YThucTapDoan-QChi

Ư thức tập đoàn

 

Câu chuyện em bé 9 tuổi trong bức thư từ Fukushima-nơi xẩy ra trận động đất và sóng thần vừa qua- đă gây dư luận xôn sao với lời khen thật nồng nhiệt dành cho người Nhật(*).

 

Không phải là em bé Nhật nào cũng được như thế, nhưng những tập quán hàng ngày trong đời sống của người Nhật có lẽ cũng đă góp phần tạo nên được nền tảng (đạo đức, hay tâm lư ) giúp đưa đến những thói quen hành xử tương tự gần như thế.

 

Từ khi c̣n đi nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học ..trẻ em Nhật Bản –  khi c̣n nhỏ th́ thường đi chung với mẹ- có thói quen trải chiếu ngồi chung vui với nhau, rồi mỗi bà mẹ hay mỗi em bé đều mang theo gói quà bánh của ḿnh dồn chung lại, rồi  chia đều cho từng đĩa riêng của từng người ngồi chung chiếu. Nếu không dồn chung th́ ai đem theo túi bánh kẹo ǵ, cũng đem chia đều từng cái bánh từng cái kẹo cho mọi người. Khi đi ngắm hoa, khi đi vào sở thú, trong ngày hội thể thao....Bất cứ lúc nào cũng như vậy.

Trong các khu phố, đầu năm thường có lệ đốt các đồ mă trang hoàng ngày tết, gọi là lệ Dondon-yaki (**), trong dịp này mọi người trong khu phố có  lệ bưng bát đứng xếp hàng chờ lănh một chén canh do các bà trong xóm nấu  để phát cho tất cả mọi người. Đây là tục lệ bắt đầu cũng từ thời hậu chiến, sau khi bại trận, người ta tổ chức nấu nồi canh cứu tế chia đều cho dân chúng trong khu phố nghèo nàn. và tới bây giờ người ta vẫn không bỏ, dù đất nước đă phát triển, dân chúng cả nước ai cũng đă thuộc hàng trung lưu trở lên.   Khi đọc chuyện em bé 9 tuổi trong thiên tai lần này, tôi liền  liên tưởng tới hàng người xếp hàng vào những ngày lễ Dondon-yaki này. Giả sử như trong buổi lễ Dondon-yaki, nếu có ai ở đắng sau bỗng rót cho một em bé nào một chén canh, có lẽ là em bé đó cũng không dám nhận để ăn riêng hay ăn trước, mà sẽ gắng chờ cho đến phiên ḿnh.

 

Ngoài ra, một điều mà người Nhật rất sợ hăi, là bị đám đông bỏ rơi, nếu ḿnh làm điều ǵ khác với mọi người.

Những trẻ em Nhật sinh sống ở nước ngoài và đặc biệt là các xă hội tây phương, khi trở về Nhật đều rất khổ sở v́ bị bè bạn trêu chọc, v́ các em đó đă quen sống trong bầu không khí tôn trọng tự do cá nhân  ở các xă hội tây phương, khó có thể g̣ ḿnh vào khuôn phép tập đoàn của xă hội Nhật Bản, và hơn nữa c̣n bị bè bạn bỏ rơi ghẻ lạnh, chỉ v́ em đó vẫn có “ cái ǵ khác” với những đứa bé sinh ra và lớn lên ở Nhật. Muốn được yên thân, không bị ganh ghét và trêu chọc, th́ tốt nhất là đừng làm ǵ tỏ ra nổi bật, khác với mọi người.    

 

“Ư thức tập đoàn “ là một đặc điểm vô cùng nổi bật trong xă hội Nhật bản.

Mặt tối (khuyết điểm) của ư thức này là không cho cái tôi (cá tính) của mỗi cá nhân phát triển, nhưng mặt sáng (ưu điểm) của nó là phát huy đến tối đa nền nếp trật tự quy củ xă hội, phát huy đạo đức, đạo lư, trong cuộc sống hàng ngày. 

Và ưu điểm đó h́nh như đă phát huy hầu như trọn vẹn, thăng hoa thành thái độ b́nh tĩnh, kỷ luật, nhẫn nại chịu đựng dù trong thiên tai hăi hùng. 

 

Quỳnh Chi (20/3/2011)

 

(*) Trích

Bức thư viết từ Fukushima, Nhật Bản.

.......

Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ư đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó th́ chắc chẳng c̣n thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục th́ động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đă chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nh́n thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội ḍng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nh́n thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô t́nh bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ b́nh thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi v́ c̣n có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

.....

Hà Minh Thành

 

 

(**)

Lễ DonDon Yaki  

Đầu năm mới trong các phường khóm khu dân cư của người Nhật thường có tổ chức buổi lễ DonDon Yaki, tức là Lễ Hóa( đốt ) hàng mă , gồm những lá bùa, cung nỏ, cây nêu trang hoàng ngày Tết vừa qua. Lễ Hóa này khi nào cũng được cử hành vào sáng ngày lễ thành niên (một ngày trung tuần tháng giêng). Nhà nhà đem các thứ ấy đến một địa điểm được chọn làm lễ.  (Ví dụ như ở khu phố này th́ đó là sân trường của một trường trung học công lập). Ở đó các bà trong xóm đă cắt đặt người nhận các thứ và kiểm lại trước khi chất chung lại thành đống để đốt.

 

Các đồ trang hoàng ngày Tết nói chung đều làm bằng giấy, vải hay gỗ, tre trúc, lau sậy,  cỏ cây thực vật, nhưng thời buổi này có khi người ta lại cài thêm mấy đồ giả bằng nhựa ( chắc là made in China, cho rẻ ) h́nh cái lá tre hay hoa mai, hoặc con tôm hùm đỏ trên bó shimekazari- thường treo trước nhà ( Cũng v́ tôm gọi là ê-bi, trùng tên với thần Phúc Êbi-sama, một niềm tin đơn sơ tương tự như người miền Nam bầy mâm ngũ quả có đủ các thứ trái cây như măng cầu để ..”cầu dừa đủ xoài “) ...Các bà phải kiểm lại và lọc bỏ đi hết mấy đồ giả này, rồi mới xếp chung lại thành một đống cao ngất. Không biết mấy khu phố này có được bao gia đ́nh, mà năm nào các thứ chất lại cũng cao có ngọn. Đă thế ban tổ chức c̣n cắm thêm ba bốn cành tre cao vút tới ba bốn mét, trên ngọn có treo mấy ông Phật Daruma tṛn vo, và những bức liễn viết chữ đầu năm-  mà bị hỏng, bỏ đi- của các em học sinh.

 

Trước đống tre giấy và lá hoa này có đặt bàn thờ thần đơn sơ và trang trọng, chỉ gồm mấy thứ như vài chai rượu sake, khay để muối, gạo, cùng b́nh hoa cắm những cành hoa, cũng làm bằng gạo nếp giă thành bánh dầy,vo tṛn lại, nhuộm phẩm hồng hay để nguyên mầu trắng.

 

Dân chúng đứng vây thành ṿng tṛn chung quanh, chỉ có mấy hàng ghế xếp trước bàn thờ dành riêng cho thân hào nhân sĩ đại diện các phường khóm và mấy vị nghị viên thành phố. Một bà áng chừng là hội trưởng hội phụ nữ trong phường khóm hay ai đó với chức vụ tương tự làm người dẫn chương tŕnh, sẽ mời vài vị quư khách lên nói lời chúc tết đầu năm. Rồi ông từ - có lẽ là ông từ trụ tŕ ngôi đền thờ Sugawara trong thành phố - được mời lên cử hành nghi thức tế thần, cũng giản dị bằng cách cầm tamagushi- gồm cành lá sakaki( gọi là sasaki-ba) có buộc nhiều dây shide (làm bằng giấy trắng)- để làm phép, đoạn rắc rượu muối gạo tẩy trần v,v..

 

Sau các nghi thức, rượu cúng liền được rót ra các chén nhỏ đưa mời tất cả các vị khách và dân chúng đang đứng vây quanh. Các em nhỏ sốt ruột đứng chờ. Có vài em vác tới một cành cây dài như cây sào tới gần hai thước, trên đầu có nhiều cành nhỏ ch́a ra, mà mỗi đầu cành có xiên sẵn một cái bánh dầy vo tṛn như quả quưt được bao giấy thiếc. Các em chỉ mong người lớn mau châm lửa đốt, để sau đó là các em sẽ chọc cây sào vào đống than hồng c̣n lại, để lùi bánh dầy đă xiên sẵn ở đầu cành vào than hồng mà nướng. Có em lại treo sẵn ở đầu cây sào một chiếc rổ đan bằng lưới thép, trong rổ cũng đựng các miếng bánh dầy đă được bọc giấy thiếc cũng để đem nướng trên đống lửa. 

 

http://livedoor.2.blogimg.jp/nico_chan_2004/imgs/e/d/ed3374fa-s.JPG

 

Người lớn đă uống xong rượu lễ, bàn thờ và mấy dẫy ghế dành cho quan khách liền được don ngay đi, và lúc này các nhân viên cứu hỏa từ hai ba chiếc xe cửa sở cứu hỏa đẫu sẵn quanh sân trường mới tiến vào giữa ṿng người, yêu cầu dân chúng tránh ra rơ xa, để người ta châm lửa đốt.

Về mùa đông ở xứ lạnh, khí trời khô hanh, các thứ bắt lửa rất nhanh. Ngọn lửa leo lên ngọn cây tre, bén vào mấy ông Phật Daruma làm bằng giấy bồi  và các bức liễn giấy viết chữ đầu năm treo trên ngọn. Lửa cháy phừng phực, tro bay tán loạn, khói đen bốc lên  thật cao, bay măi về phía trời xa cho đến khi mờ nhạt dần. Thỉnh thoảng có tiếng nổ lốp bốp của mấy trái cam daidai tươi cài trên các shime kazari  mà có lẽ các bà đă bỏ sót quên lọc ra khi kiểm tra. ( Mấy quả này tên gọi daidai nên trùng với âm Đai Đai của 2 chữ Đại Đại - có nghĩa là đời đời kiếp kiếp- cũng được dùng để bầy trong ngày Tết, để cầu xin cho gịng họ được trường tồn).

 

Chẳng mấy chốc tất cả chỉ c̣n lại một đống than hồng. Bấy giờ các nhân viên cứu hỏa mới ra hiệu cho mọi người có thể tiến gần để nướng bánh dầy. Các cành cây dài hơn 2 mét lúc này thật là đắc dụng, v́ nếu đứng gần hơn nữa liền bị hơi nóng phả ra rát bỏng. Tuy vậy số người nướng bánh cũng không đông lắm, hầu hết mọi người lúc này đều lo sắp hàng, để chờ lănh canh ăn lấy khước đầu năm. Từ sáng tới giờ ban ẩm thực của mấy bà trong hội phụ nữ đă lo đặt nồi lên bếp ở góc sân trường, chuẩn bị sẵn món canh củ cải, hành, nấu với đậu phụ, thịt lợn, nêm tương. Mọi người đều mang theo sẵn một chiếc chén gỗ và một đôi đũa, xin một chén canh, rồi tản ra  xung quanh ngồi ăn bên những luống hoa trồng quanh sân trường. Ai ăn xong rồi, nếu thấy mấy nồi canh chưa cạn, có thể ra sắp hàng trở lại và ch́a bát ra là lại được múc cho thêm chén nữa. 

 

Nghe đâu tục lệ DonDon Yaki của các phường khóm ở Nhật mới được bắt đầu từ thời hậu chiến ( sau thế chiến thứ hai). Hồi đó, sau chiến tranh, các thành phố như Tokyo chỉ là một đống gạch ngói đổ nát v́ đă bị máy bay Mỹ không kích. Người ta làm lại cơ đồ từ các chợ xép chợ đen họp lúp xúp bên đường, bán mọi thứ lặt vặt từ từng cái bánh, từng bó rau, từng nhúm đậu, các thứ (lấy trộm ) từ trại lính Mỹ... Và đến ngày Tết họ tổ chức đốt đồ trang hoàng ngày Tết, nấu một nồi canh cùng ăn với nhau, để chia ngọt sẻ bùi trong gian khổ. Tục lệ ấy vẫn c̣n được kế thừa đến bây giờ tuy đất nước đă phát triển thần kỳ, đă tiến lên ngôi vị giàu có nhất nh́ thế giới.

 

Quỳnh Chi 13/1/2011