Muốn hay không muốn

 

Muốn hay không muốn

 

 

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

Văn phong đơn giản, "cụ thể," dễ hiểu, dễ cảm.

Khác hẳn sáng tác văn chương và luận án tiến sĩ ở Paris của nàng.

Nội dung sâu sắc, toàn là vấn đề cơ bản.

Đằng sau văn phong là những vấn đề lư luận hóc búa của nhân học. 

Ôi, nàng tiên Ziao Chỉ chỉ học và sống ở PhuLăngXa quận 4 năm thôi mà thay đổi kinh hoàng ! Ta phục.

Xin mời bạn đọc thưởng thức.

PHĐ

 

Ở Việt Nam hiện nay, ta thấy không chỉ có nông dân bị bần cùng hóa bởi chính sách ruộng đất bất hợp lư và bởi chế độ cưỡng chế đất đai bất công mà vụ Đoàn Văn Vươn là một ví dụ nổi bật, đang là mối quan tâm chung của dư luận ở thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới này. Cũng không chỉ có công nhân bị bần cùng hóa. Mà cả giới lao động trí óc cũng bị bần cùng hóa.

Trong khi mà trong xă hội hiện thời có những nghề cho phép một số người lao động hưởng lương lên đến cả trăm triệu đồng một tháng, th́ lương khởi điểm của giáo viên nói chung chưa đến hai triệu, lương khởi điểm của giảng viên đại học trên hai triệu một chút. Lương của các nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu c̣n thấp hơn, v́ dù sao ngạch giảng dạy c̣n được cộng thêm một số phần trăm đứng lớp. Với giá cả hiện tại, mức lương đó không thể đảm bảo cho các sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của những người lao động trí óc, nhất là ở các thành phố lớn. Một chế độ lương như vậy là một chế độ lương mang tính chất bần cùng hóa. Người lao động trí óc bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không c̣n có thể nghĩ ǵ khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Nghịch lư ở đại học (và các trường học nói chung) là sau khi mất nhiều năm học hành, cố gắng để đạt kết quả xuất sắc, người giảng viên được giữ lại trường giảng dạy, th́ nỗi lo lắng bận tâm của họ không phải là trau dồi kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, mà là làm ǵ để sống. Vậy đấy, đi làm rồi, có được một nghề rồi, một nghề được xem là cao quư hẳn hoi, nhưng lại phải khốn khổ loay hoay t́m cách trả lời câu hỏi : « làm ǵ để sống ? »[1]

Điều nguy hại đáng nói ở đây là : người lao động trí óc bị bần cùng hóa bởi chế độ lương phải lao vào các hoạt động kiếm sống, và sau một thời gian th́ họ khó có thể giữ được các hoạt động trí óc, mặc dù lao động của họ vẫn được xếp vào loại lao động trí óc, ví dụ như nghề nghiên cứu hay đi dạy. Thực tế cho thấy là có một số giảng viên ở bậc đại học đi dạy rất nhiều nhưng để nói là họ có hoạt động trí óc th́ rất khó, bằng chứng là họ không có công bố hoặc nếu có th́ đó là những bài viết mà chất lượng khoa học thấp, ít hàm lượng tri thức và phát kiến, ít hàm lượng tư duy. Bài giảng của họ chỉ là tổng hợp lại kiến thức của người khác, đă thế nhưng kiến thức cũng không được thường xuyên cập nhật, bài giảng của họ có thể được soạn một lần để giảng trong nhiều năm và giảng ở nhiều nơi.

Một nghịch lư khác mà giới trí thức ở các nước phát triển rất khó có thể h́nh dung, nhưng đang là thực tế của xă hội chúng ta: giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà c̣n bị / tự bần cùng hóa cả về đời sống tinh thần. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, về nguyên tắc, phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xă hội. Họ tự phủ nhận vai tṛ và trách nhiệm xă hội của họ. Không hiếm những lời phàn nàn kiểu như : giới văn chương gặp nhau không nói chuyện văn chương, mà nói chuyện bất động sản, đất đai, nhà cửa, ô tô.

Mặt khác đa số tự nguyện tuân theo những quy định thành văn và bất thành văn về cách thức tư duy, đường hướng tư duy, hệ quả tất yếu là sự nghèo nàn trong nội dung tư duy, và hệ lụy thê thảm nhất là không ít người có nguy cơ đánh mất khả năng tư duy và thói quen tư duy, dẫn đến việc mất khả năng phân tích, mất khả năng tự quyết định, chỉ c̣n biết chấp nhận và chờ đợi những quyết định từ trên xuống, dù những quyết định đó sai hay đúng, dù chúng có tác hại như thế nào chăng nữa. Thậm chí có những người c̣n rất trẻ cũng đă tỏ ra không biết làm ǵ nếu không được định hướng. Trong khi đó, hoạt động trí óc, về thực chất, là một hoạt động mang tính tự do ; và không có ǵ có thể tước đoạt được thứ tự do đó. Đối với tư duy tất cả đều được phép. Người ta có thể bị tước đoạt tự do công bố, tự do phát ngôn và tŕnh bày công khai ; nhưng tự do tư duy th́ không ǵ có thể động đến được. Do đó có thể nói rằng đa số thuộc giới lao động trí óc ở ta tự nguyện tuân theo các định hướng suy nghĩ từ bên ngoài, hoặc khép ḿnh vào những giới hạn do tự ḿnh đặt ra, và h́nh dung rằng giới hạn đó trùng với những ǵ được phép, không lấn sang khu vực của những ǵ không được phép. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự tự giới hạn này phản ánh một nỗi lo sợ nhiều khi thiếu căn cứ, bởi v́ những ǵ « không được phép » đối với người này lại là « được phép » (đúng hơn là « tự cho phép ») đối với người kia. Cái ṿng kim cô, do vậy, không phải chỉ là sự áp đặt từ bên ngoài, mà nó c̣n có tính nội sinh. Giới lao động trí óc tự tạo ra cái ṿng đó và để nó xiết chặt từ bên trong vỏ năo. Sự tự nguyện này, xét kỹ, không ǵ khác hơn là hệ quả của sự bần cùng hóa tinh thần. Nếu như một bộ phận lớn thuộc giới lao động trí óc Việt Nam được gọi là « trí thức trùm chăn » th́ đó chính là hậu quả của sự (tự) bần cùng hóa về phương diện tinh thần này. Bởi lẽ giờ đây, khi các thói quen và quán tính đă được thiết lập một cách vững chắc, nếu họ có hất cái chăn đi, th́ việc tŕnh bày ư kiến cũng hoàn toàn không đơn giản và không dễ dàng. Thử giả định rằng họ được chuyển sang sống ở các nước dân chủ và họ có toàn quyền phát ngôn về mọi chuyện mà không có bất kỳ một đe dọa nào hay một áp lực nào, th́ liệu họ có thể tham gia phản biện như các trí thức ở các nước sở tại không ?

Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ t́m sự yên ổn bằng cách sử dụng các lư lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Chẳng hạn giới giáo viên có thể tự cho là chính đáng khi nhận phong b́ của học sinh và phụ huynh. Họ lập luận rằng đấy là để bù lại sự bất công trong chế độ thù lao của nhà nước. Họ đă dùng cái sai này để sửa cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn đă không được lựa chọn. (Chúng tôi sẽ c̣n trở lại bàn sâu hơn về điều này). Họ thấy hay không thấy rằng, giữa cái phong b́ và sự suy đồi đạo đức, sự suy thoái trầm trọng của nền giáo dục, có mối quan hệ khăng khít ? Họ thấy hay không thấy mối liên hệ nhân quả giữa cái phong b́ và tệ nạn bằng cấp dởm, chức danh dởm, những thứ đă và đang đẩy chất lượng giáo dục xuống bờ vực thẳm ? Đơn giản là một khi đă nhận tiền của sinh viên th́ họ không thể đánh trượt hay dành điểm kém cho luận văn hay luận án của sinh viên, dù cái luận văn hay luận án ấy có kém cỏi đến mức độ nào chăng nữa. Họ thấy hay không thấy rằng khi quyết định trao bằng thạc sĩ hay tiến sĩ cho một người không có năng lực tương xứng với học vị đó, th́ họ đă gián tiếp đẩy bao nhiêu thế hệ học sinh vào nguy cơ bị ngu hóa, bị bần cùng hóa về mặt trí tuệ ? Vấn đề không chỉ là việc cho ra đời một tiến sĩ dỏm, mà cùng với tiến sĩ dỏm đó là hàng loạt thế hệ thanh thiếu niên phải gánh chịu hậu quả. Rồi những người thầy kém sẽ tạo ra các thế hệ những người thầy kém tiếp theo, cứ như vậy mà kéo dài t́nh trạng suy thoái.[2] Vậy những người làm giáo dục muốn đẩy trách nhiệm ấy cho ai ?

Vấn đề đối với giới lao động trí óc không hẳn chỉ là hợp tác hay bất hợp tác. Voltaire từng bị triều đ́nh bỏ tù vài lần, nhưng rồi sau đó cũng có lúc ông hợp tác với triều đ́nh Versailles và triều đ́nh của Friedrich II, rồi lại bất hợp tác. Goethe từng giữ nhiều chức vụ trong các triều đ́nh của Đức thời bấy giờ. Hugo từng thực sự mong muốn tham gia triều chính, muốn có ảnh hưởng để thực hiện các ư tưởng của ḿnh. Ông trở thành người tin cẩn của Louis-Philippe năm 1844, và sau đó làm Nguyên lăo nghị viên. Rồi tự lưu đày, từ chối trở về nước Pháp khi mà ông chưa thấy đất nước này có tự do. Dù ở thời kỳ nào trong đời họ, dù họ lựa chọn thái độ nào, hợp tác hay bất hợp tác, th́ đó cũng là những nhân cách lớn, những trí tuệ lớn và những bản lĩnh văn hóa đáng nể trọng. Họ biết rơ họ làm việc v́ ai, v́ cái ǵ. Nhân loại đă được hưởng lợi rất nhiều từ sản phẩm của lao động trí óc của họ

Sự (tự) bần cùng hóa về tinh thần, về đời sống trí tuệ đă khiến cho đa phần giới lao động trí óc Việt Nam hiện nay mất dần các phẩm chất tư duy, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn hẹp của ḿnh, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ư thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Tự giữ cho ḿnh trong sạch, chuẩn mực c̣n khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lư, bảo vệ nhân tính ! Do vậy mà thuật ngữ « trí thức trùm chăn » cũng chưa hẳn đă xác đáng. Bởi lẽ trí thức trùm chăn dù thơ ơ với thế sự th́ ít ra cũng c̣n giữ được căn cốt của người trí thức.

Vấn đề quan trọng đặt ra cho giới lao động trí óc Việt Nam hiện nay là làm thế nào để thoát ra khỏi t́nh trạng bần cùng hóa cả về vật chất lẫn tinh thần. (Nếu nh́n vào các dấu hiệu của tài sản th́ có vẻ như một số người thuộc giới lao động trí óc đă thoát khỏi sự bần cùng hóa về vật chất, nhưng nghịch lư là ở chỗ : phương thức mà phần lớn trong số đó sử dụng để thoát nghèo lại góp phần thúc đẩy quá tŕnh bần cùng hóa về tinh thần ở họ.  Điều này sẽ được đề cập vào một dịp khác.)

Nhưng có lẽ vấn đề c̣n quan trọng hơn là làm thế nào để, nếu không phải toàn bộ th́ cũng là phần lớn, giới lao động trí óc của chúng ta mong muốn thoát khỏi t́nh trạng bần cùng hóa ấy, nhất là thoát khỏi sự bần cùng hóa về tinh thần. Để tránh sa vào duy ư chí, cần nói rơ hơn rằng, dù « Muốn » chưa phải là điều kiện đủ, th́ đó cũng là điều kiện cần. Hiện nay c̣n quá ít những người có mong muốn này. Một khi c̣n chưa có sự mong muốn, khi mà t́nh trạng chung là chấp nhận, chịu đựng và thỏa hiệp, th́ việc đặt câu hỏi « làm thế nào » chỉ là một thứ xa xỉ phẩm mà thôi. Mong muốn là điểm khởi đầu giúp ta nhận ra rằng thực ra trong mỗi người đều có một nguồn năng lượng rất lớn. Cần phải để cho nguồn năng lượng đó được giải phóng để biến thành sức mạnh ; giải phóng khỏi nỗi sợ hăi, khỏi những định kiến, khỏi sự ràng buộc và hạn hẹp trong nhận thức. Mong muốn là điểm khởi đầu  giúp ta có thể đi tới chỗ đồng ư với John Stuart Mill rằng : « …nguồn gốc của mọi thứ đáng trọng trong con người như một thực thể có trí tuệ cũng như một thực thể có đạo đức, đó là phẩm chất sửa lại sai lầm của ḿnh »[3], và càng đồng ư với ông hơn về nhận định : « Con người có khả năng sửa chữa sai lầm của ḿnh bằng thảo luận và trải nghiệm. Không phải chỉ có bằng trải nghiệm không thôi. Phải có thảo luận để biết trải nghiệm cần được suy đoán ra sao. »[4]

Chỉ khi nào giới lao động trí óc có mong muốn thoát khỏi t́nh trạng bần cùng hóa này th́ lúc đó họ mới nghĩ đến việc t́m giải pháp, t́m cách làm thế nào, khi đó họ mới có cơ may t́m lại được các giá trị của lao động trí óc. Bởi v́ sự mong muốn sẽ kích hoạt trí năo, sẽ khiến cho trí óc hoạt động, và sự hoạt động của trí óc là cách duy nhất giúp người ta t́m ra giải pháp tích cực nhất trong hoàn cảnh của ḿnh. Như câu ngạn ngữ của người Pháp : « vouloir c’est pouvoir »[5], hoặc như Đam San của Tây Nguyên : « Ta sẽ đi tới nơi ta muốn ».

   

Vinh, ngày 24/1/2012

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

[1] V́ muốn tập trung vào chủ đề chính của bài viết, chúng tôi sẽ không đề cập đến một hiện tượng, đó là một số người thuộc giới lao động trí óc ở Việt Nam, bất chấp sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, đă không ngừng nỗ lực làm việc. Đến mức mà, có lẽ các đồng nghiệp nước ngoài của họ cũng khó có thể hiểu được họ lấy đâu ra sức lực để có thể làm việc như thế trong một điều kiện tồi tệ như thế.

[2] Xin kể ra đây một câu chuyện nhỏ mà người viết bài này từng chứng kiến khi c̣n ở Pháp : một sinh viên bậc master (tương đương với thạc sĩ ở Việt Nam) có cơ hội nhận học bổng làm tiến sĩ, nhưng cô ấy không nhận, và giải thích rằng, cô ấy tự thấy không có thiên hướng và không đủ khả năng làm nghiên cứu, v́ thế cô ấy nghĩ rằng nên để suất học bổng đó cho người nào thực sự có năng lực và say mê nghiên cứu. Cô ấy sẽ t́m một việc phù hợp với tŕnh độ và sở thích của ḿnh. Trong ví dụ này ta thấy rơ những ǵ mà nền giáo dục Pháp đă đạt tới trong việc giáo dục con người. Những ǵ được Rousseau nói tới từ thế kỷ XVIII : « Con người thực sự tự do chỉ muốn điều ǵ anh ta có thể, và làm điều ǵ anh ta thích » (Emile hay là về giáo dục, bản dịch tiếng Việt của Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương, NXB Tri Thức, 2008, tr. 95)

[3] John Stuart Mill, Bàn về tự do, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Trọng, NXB Tri Thức, 2005, tr. 56 .

[4] Như trên, tr. 56

[5] Muốn là có thể thực hiện được.