashi Shian, Higuchi Ichiyô, Izumi Kyôka, Hirotsu Ryuurô, Oguri Fuuyô, Emi Suin...

[24] Yamato Shinbun là một nhật báo lưu hành giữa thời Meiji, nổi tiếng với sự đóng góp của người kể chuyện tếu (rakugoka) Sanyuutei Enchô.

[25] Tạp chí Phương Đàm芳譚, ra đời năm Meiji 11 (1878) và kéo dài được 6 năm, trong những số cuối có sự cộng tác của nhà văn Tamenaga Shunkô 為永春江 (Vi Vĩnh Xuân Giang, ? – 1889), học tṛ của tác gỉa gesaku (tiểu thuyết đọc để mua vui) thời Edo là Tamenaga Shunsui (Vi Vĩnh Xuân Thủy, 1790-1843)

[26] Lỗ Văn trân báo魯文珍報, do nhà văn Kanagaki Robun仮名垣魯文 ( Giả Danh Viên, Lỗ Văn, 1829-1894) chủ biên, ra đời năm Meiji thứ 10 (1877) mỗi tháng 3 kỳ đăng tải tiểu thuyết và tùy bút nhưng chỉ sống được 2 năm th́ đóng cửa.

[27] Hoa Nguyệt tân chí花月新誌, ra đời năm 1878 và sống được 6 năm, 55 số. Tạp chí văn học do nhà văn Narushima Ryuuhoku 成島柳北(Thành Đảo Liễu Bắc, 1837-1884) đứng làm chủ biên.

[28] Tiểu thuyết thông tục thời Edo có đặc điểm là có b́a in mỗi thứ một màu (đỏ, đen, xanh, vàng...) tùy theo nội dung.

[29] Tác giả đang ở bên ngoài khu vực xóm Yoshiwara. Daimon là cửa chính của nó c̣n Nihontsutsumi là tên con đê chạy dọc hào thành.

[30] Họ Ôe là tổ tiên của họ Nagai gia đ́nh Kafuu. Tác giả chơi chữ bằng cách bỏ bớt một chữ trong tên đại nho Ôe no Masafusa 大江匡房 (1041-1111). Tadasu (cũng đọc là Masa) hay Khuông kết hợp chữ Vương với bộ Phương.

[31] Nhà văn gốc Anh-Hy Lạp, tên Nhật là Koizumi Yakumo小泉八雲 (1850-1904), tác giả tập truyện kinh dị Kaidan 怪談 (Quái đàm) cũng như nhiều tác phẩm nghị luận và tùy bút giới thiệu văn hoá truyền thống Nhật Bản.

[32] Cũng là tên các ḥn đảo thuộc địa biển Caraibes, phong cảnh đẹp hoang dă nhưng phải chịu nhiều băo tố, nơi Hearn đă từng ghé đến trong cuộc đời nhiều trôi nổi của ông.

[33] Tên chữ Hán là tịch nhan (yuugao).

[34] Shirahige (Bạch T́) là tên một vị thần: Thần Râu Bạc (Shirahige Myôjin).

[35] Áo mát làm bằng vải mỏng, h́nh thù như kimono nhưng nhẹ và đơn giản hơn.

[36] Nhà biên tập Kôjirô Tanesuke 神代種亮biệt hiệu Sôyô-ô 帚葉翁(Chửu Diệp Ông) hay Lăo già lá chổi, là bạn và đàn anh trên văn đàn của Kafuu, mất năm 1935.

[37] Học giả Hán văn và nhà phê b́nh kịch nghệ, Yoda Gakukai 依田学海 (1833-1909) tên thật là Tomomune tự là Hyakusen, sống vào cuối đời Mạc Phủ đầu Duy Tân, có công cải cách kịch nghệ.

[38] Đoạn văn này nguyên viết bằng chữ Hán theo thể biền ngẫu. Shôgun Tokugawa nhắc tới ở đây là Shôgun đời thứ ba Iemitsu (Gia Quang) , một nhà chính trị đă củng cố và phát triển sức mạnh của chính quyền Mạc phủ.

[39] Có lẽ Kafuu muốn nhắc lại La Tosca, người ca nữ trong bi kịch của V. Sardou (1831-1908) diễn lần đầu năm 1887. Cô v́ yêu nên đă giúp đỡ họa sĩ nghèo Valadocci. Cũng là đề tài cho một ca kịch của Puccini, diễn tại Roma năm 1900.

[40] Nhân vật nữ trong một tuồng Kabuki ra đời vào thời Meiji.

[41] Nguyên văn yôkyuuba. (khu tập bắn cung), tiếng là một nơi để chơi thể thao nhưng là ổ măi dâm trá h́nh. Yôkyuu là cây cung nhỏ bằng cành dương liễu. Tṛ chơi bắn cung vốn được người b́nh dân từ thời Edo yêu chuộng nhưng v́ thoái hóa như trên, đến giữa thời Meiji đă bị nhà nước cấm.

[42] Ngôi tháp 12 tầng làm bằng gạch trong công viên Asakusa, đă đổ sập sau trận động đất lớn năm 1923.

[43] Tsuruya Nanboku 鶴屋南北(1755-1829), soạn giả kyôgen cho kabuki vào cuối đời Edo, chuyên viết về chủ đề thế thái nhân t́nh và kinh dị.

[44] Chính ra người đó là danh ca Tsuruga Shinnai 敦賀新内( - 1810). Ranchô 蘭蝶(Lan và Điệp) nói về một mối t́nh xảy ra trong thế giới lầu xanh. Đến cuối đời Mạc phủ, câu chuyện này đă được soạn thành tuồng Kabuki.

[45] Tác giả định nhắc đến Inoue A.ashi 井上唖唖子 , tên thật là Seiichi精一, một người bạn đồng song, thâm giao thời trung học, sau này trở thành kư giả. Ông mất vào năm Taishô 12 (1923).

[46] Sôrôbun候文: văn thể dùng trong văn viết từ đời Meiji trở về trước, lúc nào cũng đặt sôrô trước khi chấm câu để thay cho cách diễn tả tôn kính gozaimasu trong văn nói.

[47] Chiếu dày bằng cói (tatami) lát sàn những pḥng kiểu Nhật,nhưng cũng được dùng để tính diện tích.

[48] Nguyên tác là danna檀那. Trong ngôn ngữ của giới geisha, đó là người chồng hờ, có nhiệm vụ chu cấp vật chất cho họ

[49] Kanjôsen環状線: đường khép kín như một ṿng tṛn, không có điểm khởi đầu và điểm cuối cùng, ví dụ đường xe điện Yamanote chạy chung quanh những ga nội thành ở Tôkyô.

[50] Tức nhà thơ và tiểu thuyết gia Satô Haruo 佐藤春夫 (1892-1964), từng theo học Kafuu.

[51] Nagauta 長唄là điệu hát cổ điển có đệm đàn shamisen c̣n kiyomoto清元 là cách hát khi diễn tuồng búp bê (Jôruri), khi đó, làn điệu thường cao hơn những điệu hát b́nh thường. Nói chung, đó là hai ngón nghề mà một geisha thực sự phải thành thạo.

[52] Chả làm bằng bột cá để ăn với cơm hay ḿ miến..

[53] Ondo-odori音頭踊: điệu múa dân gian thường tổ chức vào dịp hè, nhiều người sống trong vùng tham gia như một sinh hoạt giao lưu cḥm xóm. Trai gái mặc y phục nhẹ và mát như yukata múa theo tiếng hát của người cầm chịch (ondo).

[54] Món nhậu b́nh dân làm bằng bột cá, củ cải, trứng vv...ninh trong nước dùng.

[55] Lễ hội ở đền Otori thờ thần gà (Ông Dậu), vào dịp này có chợ phiên. Đền này nằm cạnh các xóm lầu xanh nên quen thuộc với các cô gái buôn hương.Higuchi Ichiyô (1872-96) đă nhắc đến nhiều lần đến không khí lễ hội ở đền này trong Takekurabe (Đọ vai, 1895).

[56] Ruộng Lúa (Tanpo反歩) là tiếng lóng chỉ khu phía bắc xóm lầu xanh Yoshiwara, cách gọi này lưu hành cho đến thời Meiji mà thôi.

[57] Nguyên văn: awase, thời điểm hai lần trong một năm, tuần đầu tháng 4 và tháng 9 âm lịch, lúc người Nhật ngày xưa may áo mới để mặc cho hợp với sự biến đổi của thời tiết.

[58] Nguyên văn: itachi con lon (weasel,fouine, một loại cầy), ư nói người gian giảo, quỉ quyệt.

[59] Có lẽ theo ư thơ Lư Thiệp đời Đường: Nhân qua khách viện phùng tăng thoại, Hựu đắc phù sinh bán nhật nhàn (Đề Hạc Lâm Tự).

[60] Một con sông lớn vào bậc nhất của Nhật Bản, chảy qua vùng Kantô, ngày xưa là một đại động mạch đường thủy, tấp nập trên bến dưới thuyền. Để so sánh với sông Tầm Dương đă được nhắc đến trong câu thơ trích dẫn Bạch Cư Dị.