Lời bạt

 

Quá tŕnh tha hoá[1]một kiếp người 

 

Dường như đây là tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên đề cập tới "sự giả dối với chính ḿnh"[2].

Camus xử lư đề tài này trong tiểu thuyết La Chute mà Sartre coi là quyển sách sâu sắc nhất của Camus. Dĩ nhiên, Camus bàn tới trong một bối cảnh và một viễn cảnh đặc thù Ky Tô Giáo và… Camus.

Từ Huy lại bàn tới trong bối cảnh đặc thù Việt Nam ngày nay. Thế nghĩa là : đề tài này có tính chất người phổ biến[3]. Tiểu thuyết này bộc lộ một h́nh thái của sự phổ biến cụ thể[4] mà nhiều thế hệ văn sĩ và triết gia Tây Âu hằng mơ ước.

Camus đă chọn một h́nh thái văn phong "độc thoại" : một người thổ lộ ḿnh với một người không có thực. Giọng nói vô liêm sỉ đến phát mửa của một lư trí minh mẫn đến tự sát, rất khớp với triết lư của Camus trong Le Mythe de Sisyphe. Lựa chọn đó có một khuyết điểm : người đối tác câm măi, rốt cuộc biến luôn, cuộc "đối thoại" một chiều biến thành độc thoại thuần tuư, một thủ thuật viết văn đơn giản, dễ chán. Có lẽ v́ thế tác phẩm không tồn tại trong trí nhớ của độc giả như L'Étranger hay Le Mythe de Sisyphe.

Lựa chọn của Từ Huy coi bộ thuận lợi hơn. Nó cho phép vận dụng nhiều văn phong phù hợp với những nội dung phong phú hơn. Có lúc là "độc thoại" với nhau bằng thư từ giữa hai, thậm chí 2,5 người : người đàn ông, người đàn bà và… FaceBooker. Và như thế giữa nhiều người khác nhau. Bắt đầu từ lá thư thứ tư của người đàn ông, bối cảnh giống y như trong La Chute. Với khác biệt cơ bản này : đối tác nữ đă từng có thật ở đời. Nàng tiếp tục tồn tại trong tâm thức của kẻ độc thoại, dù chỉ ở dạng ư thức bị dồn nén, ở dạng tiềm thức. Freud đâu thích nói đùa ! Cuộc "độc thoại" tiếp tục khai triển trong sự hiện diện của Tha Nhân. Độc giả không tan ḿnh trong thế giới nhạt phèo của khái niệm, trong nỗi cô đơn trừu tượng của một con người. Độc giả tiếp tục ở đời.

Đoạn kết của tác phẩm tuyệt đẹp : sống, khổ, yêu, nhục và sáng tác nghệ thuật đột ngột kết tinh trong hành động viết và tự sát.

Được dịp đọc và suy nghĩ về ḿnh như thế này quả là may mắn và… "thú vị".

Paris, 11/3/2014

Phan Huy Đường

 

[1] Aliénation, định nghĩa của Marx

2 Mauvaise foi, khái niệm của Sartre, định nghĩa trong Thực thể và Hư vô, L'Être et le Néant.

3 Universel, khái niệm triết Tây Âu : có ư nghĩa và giá trị cho cả loài người.

4 Universel Concret, Hegel.

 



[1] Aliénation, định nghĩa của Marx

[2] Mauvaise foi, khái niệm của Sartre, định nghĩa trong Thực thể và Hư vô, L'Être et le Néant.

[3] Universel, khái niệm triết Tây Âu : có ư nghĩa và giá trị cho cả loài người.

[4] Universel Concret, Hegel.