HoullebecqPTTTuyen

Trong văn chương hiện đại Pháp, Michel Houellebecq là một trong những tác giả đă gây ra nguồn dư luận lớn lao nhất, ngay cả phải ra trước toà án v́ tác phẩm và các lời tuyên bố khiêu khích, thẳng thừng của ḿnh. Người đọc có thể thích hay không những ǵ ông viết, nhưng khó thể phủ nhận đây là một nhà văn thật đặc biệt của thế kỷ vừa qua và hiện thời.

Tiểu luận ‘‘Một vụ án, một nhà văn (hài hước ?)’’ của Phan Thị Trọng Tuyến dưới đây tóm lược những sôi động đă xảy ra. Qua bài viết này của chị, độc giả nắm bắt được tất cả các điểm nổi bật về cá tính tác giả và tinh thần hai tiểu thuyết nổi tiếng nhất : ‘‘Les Particules Elémentaires’’ và ‘‘Plateforme’’ của Michel Houellebecq.

Mai Ninh

 

 

 

 

Một Vụ Án, Một Nhà Văn (hài hước ?)

 

                

Phan Thị Trọng Tuyến

 

 

Từ 1991, Michel Houellebecq[1] viết khá nhiều thơ, tiểu luận và tiểu thuyết tại Pháp nhưng ông chỉ nổi bật sau khi cho xuất bản quyển ‘‘Les Particules Elémentaires’’[2] (Những hạt cơ bản). Sau nhiều cuộc phỏng vấn trên báo chí, đài truyền h́nh, ông cũng mang tiếng là người ưa khêu khích và bị ám ảnh t́nh dục.

Ba năm sau, khi quyển sách mới nhất ‘‘Plateforme’’[3] ra mắt độc giả, tờ nguyệt san văn học Lire (Đọc), số tháng 9 năm 2001 lại phỏng vấn Houellebecq. Vài câu trả lời như : " (…) tôn giáo ngu nhất vẫn là đạo Hồi (…)" " (…) một tôn giáo nguy hiểm…" " ...bọn ngu muốn mổ bụng nhau th́ để mặc chúng... " v..v…đă gây ra một ngọn sóng thần giận dữ của độc giả, khán thính giả, kể cả những "giả" chưa bao giờ đọc hay nghe, thấy ông văn thi sĩ bạo tay và bạo miệng này.

Giải Goncourt 2001 và vài giải thưởng văn học khác (chắc chắn hay có lẽ ?) v́ vậy mà rơi vào tay văn sĩ khác (?!). Một số hội đoàn chống ḱ thị tôn giáo và chủng tộc nạp đơn kiện Houellebecq về tội "phỉ báng và gây thù hận".

Khi ông ra toà tiểu h́nh tại Paris giữa tháng 9 năm nay (2002), vài văn sĩ, phê b́nh gia, kí giả nổi tiếng trong văn giới Pháp đến làm chứng ủng hộ ông, như Philippe Sollers, Josyane Savigneau, Fernando Arrabal… Không khí toà án hôm ấy được các báo miêu tả là náo nhiệt khác thường v́ ngoài các phóng viên kí giả tường thuật phiên toà, c̣n có cả "thường dân" đến "xem mặt" và xin chữ kí các "thần tượng" của họ.

Houellebecq, không nhận tội, lấy lí do rằng ông không hề viết điều ǵ gọi là phỉ báng ai, c̣n về ư kiến cá nhân ông, chẳng có ǵ gọi là quan trọng, hơn nữa : " thật phi lí khi đi hỏi quan điểm tôi về một điều ǵ đó, bởi ai cũng biết tôi thay đổi ư kiến xoành xoạch ". 

Trong suốt phiên toà, Houellebecq lặng lẽ, chán chường, vai cụp, mắt nh́n xuống, và trả lời rất ngắn ngủi đệm những ừ, à, có, không, vậy hả, xin tuỳ ư, vậy cũng được, héng, v..v… ông "vô t́nh" trở nên "hài hước" và có vẻ như không muốn tự biện hộ. Nhưng bênh vực ông, miễn phí và độc đáo, chính là những đồng nghiệp trong giới văn chương và báo chí.

Philippe Sollers tuyên bố với toà án rằng M. Houellebecq là một "nhà văn hài hước".

Riêng Fernando Arrabal, nhà văn gốc Tây Ban Nha từng bị tù dưới thời nhà độc tài Franco, đă gây nhiều trận cười thoải mái trong cử toạ.

Trước toà, ông khai nghề nghiệp ḿnh là "người đi bộ" ; khi toà bảo tuyên thệ, Fernando Arrabal kêu lên : Ô, "tôi xin thề [sẽ khai thật]" nghe trầm trọng quá, tôi có thể nói "tôi xin hưá " thôi, có được không ạ ? … 

Nhắc đến Socrate xưa kia bị toà xử uống thuốc độc, ông vừa móc túi lấy chai whisky, mở nắp, chúc mừng sức khoẻ vị chánh án, đưa lên miệng nốc ngon lành. Và kết luận : " …viết, là rất nhiều đau khổ cho thi sĩ rồi, xin đừng hành hạ anh ta thêm nữa ".

Các nhà văn khác Michel Braudeau, Dominique Noguez[4], nghiêm trang hơn, nhắc đến quyền tự do ngôn luận, đến [một trong các] chức năng của nhà văn là "phê b́nh chứ không phải khen ngợi nịnh nọt vua chúa, đức giáo hoàng hay bất ḱ ai ", rằng không nên nhầm lẫn "nhân vật " với tác giả, bằng không th́ ai viết được "Tội ác và H́nh phạt " ? Rằng hôm nay chính tác phẩm bị ra toà chứ  không phải tác giả vân… vân…

Đa số nhắc đến một quyền căn bản khác của nhà văn là quyền được "khôi hài"

Luật sư bên nguyên vặn : Chửi Hồi giáo ngu bướng là khôi hài ư ?

 

Philippe Sollers trả lời : tất nhiên, nếu không th́ có nghĩa là phạm tội bất đồng ư kiến, hỗn láo với bề trên, tội phạm thượng.

Toà tuyên bố ra án vào cuối tháng 10.

Trong cuộc phỏng vấn, Houellebecq đă nói ǵ ? Tác phẩm ‘‘Plateforme’’ kể chuyện ra sao ?

**

Houellebecq, theo bài báo dài 6 trang ghi lại cuộc phỏng vấn 4 giờ đồng hồ tại Paris, không những chỉ trích Hồi giáo mà c̣n mắng mỏ, đả phá Tây phương, chê người Pháp là ngu bướng, loạn thần kinh[5], lố bịch, chư hầu đế quốc, chỉ nói chứ không làm… vân vân…

Lí do viết ‘‘Plateforme’’ được ông giải thích như sau : trong một chuyến du lịch tại Thái Lan, tác giả ngạc nhiên khi nh́n thấy khá nhiều du khách mua dâm   "năng động " gốc Á Rập - những kẻ " đạo đức giả "-, và nhiều thanh niên anglo-saxon chỉ "sinh hoạt t́nh dục được vào mùa nghỉ hè [tại Thái]",  "bởi v́ đàn bà con gái xứ họ quá khó thương, rắc rối "[6].

Kí giả, Didier Senecal, nhắc rằng cách đó ba năm, khi ra mắt cuốn Les Particules Elémentaires, ông tuyên bố sẽ không nói tới t́nh dục nữa, Houellebecq trả lời tỉnh bơ rằng thế à, thế mà tôi lại định lần này cũng sẽ tuyên bố y như thế !

Trả lời câu hỏi v́ sao bây giờ trong tiểu thuyết Pháp, người ta cũng miêu tả trắng trợn các chuyện t́nh dục nhưng chỉ có ông thành công trong việc gây x́- căng- đan :

" chắc tại tôi viết hay hơn người khác về những màn t́nh dục, v́ tôi viết ra những xúc cảm và rung động thật hơn họ, tôi kể chuyện thật chứ không phải chuyện mê tưởng (…) Ờ ờ tại mấy bà thường dễ bị sốc !"

Công nhận ḿnh ưa khiêu khích nhưng : "Không biết có nên không… chứ bao giờ khiêu khích cũng là đầu mối gây nhiều rắc rối. Nhưng nay tôi đă b́nh tĩnh lại rồi…" 

Khi người kí giả nhắc : Plateforme quả t́nh ca ngợi vấn đề mua bán dâm. Houellebecq công nhận và hoàn toàn nhận lănh trách nhiệm

" v́ tôi biết rằng tôi có lí. Quả đây là một nghề được trả lương hậu hĩ. Bên Thái Lan, nghề cao quư đấy ! Những cô điếm Thái rất dễ thương, biết săn sóc cha mẹ, biết đem khoái lạc cho khách hàng. Bên Pháp, nhiều người chống, nhưng tôi chủ trương phải tổ chức chuyện ấy một cách thực tiễn như bên Đức, và nhất là như bên Hoà Lan".

Ông giải thích v́ sao nhân vật Michel, khi nói về đấm bóp Thái, đă "cực ḱ khinh bỉ phương Tây" (mang chứng loạn thần kinh) : "Ở Châu Âu, hoạt động này bị coi là chuyện xấu xa. Phải nói là người phương Tây thật quá đỗi bướng ngu[7] !"

Tuy nhiên ông khẳng định ḿnh chống việc mua/ hiếp dâm trẻ con cũng như  không chịu nh́n nhận có một liên quan nào đó giữa việc ông thù ghét đạo Hồi và chuyện mẹ ông đă theo đạo Hồi, bỏ bê con cái khi ông c̣n bé.

Houellebecq mỉa mai khoe ḿnh cũng lănh được một thứ thiên khải, mà là thứ  thiên khải ngược với Moise, khi đến núi Sinai : thay v́ nhận được Mười điều răn, ông đột nhiên không thể "chịu nổi các thứ tôn giáo độc thần".

"Trong vùng núi non rất mực vô cơ và gợi hứng này, tôi thấy quả thật là ngu ngốc  khi tin tưởng vào một Thượng Đế duy nhất. Ngu quá là ngu. Không có chữ ǵ khác để diễn tả. Và tôn giáo ngu nhất, vẫn là đạo Hồi[8]. Khi đọc kinh Coran của đạo này, tôi thật rụng rời…rụng rời ! Kinh thánh bên Công giáo, dù ǵ cũng thật đẹp, phải công nhận mấy ông Do Thái quả có văn tài… điều này [khiến họ được] tha thứ về nhiều chuyện. Thế là, tự

nhiên tôi đâm ra có chút cảm t́nh với Công giáo, v́ cái khía cạnh đa thần. Cạnh đấy, họ c̣n có biết bao nhà thờ với tất cả các kính màu, tranh, tượng…"

Đáp lại lời trách cứ thái độ ḱ thị và thù hằn của nhân vật chính đối với dân Palestine, tác giả biện hộ :

" Ngoài đời, tôi không bao giờ phải thử nghiệm chuyện "trả thù " nhưng trong truyện, vào thời điểm ấy, nhân vật Michel mong ước người ta giết thật nhiều người Palestine[9], đó là điều tất nhiên. Vâng, vâng, trả thù là chuyện có thật. Đạo Hồi là một tôn giáo nguy hiểm, ngay từ đầu. May mà nó bị lên án. Một mặt chỉ v́ Thượng đế không có thật ; cho dù ngu đần, bướng bỉnh tới đâu đi nữa, tới thời điểm nào đó người ta phải nh́n nhận điều ấy. Về lâu dài, chân lí bao giờ cũng thắng. Mặt khác, đạo Hồi bị chủ nghĩa tư bản làm suy ṃn từ  bên trong. Chỉ c̣n mong sao cho chủ nghĩa này mau mau thắng trận. Vật chất chủ nghĩa thật ra ít tai hại hơn. Các thứ giá trị của vật chất chủ nghĩa thật đáng khinh bỉ nhưng so sánh với những giá trị Hồi giáo th́ chúng kém độc ác và tàn phá ít hơn (…)"

Giải thích về đời sống tâm linh :

" Thật t́nh mà nói,  cái ước vọng hướng thượng tâm linh trong tôi coi bộ không dữ dội cho lắm, có lẽ v́ căn bản nghề nghiệp khoa học của tôi. Tôi tin vào bằng chứng hơn (…) Giải thích khoa học tuy thật khó thương nhưng rất ư là thuyết phục. Cho nên các truyện tôi viết đều rất khoa học thực nghiệm[10] 

Houellbecq cho biết ông chỉ để ư đến những người tầm thường, làm nhân viên lănh lương tháng như hàng triệu người khác ở Pháp …

" Tôi không mê những kẻ ngoại lệ. Đó là một thiếu sót về phần tôi, bởi v́ một nhà văn lí tưởng, cỡ như Balzac, phải xông xáo khắp mọi nơi. Nhưng… nhưng… Ở một thời điểm nào đó, theo tôi thấy, tôi phải để ư đến giới trung lưu (...) ".

Ông cũng phê b́nh, kê khai đích danh vài tờ báo và sách[11] v́ :

"…Nhân danh chi mà một số kí giả tả phái dám nói về chính trị ? Họ, những kẻ chưa bao giờ sản xuất một thứ ǵ hết ? Họ cóc biết làm ǵ cả, đóng một cái bàn cũng không xong. Vị thế chính trị của họ thật nực cười và khó ưa (…). Tôi vẫn nghĩ trên đời này thật ra chỉ có hai phe phái : một bên lao động và một bên chẳng làm ǵ ráo [12] "

Đả kích phe tả, nhưng ông không nhận ḿnh thuộc phe hữu, v́ " phe hữu làm ǵ có tư tưởng !" và cho rằng nhiều nạn nhân tuy sinh ra từ chiến tranh tại các nước thuộc thế giới thứ ba hiện nay (các nước đang phát triển), nhưng chính họ cũng là thủ phạm.

" Bọn ngu ấy muốn mổ bụng nhau th́ hăy mặc cho chúng mổ bụng nhau. Bọn quốc gia quá khích là đồ khỉ. Nếu có một nhóm đủ ngu bướng ước mơ một Đại Serbie th́ kệ bố chúng, hăy mặc cho chúng nó chết đi, đó là chuyện tốt nhất chúng làm được. Kẻ có tội không phải là đám lănh tụ độc tài đâu, mà chính là đám cơ bản ở dưới, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đánh nhau, lúc nào cũng mơ cầm được cây súng trong tay. Thứ bọn xấu  ấy chỉ ham mê bắn giết. Bất cứ một kẻ nào cầm khí giới để bảo vệ bất cứ một điều ǵ, đối với tôi cũng đều đáng khinh cả. Tôi rất khâm phục dân Thái Lan, họ luôn tránh được những cuộc chiến đă và đang xảy ra ở các nước láng giềng " …

" ờ ờ…dĩ nhiên, muốn tự vệ th́ phải [cầm khí giới]. Nhưng tôi không ưa bất ḱ kẻ hiếu chiến nào. Họ có một thứ khoái cảm sát nhân đáng ghê tởm. Đó là những kẻ cực ḱ lố bịch ".

 

Ngay khi nói về một người hùng Pháp là tướng De Gaulle, Houellebecq cũng có ư kiến khác với đa số. Ai cũng biết vào đầu thế chiến thứ hai khi Đức chiếm đóng Pháp (và Âu Châu), ông tướng này đă "vượt biên" qua Anh kêu gọi và tổ chức (thành công) cuộc kháng chiến chống Đức và chống chính phủ Pháp bù nh́n Pétain. De Gaulle không những là anh hùng quốc gia mà c̣n là thần tượng của nhiều tầng lớp dân chúng Pháp.

 "Ơ…hồi c̣n đi học, tôi bực [de Gaulle] ghê lắm. Không,…rốt cuộc… tôi ưa Pétain hơn. Tôi thấy việc bỏ chạy qua Luân Đôn làm tài khôn coi bộ dễ hơn là ở lại Pháp đương đầu với khó khăn thật sự của đất nước. Chắc chắn vào thời chiếm đóng đó tôi sẽ không cộng tác với quốc xă Đức, không phải v́ lí do lí tưởng. Phân nửa bạn bè tôi gốc Do Thái, tôi nghĩ tôi cũng sẽ vẫn có từng đó bạn như thế vào thời ấy, bởi v́ họ thông minh và hay ho trên trung b́nh. Không hiểu v́ sao, nhưng sự thực là vậy đó. Không, nghĩ cho cùng không chừng tôi có cơ cộng tác với Đức hầu cố gắng cứu mạng người Do Thái, nhưng chắc không dễ dàng, bởi v́ tôi chẳng can đảm hơn ai, đúng hơn, thua người ta ".

Ngoài dân Do Thái, ông thích nước Đức và khen dân tộc Đức hay ho thật t́nh, dù là :

" loại dân buồn nhất thế giới, chắc chắn là kể từ thời quốc xă. Tôi đưa ra một h́nh ảnh ước lệ, nhưng thông thường, các thứ ước lệ đều đúng : tôi rất cảm ứng với một kiểu lo âu rất siêu h́nh của dân Đức, mà dính liền với mối lo siêu h́nh ấy là tấm ḷng thật sự yêu cuộc sống, đặc tính sau này th́ ít người biết. Họ rất dâm dục nhưng không cợt nhả. C̣n dân Pháp th́ khiến tôi điên lên v́ cái tật mê nói chuyện dâm dục. Dân Đức người ta hành động chứ không chỉ nói cái mồm (…) Thật mà, thật mà, tin tôi đi. Dân Đức khoái cười tuy không có óc khôi hài chút nào cả, may mà họ có truyền thống trào lộng…".

Khen ngợi dân Thái Lan hiếu hoà, khôn ngoan, chê bai dân (đi mua dâm) Á Rập và Tây phương đạo đức giả[13], Houellebecq cũng chế nhạo người Pháp ưa chạy theo mốt thời thượng, quỵ luỵ người Mĩ, bàn tán rùm beng chuyện bầu cử bên Mỹ (Bush-Al Gore), hơn cả tại Ái Nhĩ Lan[14] trong khi người Ái Nhĩ Lan có cả khối bà con sống bên Mỹ. Dân Pháp cư xử như  "chư hầu với (…) đế quốc ".  Về chuyện một số người Pháp kí kiến nghị đ̣i Mỹ băi bỏ án tử h́nh : "dân chi mà hợm hĩnh đến mức cứ chúi mũi vào bất cứ chuyện ǵ, [bởi v́] ngày nay mọi chuyện đều xảy ra bên Mỹ ! Nếu có can đảm, tôi sẽ qua bên Mỹ sống, v́ đó là xứ tôi ít ưa nhất. Rất khó chịu… ở bên đó tôi luôn luôn bực bội. Nhưng ông có lư, sau Irlande, có lẽ tôi sẽ qua Los Angeles ở, chắc tôi phải hỏi ư vợ tôi xem sao… "

Viết là một h́nh thức khổ dâm, thống dâm như ai đă nói ? Riêng sau đây là kinh nghiệm tác giả ‘‘Plateforme’’ :

"…rất thú vị khi viết về các màn làm t́nh. Thí dụ như lúc đọc lại bản thảo, tôi khoẻ trong ḿnh nên tôi sửa lại khá nhiều… Nhưng thiệt t́nh… tôi sống không phải để chỉ viết lách… Thật vậy, cho tới nay, các đề tài đến với tôi rất tự nhiên. Vâng, lương thiện mà nói, câu hỏi tôi đặt ra cho ḿnh là liệu tôi đủ sức miêu tả mọi hoà điệu và hạnh phúc với nhiều thuyết phục hay không. Rất có thể, thật ra… Đấy là một đề tài khó nhưng không phải là không thể đạt tới văn chương. Một cuốn sách đắm ch́m trong hạnh phúc từ đầu cho tới cuối là điều làm được. A, tôi đang huênh hoang, lập thuyết đây ! Không phải là chủ đề của quyển Plateforme nhưng tôi đă cố gắng miêu tả lại cái cảm giác bơi lội trong hạnh phúc ngày tôi c̣n bé. Tôi say sưa đi t́m mấy lá cỏ chuồn[15] bốn cánh hàng giờ mà không chán. Hạnh phúc ấy bây giờ tôi không c̣n nữa. Ai cũng biết trẻ con thường thích được nghe kể đi kể lại măi một chuyện nào đó. Tôi cho một thí dụ về cái hạnh phúc lập lại này qua con chó con của tôi (…) giống chó rất phổ thông trong các xứ nói tiếng Anh, tựa như chồn nhưng lông màu trắng và đỏ cam. Trong suốt ba tiếng đồng hồ, nó hớn hở vui mừng chạy đi t́m trái banh tôi ném, một thứ hớn hở vui mừng nguyên vẹn từ đầu đến cuối. Vậy th́ tôi, tại sao tôi lại vui chơi hớn hở thua kém con chó của tôi chứ ? Đâu phải chỉ là vấn đề kích thước năo bộ… người ta cứ tin tưởng tuyệt đối rằng phải có nhiều chuyện cực ḱ tốt đẹp và mới mẻ xảy đến cho ta th́ đấy mới là hạnh phúc…"

Lí thuyết rất giản dị này (và do chính tác giả tuyên bố chứ không qua một nhân vật nào) buộc người đọc  suy nghĩ về những phản đối ồn ào đến với tác giả.

**

Ai đă đọc ‘‘Les Particules Elémentaires’’ và ‘‘Plateforme’’ đều thấy tác giả mượn nhân vật (thường là những màn độc thoại) nói về một số khía cạnh đen tối, tiêu cực của xă hội kinh tế thị trường, và của Hồi giáo. Trong suốt cuộc hành tŕnh "làm biên bản" và cuộc truy t́m (vô vọng) hạnh phúc này, tác giả đă điểm xuyết và "miêu tả" những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời (nhất là của nhân vật Michel) qua những màn ái ân tay đôi hay làm t́nh tập thể, nhất là trong ‘‘Plateforme’’ (nhằm đem bằng chứng cho lập luận và dự định của nhân vật chính). V́ các tư tưởng, quan điểm của nhân vật trong hai quyển sách, nhất là quyển thứ hai, cũng như ư tưởng tác giả được nhắc lại qua cuộc nói chuyện với phóng viên, cũng như vài chi tiết và ư nghĩ "trùng lập " mặc dù nội dung cả hai quyển khác nhau,  người đọc có cảm tưởng cuộc phỏng vấn là một tóm tắt quan điểm tác giả & tác phẩm ; với hầu hết những câu hỏi (có thể đặt ra) cùng lời đáp (có tính cách đơn phương, khẳng định) của các nhân vật/tác giả về cuộc sống (trong thế giới tây phương tư bản) hiện nay.

‘‘Les Particules Elémentaires’’ với hai nhân vật chính : Michel, xưng tôi và Bruno, người anh khác cha, bị tổn thương (thần kinh) v́ thiếu t́nh cha mẹ, tinh thần (t́nh cảm và t́nh dục) bị què cụt, méo mó, nên suốt đời t́m măi không ra hạnh phúc trong đời sống. Một người sẽ mất tích (tự tử), người kia tự động vào dưỡng trí viện khi người yêu (tượng trưng cho và cũng là hạnh phúc vừa t́m thấy) không c̣n nữa.

Đoạn kết Những hạt cơ bản  tựa hồ như một ước mơ ngây thơ ngàn đời của thi sĩ : ngày 27 tháng 3 năm 2029, con người cũ, đang trên đường tuyệt chủng, chính thức khai sinh một giống người mới, hoàn toàn sung sướng, sống một cuộc đời

thiên đàng "v́ trong cuộc đời ấy, không c̣n ích kỉ, nóng giận và tàn ác. Khoa học, nghệ thuật vẫn tồn tại nhưng cuộc đuổi bắt truy lùng Chân Thiện Mĩ  không mang tính chất khẩn cấp bởi v́ không c̣n ḷng ích kỉ thúc đẩy cuộc truy lùng ấy nữa, và quyển sách này, xin đề tặng cho con người cũ ấy"

 

Quyển ‘‘Plateforme’’ 370 trang kể hành tŕnh (t́nh yêu và cuộc đời) một nhân vật (cũng mang) tên Michel (như tác giả), nhân viên kế toán bộ Văn Hoá Pháp, Michel được hồi sinh sau khi gặp t́nh yêu trong chuyến du lịch Thái Lan. Đôi nhân t́nh trở lại Thái Lan thực hiện dự án kinh tế du lịch "cách mạng" đem lại một thứ "hạnh phúc" toàn diện (tâm hồn và thể xác) cho du khách Tây phương ; trong cuộc hành tŕnh này, vai tṛ các hội đoàn thiện nguyện, các cơ quan truyền thông, kinh tế du lịch, các hội bảo vệ nhân quyền, nữ quyền, Hồi giáo cũng được phân tích, mổ xẻ.  Trong phần cuối, tác giả đă tưởng tượng, miêu tả cuộc khủng bố lớn nhất Châu Á từ trước tới nay của tín đồ Hồi giáo quá khích  nhằm vào du khách ([phương Tây] : tại đảo Koh Maya, trên đất Thái : 117 người chết, nhiều người thương tích trầm trọng.  Đây là phần "tiên tri" thật kinh hoàng v́ chỉ một tháng sau khi sách ‘‘Plateforme’’ ra mắt, quân khủng bố cảm tử Al Qaida đâm máy bay vào WTC ở Nữu Ước giết chết hơn 3000 người và khoảng một năm sau (có lẽ cùng thứ) quân khủng bố quá khích ấy lại đâm xe mang chất nổ vào một trung tâm giải trí, giết hơn hai trăm du khách Âu Mỹ (đa số người Úc) trên đảo Bali.

 H́nh như chưa có ai đưa tác giả ra toà về tội đă "vẽ đường" cho tổ chức khủng bố Hồi giáo quá khích.

**

Vụ án Houellebecq không hề được xem là quan trọng dưới mắt đa số người Pháp, nhưng hai quyển sách với bối cảnh chính trị, kinh tế toàn cầu hiện nay, thêm vấn đề Hồi giáo và cuộc tranh chấp sinh tử giữa Do Thái- Palestine, đă được giới truyền thông và độc giả khai thác ít nhiều tuỳ theo khuynh hướng t́nh cảm, chính trị và tôn giáo cá nhân. Nhiều nhất có lẽ là khía cạnh t́nh dục, dù phần này chiếm chỗ rất ít trong sách. 

Các hành động có tính chất Phỉ báng hay Kêu gọi, Khuyến khích gây hận thù và Ḱ thị chủng tộc đều được định nghĩa và ghi rơ h́nh phạt tương ứng trong sách luật các nước dân chủ ; riêng quan hệ giữa tác giả và nhân vật, vấn đề này hiếm khi được đặt ra trong các nước có truyền thống dân chủ và tŕnh độ dân trí không thấp[16].

Ngược lại th́ có, thí dụ : trong tháng vừa qua, trên đài truyền h́nh và báo chí, khi tài tử Anthony Hopkins, nổi tiếng với vai Hannibal Lecter tên sát nhân ăn thịt người, làm "tiếp thị , quảng cáo" tŕnh làng phim (Hannibal, episode one ! ) một vài phóng viên đặt những câu hỏi thật ḱ cục nhưng khá tiêu biểu cho một tầng lớp khán giả thấy ngón tay hơn nhớ trăng nào đó : "thưa ông, ông là hiện thân của Quỷ, thưa ông, cả thế giới kinh sợ nhưng bị ông quyến rũ, lôi cuốn, ông thấy thế nào, thưa ông trước uy quyền này vân vân…và vân vân ". Tài tử  trả lời: " tôi không phải là siêu sao điện ảnh, tôi không là hiện thân của cái Ác, tôi cũng chẳng là sát nhân, tôi không là bóng h́nh hay anh em song sinh của Lecter, tôi không hề cảm thấy ḿnh có một oai vũ nào vân vân…tôi chỉ giản dị là diễn viên (actor) ". Người ta quên rằng ông đă đoạt Oscar không thông qua vai tṛ tên sát nhân ăn thịt người này.

Với Houellebecq, hay với bất cứ tác giả nào, điều quan trọng (duy ?) nhất phải chăng là chúng ta hăy đọc tác phẩm trước đă ?

Nhưng nhằm tố cáo hay khuyến khích bất cứ một chủ nghĩa nào, lập thuyết, bênh vực hay nguyền rủa, tẩy chay một đường lối chính trị, tôn giáo hay trào lưu… kết quả thường tuỳ thuộc vào "tài ba" của tác giả, phải chăng một khi đă tŕnh làng tác phẩm th́ dù muốn dù không, tác giả đành nhường chỗ cho "tài ba" của độc giả ? Và khi độc giả, thay v́ nh́n thấy ư định tác giả trỏ trăng hạnh phúc, lại chỉ (muốn ? ) nh́n thấy ngón tay nào đó (chê bai trí thức, đả phá Hồi giáo quá khích và những màn miêu tả tận t́nh "cuộc truy t́m hạnh phúc đến mức cuồng say" ), tác giả buộc ḷng gánh chịu hậu quả "thất bại" (ra toà, bị lănh fatwa, đeo bảng "phản bội dân tộc", "lỗ hổng cả đời không lấp nổi" ?). May thay, tài ba đôi bên cũng như hậu quả đều có nhiều thang bậc.

Trong khi chờ đến ngày toà tuyên án, số báo Lire nói trên đă tuyệt bản, thế giới văn chương và báo chí khắp nơi tới tấp mua bản quyền phổ biến bài phỏng vấn độc đáo và quá trớn (incorrect về nhiều mặt) này. Didier Sénécal cho biết : trong cuộc phỏng vấn, Houellebecq đă uống rượu không ngừng. Có lẽ chuyện này không dính dáng đến việc ông ở xứ rượu Ái Nhĩ Lan v́ qua một lần xuất hiện khác, trong một chương tŕnh về văn học truyền h́nh (Pháp) trước bài phỏng vấn này và trước khi đổi chỗ trú ẩn, tác giả cũng say mèm và tuyên bố nhiều câu khiến khán giả bất b́nh.

Nhiều độc giả phản đối tờ Lire, đại diện nhà xuất bản Flammarion cũng ra thông cáo phủ nhận nội dung bài phỏng vấn và tố cáo kí giả Sénécal đă "phục rượu" tác giả khiến ông ta  "nói những điều ḿnh hay người b́nh thường/ b́nh tĩnh chỉ giữ  trong đầu chứ không dám tuyên bố ".

Trong tờ Lire số sau, chủ bút tờ Lire, Pierre Assouline (cũng là một nhà văn) phản pháo, đưa ra dẫn chứng, lập luận tự biện hộ và chê đại diện nhà Flammarion… đạo đức giả, chỉ nghĩ đến lợi lộc và tỏ ra hèn nhát, độc tài v́ ép buộc Houellebecq huỷ bỏ nhiều buổi hẹn với báo chí và khán giả.

Nhằm đính chính lời phao đồn cho rằng cuộc phỏng vấn hoàn toàn là tưởng tượng, Didier Sénécal kể rơ :

" cuộc phỏng vấn bắt đầu từ 7 giờ rưỡi chiều tại khách sạn Tonic Hotel, kéo qua một quán ăn gần đấy rồi chấm dứt ở ngoài đường lúc một giờ rưỡi sáng, tại Paris, khu des Halles ; thực đơn của tác giả là ốc chấm xốt dầu trứng – bulots à la mayonnaise -, bầu dục ḅ tơ và hai chúng tôi uống hai chai rượu Chinon thượng hạng, nhưng tôi không hề lợi dụng hơi men để dụ khị ông ta nói điều lố lăng : bởi v́ đa số các lời tuyên bố gây x́- căng- đan, tác giả đều nói lúc c̣n ở khách sạn và vào đầu bữa ăn : nghĩa là khi ông ấy chưa uống thứ huyết thanh bắt khai sự thật này ".

D. Sénécal nói rơ : ông và tác giả không quen biết nhau trước đó, và theo ông, tác giả không hề nói những lời ḱ thị chủng tộc cũng như không hề đánh đồng tín đồ Hồi giáo với dân Á Rập. Số báo trước, người phóng viên không vui v́ cái scoop bất ngờ này đă cho biết có cảm tưởng ra khỏi lănh vực báo chí văn chương để rón rén bước vào địa phận văn học sử ,  và nhấn mạnh, trước khi lập lại lần nữa ư tưởng này :

"… trước máy ghi âm, tôi đă nhiều lần hỏi : ông vẫn ư thức về những lời tuyên bố này chứ và vẫn cho phép báo đăng chứ… (…) Tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận (…) [hơn nữa] nhờ có óc khôi hài và tính ưa khiêu khích Houellebecq dùng chữ rất hay (…) Công việc thông thường ở toà soạn của tôi là lo về tài liệu văn chương, tác phẩm cổ điển và tiểu sử các đại văn thi hào quá cố, lần này được phỏng vấn người c̣n sống, th́ lại ra cớ sự… Suốt buổi ấy, tôi có một cảm tưởng mơ hồ như đang phỏng vấn ai như là Baudelaire[17] vào khoảng năm 1860 hoăc Céline vào năm ông viết Mort à crédit[18]  nhưng có lẽ cảm tưởng này đến từ hậu quả hai chai Chinon".

**

  Cuối tháng mười, toà tuyên án tha bổng Houellebecq. Sách bán chạy, quyển truyện dài đầu tay được tái bản và sắp được quay thành phim. Kể ra th́ dân Pháp không khó thương, lố bịch như nhận xét của bị can, và toà án, không bị sức ép nào, ít ra cũng xét xử theo pháp luật. Âu cũng là một kinh nghiệm cho bản thân tác giả (và các tác giả tương lai khác ?); một nhà khôi hài chuyên nghiệp Pháp đă nói : người ta có thể khôi hài về bất cứ chuyện ǵ, nhưng không nên [khôi hài] với bất kỳ ai.

Một tờ báo Phi Châu (This Day) - Nigeria - cũng đă trả giá đắt, thật đắt, cho thứ kinh nghiệm tương tự trong hạ tuần tháng 11 vừa qua : v́ đoạt giải hoa hậu thế giới năm ngoái nên năm nay thủ đô Kaduna được (hân hạnh ?) tổ chức cuộc thi tuyển này. Hơn 90 kiều nữ, của bản xứ và khắp nơi trên thế giới, để tranh nhau "đặt thế giới dưới chân" ḿnh, như trong bao cuộc thi hoa hậu khác, sẽ thướt tha trong áo dạ hội và hở hang khoe ngực khoe đùi trong bộ áo tắm, kê khai kích thước, đời tư trên đài truyền h́nh.

Nhưng tại liên bang Nigeria, với đa số dân theo Hồi giáo, 11 trên 15 tiểu bang đă chính thức tuyên bố áp dụng luật đạo (Hồi - Charia-) vào đời, thí dụ  án tử  h́nh (ném đá vào) người đàn bà ngoại t́nh, phụ nữ ra đường phải che mặt v..v…, th́ sự cố này bỗng trở nên vô cùng quá đỗi vật chất, phù phiếm, "vô luân"  và thiếu đạo đức. Dư  luận bắt đầu chê bai, chống đối cuộc thi.

Tờ báo nói trên, trong bài giới thiệu các hoa hậu ( với tựa đề "thế giới dưới chân họ "!), nữ  kí giả tường thuật (và ban biên tập) có lẽ quên nghĩ tới Salman Rushdie và Nasreen Taslima… đă khôi hài kết luận rằng : Đấng tiên tri Mohamet sẽ nghĩ sao về chuyện này ? Thật t́nh/lương thiện mà nói, thế nào ngài cũng sẽ chọn một nàng trong số những thí sinh tuyệt trần ấy.

Đó là giọt u mặc làm tràn li đứng đắn đạo đức và nghiêm chỉnh cố chấp. Khôi hài trở thành diễu dở.

Một số dân chúng và độc giả xem đây là điều "phạm thượng".

Ngay lập tức cuộc bạo động xảy ra và tiếp tục trong nhiều ngày dù tờ báo lắm lần đăng lời xin lỗi : Những người Hồi giáo quá khích đă đốt toà báo This Day, đánh giết người thiên chúa giáo, đập phá cả nhà thờ, các cơ sở kinh doanh của họ; người đi đường không mặc y phục Hồi giáo cũng bị hành hung. Trong vài hôm bạo loạn, hai trăm người chết, năm trăm người bị thương. Và một fatwa (ra lệnh cho tín đồ truy lùng t́m giết nữ kí giả ấy) vừa được ban ra. Thế giới thêm một người viết bị kết án tử h́nh v́ (tưởng ḿnh có tài ) khôi hài.

Người ta có thể (viết) khôi hài về bất cứ điều ǵ nhưng không phải cho bất cứ người (đọc) nào ? Có lẽ phải bổ túc lời Paul Auster[19] : khi người viết khôi hài là thị dân New York th́ máu khôi hài ấy, đúng là của trời cho, c̣n ở tại Kaduna, đấy lại là một đại họa.

                                                              11-2002  Phan thị Trọng Tuyến



Xin lưu ư : Trong ngoặc kép là các câu, chữ trích dịch từ nguyên văn Pháp ngữ.

[1] Michel Houellebecq sinh năm 1958, được bà nội nuôi dưỡng từ nhỏ. Kĩ sư canh nông, làm việc trong ngành điện toán cho hăng tư và Quốc Hội Pháp. Đa số tác phẩm ông do nhà Flammarion xuất bản. Houellebecq c̣n đọc, diễn văn xuôi và thơ ḿnh (ba tập thơ xb 1996, 1997, 1999) trên sân khấu trong một chuyến lưu diễn, ông cũng biên kịch, làm CD, viết truyện phim…

[2]  Les Particules Elémentaires : Flammarion, 9-1998, 120 quan, France.

[3] Plateforme (Mặt bằng/ Tựa điểm.), tháng 8/2001, 20 euros, nxb  Flammarion, Paris, France.

 

[4] Trong tháng 10, để "trả lời" Christophe Bataille, nhà văn trẻ nổi tiếng từ quyển Annam,  đă kêu gọi "phá bỏ" lề luật văn phạm, ngữ vựng Pháp, D.Noguez  viết một bài ngắn rất khó đọc (bằng mắt và "chói tai " những nhà ngôn ngữ học chủ trương chỉ có " tiếng chuẩn thủ đô " là "đáng sống" ) v́ câu chữ toàn toàn viết theo âm đọc (ngoại ô b́nh dân), nghĩa là sai chính tả như  giọng nói nam Việt trong phần sau bài thơ Baggage  Y2K  của Nguyễn Hoàng Nam trong Tạp Chí Thơ số muà xuân 2002. 

[5] Những chữ "tội lỗi " trong bài phỏng vấn là "con, conneries" 

[6] Một nhân vật truyện cũng tuyên bố tương tự, rằng đàn bà Tây phương quá tự do, quá trí thức, rối rắm, phức tạp vân vân trong khi đàn ông chỉ giản dị ước ao được vợ hiền biết yêu chồng trong đó có thoả măn t́nh dục (để cùng/cho…"chàng" yên tâm đi cày và) nuôi dạy con cái vân vân.

 

[7] " con, cons, conneries" tiếng b́nh dân thô tục khá phổ thông, tương đương với : ngu, ngốc ngếch,  dở hơi, bậy bạ, gàn bướng, hâm. (" con " : nghĩa đen tiếng b́nh dân là "lồn" )

[8] Một nhân vật trong Les Particules Elémentaires đă nói tương tự  ( tr. 336 ) " :…trong tất cả tôn  giáo, ngu ngốc, giả hiệu, tối tăm nhất là đạo Hồi ; tuy có vẻ đang nhất thời thắng thế…nhưng về lâu dài rồi đây tôn giáo này cũng sẽ bị kết án, bị kết án thật rơ ràng hiển nhiên hơn cả Thiên chúa giáo ". Đọc tiếp phần phỏng vấn, chúng ta sẽ thấy đây cũng là quan điểm của chính tác giả.

[9]  Phần kết Plateforme : v́ người yêu bị thảm sát trong cuộc khủng bố của quân Hồi giáo quá khích, nhân vật Michel quá tuyệt vọng, trở lại t́m cái chết nơi trước đó ḿnh đă hồi sinh nhờ gặp được t́nh yêu. 

[10]  Thật vậy, hầu hết nhân vật trong truyện như kĩ sư, khoa học gia, doanh nhân về du lịch v…v… đều  được miêu tả, giải thích với khá nhiều chi tiết thực tế lô gích về việc làm của họ. Thí dụ lịch sử tiến triển hay sách lược của các tổ chức công nghệ khách sạn, du lịch, bệnh viện giải phẩu thẩm mĩ… và cả vài tuy-dô thực dụng : túi đeo lưng hiệu…loại đắt nhất,(…) giày đặc biệt để đi trên san hô ( mua ở Vieux Campeur, giá 125 quan ) , " tôi thích đi chợ Anh em nhà họ Đường [ở phố Á châu quận 13 Paris] !" (Plateforme, tr. 41).

[11] Guide du Routard (cho du khách ba – lô của Pháp ) : là một loại sách hướng dẫn du lịch ( tương đương với Lonely Planet ) bị tác giả tố cáo là đạo đức giả v́ sách nhăn mặt, bĩu môi khi nói về vài địa điểm bán dâm nổi tiếng của Thái. Chủ hăng du lịch nổi tiếng Nouvelles Frontières bị một nhân vật của sách chửi "salaud hypocrite et impitoyable"  thằng đểu cáng đạo đức giả và tàn nhẫn trong Plateforme (tr.151).

[12] Một nhân vật trong Hạt cơ bản than thở (tr. 250)": tôi không biết làm ǵ cả, không biết nuôi heo, không biết làm xúc xích, không chế được muỗng nĩa hay điện thoại cầm tay (…) khả năng kĩ thuật của tôi thua xa người thượng cổ Néanderthal. Tôi hoàn toàn lệ thuộc vào xă hội, từ ăn đến mặc (..) tôi chỉ giỏi tán hươu tán vượn (…) vậy đó mà tôi lănh lương đều đều, và lương hậu hĩ nữa chứ, trên xa mức trung b́nh…"

[13] Trong Những hạt cơ bản, một nhân vật khẳng định : "…mấy thằng sát nhân giết người hàng loạt –serial killers- trong thập niên 90 chính là con hoang của đám híp pi thập niên 60… !" " bọn híp pi  và (…) Charles Manson là hậu quả tất nhiên và lô gích của thứ chủ nghĩa tự do cá nhân tuyệt đối "(tr.261-262 ) – Charles Manson đă giết chết dă man tài tử Sharon Tate, vợ nhà làm phim Roman Polanski vào đầu thập niên 70.

[14] Houellebecq định cư tại Irlande.

[15] Trèfle : lá cỏ chuồn thông thường chỉ có ba cánh múi, rất hiếm khi bốn múi, cho nên theo sự tin tưởng b́nh dân, ai t́m được lá cỏ chuồn bốn múi sẽ gặp nhiều may mắn.

 

[16] Nhân vật Michel so sánh Thượng Đế với …"la chatte" (con " chim " ) phụ nữ , với "hơi nước nóng nhà tắm công cộng hammam". "Và trong vài khoảnh khắc im ĺm, bất động đó (…) khi nghe thấy thể xác người yêu rúng động, đạt đến tột đỉnh khoái lạc và cảm thấy tinh thần ḿnh cũng trôi vào một cơi khác, toàn thiện, tôi nghe như tôi ngang tầm cỡ một đấng tối cao nào đó !" (tr.169).

[17] Ác hoa ( Fleurs du mal) bị xử kiểm duyệt vài bài thơ, Baudelaire đi tù và bị phạt 300 quan năm 1857 về tội phạm thuần phong mĩ tục; đến 1866, tập thơ này được in tại Bỉ, nhưng nhà xuất bản bị phạt 500 quan và một năm tù.

[18] Hai người : một thi sĩ và một văn sĩ nổi tiếng đă gây náo động, bất b́nh; người thứ nhất v́ đời/cách sống cá nhân, người thứ hai v́ chủ trương bài Do thái dữ dội vào thời Pháp bị quốc xă Đức chiếm đóng.

[19] Theo P. A : óc  khôi hài nơi văn sĩ  là do thiên phú không thể bắt chước mà có được