Tho

 

Thơ ?

 

Tại sao chúng ta làm thơ ? Chúng ta làm thơ trong một thời đại như thế nào, trong một thế giới như thế nào ? Thơ ngày nay có vai tṛ ǵ, có ư nghĩa ǵ trong đời sống của chúng ta ?

Giữa miêu tả và tra vấn, giữa ngợi ca, phê phán, chiêm nghiệm, khẳng định, và dằn vặt, khắc khoải, ṃ mẫm, t́m kiếm… chỗ của thơ là ở đâu ?

Nếu báo chí có một lề đường bên phải để đi, thơ đăng trên các báo ấy sẽ đi ở lề đường nào ? Cái lề đường, phải chăng là huyệt mộ của thơ ? Thơ sẽ bay tới đâu khi vang lên như tiếng kèn xung trận ? Thơ được phóng tới cơi nào khi nhà thơ đứng trên đỉnh cao muôn trượng ? Thơ chọn lối hành xử nào khi đối mặt với sự thật và sự giả dối ? Và thơ chọn lối hành xử nào khi đối diện với những sự thật được cấu thành từ những lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần ? Hay thơ không liên quan đến tất cả những thứ đó ? Thơ phải chăng độc lập với tất cả những câu hỏi này ?

Thơ là … ?

Thơ phải chăng chỉ thuần tuư là vẻ đẹp ngôn ngữ ? Ngôn ngữ phải chăng chỉ thuần tuư là ngôn ngữ ? Và lúc nào th́ ngôn ngữ chỉ thuần tuư là chính nó, không có bất kỳ mối liên hệ nào khác, không có bất kỳ va đập với bất kỳ thứ ǵ khác ?

Valéry nói : « Thơ sinh ra từ cuộc đấu giữa cảm giác và ngôn ngữ », lại nói : « Thơ, sự do dự kéo dài giữa âm và ư ». Vậy thơ là cuộc đấu hay sự ngập ngừng ? Thơ là một liệu pháp chữa bệnh ? Thơ dao động giữa xung  năng sống và xung năng chết ? Thơ là một cấu trúc ngôn ngữ tự nó đáp ứng đủ cho nó ? Thơ là những thể nghiệm từ, câu, âm, h́nh, nhịp, vần điệu ? Thơ t́m kiếm sự đồng cảm ? Thơ không phải để hiểu, cũng không phải để làm cho các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn ? Thơ là một ánh sáng khác lạ mà ngôn ngữ có thể chiếu rọi lên những ǵ vốn quen thuộc ? Thơ làm biến dạng thực tại hay trung thành với thực tại ? Thơ phản ánh thực tế hay tạo ra thực tế ? Đến ranh giới nào th́ việc làm thơ có thể được coi là sáng tạo ?

 Thơ là cảm xúc ? Thơ là suy tư ? Nếu nói thơ là sự thăng hoa của cảm xúc, của tâm hồn th́ những trạng thái nào của đời sống tinh thần sẽ được xem là tâm hồn ? Giữa nỗi đau được thể hiện bằng nước mắt bằng tiếng khóc và nỗi đau được thể hiện bằng sự câm lặng hoá đá, lấy ǵ để khẳng định đây là nỗi đau c̣n kia không là nỗi đau ? Giữa niềm vui bộc lộ bằng ngôn ngữ lời nói và niềm vui được bộc lộ bằng ngôn ngữ cơ thể, lấy ǵ để nói rằng đây là niềm vui c̣n kia không là niềm vui ? Giữa sự can đảm của một người dám liều ḿnh xông vào chỗ nguy hiểm chấp nhận cái chết và sự can đảm của một người dám hạ ḿnh chui qua háng người khác, chịu nhục để thành đại nghiệp, lấy ǵ để nói rằng đây là sự can đảm, c̣n kia không phải là sự can đảm ?  Giữa t́nh yêu cuộc sống vang lên rộn ràng trong những giai điệu của một nhạc sĩ và t́nh yêu cuộc sống thể hiện trong những suy tư siêu h́nh của một triết gia, lấy ǵ để xác quyết rằng đây là t́nh yêu cuộc sống c̣n kia không phải là t́nh yêu cuộc sống ?

Cũng vậy, lấy ǵ để xác quyết rằng thơ phải như thế này và không phải như thế kia ? nhà thơ phải như thế này và không phải như thế kia ?

Những câu hỏi và những câu hỏi.

Thơ có phụ thuộc vào những câu hỏi mà người làm thơ đặt ra cho chính ḿnh và cho những ǵ đang diễn ra xung quanh ḿnh không ? Những câu hỏi có thể nói to lên và những câu hỏi chưa thể nói to lên ?

Thơ tồn tại đâu đó trên lộ tŕnh của các câu hỏi, trong sự đầy ắp của chúng, trong những khoảng trống giữa chúng, và trong sự va đập với chúng ?

Trong khi những câu hỏi tiếp tục hành tŕnh của chúng, đôi khi cần có một vài khoảng lặng, có khi chỉ là một khoảng lặng vừa đủ để nhận ra một khả năng nào đó trong vô vàn những khả năng mà thơ có thể có :

Thơ có khả năng đưa những người bay không có chân trời đi về phía những chân trời không có người bay, dù chỉ là bằng một cách thức không ít ư nghĩa hơn cũng không nhiều ư nghĩa hơn tưởng tượng ; ít nhất là v́ thơ có khả năng nh́n thấy và chỉ ra thực tế đó : thực tế là có những chân trời không có người bay, trong khi lại có những người bay không có chân trời. Thơ xuất hiện để liên kết những cái « không có », để hiện thực hoá những cái « không có » ấy bằng tiếng khóc - một cái ǵ có thật. Thơ không chỉ là cây cầu hư ảo nối hai đầu hư ảo : con người thơ và chân trời huyễn tưởng ; thơ có lẽ c̣n chính là cái chân trời bất khả ấy, nơi cất giữ mọi thực tế và ảo tưởng của chúng ta.

Có thể xem đấy là một cách diễn giải cá biệt về hai câu thơ đầy sức mạnh này của Trần Dần:

Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời

Ở đây, thơ như một kết hợp giữa các khả thể và bất khả, giữa sức mạnh tinh thần và nỗi tuyệt vọng bởi đời sống, giữa sự phi lí và sự khắc nghiệt nhiều khi đến mức tăm tối của thực tại và những nỗ lực của nội tâm để vượt lên sự khắc nghiệt đó. Thơ dùng hành động khóc như một tiếng gọi, mở ra tương liên bay giữa chân trời và con người.

 

Paris, 29-3-2008