NgoaiKhoiMienDatHua1_7

Nguyễn quang thân

 

Ngoài khơi Miền đất hứa

 

(Tiểu thuyết in lần thứ 2, 2006)

 

1.

 

Dọc đường anh vẫn cố tưởng tượng xem Chi sẽ đón anh như thế nào. ở trong tù, ngoài những việc sinh hoạt, quét dọn, đổ phân, đi cung, anh c̣n làm một việc không ai biết: nói chuyện với Chi. Anh tưởng tượng Chi đang ngồi, đang đứng trước mặt anh, có h́nh hài cụ thể, sống động, hiện hữu bên anh, đối thoại với anh, khỏa lấp đầy cái hố cô đơn sâu thẳm của anh trong tù.

Anh nhét vào một cái bị cói tất cả những thứ anh mang về: bộ quần áo rách, chiếc khăn xé từ áo lót, quần cụt, đôi dép... Anh treo tất cả vào trong hố xí, định bụng sẽ đốt hết vào một ngày nào đó. Bây giờ anh đang mặc một chiếc ḅ Thái lấy trong mớ quần áo hỗn độn của Huy, em vợ nhà văn Huy Thảo, bạn anh. Chiếc áo pun nhăn USA nhờ cho Thảo mượn mà c̣n giữ được, làm anh lấy lại ḷng tự tin đă bị tổn thương rất nhiều từ ngày c̣n ở tù. Dưới chân anh là một đôi dép nhựa đế cao, sản xuất ở quận 5 Sài G̣n đang được ưa chuộng. Anh sải bước. Gió biển thổi vào tóc anh. Tuy có gió nhưng không khí đă được nắng hâm lên chút ít rồi. Cái mát mẻ ban mai, ân huệ của thành phố miền biển, nỗi nhớ khôn khuây của anh cũng đă bị xua đuổi đâu mất. Bụi bặm của đường phố hừng hực sự chụp giật, bon chen đă nuốt chửng nó. Anh mạnh mẽ, tự tin, sống lại.

Con Bốp dựng lên sau cánh cổng đan hoa cầu kỳ. Nó thân thiện liếm tay anh khi anh mở cái xích sơn đen. Anh yên tâm tin rằng mùi nhà tù đă được cọ sạch trên da thịt và quần áo.

- Trời anh! Anh Tuấn!

Chi từ trong nhà chạy ra, sững lại, mặt bạc phếch.

- Mở cửa cho anh - Tuấn nói.

- Để em mở. Trời ơi, em mơ hay thực thế này.

Chi mở cái khóa to tướng ở cổng. Hàng chục cái ch́a khóa run run trong tay nàng, chạm vào nhau lách cách. Không thể nào t́m ra ch́a khóa cổng. Chi giật cái khóa, lôi sợi xích sắt loảng xoảng. Vô ích. Nàng buông thơng tay, dịu lại, nh́n Tuấn qua cánh cổng rồi lại kiên nhẫn lần ṃ. Cuối cùng cánh cổng bật ra, anh bước vào sân.

- Bà đâu em? - anh đưa mắt nh́n quanh, hỏi.

- Cụ đi chợ chốc về. Cảnh sát đă đi xa.

Chi mỉm cười chua chát. Sau những tháng mỏi ṃn con mắt, Chi hiện ra trước mắt anh c̣n đẹp hơn rất nhiều so với h́nh ảnh nàng do anh tưởng tượng, nhớ lại. Nàng làm xao xuyến mọi thứ quanh ḿnh khi rót nước cho anh uống. Trước mặt anh, Chi đă từ một nơi xa vời bước lại, đôi mắt ăm ắp những t́nh cảm bị dồn nén đang phát sáng.

- Sao anh không tin trước cho em? Em tưởng anh từ trên trời rơi xuống, anh Tuấn.

Anh đứng dậy, bước ṿng qua chiếc ghế dựa ở bàn viết của Chi, đến bên nàng. Chi đứng lên theo. Mặt nàng từ xanh nhợt chuyển sang ửng đỏ. Anh hôn nàng. Cái hôn của tám tháng mười hai ngày xa thăm thẳm. Toàn thân nàng run lên trong tay anh. Anh cũng run lên, mới ngày hôm qua anh c̣n cúi đầu, khiếp nhược trước một ông quản giáo, gọi ông ta bằng ông và nhiều lúc cảm thấy ḿnh bé lại, thấp xuống không c̣n đủ tầm vóc của một con người.

Chi đặt chiếc ấm pha trà Nhật Bản xuống miếng kính mặt bàn. Bộ ấm chén và miếng kính nghe nói Thục đă mua với giá không kém một chỉ vàng. Chi không quan tâm đến tất cả những ǵ chồng mua về, trừ bộ ấm chén. V́ nàng phải dùng nó để tiếp khách và không ít lần cùng ngồi trầm ngâm uống chè với Tuấn.

- Em đến chỗ Thảo với anh - Tuấn nói.

Cánh tay Chi rủ xuống như không c̣n gân cốt nữa, nàng làm đổ hai cái chén xuống mặt bàn, may mà chúng không vỡ.

- Bây giờ hả anh?

- Bây giờ.

Chi vào trong buồng. Nàng lách qua rèm làm những cánh hoa vẽ trên mành trúc tan tác, kêu róc rách như tiếng nước chảy. Tuấn nh́n quanh buồng khách với bộ xa lông trải đệm, sạch lau ly nhờ bà mẹ chồng chăm chút. Chiếc tivi mầu bảy hệ với đầu video đặt cạnh, trên có cái cốc nhỏ cắm mấy bông hoa đồng tiền. Sau đó là pḥng ngủ, nơi Chi vừa bước vào. Một góc nhà có cầu thang xoắn. Tay cầu thang làm bằng gỗ đánh véc ni và những bậc granitô dẫn lên lầu trên. Một pḥng ngủ nữa có lẽ dành cho bà Nhàn, mẹ chồng Chi. Tiếp đó là lối xuống bếp. Ngoài sân, con Bốp mạnh mẽ, sung sức, to như con sói. Nó đang buồn t́nh cào đám đất, có lẽ t́m con dế gần bụi hồng. Cái đuôi to lớn của nó vổng lên như đuôi sóc. Tuấn ngồi chiêm ngưỡng ngôi nhà, nhớ lại một mét vuông rưỡi với cái trần mét hai. Tuần lễ đầu tiên anh đụng đầu vào trần mỗi khi đứng lên. Một trăm mười lăm lần đụng đầu mới bắt đầu quen với "căn buồng" mới. Ông quản giáo bảo anh: "Khom người xuống, đứng lên là vỡ đầu đấy!".

Tiếng nước chảy đâu đó nghe xa xôi từ phía sau nhà. Chi có bao giờ mặc cảm tội lỗi không? Anh nghĩ về điều đó khi nghe nước chảy róc rách. Không. Cả anh cũng vậy. Anh không hề nghĩ là ḿnh tội lỗi. Với anh, Chi bao giờ cũng trong trắng, cao cả và có lư.

Nàng đă bước ra, mặt đỏ hồng, tươi mát. Một vạt áo mỏng dính vào lưng, nơi Chi lau chưa kỹ. Anh thấy nghẹn ngào. Tám tháng nay anh chỉ thấy nàng qua song sắt, cảm nhận hơi ấm tay nàng qua những gói ruốc bông, miếng xà pḥng, những hạt lạc rang tẩm muối, những thứ anh phải chia đều cho mọi người. Trong thời gian đó Chi phải đội tên một chị bạn góa chồng. Vốn là người ngay thẳng, nàng bắt đầu học dối trá, dối trá nhân danh t́nh yêu và sự trung thực.

Họ gặp bà Nhàn, mẹ Thục, ở dọc đường. Lúc đó mắt Chi vẫn c̣n bừng ngọn lửa vừa bùng lên từ khi gặp lại anh. Chi không nh́n thấy mẹ chồng hay nàng làm ra như không nh́n thấy. Nàng bước nhanh qua, vượt lên cả anh. Lúc nàng đưa con mắt gần như căm giận nh́n bà mẹ chồng, anh bỗng hiểu v́ sao nàng lại lướt qua mà không chào hỏi bà.

Bà Nhàn mừng rỡ khi nh́n thấy anh. Giá không có Chi kề bên có lẽ bà đă ôm chầm lấy anh rồi. Bà chỉ nói: "Cậu Tuấn về từ bao giờ vậy?". Làm như là anh vừa du lịch ở nước ngoài về.

Anh không trả lời.

- Giá như lăo ta không bày tṛ ấy ra, đỡ tởm!

Chi thường gọi chồng là "lăo ta". Không c̣n t́nh yêu nữa, người chồng lên lăo lúc ba mươi lăm tuổi.

- ở chỗ anh, một ngàn hai trăm người tù mà chỉ có ba mươi hai người cảnh sát. - Tuấn nói.

Chi rảo bước cạnh anh như muốn chạy trốn khỏi ngôi nhà. Anh cũng vậy. Những lần đi cung, anh cũng đi rất nhanh. Anh muốn chạy trốn khỏi chỗ anh ở, phải một trăm mười lăm lần đụng đầu mới quen được nó.

Căn hộ anh ở nhờ là của Huy, em ruột nhà văn Huy Thảo. Huy và Thảo đi suốt ngày, mỗi người một việc. Huy thua anh năm tuổi, thuộc thế hệ ngoài tầm tay với của cha anh. Anh không bao giờ hỏi Huy làm ở đâu. Nó bận bịu suốt ngày nhưng không thể trả lời anh là nó làm ở đâu. Không có địa chỉ, không tính công việc trước ba ngày. Không giàu mà cũng chẳng nghèo. Ai xin ǵ cũng cho. Nó làm ra tiền từ đâu không ai biết. C̣n Huy Thảo, nhà văn, khá nổi tiếng trong làng văn và trí thức. Và chỉ trong số người ít ỏi ấy thôi. Công việc để sống của Thảo là làm phóng viên tờ báo thành phố. Thực ra th́ cũng không đủ sống với đồng lương phóng viên, nhưng có thêm nhuận bút xuân thu nhị kỳ một cuốn sách, cũng đắp đổi lần hồi. Sáng nay Thảo tính đến ṭa báo muộn để gọi Chi cho anh. Nhưng anh muốn tự ḿnh đến. Anh trở nên can đảm hơn, liều lĩnh hơn sau tám tháng mười hai ngày ở tù. Anh đă quen chịu trách nhiệm về việc ḿnh làm. Ra đi, Thảo dặn: "Khóa phía ngoài cửa ra vào sẽ không ai quấy rầy các cậu nữa". Anh nói: "Công an họ đến kiểm tra hộ khẩu th́ sao?". Thảo cười: "Lại méo mó rồi. Chẳng ai đến kiểm tra hộ khẩu vào ban ngày đau". Anh sực tỉnh, nói: "ừ nhỉ, cứ tưởng như ở trong tù".

Anh ṿng tay qua cái lỗ vuông khoét vào ván cửa, bóp khóa. Chi đứng bên mặt rạng rỡ. Anh đă tự nhốt ḿnh. Chi đang cùng bị nhốt với anh. Cả một thế giới riêng của ḿnh. Một căn pḥng hẹp nhưng chỉ cho hai người thôi.

Chiều qua, Thảo đă đưa hết số tiền nhuận bút vừa lĩnh ở bưu điện để mua sắm các thứ, chủ yếu là lương thực, thực phẩm cho một ngày sống của hai người. Anh mở cái chạn ra: có ít bơ, bánh ḿ, mấy quả trứng gà, hai chiếc bánh chưng to. Lại c̣n mấy điếu thuốc lá thơm nữa. Thảo biết anh vẫn thích bánh chưng và những ǵ anh thích th́ Chi đều thích. Đủ điều kiện vật chất cho một ngày. ở tủ đầu giường có cà phê, đường kính và một chai cam. Nhiên liệu để viết tiểu thuyết. Anh cầm chai rượu lên, ngắm nghía cái nhăn sơ sài của nhà máy rượu Hà Nội. Anh ước một chai cuốc lủi hơn. Anh đặt chai rượu xuống, nghĩ: nhiên liệu của tiểu thuyết đang biến thành nhiên liệu cho ái t́nh.

Anh nh́n qua cửa sổ. Mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngôi nhà nhiều tầng trước mặt. Nắng vẫn ở đâu đây. Anh nghe được tiếng lá cây trở ḿnh xào xạc, gần gụi. Mọi người đă đi làm. Yên tĩnh quá. Sự yên tĩnh dành cho anh và cho t́nh yêu, khác hẳn cái yên tĩnh của những buổi trưa trong tù.

Anh xuống bếp, châm lửa vào mười hai cái bấc bếp dầu. Anh không muốn để Chi một ḿnh ở nhà trên nhưng dù sao th́ vẫn phải cần nước uống. Anh gọi. Chi xuống, đứng bên cạnh anh. Nàng kêu lên: "Ôi, ngọn lửa xanh quá!". Chi, nha phiến của đời anh. Dù ở đâu anh vẫn thèm khát nàng, không thể rời được h́nh ảnh nàng. ở trong cái cũi một mét rưỡi vuông anh vẫn mơ được pha cà phê cho nàng uống. Giấc mơ ấy đang thành hiện thực. Anh cảm thấy hạnh phúc quá. Giá như không có tám tháng ấy chưa chắc ǵ anh đă cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi được pha cà phê. Một ư nghĩ nẩy ra trong đầu anh: muốn người nào đó hạnh phúc th́ hăy bắt nhốt anh ta vài tháng. Lúc đó anh ta sẽ mơ ước được cầm cái chổi để quét dọn căn buồng của ḿnh. Đó là một trong những khía cạnh nhân đạo của nhà tù.

Họ uống cà phê.

 

2

 

- Họ có đánh anh không?

- Không.

- Họ có biết em vẫn thường tiếp tế cho anh không?

- Không. Họ chỉ gọi anh: Đào Văn Tuấn, ra gặp người thăm nuôi. Chắc họ không cần biết em là ai.

- Những lần nh́n thấy anh qua hàng song sắt, em muốn đâm đầu vào quá.

- Chắc là có nhiều người đă làm thế rồi nên người ta đặt ngoài hàng song sắt một tấm lưới. Nhưng không nói chuyện đó nữa. Đêm nào anh cũng mơ thấy em. Bây giờ em đă nằm bên anh, thế là được rồi.

- Em th́ không mơ thấy anh. Không thấy anh lần nào. Em cũng không hiểu v́ sao lại như thế.

- V́ bên cạnh đă có Thục rồi - anh nói, ngực đau nhói.

- Anh lại thế rồi. Không một lần nào. Em thề với anh như thế.

- Anh xin lỗi em.

- Em chỉ thèm mỗi anh thôi. Người đàn bà nào cũng chỉ thèm người ḿnh yêu thôi. Không phải người đàn ông nào họ cũng muốn cho đâu. C̣n lăo ta làm em tởm lợm. Em không hiểu tại sao như thế. Em không ngủ chung nữa. Để xem nào, ba tháng trước ngày em trở lại với anh, em đă không ngủ chung với lăo ta lần nào.

- Thôi không nói chuyện đó nữa.

Nàng mân mê những gióng xương sườn của anh như muốn t́m xem Chúa đă rút ra dẻo sườn nào của anh để nặn ra nàng.

- Anh cũng không đến nỗi gầy - nàng nói.

Một ông quản giáo khá nhân đức, có lần khuyên anh khi dẫn anh đi cung: "Nếu anh tin là anh oan th́ đừng bi quan. Không bi quan th́ anh c̣n béo lên nữa đấy". Anh không buồn, không bi quan, nhưng anh không thể lạc quan được. Người ta đă đặt anh lên bàn mổ v́ bị bệnh ghẻ. Anh không lạc quan được. Anh giận đời. Anh không béo lên nhưng cũng không đến nỗi gầy ṃn.

Chi ép sát vào người anh. Nàng vẫn không cởi quần áo ngủ. Anh băn khoăn và nóng ruột. Trời bắt đầu nóng. Cái quần xoa màu xanh da trời của nàng cọ xát vào đùi anh như muốn bốc lửa. Anh bảo nàng:

- Em cởi quần áo ra đi.

- Đừng anh - nàng nói, bỗng nín bặt, rồi tiếp - anh Tuấn, anh là người từng trải, em muốn hỏi anh điều này.

- Em hỏi đi.

- Người ta nói chuyện ấy cũng giống như ăn uống. Người đói thường chết vào giữa ngày mùa v́ bội thực phải không anh?

- Đúng thế - anh cười, muốn quay người hôn sự ngây thơ của nàng - họ phải ăn dần dần cho quen.

- Anh có cần làm quen dần dần không anh? Anh có vẻ không được khỏe.

- Nếu ở tù mà anh khỏe ra th́ người ta sinh ra nhà tù để làm ǵ? - anh nói - Vả lại, chuyện đó th́ không có cách ǵ để làm dần dần được, em yêu ạ. Anh muốn yêu em. Như con sư tử ấy, anh không có cách ǵ làm dần dần được.

- ừ nhỉ! - Chi cũng như anh, thường hay nói hai tiếng đó. Như là họ sinh ra trong cuộc đời này để sửng sốt và ngạc nhiên. Như là họ lạc bước vào cuộc đời này.

Chi đứng lên, ra khỏi giường. Nàng kéo tấm màn che cửa sổ cho kín hơn rồi lặng lẽ cởi quần áo. Anh run rẩy nh́n lên trần nhà. Trần lắp bằng những tấm bê tông đúc sẵn. Sự dối trá về kỹ thuật đè lên cảm xúc êm dịu của anh. Vẫn c̣n một miếng giấy xi măng dính vào bê tông. Có lẽ một thế kỷ nữa miếng giấy ấy vẫn c̣n. Di chỉ một thời nhanh nhiều tốt rẻ. Anh không thể nh́n lâu miếng giấy quái gở, quay người lại. Chi đứng đó. Chi của anh, toàn vẹn và thuần khiết. Nàng đỏ mặt. Cái màu đỏ ấy cũng là của nàng dành cho anh. Như không chịu được cái nh́n thiêu cháy của anh, Chi nhảy lên giường, quỳ hai chân trên tấm chiếu, đan hai tay vào nhau để nâng đầu anh lên, không để lại cho anh cái khoảng cách tuyệt vời để anh có thể ngắm nh́n nàng nữa. Cái khoảng cách ấy mất dần rồi mất hẳn, mất vĩnh viễn. Anh bàng hoàng v́ sự hẫng hụt của tự do. Cảm giác da thịt bị cấm đoán, bị dồn nén, bị sỉ nhục, bị xua đuổi về con số không thảm hại trong tám tháng qua đang sống lại trong anh cùng với tự do. Anh cảm thấy tự do khi anh có trong ṿng tay anh, trong biển lửa ngực anh, trong ám ảnh của hồn anh người ấy, người này: Chi của anh. Nếu trong ngày trở về anh không c̣n nàng, tự do đối với anh chỉ là sự giễu cợt. Anh đang hạnh phúc.

Anh thức dậy vào quăng một giờ chiều. Người anh nhẹ tênh, không c̣n trọng lượng nữa. Mở mắt ra, Chi đang quỳ gối bên cạnh nh́n anh. Hai bờ vai của nàng c̣n những vết cào cấu của móng tay anh, không chảy máu v́ anh đă kịp sửa sang bộ móng tay trước khi gặp nàng. Bộ móng tay nhọn hoắt là công cụ duy nhất của người tù. Chúng giúp anh được khá nhiều việc, găi và bắt rận th́ rất tốt. Anh đă nấu kỹ quần áo rồi, anh không cần chúng nữa. Cắt móng tay, việc cuối cùng để ḥa nhập và làm quen với tự do.

Chi nâng bàn tay xanh xao của anh lên:

- Những sợi mạch máu xanh, sao em sợ thế.

Anh biết nàng rất sợ chuột, khiếp đảm rắn và giờ đây nàng đang sợ những sợi mạch máu xanh.

- Để em sửa lại móng tay cho anh. C̣n nhiều vết xước. Anh cào em đau quá.

Chi quỳ. Hai đầu gối chạm vào nhau, đùi của nàng thon và khép kín như đùi vũ nữ. Giữa những tiếng giũa nhẹ trên đầu ngón tay, anh chăm chú nh́n bộ đùi của nàng, nh́n cái ốc đảo xanh rờn, cái bụng thon nhỏ và bộ ngực khát khao, cái cổ vời vợi không kích thước như trong suốt v́ nó phải đỡ một linh hồn. Anh đau nhói nơi ngực trước những ǵ anh nh́n thấy. Sức mạnh được hồi sinh, anh cảm thấy trọng lượng dần dần trở lại. Hồn anh được chắp cánh. Anh đang trở lại là Đào Văn Tuấn, kỹ sư bậc năm, biết giỏi tiếng Pháp, một ít tiếng Nga, có khả năng sáng tạo tức là khả năng nh́n thấy những điều chưa ai nh́n thấy. Anh không c̣n hận thù. Anh đă sống lại. Lần đầu tiên trong đời anh thấu hiểu ư tưởng của Đốtxtôiépxki: cái đẹp sẽ cứu thế giới này. Nó đang cứu vớt cuộc đời đă có lúc anh tưởng là đồ bỏ đi, mang số tù 3215, có tên là Đào Văn Tuấn.

Anh rút bàn tay đă được trau chuốt khỏi tay Chi, quay mặt đi. Như một ông vua biết sợ hăi v́ cương vực quá rộng lớn của vương quốc ḿnh, anh rời mắt khỏi b́nh nguyên, khỏi ốc đảo xanh rờn, khỏi vẻ đẹp vời vợi, thuần khiến. Anh muốn trút khỏi hận thù, muốn tha thứ v́ ông vua mới sinh hoàng tử.

Nhưng cuộc thăng hoa không được lâu. Anh đă từ trời cao rơi xuống đất. Anh rời khỏi tay Chi, rời khỏi giường, lặng lẽ mặc quần áo. Chi bước đến bên anh, ôm cổ anh. Anh hôn nàng. Nhưng nàng chợt hiểu là anh không hôn nàng như đă hôn buổi sáng nay, như đă hôn nàng lúc năy. Nàng vào buồng tắm, mang theo áo quần. Anh nh́n theo và anh muốn khóc.

Họ lại ăn bánh ḿ nguội với ít bơ trộn muối, trễ nải bóc nốt chiếc bánh chưng c̣n lại. Anh không thể nhai được, quẳng mẩu bánh ăn dở vào cái sọt rác đă đầy ắp những câu chữ có lẽ thú vị nhất của nhà văn bạn anh. Có lần Thảo nói với anh: "Những câu ḿnh xóa đi té ra lại là những câu hay nhất". Thảo vứt đi những đoạn văn hay, chân thật và đưa in những mẩu văn chương trong như nước lọc, làm như vậy để làm ǵ? có lợi cho ai? Cả nhà văn lẫn độc giả đều không có lợi ǵ trong chuyện đó.

Cái sọt chất đầy những thứ không xài được kéo anh trở về cuộc vật lộn mà anh, Đào Văn Tuấn, ba mươi hai tuổi, đang loạng choạng đứng dậy sau cú nốc ao hiểm hóc và xảo quyệt của một thằng lưu manh giỏi vơ Tàu.

Thằng ấy là ai? Câu hỏi này xoắn trong đầu anh từ nhiều tháng nay. Nó chỉ được giũ bỏ khi anh ḥa nhập và tan chảy vào trong vẻ đẹp cội nguồn và bất tận của nàng, nay lại đang làm anh day dứt. Anh phải biết tên của hắn. Anh bảo Chi;

- ở trong tù anh chỉ có hai ư nghĩ là được trở về để yêu em và trả thù. Yêu em và thù hận đă là hai cái neo giữ anh với cuộc sống. Nhiều lúc anh muốn chết đi cho xong. Nhưng nhờ có em và hắn ta mà anh gượng lại được.

- Hắn ta là ai? - Chi hỏi.

- Anh chưa biết.

Cổ anh nghẹn lại, không v́ nỗi xao xuyến khi anh cảm thấy hạnh phúc. Mà v́ anh đang nhức buốt trong lồng ngực.

- Quên họ đi để yêu em, anh - Chi nói - anh thoát ra khỏi cái guồng máy vô h́nh ấy là may. Con người bé nhỏ là cái ǵ trong guồng máy khổng lồ của xă hội.

- Nếu con người không ra ǵ th́ tất cả sự nghiệp này vứt đi hết.

- B́nh tĩnh anh - Chi nắm bàn tay đang run của anh.

Anh nh́n Chi với vẻ thấu hiểu. Anh biết Chi không v́ câu nói thẳng thừng của anh mà lảng tránh những ư nghĩ cố chấp của nàng. Chi chỉ nhượng bộ v́ một điều duy nhất, đó là t́nh yêu. Chi, người đàn bà ít mong manh, không lệ thuộc.

Nắng buổi chiều xiên khoai qua kính cửa sổ. Những ô vuông di động trên nền nhà. Miếng da lừa nhỏ dần lại. Họ thảng thốt nh́n nhau. Họ đang bị đầu độc bởi những ư nghĩ tai hại: mỗi lần bắt buộc phải rời nhau họ đều nghĩ tới cái chết. Cuộc t́nh của họ tồn tại mất cân bằng không phải chỉ trên b́nh diện xă hội mà trong cả những ư nghĩ và thước đo giá trị tầm thường nhất.

Anh quỳ xuống sàn nhà và ôm lấy đầu gối Chi. Má anh như bỏng lửa trên đôi đầu gối b́nh thản. Có cái ǵ đó đă len vào bản ḥa tấu dịu dàng của họ. Họ vừa bị đầu độc, họ không c̣n đủ sức duy tŕ giấc mơ.

 

 

3

 

Sau khi uống với nhau một cốc cà phê ở quán Cây Táo, anh chia tay với Chi rồi đến Bích. Bích là người đàn bà thứ hai anh phải gặp sau một sự kiện bi thảm như tám tháng vừa qua. Giờ này chắc Bích đă về nhà. Là phó chi nhánh một ngân hàng quận, Bích phải làm việc đúng giờ giấc. Kỷ cương vẫn giữ vững ở những cơ quan nhà nước nào nhân viên c̣n sống được nhờ tiền lương và bổng lộc.

Nhà Bích ở phố Bờ Sông, dăy phố trước đây sầm uất v́ có nhiều người Hoa cư trú. Sau khi họ ra đi, nhà cửa và cư dân vẫn đông như cũ, nhưng dăy phố mất hẳn vẻ xô bồ, nhộn nhạo và không c̣n ngậy lên mùi ngũ vị hương, tiếng rao lạc rang nóng gịn ngọt mặn, tiếng tẩm quất thỉnh thoảng kéo dài như một con tắc kè cầm canh cùng tiếng ŕ rầm thâu đêm đặc biệt của phố người Tàu.

Thời kỳ thành phố bị Mỹ ném bom, bố mẹ Bích bỏ hẳn không ở ngôi nhà phố Bờ Sông nữa. Sau chiến tranh nó mới được sửa sang lại. Đó là một trong ba ngôi nhà của gia đ́nh Bích, một nhà tư sản rất đặc biệt, giàu rất nhanh sau ngày giải phóng, phất to trong thời chiến tranh, được củng cố vững chắc dưới thời xây dựng chủ nghĩa xă hội.

Bích là một cô gái con nhà giàu, sinh ra trong hoàn cảnh gia đ́nh đă rất giàu có. Khi Tuấn gạn hỏi, nàng vẫn tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu v́ sao một ông già hiền lành, thật thà như bố nàng lại có thể phất lên được một gia sản đáng kể trong khoảng thời gian chỉ một hai chục năm. Hồi Pháp chiếm đóng, ông chỉ là một ông nhân viên bưu điện b́nh thường. Trong những ngày mới giải phóng, khi mọi người t́m cách đẩy ra khỏi nhà những thứ đồ đạc dính dáng đến quân xâm lược vừa rút vào Nam th́ ông chăm chỉ thu nhặt hoặc tung tiền ra mua với giá rẻ như bèo. Nghĩa là ông làm cái việc ngược đời, khác thiên hạ. Ông mua vàng khi mọi người tin vào lời đồn đại là những người có vàng sẽ bị đưa ra đấu tố. Ông c̣n tha về sập gụ, tủ chè, đồ cổ, cả những vỏ chai rượu Tây, những bộ quần áo sĩ quan có cả lon, những chiếc Rađiô đồng nát. C̣n phải kể thêm những lọ nước hoa và lọ dầu bidăngtin chải tóc, lavabô được tháo ra từ biệt thự người Âu hay khách sạn. Những nơi đó bị bọn trộm cắp vào hôi của, tan hoang như quán chợ chiều. Trong ngày trăng mật cách mạng ấy ít ai để ư đến những thứ đó. Những ông bà tư sản thực thụ không di cư th́ đóng cửa âm ỉ cả ngày suốt một mùa hè nóng bức. Quần chúng th́ rủ nhau xem văn công kháng chiến hay xi-nê ngoài băi chợ, những thứ trước đây chưa có bao giờ. Trong lúc đó, ông già của Bích tỉnh như sáo, nhặt nhạnh được đủ thứ. Suốt một đời ông mơ sắm được những thứ mà nay chỉ cần chịu khó đi nhặt hay mua rẻ là có trong nhà.

Mọi thứ rồi cũng qua đi. Cả nhà Bích và bà con thân thuộc ngơ ngác, không ngờ ông bố thường bị mọi người giễu cợt v́ tính gàn dở lại có thể hái ra tiền nhờ những thứ đồng nát ấy. Khi cơn say cách mạng và kháng chiến dịu xuống, đời sống trở lại làm ăn chưng diện b́nh thường, người ta nh́n cái sập gụ với đôi mắt háo hức hơn. Bố Bích bán dần, tích thành vốn. Rồi phép mầu hiện ra làm cái vốn ban đầu ấy thành "tư bản". Trong một chiếc rađiô mua lại của một bà chè chai lông vịt với giá chỉ bằng hai quả trứng gà, ông bố Bích, người nhân viên bưu điện nghèo, có tính nhặt nhạnh và lưu trữ, đă t́m thấy một gói vàng lá. Ông mở một cửa hàng bán đồ sắt v́ ông thấy ḿnh có duyên thầm với thứ hàng ai cũng rẻ rúng nhưng thực ra hốt bạc. Riêng cái nhà ở phố Bờ Sông, nơi Bích ở hiện nay cũng là do ông mua trong thời cải tạo tư sản với giá tiền bằng chiếc xe đạp. Ông đứng tên một bà cô già, bà cô giữ nhà cho ông suốt thời kỳ nhiều người hoảng loạn v́ nhà của ḿnh nhiều pḥng quá.

Thời chống Mỹ, ông cũng phất to nhờ sự gan lỳ và tài nhặt nhạnh của ông. Mọi người rủ nhau sơ tán, nhà rẻ như củi. Ông mua thêm một cái nhà nữa, bây giờ chị gái Bích đang ở. Ông lại khuân về nhà những thứ ai cũng chán ghét trong hoàn cảnh chiến tranh. Nguyên tắc của ông là phải mua áo rét ngay giữa mùa hè. Cái nh́n của một viên chức nghèo có đồng tiền eo hẹp đă giúp ông thành công giữa một thời manh mún, chắp vá trong chuyện làm ăn.

Khi ông bố qua đời, ông trối lại để ngôi nhà Bờ Sông và ít vốn cho Bích. Ngôi nhà khá đẹp và xinh xắn, có lầu và miếng sân thượng nhỏ dưới giàn hoa che nắng. Bích bắt người anh làm giấy tờ, chuyển trước bạ hoàn chỉnh rồi dọn đến ở ngay. Cả nhà khuyên can không được. ít cô gái độc thân dám ra ở riêng như Bích. Bích cần tự do. Nàng không chịu nổi cảnh mốc meo của gia đ́nh vẫn c̣n khá nhiều đồ cổ và một bà chị dâu khó tính. Người anh đành chỉ biết lắc đầu chán nản: "Con gái thời nay biết thế nào mà chiều!" Bích thuộc loại những cô gái "không biết thế nào mà chiều" ấy.

Tuấn quen Bích cũng do t́nh cờ. Không biết có bao nhiêu chuyện t́nh cờ đă làm nên đời anh. Để trả công cho nhóm kỹ sư được thuê làm hoàn chỉnh một quy tŕnh công nghệ về hóa dẻo, ông giám đốc nhà máy hóa chất nọ, v́ thiếu tiền mặt đă nghĩ ra một cách thông minh đến khủng khiếp là chuyển cho Tuấn, người đứng đầu nhóm một tờ séc. Anh cầm tờ séc đến ngân hàng, suưt nữa chết ngạt trong đám người hỗn độn sặc sụa lên v́ mùi mồ hôi dầu và khói thuốc lá. Anh bơi lội trước hàng dăy ghi-sê, cạnh những người có bộ mặt rầu rĩ đến thảm hại. Lưng anh đầm đ́a mồ hôi trong một ngày giá lạnh giáp Tết, chỉ c̣n ước mơ duy nhất là thoát được ra khỏi đám người và lấy lại tờ séc chắc là có thể mang về thay một cái tranh Tết. Bỗng sự t́nh cờ đầy phép lạ đă hiện ra. Giữa đám nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp và cau có, Bích đứng lên, vươn vai để giũ khỏi đám giấy tờ trước mặt. Nàng nh́n thấy Tuấn giữa đám nạn nhân đông đảo của nàng. Anh có ǵ trên người để nàng chú ư? Chưa bao giờ anh nghĩ là ḿnh đẹp trai. Cái bản mặt trí thức của anh ngoài việc chường ra cho thiên hạ trút vào những mỹ từ như tự do, kiêu ngạo, mất lập trường... cái mặt ấy chưa hề được việc ǵ trên đời. Vậy mà hôm nay nó đă cứu anh. Bích nhoài người ra ngoài ghi-sê, hét to: "Séc của anh đâu?". Anh lắc đầu nghe không rơ. Bích hét lại hai lần và chính lúc đó anh bỗng có cảm giác là ḿnh đang đọc đến đoạn kết tài t́nh một truyện khoa học viễn tưởng của Oen-xơ.

Tuy đă có quư nhân phù trợ, nhưng đến cuối giờ anh mới lĩnh được tiền. Trên đường về nhà, anh phải dừng xe lại v́ trước mặt anh là Bích, vị cứu tinh đă đưa anh ra khỏi địa ngục của những đồng tiền âm phủ là những tờ séc. Bích hỏng xe, nàng mếu dở với chiếc xích chốc chốc lại tụt ra. Anh đă chữa cái xích cho nàng mất hai tiếng đồng hồ. Giữa chừng, khoảng hai lần Bích mua sủi d́n cho anh. V́ tay anh bẩn nên nàng đành đút cho anh ăn, mặt tỉnh khô như bà mẹ trẻ bón cơm cho thằng con nhỏ. Anh biết ḿnh đă gặp được một cô gái muốn làm ǵ là làm, mạnh mẽ và bất cần lệ thuộc vào con mắt người đời.

Hai hôm sau, anh đến thăm Bích theo lời mời rất kiên quyết và không thể từ chối được của nàng. Vừa uống xong chén nước, nàng hỏi:

- Anh có vợ chưa?

Không giống những cô gái khác. Các cô thường muốn biết chuyện quan trọng đó một cách tế nhị hơn.

Anh đáp là đă có vợ nhưng bây giờ anh không có nữa. Bích không hỏi thêm. Nàng nói:

- Cũng là một điều hay.

Dạo đó anh đă mất Chi. Không c̣n nơi bấu víu, bị thả vào sa mạc mênh mông, hễ có thời gian là anh lại đến thăm Bích. Và Bích cũng không bỏ lỡ một dịp nào để mời anh đến thăm nàng. T́nh thân giữa hai người, bắt đầu từ một tờ séc, mỗi ngày một gắn bó. Nhưng Bích không lấp nổi cái hố sâu thẳm của Chi để lại. Chi đi lấy chồng mang theo của anh những ngày sống tuy chập chờn, không mấy thanh thản nhưng có ư nghĩa với đời anh đến thế nào. Sau lưng Chi, anh đứng nh́n hạnh phúc của ḿnh xa dần rồi mất hút trong đám bụi của thời gian và trần thế. Khi nhận lời đến thăm Bích lần này đến lượt khác anh không hề có ư nghĩ là Bích sẽ làm anh sống lại, sẽ trả lại anh những ǵ Chi đă mang theo. Không, anh mến Bích v́ cá tính mạnh mẽ, một nữ tính mạnh mẽ, anh rất coi trọng điều đó trong người đàn bà. Có Bích anh bớt bơ vơ nhưng đâu phải anh đă t́m thấy cái phao giữa biển cả. Anh chỉ gặp một người đang chết đuối như anh, người đó cùng vùng vẫy với anh và trong chốc lát anh thấy bớt lẻ loi trong cơn hấp hối.

Anh nghĩ rằng Bích cũng hiểu điều đó như anh. Anh cũng tin Bích yêu anh, nàng tưởng anh là cái phao của đời nàng. Anh cô đơn trong nỗi buồn của ḿnh. C̣n Bích, nàng lẻ loi trong cảnh ồn ào quanh năm suốt tháng ở ghi-sê ngân hàng, ở pḥng khách bao giờ cũng có vài loại người trở lên, trong cảnh giàu sang, sung túc của nàng.

Một lần, khi đă thân t́nh, Bích hỏi anh:

- Sao anh không lấy vợ đi, anh Tuấn?

- Cũng khó trả lời như anh hỏi cô sao không lấy chồng đi.

- Em cũng định lấy chồng. Nhưng cả thành phố này em không t́m thấy ai.

Nàng ủ dột, nói lên nghịch lư:

- Em có nhà, có vàng, có vị trí xă hội nhiều người thèm muốn. V́ thế, chỉ có bọn ruồi nhặng mới quấn lấy em.

Bích kể cho anh nghe một ông giám đốc nọ đă có lần quỳ xuống hôn chân nàng để cầu xin t́nh yêu như thế nào. Bích nói với ông ta: "Anh bỏ vợ đi, tôi lấy". Ông giám đốc tái mặt, lắp bắp: "Lạy em, bỏ vợ th́ anh tan tành sự nghiệp mất, em thông cảm cho anh. Nếu yêu được nhau th́ em và anh đều có lợi!". Lúc đó Bích hiểu ngay ông ta muốn ǵ. Nàng trả lời: "Xin lỗi anh, đây là t́nh yêu tiền mặt. Tôi không quen đếm tiền bằng nước bọt của t́nh nhân".

Bích chỉ cho anh thấy viên gạch hoa, nơi một thủ trưởng đă biết thế nào là mùi vị của bàn chân đàn bà.

- Đấy là t́nh yêu thời lạm phát - Tuấn nói.

- Em chán bọn họ, những kẻ mắt này nh́n vào ngực em, mắt kia liếc quầy phát tiền mặt của em, mắt nào cũng hau háu. Trời ơi, em c̣n khổ hơn cả cô Kiều, v́ em đẹp và em giàu. Sao chán thế anh?

Anh hơn Bích khoảng năm tuổi. Nhưng nghe Bích nói anh biết ḿnh đă già. Cuộc sống quay cuồng, đảo lộn, như là cái cọc tiêu đă bay đi mất, mọi người lao vào nhau, hôn nhau, làm t́nh, cắn xé, cười cợt và tước đoạt lẫn nhau. Chẳng cần một triết gia nào để phát minh ra điều đó.

Anh đùa, nhắc lại hôm lĩnh tiền. Anh nói:

- Hôm trước ấy mà, anh và em quen nhau cũng là phạm trù tiền mặt.

- Không phải thế - Bích nói - Tán tỉnh không lĩnh được tiền. Chúng em giết bọn thủ quỹ mười, có khi hai mươi phần trăm, c̣n chúng nó giết ai th́ mặc. Nhưng anh là kẻ lạc loài. Em thấy anh gườm gườm, rất đàn ông, anh không thiểu năo, quỵ lụy như những tay lĩnh tiền khác. Như kiểu anh th́ đến thế kỷ hai mốt cũng chưa lĩnh được tiền. Em nghĩ thế và giúp anh, thế thôi.

Quả thật, anh nhớ lại, hôm đó anh có bộ mặt căm thù. Tất cả xung quanh như muốn cắn xé anh, thóa mạ lên niềm tin và sự ngây thơ trong sáng của anh, kể cả ông giám đốc đă dúi vào tay anh món tiền âm phủ ấy nữa.

Anh biết Bích đối với anh không như đối với số người đủ loại thường đến nhà Bích. Anh là thằng đàn ông Bích đang t́m kiếm chăng? Nhưng về phía anh, anh không c̣n có sự run rẩy muôn thuở. Bích không phải là người đàn bà của anh. Bích quá đẹp, vẻ đẹp lồ lộ, vẻ đẹp ấy không nâng người t́nh của ḿnh lên cao mà đủ sức mạnh dí nhân cách anh ta xuống đất. Anh hâm mộ nhưng sợ hăi vẻ đẹp ấy. Tóm lại là v́ anh đă từng có Chi.

Anh thường đến nhà Bích, chuyện gẫu với nàng dăm ba câu, uống một cốc cà phê, nghe lời bộc bạch của nhân chứng thời lạm phát. Những câu chuyện xoay quanh tiền mặt - t́nh yêu tiền mặt - lăi suất - chiếm lĩnh vốn - vay trả ṿng vèo của Bích và những người khách si t́nh c̣n thú vị hơn cả cà phê nữa. Bích đọc nhiều, có tŕnh độ hiểu biết rất khá. Nàng có khả năng châm biếm sắc nhọn nên những câu nói và chuyện tṛ của nàng c̣n hấp dẫn hơn cả sắc đẹp.

Giữa câu chuyện phiếm và đám thực khách hỗn độn, Bích vẫn dành cho Tuấn những t́nh cảm riêng. Anh biết điều đó nhờ kinh nghiệm của ḿnh. Bích yêu anh, một t́nh yêu không ai ngờ c̣n tồn tại với một người như nàng, thậm chí c̣n tồn tại trên đời này. Bích biết rơ anh không lạ ǵ về nàng, về cái "câu lạc bộ" ở phố Bờ Sông của nàng, nàng đă và đang giao du với ai. Một vài người đeo đuổi Bích v́ quá tốn kém phải cấu vào công quỹ đang đi trồng sắn năm hay ba năm ở Lao Cai hay Thanh Hóa. Bích b́nh luận về họ một cách thản nhiên: "Họ ra ṭa và họ thụt két, trước sau ǵ rồi họ cũng phải ra ṭa chứ đâu phải v́ em!".

Có lẽ chỉ ḿnh anh tin là Bích yêu anh với sự trinh bạch chân thành. Anh lạc quan quá chăng? Anh không yêu nàng nên anh không mù quáng, v́ thế anh tin là anh nghĩ đúng. Đối với anh, Bích không phải là người yêu, cũng không là cô bạn gái b́nh thường. Một quan hệ trong sáng nhưng không rơ ràng.

Cho đến một hôm. Anh c̣n nhớ, họ ngồi nói chuyện với nhau đến khuya. Bích đă mua được một chiếc cúp đời 81. Nàng bảo anh vứt xe đạp lại rồi lấy xe máy đưa anh về. Anh ngồi sau Bích, chiếc xe vun vút trên đường phố vắng mất điện, Bích phanh xe: "Anh không nghĩ tới em lúc quay về à? Chúng nó sẵn sàng đổi một mạng người để lấy chiếc xe đạp rồi đấy". Họ quay lại. Bích cất xe, khóa cửa. "ở lại với em, anh". Anh im lặng. Bích pha cà phê, mở tủ lấy rượu. Tủ rượu của Bích đặt kín đáo trong góc nhà. Anh biết trong tủ có rất nhiều rượu ngon. Napôlêông, Vang Nga, Vốtca, thỉnh thoảng lại xuất hiện một chai Mácten nút đỏ. "Đó là quà của một ông bạn - Bích nói vẻ bí mật - một vị đi Hồng Công và Tôkyô như đi chợ! Rồi cũng có lúc anh sẽ chạm trán anh ta, một anh chàng rất khỏe, một ông bự đang nổi như cồn ở xứ này". Anh nghe mà ngạc nhiên v́ sao anh lại chưa hề gặp người hùng ấy ở nhà Bích bao giờ.

- Anh không uống nữa đâu - anh bảo Bích khi thấy nàng t́m cách khui một chai vang, trong đầu vẫn cố đoán xem con người rất khỏe kia là ai.

- Anh ta cũng không xa lạ ǵ với anh - Bích như đoán được ư nghĩ của anh - Nhưng cứ uống cái đă. Nhẹ thôi, vang mà!

Bích uống được. Từ lâu anh vẫn nghĩ về tác dụng của rượu đối với đàn bà. Rượu làm Bích đẹp lên, lộng lẫy hơn và lạ thay khi nàng uống anh không hề nghĩ tới phẩm hạnh chẳng lấy ǵ làm nết na của nàng. Bích biết uống vừa phải, đúng mức. Nghĩa là lúc vẻ đẹp của nàng chênh vênh bên bờ vực. Một chén nữa là vực thẳm. Nhưng không bao giờ nàng uống chén đó.

Bích đưa ra một chai vang không nhăn. Anh nh́n thấy màu đỏ tím và mùi thơm đặc biệt của thứ vang đắt tiền đựng trong một chai ARARAT cũ.

- Mời anh uống với em một cốc vang của Giáo hoàng.

- Em đùa hay thật đó?

- Đúng là vang của Giáo hoàng. Thứ vang này người ta chở từ Vatican sang cho các cha cố làm lễ. Ṭa giám mục cũng có lúc phải đến ngân hàng. Quà biếu do một ông cha sắp được thụ phong, cha Kính, mang đến. Đây là máu của Chúa. Những ngày lễ trọng, con chiên xứ này được một giọt đă pha thêm nước lă. C̣n em, nhân viên ngân hàng, em được biếu cả chai. Đây là vấn đề tiền mặt.

- Đức Chúa con cũng từng bị bán để lấy tiền mặt - anh nói - Ba mươi đồng tiền mặt vào tay Giu-đa.

- C̣n đây là Đức Chúa mua. Kia là bán, đây là mua.

Bích nói vẻ nghiêm trang. Đôi mắt thông minh của nàng và khả năng châm biếm làm anh sợ. Nhưng anh không hề run rẩy. Chưa bao giờ anh run rẩy trước nàng như trước Chi. Mà Bích th́ đẹp hơn Chi, rực rỡ hơn Chi rất nhiều.

- Anh uống đi - Bích đưa anh một ly vang.

Anh uống. Câu chuyện của Bích làm anh thấy vang không có mùi vị nữa. Đức Chúa nhân từ có chắc cũng thông cảm mà tha thứ cho tệ tiêu cực của ngân hàng. Như Người đă tha thứ người đàn bà phạm tội tà dâm trên băi cát, giữa đám Pha-ra-si đạo đức giả.

Người đặt cho chúng luật chơi: "Ai trong lũ các ngươi chưa phạm tội tà dâm th́ hăy ném đá vào người đàn bà này đi". Chúng nghe những lời đó th́ kế nhau mà đi ra, những người có tuổi đi trước. Đức Chúa đă không ném đá vào người đàn bà. Có lần anh hỏi một vị linh mục: "Vậy th́ Đức Chúa đă phạm tội tà dâm chăng, thưa Cha?". Vị linh mục đáp: "Các vị cha cố th́ có thể, nhưng Đức Chúa th́ không. Nghĩ như vậy là không giữ trọn đức tin cùng Chúa. Đây là Chúa đă tự nhận tội lỗi vào ḿnh để cứu rỗi người đàn bà bất hạnh".

Anh đă uống cốc rượu vang này để cứu rỗi cho Bích chăng? Không. Bích không cần ai cứu rỗi. Hai mươi phần trăm chiết vào thủ quỹ là để tồn tại. C̣n chuyện kia, nếu có là để chữa bệnh nhức đầu, cân bằng sinh thái. Đâu phải là vấn đề đạo đức. Có lần Bích hỏi anh: "Anh có biết lời răn mới không?". Anh đáp: "Không biết, Bích cười: "Thế này, điều răn thứ nhất, hăy t́m chỗ thật kín đáo để không ai nh́n thấy và nhớ đừng có bao giờ dắt nhau nhong nhong ngoài phố đông người".

Nhưng anh biết rơ nàng có một quan niệm khác về t́nh yêu. Nàng tin rằng có một t́nh yêu như nàng đọc thấy trong sách. Nàng sống buông thả mà không ngớt khát khao gặp được một t́nh yêu như nàng mơ ước. Nàng quen thân từ cha cố đến nhà sư, từ bộ trưởng đến anh tài xế, đủ loại người. Nhưng nàng chưa hề gặp được người đàn ông mà nàng muốn gặp.

- Này anh, uống đi chứ. Cha Kính đưa rượu vang cho em. Ông bơ nhà thờ cầm séc ra, thường ông ấy vẫn đi lĩnh tiền. Em nói: ông về bảo ông cha nào trẻ trẻ ra đây, tôi phát cho liền. Tôi chưa bao giờ được tṛ chuyện với một ông cha cơ đấy. Cha Kính ra thật. Cha đang trông coi việc sửa chữa chủng viện. Em gạt hết các thứ ra, phát tiền cho Nhà Thờ, lại tiền đẹp nữa. Cha Kính cảm ơn. Em nói: "Cha cầu xin ơn Chúa cho con". Cha nói: "Cha sẽ cầu phúc cho con mỗi tối trước khi đi ngủ". Rồi cha hỏi địa chỉ nhà em. Hôm sau, cha mang rượu vang của Giáo hoàng đến. Sau đó cha đến thường thường, ăn mặc như một anh cán bộ chạy vật tư. Cha bảo Nhà Thờ nên có quan hệ với ngân hàng, sau việc sửa chữa chủng viện c̣n nhiều khoản chi tiền hơn. Cha kể chuyện rất vui. Cha c̣n nói công đồng Vatican đang tranh luận xem cha cố có quyền lấy vợ hay không, Cha nói, trong trường hợp đó th́ nên viết lại sách Tân ước và phải có lời răn thích hợp, như bên đời đổi mới tư duy ấy mà. Chính cha đă nói cho em lời răn thứ nhất, nghĩa là đừng có nhong nhong ngoài đường phố, vui đáo để.

Bích uống hết chén rượu. Màu mận chín của thứ vang ư sóng sánh trong chiếc cốc pha lê. Mỗi lúc nàng càng lợi khẩu và duyên sáng.

- C̣n lời răn thứ hai? - Tuấn hỏi.

- Thôi, để dịp khác anh.

Bích đặt ly xuống bàn, nghiêng khuôn mặt trái xoan về phía anh. Nét duyên dáng thành thị làm Bích thật gợi cảm. Nhưng ḷng anh trống rỗng. Cả ly vang của Giáo hoàng cũng không làm anh nóng lên được chút nào.

Bích vào buồng trong. Anh biết nàng đang thay quần áo. Lát sau, nàng hiện ra trong bộ đồ ngủ Thái Lan. Anh có cảm giác nhà tạo mốt của bộ đồ này đă say mê Bích và vẽ tặng nàng kiểu quần áo ngủ đó, chỉ cho nàng thôi. Nó làm cơ thể Bích đẹp lên lạ lùng. Một sự khỏa thân trong vải, chập chờn, huyền bí.

- Vào đây anh - Bích bật tắt đèn.

Anh vào buồng trong. Trong khi cởi bộ quần áo đầy bụi của ḿnh, anh nh́n Bích trên tấm ga giường trắng. ánh sáng đèn ngủ màu hồng. Anh khoanh tay nh́n Bích. Bộ đồ ngủ Thái Lan đă biến mất như nó vừa tan vào da thịt. Trước mắt anh sự khỏa thân không c̣n vẻ bí ẩn nữa dù nó vẫn tuyệt mỹ, thách thức, kiêu căng.

- Lại với em, anh! - Bích nói, giọng nàng mơn man đầy nữ tính, như có một con mèo cọ nhẹ vào da thịt anh.

Anh bước lại chiếc giường, ḷng trống rỗng. Anh đă hôn Bích, đáp lại những cử chỉ âu yếm của nàng. Anh cũng muốn thiêu cháy trước ngọn lửa mỗi lúc một say đắm của thân thể nàng. Nhưng ḷng anh vẫn trống rỗng. Như có một cái ǵ tuyệt đẹp đang chờ anh ở cuối con đường nên anh không thể dừng lại đây dù một phút. Anh không thể làm ǵ được. Anh tan ră. Bích khóc. Anh cảm thấy nhục nhă, ê chề và nhăo ra thành một thứ bùn không đáng giá một xu trước những giọt nước mắt ấy. Anh mặc quần áo, lấy xe, lặng lẽ dắt ra ngoài. Bờ sông vắng tanh. Lúc đó anh mong sao có một thằng cướp nào đó thọc một lưỡi dao vào tim anh cho rồi.

Từ đêm ấy quan hệ giữa anh và Bích thật rơ ràng. Bích đủ thông minh và từng trải để biết rơ v́ sao chuyện lại xẩy ra như vậy. Anh không yêu nàng. Nàng không giận và chỉ sau mấy ngày, v́ cô đơn, v́ nhớ căn nhà với những chuyện trời đất vui vẻ, anh lại ḷ ḍ dắt chiếc xe đạp khổ vào ngơ nhà Bích.

 

 

4

 

Bà giúp việc, thím Vọng, người Trung Quốc ra mở cổng cho anh. Với anh, thím Vọng là người Trung Quốc v́ hầu như bà không nói sơi tiếng Việt như nhiều người Việt gốc Hoa khác.

- Ôông Tún, mời ôong dào. Cô dà thấy ôong chắc dà vui lắm đới - thím Vọng nói một cách khó khăn.

Thím là người giúp việc cho bố Bích từ thời con gái, hồi đó thím theo đội quân Tàu Tưởng sang đây. Thím nấu được nhiều món ăn đặc sản và việc trong nhà cũng rất thạo. Lúc Bích ra ở riêng, thím theo Bích về. Hồi người Hoa ra đi, thím ra bến tiễn những người quen biết lên thuyền ra biển, lần nào thím cũng về nhà với đôi mắt đỏ hoe. Nhưng thím không đi. Thím mến Bích lắm, coi Bích như con và không thể nào rời được nàng. Thím c̣n bảo với Bích, bây giờ hai nước đang giận nhau nhưng trước sau rồi cũng làm lành với nhau, ở đây hay về Trung Quốc th́ cũng thế. Bích nói: thím muốn đi th́ tôi cũng không cho đi. Thím là người của giai cấp vô sản quốc tế, sợ cóc ǵ!

Hễ có dịp nói chuyện với Tuấn (thường là những lúc anh ngồi đợi Bích đi làm về) là thím Vọng lại nhắc đến đứa em trai để lại bên Trung Quốc, một cái làng heo hút thuộc tỉnh Phúc Kiến. Đó là người bà con duy nhất mà thím c̣n nhớ lại được.

Bích chưa ăn cơm. Gặp lại anh nàng te tái như một con gà mái lắm điều, Bích trách anh sao lại không gửi địa chỉ cho nàng để thăm nuôi, lúc được tha không điện cho nàng đón, về thành phố lại không đến với nàng ngay. Nàng biết rơ anh đă có Chi, chính Chi đă gánh hết những việc nàng muốn làm để đỡ đần anh trong cơn hoạn nạn. Nhưng Bích đang làm như đối với nàng th́ Chi chẳng là cái đinh ǵ. Nàng ḥ hét thím Vọng ra phố mua thêm thức ăn chín, cố t́m được món vó ḅ là món anh thích, rồi săm sắn dọn cơm, bắt anh ở lại ăn cho bằng được.

Bích mở tủ rượu, đặt lên bàn chai ARARAT đựng thứ vang màu mận chín. Tuấn có cảm giác là tám tháng qua ở nhà Bích mọi thứ vẫn y nguyên.

- Thím ơi, thím khóa cổng lại, ai hỏi thím bảo tôi đi vắng nhé - nàng quay sang anh - hôm nay anh phải uống với em để mừng ngày anh được trở về. Em vẫn để dành vang của Giáo hoàng cho anh đấy.

Nàng rót vang vào cốc cho anh, cho nàng. Hai chiếc cốc cháy lên ngọn lửa màu vang, đằm thắm, sinh động.

- Anh định làm ǵ chưa?

Anh nâng cốc, lảng tránh câu hỏi.

- Chúc sức khỏe em.

- Chúc anh và chị Chi hạnh phúc - Bích uống một hớp nhỏ rồi đặt ly xuống.

- Em có hay gặp Chi không? - Anh hỏi.

- Không. Chị ấy với em không hợp. Nhưng em thấy anh có lư. Em muốn giúp đỡ anh khi anh được về. Em có nhiều thuận lợi hơn Chi để giúp đỡ anh. Anh định làm ǵ anh Tuấn?

- Có hai việc trước khi bắt đầu lại cuộc đời - anh định nói, trước khi bắt đầu cuộc đời mới, nhưng không hiểu sao anh không nói như thế nữa. - Anh muốn biết ai đă hại anh. Anh muốn trả thù. Việc thứ hai là rời thành phố. Anh không thể ở thành phố này nữa.

Mặt Bích tái xanh bất ngờ. Một ánh mắt nh́n hoảng hốt, ánh mắt như vừa hé ra cho anh thấy một hang động bí mật, sâu thẳm. Nhưng nó tắt ngay, cái khe hở khép lại thật bất ngờ. Linh tính báo cho anh biết câu anh vừa nói đă đụng tới một cái ǵ đó liên quan đến Bích.

- Người anh cần trả thù là em - Bích đột ngột nói - Giá như em biết cảnh giác hơn nữa với người đời th́ em đă có thể cứu anh. Nhưng chung quy là... em vẫn ngây ngô quá.

Bích uống hết cốc vang như để lấy thêm can đảm. Nàng rót một cốc khác.

- Đúng - nàng nói - anh cần biết ai đă hại anh. Nhưng cha Kính thường nói với em rằng chỉ có Chúa mới có quyền phán xét. Anh cần biết hắn, nhưng trả thù th́ không nên.

Anh lắng nghe, một t́nh cảm mới lạ bắt đầu nhen nhóm trong anh, giống như sáng nay, khi anh ngắm nh́n Chi trong lúc nàng dịu dàng cắt sửa móng tay cho anh. Ngoài sân trong bóng tối có tiếng chim bồ câu gù. Tiếng bè gỗ thông xibêri chạm nhau ngoài bờ sông.

- Anh mà bỏ thành phố này đi th́ cũng tiếc. Anh gắn bó với nó bao nhiêu năm, bao nhiêu kỷ niệm. Anh đến đây ở với em. Chuyển cả hộ khẩu về, chẳng đi đâu làm ǵ.

- Em nghĩ ra sáng kiến ấy từ bao giờ đấy?

- Mới đây thôi. Đó là cách giúp đỡ anh. Vả lại... - Bích ngừng lại và anh biết nàng sẽ nói một câu khác với câu nàng đang nói nửa chừng - Nếu anh cưới Chi, cả hai đến ở đây cũng được.

- Em không sợ Chi ghen à?

- Đó là quyền của người ta. Nhưng ai cũng biết em là người đàng hoàng. Em chỉ muốn giúp đỡ anh. Em có điều kiện giúp. Em sẽ... đi ở chỗ khác.

Họ cùng ăn cơm, món vó ḅ đáng lẽ rất ngon nếu như thím Vọng không làm hỏng mất nước chấm. Thím lén pha vào bát tương gừng thứ ǵ làm nó ngậy mùi ngũ vị hương. Anh biết thím ít khi để lỡ dịp phổ biến văn minh Hoa Hạ. Nếu hôm nào anh tỏ ư muốn ăn một món Tàu như khâu nhục hay Sủi d́n chẳng hạn, thím vui như mở hội và bỏ công sức làm món đó hết ḷng. Anh biết Bích muốn giúp đỡ chân t́nh. Nhưng Bích sẽ đi đâu nếu cho anh và Chi ở lại đây? Anh đoán Bích đi lấy chồng? Bất kỳ trường hợp nào anh cũng không muốn một người đàn bà sắp xếp hộ đời anh. Anh đă nghĩ chín đường đi nước bước từ những ngày ngồi bắt rận trong tù.

- Dù sao th́ anh cũng phải trở lại công việc. Không phải ai cũng có một việc làm như anh. Công việc của một người tự do. C̣n như bọn em th́ đếm đi đếm lại những cọc tiền, chán quá.

Anh nói:

- Lương cao bổng hậu, hoa khôi của thành phố, được một vị thủ trưởng quỳ xuống hôn chân, em c̣n chán cái nỗi ǵ.

- Chưa đủ, anh - Bích đáp uể oải, không hưởng ứng câu nói có vẻ đùa cợt của anh - không phải chuyện số lượng mà là chất lượng của cuộc sống. Em muốn sống khác kia, không phải như thế này. Chúng ta mong một cuộc sống khác kia, phải không anh?

Anh đă chạm vào một lĩnh vực làm Bích đau đầu. Nàng buông đũa. Anh ngừng ăn và họ pha cà phê uống trong khi thím Vọng dọn dẹp bát đĩa đưa xuống bếp. Mùi cà phê làm thần kinh anh dịu đi. Bích đứng dậy, đến trước cái gương lớn. Nàng nh́n thấy anh pha cà phê trong gương và nói chuyện với anh, hai tay vuốt nhẹ lên mặt. Nàng đang tập thể dục cho da mặt, miếng da lừa của đời nàng.

- Sách dạo này nhiều quá, anh Tuấn. Trong tù anh có sách đọc không?

- Có - anh trả lời.

Thực ra sách của anh là những hàng chữ viết bằng móng tay trên tường, những bức tường đen xám do mồ hôi của người tù cọ vào khi họ ngứa vai hay ngứa lưng. Hận bu, thù bố. Phải trả thù - Đứa nào vuốt tóc em ở nhà? Con nhớ mẹ lắm mẹ ơi - Muốn lắm... Đ.m mày muốn cái ǵ? Sách của anh đó, những cuốn sách viết bằng nước mắt của những số phận bất hạnh.

- Anh Tuấn này, không có sách th́ em tự tử lâu rồi. Buồn lắm.

- Cứ vui đời đi, Bích.

Bích rời gương, liếc qua phin cà phê bắt đầu nhỏ những hạt trân châu màu tím xuống đáy cốc. Nàng kéo màn cửa sổ, cầm cái phất trần lên, quét qua mặt tủ ly, sửa lại mấy bông hoa đồng tiền. Bên cạnh lọ hoa là chiếc ví bằng da cá sấu lem luốc nhưng sang trọng.

- Muốn vui đời mà chẳng được - Bích nói như độc thoại - mà đời th́ sắp hết mất rồi. Nghĩ cũng buồn, anh Tuấn, ba mươi tuổi, đi làm mười năm, thường xuyên ăn hối lộ hoặc ăn cắp vặt dưới mọi h́nh thức. Anh thấy cái đời em có chó má không anh Tuấn?

- Đừng sỉ vả ḿnh, Bích. Làm ǵ đến nỗi thế.

- Đúng thế. Người ta bắt đầu hỏng đi từ lúc lĩnh tháng lương đầu tiên mà chỉ sống được mươi ngày. Những lớp đàn anh sung sướng hơn bọn em v́ họ không phải lĩnh thứ lương tháng như thế. Họ ở mặt trận mà. Chẳng thà như thế, anh Tuấn. C̣n ở đây... nhiều lúc em nghĩ, ḿnh đă làm nên tích sự ǵ mà đ̣i hỏi ăn sung mặc sướng? Ḿnh có quyền ǵ mà hạch sách thiên hạ. Nhưng dù có biết nghĩ như vậy th́ cũng không thoát khỏi cảnh một cây mía đă cho vào che. Nó cứ bị cuốn tuột đi, đời chỉ c̣n bă. Giá công an đến c̣ng tay em bây giờ em cũng chẳng ân hận ǵ. Thế này mà gọi là sống ư, anh Tuấn.

Tuấn nói:

- Đă gọi là sống th́ có bẩn thỉu, có sạch sẽ, có rận rệp và cũng có anh hùng. Riêng anh, chưa bao giờ anh nghĩ ḿnh là rận rệp cả. Chưa bao giờ, Bích ạ. Tôi oan, Bích. Trong thời gian tôi đưa lưng cho rệp đốt, xă hội bên ngoài có tốt lên tí nào không hả Bích? Vậy th́ người ta bắt tôi ở tù để làm ǵ? Có lợi cho ai vậy? Bích trả lời hộ tôi đi.

- Có người có lợi đấy. Rồi anh sẽ biết điều đó. Nhưng anh hăy dẹp ư nghĩ phục thù đi. Anh cứ sống mạnh mẽ như đă sống nếu anh nghĩ là anh oan, anh đúng. Anh cần tiền không? Em có đủ tiền cho anh để anh được sống hết ḿnh, đừng nham nhở.

Bích quan sát sự thay đổi trên mặt Tuấn và nàng biết ḿnh đă phạm sai lầm. Nàng thở dài, cố mong sao Tuấn đừng để tâm về chuyện nàng đă lỡ buột mồm nói ra chuyện cho Tuấn tiền.

- Chúng ḿnh là những cây nến nham nhở. Anh Huy Thảo là một cây nến nham nhở. Anh ấy thường viết trái với suy nghĩ của ḿnh, viết xong, sách in ra, lại rủa sả ḿnh là giả dối, đấm ngực th́nh thịch như thằng điên. Cả Chi, cả anh nữa, những cây nến nham nhở. Chi cao thượng, say đắm, gặp được một người như anh mà vẫn nửa vời - Bích đột ngột quay lại anh - sao Chi không bỏ quách lăo Thục đi cho rồi?

- Anh không biết - Tuấn trả lời hờ hững, anh vẫn c̣n khó chịu v́ Bích vừa nói rằng nàng đủ tiền nuôi anh, anh lẩm bẩm: thế đó, mi đă thành ra thứ để cho một cô gái như Bích nghĩ đến chuyện bố thí, vậy th́ hăy hành động đi, hăy hành động đi trước khi mi biến thành miếng giẻ.

- Trời ơi - Bích ôm đầu - sao chúng ḿnh lại thế này hả anh Tuấn?

- Bích là một cán bộ ngân hàng có quyền thế, được tín nhiệm... - anh nói, bối rối.

- Anh nhầm, anh Tuấn. Giả dối! Suy cho cùng em vẫn là một kẻ vô đạo. Vô đạo ở cơ quan chứ không phải trên giường như người ta đồn, anh hiểu chưa, anh Tuấn?

ở ngoài kia, trong bóng tối phố Bờ Sông yên tĩnh, gỗ cây nhập từ Xibêri về đang chạm vào nhau. Thỉnh thoảng vẫn có những người ra tạc vỏ cây về thổi bị trượt chân. Xác của họ nổi lên giữa những khoảng hở của bè gỗ bạt ngàn. Giá có lần nào đó Bích muốn, nàng chỉ cần bước mấy bước xuống những bực đá lát phủ rêu và những váng dầu, váng mỡ kia. Không thể nào tưởng tượng nổi một nhan sắc như thế lại có thể rập rờn lẫn vào những cây gỗ. Anh thấy hẫng ngực, xót xa.

- Tất cả cũng chỉ để cho vào túi ḿnh những đồng tiền nhơ bẩn, v́ bao giờ người ta cũng nơm nớp lo cho ngày mai, người ta mụ đi, quen nết đi.

- Th́ đừng như thế nữa - anh nói.

Bích đột ngột nh́n vào mắt anh. Anh chưa hề thấy đôi mắt nào đẹp như thế và dữ dội như thế.

- Sao, anh Tuấn, anh bảo đừng như thế nữa à? Muộn mất rồi, người ta đă làm chúng ḿnh hỏng mất rồi.

Bích không khóc nhưng anh cảm nhận được nước mắt và vị mặn chát của nước mắt trong giọng nói chân thực, đau đớn của nàng.

- Giá như em có cách ǵ khác? Nhưng có cách ǵ khác mới được chứ, anh? Họ bổ vây em, không chỉ ở cơ quan mà ngay trong nhà em đây này, em chỉ c̣n mỗi cách là đồng lơa với mọi thứ để sống như mọi người, thỉnh thoảng lại hối hận như mọi người, sau đó cứ sống tiếp như không có ǵ xảy ra. Ôi, v́ sao chúng ḿnh đến nông nỗi này hả anh?

Anh thấy thương Bích thực ḷng. Anh thương anh. Cũng như anh, chắc nàng đă nhiều lần đặt ra những câu hỏi mà biết trước là chẳng thể trả lời được. Anh nhớ những mùa hè đẹp và nóng, những buổi cắm trại dưới hàng cây ven sông, những bài hát tập thể, trên trời bầy phản lực Mỹ vun vút bay đi ném bom một cây cầu, một thành phố nào đó. Lúc đó anh muốn lớn lên thật nhanh để có mặt kịp thời với tương lai. Cái tương lai ấy đang ở trong tay anh. Anh chua chát nhận ra anh đă mất toi tám tháng mười hai ngày rút từ quỹ thời gian tương lai ấy.

Bích ngồi vào bàn, rót nước chè vào chén và cùng uống với anh.

- ư định để anh ở đây với em là nghiêm chỉnh đấy, anh Tuấn ạ. Nếu có người cần ra đi khỏi thành phố này th́ người đó là em chứ không phải anh. Em là thứ bỏ đi, sâu mọt, c̣n anh, anh là nhà sáng tạo, anh nên sống ở đây.

- Anh nguyên là thường phạm, xin em nhớ cho.

- Đừng đổ nước vào bếp, anh. Việc đầu tiên là anh đưa giấy tờ đây, em nhập khẩu cho. Em nói thật đấy.

- Cám ơn ḷng tốt của em. Nhưng số phận đă an bài rồi.

- Nếu anh cứ khăng khăng như thế th́ em biết làm thế nào bây giờ? Hay là anh nói với anh Thảo?

- Bích đi lấy chồng à?

- Có thể - Bích mỉm cười, buồn.

Rồi nàng nh́n lên tờ lịch, trễ nải xé hai tờ ngày hôm qua và hôm nay, giở một hai tờ nữa, bảo anh:

- Khoảng năm giờ ngày kia, mời anh và anh Thảo đến em chơi. Em muốn tiếp khách lần cuối cùng. Thế nào hai anh cũng đến nhé.

- Anh rời nhà Bích, vẫn không hiểu v́ sao nàng lại nói đến buổi tiếp khách cuối cùng và giọng nói của nàng lúc đó nghe rất lạ.

 

5

 

Anh t́m đường trở về nhà.

Nhớ ra là chưa ăn tối, anh rẽ vào một quán cơm đầu ghế phố Hải Thượng, nơi anh và Thảo vẫn quen vào để ăn bữa cơm vài trăm đồng có món bún ốc nấu rất cay như để cho người Huế ăn. ở thành phố nổi tiếng về ăn nhậu tàn bạo này vậy mà hai đứa chưa lần nào dám bước vào cửa hàng đặc sản nhan nhản khắp mọi phố xá, ngơ ngách. Thế nào cũng kéo Thảo vào một bữa cho biết, trước khi vĩnh biệt mày, cái thành phố ta vừa yêu vừa ghét này - anh nghĩ chua chát.

Bà chủ vồn vă với anh. Bà tưởng anh đi nước ngoài về, hỏi tại sao vừa ở Tây về mà anh gầy thế. Anh chỉ mỉm cười, chăm chú ăn. Trong khi ăn, anh soát lại cảm xúc trong ngày. Anh rất mừng là Chi c̣n đó, Chi của anh như anh từng mơ ước có nàng. Anh th́ vẫn nguyên vẹn sức lực. Trước khi gặp Chi anh sợ là những tháng bị đày đọa sẽ làm anh hỏng hẳn. Người ta nhốt một người đàn ông, cho ăn uống kham khổ là để trừng phạt y vừa làm tiêu tan khả năng đàn ông của y đi. Tuấn rất mừng. Anh đă không suy suyển. Người ta không diệt được khả năng ấy của anh. ở đây chính t́nh yêu của Chi đă cứu anh, đă làm anh thoát được thảm họa trở thành con gà thiến.

Anh vẫn tiếp tục nghĩ về Chi, về những cảm xúc của ngày hôm nay, khi anh và Chi ở cạnh nhau. Chi cảm thấy ḿnh chưa làm anh thỏa măn. "Em c̣n ngủ, em chưa được đánh thức. Em chưa quen...", Chi bẽn lẽn nói. Nàng đă cố gắng hết sức để bù đắp cho anh những ngày xa vắng. Những cử chỉ, những động tác vụng về mà anh nghĩ là nàng mới phát minh ra để làm anh vừa ḷng. Sự ḥa hợp của hai tâm hồn đă làm cho mọi chung đụng của thể xác đều có thể chấp nhận được. Anh mỉm cười khi nhớ lại những cảm giác đó.

Nhưng thực tế cuộc sống kéo anh về những suy nghĩ xót xa. Chắc là khi về đến nhà, Chi sẽ ngủ lấy lại sức, sẽ nghĩ cách nói dối mẹ chồng chuyện trưa nay không về ăn trưa. Sáng mai, chắc chắn nàng sẽ phải bịa ra một trận ốm nhỏ nào đó để nói dối cơ quan v́ cả một ngày bỏ nhiệm sở. Rồi nàng sẽ hối hận v́ tất cả những chuyện dối trá đó, những dối trá nàng chỉ phạm phải từ ngày vướng vào cuộc t́nh ngang trái này. Sau đó, có thể ngay ngày mai, trong một lần gặp, Chi sẽ trút lên đầu anh những điều nàng tự rủa sả ḿnh, những hối hận nung nấu lương tâm nàng. Rồi nàng đ̣i ly dị, đ̣i Tuấn cưới ḿnh, nàng sẽ nói anh là một gă vô tích sự, giả dối, một thằng cải lương. Nếu không thế th́ sao trước đây chính anh chứ không phải ai khác đă đẩy nàng vào ṿng tay "tởm lợm" của chồng nàng.

Tuấn rút ví trả tiền và ngạc nhiên thấy túi quần sau dày cộm. Anh lấy ra một xếp tiền hai ngàn mới cứng. Anh biết ngay là chính Bích đă thả xếp tiền vào túi anh không biết từ lúc nào. Sẽ phải trả lại Bích thôi - Tuấn nghĩ. Chi đồng ư để anh đến chơi vói Bích, nhưng không cho phép anh nhận tiền. V́ những tiếng đồn, Chi coi Bích là một cô gái hư hỏng. Nàng không muốn bất kỳ ai so sánh sự phóng túng của nàng với tính nết của Bích. Chi cảm thấy nhục nếu đánh đồng hai sự phóng túng ấy. Như nàng là nhà cách mạng đấu tranh cho tự do, c̣n Bích chỉ là một tên nữ tướng cướp. Chỉ riêng Tuấn biết điều đó. Gặp nhau, hai người vẫn thân mật. Họ đóng vai những người vợ hay người yêu giữa đám bạn bè rất đạt.

Xếp tiền của Bích làm anh cảm động nhưng gây cảm giác nhức nhối khó chịu. Chẳng những anh mà Huy Thảo, người đă viết hơn mười cuốn sách cũng nghèo. Cả hai như sống bằng manna của Thượng đế. Lạ thay lương chỉ đủ sống khoảng một tuần lễ mà mọi việc đâu vào đấy cả. Trước đây, Chi vẫn đưa tiền cho anh. Hôm nay nàng không đưa v́ quá bận rộn yêu đương hoặc v́ tế nhị. Nàng sợ làm anh tủi thân. "Nhà văn, nhà phát minh nào cũng nghèo" - Chi nói - Nàng kiếm tiền bằng nghề kiến trúc của nàng dễ hơn. Nàng chỉ làm thêm đủ cho Tuấn và ḿnh tiêu xài vừa phải.

Một trong những vụ làm thêm đó đă làm Chi nổi tiếng trong thành phố. Nàng vẽ đồ án cho quán cà phê Gió Biển để trả nợ cho một buổi uống gồm bốn người, có Tuấn, Huy Thảo và một anh kỹ sư xây dựng cùng cơ quan. Hôm ấy không hiểu sao ai cũng quên tiền ở nhà. Theo yêu cầu của chị cửa hàng trưởng, Chi ngồi ngay bàn uống, dùng bút bi vẽ phác một cái sê-ma gồm tiền cảnh, hai mái đua và mặt bằng trồng hoa, kê ghế của mảnh sân hẹp trước cửa hàng. Sau đó nàng quên bẵng đi mất. Không ngờ một năm sau công tŕnh quán cà phê cỡ nhỏ được xây dựng theo ư đồ bất chợt của Chi được Hội Kiến trúc thành phố chọn là công tŕnh đẹp nhất trong năm. Anh chàng trợ lư giám đốc bẻm mép của Sở đă t́m cách đồn thổi chuyện ấy lên, ầm ĩ lúc nào Chi không hay biết.

V́ Thục là một nhân vật có thế lực, anh khéo tạo ra cho mọi người ấn tượng là sẽ có ngày nào đó họ phải nhờ vả đến ḿnh. Ông tổng biên tập tờ báo địa phương, tờ báo như chúng ta đă biết, ngay cả thời kỳ đất nước đang đổi mới mà vẫn chưa vượt lên được những bài minh họa nhàm chán, những tin tức không đáng tin và không đáng đọc, thường xuyên đăng ảnh của các vị lănh đạo tỉnh chỉ trỏ chỗ này chỗ nọ trên bản đồ, cái ông tổng biên tập vẫn nuôi tờ báo bằng ḍng sữa thương yêu lai láng của cấp trên ấy, chộp ngay cơ hội và cử người viết một bài về kiến trúc sư Thùy Chi. Tất nhiên, bài báo ca ngợi Chi như là một bà vợ hiền dâu thảo, đảm đang việc nhà viêc nước, do quán triệt hết điều này điều nọ nên đă thể hiện được một đồ án kiến trúc có tính thời đại (quán nhậu và cà phê đang phát triển chóng mặt) và vài ba cái tính khác nữa.

May là, chính Thục chứ không ai khác đă gọi điện yêu cầu đục bài báo ra khỏi bản in thử vào lúc một giờ sáng. Thay vào đó, để tham gia chống tiêu cực, ông tổng biên tập đă cho in bài phê b́nh một tổ quét đường đă cho chị em làm việc quá sớm nên hắt bụi vào khách đi đường. Chi biết chuyện bài báo và cú điện thoại của Thục rất muộn, măi một tuần sau. Nàng ngạc nhiên phát hiện ra Thục có tai mắt khắp nơi, anh có rất nhiều người đây đó sẵn sàng cho anh những thông tin mà anh muốn biết. Hôm đó, trước mặt bà Nhàn, Huy Thảo và Thục, nàng nói: "Hú vía, phúc ba đời nhà con!". Tất nhiên, tuy không nói ra nhưng Chi biết ông tổng biên tập báo không hề quên nàng là con gái của ai rồi.

Huy Thảo chờ Tuấn ở nhà. Thảo chửi ầm lên, đưa một cuốn sách mỏng viết cho trẻ con dứ dứ trước mặt Tuấn và nói rằng Nhà xuất bản vừa đưa cho anh một khoản nhuận bút vừa đủ mua một cân lạp xường. "Ăn một cân lạp xường để viết một cuốn sách, sướng thật!", Tuấn không nói ǵ. Anh đă quen phản ứng bằng sự im lặng trước mọi điều. Ông quản giáo nhân đức dạy anh thế. "Nếu trước đây anh nói ít đi th́ chưa chắc anh đă bị bắt". - ông bảo anh.

Họ nướng lạp xường uống với chai rượu nếp Thảo vẫn cất kín trong một cái hốc.

- Bích mời cậu và ḿnh đến chơi. Năm giờ chiều ngày kia - Tuấn nói.

- O.K! - Thảo quên hẳn nhà xuất bản mà anh vừa gọi bằng đủ thứ tên đẹp đẽ - Ḿnh rất thích đến Bích chơi. ở đó có thể gặp mọi thứ người.

- Xong chuyện đó. Này - Tuấn đứng dậy - đến chợ Nhảy với ḿnh chút đi.

- Được lắm. Lang thang chỗ nào tớ cũng thích. Tớ rất ghét những thằng làm ǵ cũng có tính mục đích. Nó làm hỏng cuộc sống của mọi người và của chính nó. Đi!

Thảo đập đập vào túi. Tuấn nói:

- Yên tâm. Có thể tiêu đến thế kỷ hai mốt.

Họ thủng thẳng trên vỉa hè. Tám giờ đêm, đèn đường đỏ như đom đóm, nhưng đường phố vẫn đông.

- Vẫn thế. Ai cũng lo âu, ai cũng gườm gườm như ra đường là phải giật được một cái ǵ đưa về nhà.

- Cứ làm như cậu vào tù tám tháng th́ thiên đường sẽ hiện ra trên đường phố ấy.

- Vậy th́ bỏ tù tớ để làm ǵ? - Tuấn đay nghiến.

- Nói chung, đă xây nhà tù là phải nhốt một ai đó.

- ừ nhỉ! Nhưng nên nhốt ai bây giờ? Cùng bị giam chung với tớ có một thằng bé rất khỏe, rất tàn bạo. Nó bắt tất cả mọi người trong buồng phải gọi nó bằng anh. Không gọi là nó đấm liền. V́ trong buồng có bốn người th́ có một ông giáo bán bài thi, một thằng nghiện hút bị tóm với hai lạng cơm đen, tớ và thằng bé. Tớ cho nó một trận, cái thằng bé mười tám tuổi mất dạy ấy. Tớ hỏi nó: "Mày bắt người già gọi mày bằng anh để làm ǵ, đồ chó?". Nó đáp thản nhiên: "Em là đồ chó đấy. Nhưng đại ca không nghe các cụ vẫn gọi Trời bằng nó, gọi chó bằng anh à?".

- Cậu đến chợ Nhảy làm ǵ? - Thảo có tật không chịu nổi khi nghe kể chuyện trẻ con hư.

- Tớ thăm vợ thằng Lanh. Nó vẫn chưa được thả. Từ ngày nó bị, vợ nó phải bỏ xí nghiệp về bán số đề ở cổng chợ Nhảy. Suy cho cùng th́ nó bị cũng là v́ ḿnh. Ngôi sao quan sự của tớ sáng quá, chiếu lây sang cả nó.

Vợ Lanh suốt ngày ngồi bán số đề ăn hoa hồng ở vỉa hè gần ngă tư chợ Nhảy.

- Hôm nay đổ bao nhiêu?

- Tao nằm mơ thấy trẻ chết đuối, tao đánh con sáu ba vậy mà đếch vào. Cái số chó má!

- Thôi chết, con vợ hại tao rồi! Nó không giấu chiếc xitizen của tao th́ con bảy bảy hôm nay tao nuốt hết.

Hai người khó mà chen qua đám người ồn ào quanh chiếc bàn nhỏ để đến gần vợ Lanh. Chỉ nh́n thấy mái tóc cô ta không uốn, biếng chải. Tuấn hỏi chuyện vài câu, rút tiền cho cô ta rồi bỏ đi. Vợ Lanh nh́n Tuấn, không cám ơn, hằn học, chỉ hỏi thăm nhạt nhẽo về chồng, con người đă từng gây quá nhiều khổ sở cho mẹ con cô ta. Và bây giờ đang là đồ bỏ đi.

Tuấn kéo Huy Thảo đi nhanh, mong ra khỏi dăy phố đă bắt đầu vắng người dần nhưng vẫn bốc mùi rác rưởi, phố chợ.

- Vợ Lanh nó oán tớ - Tuấn chép miệng - mà nó oán cũng phải.

- Lại Cây Táo uống cà phê nhé? - Thảo lôi Tuấn rẽ trái. Anh thích cái quán v́ nó có cây táo, rất già, chưa bao giờ anh thấy nó có quả nhưng cành táo trùm kín một mảnh sân hẹp.

 

 

 

6

 

- Cậu uống ǵ? - Thảo hỏi.

- Một tách đen.

- Màu đi.

- Một tách đen - Tuấn đáp.

- Hêrô nhé?

- Cũng được.

Lan Hương, cô cháu gái bà chủ quán, nhạt nhẽo như cái tên, bưng cà phê và đĩa thuốc lá đặt lên bàn. Giờ này vắng khách v́ người ta đang ở vườn hoa hoặc trong rạp hát.

- Tao định đi đăi vàng - Tuấn nói. Mặt anh rắn đanh. ư nghĩ này nung nấu trong anh từ lâu.

- Điên à?

- Không điên đâu, Thảo. Tao sẽ đi đăi vàng. T́m ra thằng chó má kia là tao đi.

- Bỏ lại hết à?

- Hết.

- Chi th́ sao?

- Đó là đời tao, tao không bỏ được.

Anh ngắm cốc cà phê đen nhánh, nổi váng v́ có ít bơ. Anh biết ḿnh nói đúng ḷng ḿnh. Nhưng anh đă nói vội vă. Anh sẽ để Chi lại thành phố. Sau khi anh đi, thành phố này đối với Chi sẽ trống rỗng, hoang vu. Anh để lại Chi với nỗi buồn và sự bất lực cho đến chết. Nhưng anh sẽ đi. Anh ngắm khuôn mặt rạng rỡ của Thảo. Nó là tấm gương của t́nh bạn. Mỗi lần nh́n vào mắt Thảo, anh lấy lại được niềm tin. Anh vững tâm hơn, đỡ chống chếnh hơn. Nhưng Thảo cũng chẳng giúp ǵ được cho mối t́nh này nếu anh ra đi. Thảo chỉ là nhân chứng cho một nỗi buồn. Chỉ có thế.

- Đừng dối ḿnh. Cậu ra đi là hết. Cậu sẽ bỏ Chi - Thảo nói buồn.

- Cái ǵ rồi cũng phải chấm dứt. Nhưng tớ cũng chưa biết chấm dứt cuộc t́nh này như thế nào. Dù nó có chấm hết th́ Chi vẫn là măi măi. Cậu có tin không, Thảo.

Thảo lảng tránh:

- Uống đi, Tuấn. Cà phê hôm nay khá lắm. Tớ gọi thêm một cốc nữa nhé.

Thảo gọi Hương bưng một cốc nữa lên. Thảo chia đôi cho hai người.

Tuấn đang nhớ lại mùa hè năm ngoái. Cánh rừng ven hồ. Những con gà lôi khản giọng, nhớ nhung. Một cánh buồm đỏ thắm trên mặt hồ. Tuấn h́ hục hai ngày để sửa chiếc thuyền cũ nát thành một chiếc thuyền buồm có cánh buồm là một tấm ni lông màu đỏ. Chi và anh lênh đênh một buổi chiều, suưt nữa không cho thuyền quay về được v́ gió thổi ngược vào bờ. Nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi. Một mùa hè không bao giờ quên được. Chuyến du lịch lén lút, mỗi người thuê một pḥng v́ không có giấy kết hôn. Đắng cay và ngọt bùi của trái cấm.

Thảo bâng khuâng trước cốc cà phê. Anh biết Tuấn sẽ đi. Đối với anh điều ấy ngang với việc lạc vào hoang mạc. Anh sẽ ra khỏi bằng cách nào đây.

Thảo cầm khối ru bích ai để quên trên bàn. Anh quay những khối vuông. Những khối vuông xanh, vàng, đỏ trắng rối thêm, tản mát thêm. Không có lời giải đáp. Cũng như anh không thể giải đáp nổi số phận của Tuấn, một số phận cay đắng mà anh đành thúc thủ, không thể xoay chuyển nó dễ dàng như đối với những nhân vật trong tiểu thuyết của anh.

Cái tay giám đốc xí nghiệp - Tuấn như quên hẳn ông ta mà chỉ gọi ông ta là Lư Thông - cái tay Lư Thông ấy không biết dùng mưu kế ǵ mà có thể lường gạt Tuấn, con người có trí tuệ gấp vài chục lần ông ta. Lừa gạt những ba lần. Mà Tuấn là ai? Một bộ năo hiếm có, một kỹ sự trợ thủ, một người hết ḿnh v́ ông ta và xí nghiệp. Thảo không hiểu lắm về công việc của Tuấn. Nhưng cả ba lần anh đều chứng kiến cuộc lường gạt. Cả ba lần anh đều tưởng lầm là một tṛ đùa. Nhưng anh đă nhầm tệ hại.

Lần đầu tiên, cách đây khoảng ba năm. Lúc đó tay giám đốc chỉ mới là một công nhân bậc bốn. ở xí nghiệp, ông ta là một hạt thóc trong đống thóc. Lần đó, Tuấn đi họp toàn ngành ở Hà Nội về. Một chuyên viên ở bộ nọ đến dự tŕnh bày về t́nh trạng chảy dầu trong cánh tuyếc bin của nhà máy thủy điện X. Một nhà máy kiểu cũ, không t́m được gioăng thay thế. Hàng chục cây số dọc theo sông Lim nổi váng dầu nhờn, bị ô nhiễm. Cá anh vũ chết hàng loạt. Những hậu quả khác khôn lường. Phải chế tạo được những bộ gioăng thay thế. Đây là lĩnh vực đ̣i hỏi nhiều bộ, nhiều ngành tham gia.

May mắn là những vấn đề kỹ thuật của việc chế tạo đó đă được Tuấn quan tâm từ lâu v́ một mục đích khác. Từ lâu anh muốn làm ra một chất liệu làm kín có thể chịu được nhiệt, dầu nhờn, a-xít và ma sát lớn. Anh đă mon men đến gần đích cuối cùng th́ bỏ dở. Tuấn lặng lẽ suy nghĩ và nhờ sự nhiệt t́nh của giám đốc (ông ta đă chết năm bốn mươi chín tuổi, những người tốt thường chết trẻ chăng) anh được giao lập một tổ công tác gồm ba người. Anh, một kỹ sư hóa dẻo và ông Lư Thông, lúc đó chỉ là một công nhân bậc bốn. Phải đưa ông ta vào v́ dù sao cũng cần người làm những việc cụ thể cho pḥng thí nghiệm. Thế là người ta cử Lư Thông đến cho anh. Tuấn và Vịnh, anh kỹ sư hóa dẻo lên Hà Nội, vào trường Bách khoa và Viện khoa học tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn và các thầy, mày ṃ công thức. Trong khi hai người ngồi uống trà và chuyện gẫu về thân phận của trí thức th́ Lư Thông pha trộn, thao tác, cán ép, xử lư... Những tấm gioăng ra đời. Họ đưa lên nhà máy thủy điện. May mắn, giám đốc nhà máy là một cậu bạn cũ của Tuấn. Anh đồng ư cho ngừng máy (không thông qua hội đồng khoa học của Bộ, ưu tiên cho bạn bè mà!) để thử thay gioăng mới. Hai tháng, rồi ba tháng trôi qua. Những tấm gioăng làm việc rất hoàn hảo, vượt xa yêu cầu khiêm tốn đề ra lúc đầu. Một sự kiện lớn. Bộ chủ quản thở phào. Địa phương vùng có nhà máy thoát được nạn ô nhiễm v́ dầu ṛ rỉ. Váng dầu không c̣n trôi nổi trên ḍng sông thơ mộng trong xanh, cá anh vũ trở về, nhà máy mỗi tháng tiết kiệm được hàng tấn dầu hiếm.

Như người lạc lần thấy đường ra, người ta đề nghị hoàn chỉnh phương pháp và quy tŕnh công nghệ, lập xưởng sản xuất hàng loạt thứ vật liệu đó để dùng lâu dài cho các nhà máy thủy điện. Và những sản phẩm hóa khác.

Theo bài bản truyền thống, người ta tổ chức hội nghị tổng kết, hội nghị chuyên đề, khen thưởng... Bước rẽ ngoặt bắt đầu từ đây. Tuấn và Vịnh bàn nhau "Đây không phải là việc chính của chúng ḿnh. Sa vào là hết đời. Làm th́ khó nhưng báo cáo th́ dễ. Để Lư Thông đi báo cáo!". Suốt một tuần lễ, Tuấn nhồi nhét vào đầu người công nhân bậc bốn những công thức, lư luận, giải thích... Anh bảo: "Cậu báo cáo là đúng. Cũng những chuyện này nhưng bọn ḿnh nói th́ người ta vặn vẹo đủ điều, có trót lọt th́ cũng chẳng ai thí cho bao nhiêu tiền thưởng. Cậu là công nhân, người ta sẽ chiếu cố cậu. Chắc chắn cậu sẽ c̣n đi xa!". Thế đấy, khoa học cũng cần lư lịch cơ bản tốt.

Quá tŕnh nhào nặn huyền bí bắt đầu diễn ra. Người ta in ảnh Lư Thông lên báo. Xuất hiện vài bài báo mô tả quá tŕnh sáng tạo của người công nhân. Tuấn đọc những bài đó, mỉm cười. Anh không thể nhận ra là người ta đang viết về công việc của nhóm nữa. Theo các nhà báo th́ h́nh như người thợ, dù học vấn ít ỏi, nếu có ḷng yêu nước và yêu chủ nghĩa xă hội th́ họ sẽ chiếm lĩnh được tri thức khoa học mà chẳng mất công mài đũng quần hàng năm, thậm chí hàng chục năm trên ghế nhà trường và những học viện! Lư Thông được phong nhiều danh hiệu đến nỗi anh ta khó mà nhớ hết. Rồi được rút đi học một lớp đại học chuyên tu vào thời kỳ mà các giáo viên hướng dẫn muốn cho học tṛ tốt nghiệp đi cho rồi để rảnh nợ mà có th́ giờ kiếm sống. Xí nghiệp được đổi tên, chuyển nhiệm vụ. Lư Thông được cử đi học trường Đảng v́ đă có bằng kỹ sư chuyên tu. Và ông được đề bạt lên phó giám đốc v́ đă tốt nghiệp trường Đảng. Ông lên giám đốc v́ đă từng là phó giám đốc. Có lẽ ông sẽ lên một chức ǵ nữa trên giám đốc nữa v́ ông đă là giám đốc.

Đă quen tưởng rằng chính ḿnh là tác giả duy nhất của sáng kiến làm gioăng, ông giám đốc bắt đầu dùng quyền lực của ḿnh để khai thác các kỹ sư trong xí nghiệp. Ba lần Tuấn được ông cử làm chủ nhiệm đề tài cải tiến hay sản xuất một mặt hàng nào đó, ba lần ông đều biến những sáng kiến này thành của tập thể xí nghiệp. Khi chúng là của xí nghiệp rồi, với kinh nghiệm và nghệ thuật báo cáo sẵn có, với những cách thức hoàn hảo ông biến chúng thành sở hữu của chính ông một cách dễ dàng.

Chuyện đó diễn ra từ bao giờ, theo một quy tŕnh như thế nào, không ai hiểu nổi. Mà cũng không có cách ǵ hiểu nổi. Đó là một phản ứng hóa học bí mật trong những ống nghiệm kín như bưng mà ta thường gọi là cơ chế cũ. Tuấn hiểu phép mầu đó qua câu chuyện những cái gioăng. Anh được lĩnh một số tiền thưởng c̣m nhom, lui về pḥng thí nghiệm, từ chối dự những cuộc họp, cuộc b́nh bầu, thậm chí cả những chuyến tham quan, du lịch, Tuấn lại miệt mài với những dự án mới.

Nhưng ba sáng kiến đă thành công kia th́ sao? Ông giám đốc được lên ba bậc lương, được hứa hẹn cấp thêm vốn, đổi một căn hộ mặt đường và nhiều triển vọng khác. Để đảm bảo cho tất cả những bước phát triển đó là ông có một cái lư lịch đẹp, chưa nói một câu nào phạm thượng với cấp trên v́ ông ít khi nói. Và chưa bao giờ người ta thấy ông làm việc sai trái v́ ông không tự ḿnh làm ǵ cả. Ông ngồi, làm đầy đủ những ǵ có trong quy phạm và chỉ thị. Như một anh câu cá rành nghề, ông chỉ việc chộp cho vào cái giỏ của ông những con cá to, ông có ưu điểm hơn người ở chỗ c̣n để cá nhỏ cho người khác nhặt. Vậy th́ ông, con người quyết án binh bất động để tồn tại và thăng tiến, sao ông lại phải tháo dỡ cái này cái nọ ra để làm ǵ? Ba cái sáng kiến cấp nhà nước, tập thể đă được thưởng rồi, trên đă chú ư đến ông rồi, tờ báo tỉnh cũng đă hết lời ca ngợi, ông không xếp nó lại cho yên c̣n bới ra làm quái ǵ nữa. Xếp, xếp. Tội ǵ mua rét mà run.

Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó, mặt Tuấn tái lại v́ giận. Anh cũng tự hỏi xem ư nghĩ của anh về cái ông Lư Thông kia có quá đáng hay không. Có chăng cũng chỉ v́ xúc động thái quá. Sự xúc động của chàng Thạch Sanh khi bị đẩy xuống giếng sâu, ôi nhân loại, xin hăy lượng t́nh cho sự giận dữ của chàng, người ngay bị đẩy xuống giếng sâu.

Tuấn đă giận dữ, đă đập bàn đập ghế với giám đốc v́ ba cái sáng kiến của anh đă bị sang tên (một cách bí ẩn và nhẹ nhàng), anh không thèm chấp điều đó. Nhưng v́ sao nó lại bị xếp xó, không thực hiện? Đối với người sáng chế, đó là sự xỉ nhục.

Tuấn đă bị đẩy xuống giếng sâu. Khi miệt mài với đề tài mới, anh đă không lượng được sức ḿnh, đề ra một mục tiêu khó vượt nổi. Anh thất bại hoàn toàn. Không may, một vụ cháy nhỏ xẩy ra. Anh đánh hơi thấy người ta đang bày những cái bẫy, những sợi dây tḥng lọng bí ẩn quanh ḿnh. Để tránh một vụ kỷ luật nhục nhă, Tuấn đặt lên bàn giám đốc một tờ đơn xin thôi việc. Đáng lẽ anh có thể xin chuyển đi nơi khác. Nhưng anh không chờ đợi được thủ tục rề rà. Anh muốn thoát cho nhanh. Anh lại c̣n muốn chứng minh là ḿnh có thể tồn tại mà không cần lệ thuộc, luồn cúi. V́ anh tin ở phát minh mới của ḿnh. Nó có phạm vi ứng dụng rộng răi. Anh bất cần mọi thứ. Chỉ cần thành công. Thành công là có tất cả. Sẽ có ngày v́ chính quyền lợi của xí nghiệp và bản thân ḿnh, ông giám đốc sẽ sụp lạy dưới chân anh, người t́m ṭi những hợp chất mới. Nếu không, anh sẽ lập tổ hợp, hay bán nó cho một tổ hợp, một xí nghiệp khác. Anh sẽ sống v́ nó, nhờ nó. Nhưng một tai vạ lớn đă sập lên đầu anh giữa lúc anh đang sống say đắm trong mối t́nh đang chín và những t́m ṭi gian khổ của anh đến chặng cuối cùng.

Bây giờ Tuấn tính chuyện đi t́m vàng. Vàng, anh vẫn nghĩ nó cũng hiếm hoi như hạnh phúc. Không ai đi đăi vàng mà sung sướng cả, cũng như hạnh phúc, không ai đi t́m mà gặp nó cả.

- Uống đi -Thảo giục - nhà triệu phú không tưởng, nhà bác học lăng mạn.

- Không lăng mạn chút nào, - Tuấn nói.

Thảo lặng người đi v́ nhớ là chưa bao giờ khuyên can được Tuấn điều ǵ.

- ở trong tù có một tay đăi vàng bị nhốt về tội làm vàng cốm giả - Mặt Tuấn có bóng đen thoáng qua. Chẳng ai thích khoe với người khác những kỷ niệm tù đày - Nó buồn t́nh dạy tớ nghề đăi vàng. Vàng có khắp nơi. Lưu vực sông Mă, những con suối chân Trường Sơn miền Trung. Cả ngoại thành Hà Nội nữa. Làm nghề này không khó. Miễn là dám vứt hết quá khứ, dí cái quá khứ vớ vẩn và mộng mị xuống chân rồi ngẩng đầu lên mà đi.

- Nhưng cậu th́ việc ǵ phải làm thế? Cậu sẽ được minh oan.

- Tớ hiểu tớ là đủ. Người đàn ông hơn người đàn bà ở chỗ nó đánh giá được bản thân ḿnh. Tớ cần vàng. Nguồn gốc mọi thất bại của tớ là do tớ trắng tay. Tớ định vá trời bằng hai bàn tay ăn mày.

- Cậu không nghĩ tới Chi ư? - Thảo hỏi.

- Chỉ c̣n chừng đó thôi. Nhưng phải cứu vớt cuộc đời trước khi cứu vớt t́nh yêu. Nếu ḿnh chỉ là miếng giẻ rách th́ Chi cũng chẳng c̣n, t́nh yêu của Chi cũng chẳng c̣n. Ḿnh đang không xứng đáng với t́nh yêu của Chi.

Tuấn uống cạn một hơi chỗ cà phê c̣n lại rồi đứng dậy. Thảo biết là ḿnh không thể trở lại chuyện này nữa. ít nhất là lúc này.

Phố xá sáng rỡ đèn. Đă bắt đầu cuộc chơi đêm, cuộc lêu lổng ban đêm vô tận của ḍng người giàu có, sang trọng. Tuấn thấy nhớ những đêm chiến tranh. Cả thành phố tất bật. Những người lao động nuối tiếc từng giờ, tranh thủ từng giờ cho nhà máy nhả khói, bến tàu được giải tỏa. Cái thành phố chăm chỉ, cần cù, siêng năng và tiết kiệm của anh đă mất. Bây giờ người lao động nghèo đang nuốt vội bữa cơm dưới ánh đèn dầu rồi gằn hắt nhau, toan tính với nhau, chửi rủa nhau để chen một chỗ tồn tại cho hết ngày mai, để vá víu tháng lương rách nát với lo toan, ám ảnh bởi sự bấp bênh của đời người. Bây giờ người giàu ra phố lêu lổng, ăn chơi. Đồng tiền quay ṿng cùng bánh xe cúp với tốc độ chóng mặt. Tốc độ của cuộc tranh giành trong pháp luật và ngoài ṿng pháp luật. Những cô gái con ông cháu cha, con chủ hiệu cà phê, quán ăn đặc sản, chủ thầu mua bán sắt vụn mặc áo pun Thái Lan và quần ḅ Mỹ, mới tập sự son phấn, bỏ học vào đầu năm lớp sáu, ra đường ban đêm để khoe quần áo, để được tán tỉnh, được theo đuổi, được ve vuốt, được làm t́nh ở chân tường, góc phố - trường bắn của tuổi thanh tân, tóm lại, học đời sống hiện đại. Lớp cha anh trưởng thành trong chiến tranh và cuộc tính lũy vô hạn độ. Thế hệ Tuấn trưởng thành trên đường phố đă dứt khói lửa. Trong cảnh thất nghiệp một phần ba, một nửa và toàn phần. Lứa tuổi này cũng đă bắt đầu cuộc đấu trí và đấu lực không khoan nhượng với tốc độ kinh người nhằm giật lấy miếng ăn trong tay người khác, có thể người đó là hàng xóm, là đồng chí, bạn bè hay em ruột ḿnh. Tuấn đang nh́n thấy một thành phố phân ră. Giàu và nghèo. Kẻ lương thiện và kẻ bất lương. Cuộc đấu muôn thuở là cuộc đấu. Cái thành phố bốc lửa trong đêm dưới khói bom vàng da cam hay đen kịt, cái thành phố ấy đă lùi vào sương mù quá khứ để nhường chỗ cho những đường phố không luật lệ, không kỷ cương, người ta có thể chửi tục vào mặt anh, giật cái kính đeo mắt của anh hay đạp vào anh để bước lên trước.

Tuấn thấy đau thắt ngực. Trước mặt anh và Thảo là một cuộc sống anh không chờ đợi, không mong ước. Giấc mơ của anh khác kia, khác rất nhiều. Tuổi ba mươi, ba lăm, bọn anh chỉ là hạt nhân của buổi ban đầu. Sau bọn anh là một cái đuôi sao chổi, ngày một ph́nh ra, một to ra, cái sao chổi thời hiện đại đang lao vun vút như lên cơn sốt vào vực thẳm suy đồi đạo đức, t́nh thương. Lười biếng, đ̣i hỏi, bị khinh miệt và khinh miệt trở lại, được trả lương giả vờ và làm việc giả vờ, hèn nhát, cam chịu, danh dự, nhân phẩm đă được vứt khỏi hành trang cho nhẹ để tăng tốc tới mục đích nhiều khi chỉ là một bộ cánh có in chữ trên ngực: LOVE ME.

Là nhà văn nhưng Huy Thảo có những ư nghĩ nhẹ nhơm hơn. Anh không chú ư nhiều đến đường phố. Anh chưa được học bài học vỡ ḷng về cuộc sống trần trụi như Tuấn đă học tám tháng qua trong tù. Chỉ có cảm giác sắp sửa phải mất Tuấn làm anh đau đớn. Cơn ác mộng đăi vàng bóp chặt tim anh giữa đường phố lên đèn.

- Tuấn, tại sao cậu lại không thể sống như mọi người? - anh hỏi Tuấn, cố lấy cái vai gầy mảnh đụng vào vai Tuấn như đánh thức anh dậy, thoát khỏi những ư nghĩ và cảm xúc đang giày ṿ anh.

- Sao cậu không hỏi v́ sao mọi người lại không sống như tớ?

Thảo không trả lời. Anh không trả lời được. Anh chỉ c̣n nhớ lại những ǵ đă qua, may ra lư giải được những cảm xúc hỗn độn của ḿnh.

Nhưng họ đă bước vào con đường tối. Phố nhà hôm nay mất điện.

 

 

7

 

Tuấn bị bắt vào ngày mười hai tháng giêng. Thảo đang dự một cuộc hội thảo, nghe tin không lấy ǵ làm lạ. Cũng như tay lái mô tô nào đó vút qua như một tia chớp và chẳng ngạc nhiên khi thấy y ngă sóng xoài trước mặt anh.

Thảo lấy phấn viết lên cửa ra vào hàng chữ 1-12 đóng khung. Giây phút đầu tiên trở về nhà khi nghe tin, Thảo chỉ có thể làm được thế. Sau đó, dùng quan hệ rộng răi của một nhà văn, anh làm được một số việc khác để đỡ đần gánh nặng cho bạn. Anh tổ chức cho Chi thăm nuôi. Anh t́m một luật sư quen biết. Nhưng mỗi ngày anh thấy ḿnh cựa quậy chỉ là vô ích. Tuấn rơi tơm vào ḍng xoáy bí ẩn của cuộc đời.

Họ đang đứng trước hàng chữ đó. Tuấn đă quên xóa hàng chữ kịp thời. Anh vội đè tay trái lên, xóa vội trước mặt Tuấn. Tuấn không nh́n thấy.

Họ đứng thở một chút. Cái cầu thang bê tông vừa hẹp vừa dốc. Những tay vẽ kiểu vẽ nó ra không phải để cho người ta leo lên sau khi đă làm tám tiếng đến kiệt sức ở nhà máy, bến cảng. H́nh như anh ta đă nghĩ cách vẽ cái cầu thang thế nào để tiết kiệm diện tích và vật liệu nhất. Có thể anh ta đă được thưởng về thành tích tiết kiệm ấy.

Gió từ cánh đồng phía sau tới làm dịu cơn giận cầu thang của Thảo, cơn giận thường trực như người luôn luôn có hạt sạn trong giầy. Phía xa kia là biển. Cánh đồng mới gặt. Gió mang theo mùi đồng nội không bao giờ lên giá. Niềm an ủi của những tối mất điện này là có trăng. Trăng cũng không phải trả tiền và lên giá, trừ trăng trung thu. Trung thu này một cái bánh dẻo dễ phải lên đến ba bốn ngàn đồng, một phần năm tháng lương - Thảo nghĩ.

Gian pḥng trống trơn nếu không có cái giá sách và bàn viết của Thảo, một cái tủ gỗ thông đóng bằng gỗ kiện hàng. Miếng nào cũng có chữ CCCP. Huy giải mă mấy chữ ấy theo quan điểm chợ Trời: Các chú cứ phá. Thảo thắp đèn, lấy chai rượu nếp mới uống một nửa hồi chiều. Hai cái chén nữa. Hồi năy, qua lối vào khu nhà, Tuấn đă kịp mua được một gói thịt chó luộc. Đèn vàng vọt, cái chụp ít khi được lau.

Tuấn ngả người dựa vào tường, hai chân duỗi thẳng. Tuấn uể oải, mệt mỏi từ hôm về. Như là xương cốt đă biến thành ư nghĩ.

Mùi rượu thơm làm Tuấn rưng rưng. Cuộc đời thực đang sống dần lại. Bố anh nói: "Bốn mươi tuổi tao mới biết uống rượu". Anh bắt đầu vào quán gọi nước cay ầm ĩ từ thời sinh viên. Ngủ với đàn bà cũng từ thời sinh viên. Hút thuốc lá ngay ngày đầu tiên vào học cấp ba. Buổi tựu trường đứa nào cũng ph́ phèo. Thời hiện đại. Con hơn cha, nhà có phúc.

Căn pḥng cũng là một ân huệ của Thượng đế dành cho ba linh hồn vất vưởng. Thảo ly dị, anh không c̣n ǵ hết ngoài tấm thân tốn vải dài lưng. Huy rủ anh đến. Nó là em vợ Thảo. Khi nghe tin anh chị ly dị nó chỉ b́nh mỗi câu: "Hay nhỉ!". Không ai biết nó có đồng ư hay không. Cũng không ai có thể định nghĩa Huy là người thế nào. Tốt hay xấu. Lương thiện hay bất lương. Nó bị bắt, được thả. Lại bị bắt, được thả. Ba lần như thế. Cả ba lần đều có công an dẫn về nói hộ với phường: "Nó thất nghiệp, buôn lậu nh́ nhằng, không cơm đâu mà giữ nó". Huy xấp xỉ ba mươi, đi nghĩa vụ ba năm, hai năm ở chốt. Ngày về nhà nó mang một ba lô hoa hồi. Đó là tất cả tài sản của nó. Chỉ sáu tháng sau nó có một cây, rời nhà Huy Thảo ra ở riêng, "hoa hồng" được căn hộ này. Sau khi trả xong tiền nhà th́ tay trắng lại hoàn tay trắng. Hôm th́ nó giàu như tay buôn cỡ bự, đăi bia anh em và bạn bè mỗi bữa đến nửa chỉ vàng. Hôm sau lại găi tai xin Tuấn hay Huy Thảo vài trăm mua thuốc lá. Chính Tuấn và Thảo cũng không biết nó ăn uống ở đâu. Lúc họ về nhà đă thấy nó ngủ lăn ra như chết. Họ tỉnh dậy thấy nó biến đi đằng nào rồi. Lần bị bắt đầu tiên là do nó đi xin việc. Nó đến xí nghiệp đóng giày xin làm bảo vệ. Tay trưởng pḥng lao động tiền lương ṿi một chỉ vàng và một bữa đặc sản. Nó chạy một ngày vẫn không ra tiền. Nó bảo Thảo: "Trước sau th́ nó cũng không nhận ḿnh. Em cho nó một bài học". Huy rủ tay trưởng pḥng đi "đặc sản". Tay kia hí hửng dắt xe đi. Đến vườn hoa, nó quẳng xe xuống đất, cà khịa, chửi bới rồi đánh nhau với tay trưởng pḥng. Ai ngờ gặp phải cao thủ. Huy bị một trận nhừ đ̣n. "Để cho mày biết - tay trưởng pḥng nói - tao cũng từ đầu gấu mà lên". Hai người bị bắt vào đồn. Hai ngày sau được thả. Sau này, Huy kết thân với tay đầu gấu nay là trưởng pḥng lao động tiền lương kia. Nó được tay kia giao việc. Bắt đầu chạy hàng, lê la ở các bến cảng, môi trường sống của nó lâu nay. Bây giờ nó đủ tiền để chạy một chân ǵ đó ở những chỗ thơm tho. Nhưng nó không xin đi làm nữa. Nó sống vất vả nhưng sống được. Và có tự do, điều nó thích nhất. Tuấn có lần hỏi đùa nó: "Huy, mày cho chúng tao ở nhờ mà không sợ mất nhà à?". Nó đáp: "Các anh giở tṛ th́ em dùng luật rừng tống cổ các anh ra".

Hai người đang uống th́ cánh cửa bật tung. Tuấn giật ḿnh. Người vừa vào là chú công an hộ tịch trẻ măng vẫn bồ bịch với Huy. Cậu ta hỏi Huy. Thảo trả lời là Huy vắng nhà. Anh không nh́n Tuấn để Tuấn khỏi ngượng v́ cử chỉ hốt hoảng vừa rồi. Tám tháng chắc cũng đủ để một người như Tuấn giật ḿnh khi nh́n thấy công an.

Họ ngồi nhấp từng ngụm một. Không có Tuấn th́ Thảo không uống. Anh không thích uống với Huy. Chênh nhau năm tuổi mà cách uống rượu cũng đă khác nhau nhiều lắm. Nhờ thế mà c̣n chỗ rượu này. Rượu nếp, nặng, để lâu mà không nhạt đi. Như t́nh bạn vậy.

Thảo vẫn nghĩ tới chuyện Tuấn đi đăi vàng. Tuấn khó mà t́m được việc hợp sở thích sau khi ở tù ra. Khó quá. Tự do thích thật, nhưng không nuôi sống người. ở tù măi th́ khỏi lo cơm áo, việc làm, sự nghiệp. Tuấn nghĩ về người công an. Anh tưởng tượng đó là một tay trinh sát. Anh ta đến đây có ư nghĩa ǵ? Nhà khoa học nào cũng biết tưởng tượng. "Không biết tưởng tượng th́ làm khoa học thế quái nào được?". Tuấn vẫn bảo Huy Thảo thế.

Họ vẫn quen ngồi uống với nhau trong im lặng.

Ngày mười hai tháng giêng năm nay, Lanh hốt hoảng đập cửa báo cho Huy Thảo tin Tuấn bị bắt. Thảo rời cuộc hội thảo về nhà ngay. Trưa hôm đó Lanh bị bắt nốt.

Hồi Tuấn bỏ xí nghiệp Thảo chưa ly dị. Huy chưa mua được nhà. V́ vậy Tuấn không thể đến ở chung với Thảo. Chi bàn: "Em sẽ làm nhà". Nhưng Chi ly dị không xong, không thể làm nhà. Nếu ly dị xong Chi có thể bắt Thục chia một phần tài sản. Một góc thôi cũng quá đủ để làm một cái nhà tử tế. Nhưng hồi đó Tuấn bỗng đổi ư. Tuấn không đồng ư để Chi ly dị với chồng trong hoàn cảnh này. Cả Chi và Thảo đều biết Tuấn không thể chấp nhận việc Chi lót ổ cho ḿnh. Tuấn không muốn phiền ai, kể cả người anh yêu đến chết. Chi buồn, cho Tuấn khách sáo. Nhưng không ǵ lay chuyển Tuấn nổi.

Tuấn phải trả lại căn pḥng ở khu tập thể của xí nghiệp. Ông giám đốc thở phào. Tuấn biến mất có nghĩa là toàn bộ quá khứ về chuyện những cái gioăng sẽ biến mất. Ông vẫn canh cánh bên ḷng về chuyện đó. Nếu bọn nhà báo mà biết rơ sự thật th́ hại ông quá. Mà chỉ Tuấn là có thẩm quyền nhất để tiết lộ sự thật mà thôi. Ông quên mất một điều hiển nhiên là chính Tuấn đă quên hẳn, quên hoàn toàn về chuyện những cái gioăng ấy. Giá có ai bắt anh kể lại anh cũng không biết thế nào mà lần. Trước mắt Tuấn sau ngày rời xí nghiệp là một loạt khó khăn. Phải có nhà để ở. Có chỗ cho những đồ thí nghiệm tuy không nhiều nhưng khá lủng củng của anh. Tuấn gốc là kỹ sư hóa chất. Đọc nhiều, giỏi Toán và Vật lư, anh muốn vươn ra nhiều thứ khác. Một trong ba sáng kiến của anh đă bị sang tên hoàn toàn là quy tŕnh công nghệ in ốp-xét mầu lên nhựa, mi ca hoặc đá hoa. Kỹ nghệ này ở ta chưa ai biết làm. ở Trung Quốc vẫn có những chiếc cặp trong có tấm nhựa trắng in ảnh của Mao chủ tịch hay một cô gái Thượng Hải, dùng làm quà tặng, bán rộng răi trên thị trường. Trước Đại hội Đảng của ngành mấy tháng, ông giám đốc đưa cho Tuấn một chiếc cặp như thế. Ông giao cho Tuấn nhiệm vụ nghiên cứu quy tŕnh công nghệ sản xuất thử một ngàn chiếc cặp có in ảnh bên trong để tặng Đại hội ngành. Mọi thiết bị và kinh phí xí nghiệp sẽ cấp rộng răi. Tuấn đồng ư v́ anh chưa bao giờ bỏ lỡ một dịp thuận lợi để đưa những hiểu biết bách khoa của ḿnh vào lĩnh vực sản xuất. Anh cũng nh́n thấy ngay triển vọng của mặt hàng này. Tuấn miệt mài trong hai tháng, không người hướng dẫn, không tài liệu kỹ thuật trực tiếp. Nhưng rồi, với một máy làm nhiệt cao tần, một ngàn chiếc cặp có in ảnh màu đă ra đời. Ông Lư Thông chất một xe về Hà Nội. Đó là quà tặng Đại hội đặc sắc nhất được hâm mộ, trầm trồ. Mọi người nh́n thấy le lói phía sau người giám đốc và xí nghiệp ông ta một sự năng động đáng quư. Ông giám đốc, người lănh đạo xí nghiệp xuất thân từ công nhân, người có sáng kiến nổi tiếng năm nào trong việc sản xuất gioăng thủy lực nay vẫn giữ được phong độ sáng tạo. Vân vân và vân vân. Sau đó, mọi việc, kể cả Tuấn nữa bị quên lăng.

Lần Tuấn căi nhau với giám đốc rồi dẫn tới việc rời khỏi xí nghiệp chính là chuyện in ảnh này. Hôm đó, anh lên gặp ông ta yêu cầu xí nghiệp bỏ vốn trang bị dây chuyền sản xuất hàng loạt cặp sách, ví tiền, ảnh chân dung trên đá v.v. để bán rộng răi, mở rộng mặt hàng hấp dẫn này trên thị trường trong nước. Nhưng con cá to nhất đă chui vào giỏ của ông giám đốc rồi (ông được đại hội ngành bầu vào đảng ủy). Ông giám đốc không c̣n muốn thả câu nữa. Chiếc máy làm nhiệt cao tần đă được chuyển về một phân xưởng khác. Rồi chết và biến thành sắt vụn ở đó.

Khi c̣n một thân một ḿnh, Tuấn vẫn không chịu rời bỏ đề tài anh đang làm dở. Chi đưa tiền anh mua hóa chất. Gay go nhất vẫn là chuyện nhà. Thực ra, với cương vị và thế mạnh của ḿnh, Thục dễ dàng xoay cho Tuấn một nơi ở thích hợp. Nhưng đó lại là điều cấm kỵ đối với Tuấn. Cuối cùng, Lanh đến. Lanh là công nhân nguội bậc 5 ở xí nghiệp Tuấn. Trước đây Lanh được giám đốc cử đến giúp Tuấn in ảnh cặp sách. Hai tháng miệt mài với nhau, rồi sau đó cùng chịu thiệt tḥi hẩm hiu, họ mới thân nhau. Một t́nh cảm bền vững chỉ những người sống chết với nhau mới có được.

Lanh đón Tuấn về nhà, dành hẳn cho anh một pḥng nhỏ, có sân, đi khóa về mở. Lanh chạy giúp những thứ Tuấn cần. Lanh được việc đến mức Tuấn không cần nhờ Thảo giúp việc lặt vặt nữa. Lanh trẻ hơn Tuấn, năng động và thông thuộc nhiều ngơ ngách. Chuyện ǵ đối với Lanh cũng đều dễ dàng, ngoại trừ việc đưa đủ tiền lương cho vợ. Nó không có tiền. Nó sống vào quan hệ với bạn bè mọi lứa, mọi thang bậc. Họ giúp đỡ Lanh cũng dễ dàng như nó vẫn thường cởi áo trên người cho họ những ngày rét bất chợt. Đó là một chàng trai nghèo nhưng bạn bè có thể nhờ vả những việc khó khăn nhất. Nhược điểm lớn của Lanh là thiếu suy nghĩ chín chắn. Như người đánh cờ mà không tính nước thứ hai.

Ân nhân mang đến tai họa. Trước khi bị bắt hai hôm, Tuấn đến gặp Huy Thảo. Chàng hiệp sĩ mặc rất diện, sáng sủa hơn hẳn thường ngày. Thảo đùa: "Chắc là Chi đă hâm nóng cậu lên rồi phải không?". Tuấn cười, mặt sáng choang. Anh đưa cho Thảo xem một miếng phoóc-mi-ca bằng quyển vở. "Đây!" - Tuấn hồn nhiên như nhặt được của. "Của nợ ở đâu ra thế? Cậu cậy mặt bàn lên à?". Tuấn lắc đầu: "Miếng phoócmica đầu tiên xứ này chứ không phải Nhật Bản sản xuất ra, Thảo ạ. Trên thị trường thế giới mỗi mét vuông giá hai mươi đô la. Giá thành của tớ năm đô la. Có tuyệt không, Thảo?".

Thảo hiểu chuyện ǵ đă xẩy ra. Phoócmica với đô la chẳng là cái ǵ với anh cả. Nhưng anh mừng v́ Tuấn đă làm xong một việc. Tuấn đă được giải thoát khỏi việc đó. Như anh giải thoát khỏi một cuốn sách, đến chữ cuối cùng, để lại tất cả, lên chiếc xe đạp khổ đạp một ṿng quanh phố. Anh tíu tít quanh Tuấn. Mở rượu ra uống suông. Họ ngồi nói chuyện với nhau đến khuya. Uống vào, Tuấn ăn nói hoạt bát hơn. ảo tưởng rực rỡ hơn. Và ngây thơ hơn. Theo Tuấn, chỉ cần một chiếc máy ép thủy lực cỡ mạnh nữa là kỹ nghệ làm phoócmica Việt Nam sẽ ra đời. Thảo dịu xuống. Anh nghĩ: "Cái máy ấy ở đâu? Kỹ nghệ ấy ở đâu? Đây đâu phải là ư đồ đầu tiên bị ch́m lấp dưới đống rác vô trách nhiệm của thời đại?".

Ngày hôm sau Tuấn bị bắt. Chuyện rất giản đơn: Lanh đă tha về cho Tuấn một cái máy ép nhỏ. Không có máy ép th́ đừng có nói ǵ đến phoócmica. Chiếc máy ép ấy là do một thằng bạn thân (bạn của Lanh bao giờ cũng là bạn thân) tháo trộm của xí nghiệp làm xe đạp, nơi cậu ta làm. V́ mất cái máy mà cả một xí  nghiệp đ́nh đốn gần một tháng trời. Công an đến khám nhà Lanh. Tuấn nhận ḿnh là chủ của chiếc máy. Anh đưa tay cho họ.

Nếu vụ án chỉ đóng khung trong những sự việc như thế th́ trở nên quá dễ dàng. Nhưng có người nào đó đă vung bàn tay vô h́nh của ḿnh ra, vô h́nh nhưng mạnh mẽ. Ông giám đốc xí nghiệp Tuấn làm việc trước đây, người đă gặt hái trọn một mùa gặt do Tuấn gieo văi trong vụ những tấm gioăng thủy lực, đă tự nguyện cung cấp cho cơ quan điều tra một tập hồ sơ đầy đủ về người kỹ sư "có rất nhiều vấn đề, kể cả những nghi vấn chính trị" - nguyên văn một câu trong bản hồ sơ. Cái nghi vấn chính trị ấy bắt nguồn từ sự việc sau đây. Không lâu lắm trước khi rời xí nghiệp, trong một đại hội công nhân viên chức Tuấn đă viết một bài phát biểu. Anh phê phán giám đốc có nhiều chủ trương không đúng, làm thiệt hại đến sản xuất và lợi ích chung. Nhưng không một ai trong xí nghiệp có điều kiện góp ư với giám đốc. Một vài người thẳng thắn nói ra th́ lập tức được nếm mùi trù dập và phải trả giá ṣng phẳng cho lời ngay thẳng. Để tạo điều kiện cho những sai lầm như vậy không có thể xẩy ra nữa. Tuấn đề nghị thành lập trong nhà máy một hội đồng phản biện giám đốc. Đề nghị này không phải mới mẻ ở tên gọi mà chính là do chức năng lạ lùng của nó. Nó làm nốt một nửa công việc của hội đồng khoa học kỹ thuật của xí nghiệp để lại. Hội đồng khoa học lâu nay về thực chất chỉ là tổ chức phụ họa, tô vẽ cho sự dốt nát của giám đốc, nói cách khác, giám đốc lấy tiền của xí nghiệp trả cho hội đồng khoa học để hợp pháp hóa sự dốt nát của ḿnh. V́ là kẻ phụ họa, nó bưng tai bịt mắt trước những điều phi lư đầy rẫy. Hội đồng phản biện sẽ làm nốt công việc mà hội đồng khoa học không muốn làm. Đề nghị của Tuấn gây hoảng loạn trong số cán bộ chủ chốt của xí nghiệp. Họ cho đó là một đề nghị gây rối của một kỹ sư bất măn. Sao lại có thể tồn tại trong xí nghiệp một số người ăn rồi chỉ lo việc bới móc sai lầm của giám đốc? Thực chưa hề thấy ở đâu có một tổ chức như thế bao giờ. Ngay trong đại hội công nhân viên chức lần đó Tuấn được coi như một anh gàn và đề nghị của anh bị bỏ xó, thậm chí không được ghi vào biên bản. Giờ đây, ông giám đốc bới móc nó lên, coi như bằng chứng của một đầu óc thiếu lành mạnh, khả nghi, anh ta muốn thiết lập một tổ chức đối lập trong nhà máy, đối lập với giám đốc, với đảng ủy... thể hiện một ư đồ chính trị xấu. Phải nói là bộ máy của chúng ta rất nhạy cảm và giỏi giang trong những chuyện quy kết, chụp mũ và phê phán như thế này. Tập hồ sơ được chuyển tới cơ quan điều tra và sau đó, Viện kiểm soát đă làm trầm trọng thêm vụ cái máy ép. Tuấn được mô tả như một kỹ sư được Nhà nước đào tạo chu đáo, được tạo mọi điều kiện để phục vụ cách mạng, nhưng v́ tư tưởng có vấn đề, v́ chạy theo lợi nhuận và sở thích phóng túng cá nhân, tha hóa về mọi mặt, vụ án không thể bó khung trong tội danh đồng lơa với hành động xâm phạm tài sản xă hội chủ nghĩa.

Trong thời gian chạy ngược chạy xuôi để gỡ cho bạn ḿnh, Huy Thảo đă cảm thấy, thậm chí có lúc sờ thấy được bàn tay vô h́nh từ một người có thế lực nào đó đưa ra. Để bảo vệ cậu bạn thân, Lanh và Tuấn đều khai đă mua cái máy ép ở chợ Trời, một điều không ai có thể tin và chấp nhận. Thảo đă gặp đồng chí kiểm sát viên và sau đó viện phó viện kiểm sát quận, thuyết phục họ là, nếu Tuấn được tạm tha, anh sẽ khuyên Tuấn tiết lộ tên người bạn thân của Lanh và lúc đó cuộc điều tra sẽ kết thúc dễ dàng. Hai người này đồng t́nh và chấp nhận biện pháp đó. Họ nói sẽ thống nhất với tập thể của Viện. Hai hôm sau, họ cho biết đề nghị bị Viện trưởng bác bỏ v́ những lư do chính bản thân họ cũng không hiểu nổi. Cuộc xét hỏi được tiếp tục cho đến lúc chính Lanh đă gỡ cho Tuấn. Lanh khai cậu ta mua cái máy của một tay buôn đồ sắt nay đă cùng gia đ́nh vượt biên và chỉ một ḿnh cậu ta chịu trách nhiệm h́nh sự về chiếc máy đó. Rằng cậu ta khiêng cái máy về nhà mấy tháng rồi Tuấn mới đến ở nhờ và Tuấn vẫn tưởng rằng chiếc máy là của Lanh. Thảo và một người hàng xóm đă làm chứng cho sự thật dối trá đó. Sợi xích giam giữ Tuấn bị đứt nhờ t́nh tiết hợp lư này. Tuấn được lệnh tạm tha. Nhưng anh đă bị giữ hơn tám tháng và ra tù với tư cách ngoại cứu.

Trước đó Tuấn chỉ mơ màng một nền kỹ nghệ làm phoócmica chứ không nghĩ đến một cái ǵ khác. Tuấn chưa hề một lần nào bàn với Huy Thảo chuyện kiếm tiền dù cả hai đều nghèo rớt mùng tơi. Chưa hề nói đến chuyện đi đăi vàng để làm giàu như hôm nay.

- Các anh chưa ngủ à?

Từ ngoài cửa Huy kêu to. Nó bao giờ cũng ồn ào. Huy bước vào với chiếc Jean may thật khớp với cặp gị rắn chắc, đẹp. Hàng râu con kiến trên mép. Phải mất ba tháng Thảo mới hết khó chịu với hàng râu ấy. Bây giờ anh đă thấy quen quen. Anh c̣n nghĩ, giá Tuấn có một hàng ria như thế th́ Tuấn trông c̣n bảnh hơn Huy nhiều. Mùi bia, mùi thuốc lá thơm, mùi mồ hôi và cả mùi mạo hiểm, phiêu lưu của giới buôn lậu hay thủy thủ. Mạnh mẽ, quyết đoán và bạo liệt có thừa. Huy chưa hề là thủy thủ. Nó kiếm ăn giữa giới thủy thủ viễn dương. Cảng chính, cảng phụ dọc sông úc, đó là môi trường của nó. Nó ham làm giàu v́ bao giờ cũng trắng tay.

- Ngồi xuống đây - Thảo nói, rút hú họa một đồng năm trăm mới cứng - Để tao mua thêm lạc rang. Có gói cầy luộc bọn tao chén hết rồi.

- Khỏi cần anh. Em có cái này - Huy kéo từ trong đống đồ đạc ra một hộp thịt - Cây nhà lá vườn đây. Nhân dịp anh Tuấn về mà chỉ thế này th́ suông t́nh quá.

Thật ra đêm hôm qua Huy đă dựng Tuấn dậy và ba anh em nốc cạn một can bia năm lít rồi.

- Mày làm được thịt hộp bao giờ đó Huy? - Tuấn hỏi.

- à, chuyện c̣n dài.

- Của Hương đấy - Thảo nói.

- Hương cá hộp à? - Tuấn hỏi.

- Đúng thế.

Tuấn ngồi dậy. Anh nhớ một đêm biểu diễn văn nghệ liên hoan các đội nghiệp dư năm nào, xa lắm. Hương xuất hiện trên sân khấu trong bộ đồ bảo hộ lao động may cho diễn viên, được cách điệu rất nhiều. Tay Hương cầm micrô, thỉnh thoảng lại hất nhẹ đầu về phía trái v́ mấy sợi tóc cứ phủ xuống mắt. Hương hát một bài hát nào đó Tuấn không nhớ nữa. Tiếng vỗ tay vang rền cả rạp hát to rộng chứa gần một ngàn người. Giọng ca hay, thân h́nh tuyệt đẹp trong bộ quần áo bảo hộ đă chinh phục khán giả và ban giám khảo. Tuấn thấy Thục tái mặt đi. Thục ngồi cạnh anh, bên phải anh là Thảo. Tuấn cảm nhận được một làn sóng ngầm mănh liệt đang trào lên trong ḷng Thục. Anh cầm lấy tay Tuấn như t́m một chỗ dựa. Lúc ra về, Thục cứ nài hai người ở nán thêm, đợi ở cửa rạp hát. Thục chờ Hương. Anh gặp được Hương, nói với Hương vài câu Tuấn không nghe rơ. Ba hôm sau, Thục nói với Tuấn: "Tớ đổ v́ cô bé ca sĩ nhà máy đồ hộp mất rồi. Tớ đang điên đây!". Dạo đó Thục đang làm thư kư riêng cho ông lớn nọ. Tuấn và Thảo xa dần anh ra và họ không quan tâm đến chuyện Thục đổ v́ cô bé nhà máy cá hộp như thế nào. Dạo đó Chi cũng chưa chuyển về công tác ở thành phố. Cho đến lúc Thục trở thành giám đốc và đeo đuổi Chi th́ Tuấn đă hoàn toàn quên bẵng cô gái ca sĩ nghiệp dư của nhà máy đồ hộp. Chỉ c̣n lại cảm giác bàng hoàng v́ một giọng hát, một duyên sắc đă tan biến vào quá khứ, đang sống lại trong anh. Thảo nói:

- Hương nó đang say mê thằng Huy như một cô nô lệ trung thành.

- Tao chúc mừng mày - Tuấn nâng cái chén c̣n ít rượu - Tao biết có những thằng c̣n mạnh hơn mày mà chỉ được nó cho leo cây thôi. Mày cưới nó chứ?

- C̣n lâu - Huy thoăn thoắt mở hộp thịt bằng một lá thép nhỏ tự làm lấy.

Miếng nắp hộp bật ra láng một lớp mỡ vàng hươm.

- Rót rượu cho em đi - Huy nói - em sẽ không lấy ca sĩ, và những cô ăn cắp sản phẩm nhà máy cho người t́nh. Chôm đồ nhà cho trai là một tật xấu.

- Mày phũ thế - Thảo nói - tao thấy giá trị duy nhất của mày là được một cô bé nổi tiếng như con Hương nó yêu. Nó có thể trở thành mệnh phụ mà lại đi yêu một thằng thất nghiệp dở.

- Cứ ăn hết hộp thịt cái đă. Yêu đương với cưới hỏi đ́nh lại, để về sau.

- Khốn nạn - Thảo nói. Anh biết Huy không bao giờ giận ai v́ những câu nói thẳng thắn. Nó chỉ ghét lối ăn nói quanh co, dựa hơi nồi chăo.

- Cũng khốn nạn tí chút. Nhưng em vẫn thương nó như thương con Huệ nhà ḿnh.

Huệ là em út của Huy và vợ Thảo.

- Mày ngủ với nó rồi phải không? - Tuấn hỏi, anh phải cố gắng lắm mới dùng lại ngôn ngữ anh vẫn thường nói trong tù.

- Anh mát rồi, anh Tuấn ơi. Không ai hỏi thanh niên thời đại câu đó đâu. Chẳng là cái quái ǵ cả chuyện đó. - Huy đặt hộp thịt đă mở xuống chiếu.

- Nếu mày đă ngủ với nó rồi th́ phải lấy nó. - Tuấn dồn.

- Uống đi các anh - Huy lảng.

- Đừng coi cái Hương như đồ chơi, Huy ạ.

- Sao anh đàn bà thế, anh Tuấn. Đàn bà mới hay nói chuyện cưới xin. Hễ cứ đụng vào bọn họ là y như đ̣i cưới.

- Thôi chuyện đó - Tuấn nói - mày có đi đăi vàng với tao không Huy?

- Đăi vàng à? - Huy mừng rỡ v́ thoát được một pha gay cấn - Em đă từng đi đăi vàng, nói chung th́ kiếm được. Nhưng sau em nghiệm ra là việc đó không phải dành cho người có đầu óc.

- Tao cũng biết thế. Nhưng cái đầu của tao không biết dùng để làm ǵ nữa. V́ thế tao phải dùng đến tay chân. Chó má thế.

- Nhưng anh đi đăi vàng để làm ǵ? - Huy đột ngột hỏi.

- Việc ấy rất đẹp cho những thằng ở tù ra. Vả lại tao muốn có tiền. Tao cần tiền. Không nhà, không cửa, không hộ khẩu thường trú, trong tay chỉ có mảnh giấy tạm tha, th́ phải có tiền bù vào những thứ đó.

- Đừng chua chát thế, Tuấn. C̣n có bạn bè và t́nh yêu.

Huy trầm ngâm:

- Không được đâu, anh Tuấn à. Đăi cát lấy vàng, đâu có dễ thế. Mà là máu, anh Tuấn.

Nó vuốt tay áo lên, lộ một cái sẹo dài. Gân thịt bám vào cánh tay như một con sâu trắng, kỷ niệm của vàng.

- Sao anh không đăi vàng ngay trên đường phố? - Huy hỏi.

- Máu chảy trên đường phố th́ hăi lắm. - Tuấn nói.

- Vàng có khắp nơi - Huy nói - Bóp họng người khác là ra vàng. Hèn mạt, phản trắc, lừa lọc, ngậm miệng lại như hến cũng ra vàng. Vàng ở khắp nơi, anh Tuấn.

Huy đưa tay xem đồng hồ. Nó uống cạn chén rượu:

- Em phải đi đây.

- Vội ǵ, đang vui - Thảo nói.

- Cái số em bao giờ cũng phải bỏ cuộc vui nửa chừng. Em đi nhé.

Huy đứng dậy. Tuấn đứng lên theo.

- Tôi đi với chú có được không?

- Cả anh nữa - Thảo nói với Huy - ra phố giờ này cũng hay.

Huy cầm cái mũ Lewis móc trên tường.

- Các anh đi làm ǵ? T́m cảm giác lạ hẳn? - Huy nói, vẻ bất cần. - Cũng chẳng sao.

- Ta muốn xem mày đăi vàng trên đường phố - Tuấn nói.

- Th́ đi.

Cả ba xuống đường. Huy đập cửa vào quán bia Hướng Dương, nơi nó gửi chiếc 67. Tuấn và Thảo ngồi lên yên sau. Xe nổ máy.