Phan Thị Trọng Tuyến

 

 

Ngọn cỏ đă bay đi. Nhớ Nguyễn Mộng Giác.

 

 

Vài tháng trước, hay tin bệnh anh trở nặng, tôi điện thoại hỏi thăm, nghe chị nói anh đang ở bệnh viện, đang niệm Phật, tôi ngờ rằng anh sắp đi. Nhưng tôi vẫn mơ hồ ước ao c̣n được gặp lại anh vào cuối hè năm nay...

Không kịp rồi anh Giác ơi ! Tin bạn bè tới tấp cho hay ngày 2 tháng 7...

Ngọn cỏ khô đă rời thung lũng, bay đi. Đem về cho tôi một khoảng trời xưa cũ  đầy ắp những kỷ niệm êm đềm. 

Giở lại chồng thư t́m lại bóng h́nh xưa, tâm t́nh ngày cũ, mới giật ḿnh nhẩm tính : hơn 25 năm rồi kể từ ngày tôi làm (một trong những) cánh nhạn đưa tin anh Giác từ Mỹ về cho chị Chi. Ở số 62/22 Dương Công Trừng, Thị Nghè, phường 19 quận B́nh Thạnh Sài G̣n. Anh vẽ đường chỉ cách đi trong thư, dặn ḍ, ngắn, gọn. Anh mực thước, nhỏ nhẹ, ngắn gọn đến khô queo. Chị vui vẻ, dàn trải, hài hước và cũng mau nước mắt, ít ra là vào thời đó. Khiến tôi cứ sụt sùi hối hận đă đem hy vọng huyễn đến cho chị, v́ phải đến 4 hay 5 năm sau chị mới qua đoàn tụ với anh. Mà tôi th́ chẳng h́nh dung được những mối tương quan rắc rối, đầy khúc mắc tâm lư, kỳ cục giữa con người chiến thắng với kẻ bại trận (trong một xă hội đang ...cần tiền để tạm sống c̣n) lại quên mất chính cha mẹ của ḿnh gần mười năm mới đoàn tụ  với các con; c̣n chị, chắc là một ḿnh giữa đại dương bao la, thấy bóng nào thấp thoáng cũng tưởng là chim én báo xuân ?

H́nh như tôi đă khiến chị phải gian nan ṃ ra tận Hà Nội để nhờ người ta chỉ cách làm thủ tục đầu tiên "kư hợp đồng" để ra đi  đoàn tụ gia đ́nh! Tôi đă quên những lá thư dài của ba tôi kể chuyện "chạy" giấy tờ để được ra khỏi đất nước, chạy đến nỗi sau này qua hơn hai mươi năm ông mới chịu quay về Việt Nam thăm lại quê hương một lần cuối. 

Chắc là tiền mất tật mang v́ hợp đồng láo lếu, v́ sau đó không c̣n nghe chị nhắc nữa, mà khổ chưa, rơ ràng tôi chỉ muốn nhân danh t́nh bạn (vừa có mươi năm trước) để nhờ bạn (cũ này) giúp bạn (mới kia). Mà mười năm t́nh (bạn) cũ, khi về chốn xưa, được cất kỹ đáy ḷng, bạn nói không được giao du với người nước ngoài, nói cách khác là họ lại nhập vào mainstream, người ngoại quốc xứ tư bản chẳng thể là bạn !

Nhớ lại những ngày hè đầu tiên năm 1987, tôi ḷ ḍ đạp xe qua Thị Nghè t́m đến chị, thằng em khờ  dại chạy trước dẫn đường. Ngôi nhà nhỏ trong ngơ hẻm ít nắng v́ nhà nhà san sát nhau nhưng hoàn toàn ch́m ngập trong tiếng ầm ầm của các con thoi chạy rần rật ở các khung máy trong xưởng dệt hàng xóm gần kế ngay bên vách. Chúng đè nghiến lên phần lớn kư ức của tôi. H́nh như hai chị em phải dẫn nhau ra sân nói chuyện, chị nói huyên thuyên, nước mắt ṛng ṛng, tôi yên lặng nghe, mũi dăi cũng tùm lum.

Những năm đầu về nước, hầu như khi đến nhà ai nghe chuyện và kể chuyện tôi thường mít ướt như vậy, nhưng đây là lần duy nhất người kể khóc nhiều hơn người nghe.

 

Thời ướt át từng 10 năm một :1975 đến 1985, từ 1985 đến 1995. Đến nay tuyến nước mắt tôi đă hoàn toàn khánh kiệt, tê liệt.  Nước mắt và nước mưa tháng bảy, tưới suốt đường đi, suốt tháng đi. Lần thứ nhất khi máy bay chao cánh cho tôi nh́n thấy nhánh Đồng Nai xanh nước rau má đặc quánh uốn lượn, lần thứ hai khi tôi đi lănh ...quà gửi về cho gia đ́nh, ở cái chỗ gọi là Intershop, quốc tế hay quốc thể, mới ḍm thấy đă muốn khóc. Và ḷng như tơ ṿ đ̣i đoạn khi nh́n tờ giấy biên nhận đen thui nhỏ xíu ghi chữ bằng mực bút bi như rồng bay phượng múa, chuyền dần qua năm chiếc bàn cây ọp ẹp nằm sát cạnh nhau trên khoảng 5 mét, để nhận lấy một cái gật đầu, một cái liếc mắt, một lời xướng tên ḿnh, kẻ bỏ quên dấu sắc, người bỏ thành dấu huyền, a, tôi trở thành người xa lạ, với cả chính tôi. Tờ giấy được chuyền qua mười bàn tay với 10 con mắt dị kỳ, con bên trái dị om diễu cợt, con bên trái kỳ thị lạnh lùng. Thùng quà bị lột trần, nằm đảo điên, ngơ ngác, tội lỗi. Số mạng nó cũng y như chiếc vali trút ruột ngổn ngang  trên quày kiểm, khi qua cửa Tân Sơn Nhất, cô bé hải quan hôm ấy tươi cười : bộ đồ ngủ này xinh quá, chị cho em nhé. Ô, nhưng mà người chị bé thế kia, chắc em mặc không vừa. Chuyện như đùa ! Tôi không nh́n ra tôi, không nh́n ra người, dù lạ, dù quen.

Ra khỏi nơi lănh hàng, tôi chỉ kịp ngồi phệt xuống lề đường, nước mắt tuôn như băo lụt, khóc đua với trận mưa rào. Cô em chồng  yên lặng cảm thông, chú Tư ngơ ngẩn, hai con mắt thất thần, cái môi dưới trễ xuống tận càm, cuống quít  lo sợ : chị Ba sao vậy chị Ba.

Anh Giác đă dặn tôi cứ kể chuyện, miêu tả đời sống anh cho chị nghe. Nhưng ngồi bên chị h́nh như tôi nghe nhiều hơn là kể, mà có lẽ cũng chẳng nên kể ǵ về cái đời sống  phẳng lặng, thanh b́nh và sung túc Âu Mỹ lúc bấy giờ ? H́nh như chị rất an tâm v́ tôi quả quyết với chị rằng dù thông thường đàn bà con gái hay mê văn thi sĩ nhưng nhất định anh Giác chẳng ( thể?!) có ai khác trong cuộc sống bận bịu vừa lo chuyện văn chương, lo sinh kế vừa lo nuôi con của anh ấy. Hai vợ chồng chúng tôi đă được anh đưa về thăm nhà, đến thăm toà soạn của anh, h́nh như báo Đồng Nai, được Phạm Việt Cường ra chờ ở ngỏ, dẫn lên nhà, nh́n thấy cô bé con anh đang ủi quần áo, chúng tôi được anh chỉ dẫn tỉ mỉ cách làm báo, in báo. Chúng tôi thấy anh đi bỏ báo và đ̣i tiền quảng cáo cho báo, đi hỏi bài cho báo và có cả th́ giờ đem sách báo đến tặng tôi và đưa đi thăm bác Vơ Phiến khi đó vừa mổ tim xong, c̣n nằm trong bệnh viện.

 

Gửi truyện ngắn đầu tiên, bài được đăng lại được tặng chồng báo Văn Học Nghệ Thuật bộ cũ, năm đó (1985) anh đang bắt đầu bộ mới. Thời gian sống nơi Midway City này hồn phách tôi lâng lâng trên mây nhưng may quá chuyện đoàn tụ, chuyện hạnh phúc gia đ́nh riêng tư lôi chân tôi lại để khỏi bay đi luôn. Tôi lè phè nuôi con, tà tà đi chơi và làm chuyện nhà, tà tà  vui sống nhưng mải mê đọc, mải mê viết.

Cho đến ngày nay mỗi lần về thăm gia đ́nh ở Californie, mỗi lần đi thăm đất nước có cái định mệnh rất máu xương và nước mắt với Việt Nam này, tôi sung sướng như khi trở lại chính quê hương ḿnh, bồi hồi cảm động, bơi lội trong hạnh phúc và cảm kích. Đó là thời gian thất nghiệp thiên đàng nhất, chưa bao giờ tái bản được cho đến ngày nay. Tôi cứ thử tưởng tượng và tự hứa hẹn vài năm nữa thôi, về hưu, tha hồ...tái tạo lại thứ cảm giác, cái không khí thuở ấy. Nhưng cũng tự biết ḿnh hứa cuội, v́ từ thời c̣n nhỏ xíu đến bây giờ chưa bao giờ tôi thực hiện được chuyện tái tạo bất cứ khoảnh khắc hạnh phúc nào. Mỗi khoảnh khắc vừa qua chưa bao giờ giống hệt cái đă qua trước đó và chắc chắc lại khác xa với những sát na tương lai, nói chi đến ...phút giây, đến ngày tháng sẽ tới!

Trong lần gặp đầu tiên với chị, tôi nóng ḷng muốn biết làm sao chị sống được khi vợ chồng, con cái xa cách đôi ngả như vậy ? Trước đó, tôi đă khóc với ba của cô bạn thân sĩ quan VNCH bị tù 10 năm mới về và khóc với một cô bạn thân khác bố cũng sĩ quan, mà bác ấy đi đă 12 năm chưa thấy về. Tôi đă mềm ră với bà chị con ông bác ruột, người yêu chết sau ba năm tù cải tạo. Trong những ngày tháng ấy, tôi khám phá ra nhiều thứ hiện thực quá đau đớn. Rơ ràng quanh tôi có 10 người buồn và chỉ một người vui là bà cô ruột huân chương kháng chiến hạng nh́ và một người con trai, trong bưng ra, được chia cho một căn biệt thự to đùng ở đường Điện Biên Phủ. Và chị Chi anh Giác là một hoàn cảnh khác, anh ra đi năm 1981, sáu năm rồi chị chưa gặp lại người chồng mà chị đă ra ngoài phường, xă mếu máo khai rằng hắn đă bỏ mẹ con tui đi theo vợ bé. Không thể tính gom chị vào trong 1 triệu người vui của ông Vơ Văn Kiệt hay 2 người vui của tôi.

Tôi thấy chị sống bằng chờ đợi và hy vọng. Những chờ đợi và hy vọng xen lẫn, cắt đứt bởi những phút giây tuyệt vọng, chán ghét, cũng lê thê chẳng kém. Thư chị sau đó gửi tôi đầy nước mắt, trên giấy và trong từng hàng chữ.

Hai mươi năm sau, mỗi lần gặp lại, tất cả những chi tiết vui buồn được chị thỉnh thoảng nh́n lại, vẽ lại bằng giọng kể hài hước, đôi lúc thoáng buồn sâu lắng. Như những vết thương không bao giờ lành hẳn. Như những phần đời bị cướp đi, những mất mát vô lư và bất nhân.

Ngày ấy chị kể về đời sống hàng ngày, về những hành động nhỏ để tích luỹ phước đức, để chờ ngày chúng hoá thành phép lạ đưa đến đoàn tụ gia đ́nh. Giúp đỡ bạn bè, cầu nguyện, như một lần thấy chị bỏ xe chạy đến giúp người phu đẩy chiếc xe thồ cồng kềnh nặng nề qua dốc cầu cao.

Năm 1991, gặp chị lần thứ hai, ở Cali. Tươi cười sống lại, chị đùa : ḿnh vượt biên bằng máy bay, chỉ gặp hải tặc ..Nguyễn Mộng Giác. Anh tiếp tục làm việc, viết lách. Thời khoá biểu đều đặn, xe van ra công viên, tiếp tục viết. Chị ở nhà, lại chờ đợi, nhưng lần này, trong hạnh phúc Hỏi anh, anh cười hiền, hai con mắt đen lấp lánh cười theo. Ừ, vui chứ, đời sống khác hẳn, cơm canh ngon lành, giường chăn sạch sẽ, thơm tho.

Nếu không bàn chuyện văn chương viết lách th́ anh chỉ cười, nói ít và nói ngắn. Lời nói tác giả ngắn và ít mà trong những trang sách của anh nhân vật nào cũng nói nhiều, nghĩ nhiều, tâm tư, tâm sự,  tâm t́nh nào cũng phong phú, giải bày đến tận cùng, thấu đáo, trước sau rạch ṛi, hợp lư, chí t́nh. Anh là ḷng cương quyết và nghị lực. Nhân hậu và nghiêm trang, mô phạm mà không cứng nhắc, dễ tha thứ cho người. Mỗi lần giở một trang Mùa Biển Động hay một trang sách nào của anh, tôi bồi hồi vẽ ra một anh Giác, chậm răi từ tốn, ngồi viết say mê bên cạnh một hộp cơm đă hết hay một ly cà phê đă nguội và điếu thuốc toả đường khói.

Anh chỉ dẫn, giới thiệu và bảo tôi in sách và giúp tôi thực hiện việc đó. Quyển sách ra đời được là nhờ anh. Những truyện ngắn gửi anh đều được anh trân trọng, ngợi khen, khuyến khích.

Mỗi lần đến thăm là anh cho sách, một lần kia, anh và anh Châu Văn Thọ với chú Vơ Thắng Tiết cho tôi đến 2 valises sách, gần 150 quyển !

Về sau này, sau chuyến về nước bị công an quấy rầy, lại thêm thất nghiệp, lại thêm crise existentielle (?) tôi chán đời chán viết.

Anh hỏi thăm, hỏi bài; tôi hỏi anh viết để làm ǵ, anh kêu lên bắt đầu có vấn đề rồi đây nhưng cũng an ủi, phân tích, khuyên lơn. Anh Giác ơi, coi vậy mà nào có phải như vậy đâu.

Anh chị vẫn tươi cười ân cần và vui vẻ mỗi lần chúng tôi đến thăm. Hẹn đi ăn nhà anh, hay hẹn đến nhà.

Một lần mới sang, tôi gọi điện hỏi thăm, anh chị hẹn tôi ra một nhà hàng gần nhà anh chị v́ có thêm một nhà văn nổi tiếng cũng có mặt ở đó. Lần ấy tôi qua Cali một ḿnh, lái xe lạng quạng đi lạc, đoạn đường từ nhà ba má tôi đến nhà anh mọi khi chỉ cần năm phút, qua nhà hàng th́ cỡ 7 phút mà tôi ḅ quanh hơn 1 giờ đồng hồ mới đến được điểm hẹn. Khổ cái dạo ấy tôi chưa có mobile phone. Chưa kịp mừng v́ sống sót, khỏi lạc qua tới Mexico, tôi bị nhà văn kia mắng như tát nước, sao mà bất lịch sự thế, để người ta ngồi chờ cả tiếng đồng hồ, sao thế này, thế nọ... Ít ra là 3 lít nước, tôi chỉ muốn độn thổ cho xong, nhưng phải vụng về xin lỗi, chống chế, hai năm rồi em mới qua, quên coi bản đồ trước, chạy xe theo trí nhớ...tồi tàn của em.

Riêng anh chị vẫn hiền lành, tươi cười hỏi thăm không thêm một câu khó nào cho tôi.  

Khi anh bị tấn công tới tấp v́ một chi tiết trong bộ Mùa Biển Động, anh có hỏi nếu là tôi th́ tôi làm sao ? Tôi sôi nổi : đừng thèm trả lời anh Giác ơi. Tưởng tranh luận về điều ǵ ích lợi hơn....

Anh đương đầu sóng gió, đâu đó rồi lại yên. Y như chuyện về với chẳng về, dù rơ ràng đi với về chẳng giống ǵ nhau hay cùng một nghĩa như nhau, tùy góc độ nh́n, ai cũng có cái lư của ḿnh, căi nhau chi cho sinh mệt, sinh chuyện. Điều đáng kể là những trường thiên, tác phẩm của anh, là của người Việt hải ngoại, tôi cảm ơn anh đă khiến ḿnh tự hào và hănh diện lây.

 

Một lần trong métro Paris, chúng tôi nh́n thấy một phụ nữ Việt, ngồi xem say mê, quyển Mùa Biển Động , không buồn ngẩng đầu nh́n tên những trạm qua.

Hơn một lần tôi cũng hồi hộp theo bước chân Lăng, say mê đọc những diễn tiến trong truyện như những đoạn documentaire thật rơ ràng, gay cấn... cũng như theo bước nhiều người nam khác, tuy có hơi sốt ruột khi nghe họ bàn chuyện thời thế, văn chương, chính trị : Ngữ, Tường, Ngô ...Nhưng tôi chẳng mê được những nhân vật nữ của anh, Nam, Diễm, Quỳnh Như...tôi thấy họ ...không giống ai ...như tôi đă biết. Có lẽ v́ tôi chưa quen thân với bà phụ nữ người Huế nào nên chưa h́nh dung được chăng.

Cái khổ của việc quen biết tác giả chắc là ở đây, nhưng làm sao nghe lời bác Mai Thảo : đừng bao giờ t́m gặp, làm quen với tác giả ; tôi làm quen và nhiều khi quen thân các tác giả, đến nay vẫn yêu mến và muốn giữ măi t́nh thân với tuyệt đại đa số các tác giả ấy. Và thật buồn khi biết rằng chẳng c̣n bao giờ được anh tươi cười chào đón mỗi lần ghé qua, chẳng bao giờ c̣n nghe tiếng nói nhỏ nhẹ ân cần, không c̣n nh́n thấy ánh mắt đen sâu, thông minh và nhân hậu, ánh mắt nói cười theo tiếng nói.

Phật và các vị Thầy dạy rằng không truy t́m/ tiếc nuối quá khứ, không chờ đợi/ vọng tưởng tương lai, nên sống trọn với hiện tại . Nhưng thưa Thầy, hiện tại ngắn ngủi, chất chứa nhiều câu hỏi, chưa kịp đáp/ngáp đă hoá ra quá khứ. Thành ra con cũng như một số đông người, đều sống bên này hoặc bên kia lằn ranh thời gian.

Nhất là ở bên phía quá khứ, nhiều khi, như hôm nay, rơ ràng ôn quá khứ để sống lại những lúc êm đềm, khơi lại những h́nh ảnh xưa để thấy rơ ràng những đau đớn cũ đă biến mất hoặc nếu chỉ phai nhạt, c̣n phảng phất vương vất đâu đây, th́ công dụng của phai nhạt ấy, vương vất ấy là để tô rơ, nhấn mạnh niềm hạnh phúc đă có.

Cái buồn mất mát cũng không tồn tại v́ tôi biết anh đă về cơi niết bàn, sống/ viết như anh và chết như chị đă chuẩn bị cho anh, tôi tin chắc rằng anh ra đi b́nh thản, an nhiên.

Phan Thị Trọng Tuyến

25/08/2012