PhamNguyenVuTiengDongDuoiCo

 

Tiếng động dưới cỏ

Phạm Nguyên Vũ

 

Tàu chạy đă được hai ngày. Tất cả mọi người đều mệt mỏi. Ai nấy ngồi dựa vào nhau ngủ gà ngủ gật. Khi tôi tỉnh dậy sau một giấc ngủ ngắn th́ tàu đi khỏi ga số 2 đă khá xa. Bọn tù nhân mới lấy ở nửa đường  đi Sa Khem lên ngồi la liệt  ở dưới sàn. Một lăo già gầy đét râu ria lởm chởm, đầu tóc rối bù nằm úp mặt  xuống hai bàn chân tôi. Tôi cảm thấy hai mu bàn chân ẩm ướt và nhơm nhớp như dính mồ hôi. Tôi gạt lăo ra nằm nghiêng sang một bên rồi lách ḿnh dậy, ḅ qua đám đông và mấy cuộn quần áo cũ để tiến ra phía đầu toa.

Bấy giờ trời đă tối sẫm. Tôi víu tay vào thành cửa sổ và đưa mắt nh́n ra bên ngoài khe chắn song. Tàu đang chạy qua những cánh đồng cỏ hoang, đằng xa là những ngọn đồi  núi nối tiếp nhau. Nền trời giống như một tấm vải màu xanh tối, có những điểm sao lưa thưa lấp lánh. Gió từ bên ngoài lùa vào mát rợi. Thỉnh thoảng lại có những bụi than hồng từ đầu tàu bay lại, theo luồng gió bắn vào mé trong. Cái toa này là một căn pḥng h́nh chữ nhật không có bầy biện ǵ. Dưới ánh sáng leo lét của hai ngọn đèn băo, người ta nằm co ro đè lên nhau như những con chuột chết ở một vũng cống tối. Không khí hâm hấp những hơi người.  Cách chỗ tôi đứng chừng hai thước có một dẫy  chấn song sắt ngăn toa tầu ra làm hai phần. Phần ngoài hẹp, dài chừng bốn thước dành riêng cho bọn lính canh. Ba bốn tên châu đầu vào nhau đánh cờ. Ngoài căn đó là chỗ tiếp nối với toa trên có một cửa ra vào. Ngay chỗ cửa đó, có hai tên lính khác cầm súng ngồi hút thuốc và nói chuyện to nhỏ với nhau.

Ngày thứ nhất tôi đă để ư đến những hàng chấn song sắt này. Đến bữa ăn bọn lính chuyền bánh ḿ từ ngoài đó vào. Một gă ngồi ở góc toa kia nhận bánh vào trao cho tôi. Tôi đưa mắt nh́n hắn. Bây giờ hắn đang ngồi yên lặng và nh́n tôi chăm chú. Tôi mỉm cười. Hắn cũng mỉm cười lại.  Tầu chạy mỗi lúc một nhanh, người hắn lắc lư. Cái nụ cười ấy tôi thấy như quen thuộc và thân mến. Tôi hỏi:

Đă đến giờ chưa?

Hắn chỉ tay ra phía ngoài, không đáp.  Tôi nh́n theo bàn tay hắn. Ở toa ngoài, bọn lính đang sửa soạn  chuyển bánh ḿ vào. Cả toa tầu bỗng như động đậy. Người ta ngồi cả dậy và xô dần ra phía ngoài. Tôi bị đẩy về phía những hàng chấn song sắt. Bàn tay tôi quơ được một khúc bánh đă khô cứng. Người ta ngồi dựa vào nhau và bắt đầu ăn. Một người đàn bà mặc quần áo đen ngồi ở toa bên kia bỗng ôm ngực ho rũ rượi. Nàng ngồi dựa vào chấn song, sát với tôi. Tôi ngồi gần xích lại thêm tí nữa và nh́n nàng.  Đó là một thiếu phụ chừng ngoài hai mươi bẩy tuổi một chút, da mặt và cổ trắng nơn nà, thân h́nh ốm yếu. Thỉnh thoảng nàng lại ngửng nh́n lên, đôi mắt lờ đờ, miệng lẩm bẩm những ǵ không rơ. Trong suốt cả một chuyến đi, chưa có ai trông thấy nàng; có lẽ nàng thuộc loại hành khách không ai có thể chú ư đến được, trừ khi nàng xuống cùng một ga và vào một ê-kíp với chúng tôi.

Tôi lách một bàn tay sang nắm lấy vai nàng. Người đàn bà giật ḿnh quay lại, giương mắt nh́n tôi có vẻ ngạc nhiên. Tôi khẽ nói:

Có nước cho tôi xin một chút.

Nàng lắc đầu.

Cô xinh lắm mà sao cô ác thế. Tôi đă nh́n thấy « bi-đông »  nước ở bên cạnh cô rồi.

Không phải của tôi, nàng khẽ  đáp.

Th́ cứ lấy đi, cho tôi xin một chút. Làm ơn…

Nàng ngần ngại vài giây rồi với chiếc b́nh nước chuyển sang. Tôi uống một hơi mạnh. Vừa uống tôi vừa ngó nàng.

Uống xong th́ ông trả lại tôi.

Tôi chuyền b́nh nước qua chấn song cho nàng.

Anh Trương 216 hát đi…Tiếng một người nói.

Có tiếng vỗ tay vào sàn tàu th́nh thịch để làm nhịp. Trường nói một câu:

Tôi xin hát bài « Lơ thơ tơ liễu ».

Rồi tiếng khàn khàn của hắn cất lên. Tôi hỏi người đàn bà:

Cô tên là ǵ?

Nàng nh́n tôi, yên lặng.

-Cô tử tế lắm. Tôi chưa gặp ai như cô. Ngày xưa, mẹ tôi cũng tử tế với tôi như thế.  Bây giờ đă lâu rồi, tôi không c̣n nh́n thấy cái vẻ hiền từ ấy nữa. Lúc bé tôi đi trên một con đường đất nhỏ cùng với mẹ tôi, mẹ tôi vẫn bảo: « Khi nào nhớn lên con sẽ hiểu, người ta sở dĩ sống và sung sướng v́ người ta biết thương mến nhau ». Mẹ tôi chết khi tôi sắp đến tuổi vào trường. Tôi ở với viện mồ côi đến năm mười tám tuổi rồi người ta mở cánh cửa sắt của cái căn nhà quét vôi trắng ấy ra, tôi vào cuộc đời với hai bàn tay không. Bây giờ th́ tôi hiểu chẳng bao giờ tôi sung sướng được v́ tôi không biết thương mến ai, cho đến khi tôi giơ cái búa sắt lên và đánh vào đầu nó. Nó là chủ của tôi và tôi căm thù nó.

Người đàn bà luồn tay qua chấn song xoa vào tóc tôi. Bàn tay nàng gầy và mỏng song rất êm dịu và ấm áp. Nàng nh́n tôi đôi mắt hiền từ:

- Tôi có hỏi ǵ đâu mà anh nói?

- Tôi muốn cho cô biết tại sao tôi lại ngồi trên chuyến tầu này và ăn miếng bánh khô kia. Nhưng không cần thiết nữa. Khi tôi đọc được sách th́ tôi biết được thêm một điều này: ngoài tôi ra, những đứa khác đều ghê tởm. V́ thế khi nó nhấc máy điện thoại lên th́ tôi bổ chiếc búa sắt xuống không ngần ngại. Bây giờ tôi vẫn chưa rơ tại sao. Chắc v́ tôi không có ai yêu mến.

Tôi không muốn nghe anh nói nữa.

Bàn tay nàng vẫn xoa nhẹ trên tóc tôi. Không c̣n ai vỗ nhịp trên sàn tàu. Trương hát đă xong. Hắn nằm xuống giữa đống quần áo cũ. Hai ngọn đèn băo được dập tắt đi. Toa tàu tối om, lung lay theo một nhịp cũ. Tầu vẫn giữ nguyên tốc độ. Tôi nghe thấy hơi thở của người đàn bà. Nàng chỉ c̣n là một khối đen. Trí óc tôi tha hồ tưởng tượng. Tôi ṿng tay sang ôm lấy lưng nàng, kéo nàng sát vào tôi hơn. Trong bóng tối, tôi thấy mặt tôi giáp với mặt nàng. Chắc đôi mắt nàng đă khép kín. Nàng thở, phà hơi cả vào miệng tôi.

Nàng nói giọng phều phào:

Không được… Không được…

Nhưng  ṿng tay tôi đă siết chặt lại hơn. Tôi thấy nàng mềm nhũn và run như rẽ trong tay tôi. Tôi nói:

Được chứ… Được chứ… Anh yêu em, v́ em là h́nh ảnh của mẹ anh. Em là h́nh ảnh của mẹ anh…

Bàn tay tôi luồn qua áo nàng, chạm vào da nàng trơn và ấm. Từ cái cổ trắng nơn nà ấy, tôi vuốt theo lưng nàng dọc xuống.

Hôm sau tàu tới ga cuối cùng. Khi tôi tỉnh dậy th́ trời đă sáng rơ. Ánh nắng từ khung cửa sổ chiếu vào làm tôi loá mắt. Ở toa bên ngoài, bọn lính canh đă cầm súng lên tay sửa soạn. Người ta vẫn nằm la liệt trên sàn gỗ. Giọng Trương rè rè cất lên một bài hát Tây cũ kỹ. Người đàn ông ngồi trước mặt tôi lưng dựa vào thành tàu đang nhai miếng bánh cũ. Hắn vẫn giữ nguyên nụ cười bí mật và thân mến trên môi những lúc liếc nh́n tôi. Tôi vuôn vai đứng dậy vịn vào khung cửa sổ nh́n ra ngoài. Vẫn là phong cảnh bằng phẳng của một cánh đồng cỏ cháy bao la chạy dài tới những chân núi đá.

Tàu đến Sa Khem giữa một buổi trưa mùa hạ tàn nhẫn. Từ trong nh́n ra, tôi thấy những dăy nhà gỗ mái tôn dựng thành một hàng dài cùng một kiến trúc bên trong hàng rào nứa tép có chăng dây thép gai. Ngoài hàng rào cứ cách chừng hai trăm thước lại có một đồn nhỏ có lính gác bồng súng. Những dăy đồn đó bao quanh một khoảng đất rộng bao la. Nắng chiếu xuống những dăy nhà mái tôn như bốc lên hơi nóng hâm hấp của người bệnh.

Sống ở đó th́ không chết v́ đái ra máu th́ cũng chết v́ hơi nóng.

Một gă đứng phía sau tôi lên tiếng.

Dĩ nhiên, tôi đáp lại.

 Đối với tôi, thật ra sống ở đó c̣n sung sướng hơn phải đi khoá chung tay với một đứa khác, xếp hàng đôi đi lên Ty Liêm-phóng, ở trong một căn pḥng vuông và sáng, người ta cầm một cây bút ch́ và đặt câu hỏi liên tiếp hằng giờ. Hoặc là buổi tối, sau giờ lấy khẩu cung, trở về sà lim chịu xích chân và tṛ chuyện với những đứa ở gian bên cạnh, ngủ giữa những câu chuyện tục c̣n đang nói dở và hai ba giờ đêm tỉnh dậy v́ muỗi đốt ở cổ, đoạn ngửi thấy mùi khai nồng nặc từ quần ḿnh bốc lên.

Tôi cố nheo mắt để nhận định địa thế. Ngoài những ngọn núi đá và những băi cỏ cháy, không c̣n cái ǵ khác nữa. Mé nam, rất xa, có một vùng cây xanh, chắc là những khóm bàng.  Khỏi những vùng cây xanh ấy, chỉ c̣n một nền trời trắng xoá làm chói mắt.

Đúng ngọ, mọi người bị dồn xuống. Bọn lính đứng lố nhố ở dưới la hét ầm ĩ. Dưới tầm báng súng, người ta lao xuống đất như một ḍng nước xiết. Tôi bị xô lấn xuống tới đất. Mắt tôi cay xè v́ bụi. Người ta dồn nhau lại xếp thành hàng tư. Người tôi nóng ran v́ ánh nắng gay gắt bổ xuống đầu. Một tên lính đi đi lại lại để điểm danh. Người đàn bà áo đen không thuộc một «ê-kíp» nào.  Nàng đi cùng với một tên lính vào phía đồn, tay xách một cái va ly nhỏ cũng đen như bộ quần áo nàng bận. Hai ngươi đi mất hút sau hàng rào nứa tép lặng lẽ như hai cái bóng.

Ba giờ sau, chúng tôi vào tới giữa sân trại. Người ta ghép tôi vào ê-kíp làm gỗ, thuộc trại B-12. Chúng tôi bị gọi từng ê-kíp - mười lăm người - lên văn pḥng. Khi đọc đến tên tôi, viên trưởng đồn nói:

- Bản báo cáo của trại G̣-dầu cho tôi hay anh là người có hạnh kiểm tốt. Anh hăy cố giữ nguyên như thế. Nếu ngoan ngoăn, anh sẽ có thể được đổi sang những công việc thuộc về văn pḥng. C̣n trái lại, anh hiểu, ở đây người ta có những biện pháp gắt gao hơn để đối đăi đối với những tên cứng đấu cứng cổ. Tuy nhiên, ngay bây giờ, tôi có thể tin nơi bản báo cáo của trại G̣-dầu và để anh làm trưởng ê-kíp gỗ…

Tôi lắc đầu:

- Thưa ông, tôi không thể đảm nhiệm chức trưởng được. Xin để cho tôi là nhân viên thôi.

- Vậy tôi không ép. Các anh có thể biên thư cho gia đ́nh và chúng tôi nhận chuyển hộ theo hệ thống bưu tín quân đội. Cứ hai tuần lễ có một chuyến tàu đem lương thực tới đây và chở thân nhân của các anh đến thăm. Anh có ai thân thích và có thể tới thăm được không?

Tôi vô gia đ́nh và không c̣n ai trong họ hàng xa gần.

Đáng tiếc!

-  Xin ông hiểu sự từ chối chức trưởng của tôi. Thái độ vô trách nhiệm có từ khi tôi được nuôi dưỡng ở viện mồ côi.

Tôi hiểu và tôi sẽ cố để làm anh hết thái độ đó!

Khi chúng tôi về tới trại th́ đă bốn giờ chiều. Nắng vẫn c̣n tàn nhẫn. Trương 216 đă nhận làm ê-kíp trưởng. Tôi vẫn đi liền với hắn một ê-kíp từ khi vào tù. Đối với tôi, hắn chỉ c̣n là một giọng hát rè rè. Ngoài ra, tôi không để ư đến những cá tính của hắn và cái bộ mặt héo như một tàu lá chết.

Trại B-12 là một căn nhà gỗ dài lợp mái tôn chia thành năm gian nhỏ, mỗi gian chứa một ê-kíp ngăn cách nhau bằng một lớp ván gỗ dày. Mỗi gian này có hai hàng giường hai tầng đối diện với nhau. Gian nhà trông về hướng nam, mặt sau mỗi gian có ba cửa sổ lớn có chấn song sắt. Từ ngoài ngó qua khung cửa sổ, người ta có thể đếm được từng mặt người tù trong ê-kíp.

Đêm đầu tiên ngủ trong căn nhà đó, tôi thấy có một sự khác các căn nhà giam khác: không có rệp và muỗi. Buổi sáng chúng tôi được gọi dậy bằng một  hồi c̣i. Khi mặt trời lên, ánh nắng dội xuống mái tôn, hơi hâm hấp toả khắp gian nhà. Không ai có thể nằm lâu hơn trên giường để t́m lại giấc ngủ.

Sau khi điểm danh ngoài sân, ê-kíp gỗ theo năm người lính đi sâu vào rừng làm việc. Về phía nam, ngoài những dăy bàng mọc vô thứ tự là một khu rừng thưa. Khu rừng này chạy dài theo băi bể, bên trong một  hàng dừa và những rặng phi lao. Chúng tôi làm việc trong khu rừng đó. Một ê-kíp khác đi sâu hơn vào rừng để kiếm một ít lâm sản mà họ hy vọng là có. Chúng tôi th́ ở lại mé ngoài và bắt đầu hạ những cây lớn để cưa xẻ thành ván gỗ. Công việc này là phần mở đầu của chương tŕnh xây dựng một dẫy nhà gỗ mới và làm một cây cầu bắt qua một con lạch nhỏ. Bên kia con lạch là trại tù chính trị phạm, từ trước đến nay chỉ liên lạc với những trại bên này bằng những chiếc xuồng nhỏ. Sự giao thông bằng đường thủy đó gây ra nhiều khó khăn trong sự vận chuyển lương thực và sự canh gác. V́ thế ư kiến xây một cây cầu gỗ đă được người ta để ư và tán thành.

Buổi trưa, chúng tôi ăn cơm ở giữa rừng và được nằm nghỉ ngơi hai giờ trên thảm cỏ mượt.  Những cơn gió mát đưa từ mặt bể vào,  thổi măi qua những hàng dừa và phi lao làm cho giấc ngủ dễ đến. Khi ấy khu rừng thật là yên lặng hoàn toàn. Tôi kéo tay Trương 216 đi lui về những dăy bàng ngoài bờ rừng. Trong khi tôi t́m những trái bàng rụng đập ra để lấy nhân ăn th́ Trương lại cất giọng rè rè hát bài hát Tây cũ. Tôi nằm dưới một gốc cây, đầu gối lên một thân rễ, mặt ngửa lên trời và thiếp đi trong giấc ngủ. Lúc tôi tỉnh dậy, tôi thấy một bên tay tê đi và thân thể đau đớn như có ai cào xé. Chúng tôi yên lặng trở lại với công việc.

Bây giờ việc cưa xẻ đối với tôi đă trở thành những cử động vô ư nghĩa. Bàn tay tôi đưa đi theo một thói quen và những tiếng cây đổ xuống trên nền cỏ chỉ c̣n là những âm điệu nhịp nhàng của một bài ca xưa. Buổi chiều, một giọng kèn gọi chúng tôi trở về. Mọi người buông tay đi thong thả và chuyện tṛ to nhỏ với nhau. Tôi đi lui lại phía sau, mặt tôi đầy bụi và ngứa. Tôi cúi nhặt những trái bàng trên đường trở về. Cái tập thể này đối với tôi chẳng có liên lạc ǵ, chẳng làm cho tôi có chút vui sướng nào. Để tránh những ư tưởng có thể nẩy nở trong đầu khiến tôi trở thành căm thù nó, tôi phải làm những cử động vô nghĩa để quên đi. Dĩ nhiên sự nhặt trái bàng đối với tôi không là một sở thích. Tôi cần nhặt cần đập vỡ những trái đó ra để t́m nhân tuy đă biết cái vị của những nhân đó không có ǵ quyến rũ cả. Buổi tối, sau bữa cơm, mọi người ngồi viết thư dưới ánh đèn leo lắt. Tôi đi lại và ngắm cái khuôn mặt héo hắt của Trương. Sau cùng, tôi t́m một manh báo cũ leo lên giường đọc để ngủ quên đi.

Đă một tuần qua tôi không gặp người đàn bà áo đen. Tôi bỗng thấy nhớ nàng và bàn tay dịu dàng của nàng. Chắc nàng đến đây thăm một người chồng làm lính và đă theo chuyến xe lửa trở về.

Một buổi sáng muộn tôi bỗng tỉnh giấc v́ những tiếng ồn ào. Tôi co chân ngồi dậy. Nh́n những đôi mắt lấp lánh v́ vui mừng tôi đă đoán biết được sự ǵ xảy ra rồi. Hơi nóng của gian nhà lúc gần về sáng làm tôi toát mồ hôi ướt hết áo. Tôi hỏi:

Cái ǵ thế, Trương?

Giọng Trương rè rè:

Tàu về. Lại có người đến thăm, có quà bánh và có lương thực mới.

Tôi bỗng thấy người lạnh toát. Chiếc áo ướt thấm vào da thịt làm tôi rùng ḿnh. Hai tay tôi bám chặt vào mép giường. Tôi muốn chạy ra khỏi đó để không nghe thấy tiếng c̣i tàu sắp tới. Tôi nh́n Trương với đôi mắt giận dữ. Hắn vừa thay quần áo vừa huưt sáo. Một chân tôi buông xơng xuống giường. Người tôi đờ ra v́ mệt mỏi. Sự vui vẻ của chúng nó làm tôi nghẹn thở v́ xấu hổ. Trương quay về phía tôi hỏi:

Mày không có ai tới thăm à?

 Tôi lắc đầu và gượng cười.

- V́ thế mày không mong tàu đến là phải. Sao không viết thư cho Diễm và bảo nàng tới thăm. Mày không viết thư cho nàng à?

Không.

Tôi tự trách ḿnh đă nói cho hắn biết nhiều quá về những ngày tôi ở G̣-dầu và gặp Diễm. Tôi ghét sự ân cần hỏi han của hắn. Diễm là người con gái bán nước ở G̣-dầu. Những ngày tù ở đó tôi đă làm quen được với nàng và yêu nàng. Diễm quư tôi lắm nhưng tôi sợ ḷng thương của người con gái ấy. V́ thế tôi t́m cách đổi trại tù đi sau khi tôi đă ngủ với nàng. Trên chuyến tàu đi xa, tôi biết tôi đă cắt dây liên lạc thân mến cuối cùng c̣n lại. Như thế tôi hoàn toàn tự do.

Khi tiếng c̣i tàu đầu tiên vang tới, những cánh cửa các trại giam lần lượt bật tung ra. Người ta chạy như một nguồn nước lũ. Bọn lính la hét để giữ trật tự. Sân trại bụi mù và ầm ĩ. Tôi vẫn ngồi yên lặng trên giường nh́n qua khung cửa ra ngoài. Căn pḥng đă vắng trơn. Sự yên lặng đè ngập lấy tôi. Một giờ qua, tôi không chịu được sự yên lặng trơ trọi ấy, tôi leo xuống giường và thong thả đi ra. Chuyến tàu mới đến đổ xuống chừng hai trăm người vừa đàn ông vừa đàn bà. Họ được bọn lính dồn tới đứng bên ngoài hàng rào nứa tép có chăng dây thép gai. Bọn tù được nói chuyện với thân nhân qua hàng rào dây thép gai ấy. Dưới ánh nắng gay gắt họ nói chuyện ồn ào với nhau suốt ba giờ đồng hồ. Tôi bước lặng lẽ trở về con đường cũ ṿng quanh các trại rồi trở về pḥng nằm vật xuống giường. Đến khi tôi nghe thấy tiếng hát rè rè của Trương, tôi biết chuyến tầu đă trở lại.

Tối hôm đó, pḥng giam diễn ra một cảnh huyên náo. Mọi người dở những quà tặng ra xem, ăn uống ồn ào. Trương ném cho tôi một hộp đồ để cạo râu và nói:

- Phần của mày đấy!

Vừa nói hắn vừa giơ cằm cho tôi xem. Cằm hắn đă sạch trơn và có mấy vết máu.

- Lâu không cạo, bây giờ cạo thành ra lại cạo kỹ quá. Hắn giơ tay lên quẹt vào cằm có vẻ thích chí lắm.

Tôi quyết định mang giấy ra và viết thư cho Diễm. Lần đầu tiên tôi viết thư cho một người đàn bà. Tôi viết:

 

Diễm thân mến,

 Khi chuyến tầu mới đem anh tới đây anh đă biết là anh sẽ nhớ Diễm.  Anh sẽ nói cho Diễm biết tại sao: người ta không có thể sống mà không có ǵ để nhớ được. Dĩ văng của anh không có kỷ niệm. Đó là một điều đau khổ. Anh chỉ c̣n nhớ những ngày thớ ấu một cách mơ hồ - Khi mẹ anh mất anh mới vừa sáu tuổi. Sau đó anh sống với một lũ trẻ cùng tuổi trong một căn nhà quét vôi trắng bên trong một khung cửa sắt.  Một ít tâm hồn rung động có được là nhờ những quyển tiểu thuyết chuyền giấu qua khe cửa từ bên ngoài vào. Nhưng mỗi ngày phải tranh nhau mà ăn bát cơm hẩm từng miếng bánh đen th́ tâm hồn đă thành già cỗi, khô héo. Mẹ anh vẫn bảo: “Khi nào nhớn lên con sẽ hiểu, người ta sở dĩ sống và sung sướng v́ người ta biết thương mến nhau”. Nhưng làm thế nào để có t́nh thương mến? Các nhà viết tiểu thuyết được người ta ham chuộng v́ trong máu họ có ḍng máu của mọi người của nhân loại. Mỗi nhân vật của họ,  đều có những tính giống như tính một người trong đám đông. Đám đông yêu họ v́ thầy có ḿnh trong đám nhân vật đó. Người ta  bầm sinh ra đă yêu nhau hay ghét nhau, có phải như thế không? Khi em mới ra đời, em nằm trong nôi; nghe tiếng ru êm của mẹ; Khi em khóc có bàn tay dịu dàng ve vuốt; Mùa đông đến lúc ngoài đường gió lạnh thổi th́ có bàn  tay khép cánh cửa lại và ôm ấp em trong tay. V́ thế em bị buộc vào những cử chỉ thương mến kia. Mọi người đều thế. Nhưng anh th́ lại khác. Anh ghét mọi người. Lúc đầu anh trung tính. Về sau người ta tranh giật của anh nhiều thứ, người ta kinh sợ anh như một loài chó dại.  Anh vừa nhớn lên anh vừa rơ như thế nên anh chỉ c̣n cách trả thù. Anh sinh ra vốn đă là như thế.

Khi anh gặp lại Diễm th́ anh hiểu rằng nhân loại không phải hoàn toàn là thế cả. Anh c̣n có thể yêu và được yêu. Nhưng anh sợ anh sẽ phạm tội một ngày kia. Anh sợ anh sẽ giết em v́ yêu em cũng như anh đă ghét nó và giết nó. Trên chuyến tàu đi tới đây anh gặp một người đàn bà mặc áo đen. Nàng có đôi mắt của Diễm. Anh đă nói dối để xin nàng t́nh thương. Nàng không phải là h́nh ảnh của mẹ anh - mẹ anh mất đă lâu, làm sao anh nhớ được- nhưng là h́nh ảnh của em. Bàn tay anh chạm vào da thịt nàng mà anh nghĩ là của Diễm. Hơi thở nàng ấm áp như Diễm. Anh có thể yêu nàng v́ nhớ Diễm. Và anh sẽ phạm tội không chừng. Nhưng anh không ngần ngại v́ anh không biết dĩ văng của cô ta. Bây giờ nàng đă biến mất và anh nhớ Diễm không cùng. Hăy để cho anh nhớ; để anh biết là anh c̣n sống v́ anh c̣n dĩ văng và kỷ niệm.

Buổi sáng nay có một chuyến tầu đến đem những thân nhân của bọn tù ở đây tới thăm. Anh đứng ở trong nhà một ḿnh v́ biết lhông có ai quen biết. Ḷng anh lại tràn ngập thù hằn. Ư định sống và nhớ nhung lại chết đi như một ngọn lửa mảnh không bốc lên được. Anh thù ghét chúng nó quá. Anh phải trở về ư nghĩ cũ. Anh phải trả thù. Không làm ǵ khác được. Anh phải trả thù th́ mới biết được anh c̣n sống. Anh sẽ t́m cách bắn vào đám đông ồn ào cười nói ấy. Chúng nó sẽ gục xuống và im đi. Anh trả thù cho đến khi anh chết.

    Diễm ơi, anh từ biệt.

 

Viết xong tôi không đọc lại nữa. Tôi bỏ vào phong b́ và gửi cho Diễm.

Những ngày sau đó tôi sống trong sự khắc khoải đợi chờ.  Ban ngày tôi vẫn cùng với tất cả ê-kíp đi vào rừng đốn gỗ. Những lúc nghỉ chúng tôi c̣n rủ nhau đi vớt rau câu hay trèo lên cây hái dừa. Những mớ rau câu được đem phơi đầy sân trại. Ban đêm rau xông lên một mùi rất mát. Chẳng bao lâu chúng tôi đă quây quần ăn bánh thạch hoặc đánh thạch nhỏ ra để uống với nước đường. 

Cuối tuần đó, viên trưởng đồn gọi tôi lên văn pḥng và bảo:

- Anh làm việc chăm chỉ, hạnh kiểm tốt, tôi có lời khen. Bây giờ, nếu anh muốn, tôi sẽ cho anh làm việc ở văn pḥng v́ tôi biết anh có học. Hoặc nếu anh thích  anh có thể đổi sang bất cứ ê-kíp nào mà anh thấy công việc là đáng thích.

Tôi nh́n hắn tỏ vẻ cám ơn và nói:

- Tôi mong ông cho tôi sang ê-kíp đi t́m lâm sản. Tôi thích đi sâu vào rừng.

- Vậy mai anh có thể theo ê-kíp lâm sản.

Hai hôm sau tôi được đi sâu vào rừng. Công việc làm cho tôi dễ dàng thực hiện ư định. Tôi để ư t́m kiếm một loại tre thật tốt để làm một cây cung. Tôi có thể hoàn thành nó một cách dễ dàng v́ ê-kíp chúng tôi được phân tán ra từng người một mà khu rừng th́ lại rộng. Tôi đă nghĩ đến một ngọn cây gần trại B-6. Trên đó tôi có thể đặt cây cung hướng ra phía hàng rào dây thép gai. Tôi sẽ đặt tên vào một cành cây, và giương sẵn cung như kiểu một cây ná. Tôi chỉ việc giật một sợi dây nhỏ th́ mũi tên sẽ bay ra lao thẳng tới những hàng nứa tép là nơi những thân nhân của các người tù được đứng tụ hợp.

Tôi hoàn thành công tŕnh đó trong suốt năm ngày trời tính toán và đẽo gọt. Công việc của tôi tiến hành trong yên lặng, bí mật. Buổi tối, khi đă leo lên giường, nh́n thấy bọn người chung quanh cắm cúi viết thư, tôi không khỏi buồn cười. Tôi nghĩ đến lúc mũi tên của tôi lao thẳng vào đám đông yêu dấu ấy của chúng nó.

Rồi một sáng đẹp trời, tôi nghe thấy những tiếng c̣i tàu tới. Những cánh cửa trại đă bật tung từ bao giờ. Người ta mặc quần áo vội vă dời khỏi giường ngủ. Tôi đi lẫn lộn trong đám đông ồn ào ấy. Hai tay tôi thọc vào túi quần. Ḷng tôi hoàn toàn b́nh tĩnh.

Khi tôi ra đến ngoài, mọi người đă tề tựu đông đủ bên trong hàng nứa tép. Bọn lính đang xua các người ở trên tầu xuống. Lần này họ được xếp hàng tử tế và đi có thứ tự tới. Tôi bắt tay từng người bạn tù một và hỏi thăm một cách tự nhiên. Để cho khỏi nóng ruột tôi lẩm bẩm hát đi hát lại một bài hát cũ. Mọi người đă bắt đầu tiến tới hàng rào dây thép gai để tṛ chuyện. Tôi lặng lẽ tiến đến bên gốc cây. Tôi không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Sợi dây vẫn nằm ngoan ngoăn ở chỗ cũ. Tôi nh́n lại đám đông, không có ai để ư đến tôi cả.

Thế nào cũng phải trúng một đứa.

Tôi vừa nói vừa giật mạnh sợi dây. Mũi tên bay vụt ra như một lằn chớp. Tôi nghe thấy một tiếng thất thanh. Tôi bước lẫn vào đám đông. Người ta như một khối nước đang chảy loang ra. Tôi bị xô lấn trong đám bụi mù.

Nửa giờ sau, người ta tản mác đi dần. Nạn nhân được đem vào đồn cứu chữa. Tôi theo mấy người cùng ê-kíp trở về trại. Tôi cảm thấy hai bàn tay tôi nhớp nhớp những mồ hôi. Tôi nằm lên giường, không chú ư đến những lời bàn bạc đang diễn ra chung quanh. Một lúc lâu, bỗng có tiếng hỏi thất thanh:

218 đâu rồi? 218 đâu rồi?

Nhận ra tiếng Trương, tôi đáp:

Tao đây, cái ǵ thế?

- Trời ơi, mày chưa biết ǵ cả à? Trương vừa thở vừa nói: Diễm bị giết bằng một mũi tên  khi vừa xuống tầu để tiến đến hàng rào dây thép gai thăm mày.

Diễm à? Tiếng tôi phều phào.

Đi ngay mới kịp.

Diễm à?…

Tôi bị Trương kéo đi như một xác không hồn. Chúng tôi đi qua sân cỏ để vào đồn số 4. Đám đông đang tụ chung quanh một cái bàn lớn. Thấy tôi đến mọi người dăn ra để nhường chỗ. Viên trưởng đồn nắm tay tôi và nói:

Tôi xin chia buồn cùng anh.

Tôi cúi xuống xác Diễm. Nàng nằm ngửa. Mũi tên cắm giữa ngực, sâu tới mười lăm phân. Mắt Diễm mở trừng trừng nh́n tôi. Đôi môi nàng c̣n mấp máy như định nói một điều ǵ nhưng không bao giờ nàng c̣n nói được.

Khi tôi ngửng đầu lên th́ một người đàn bà áo đen đang giăn đám đông để tiến vào. Tôi nhận ra người đàn bà gầy yếu và bí mật mà tôi đă gặp trong toa xe lửa trên đường đi tới đây.  Nh́n thấy tôi đứng bên xác chết, nàng bỗng đứng dừng lại.

Tôi cất tiếng hỏi:

Ai thế?

Tiếng viên trưởng đồn đáp:

- Soeur Maria. Bà đến để làm lễ rửa tội cho nàng.  Xin anh nhận lễ ấy để cho linh hồn người chết được ở nơi kia bằng an vĩnh viễn.

Tôi bỗng bật cười rũ rượi. Vừa lắc đầu tôi vừa lách đám đông để bước ra ngoài.  Ngoài sân cỏ buổi chiều đă xuống yên tĩnh.  Không có một tiếng người nào th́ thầm to nhỏ. Tôi ngồi xuống cái thảm cỏ mát ấy cười đến chảy cả nước mắt.

 

 xxx