BienMat-6

 

Biến mất 6

 

Ở Fécamp, hệ thống đèn hiệu biến mất trên đường phố. Ô tô tự động dừng lại mỗi khi xuất hiện bóng người đi bộ, thậm chí kể cả khi người đó không muốn qua đường. Người đi bộ không hề phải lo lắng ǵ, không phải chú ư ǵ, v́ chính ô tô phải chú ư đến họ. Cảm giác bất an biến mất, bạn bước đi trên đường phố như trong một nơi an toàn tuyệt đối. Sự biến mất này đồng nghĩa với một sự xuất hiện khác, giống như cảm giác bất an biến mất khi cảm giác an toàn xuất hiện.

    Cũng vậy, khi một quyết định biến mất được thực hiện, đồng thời sẽ xuất hiện cả sự cảm thông thấu hiểu, lẫn sự vô cảm, và hơn cả vô cảm : biến mất c̣n là điều kiện để cho các ư chí độc tài và ư chí quyền lực bộc lộ. Phải mở ngoặc để nói rằng đây không phải là ư chí quyền lực theo nghĩa của Nietzsche. Lúc mà một quyền lực này thực thi trên một quyền lực khác, sẽ có một cuộc đụng độ, có tính chất hoạt cảnh hay không c̣n tuỳ. Khi quyền lực thực thi trên một sự biến mất, tính chất hoạt cảnh rất rơ nét, v́ nó chỉ là một tṛ hề rẻ tiền, một thứ quyền lực dồn trọng lượng lên không khí.

    Tuy nhiên có một thứ quyền lực khác khiến cho sự biến mất không bao giờ trọn vẹn. Đó là tương tác giữa ư muốn biến mất và ư muốn ghi lại sự biến mất, tương tác giữa ư chí tự tiêu tan và sức mạnh cố kết của ngôn ngữ.

Đúng vậy, làm sao viết được về sự biến mất một khi đă biến mất. Làm sao vừa muốn giữ dấu vết của biến mất bằng bút tích vừa muốn biến mất một cách thực sự ? Nghịch lư là ở chỗ : nếu không có ǵ ghi lại dấu vết của một biến mất th́ sẽ không có biến mất, bởi không thể biết nó có tồn tại hay không. Nhưng một khi biến mất đă được ghi nhận th́ nó sẽ thôi không c̣n là biến mất nữa. Nghịch lư nằm ngay trong cách diễn đạt này :  « biến mất ». Trong lúc biến mất xác nhận sự hiện diện của nó bằng cái không có ǵ, không là ǵ, không dấu vết, một sự hiện diện của hư vô, thế mà từ « biến mất » đă là một dấu vết ngôn ngữ, một sự hiện diện bằng ngôn ngữ. […]

 

Yport, 23-4-08

Trích từ tập « Biến mất »