Vinh danh Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn đang chiến đấu chống bạo bệnh

*    Sơ lược về Tác phẩm Nguyễn Xuân Hoàng

 

*    Nguyễn xuân Hoàng : Tự truyện một người vô tích sự

 

*    Bùi Vĩnh Phúc : Những bước đi trần gian/ những nhịp đập thời gian

 

*    Thơ Luân Hoán : Chờ 

 

*    Trần thị NgH : Telecom 

 

*    Song Thao : Hoàng 

 

*    Nam Dao : Về Quê

NguyenXuanHoang.JPG (22880 bytes)

 

.

Nguyễn Xuân Hoàng
Sinh ngày 7.7.1937 tại Khánh Ḥa. T
ốt nghiệp Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, nguyên là Giáo Sư Triết tại Trường Trung Học  Petrus Kư.

Đă làm tổng thư kư cho:

  • tạp chí Văn, Sàig̣n Việt Nam 1972
  • nhật báo Người Việt , Hoa kỳ 1987
  • tạp chí Thế Kỷ 21, Hoa Kỳ 1989
  • trong ban chủ biên tạp chí Văn Học, Hoa Kỳ 1994

Nguyên chủ bút tạp chí Văn, Hoa Kỳ, 1996-2008

Tác phẩm đă xuất bản :

  • Mù Sương (truyện 1966)
  • Sinh Nhật (truyện 1968)
  • Ư Nghĩ Trên Cỏ (tuỳ bút 1971)
  • Khu Rừng Hực Lửa (truyện 1972)
  • Kẻ tà Đạo (truyện dài 1973)
  • Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ ở Đâu (tuỳ bút 1974)
  • Người Đi Trên Mây (tiểu thuyết 1987)
  • Sa Mạc (tiểu thuyết 1989)
  • Căn Nhà Ngói Đỏ (tạp ghi 1989)
  • Bụi Và Rác (tiểu thuyết 1996)

.

 

Tự Truyện của một người Vô tích sự

Nguyễn Xuân Hoàng

http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2011/04/lang_thang.jpg?w=614

Nam Dao giới thiệu :

Nhưng hiểu Hoàng hơn là khi tôi đọc Tự Truyện của một người Vô tích sự (1990). Không một dấu vết ngôn ngữ rỗng, gỗ, chỉ những chữ chân và thành, với chính ḿnh, và như hệ luận, với người đọc. Văn chương như thế đi vào phần hồn, và cho đến nay, trong tôi vẫn lung linh h́nh ảnh chị Thảo của Hoàng đi mất tích sau khi bị T hăm hiếp, vẫn sắc như dao gọt của người anh cả của Hoàng t́m giết T một cách b́nh thản. Và là công thần của cái người ta gọi là triều đại Cách Mạng, ông cũng thản nhiên tự kết thúc đời ḿnh bằng họng súng ông kê vào đầu và bóp c̣, khi biết ḿnh bị phản bội, v́ chao ôi, cái tụng xưng Cách Mạng lại đi bội phản lại con người, thứ sinh vật ở Việt Nam sau khi cách mạng thành công có sống là chỉ để qua ngày. Trong blog VOA, Hoàng bảo tự truyện nói trên chỉ là hư cấu, tác giả Hoàng th́ không là hư cấu, có xương có da, và có thật. Anh nói thế nhưng tôi không tin, v́ tác giả và truyện – dẫu là hư cấu hay tự truyện – là một. Nhưng hiểu Hoàng hơn là khi tôi đọc Tự Truyện của một người Vô tích sự (1990). Không một dấu vết ngôn ngữ rỗng, gỗ, chỉ những chữ chân và thành, với chính ḿnh, và như hệ luận, với người đọc. Văn chương như thế đi vào phần hồn, và cho đến nay, trong tôi vẫn lung linh h́nh ảnh chị Thảo của Hoàng đi mất tích sau khi bị T hăm hiếp, vẫn sắc như dao gọt của người anh cả của Hoàng t́m giết T một cách b́nh thản. Và là công thần của cái người ta gọi là triều đại Cách Mạng, ông cũng thản nhiên tự kết thúc đời ḿnh bằng họng súng ông kê vào đầu và bóp c̣, khi biết ḿnh bị phản bội, v́ chao ôi, cái tụng xưng Cách Mạng lại đi bội phản lại con người, thứ sinh vật ở Việt Nam sau khi cách mạng thành công có sống là chỉ để qua ngày. Trong blog VOA, Hoàng bảo tự truyện nói trên chỉ là hư cấu, tác giả Hoàng th́ không là hư cấu, có xương có da, và có thật. Anh nói thế nhưng tôi không tin, v́ tác giả và truyện – dẫu là hư cấu hay tự truyện – là một.

Nguồn : Da Màu

 

It is more important in life to lose than to acquire. The grain will not sprout unless first it dies. One must remain untiringly alive, looking into the future and feeding on the living reserves which memory and oblivion together accumulate. – BORIS PASTERNAK “An Essay in Autobiography”*

Tôi là đứa con thứ mười hai trong một gia đ́nh mười ba anh chị em. Mười ba người con trong một gia đ́nh, con số ấy đâu có nhỏ, phải không? Nhưng biết làm sao! Có ai trên đời này được quyền chọn nơi chốn, gia đ́nh hay dân tộc để chào đời đâu. Tóm lại, tôi là một người Việt Nam ra đời ở miền Trung, trong thời chiến, dưới một mái nhà “đông dân” và “kinh tế gia cảnh” đang hồi sa sút.

Phải nói là nhà tôi đông người quá, đông đến nỗi tôi không thể nào nhớ hết tất cả những anh chị em của tôi. Cha tôi, má tôi, đôi ba ông anh, đôi ba bà chị, một vài cô em… chỉ chừng đó người thôi cũng đủ nằm chật trong kư ức tôi rồi.

Vậy th́, có lẽ, tôi chỉ xin nói trước một đôi điều về đôi ba người trong gia đ́nh tôi thôi. Tôi nghĩ rằng khi vẽ lại chân dung những người thân thích ruột thịt của ḿnh, tôi cũng đă tự vẽ phần nào chân dung ḿnh. Tuy có hơi nhợt nhạt, nhưng chắc là sẽ không xa sự thực lắm đâu!

Cha tôi, tất nhiên đó là người mà tôi muốn nhắc đến trước nhất trong bản tự truyện này. Ông cao lớn, quắc thước, vạm vỡ. Ngay giờ đây, khi hồi tưởng lại h́nh ảnh của ông, điều mà tôi có thể nh́n thấy lại trước nhất và rơ nhất là đôi mắt của ông. Đôi mắt ấy đầy thần lực, hơi lạnh và có một vẻ ǵ như tàn nhẫn. Khi nh́n ai, đôi mắt kia như phát ra một mệnh lệnh buộc họ phải phục tùng. Rất nhiều màu nâu đen, rất ít ḷng trắng, đôi mắt ấy khá gần với loài hổ báo. Cũng có khi tôi tưởng đôi mắt ấy là con dao cau phạt ngang, có thể cắt đứt cổ tôi như chơi.

Tôi rất sợ cha tôi. Và tôi không biết rơ ḷng ḿnh là có bao giờ tôi yêu ông không.

Má tôi thường nói cha tôi là một con sâu rượu. Quả thật, ông uống như hũ ch́m và không bao giờ tôi thấy ông say. “Tao mà say rượu à, rượu say tao th́ có!” Cha tôi nhiều lần nói như vậy.

Mỗi ngày bốn bận, cha tôi uống rượu theo chu kỳ “sáng – trưa – chiều – tối”. Sáng uống theo lối sáng, chiều uống theo kiểu chiều. Sáng đánh răng súc miệng, uống ít thôi. Tối cần giấc ngủ, uống khá khá được. Trưa, chiều th́ tùy hứng.

Má tôi nói rượu là độc được. Cha tôi nói rượu là thuốc an thần. Cha tôi tích trữ rượu. Má tôi giấu rượu. Cha tôi ít nói khi đă uống nhiều. Và má tôi không phải là loại đàn bà lắm lời.

Nói chung, gia đ́nh tôi đông, nhưng buồn và lạnh. Chúng tôi cử động, ăn uống, đi lại, học hành, tṛ chuyện như những người khách trọ trong một căn nhà nấu cơm tháng.

Có một thời gian, tuy hơi bất ngờ, nhưng mà cũng ngắn thôi, tôi thấy cha tôi không uống rượu nữa. “Sáng – trưa – chiều – tối” ông chỉ uống trà. Cái thói quen mà ông không thay đổi, đó là bao giờ cũng thức dậy sớm hơn tất cả mọi người trong nhà. Ông nấu nước trong một chiếc ấm màu đen quánh, pha trà trong một b́nh đất nung màu đỏ gạch cua bóng lưỡng, và uống trong một cái chén nhỏ cũng bằng đất nung da màu lông thỏ đỏ. Cái chén ấy ông trang trọng gọi nó là Thố Hào Trản. Cha tôi rất quư cái chén này. Có lúc tôi nghĩ là ông quư nó c̣n hơn đứa con của ông là tôi nữa. Ông thường đem khoe với mấy người bạn của ông cái chén đất và nói rằng nó xưa lắm, “bảy trăm năm tuổi đấy!”. Nếu đời sống con người chỉ kéo dài có năm mươi năm thôi th́ cái chén này đă áp vào môi của mười bốn đời người. Nó “chạm” đến bảy thế kỷ của nhân loại. Có lần tôi hỏi ông tại sao cha biết cái chén này xưa tới bảy trăm năm. Ông nói chính một ông bạn làm quản thủ công nhựt ở viện bảo tàng vườn Bách Thảo Sài G̣n nói như vậy.

“Cha à! Ông ta căn cứ vào đâu mà nói như vậy?”

“Tao không biết, nhưng tao tin ông ấy. Ông ta là một nhà chơi đồ cổ lừng danh. Lời ông ông ấy rất có giá trị.”

“Nhưng tại sao bảy trăm năm th́ quư?”

“Cái ǵ trên cơi đời này mà lâu đời đều quư cả.”

Tôi biết cha tôi trả lời lấy lệ. Và tôi vẫn không tin là hễ cái ǵ lâu đời cũng đều quư cả.

Nhưng đột nhiên, cũng bất ngờ như lần chừa rượu, ông bỏ trà không một lời báo hiệu. Tôi nh́n thấy cái chén đất nung, da màu lông thỏ đỏ, nằm lăn lóc dưới gầm tủ; b́nh trà bỏ ở góc nhà; c̣n cái ấm đất màu đen quánh nằm ở chái hiên.

Ông uống rượu trở lại.

Thời gian sau đó rất t́nh cờ có lần tôi nghe ông nói “mấy cái thằng ăn không ngồi rồi, dư tiền dư của, bày đặt chén Tiểu Tống với Đại Tống, Thán Hào Trổ với Thố Hào Trản!” Theo ông, rượu tốt hơn trà, và cái quan trọng chính là “nội dung” chứ không phải là cái “h́nh thức”. Chén nào cũng được, rượu là đủ.

Tôi không giống cha tôi về mặt này.

Tôi uống rượu nhưng không mê rượu.

oOo

Má tôi là một phụ nữ có cái chiều cao “hơi cao” so với chiều cao trung b́nh của một phụ nữ Việt Nam. Da trắng, tóc đốm màu bạch kim, mũi cao nhỏ, mắt xanh hơi nghịch ngợm, cái vẻ bề ngoài của bà nổi bật giữa những người phụ nữ Việt Nam. Những buổi đi học về, tôi thường chui xuống bếp với má tôi và đôi khi cả bà chị kế tôi cũng xuống bếp theo. Thỉnh thoảng, bà kể cho chúng tôi nghe về những mảnh đời của cha tôi. Chấp vá lại những câu chuyện hở đầu hụt đuôi của bà, tôi h́nh dung ra cuộc đời của ông, bằng cách thêm mắm dặm muối cho nó liền lạc.

Là thủy thủ của những thương thuyền, cha tôi trôi nổi từ hải cảng này sang thương cảng khác. Nay Hồng Kông mai Tân Gia Ba, mốt Marseille, bữa kia Amsterdam… ông như một con cá mập giang hồ vẫy vùng giữa trời và nước. Những h́nh xâm xanh lè c̣n đầy trên chiếc ngực vạm vỡ và lông lá của ông, cùng với ḍng chữ lăn quăn trên hai cánh tay ông, làm chứng cho những lời nói của má tôi. Trước khi lấy bà, cha tôi đă có một đời vợ. Mẹ trước tôi là một phụ nữ Pháp, tên Suzanne, sinh trưởng ở Marseille, thành phố mà đă có thời cha tôi tưởng chừng sẽ chôn chân vĩnh viễn lại đó như quê hương thứ hai. Nhưng cũng theo lời má tôi kể, ông phải bỏ đi v́ một chuyện “lỡ tay” của ông. Một hôm ông bước vào quán rượu quen, gọi thức uống như thường lệ, nhưng chờ măi vẫn không thấy người bồi mang lại, trong khi đó th́ tên chủ quán người Pháp cứ đi ra đi vào ngó ông khinh khỉnh. Ông sốt ruột, nắm cổ áo hắn hỏi tại sao. Hắn nói ở đây không có chỗ cho một dân “Mít”. Ông giận điên lên, quật tên chủ quán xuống sàn nhà và tấn công hắn bằng một thế vơ cực kỳ hiểm độc. Tên chủ quán chết không kịp lời trối trăn. Để trốn tránh pháp luật, ông dắt bà Suzanne chạy lên Paris. Paris đâu phải đất sống của ông. Ông quẩy đuôi trở lại sông hồ, bỏ lại thành phố ánh sáng lộng lẫy kia người đàn bà với một giọt máu của ông. Sau này, vẫn theo lời kể của má tôi, có lần bà Suzanne gửi thư cho cha tôi nói về giọt máu rơi của ông nay đă là một thiếu nữ tên Marthe. Má tôi muốn tự tay biên thư cho bà Suzanne, nhưng cha tôi không bằng ḷng. Ông nói đó là chuyện của ông, má tôi không được xen vào. Chị Marthe của tôi có thời nổi tiếng là một trong số những người mẫu lừng danh của Paris. Người ta gọi chị là Marthe Nuyen (lẽ ra phải viết là Marthe Nguyễn mới đúng, nhưng chuyện này đâu có ăn nhằm ǵ). Tôi biết chi tiết này v́ lúc hơi lớn một chút có lần t́nh cờ tôi nh́n thấy trong cuốn nhật kư của bà chị kế tôi có một tấm ảnh in h́nh một cô gái Pháp ăn mặc thật đẹp như một tài tử điện ảnh. Sau lưng tấm ảnh là lời đề tặng cho cha tôi có chữ kư rất rơ là Marthe Nuyen. Nhật kư của chị nói rằng Marthe làm nghề người mẫu. Và cha tôi biên thư phản đối bà Suzanne tại sao để con tự do làm nghề này. Nghề người mẫu th́ đâu có ǵ là xấu, nhưng tôi không hiểu tại sao cha tôi nói vậy. Cho đến bây giờ, thật t́nh mà nói, tôi không biết ǵ nhiều hơn về người chị có cùng chung với tôi một người cha này. Bỏ Paris, cha tôi đi Hương Cảng, lại theo một số tàu buôn khác, lại giang hồ kỳ hiệp, nay thương cảng này, mai hải cảng kia. Đó là thời gian cha tôi gặp má tôi.

oOo

Bà là người Trung Hoa, nhưng có ḍng máu của dân Hồng Mao. Bà thường nhắc đến ông ngoại tôi một cách kính cẩn như nhắc đến một vị thần đầy quyền lực: “Ông ngoại con không phải là người phàm. Ổng là con nhà quư tộc chớ không phải dân giang hồ tứ chiếng như cha mày đâu.”

“Má, con nhà quư tộc th́ sao?” Tôi hỏi.

“Dân quư tộc không lấy con nhà thường dân.”

“Vậy sao má chịu lấy cha?”

“Không biết! Đừng nhiều chuyện! Nhưng má thích tụi con ăn học đàng hoàng, hơn là lang bạt kỳ hồ.”

Bà không muốn chúng tôi giống cái thời tuổi trẻ của cha. Ước muốn của bà, sau này, tôi thấy h́nh như không đạt được bao nhiêu phần trăm.

Ông ngoại tôi người Bắc Kinh, con một gia đ́nh quyền quư có chức phận, được gởi sang Anh du học. Ông lấy một phụ nữ người Anh và sinh ra má tôi. Không hiểu v́ sao ông bỏ bà ngoại tôi ở lại Luân Đôn, về nước chỉ mang theo cô con gái là má tôi. Nhưng rồi, ông cũng không nuôi má tôi. Ông đem gửi bà cho một gia đ́nh người Hoa khác ở Hương Cảng, cung cấp ít tiền bạc và thỉnh thoảng mới đến thăm bà. Cuộc t́nh duyên giữa má tôi và cha tôi ra sao, không ai trong đám con cái chúng tôi biết. Mà má tôi cũng không bao giờ hé môi nói rơ tại sao một thiếu nữ “con nhà quan xinh đẹp thế kia” (tôi vẫn luôn luôn nghĩ má tôi là người đàn bà đẹp nhất mà tôi đă gặp trong đời) lại đi phải ḷng một người đàn ông giang hồ như cha tôi. Dù sao khi tôi bắt đầu nhận ra ḿnh là đứa con của một gia đ́nh đông đảo, tôi có thể nói má tôi là ngựi đàn bà tần tảo lo cho chồng cho con trong cái xă hội b́nh thường của chúng ta. Quần quật suốt ngày với con cái nhà cửa, chạy ăn từng bữa, tất tả, ngược xuôi, đắp cái này, vá cái kia, nhưng không bao giờ thấy bà hé răng kêu một lời than thở. Về ngôn ngữ, tôi không biết nói sao cho đúng. Má tôi nói tiếng Hoa cũng sơi như tiếng Việt. Phần tôi, tôi chỉ ăn cắp được của má tôi và cha tôi một chút chiều cao của thân thể, nhưng tiếc thay, tôi không lấy được một tí nào về sự chịu đựng lớn lao của bà và cái cang cường dũng cảm của cha.

Tuy vậy h́nh như tôi là một đứa con được má nuông chiều quá đáng trong một gia đ́nh đông đúc. Cha tôi lạnh lùng. Anh chị em tôi dửng dưng. Nhiều khi tôi có cảm tưởng như chẳng có sợi dây gia tộc nào ràng buộc được chúng tôi lại với nhau.

Nói nào ngay, mấy ông anh bà chị tôi không ai ghét bỏ tôi, nhưng h́nh như cũng không ai yêu tôi. Riêng tôi, tôi nghĩ là ḿnh thù ghét tất cả mọi người, trừ một người, tất nhiên, đó là má tôi. Tôi đâu có cần ǵ phải làm ra vẻ lạnh lùng. Tôi có thừa sự nhạt nhẽo để có thể chia xẻ cho tất cả mọi người. Cái phần ấm áp, tôi chỉ dành riêng cho mỗi một ḿnh má tôi.

Thật ra, chị Thảo tôi, mà tôi có lần nói rất giống má tôi, là người mà tôi cũng yêu lắm, gần bằng t́nh yêu mà tôi đă dành cho má tôi. Nhưng giữa chị và tôi có một khoảng cách vô h́nh. Không bao giờ hai chị em tôi nói với nhau quá câu thứ hai mà không căi nhau. Đúng với cái tên mà má tôi đă đặt cho chị, chị là một thứ cỏ hoang mọc trên một vùng đất khô cằn là cái gia đ́nh tàn tạ của chúng tôi. Và cái sắc đẹp man dại của chị làm cho má tôi lo lắng buồn bă hơn là làm cho bà hănh diện mừng vui. Chị Thảo là một kết hợp kỳ lạ giữa cha tôi và má tôi. Chị có cái nhan sắc của má tôi và cũng có cái lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn của cha tôi.

Năm mười bảy tuổi, chị bị một tên thanh niên con nhà giàu trên tỉnh theo đuổi. Hắn mang tặng chị hết món này đến thứ khác, toàn là loại đắt tiền. Lúc đầu chị cười cợt, coi như tṛ đùa. Về sau chị vất tất cả những thứ ấy ra cửa. Hắn tên là T. và theo chủ quan tôi, lúc ấy hắn là một thanh niên khá đẹp trai. Cao lớn, để ria mép, ăn mặc chải chuốt, hắn đẹp theo kiểu một công tử. Hắn khôn khéo, t́m mọi cách để chiều ḷng mọi người trong nhà tôi. Kín đáo mang rượu đến cho cha tôi mỗi tuần, tặng vải vóc cho má tôi, đồ chơi cho tôi và các em tôi. T. đi ḷng ṿng chung quanh trước khi chinh phục tâm điểm là chị Thảo tôi. Tôi có cảm tưởng như nếu bắt hắn phải quỳ xuống để xin chị Thảo chút t́nh yêu, chắc hắn cũng sẵn sàng không do dự. Nhưng chị Thảo nhất mực không hề cảm động hay thương hại hắn nói ǵ đến thương yêu. Tôi không biết là lúc đó chị có đang yêu người nào không. H́nh như là không. Thật ra tôi cũng không chắc lắm. Nhưng rơ ràng là chị vất cái thứ t́nh yêu đầy quy lụy, say đắm và mù quáng của T. xuống cống rănh. Nhiều buổi chiều, tôi thấy T. đứng bứt rứt bên kia đường, dưới gốc cây muồng hoa vàng nghệ, ngó chăm vào nhà tôi. Hắn đau khổ thấy rơ. Và thú thật, tôi có thương hại hắn. Tôi thấy chị Thảo tàn nhẫn. Cha tôi không giờ uống một giọt rượu của T. C̣n má tôi vào những ngày năm cùng tháng tận, cần mua sắm ít vải may quần áo mới cho chúng tôi, vậy mà bà cũng nhất quyết gói gửi trả tất cả vải vóc lại cho T. Một lần cha tôi cho gọi T. vào nhà, rót rượu cho hắn uống. T. nói không biết uống rượu. Cha tôi bảo “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đàn ông không uống rượu như cờ không gió. Hắn nh́n cha tôi như cầu khẩn. Cha tôi cụng ly. T. bưng lên nốc cạn một hơi. “Khá!” cha tôi nói, và rót tiếp một ly thứ hai. Cứ thế hết ly này đến ly khác. Khi cha tôi đứng dậy, T. ói thóc ói tháo, đầu gục xuống bàn, người mềm như sợi bún.

Khi người Pháp trở lại Việt Nam sau cuộc chiến, T. làm thông ngôn trong một tiểu đoàn Lê dương. Hắn lúc bấy giờ nổi tiếng như một hung thần. Nhiều người đă chết dưới tay hắn. T. háo sắc đến độ gần như vùng nào mà tiểu đoàn hắn đi qua đều có vài ba thiếu nữ là nạn nhân của hắn. Đi bên cạnh T. luôn luôn có hai tên lính người Ma Rốc rạch mặt. Nhiều cô gái sau khi bị hăm hiếp, c̣n bị tên Ma Rốc dùng dao cắt vú và đâm nát cửa ḿnh.

Thời gian này gia đ́nh tôi đă tan thành nhiều mảnh. Tôi theo cha tôi chạy lên Ḥn Lớn, một địa danh ở miền Trung, nằm dưới chân một ngọn núi khô cằn, nhà cửa giống như những căn cḥi cất vội vàng trên một nền đất chưa được phẳng. Tiếng súng c̣n khá xa chỗ ở của cha con tôi.

Lúc đó, tiểu đoàn của T. đang bố ráp càn quét ở một vùng quê khác, nơi má tôi và chị Thảo đang ẩn náu. Sau này má tôi kể lại: Một buổi tối T. xông vào nhà với hai tên lính Ma Rốc rạch mặt. Hắn ung dung ngồi hút thuốc để hai tên Ma Rốc đè chị Thảo ra cột lên giường và trói má tôi chặt vào cột nhà. Ở thôn quê hồi đó, pḥng khách, pḥng ngủ, pḥng ăn chỉ là một. Má tôi hăi sợ lắm. Hắn hỏi chị Thảo:

“Em có bằng ḷng lấy tôi không?”

“Không!” Chị trả lời.

“Tại sao?”

“Không tại sao ǵ cả.”

“Chừng nào mới chịu lấy tôi?”

“Không chừng nào hết!”

“Sợ tôi không?”

“Tại sao phải sợ?” Chị Thảo hỏi lại ương ngạnh.

T. rút khẩu súng ngắn đeo ở thắt lưng ra, kê vào đầu chị, nhắc lại một lần nữa. Chị Thảo không nh́n hắn. Má tôi la lên, sợ T. bắn thật. Hắn tát vào mặt má tôi. Xong hắn xé quần áo chị Thảo ra, hăm hiếp chị ngay trước mắt chừng ấy con người. Lúc đó, má tôi nói, hắn như một con thú say mồi. Má tôi phát bệnh nặng sau khi chứng kiến cái cảnh tượng hăi hùng giáng xuống đời chị Thảo. Chị Thảo, sau tai nạn khủng khiếp kia, âm thầm bỏ má tôi đi biệt vô âm tín. Mặc dù chỉ nghe lời kể của má tôi về những hành động dă man của tên T., tôi không bao giờ quên hắn. Tôi sẽ nhắc hắn ở đoạn sau.

Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được. Tôi thấy tôi là kẻ đói t́nh thương trong một gia đ́nh thừa mứa những liên hệ ruột thịt. Nói giản dị, khi tôi nhận thấy ḿnh cần một bà chị như kiểu chị Thảo để yêu mến th́ chị ấy không c̣n trong gia đ́nh nữa. Có lẽ là chị ấy vẫn c̣n sống đâu đó mà không muốn trở về gia đ́nh chăng, tôi không rơ.

Tôi giữ lại trong trái tim ḿnh hai người anh. Một ông anh cả và một người anh kế.

Anh cả tôi bỏ nhà đi giang hồ khi mới mười bốn tuổi. Năm đó tôi chưa chào đời. Má tôi nói anh đi Sài G̣n. Sau đó là Cà Mau, Rạch Giá, Năm Căn, Cần Thơ, Châu Đốc… Có lần trong bữa cơm má tôi nói anh mày ở Vạn tượng bên Lào mới gửi thư và tiền về cho má. Lần khác trả lời câu hỏi của chị Thảo, má nói anh cả đang ở Savanakhet. Khi cha tôi bỏ trà, liệng lăn lóc cái Thố Hào Trản, là lúc ông nói anh đang ở đồn điền Chup bên Nam Vang, Căm bốt. Nói chung là tôi rất lơ mơ về nơi ăn chốn ở của anh ấy. C̣n mặt mũi của anh ra sao th́ măi lâu về sau tôi mới có dịp nh́n thấy.

Người anh kế tôi, tuy cao lớn, nhưng dáng người thanh nhă. Ấy vậy mà khi vừa đậu xong cái bằng tú tài toán anh đă chọn đời lính như một nghề nghiệp. Anh thi vào trường Vơ Bị Da Lat nhưng khi ra trường chuyển sang binh chủng Không Quân. Khi Sài G̣n thất thủ, anh đang mang lon trung tá, bị bắt đi học tập cải tạo và chết trong lao tù Cộng Sản. Anh là người lính ưa văn chương chữ nghĩa. Anh có nhiều bạn là nhà văn nhà thơ, mặc dù anh không hề viết một truyện ngắn hay làm một bài thơ nào. Sở dĩ tôi có biết mặt quen tên một ông nhà văn, một bà nhà thơ nào đó, chẳng qua cũng là do ông anh tôi dắt về nhà thôi. Anh che chở cho một nhạc sĩ trốn lính, bỏ tiền trợ cấp cho một bà ca sĩ có bầu “với ai đó”. Anh luôn luôn hào hoa rộng lượng. Tôi thích nh́n anh trong bộ đồ bay, chữ Tổ Quốc Không Gian trên ngực áo, chiếc nón lưỡi trai che ngang cặp kính Ray Ban rất là thời thượng. Anh có nhiều bạn gái, phần lớn là ca sĩ pḥng trà, và anh không yêu một cô nào quá lâu. Anh nói với tôi anh không có t́nh yêu. Măi đến năm Bảy Hai, sau mùa hè đỏ lửa, trước ngày má tôi qua đời, anh báo tin cho tôi biết là anh quyết định lấy vợ. Chị là một cô giáo dạy Vạn Vật và là người rất xa lạ với thế giới đầy buông thả của anh. Nếu cái vẻ hào hoa phong nhă của anh là thứ vũ khí sắc bén chinh phục các cô ca sĩ th́ khi gặp chị, vũ khí ấy trở thành thừa thăi, vô hiệu. Chị nói chị lấy anh v́ tánh thật thà của anh, chứ không phải v́ “cái mă bề ngoài” của anh. Hôn nhân đă ép anh vào một khuôn khổ, không kẽ hở. Nhà cửa, vợ con, gia đ́nh, hàng xóm đâu ra đấy. Anh không c̣n luông tuồng như xưa nữa. “T́nh yêu có thật!” Anh vẫn nói với tôi như vậy khi đă có với chị một đứa con. Tuy vậy mỗi khi có dịp về Sài G̣n, anh như một con cá gặp nước. Bạn bè, ăn nhậu, nhẩy nhót như điên. Vũ nữ, ca sĩ, pḥng trà, âm nhạc, rượu chè… anh sống vội vă như thể ngày mai trái đất này sẽ trở thành tro bụi. Tuy vậy có lần anh nghiêm chỉnh nói với tôi rằng không biết cuộc chiến tranh này rồi sẽ đi về đâu. Có nhiều điều anh không hiểu. T́nh h́nh chính trị ngày càng xấu. Các thành phố lớn có vẻ như co rúm lại. Chiến tranh đâu chỉ có ở một mặt trận, nó nằm cùng khắp đất nước thành thị, thôn quê, ruộng vườn rừng núi. Ngay trong hơi thở ta, trên da thịt ta, trong thành phố hiền lành chiến tranh cũng đầy chật. Anh nói đến những ánh đèn nhấp nháy của nhà cửa làng mạc, nói đến rừng núi sông ng̣i… những nơi anh đă bay qua. Anh nói đến những đám mây như những tảng bông trắng xốp, đến bầu trời xanh lơ mênh mông. Anh thích nhà văn phi công người Pháp, ông Saint Exupéry trong tác phẩm Terre Des Hommes. Và câu nói của một nhân vật trong cuốn sách này ám ảnh anh là: “Cái mà ḿnh đă làm, ḿnh nói thật, không một con vật nào làm được.” Anh muốn có cái cơ hội thử thách điều đó.

Khi hay tin anh chết trong lao tù cải tạo, nhớ đến lời nói của anh, tôi tự nghĩ không biết anh đă chiêm nghiệm ra điều ấy hay chưa.

Nghĩ cũng hay, một gia đ́nh đông đảo đến là như thế mà chiến tranh đến, chiến tranh đi, vô t́nh cướp mất của tôi lúc này một ít ông anh, lúc kia một ít bà chị, để rồi rút cục con rắn dài mười ba khúc chỉ c̣n lại có khúc đầu, khúc giữa và khúc đuôi.

Tôi muốn giới thiệu về ông anh cả tôi trước khi nói tiếp về ông anh trung tá.

oOo

Cũng giống như cha tôi, anh cả tôi cao lớn vạm vỡ khác thường. Anh có một khuôn mặt bạnh, chân mày rậm xếch, mũi to, miệng rộng, cằm vuông, râu quai nón, đen sạm. Một vết sẹo dài chạy từ khóe mắt đến mang tai. Mắt anh không lớn nhưng ĺ lợm và dữ dằn như mắt cha tôi. Tóc anh xoắn chảy xuống gần phía ót một chùm mịn quăn tít. Cổ anh tṛn cứng, vai ngang, hai bàn tay to lớn phốp pháp. Trên khuôn mặt anh, người ta có thể nh́n thấy một sự kết hợp kỳ lạ, mâu thuẫn đến tuyệt vời giữa sự cứng rắn và mềm mại, dễ ghét và dễ thương, hận thù và thân ái… Tất cả những h́nh nét mà tôi có thể vẽ được về anh chỉ là nhờ vào những tấm ảnh anh gửi về cho má tôi. Tôi c̣n nhớ Tết Nguyên Đán một năm nào đó, lần đầu tiên tôi giáp mặt anh. Tôi thấy những đường nét mà tôi đă h́nh dung về anh là không xa lắm. Hồi đó tôi mới bốn tuổi, má tôi bắt tôi ra mừng anh ở xa mới về. Tôi đứng nép bên má nh́n anh, thấy anh tưởng như một người đă quen nhau từ lâu lắm. Nhưng tôi không chào anh. Anh là người quen trong trí tưởng tôi, hơn là người anh có mặt trong đời sống thực tôi. Anh ở nhà không lâu và lại ra đi hồi nào tôi cũng không nhớ. Tôi chỉ biết thời gian đó gia đ́nh tôi tạm coi như sum họp nhất, mặc dù lạnh lẽo vẫn là khí hậu chính của mọi người. In h́nh như là trong nhà ai cũng linh cảm sắp có một điều chi đó xảy ra, như chờ đợi một cơn băo vậy. Và tôi thấy người anh cả tôi lúc ấy rất quan tâm đến chị Thảo. Anh nói chuyện khá lâu với chị và loáng thoáng tôi nghe nhắc đến tên T., người thanh niên vẫn theo đuổi chị. Một buổi tối, cả nhà ngồi quanh bàn ăn, cha tôi gợi chuyện để anh cả tôi kể những biến cố đời anh. Anh cười, hàm râu quai nón giăn ra như một ông tây con. Anh nói ít, cũng như má tôi vậy, về nơi ăn chốn ở của anh: rừng cao su, những người phu được mộ từ miền Bắc, những tên chủ đồn điền người Pháp hách dịch phách lối, cách tra tấn dă man những người trốn việc mà bọn cai vẫn thường đối xử với đám phu phen… Anh kể chậm răi về nhiều người, nhiều việc, nhưng không ai biết chút ǵ thêm về đời tư của anh. Khi anh đứng dậy th́ thầm với chị Thảo điều ǵ đó, cha tôi tuyên bố một câu khó hiểu: “Thằng này giống tao!” Về sau tôi biết là anh đă “làm thịt” một tên cai phu tàn ác v́ hắn hành hạ dă man một người phu đồn điền.

Một năm sau, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ trên toàn quốc, anh tôi bị con lốc thời cuộc cuốn theo, thổi bay từ núi rừng này sang núi rừng khác, mặt trận, chiến khu, và biệt tích biệt tăm, cho đến sau tai nạn buồn thảm của chị Thảo tôi.

Tôi quên nói là sau khi trái lựu đạn nội hóa đầu tiên nổ tung trong một ngày mùa Thu ngay trước cửa nhà tôi th́ gia đ́nh tôi giống như một tổ ong bị vỡ. Chúng tôi, những con ong bay tán loạn, tơi tả, lạc loài, vô định. Má tôi và chị Thảo một đàng, các ông anh bà chị khác một ngơ. Chỉ có riêng ḿnh tôi, theo cha chạy qua những làng xa tận cùng một chân núi. Tôi biết những cánh đồng xanh lá mạ, những vườn xoài vườn mận, những hệ thống dẫn thủy nhập điền thô lậu, những con sông dài phơi ḿnh ngái ngủ giữa trưa hay trôi lặng lẽ dưới bóng trăng đêm… Tôi được thấy những đàn ḅ gậm cỏ buồn nản, những con trâu lười biếng trầm ḿnh dưới đầm nước tù ngầu đục… Nhưng cuộc chiến ngày một đuổi nà những người thành phố. Tiếng súng lúc đầu c̣n xa, càng về sau càng gần hơn. Trước mặt chúng tôi là ruộng vườn, thôn xóm. Sau lưng chúng tôi là núi đá, rừng cây. Cùng đường rồi, chạy đi đâu nữa. Cha tôi nói như vậy. Và ông vừa làm tiều phu, vừa làm nhà nông. Cha tôi nói đất đai chỉ nuôi sống che chở những ai yêu nó, sống với nó, làm việc với nó. Cha tôi là một người tháo vát. Ông nói tận trong máu huyết của mỗi người Việt Nam đều có chứa đựng ḍng máu của một nông dân. Đây là thời gian cha tôi trở lại với ấm trà và chén đất. Không c̣n cái Thố Hào Trản của thời Đại Tống Tiểu Tống ǵ đó, mà một ông bạn già của cha tôi từng nói. Chén đất nung thứ thiệt màu đỏ gạch cua, cha tôi làm lấy. Ông vẫn là người dậy sớm, nấu ấm trà. Và tôi trở thành người bạn hiền bé nhỏ đối ẩm cùng ông. Cuộc sống của hai cha con tôi nơi sơn cùng thủy tận hạnh phúc một cách bắt buộc. Cha tôi nhắc má tôi và chị Thảo ít hơn là nhắc đến hai ông anh tôi. Cho đến một hôm, một người liên lạc đến báo cho cha tôi biết anh cả tôi ở chiến khu về muốn gặp ông. Tôi mừng lắm. Nhưng cha tôi trầm ngâm không nói chi. Tôi c̣n nhớ cuộc gặp gỡ của chúng tôi diễn ra dưới chái hiên của căn cḥi lợp lá phên. Buổi chiều ở núi lạnh tê. Anh tôi đứng trước sân căn cḥi. Vẫn cao lớn, hơi gầy, râu cạo nhẵn, tóc vẫn xoăn tít bám sát da đầu. Vết sẹo dài từ khóe mắt trái đến mang tai. Cha tôi và tôi đứng dưới dàn bầu nậm. Tôi hết nh́n anh lại nh́n cha. Anh gầy càng giống cha nhiều hơn. Hai người đàn ông đứng im sững như hai người thợ săn đang ŕnh mồi, nh́n ngó nhau trân trân. Tôi thấy những đốm sáng cuối cùng của ngày lóng lánh trong đôi mắt anh. Sau cùng, tôi nghe thấy tiếng cha tôi kêu tên anh trai tôi. Tối hôm đó, ba chúng tôi ăn cơm chung bên bếp lửa. Cơm trộn bắp chan nước mắm bằng nước muối pha đường thẻ. Bữa cơm rất ngon miệng, mặc dù tôi đă quá ngấy với những hột bắp nhiều hơn gạo trong chén cơm. Anh ôm tôi vào ḷng, lấy khẩu súng ngắn ở thắt lưng ra, tháo đạn, cho tôi mượn. Anh đọc cho tôi nghe một bài thơ của một tác giả mà sau này tôi biết là Quang Dũng:


Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng

Đó là những câu thơ mà tôi sẽ c̣n nhớ măi. Một lúc, anh ngập ngừng nói với cha:

“Con đă gặp thằng T.!”

“Thằng T.?” Cha tôi hỏi gặng. “Mà ở đâu?”

“Ở Tân Hưng. Gần G̣ Quít, cha nhớ không?”

“Nhớ. Rồi sao?”

“Con hỏi nó có biết con là ai không? Nó nói biết. Con hỏi nó sợ không? Nó nói không…”

Anh ngừng lại, trầm ngâm.

“Cha biết con đă làm điều ǵ phải làm cho em Thảo.”

Cha tôi im lặng rót trà vào chén đất, uống một hơi cạn.

Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy, anh đă ra đi từ hồi nào. Cả cha tôi nữa, ông cũng đă vào rừng đốn cây làm thêm phên cửa, sửa vách và dành củi cho mùa đông.

Người anh sinh trước tôi vài năm, cũng như tôi, lớn lên cuộc chiến tranh Việt Nam đi vào một khúc quanh khác. Người Pháp đă ra đi sau khi thất thủ Điện Biên Phủ. Người Mỹ vừa đến, Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Ḥa thành lập. Gia đ́nh mười ba anh em chúng tôi chỉ c̣n cô út ở nhà với má tôi. Anh cả tôi cũng như chị Thảo đều biệt tăm. Ông anh kế của tôi theo học trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. C̣n tôi, sau đó vào Quang Trung rồi đi Thủ Đức. Chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Các tướng lănh thay nhau cầm quyền. Cha tôi qua đời đúng vào dịp Tết Mậu Thân. Bốn năm sau má tôi cũng “đi theo”, khi một tay nhà báo Pháp viết về “đại lộ kinh hoàng” ở Quảng Trị, nơi người bạn Thủy Quân Lục Chiến của tôi làm bài thơ Cổ Thành tặng tôi trước khi hy sinh. Cô em gái út nhà tôi lấy chồng. Ngôi nhà tôi ở đă bán. Tôi là người lính sống ở văn pḥng nhiều hơn chiến trường. Tôi luôn luôn là kẻ được nuông chiều trong một xă hội không phải ai cũng may mắn được như thế. Ông anh Không Quân của tôi tuy vẫn hào hoa bay bướm, nhưng là một người cha gương mẫu, một người chồng tốt. Anh được bạn bè đồng đội quư mến và quả t́nh anh cũng rất yêu mến con đường anh đi. Một lần chúng tôi gặp nhau ở Sài G̣n, anh nhắc tên người anh lớn và chị Thảo của chúng tôi. Không biết bây giờ anh chị ấy ở đâu, ra sao. Sống chết thế nào. Anh nói chiến tranh ghê tởm và anh hỏi tôi nghĩ sao. Tôi nghĩ sao? Tôi là một người vô tích sự. Nhưng bây giờ hiểu ra, tôi yêu tất cả mọi người. Tôi không thù ghét ai. Người anh Không Quân của tôi cũng nói vậy. Anh chờ đợi và mong muốn ḥa b́nh. Anh nói anh không phải là một nhà chính trị, nhưng anh tin rằng anh chiến đấu cho tự do của dân tộc. Anh nói anh không hề mù quáng nghĩ rằng anh đang sống trong một xă hội tốt đẹp, nhưng anh tin rằng anh đang chiến đấu trong một xă hội để làm cho nó tốt hơn cái hiện có.

oOo

Tháng Tư Bảy Lăm, Sài G̣n thất thủ, trong “những người chiến thắng” trở về có ông anh cả tôi, nay là một cán bộ chức sắc, một thứ công thần. Anh có t́m gặp tôi trước ngày tôi bị gọi đi học tập cải tạo. Tôi thấy anh khác xưa nhiều. Vết sẹo trên mặt có vẻ như nhạt đi, những bắp thịt gân guốc đă mất. Anh gầy và trầm ngâm. Anh không gặp người anh Không Quân của tôi. Tôi không nghe anh giải thích tại sao. Cô em út của chúng tôi đă theo chồng rời bỏ Sài G̣n trong một ngày áp chót của cuộc chiến. Tôi không hiểu tại sao có phương tiện trong tay mà người anh Không Quân của tôi không ra đi. Cũng như những sĩ quan thua trận cấp úy khác, tôi thu xếp ít quần áo và lương thực cho mười ngày học tập. Nói là mười ngày, nhưng ba năm sau tôi mới được trở về, khi ông anh Không Quân của tôi vẫn c̣n ở lại trong một trại cải tạo ngoài Bắc. Ra tù tôi sống lang thang làm đủ thứ nghề, đi khắp mọi nơi, nhưng tôi vẫn không gặp và không nghe chút tin tức ǵ về chị Thảo tôi. Làm như chị là một người không có thực trong gia đ́nh tôi.

Ông anh cả tôi sau đó có đến thăm tôi trên một lần nữa, sau khi tôi vượt biên bị bắt ở Rạch Giá vừa được thả về. Ông nói đừng làm chuyện bá láp, vượt biên là phản quốc. Đó là thời gian chế độ mới đánh tư sản, đổi tiền. Ông nói học tập cải tạo là rất tốt cho những đầu óc vô tích sự như tôi. Phải như thế th́ tôi mới “sáng mắt sáng ḷng” ra được. Măi đến năm thứ mười sau ngày Sài G̣n thất thủ tôi mới vượt biên thông suốt. Tôi đến được Pulau Bidong, trong một chuyến đi không đến nỗi bi thảm như những người khác. Tôi luôn luôn là một người may mắn. Một năm sau nhờ sự bảo lănh của cô em út, tôi được Mỹ nhận cho định cư.

Khi c̣n ở đảo tôi hay tin người anh lính Không Quân đă chết trong trại giam. Ông anh cả tôi cũng không c̣n nữa. Một lá thư từ bên nhà gửi qua cho biết ông ấy chết hơi khác thường: tự tử bằng một viên đạn bắn qua đầu. Qua thư từ tôi biết thêm sau khi ông đi thăm người anh lính Không Quân bị bệnh nặng nằm chờ chết trở về, ông đă chọn cái chết của chính ḿnh như một cách nói lời tuyệt vọng. Mười năm sau khi lấn chiếm miền Nam, đất nước ngày càng tan nát, đời sống người dân ngày càng xuống thấp, trong khi máu mủ ruột thịt bỏ đi xa hay vẫn c̣n nằm trong lao tù của chế độ mà ḿnh phục vụ, có lẽ đă là động cơ thúc đẩy họng súng quay về phía ông. Đôi khi tôi nghĩ cái lẽ sống mới quan trọng hơn sự sống. Có phải v́ thế mà ông anh cả tôi hành động kiểu đó chăng? Đó là tôi suy nghĩ vậy, chớ tôi không chắc lắm đâu.

Tôi bây giờ là một “tếch ních sơn” lương ba cọc ba đồng, sống qua ngày đoạn tháng.

Hôm qua tôi vừa được thư bà chị dâu từ Cabramatta Úc Đại Lợi gửi sang cho hay chị đă lập gia đ́nh. Người chồng chị hiện nay cũng là một người Việt Nam. Hai vợ chồng mở một tiệm ăn. Cả hai mời tôi có dịp sang chơi, sẽ đài thọ vé máy bay và nơi ăn chốn ở.

Tôi không biên thư trả lời. Tôi gọi điện thoại viễn liên chúc mừng chị. Tôi nói muốn đón các cháu sang Mỹ chơi. Chị hứa.

Đời sống ở Mỹ thật tiện nghi. Tôi đủ ăn đủ mặc và tôi giàu tự do. Tuy nhiên vào những buổi sáng cuối tuần, đi bách bộ trong khu công viên Mile Square Park ở Quận Cam, tôi như thấy ḿnh đang trở lại thời sống với cha ở một vùng núi miền Trung. Buổi sáng sớm rừng c̣n đầy sương mù, gió thổi luồn qua những ṿm cây lạnh. Trên những ngọn cây cao, tôi nghe tiếng chim kêu từng hồi buồn bă. Giẫm trên những ngọn cỏ ướt sương, bập bập điếu thuốc lá chưa kịp khô, tôi thấy ḿnh già hẳn. Như giờ đây, gần bốn mươi năm sau tôi thấy tôi mới già bằng thuở đó.

Nguyễn Xuân Hoàng
California, Tháng Bảy, 1987
Biên tập lại tháng Mười Một, 2009
Nguồn:
Blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu

* Pasternak, Boris, An Essay in Autobiography, Collins & Harville Press, 1959

 

Nguyễn Xuân Hoàng: những bước đi trần gian/những nhịp đập thời gian

Bùi Vĩnh Phúc  

 

Nguyễn Xuân Hoàng đang đồng hành cùng bệnh tật và những cơn đau. (Sarcoma, cái tên quái quỷ đó. Cái tên quái quỷ đang vật lộn với người bạn của ta, và ngươi có vẻ như đang nắm chắc phần thắng!). Cuộc đời của mỗi người và của mọi người, nh́n ở một góc cạnh nào đó, đều là những cuộc đồng hành như thế. Những cơn đau và những thử thách. Chúng như những con dấu đóng xuống tấm thông hành của con người. Con người, như một hữu-thể-tại-thế/một hữu-sinh-tại-thế (Dasein/Être-au-monde), bước vào đời như bước xuống tầu. Để ra khơi lớn. Để đón lấy gió băo và mưa sa quất đập trên mặt mày và thân xác nó. Nếu là một con người quả cảm, hắn sẽ vươn ngực chống đỡ. Và bắt tay với định mệnh ḿnh. Mà không phải những gió băo và mưa sa ấy chỉ quật đập trên mặt mày và thân xác ta, chúng c̣n dồn dập thổi những hơi dài buốt lạnh trong tâm hồn. Lúc ấy, những sức mạnh tâm linh trong con người sẽ bùng dậy, như một tấm áo tơi giúp hắn che chắn phần nào những gió rét và mưa giông. Và có những con người, lúc ấy, đă dùng văn và thơ, những sức mạnh mà Trời Đất trao ban cho hắn, để đứng vững trước cuộc vây khổn của đời. Tôi lại nhớ đến Phùng Quán: Có những phút ngă ḷng / Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy. Câu thơ ấy có thể khúc khuỷu, sần sùi, già nua, nứt nẻ, và đen bóng mầu thời gian, nhưng nó vẫn là một câu thơ nâng ta đứng dậy.

Văn chương, h́nh như thế, đă ra đời trong những hoàn cảnh khốn khó ấy. Đối với nhiều người.

Nhưng cuộc đời của một con người không phải chỉ được tŕnh hiện qua những niềm đau và những thử thách. Nó c̣n reo vang rực rỡ những cơn vui, c̣n thiết tha những hạnh ngộ, và c̣n ấm áp những ngọn lửa cháy nóng bập bùng.

Tôi đă gặp Nguyễn Xuân Hoàng, như thế, trong mấy chục năm qua. Chúng tôi đă có trong tay ḿnh những niềm vui của những gặp gỡ ấy. Ở một mức độ nào đó, chúng tôi đă chia cho nhau một phần cuộc đời ḿnh. Trong những bước đi văn chương. Trong những sẻ chia, gắn bó về đất nước, về con người, về tự do, về hiện hữu. Và về cái chết. Cái chết của những người bạn, ở gần hay ở xa. Cái chết của những thói quen trong đời, khi con người bị bứt ra khỏi những gốc rễ cũ với những rêu phong ẩm mốc xanh ŕ nhưng đầy quen thuộc và ấm áp. Cái chết của những cách nghĩ cũ, vốn, trước đó, đă trở thành đường nếp thân mật. Cái chết của những mắt nh́n theo lối ṃn, chỉ vạch ra trước mắt người một không gian giới hạn. Và đă xỉn mầu.

Viết là một cách thế đi tới, đi theo ngọn bút, hay đi theo những ḍng chữ cứ mỗi lúc mỗi kéo trang-giấy-ảo-một-ánh-sáng-trắng trên màn h́nh computer xuống thấp, xuống thấp măi, rồi sang trang. Cứ thế, từ trang này sang trang khác. Viết là đi tới. Như con người là một hữu thể được phóng về phía trước (être-jeté). Là một hữu thể luôn "mang nợ" (être-en-faute/être-en-dette), nhưng chính v́ thế hắn có trách nhiệm. Với những người chung quanh. Và với chính ḿnh.

Viết, đối với không ít nhà văn, ở một giác độ nào đó, cũng là một cách thế để trả nợ. Một món nợ mà, chính hắn, với con tim và ư thức sáng suốt, tự ôm nhận vào ḷng.

Nhưng viết cũng là một phương cách để trở về. Để lục lọi trong trí nhớ thật (và cả ảo nữa) của chính ḿnh những h́nh ảnh cũ, những bóng dáng cũ. Những con đường lầy lội của quê nhà và những lá vàng đă lả tả rụng xuống trên vai tuổi trẻ. Nguyễn Xuân Hoàng là một người thiết tha với quá khứ, với những kỷ niệm của những ngày giông băo cũ. Mà ai trong những người cầm bút, ở những giai đọan nào đó của cuộc đời, lại đă không từng như thế? Viết là tái hiện một hiện thực đă mờ đă mất. Thoạt đầu, những cảm xúc dấy lên, một vài đường nét hiện ra. Nhưng đó chưa phải là "hiện thực". Những cái đó chỉ là "khứ thực" thôi. Nhưng càng viết, cái thực tại của quá khứ kia càng dần dần hiện rơ. Và nó nhập vào làm một với cái thời điểm hiện tại của nhà văn, người đang viết, đang sống (trở lại) cái thời gian của ḿnh. Và tất cả trở thành một thứ thời gian đồng hiện, nḥe lẫn vào nhau, tan biến vào nhau. Biến tấu qua nhau. Đó là thế giới của một nhà văn.

Viết cũng là hư cấu. Hư cấu cuộc đời. Hư cấu chính ḿnh. Nhưng hư cấu của văn chương có cái sự thật, cái giá trị của riêng nó mà cuộc đời kia không thể tự mang ḿnh ra so sánh. Cuộc đời trong tác phẩm văn chương là một thứ kính vạn hoa. Muôn mầu. Nó không đơn sắc. C̣n cuộc đời thực ở ngoài kia? Nó lại là một dạng hư cấu khác. Một dạng hư cấu phi văn chương.

Nguyễn Xuân Hoàng luôn sống với nỗi hoài nhớ. Và ông đă nhớ lại nhiều chuyện trong những bước chân của sự sống ḿnh.

Tôi đă viết về Nguyễn Xuân Hoàng với cái nhớ và cái sống ấy, từ năm 1995, nghĩa là đă gần 20 năm qua. Rồi tôi cũng đă viết về ông tương đối gần đây, mới chỉ hơn hai năm trước. Viết về những suy nghĩ trong đầu của một nhà văn, những suy nghĩ như những mạch điện chớp sáng không ngơi nghỉ trong "chiếc hộp đen" kín bưng kia. Viết về "Sổ Tay" của ông. Viết về cái chết, về một "hữu thể hướng về cái chết" (être-vers-la-mort/être-pour-la-mort). Tất cả chúng ta, chia sẻ những đường nét, những dấu chỉ liên hệ đến con người, đều là những "hữu thể hướng tử" như thế, trên mặt bản thể.

Tôi sẽ ghi lại ở dưới đây, trước hết, những suy nghĩ, những điều tôi đă viết về Nguyễn Xuân Hoàng, con người hồi tưởng. Về nỗi nhớ nhà. Về cơn mơ tưởng trở về với "quê quán", với những "cố quận trùng điệp" của ông.

Và, sau đó, về những tia lửa bắn sáng trong "chiếc hộp đen" kia của nhà văn.

BVP

26.08.2013

 

Tro, Lửa, và Nỗi hoài nhớ trong tùy bút của Nguyễn Xuân Hoàng

 

Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn của tùy bút, của lòng hoài niệm không nguôi về những nơi chốn cũ, về những giấc mộng xa vắng thiết tha làm dậy men trong lòng người. Tôi vẫn nghĩ như thế từ lâu khi đọc văn ông.

Nói như vậy không có nghĩa là Nguyễn Xuân Hoàng đã không có những đóng góp đáng kể trong những thể loại khác, như truyện ngắn và truyện dài. Dù sao, truyện ngắn của Nguyễn Xuân Hoàng, nhìn ở một góc cạnh, cũng chia sẻ rất nhiều yếu tố cấu thành của nó với những tùy bút của ông. Ngoài những tập truyện ngắn, truyện dài đã được xuất bản trong nước trước 1975, ông đã có những tập truyện dài xuất bản ở ngoài nước như Người Đi Trên Mây (1987), Sa Mạc (1989), và Bụi Và Rác (1992). Những truyện dài vừa kể đã cho người đọc thấy một Nguyễn Xuân Hoàng mới hơn, so với những ngày Sàigòn, về kỹ thuật truyện, về giọng văn, câu văn, cũng như về cả mắt nhìn vào đời sống. Dù sao, bài nhận định này không phải là chỗ để tôi trình bày những suy nghĩ của mình về kỹ thuật truyện của Nguyễn Xuân Hoàng, qua đó ông đã tự định hình con người mình trong văn chương. Ở đây, tôi chỉ muốn nói về tùy bút của ông. Những tùy bút (và cả một truyện ngắn mấp mé ở dạng tùy bút) trong tập Căn Nhà Ngói Đỏ. Đó là tập sách đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi về văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng.

Căn Nhà Ngói Đỏ được gọi là một tập truyện ngay trên bìa sách khi nó được xuất bản vào năm 1989. Sau đó, trong phần liệt kê những sách đã xuất bản của mình (trong tập truyện dài Bụi Và Rác) vào năm 1992, tác giả gọi nó là một tập tạp văn. Thật sự, trong cái nhìn của tôi, đó là một tập tùy bút, thể văn thành công nhất của Nguyễn Xuân Hoàng. Trong tập sách này, chỉ có truyện đầu tiên, Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự, là có dáng dấp của một truyện ngắn, mặc dù nó cũng chia sẻ phần nào cái vóc dáng tinh thần của nó với những tùy bút của ông.

Tập sách Căn Nhà Ngói Đỏ, đúng với tên gọi của nó, có mô-típ là những căn nhà—những căn nhà, những ngôi nhà thật sự, hay là những căn nhà của tuổi thơ, của kỷ niệm, những biểu tượng về những nơi chốn, những hình ảnh đã nuôi dưỡng đời sống tác giả suốt những ngày khôn lớn. Cái mô-típ đó được nhìn thấy tràn khắp trong những hình ảnh nói về đời sống, nói về kỷ niệm của Nguyễn Xuân Hoàng.

Trong Barbara, hình ảnh căn nhà được thể hiện qua hình ảnh căn phòng của người yêu:

Barbara, em có biết là cả thành phố đã bị sụp xuống trong lừa dối và sự ra đi của em đã nhận chìm anh trong đống tro tàn của những trối trăn? Anh đã ngồi trong căn phòng em rất lâu, thật lâu. Anh đã nằm trên chiếc giường đầy hơi hướm em và tưởng chừng như đang đắp lên người tấm thân nồng ấm của em, đã đốt những điếu Pall Mall dư thừa trong túi áo….
(Barbara, trang 39)

Căn phòng ấy, sau khi người yêu đã ra đi, trở thành nơi định cư cho những kỷ niệm cứ còn ngun ngún cháy lên những khoảng trời xanh cũ trong lòng tác giả. Nó giữ lại trong nó cái hơi hướm và những cảm giác nồng ấm của một chất da thịt thơm tho của kỷ niệm.

Mà không phải chỉ có căn phòng là một nơi chốn cư trú cho những kỷ niệm. Em, chính em cũng đã là nơi chốn trú ngụ cuối cùng của ta:

Barbara, nơi trú ngụ sau cùng của anh là em, nhưng sau khi anh bay qua đại lộ kinh hoàng của một cuộc chiến tàn bạo, con thuyền trú ngụ ấy đã nhổ neo.
(Barbara, trang 42)

Nhưng "nhà" không chỉ là nơi cư trú tinh thần. Trong đời thường, nó chính là nơi mà ở đó ta đã được sinh ra và lớn lên:

… Chính tại ngôi nhà đó, ngôi nhà với những mái dột cột xiêu,nền đất đã lún, giếng nước đã cạn, cây dừa xiêm đã nâng trái… Phải, chính tại ngôi nhà đó tôi đã ra đời, đã sống những ngày tuổi nhỏ trong một thứ hạnh phúc buồn thảm…
(Căn Nhà Ngói Đỏ, trang 47)

Nói chung, gia đình tôi đông, nhưng buồn và lạnh. Chúng tôi cử động,ăn uống, đi lại, học hành, trò chuyện như những người khách trọ trong một căn nhà nấu cơm tháng.
(Tự Truyện Của Một Người Vô Tích Sự, trang 12)

Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự để lại trong lòng ta hình ảnh một ngôi nhà tan tác. Đó là ngôi nhà riêng của người kể chuyện; nhưng đó cũng là ngôi nhà chung, ngôi nhà bốc lửa kêu gào của quê hương. Căn nhà là nơi giữ lại trong lòng ta những kỷ niệm thơ ấu, những ấn tượng đầu đời. Những nỗi vui và những niềm sầu thảm. Nhưng chúng, những căn nhà trong đời sống này, cũng là nơi đã mở ra cho ta những rung động thiết tha khi trái tim của chúng ta cháy đỏ bên nhau:

Hãy tưởng tượng giữa tiếng nhã nhạc đó, giữa cái hôn nồng cháy mà chúng ta đang trao nhau, giữa thành phố miền cao nguyên mùa đông (…), căn nhà trên ngọn đồi của chúng ta đột sáng bùng lên, đỏ những viên ngói, xám những cánh cửa, trắng những hoa sứ ngoài sân và xanh tất cả những lá cây, anh sẽ được nhìn thấy đầu tiên màu nâu kỳ lạ tuyệtvời trong đôi mắt long lanh tình ái em và cái màu trắng xanh còn lại phản chiếu những lá cây trong vườn hy vọng của chúng ta.
(Giáng Sinh, Hãy Chờ, trang 66)

Căn nhà cháy lên những màu sắc rạng rỡ trong ngòi bút hồi tưởng của Nguyễn Xuân Hoàng. Câu văn rất mới với những tính từ đỏ, xám, trắng, xanh như muốn cựa động để biến trở thành những động từ. Những động từ hân hoan lấp lánh cái ánh sáng của tình yêu. (Dù sao, tôi nghĩ là tôi sẽ thích hơn nếu tác giả cắt bỏ hai chữ “tình ái” ra khỏi đoạn văn. Tình ái vừa có tính cách cliché, lại không cần thiết (nếu không nói là thừa) cho cảm xúc chung mà đoạn văn gợi lên, vừa làm cho cái ánh long lanh của đôi mắt bị khuếch tán, làm cho nhịp câu mất đi cái nét đặc biệt của ba âm bằng chảy mướt thiết tha: Đôi mắt long lanh em.)  Nhưng căn nhà, trên hết, là những hình ảnh của quê hương trong lòng mỗi một chúng ta. Ai là người không có một quê hương. Quê hương vật lý và quê hương tinh thần. Quê hương đã đốt cháy mãi trong lòng chúng ta những đốm lửa hồng xa vắng và thả bay lả tả trong lòng ta những tàn tro âm ỉ một đời. Quê hương cũng là quê nhà. Cái quê nhà ấy nằm phục sẵn trong trái tim ta. Để bất cứ khi một âm thanh hay một hình ảnh nào hiện đến với ta trong những ngày lữ thứ, nó cũng trở thành một nhắc nhở thiết tha, một réo gọi đằm thắm về nơi chốn cũ, một nơi chốn ấm êm của cuộc đời.

Khi tiếng réo của vòi ấm vang lên tôi chợt liên tưởng đến ngày khai trường ở quê nhà.(…) Con đường làng, bờ ruộng. Chiếc cầu khỉ. tiếng ơi ới gọi nhau đi học băng qua vườn sau đầy những cây cam, cây bưởi cây chuối của một bạn học năm ngoái còn chung lớp chung thầy… vẫn đầm ấm hơn tiếng chào nhau bên những chiếc xe bóng lộn đỗ xịch trước  một cổng trường vôi mới quét. Và tiếng trống trường sẽ vang lên ở một chái hiên bay qua những hàng cau những thửa ruộng… bay qua cái bầu trời xanh lơ trong trẻo của một thời tiết mới mẻ, gột rửa sạch cái nóng tàn nhẫn của mùa hè quái ác.
(Tiếng Trống Mùa Tựu Trường, trang 115)

Căn nhà trong tâm tưởng của Nguyễn Xuân Hoàng cũng còn là một vùng quê miền Trung, nằm dưới chân một ngọn núi lớn, dựa lưng vào một vách đá cao. Những cánh đồng khô rạ cháy. “Rừng cây rậm rạp là mái nhà lớn che những khi nắng cháy mưa dầm, ruộng đồng là những trang giấy trắng để chúng tôi tha hồ viết lên đó những dấu chân (…) Và bảng đen là bầu trời của những đêm ba mươi, được vẽ lên đó những đường vòng cung toán học bằng những chú “mòng” trâu được đốt bằng đuôi, sau khi thả ra từ chiếc túi, bị buộc chặt…”
(Mùa Hè Đã Hết, tr. 110)

Ngôi nhà của Nguyễn Xuân Hoàng còn là thành phố Nha Trang.

Trong thành phố đó, tôi đã nhìn mình mòn chết 
Mất tích, sủi tăm, tan biến như một hột muối trong biển 
(…)  

Hãy tưởng tượng một đứa bé chưa kịp lớn trong ngôi nhà đó  lúc nào cũng thấp thỏm lủi chạy như con cút đất 
(…)

Nha Trang
đó là cuốn vở nháp bị bỏ quên của trí nhớ
(…)

Nha Trang
một giọt nước mắt của Việt Nam tôi (…)
(Nha Trang, Những Hang Động Tuổi Thơ, trang 185-191)

Mà không phải chỉ có Nha Trang, tất cả quê hương là một nơi chốn để nhớ về. Quê hương là một căn nhà lớn. Nó cất giữ cho ta bao nhiêu hạnh phúc và đắng cay và ngọt ngào và nước mắt. Tất cả chúng ta đều chia sẻ với nhau một quê hương chung; nhưng mỗi người, trong đời sống và trong kinh nghiệm riêng, lại có cho trái tim mình những kỷ niệm mà nhiều khi chỉ có riêng mình hay biết. Bây giờ, tôi muốn thắp lên một ngọn nến đỏ giữa trái tim mình để soi kiếm, lục lọi lại một chút vàng son cũ. Quê hương. Nó là tiếng cười ta thuở chân sáo vào đời, là nỗi rộn ràng ta lần đầu nhìn em áo ngoan hài tím tóc thả gió thu, là mộng mơ ta bên em nhìn dòng sông mà mầu chiều bơ vơ đổ bóng. Nó là nụ hôn trong vườn đêm thơm mùi ngọc lan thao thiết, bờ môi em dịu dàng hé mở như một cánh hoa. Là chất sữa của nhung trên da thịt em dịu dàng trinh trắng. Là em run rẩy trong tay ta như một ánh trăng xanh chỉ chờ rạn vỡ. Quê hương là những ngày mà gió nắng vẽ trên vầng trán ta biết bao điều lý tưởng, là trái tim ta cháy lên bao tha thiết cuồng say. Và quê hương cũng là những ngày loạn lạc, khói lửa mịt mù, là đắng cay của những người vợ trẻ, là xót xa của những người mẹ già tóc trắng như sương. Quê hương là gió bão, là lời chúc dữ, và là giọt nước mắt ta chảy ra một đêm tối khi chân bước xuống thuyền, là nỗi quặn đau ta mỗi khi nhìn lại, nỗi quặn đau mà ta hằng chắt chiu chẳng nỡ rời bỏ, chối từ. Quê hương. Giọt nước mắt ta chảy ra hóa thành một đêm tối bơ vơ.
Đó là quê hương của tôi.

Với Nguyễn Xuân Hoàng, quê hương không chỉ là Nha Trang. Nó còn là Huế, Đà Lạt, U Minh, Tuy Hòa…, để mỗi khi nhớ về, trái tim ông còn se thắt. Cái ngọn lửa của quê hương kia không phải chỉ đốt lên những điều tươi vui và hạnh phúc. Người Pháp có đoản ngữ Nostalgie de la boue. Ôi, nỗi nhớ bùn đen. Nostalgia for the mud. Một nỗi nhớ lăng mạn và buồn đau. Nhiều khi ta nhớ về quê nhà chỉ là để thấy thấp thoáng trong trái tim mình một “con đường đất đỏ cũng nhờ nhờ trong sương như một vết thương vừa kéo mủ” (Đà Lạt khi tôi vừa mới lớn, tr. 179), một thành phố “tối tăm trong những bong bóng mưa vỡ tung khi chạm thành cửa kính, mũi xe, mặt đường (…) Cửa kính sỉn mờ, hành lang u ám, và tiếng trống vào lớp buồn xưa. (…) Mưa rơi trên sân trường, mực đầy trang giấy trắng. Và niềm im lặng cổ kính (…) làm ướt đẫm linh hồn ta.” (Những Cửa Sổ Của Huế, tr. 164, 167). Quê hương nằm trong những hình ảnh mờ mịt, đau xé và xót xa như thế. “Đó là nơi mà có những ngày mưa liên tu hồ tận, tôi đã nằm co quắp như một con rùa chui trong chiếc mai vốn không mấy an toàn của nó. Những trận mưa bão phũ phàng thổi tung cuộc sống riêng tư của con người, lột trần truồng mỗi cá nhân chúng ta phơi trước những ngọn đèn hàng ngàn nến của một chế độ đầy hà khắc” (Mưa Trên Đường Hy Vọng Mới, tr. 80). Đối với Nguyễn Xuân Hoàng, những hình ảnh của quê hương cứ như “một thứ lửa than nằm dưới đám tro hồng chỉ chờ đợi một chút hơi diêm sinh là phựt bừng lên.”

 

NXH-CanNhaNgoiDo-bia

 

Khi trái tim con người ta chỉ là một bếp tro âm ỉ nóng những hình ảnh quê nhà, thì bất cứ một gặp gỡ nào trong đời cũng chỉ là dịp để thổi bừng lên ngọn lửa thương yêu cũ. Ở Mỹ, ông cám ơn con người và đất nước này đã mở cho ông cánh cửa của một vùng trời mơ ước; nhưng ông vẫn luôn tự hỏi, “Liệu có vùng trời nào thay thế được quê hương tôi?”. Nhìn Paris với dòng sông Seine lờ lững, dòng sông của những mộng tưởng tuyệt vời một thời tuổi trẻ, những khát khao ngọt ngào của một thuở sinh viên, bây giờ, ông chỉ thấy rõ rằng cái dòng sông Seine ấy “chắc chắn đã làm mạnh thêm tình yêu của tôi đối với những dòng sông nhỏ chảy chậm lờ (…) của quê hương”. Ông hiểu rằng những dòng sông, những chiếc cầu của quê hương mình tuy không lừng lẫy, và cũng chẳng có tiếng tăm chi, thế nhưng lúc nào chúng cũng “thân mật gần gũi, thô sơ nhưng tràn đầy tin cậy” (Paris Trong Trí Tưởng, tr. 120).

Như thế, mô-típ căn nhà hiện đầy trong tùy bút của Nguyễn Xuân Hoàng. Nó là một mô-típ được xây dựng trên những hình ảnh và những rung động có thật. Ai trong chúng ta cũng đều giữ gìn được trong lòng mình những hình ảnh đậm đà và tha thiết như thế của quê nhà. Nhưng gìn giữ, chắt chiu chúng, rồi đưa chúng vào một chỉnh thể mỹ học có tính cách văn chương chính là vai trò của một nhà văn. Công việc ấy cũng là một loại thuốc thử để xác định một người cầm bút có phải là một nhà văn hay không.

Nguyễn Xuân Hoàng là một nhà văn.

Hơn nữa, ông không phải là một nhà văn dễ dãi với chữ nghĩa và cách diễn đạt của mình. Câu văn của ông gọn, đẹp, sắc, và thông minh. Điều đáng quý nữa là ông ít, rất ít, khi để cho câu văn của mình rơi vào những tình cảm sướt mướt có tính cách đồng bộ. Ông cố giữ cho câu văn của mình đẹp, không thường, nhưng cũng không trở nên màu mè, sặc sỡ.

Hãy xem xét thử một số câu văn của Nguyễn Xuân Hoàng để thấy được sự đáng quý ấy:

Khi chiếc xe màu xanh vừa phóng qua mặt đường làm bắn tung nước lên áo anh cùng với tiếng cười nhọn và khô, anh chợt có cảm tưởng  hạnh phúc của chính mình cũng đã bị ướt ngoi như một người đi dưới cơn mưa tầm tã.”
(…) 
Ly cà-phê thì loãng tràn những giọt nước mưa từ tấm “bạt” nhà binh  đổ xuống, nhưng ý nghĩ anh sao lúc nào cũng đậm đặc hình ảnh em.”
(Barbara, tr. 31, 36)

Những hình ảnh ẩn dụ, đối nghịch một cách cân phương và hết sức mới, đã làm cho những câu văn của Nguyễn Xuân Hoàng bỏ neo được vào ấn tượng người đọc.

Đoạn văn dưới đây tiếp tục cho thấy Nguyễn Xuân Hoàng đã nuôi dưỡng được trong lòng mình những hạt giống ẩn dụ tốt. Và đến ngày mùa, chúng nở thành những đóa hoa thật đẹp:

Bầu trời ẩm đục, thấp và nóng. Cali đang mùa hè. Cơn mưa tuy không  đủ sức làm dịu những cục than hồng, nhưng có thừa cái sắc bén của con dao cau rạch trong tôi những vết thương hoài niệm.

Mưa gõ đi từ góc ngã tư đường Harbor-Westminster là những mũi kim soi đằm trí nhớ
(…)

Ôi mưa Cali!  Hãy xối xuống nữa đi những giọt nước dĩ vãng.  Hãy trải xuống nữa đi những tấm thảm Ba Tư của ký ức! Hãy dầm dùm nữa đi trong ngăn kéo trí nhớ mỏi mòn tôi những kỷ niệm tưởng đã úa vàng!   (Mưa Cali Nhớ Phạm Ngũ Lão, tr. 82)

Nhưng, có thể nói, Nguyễn Xuân Hoàng đã thành công nhất, trong tùy bút, thể văn sở trường của ông, trong bài viết về Huế. Huế Mà Ta Sẽ Trở Lại. Bài tùy bút này gồm có ba phần: phần đầu, mang cùng tựa đề của toàn bài; phần hai, Những Cửa Sổ Của Huế; và phần ba, Huế Chào Buồn. Đây là một trong vài bài tùy bút đặc sắc nhất mà tôi đã được đọc về Huế. Bài viết chan chứa những kỷ niệm đẹp, những hình ảnh thơ mộng xót xa, những ẩn dụ hoán dụ so sánh đặc sắc. Hãy đọc thử một đoạn:

Thành Nội là vầng trán của Huế, trên đó người ta có thể nhìn thấy những nếp nhăn cổ tích, con đường hẹp ngập đầy bóng mát và lá úa của những tàn cây lớn đứng tuổi trước những thành quách rêu phong là dấu vết của một thứ quá khứ vàng son không bao giờ long lanh lại nữa.
Óc não Huế là khu Đại học trẻ trung chẻ ra bằng những con đường đá xanh, rợp bóng cây của những cuộc dạo chơi tình cảm, đứa con muộn màng của mối tình kỳ cựu nhất là chàng trai tơ Quốc học và nàng kiều nữ Đồng Khánh.
Ruột gan Huế là chợ Đông Ba ngổn ngang xô bồ bên ngoài ngôi nhà tối tân không được tận tình sử dụng. Và Vĩ Dạ bên kia Đập Đá chính là Tình Ái Huế.

Nhưng đoạn đẹp nhất, thơ mộng, đáng yêu và tình tứ nhất là những câu văn, những kỷ niệm trong Huế Chào Buồn. Đoạn này khá dài, và cả đoạn là một trái tim tha thiết để lại cho Huế, một câu hò mà âm vang của nó còn để rớt lại cái dư âm ngọt ngào trong trí tưởng ta. Với vài chục lời chào cho Huế, Nguyễn Xuân Hoàng đã vẽ lại được bao nhiêu nét tình tứ, thơ mộng của cái thành phố cổ kính ấy. Ông còn vẽ được cái phong cách cũng như tinh thần cách mạng của Huế. Và cái nét lờ lững của một dòng sông. Và những mùi thơm dịu ngọt trong vườn đêm Huế. Những câu văn mềm mại—như một bàn tay vẫy gọi trong vườn trăng—nhưng vẫn đầy chất sống mà không bị rơi xuống sự sướt mướt. Tôi muốn để người đọc tự khám phá lấy chất văn của Nguyễn Xuân Hoàng trong đó.

Là một người chịu ảnh hưởng văn chương Pháp khá nặng (và những ảnh hưởng này được nhìn thấy một cách tích cực nhiều hơn là tiêu cực trong văn chương ông), Nguyễn Xuân Hoàng không khỏi nhiều lúc để lộ ra trước mắt độc giả những nét ảnh hưởng này. Có khi, người đọc còn có thể có cảm tưởng là ông cố tình để lộ chúng ra trong văn chương của mình. Chúng ta hãy thử cùng đọc một số những câu văn sau đây:

“… anh (…) đã ngã xuống cái ngã êm ái khi bị viên đạn đầu tiên  của mắt em bắn cái nhìn xuyên tâm anh.” (Barbara, tr. 37)

Barbara, kể từ giờ phút ấy đến lúc gặp lại em là mười năm. Thời gian ấy ngắn hay dài của một đời người? Nó đã uống cạn chưa trong anh cốc rượu nồng nàn của một người đàn ông tràn đầy sinh lực? Nó đã làm phai tàn chưa trong em tình yêu cuồng tín của một thiếu nữ vừa mới lớn? (…) (Barbara, tr. 39)

Chiến tranh mà anh chờ đợi ngày chấm dứt của nó, giờ đây như đã tàn, nhưng hòa bình thì hình như vẫn chưa thấy đến.” 
(Giáng Sinh, Hãy Chờ, tr. 72)

Chính là dưới những tàn cây bã đậu đầy gai (…) tôi đã yêu một  người đàn bà như thế” (Pasternak Dưới Tàn Cây Bã Đậu, tr. 90)

Đọc những câu văn này, trước tiên, người ta sẽ yêu cái âm điệu của nó, những âm điệu thiết tha, ôm ấp, bồng bế ngay trong cách cấu âm của chúng và trong cách chúng được đặt để bên nhau. Sau đó là những hình ảnh. Những hình ảnh đẹp. Và không mòn. Nhưng người ta cũng sẽ thấy là câu văn được đặt theo một ngữ pháp rất…Tây. Đây là một đặc điểm của văn chương Nguyễn Xuân Hoàng. Một đặc điểm khiến cho câu văn của ông rất mới. Ông dùng nhiều lối nói, lối viết đặc biệt của Pháp (gallicisme). Rõ ràng và trong sáng.

Tuy nhiên, một đôi khi, cũng với một thứ ngữ pháp như thế, cũng với những hình ảnh độc đáo và bất ngờ, nhưng với sự tham lam trong ẩn dụ, Nguyễn Xuân Hoàng đã đem lại cho người đọc một vài câu văn với những hình ảnh đặc biệt nhưng khá tối nghĩa, như:

Em là khu rừng của những cây cao-su mâu thuẫn.” (Barbara, tr. 40)

Lúc ấy ta có thể mường tượng thấy gian phòng tròn của viện bảo tàng Louvre, ở đó có tấm thân nõn nà của Thần vệ nữ Milo, tưởng như được đúc bằng một thứ ngọc trai mờ tối mà những giọt lệ bướng bỉnh chẳng cần một cớ gì hết cũng vẫn hiện ra trên mắt mọi người.” 
(Paris Trong Trí Tưởng, tr. 119)

“…Xa em một nửa vòng trái đất, sống như rong rêu ở quê nhà, em vẫn hiện diện trong từng nỗi nhớ của anh, nhưng sao giờ đây, ngồi giữa một đất nước tự do, sợi dây thừng của lòng hoài nghi đã được cởi bỏ, mà vẫn biệt tích mù tăm?” 
(Giáng Sinh, Hãy Chờ, tr. 75)

Câu đầu, sự tham lam trong việc dồn nén những biện pháp tu từ (hai ẩn dụ, một nhân hóa) trong một câu quá ngắn đã khiến việc sắp đặt “chỗ ngồi” cho chúng trở thành bất khả. Tất cả đều là khách danh dự! Và kết quả là có sự giận dỗi giữa những vị khách quý kia. Độc giả, dù muốn, cũng không biết làm thế nào để thực hiện công việc hòa giải!

Câu sau, cụm từ “những giọt lệ bướng bỉnh chẳng cần một cớ gì hết cũng hiện ra trên mắt mọi người” được gắn vào liên từ "mà", mà tiền tố (antecedent) của liên từ này là “một thứ ngọc trai mờ tối”. Tất cả những điều ấy không thể gắn bó vào nhau theo một trật tự ngữ nghĩa nào, cho dù người đọc văn một cách nhanh nhậy, bằng một thứ tập quán (tâm lý) Gestalt nào đó, vẫn có thể tự suy nghĩ để hiểu ra điều tác giả muốn nói.

Câu cuối, chủ từ của “xa em” và “sống” chắc chắn phải là “anh” (hiểu ngầm), nhưng cách viết của tác giả làm cho người ta thấy “em” là chủ từ của động từ "hiện diện" trong mệnh đề chính, đồng thời cũng là chủ từ của hai động từ vừa nói (một dạng "dangling modifier" như trong tiếng Anh). Ngoài ra, người đọc không thể tìm ra chủ từ của động từ “biệt tích mù tăm” là ai xét trên mặt ngữ pháp của câu, mặc dù sau khi suy nghĩ, họ cũng có thể đoán ra. Hình ảnh ẩn dụ “sợi dây thừng của lòng hoài nghi” khá đặc biệt. Nó mới. Có thể vì quá chú tâm vào việc sử dụng ẩn dụ này mà tác giả đã sơ ý trong những kết cấu vừa nói chăng?

Nhưng cho dù đôi khi tác giả còn bị vướng vào một vài câu văn bất ngờ như thế (ai trong chúng ta đă không từng gặp những sự bất ngờ? đă không từng chệch bước trong một điệu nhảy?), trong nhận xét của tôi, điều ấy không ảnh hưởng gì đến những đóng góp đẹp đẽ của Nguyễn Xuân Hoàng. Nguyễn Xuân Hoàng vẫn là một nhà văn đầy chất sáng tạo. Ông có tài sử dụng chữ nghĩa, nắm bắt những ẩn dụ, tạo dựng nhịp điệu cho chữ, và thường không dễ chấp nhận những câu văn tầm thường. Ông yêu thương, chăm bón, và bồi đắp cho chữ nghĩa mình một sức sống đẹp đẽ trong mỗi câu văn. Những câu văn của Nguyễn Xuân Hoàng có thể ngắn, gọn, sắc và lạnh, chứa đầy chất sống như trong Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự. Nó cũng có thể dịu dàng, tha thiết như trong Barbara. Nó cũng có thể có giọng ề à kể chuyện trong Căn Nhà Ngói Đỏ. Và nó lại cũng có thể hết sức tình tứ, thiết tha và sáng tạo như trong Huế Mà Ta Sẽ Trở Lại (Những Cửa Sổ Của Huế, và Huế Chào Buồn). Những tùy bút/đoản văn trong Căn Nhà Ngói Đỏ mang chứa trong nó rất nhiều màu sắc thiên nhiên, khiến cho những bài văn, tuy tha thiết ngọt ngào, nhiều đoạn tình tứ nữa, luôn ngồn ngộn sức sống và chan chứa mầm xanh.

Một cách hữu thức hay vô thức, dùng mô-típ căn nhà để nói lên những tro than, những ngọn lửa còn ngún đỏ trong lòng mình, để nói về nỗi hoài nhớ của mình, Nguyễn Xuân Hoàng đã thành công trong việc gửi đến người đọc những thiết tha của ông đối với quê hương, đối với con người, và đối với những giá trị nhân bản trong đời.

Trái tim, hãy tiếp tục cháy lên và thổi đỏ trong lòng ta những mảnh than hồng ngày cũ. Và hãy cứ phất phới tung bay lên đi những tro than chưa từng một lúc nguội lạnh kia. Con phượng hoàng của kỷ niệm ta sẽ trở mình và bay vút lên từ những tro than đó!

(VI, 1995 – Irvine, California. (*)
Xem lại: VIII, 2013)

 

Và, dưới đây, xin ghi lại ít đoạn trong những suy nghĩ mà tôi đă viết về cái "mạch điện chớp sáng" kia trong Sổ Tay Nguyễn Xuân Hoàng. Về cái hữu-thể-hướng-tử kia trong ông. Và trong mỗi một chúng ta.

Một sổ thông hành để đi vào trái tim đời

(Tựa, cho Sổ Tay của Nguyễn Xuân Hoàng)

 

Nhà văn phải làm việc trên những chất liệu của đời sống. Nhưng hắn không được quyền mang tất cả những chất liệu thô của cuộc đời vào trang giấy. Đối mặt, tiếp cận với những hiện thực của cuộc đời, nhà văn phải ghi lấy những h́nh ảnh, những ấn tượng ḿnh có vào trong tâm hồn. Hoặc kỹ hơn nữa, hắn phải luôn luôn có một vài mảnh giấy rời, hay một quyển sổ tay nhỏ, bỏ sẵn trong túi. "Lẩn" vào cuộc sống, nh́n ngắm, quan sát, rung động, khổ đau, hạnh phúc, giận dữ, thiết tha… với đời, hắn giữ lại tất cả những điều đó cho riêng ḿnh. Khi thuận tiện, t́m một góc riêng, hắn ngồi xuống, hí hoáy ghi nhận cuộc đời trong mắt nh́n, trong cảm quan và ấn tượng của riêng hắn. Từ những cảm quan, ấn tượng có thể c̣n khá mơ hồ đó, những tác phẩm lớn có thể ra đời.

Các nhà văn Việt Nam chắc chắn là đă có rất nhiều người viết sổ tay. Nhưng rất ít người công bố những ghi nhận, cảm xúc, ấn tượng ban đầu ấy cho độc giả quan sát. Độc giả, trước sổ tay của một nhà văn, sẽ làm một công việc đặc biệt: quan sát cái được quan sát. Sự quan sát này mang tính văn học, thậm chí văn chương nữa. Nó không c̣n phải là cái quan sát mang nhiều tính thực tế, khách quan, trước những hiện tượng, sự kiện, biến cố của cuộc đời. Nó là sự quan sát, theo dơi, đánh giá cái đă được quan sát, theo dơi của nhà văn. Chắc chắn một sự quan sát như thế sẽ đem lại nhiều thú vị.

(…)

Trong văn chương thế giới, có lẽ Sổ Tay (Carnets) của Albert Camus là một trong những trang văn, ghi nhận những hiện thực thô của cuộc sống, bằng cái nh́n rất ấn tượng, đặc thù của ḿnh. Hăy xem ông tả khung cảnh New York mà tôi thử dịch lại sau đây:

"Có lẽ New York sẽ chẳng là ǵ cả nếu nó không có bầu trời của nó. Vươn ḿnh ra khắp bốn góc của chân trời, trần trụi và bát ngát, nó đem lại cho thành phố sự huy hoàng, tráng lệ của nó vào buổi ban mai và nét vĩ đại vào những buổi tối. (…) [T]ôi  nghĩ đến những buổi chiều khác, quá dịu dàng và lướt qua quá nhanh đến nỗi nó bóp thắt trái tim ta, những buổi chiều nhuộm tím những khoảng sân cỏ bát ngát của Central Park… Những bầy trẻ nhỏ da đen đang dùng gậy gỗ để quật bóng, giữa những tiếng reo cười ồn ào hạnh phúc, trong khi những cụ Mỹ già, áo sọc ca-rô, đang ngả người trên băng ghế (…), những chú sóc vụt chạy biến lao ḿnh vào bụi rậm t́m kiếm những mẩu thức ăn khoái khẩu của chúng. Trên những lùm cây rậm rạp trong sân cỏ, những con chim đang tấu một khúc nhạc jazz chào mừng sự xuất hiện của ngôi sao đầu tiên trên nóc cao ốc Empire State… 
(Albert Camus / Carnets, "Le Ciel de New York")

Carnets, sổ tay, theo định nghĩa, là một cuốn sổ, giống như một giấy thông hành, một hộ chiếu, một thứ giấy tờ chính thức cho phép bạn đi lại, đặc biệt cho phép bạn vượt qua các biên giới quốc gia. Đúng là như vậy. Với Carnets, Camus đă đưa ra những ghi nhận về mọi sự của cuộc đời, những cái nh́n xuyên quốc gia, để nh́n vào trái tim sự sống. Ông đă viết, trong Carnets, "Một người trí thức là một kẻ mà trí óc hắn quan sát chính nó", và "Chúng ta chỉ sống thật sự một vài giờ phút trong cuộc đời của ḿnh." Những giờ phút ấy hẳn phải là những lúc con người sống rất thực với bản chất, với rung động của chính hắn.

Nguyễn Xuân Hoàng cũng vậy. Ông cũng đă sống những giờ phút như thế trong Sổ Tay của ḿnh.

Ông đă viết như thế này trong một đoạn Sổ Tay, khi nói về những người bạn thân thiết một thuở giờ đă ra đi, không c̣n có mặt trong cuộc sống:

"Chia tay và gặp gỡ là một biện chứng. Nói theo nhà triết học Martin Heidegger th́ bản chất con người là “luôn luôn bị ném về phía trước”. Con người là sinh vật luôn luôn lo toan và dự tính, bởi v́ bản thể con người không ở trong con người, nhưng ở trước mặt nó. Chính trong viễn tượng đó, Heidegger gọi con người là vật sống đấy để chết. Con người sinh ra nhất thiết phải chết. Dasein là hữu thể để chết (sein Zum Tode: être pour la mort). Sự chết để lại dấu tích trên từng hành động, trong từng ư nghĩ ta.
(trích bài "Chia Tay")

Những lời, những chữ ấy như tự nhắc nhở cho ḿnh. Như tự nhắc nhở, rằng, một ngày nào đó ta cũng phải nói lời chia tay, từ biệt với thế gian này. Tự nhắc nhở như thế để ư thức hơn nữa về những giây phút sống của ḿnh hiện tại. Để ta sống một cách có ư thức và có ư nghĩa hơn. Và người đọc, khi tiếp cận với những ḍng chữ trên, chắc hẳn cũng sẽ làm một cuộc quy chiếu. Ngay trên bản thân ḿnh. Để thấy rằng ḿnh là một hữu thể hướng về cái chết. Être pour la mort. Viết như thế là vượt qua biên giới của cuộc sống hữu hạn trong ṿng trần gian này. Để hướng ḷng tới một đích tới xa vời và sâu thẳm hơn.

Viết như thế, nhà văn đă sử dụng một thứ carnets văn học. Nhận thức hiện thực. Và nhận thức nó với một cảm quan nhanh nhậy và bén sắc.

(…)

Giá trị của sổ tay là ở mắt nh́n, ở cách quan sát. Nhưng, dĩ nhiên, tất cả những điều ghi chép ấy phải bập bùng một ánh lửa phía sau. Ánh lửa bập bùng ấy nằm trong trái tim của người viết.

Nguyễn Xuân Hoàng có một trái tim bập bùng ánh lửa như thế. Ông viết về những điều xảy ra quanh ḿnh, những điều bất cứ một người nào khác cũng có thể thấy. Nhưng những h́nh ảnh mà ông ghi nhận xuống, để thành những con chữ nhẩy múa trước mắt người đọc, đă được lọc qua một lăng kính đặc biệt của riêng ông. Chúng phản chiếu cái ánh sáng cháy đỏ, ấm nóng của những ánh lửa trong trái tim nhà văn. Cái ánh sáng ấy làm cho những h́nh ảnh thô tháp, tầm thường trong đời sống trở nên lấp lánh, và, đôi khi, như trộn lẫn trong chúng âm thanh của những tiếng nhạc, những bài hát mà chúng ta đă nghe đâu đó, trong đời.

(…)

Những bài hát. Và trái tim ta. Và mắt nh́n, và chữ viết của nhà văn. Đời sống con người, có lẽ, một phần nhờ vào những thứ ấy, mà có thể tiếp tục. Dù cho nó có là một "hữu thể hướng về cái chết" đi chăng nữa, tôi tin chắc, con người đă hướng về cái chết kia với cả thân xác, tâm hồn và trái tim của ḿnh. Thân xác, tâm hồn và trái tim ấy vẫn cần một chút "dưỡng chất trần gian" để đi trọn con đường của nó. Đó là thơ, văn và những ǵ tạo nên nghệ thuật của con người.

Nguyễn Xuân Hoàng, trong chữ viết của ḿnh, đă đem lại cho chúng ta một chút "dưỡng chất trần gian" như thế.

Xin cám ơn Nguyễn Xuân Hoàng. Và cám ơn Sổ Tay.

(Tustin Ranch, Calif. – VII, 2011)

 

NXH071988

Nguyễn Xuân Hoàng 07/1988

 

Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ư nghĩa đáng trân trọng của nó.

Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (**), bạn ơi, xin hăy b́nh an.
 

Bùi Vĩnh Phúc
Tustin Ranch, California
tháng VIII, 2013

Nguồn:  Da Mau

 

 

TELECOM

Trần Thị NgH 

 

 

- Anh Hoàng. Em nè!

- A! Em lại là đà ở Bonneuil?

- Mỗi năm đến hè… A hèm, mừng sinh nhật anh.

- Sinh nhật ǵ, sắp là ngày giỗ của anh rồi.

- Anh sao? Anh khỏe không?

- SARCOMA.

- Là cái ǵ?

- Là đau ở cột sống, là phải uống thuốc giảm đau, là không ngủ được, là không c̣n lái xe đi cà-phê, là sắp chết – hiểu chưa? Là có thể anh sắp được chuyển đi Stanford để chemo thay v́ xạ trị như hiện nay.

- Hmmm… cái bịnh quái quỷ sao nó ghé qua nhiều người quen của ḿnh thế?

- Em chỉ nói được có vậy?

- Chứ nói sao nữa? Chỉ biết chúc anh … ĺ đ̣n. Hay là anh về Việt Nam một thời gian để em có dịp bày tỏ ḷng thành. Dĩ nhiên em không thể chữa bệnh, nhưng chăm bệnh th́ được. Nói càn vậy thôi. Đừng tin.

- Quỷ sứ! Sao 50 năm trước em không nói những lời tương tự?

- 50 năm trước em học lớp đệ tam, anh có vợ con; 40 năm trước em chín mùi, anh lại có thêm vợ con; 30 năm trước em trung niên có chồng con, anh lưu lạc cùng vợ con; 20 năm trước em thênh thang, anh vẫn đang trong qui tŕnh sản xuất trẻ con; 10 năm trước anh 66 tuổi, 7 con; bố ai dám tỏ t́nh!

- Em vẫn không thay đổi, ít ra là giọng điệu của em.

- Có chứ! Bây giờ em lạt hơn, dễ ôi thiu khi mềm nếu không để tủ lạnh, dễ gẫy khi gịn nếu rán quá lửa, không c̣n học thuộc ḷng thơ truyện của anh v́ không c̣n thấy hay tí tẹo tèo teo.

- Em giỏi lắm. Anh thấy cái ǵ em làm cũng đến nơi đến chốn. Chỉ có anh là chẳng ra làm sao.

- Lại tự ti rồi, hay đang gây ảo tưởng cho kẻ nhẹ dạ sính lời tâng bốc? Đến nơi nào, chốn nào? Em chơi cho vui thôi. Cũng tại anh đưa em vào con đường sa ngă. Ngă vào văn chương là một cú rơi tự do, trước sau ǵ cũng sẽ chạm đáy. Bị lực ly tâm làm sao vươn đến đỉnh? Anh xem Upside Down của Juan Diego Solanas chưa? Có một thế giới ngược với lực ly tâm của riêng nó, nơi từ dưới này anh phải trang bị nam châm toàn thân mới leo được lên trên kia. Úi trời, phải có t́nh yêu mới làm nổi – như Jim Sturgess liều mạng cùi đi t́m Kirsten Dunst rồi hai người chui vào trong nhau giữa hai thế giới, bay lơ lửng trong gam màu xanh lè y hệt bức Au-dessus de la ville; chắc Solanas chôm ư tưởng của Marc Chagall rồi!

- Em vẫn bị mê hoặc, gần như mê muội bởi bọn làm phim Hollywood. Vẫn nhớ em của thuở ấy.

- Thuở nào?

- Thuở hồng hoang. Thuở em mê Alain Delon, Anthony Perkins, Audrey Hepburn, Pier Angeli. Thuở em viết nhật kư. Thuở em c̣n ghiền ăn xí muội, ngồi thu lu dưới gầm bàn vừa chép thơ t́nh tán gái của các đại thi hào, vừa hóng chuyện đàm đạo văn chương giữa anh và chị Chi. Dạo đó không ngày nào anh không ăn cơm nhà em; má thương anh ghê!

- V́ anh tuổi Dần cùng tuổi với ông anh đă chết của em. V́ anh biết nịnh bà già, biết mét má khi bị vợ đánh đ̣n v́ ghen, biết tán chị Chi bằng Alain Robbe Grillet, Nathalie Sarraute, Gunter Grass, Sartre, Beauvois. V́ anh biết dụ trẻ con bằng cách đều đặn đút dưới gầm bàn những tập bán nguyệt san có in hai chữ Kính biếu ở trang b́a; rồi Thềm Hoang, Chim Hót Trong Lồng của Nhật Tiến; sau nâng cấp với Chị Em Hải, Con Đường của Nguyễn Đ́nh Toàn. Đến Thérèse Desqueroux của Mauriac và Of Mice and Men của Steinbeck th́ em biết tự mua sách và biết yêu.

- Em sống tội nghiệp quá. Sau kỷ niệm không đẹp với nhà thơ lính, em bay chấp chới, vuột mất ngoài tầm nh́n. Anh chẳng c̣n thấy em nữa, chỉ nghe thôi.

- Sau kỷ niệm không đẹp, mọi thứ đều đẹp. Em đă có những tháng ngày lăng mạn nhưng hợp vệ sinh với nhà văn này nhà thơ nọ, luôn luôn cảnh giác giữ tư thế ngồi để tránh nhăn lưng áo. Chính anh đă đẩy em vào thế giới sáng tác nơi em không thể không cà-phê phin hoặc trà chanh đường với những văn nhân hàng ngày ngồi chơi xơi nước ở quán Cái Chùa hoặc Givral – khu vực…hmmm…văn hóa nhất của Sài G̣n ngày trước. Kẹt cái là họ đều có vợ, đỡ cái là em không chủ trương làm lẻ làm chẵn để làm chi. Mấy ông kẹ thấy táo hườm hườm th́ muốn hái, nhưng đúng ra chỉ là trái cây chín dú.

- Vẫn không quên buổi trưa hai anh em nằm với nhau trong căn pḥng 1 giường ở khách sạn Diplomat. Lần ấy thực t́nh anh chỉ muốn biết táo dú khí đá và chín cây th́ khác nhau như thế nào, nhưng anh đă không cắn v́ thấy em thực sự c̣n xanh. Mà h́nh như em cũng chỉ thích lắt lẻo trên cành thôi.

- À, buổi trưa đó hả? Ḿnh đă giữ vệ sinh chung cho đến lúc nghe mưa ào xuống bên ngoài th́ ngồi bật dậy xem đồng hồ rồi trả pḥng, men theo hàng hiên t́m quán hủ tíu trên đường Tôn Thất Thiệp. Chỉ có lần đó, một ngày cuối năm, hai anh em mới có dịp nói chuyện nhiều trong cái pḥng tránh nắng có máy điều ḥa ở nhiệt độ 17. Cũng là lần đầu tiên anh đặt tay lên cái ngực lép của em, phía có trái tim, rồi phát giác ra nó không đập. Màu xanh của táo đi ra từ chỗ có màu đỏ của tim.

- Em đưa cái trí thông minh của em xuống dưới ấy, trái tim chết ngắc là phải rồi. Theo những ǵ anh biết sau này về em, anh thấy nó ngắc ngứ tùy cơn; có vẻ như em dị ứng với động vật; con nào nhúc nhích th́ em đập cho ḷi phèo hoặc phun thuốc trừ sâu cho giẫy đành đạch.

- Đă nói là sau kỷ niệm không đẹp ở biển, mọi thứ đều đẹp nhờ em biết vô hiệu hóa bất cứ sinh vật nào ngo ngoe.

- Em lại sống tội nghiệp rồi. Sao em bạc đăi chính ḿnh chi vậy?

- Đâu có! Em an nhiên tự tại mà. Không riêng anh, nhiều người nh́n em như một con bệnh. Bệnh của em, nếu có, nó không làm đau nhức hay chết người như sarcoma. Em lành mạnh và khỏe mạnh hơn anh chứ!

- Có lẽ em nói đúng. Anh đă hậu đăi ḿnh bằng hai cuộc hôn nhân, nhưng thứ này, chậc, có sức tàn phá thật khốc liệt. Anh bị cuốn xiết trong con trốt t́nh cảm, nghĩa vụ, trách nhiệm, sinh kế, tương quan xă hội. Anh luôn phải đối phó; đến lúc thấm mệt anh nằm xuống nghỉ th́ ngóc đầu lên hết nổi. Bây giờ anh đau từng phút từng giây từng cử động. Đêm của anh rất dài. Ngày của anh cũng vậy. Chỉ mới hai tháng nay thôi, nhưng đă dài lắm.

- Em gọi điện để chúc mừng sinh nhật anh, như mọi năm vẫn làm, không ngờ nhận tin xấu. Em thật sự lúng túng không biết hành xử như thế nào trong một trường hợp như vậy.

- Em đă chúc anh ĺ đ̣n. Anh không ĺ th́ ai chịu đau giùm anh chứ! Tự năy giờ em đă giúp anh quên đau, v́ ḿnh mải kể chuyện cổ tích. V́ sao khi người ta thất thập nằm chết dí một chỗ th́ kư ức tuôn chảy dễ dàng làm dậy lên cơ man là trầm tích. Bấy lâu nay khỏe mạnh sao không có được những lúc như thế này nhỉ?

- Cặn lắng sâu dưới đáy trong khi ḍng thủy lưu cứ thoăn thoắt.

- Em c̣n cuồn cuộn không?

- Á, không. Em lững lờ lâu rồi. Gần như lờ đờ, v́ vậy êm ả.

- Bonneuil có nước không?

- Gần chỗ em ở có một cái hồ nhân tạo được đào từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Lac de Créteil, 40 ha. Loại ao tù đó mà, không chảy đi đâu được, nhưng có tí hơi nước với gió hiu hiu vào những ngày đẹp trời th́ thiên hạ khoái chí đổ xô ra bờ hồ ngồi tàng tàng cũng đủ lăng quên đời.

- Có ví von ǵ không?

- Không. Chỉ là cái hồ ở gần nhà.

 

image

Lac de Créteil

- Chỗ em ở ra sao?

- Vẫn cái ấp em thuê hàng năm. Một căn hộ 30 mét vuông gọn xinh dành cho người độc thân. Mặt trời phía đông phía tây đều hất nắng vào chỗ em đang ngồi đây. Có cái ban-công be bé có thể kê 5, 6 chậu nhỏ để trồng cây xanh. Em đang ươm ng̣ rí, tía tô, quế và ng̣ gai. Đă nẩy lún phún rồi.

- Chi vậy? Nghỉ hè xong trả nhà quay về cố quận, bày đặt trồng trọt chi cho mất công?

- Do có t́nh yêu vô biên đối với thực vật.

- Hừ! Kể ra em có đời sống vương giả đáng thèm.

- Xa xỉ ǵ bọn rau nhiệt đới? Sao lúc năy phê là em sống tội nghiệp, bạc đăi bản thân?

- Là ở khía cạnh t́nh cảm ḱa!

- Cái khía đó hồn ai nấy giữ anh ơi! Ăn thua là an toàn lao động. Mà con người ta đâu chỉ sống nhờ một khía.

- Em nói làm anh nhớ con ba khía quá! Hồi đó má cho ăn hoài. Mắm ba khía xé phay trộn với chanh ớt tỏi đường ăn cay chảy nước mắt nhưng cứ xới thêm cơm, đặc biệt ngon với mưa lầm rầm trên mái tôn.

- Giờ sống văn minh ở Mỹ, ở nhà to, lái xe hơi vèo vèo trên đường cao tốc bày đặt nhớ chùm khế ngọt. Má th́ qui tiên rồi. Ba khía dạo này ốm nhách không có thịt. Nhà mái tôn đă được sửa lại, có chỗ khang trang cho anh nằm dưỡng bệnh, có cây xanh từ trên xuống dưới từ trước ra sau cho anh ảo giác vườn quê, có cái bàn 50 tuổi vẫn c̣n ở vị trí cũ cho anh hồi tưởng những buổi đàm đạo văn chương với chị Chi. Nhưng mà thôi, sarcoma không phải là thứ để nhân danh.

- Em thử nhân danh một thứ khác đi!

- Đừng dạy đời em!

- Trước khi đi biển với nhà thơ lính em đă ngồi uống soda chanh với anh ở Givral để hỏi ư kiến; lần đó em rao là nhân danh t́nh yêu. Sau khi trở về em lại coi chuyến đi như một tai nạn. Anh đă hăm he trước: hạnh phúc như ḥn lửa đỏ ngậm trong miệng, dù sao cũng phải bỏng; em đâu có nghe!

- Hay dạy đời vậy nên em mới cảm tác Bài Đức Dục Của Lăo Chăn Trâu.

- Mới mười sáu tuổi đă làm thơ mặn như muối, giọng điệu du côn.

- Trời! Anh c̣n nhớ ư?

- Sẽ đọc cho nghe.

Chàng dạy tôi cười bằng đuôi con mắt
Và khóc bằng hai bàn tay bụm lấy mặt
Như một kẻ khốn cùng
Tôi chỉ gục gặc

Chàng dạy tôi yêu bằng chân không
Và tập đau bằng lục phủ ngũ tạng
Như một kẻ dốt nát
Tôi dạ vâng

Chàng dạy tôi nói bằng sự lặng im
Và lẩn trốn bằng sự phù phiếm
Như một kẻ vô vọng
Tôi ngậm câm

Lời chàng dạy tôi cho đi qua
Như con nước chảy ra biển cả
Chàng bèn đánh đập
Tôi rên la

- Chà, rơ ràng là em ĺ như trâu mà! Anh chăn em đâu có được. C̣n một bài Cách Ngôn em tán anh nữa, nhớ không? Cái ǵ mà…

Chàng dạy dỗ tôi bằng những lời này
Tôi gục đầu nghe bằng hai lỗ tai
Giọng chàng hàm hồ giọng chàng đay nghiến
Môi chàng nhịp nhàng lưỡi chàng huyên thuyên

Chàng nói và nói chàng nói như hát
Chân chàng cày bừa tay cấy gặt
Môi chàng chích cḥe lưỡi chàng ch́a vôi
Tôi càng hỗn mang chàng càng gay gắt

Chàng đổ cát xốp cho dă tràng xe
Chàng nhịp chày cùn vồn vă trên đe
Huy chương mề đay chàng máng trước ngực
Tội nghiệp lời chàng tôi bưng tai nghe

Ngồi trong ḷng chàng như ngồi giữa trời
Lần vải áo chàng rịn mồ hôi người
Mặn như muối hột tanh như nước biển
Biển th́ mênh mông tôi ch́m như chơi

- Ha ha! Sau đó th́ anh viết Niềm Yên Lặng Của Biển. Mà có yên lặng ǵ đâu, dạo ấy sao anh ba hoa thế; lại chỉ nói về ḿnh, khoe khoang với em hằng hà sa số chiến lợi phẩm t́nh ái.

- Ui, mắc cười quá! Ḿnh đă là nguồn cảm hứng của nhau. Vậy sao ḿnh không trở thành đại văn hào nhỉ?

- Có những người làm một bụm rất nhỏ những chuyện lớn, trong khi ḿnh ôm một bụm lớn những chuyện nhỏ.

- Thời khắc này anh ngộ ra như thế cũng c̣n kịp lúc.

- Kịp cho cái ǵ? Cái chết hả?

- Không. Cái sự sống. Bằng cách này hay cách khác nó đă được kéo dài để ḿnh kịp có th́ giờ mà ngộ ra điều này điều kia.

- Anh c̣n ngộ ra một điều nữa: có những thứ nằm bên dưới và bên trong của bên trên và bên ngoài.

- Tưởng ǵ! Em cũng biết cái đó. Vậy nên em chui ngược trở vô để sống với nó.

- Khi nó tống em ra th́ em gọi cho anh hả?

- Đâu có! Em tống nó ra.

- Anh lại nghĩ khác: em cứ nhào ra nhào vô theo các cơn bốc đồng của chính em thôi. Anh biết em quá mà! Chỉ khi ḅ ra khỏi cái hang ở cố quận, em mới đâm ra hào sảng, hiểu ở nhiều nghĩa.

- Ở trong hang th́ làm ǵ có nhu cầu chi tiêu.

- Thảo nào thấy em toàn cảm tác lăng nhăng khi dạo chơi ở ngoài, và chỉ gọi anh khi đă an tọa đâu đó mà không phải căn nhà trong hẻm.

- Biết hết c̣n ǵ để nói nữa!

- Nói cho anh nghe về cái hang của em đi.

- Nó rộng hơn cái ấp này 9 lần, tính luôn không gian dành cho thực vật. Ít khi em chui ra khỏi hang trừ phi đi chợ. Hang không có lóng lánh thạch nhũ hay róc rách khe suối nhưng có điện nước đầy đủ, có ḷ điện ḷ gas, quạt máy bàn ủi. Đại khái, những tiện nghi tối thiểu, cho nên hang nhân không phải khắc khoải nhớ tiếc ánh sáng văn minh đô thị. Cái hang hùm của anh mới có nhiều chuyện đáng nói chứ!

- Ứ hự, bây giờ anh như cọp mắc thuốc, ngày ngày lại ngâm bài Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ.

Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…

- Lại xạo rồi! Trong cuộc sống vật chất thặng dư, anh chợt

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
.

Trong số mấy triệu khúc ruột ngàn dặm, rất nhiều khúc thành đạt hưởng thụ đă đời xong về thăm quê hương chê dơ chê thúi chê lạc hậu, nhưng lại làm thơ viết văn rên rỉ

Ta sống măi trong t́nh thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
.

Chịu, không hiểu nổi!

- Lại làm bộ rồi! Hiểu chứ sao không hiểu?

- Xạo gặp làm bộ, hèn chi vui quá trời.

- Nè, em gọi cho anh để chúc sinh nhật phải không? Giờ chọc tức cho anh lên huyết áp phải không?

- Không. Hai anh em ḿnh khắc khẩu, gây với nhau nửa thế kỷ nay rồi. Tử tế được một lát thế nào cũng nháng lửa. Thôi, em cúp máy đây. Khi nào ngọa hổ tàng long ở bệnh viện Stanford để làm chemo th́ cho em biết để em chọc tiếp. Nhớ đấy, phải ĺ đ̣n, bất chấp thập diện mai phục!

- Quỷ sứ!
 

Trần Thị NgH
Bonneuil, 07.2013

Nguồn : DaMau

 

Chờ

Luân Hoán

gởi đám mây có người đi

 

biết sống là đă biết chờ

chờ ăn chờ ngủ chờ vơ vẩn hoài

chờ linh tinh thứ lai rai

thành món văn hóa không ngai sống c̣n

 

nhiều thú chờ tỏa hương thơm

giúp cho thần thái tâm hồn tinh khôi

chờ em đến điểm hẹn ngồi

chờ bay đến chốn đất trời chưa quen

chờ giờ lên nhận bằng khen

chờ đến phiên nói trắng đen trước người

chờ ǵ cũng có buồn vui

theo chung một chuyến trong người chúng ta

 

đừng ngờ tôi phịa ba hoa

chuyện chờ tôi đă kinh qua trăm đường

kể hết dễ chừng trăm chương

truyện dài nhật báo luông tuồng không thôi

 

chuyện chờ thú nhất cuộc đời

là chờ được nắm tay người ḿnh mê

chuyện chờ luôn miệng chửi thề

là vào chưa lọt con đê địch nằm

chờ đầy ái ngại tới thăm

nhà quàn bè bạn bà con giă từ

nôn nao hơn chờ tiểu thư

là chờ sách mới in từ phương xa

chờ lo lắng buồn thoảng qua

khi đợi y sĩ kiểm tra ḷng ṿng

 

sống đời ai chẳng long đong

ông vua bà chúa cũng không ngoại trừ

nhiều năm trước, ông bạn tôi

chơi một đề sách lạnh người đọc ngay

Chờ Chết - Nguyên Nghĩa, bạn này

làm tôi tốn hết mấy giây sững chừng

bởi bản thân cũng đă từng

trải qua nhiều bận thẳng lưng đợi rồi

 

hôm nay thêm một bạn tôi

được cho nằm nhớ chuyện đời đă qua

nhớ là chờ đợi tà tà

giờ theo mây khói về nhà hư vô

 

bạn chờ mà tôi nao nao

buồn không thua bạn chút nào đâu nghe

không riêng tôi thấm sắt se

cả trăm ngàn trái tim nghe bùi ngùi

khó ḷng nhen lại niềm vui

trên môi nhợt nhạt nụ cười thực tâm

bạn dù b́nh tĩnh như không

sợ đau hơn sợ bềnh bồng mây bay

tôi tin, cũng biết điều này

vắng người, khoảng lặng ḷng đầy tiếc thương

không ai có thể không buồn

tằn tiện hơi níu trầm hương đời ḿnh

càng khoáng đạt càng thông minh

buồn càng khó tượng thành h́nh nước rơi

 

bạn chờ... tôi đợi... khơi khơi

đều cùng bất lực cuộc chơi sắp tàn

biết ai sẽ phải thắp nhang

cho ai về trước cơi hoang ngh́n trùng

bạn c̣n xa đích lâm chung

lạc quan tạo khoảng không chừng rất xa

biết đâu tôi chạy tà tà

đụng xe cắc cớ thế là tôi hơn

không đùa cũng chẳng ba lơn

bạn cười một phát cho ngon coi nào

 

gió ngoài vườn đang bay vào

tôi thở theo gió suưt trào nước mưa

bây giờ bạn đỡ đau chưa

tôi nhắm mắt thấy bạn vừa hôn ai

 

Luân Hoán

sớm mai 22-6-2014

 

HOÀNG

Song Thao

 

Hoàng và tôi là bạn “mày tao”. Kể cũng lạ. Thường th́ bạn kiểu xưng hô “mày tao” với nhau là bạn từ thời c̣n đi học. Chỉ có những ngày thơ dại đó mới đủ thân t́nh để gọi nhau một cách sỗ sàng như vậy. Tôi vẫn c̣n mấy ông bạn thời đó. Ông th́ từ hồi học tiểu học, ông th́ từ hồi đệ ngũ đệ lục thời trung học. Ông nào ông nấy nay đă đầu bạc, răng long lại mọc thêm một cái chân gỗ hoặc chân sắt. Gặp nhau vẫn cứ “mày tao” khiến cho mấy bà nhăn mặt. Già rồi, ăn nói cho đàng hoàng kẻo tụi trẻ nó cười cho. Mặc, thấy mặt nhau vẫn cứ rổn rảng “mày tao”.

Trường hợp tôi với Hoàng có lẽ là hiếm. Hoàng là người duy nhất không học chung với tôi mà “mày tao”. Không, kể cũng có học chung. Khoảng cuối thập niên 1960, tôi với Hoàng đều cùng học tiếng Đức tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Goethe Institut trực thuộc toà Đại Sứ Đức ở Sài G̣n. Cùng đi học nhưng chúng tôi chỉ gặp nhau ở ngoài sân v́ không cùng chung lớp. Gặp nhau, cười toe, mỗi đứa một góc sân. Kể ra th́ cũng là bạn học đó, nhưng hơi trễ, trước đó chúng tôi đă trót “mày tao” rồi. Hoàng cũng là bạn văn duy nhất mà tôi thoải mái “mày tao”. Không có trường hợp thứ hai.

Chúng tôi gặp và quen nhau vào những năm đầu của thập niên 1960, khi cùng cộng tác với tờ Văn Học của Phan Kim Thịnh, do Dương Kiền làm chủ bút, toà báo đặt tại nhà in của Nguyễn Ngọc Nhạ, em của ông Nguyễn Ngọc Linh, trên đường Lê văn Duyệt. Thường chúng tôi chỉ gặp nhau cuối tuần, ngồi tán dóc với nhau rồi giải tán. Vậy mà tôi với Phan Kim Thịnh, Dương Kiền th́ “ông tôi” mà tôi với Hoàng lại “mày tao”. Chẳng hiểu tại sao.Tới bây giờ cũng vẫn chưa hiểu tại sao.

Ngày đó “cậu” Hoàng là một người được đời ưu đăi. Cao ráo, đẹp trai, nhà văn thời thượng lại c̣n là Giáo Sư Triết trẻ măng của trường trung học nổi tiếng Petrus Kư. Nh́n sang góc nào, cậu cũng vẫn sáng choang. Khỏi nói cậu là típ người hào hoa phong nhă, hoa hoét nở tưng bừng chung quanh. Sau một năm dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Ḥa, chắc Bộ Giáo Dục thấy nhốt một chàng nhà giáo như cậu ở tỉnh lẻ quá phí của trời nên đổi cậu về trường Petrus Kư. Gặp tôi, cậu Hoàng vui ra mặt.

Chúng tôi ít nh́n thấy nhau từ sau khi tôi thôi học tiếng Đức. Nói chi gặp nhau. Cho tới khi mất nước. Thời gian đó cậu Hoàng giữ tờ Văn, đường văn nghệ của cậu thênh thang. Cậu bận tíu tít, tôi cũng chẳng rảnh rang chi, cả hai h́nh như chẳng có ư t́m nhau để “mày tao”.

Hoàng dzọt được vào năm 1985, tôi cũng đi vào năm 1985. Hoàng qua Cali, tôi định cư ở Canada, hai phương trời cách biệt. Tôi bị cuộc sống giữ chân tới năm 1990 mới cầm viết lại. C̣n Hoàng làm Tổng thư Kư cho tờ Người Việt của Đỗ Ngọc Yến. Có dễ tới cả mười lăm năm, chúng tôi chỉ nghe tin nhau. Tháng 4 năm 1989, Hoàng qua Montreal ra mắt tạp chí Thế Kỷ 21 mà anh làm chủ bút. Lúc đó Đỗ Quư Toàn c̣n định cư ở Montreal, là người đứng ra giới thiệu Hoàng với cử toạ. Tôi ngồi ở bên dưới, nh́n bạn ḿnh trên bục cao, cứ ngỡ là chúng tôi chưa cách xa nhau bao lâu. Khi Hoàng  nhận ra tôi, anh chạy tới, vỗ vai (hơi mạnh tay), hỏi: “Mày ở đây à?”. Hoàng kư cho tôi cuốn Sa Mạc của anh do nhà Xuân Thu ấn hành trong cùng năm đó. Hoàng dặn tôi viết được ǵ gửi qua cho anh. Lúc đó cuộc sống khởi đầu lại nơi xứ người c̣n đang quất tôi tối tăm mặt mũi nên nào có viết được chi. Tôi ừ hử cho qua chuyện.

Có lẽ cũng v́ lời dặn tha thiết của Hoàng nên tôi cứ bồn chồn ngứa ngáy bàn tay. Chưa đầy một năm sau, tôi viết lại. Phần v́ cái vỗ vai của Hoàng nhưng phần lớn v́ bốn câu thơ khích tướng của Luân Hoán, người cũng cùng viết cho Văn Học ở Sài G̣n nhưng cư ngụ ở Đà Nẵng nên ngày đó chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau. Nợ cơm áo, nợ xe nhà / Cong lưng anh trả tà tà sướng chưa? / Nợ văn chương há chịu thua? / Ở đây giấy bút quá thừa, mời anh!

Năm 1992 tôi mới lần đầu tiên qua Cali thăm bạn bè. Tới toà báo Người Việt gặp Nguyễn Xuân Hoàng. Người ra gặp tôi trước ngoài pḥng khách lại là Đỗ Ngọc Yến. Lúc đó Hoàng đang bận tối tăm mặt mũi trước giờ in báo, Yến nghe tin tôi tới vội ra gặp. Yến dụ tôi qua Cali làm báo với anh em cho vui, Hoàng ra sau đó, dụ tôi tiếp. Qua th́ muốn qua quá nhưng làm sao mà qua khi đă mọc rễ ở Montreal rồi.

Nếu ngày đó tôi xiêu ḷng khi nghe lời đường mật của hai ông bạn, chắc Hoàng với tôi sẽ không phải, chẳng được xuân thu nhị kỳ, mà vài niên mới ngó thấy cái bản mặt nhau như bây giờ. Mỗi lần lại hốt hoảng thằng nọ nh́n mặt thằng kia lắc đầu cho cái tṛ ảo hoá của anh trời già. May mắn là cả Hoàng và tôi  chưa đứa nào phải dùng thuốc nhuộm tóc. Qua đầu thế kỷ mới, năm 2000, gặp nhau tại Boston trong dịp ra mắt tập thơ Đứng Dưới Trời Đổ Nát của Phan Xuân Sinh, tóc hai chàng trai già tuy không c̣n đen nhánh nhưng trông vẫn được mắt. Vẫn cứ “mày tao” như thuở nào. Vẫn cứ như những người đi trên mây. Sáu chịch mà cứ tưởng như vẫn c̣n soan.

Thời gian cứ cà rịch cà tang. Hoàng và tôi vẫn cứ ngàn trùng xa cách. Gặp nhau lại phớt lờ anh thời gian, bá vai bá cổ mày mày tao tao. Lạ! Mồm miệng chẳng thấy ngượng nghịu. Răng cỏ vẫn c̣n nguyên vẹn cả, lấy chi để mà già. Vài năm mới ngồi cạnh nhau mà tưởng như mới gặp nhau ngày hôm trước. Lần gặp sau, ba năm sau đó, coi bộ vẫn c̣n khí phách. Lần đó, năm 2003, Hoàng qua chơi Montreal, tiện thể ăn cưới con gái tôi. Chàng bảo là tới Montreal mấy lần mà như cóc bỏ đĩa, chẳng biết cóc chi! Luân Hoán và tôi bèn làm hướng dẫn viên cho chàng du khách đi thăm thú hang cùng ngơ hẻm thành phố. Thành phố này cũng hay nhỉ, Hoàng phán. Sau này, Hoàng vẫn ao ước được sang chơi thăm bạn bè lần nữa. Năm nào cũng hứa hẹn.

Lại ba năm sau nữa, năm 2006, tôi qua Cali chơi. Lúc này Hoàng đă định cư ở San Jose làm chủ bút tờ Việt Mercury. T́nh cờ sao mà Hoàng cũng lên Little Saigon. Vậy là trùng phùng. Lại mày mày tao tao, làm như không có ba năm xa cách. Bốn năm tiếp theo không thấy mặt nhau. Năm 2010, tôi xuống tận San Jose gặp Hoàng. Tóc chàng bạc trắng như cước. Tôi nh́n mảng tuyết trên đầu Hoàng mà mắt dựng ngược. Sao vậy? Hoàng cười: “Tao nhuộm trắng đấy chứ!”. Cứ tin như vậy đi. Kể từ khi Hoàng nhận viết blog cho đài VOA, chúng tôi thường điện thoại hoặc mail cho nhau. Hoàng than như bọng. Than buồn chán, than không viết được chi.  Tới khi Hoàng mail cho tôi “bây giờ tao mới hiểu tại sao người ta có thể tự tử được”, tôi thấy hoảng. Tôi điện thoại qua bơm chút hơi cho bạn. Gặp nhau, Hoàng kéo tôi đi cà phê Starbucks buổi trưa. Buổi tối, Hoàng và Vy đăi vợ chồng tôi ăn ở La Paloma.

Ba năm nữa đă trôi qua, những lần gặp nhau cóc nhẩy tính theo đơn vị vài năm chưa qua con số ba năm tối thiểu, vậy mà Hoàng luôn nhắc tôi qua chơi. Tôi hẹn lần hẹn lữa. Rồi có lúc tôi rủ Hoàng qua Montreal chơi với anh em ở đây. Tao thích lắm nhưng…Bỗng một bữa tôi nhận được mail của Hoàng trách tôi tại sao tới San Jose mà không cho bạn biết. Tôi ngạc nhiên. T́m hiểu ra mới biết người từ Montreal qua San Jose là Hoàng Xuân Sơn. Hoàng tưởng nhầm là tôi. Hoàng muốn gặp tôi thêm một lần nữa. Tôi cũng muốn qua San Jose gặp Hoàng. Nhưng cuộc sống ít khi thoả thuận với con người. Ba năm nay chúng tôi không gặp nhau.

Lần đi uống cà phê Starbucks chúng tôi gợi lại những ngày xưa cũ, khi cậu Hoàng c̣n hết sức le lói, Hoàng cười toe. Tôi xúi Hoàng viết hồi kư. Hoàng hứng chí gật đầu. Nhưng anh hùng c̣n e dè: chưa được đâu! Tôi xúi thêm: cứ viết đi, được tới đâu mail qua cho tao giữ. Tới giờ, quản thủ viên vẫn chưa thấy trang viết nào.

Tháng 6 năm 2013, Hoàng nói trong điện thoại: “Tao đau cột xương sống quá. Chẳng biết nó là cái ǵ!”. Hoàng nói vị trí, đốt xương thứ mấy nhưng tôi chỉ nghe qua loa. Đau là đau. Đốt nào chẳng vậy. Hỏi giỡn: mày c̣n nhúc nhích được không? Vẫn lái xe đi uống cà phê được, nếu không, buồn chết!

Cuộc điện đàm sau đó Hoàng cho biết buổi chiều sẽ lên một bệnh viện ở Stanford có nhiều phương tiện hơn. Chẳng biết nó là cái quái ǵ đây! Cái quái nó tác quái thật. Một bạn đọc trẻ tuổi ở San Jose mail cho tôi: “Bác Hoàng bị cancer xương nặng lắm. Mới phát hiện chừng hai tháng nay mà spread nhanh quá. Hôm qua bác Hoàng vô Stanford rồi bị tóm lại không cho về nữa, mà xuống kư nhanh quá, mất 30 pounds trong một tháng, không c̣n đủ sức để chữa trị”. Tá hoả tam tinh, tôi ngồi thừ đầu óc trống rỗng. Hoàng ơi, tội cho mày quá! Tao làm chi được cho mày bây giờ!

Hai ngày liền đầu óc tôi khật khừ. Loay hoay t́m tin tức của Hoàng. Ṃ vào blog Sáng Tạo kiếm thơ Đinh Cường. Chẳng là hồi này ông Đinh Cường làm thơ tả t́nh tả cảnh liên miên hầu như hàng ngày. Chuyện lớn chuyện bé ông cho leo vào thơ hết. Y như rằng, tôi bắt được chút ḷng của ông Đinh Cường.

ôi sóng biển Nha Trang và hàng thùy dương reo

hay những đêm sương mù đàlạt nhớ không hoàng

búng mẩu thuốc tàn nh́n theo đốm lửa

khuôn mặt bạn ngầu như james dean

hoàng ơi hăy tự ḿnh chữa lấy ḿnh

nhưng làm sao nguôi được cơn đau ở đốt xương

……..

tôi ở xa nhớ bạn vô cùng đi bộ ṿng quanh xóm

nh́n xuống ḷng đường bao nhiêu là vết nứt

cũng như chúng ta làm sao măi c̣n sung sức

chỉ mong c̣n trong nhau một t́nh bạn không rời…

 

Hoàng c̣n nằm trong bệnh viện, điện thoại coi như đồ bỏ, tôi chặc lưỡi thử anh internet coi ra sao. Tôi mail cho Hoàng. Chỉ là cầu âu. Bạn tôi đang chống trả với những cơn đau vật vă. Đâu có rảnh rang chi. “Hoàng ơi, mày về nhà chưa? Tao hỏi để phone nói chuyện với mày.” Vậy mà tôi nhận được hồi âm ngay, gửi từ iPhone của Hoàng. “Hiện c̣n nằm ở Stanford. Tao sẽ được về với gia đ́nh trong vài ngày c̣n lại”. Tôi vội vàng mail tiếp chút sức cho bạn. “Hoàng ơi, Bạn bè khắp nơi đều hướng về mày, cầu mong những sự tốt lành nhất cho mày. Tao thương mày quá và cảm thấy chưa bao giờ bất lực như bây giờ. Mày nghĩ tao có thể làm ǵ cho mày được bây giờ? Mày có nhớ ít ngày trước đây tao có xúi mày viết hồi kư không? Tao thấy cuộc đời này đă đăi ngộ mày khá hậu hĩnh. Nếu có hồi kư của mày sẽ có khối người chảy nước dăi, trong đó có tao! Chỉ c̣n biết cầu mong cho mày được an b́nh trong những ngày sắp tới. Luôn nhớ là tụi tao rất thương mày, Hoàng nhé!”. Ngày hôm sau, Hoàng mail lại. “Tạ Trung Sơn ơi, Tao rất lên tinh thần khi đọc thư của mày!!!”. Hoàng thư tiếp ngay sau đó: “Tao đă về nhà hôm qua. Y tá hôm nay đến nhà săn sóc và lo thuốc men. Stanford cho biết chỉ chữa trị khi nào sức khoẻ tốt thôi”.

Nghe tin Hoàng về nhà, tôi phôn liền. Không có ai trả lời. Mail cũng không có hồi âm. Hoàng ơi, bây giờ mày ra sao? Đă có lần tôi nói với Hoàng. Ai cũng phải trả giá cho cái sống dai của ḿnh. Tôi và Hoàng coi như đă vào hạng sống dai. Hoàng đang trả giá. Có điều chàng phải trả giá quá đắt. Có thánh giá nào nhẹ nhàng đâu!

Nỗi buồn được chia cho nhau có lẽ cũng nhẹ bớt chăng? Tôi t́m dựa vào ông Đinh Cường coi có nhẹ được chút nào không.

gắng lên nghe Hoàng, hăy xua tan nỗi lo

nằm im nghe tiếng tim ḿnh c̣n đập

phổi ḿnh c̣n thở

hăy nhắm mắt nhớ hàng thuỳ dương xanh

nhớ căn nhà ngói đỏ, nhớ những người thân

nhớ bờ biển ngày nào, t́nh yêu thời thanh xuân

nha trang,

tôi sẽ về thăm thành phố đó chớ?

tại sao không?

tại sao không, phải không Hoàng?

 

Bạn tôi, vốn hừng hực ư chí, xưa cũng như nay,  đâu có chịu thua anh chàng sarcoma. Hoàng đang chống trả. Chúng tôi vẫn khi phôn, khi mail, dựa vào cái “mày tao” để tiếp bạn tôi thêm đạn dược. Giữ vững tuyến đầu, nghe Hoàng!                                                                                                

 

 

http://2.bp.blogspot.com/-k5vQ96g66E8/T6r_jB3qL4I/AAAAAAAA4wA/Z9d_xmxKSKs/s400/NXH+NEW-BANTAY+THOI+GIAN.jpg

 

 

http://www.songthao.com/gap-go-picture/images/hinh-167_jpg.jpg
Với Nguyễn Xuân Hoàng (San Jose, 03/2010)

 

http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2013/08-09-13_Cali_Sat/guyenXHoang.jpg

Nguyễn Xuân Hoàng giữa cựu học sinh Ngô Quyền sau khi từ bệnh viện Stanford về (11/8/2013)

 

VỀ QUÊ

Nam Dao

Gửi Nguyễn Xuân Hoàng

 

1

Ông bạn Nguyễn Bá Trạc như ‘’ngọn cỏ bồng’’ [i].

Bạn mai về nhà?

Ờ, th́ mai trở lại San Jose.

Rồi bạn hắng giọng, tại sao lại về? Ḿnh ở đâu khi quay lại nơi đó th́ nói là về!  Nhưng tôi trú ở Phần Lan sau khi ngụ tại Mỹ khá lâu, miệng lại  bảo về Việt Nam, nơi tôi vắt chân lên cổ thoát thân đă gần 40 năm, mà không nói như nói tôi đi Pháp, sang Ư, ghé Nga, trở lại Mỹ…Khỉ thế! Có lẽ về, là về nơi ḿnh gắn bó hơn mọi nơi khác trên  trái đất này chăng?

Sợ ‘‘ngọn cỏ bồng’’ lại lăng quăng ṿng vo chuyện đi-về-ở…tôi hỏi có đọc ‘’Nguyễn Xuân Hoàng trên con dốc tử sinh’’ mới đây của Ngô Thế Vinh chưa? Nhà thương thuộc ĐH  Stanford danh tiếng nay bó tay, Hoàng xuất viện rồi.  Bạn buồn buồn, chúng ḿnh đến tuổi sắp ‘‘về quê’’  thôi.

Về quê, về quê…

Muốn về, phải đi.

Người đi ừ nhỉ người đi thật! ‘’Đời’’ thà coi như hơi rượu cay! [ii]

 

2

Tháng 8 năm ngoái 2013, Phùng Nguyễn làm chuyên đề về Nguyễn Xuân Hoàng trên Da Màu. Có bài của Trần thị NgH, cô em gái tôi gọi là xí muội. Em tôi khai Hoàng bị sarcoma. Tôi kêu ô, đau lắm! Đọc lại Telecom  của NgH, vẫn cái phong cách bó mọi thảm kịch vào cái giọng ‘’cứ như’’ là cười cợt thách đố, chính v́ thế mà thảm kịch lại càng thảm. Nghe NgH kể, xưa khi c̣n bé, em núp dưới gầm bàn nghe lén ông Hoàng nói chuyện văn thơ với chị Kim Lan. Vẫn c̣n nhớ đấy. Tôi hỏi sao không viết lại? Viết làm chi, xí huynh!

Ừ, dăm ba con chữ trượt trên con dốc cuối liệu có ư nghĩa ǵ!

3

Tháng 2 năm nay 2014, cùng ông ‘‘ngọn cỏ bồng’’  phiêu lăng, tôi bắt xe đ̣ từ quận Cam đi San Jose thăm Hoàng, không hứa cuội như vài ba lần trước. Nghe tin ốm đau nhưng Hoàng vừa phải dọn nhà. Đến nơi, ngay cửa vào là tượng Phật trên một cái bệ. Hoàng bảo, nghe nói là tượng cổ, không  biết thực hư ra sao. Tôi đáp, Phật th́ có thực, và  chắc chàng ít nhiều cũng là Phật tử.

Sàn nhà c̣n đầy hộp giấy đựng đủ thứ đồ đạc giấy tờ. Hoàng nhỏ nhẹ, cười và nói,  may mà có một số  bạn bè trước là học tṛ đến dọn giùm. À, nhớ ra, xưa thày Hoàng dậy Triết thời c̣n Sài G̣n. Chàng quảng giao, hành xử thân t́nh, tṛn trĩnh, nên được cảm t́nh nhiều người.  Tôi biết ít lâu nay Hoàng làm hóa trị, h́nh như là lần thứ tư thời gian chúng tôi gặp nhau. Chàng có vẻ lạc quan, tươi tỉnh, báo nhà thương ĐH  Stanford sẽ mổ  và làm ghép  một cái ‘’trụ’’ chống cột sống giúp cho Hoàng đỡ đau. Tôi thầm nhủ, sarcoma, sarcoma…mi đang làm chi bạn ta!

Chúng tôi ngồi bên nhau. Chàng không nói ǵ. Im lặng. Trong bóng tối căn pḥng khách mành rủ, tôi nh́n bạn. Tôi cũng chẳng biết nói ǵ. Tự nhủ trước khi đến thăm Hoàng tôi sẽ hành xử như bạn tôi chẳng bệnh tật ǵ, sẽ không chép miệng, không an ủi, không thừa một lời. Tự nhủ, tôi sẽ vui, hay cố vui, nói đùa được th́ nói, không th́ để im lặng thay những lời lẽ thừa thăi vô duyên.

Và rồi, tôi chỉ nắm tay bạn.

Ảnh NX Hoàng và Nam Dao do NB Trạc chụp.

 

4

Trưa hôm đó, Hoàng có hẹn với Bác Sĩ, tiếc rẻ không đi cà phê vói Trạc và tôi được. Lên đường rời Hoàng, tôi quyết không ngoái lại nh́n, sợ lưu luyến ḱm chân. Ngửng mặt, tôi nh́n lên mây. Hôm ấy mây xuống thấp, tôi thấy h́nh dạng một người đi trên mây, trong ḷng giữ chút nắng mùa đông chưa nỡ bỏ lại thế gian này đă chớm màu u ám.

Bước cạnh, Trạc ngậm tăm được một lát, rồi bật nói, bạn bè chúng nó rủ nhau đi cả.

Đi? Chúng tôi chẳng nói chi nhiều nhưng cùng hiểu là sống gửi thác về. Nhưng về đâu?  

Về đâu?

5

Khoan,  trước  khi đi, hăy nắm tay nhau bạn ơi!

 

Nghiêng ngả cuối đời

Mây trôi

Người đi trên mây [iii]

Người trôi trên mây

Người đi một đời

Người trôi một đời

*

Nhưng đám mây gió thổi

Ngừng ở đâu bây giờ

Đến ngồi bên cạnh bạn

Giờ đây

         biết nói ǵ

Thôi, chỉ nắm tay thôi

*

Chỉ nắm  tay

năm  ngón gày g̣

mái tóc phau phau trắng như  giấc mơ  dang dở

Giờ chuông điểm

người đi kẻ ở

Đi, đi đâu?

Ở, cũng ở  đâu?

*

Mây cao, trôi vẫn ngang đầu

Mây trời ngă xuống nhuốm mầu thời gian

Ngửa tay thả hết lỡ làng

cho xuôi đến cuối địa đàng,  rồi quên...

 

6

Về đâu?

Cuối địa đàng ư? Ai biết nói giùm tôi cái nơi ấy là cái chi chi!

Một nơi ngoài vật chất, rất có thể phi vât thể, thuần chỉ là cơi sóng vi ti của linh thức. Theo tín ngưỡng Kitô, nơi đó phân ra thiên đàng và địa ngục, cái thiện vĩnh viễn tốt đẹp, cái ác vĩnh viễn xấu xa. Theo nhà Phật, thiện ác tiếp tục tiến hóa, cuộc tái sinh luân hồi không kết thúc, một chuyến đi khác rồi lại bắt đầu mở những chặng đường tiếp nối nhau trong trùng trùng duyên khởi.

Ông ‘‘Ngọn cỏ bồng’’ gọi về nơi ấy là ‘‘về quê’’,  nơi ai cũng trút bỏ mọi gánh đời đa đoan, rồi bắt đầu lại tất cả. Và về như thế là lẽ công chính ai cũng  như ai trong mọi cuộc phù sinh hữu hạn. Nên Tham làm ǵ? Sân làm ǵ? Si làm ǵ?

Phải chăng, biết vậy, ta nắm tay nhau là điều cuối cùng trước khi cất bước trên con đường ‘‘về quê’’?

Mà này, Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay [iv]. Thế th́ bạn tôi, người đi trên mây, sẽ bay trên mây, tiếp tục phiêu du về phía muôn trùng. Và rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau, nhất định thế.

 

 

 

 

 



[i] Tên tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bá Trạc.

[ii] Thơ Thâm Tâm, xin đổi một chữ trong ‘’ . ‘’!

[iii] Tên một tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Hoàng

[iv] Thơ Nguyễn Bính.