Thoáng Sài G̣n

Thoáng Sài G̣n

Sơn Nam: Cả đời viết về cuộc khẩn hoang Nam bộ

http://thoangsaigon.com/wp-content/uploads/2010/05/SonNam1.jpgKhông chỉ là một nhà văn, nhà khảo cứu với hàng chục tác phẩm được yêu thích, nhà văn Sơn Nam c̣n là một pho sử liệu sống về văn hóa, lịch sử, con người vùng đất phương Nam thời khẩn hoang. Mới đây, một bức tượng chân dung ông đă được đặt tại Làng du lịch B́nh Quới như một sự ghi nhận những đóng góp của ông đối với văn hóa Nam Bộ.

* Thưa nhà văn, v́ lư do ǵ mà những tác phẩm văn học cũng như khảo cứu của ông đều hướng về con người, lịch sử, văn hóa, địa lư… của vùng đất phương Nam?

- Tôi bắt đầu viết từ những năm đầu của thập niên 50, viết trong khu kháng chiến. Tác phẩm của tôi chỉ được công chúng biết đến nhiều khi được in và phát hành ở Sài G̣n. Từ năm 1955, Hương rừng Cà Mau được đăng tải nhiều kỳ trên báo Nhân Loại .

Tôi định hướng ngay từ buổi đầu đến với nghề viết: viết về cuộc khẩn hoang miền nam. Cả đời tôi đă đi theo định hướng đó và bây giờ vẫn tiếp tục. Định hướng như vậy v́ tôi đă sinh ra, lớn lên và sống ở vùng đất U Minh.

Cuộc khẩn hoang miền nam của chúng ta là một cuộc khẩn hoang rất đặc biệt – cuộc khẩn hoang hiền lành nhất so với bao cuộc khẩn hoang khác của thế giới, không tranh đoạt, không bắn giết… Những người đi khẩn hoang là những nông dân chất phác, ít chữ…

Tôi quan niệm: Viết văn để viết văn, để yêu nước chứ không nhằm một mục đích nào khác. Văn nghệ khác với văn hóa thông tin… Muốn viết văn tốt, cần phải khảo cứu. Miền nam chưa có lịch sử, cho nên tôi phải khảo cứu về con người và vùng đất Nam Bộ th́ mới có thể viết về con người và vùng đất đó…

* Với ba tập hồi kư, hơn 30 đầu sách văn học và khảo cứu được công chúng yêu thích (Hương rừng Cà Mau, Âm dương cách trở, Ngôi nhà mặt tiền, Biển cỏ miền Tây, Lịch sử khẩn hoang miền nam, Bến Nghé xưa, Gia Định xưa…), ông có hài ḷng với những ǵ ḿnh đă viết? Tác phẩm nào là tác phẩm ông tâm đắc nhất?

- Tôi ưng ư tác phẩm của ḿnh là một chuyện, công chúng có thích tác phẩm đó hay không, lại là chuyện khác. Vấn đề là, sự ưng ư của tôi và sự yêu thích của công chúng phải gặp nhau. Tôi nghĩ, đời một người viết chỉ cần để lại một tác phẩm hay, có ư nghĩa là đủ. Cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu chỉ cần một Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đủ.

* Không chỉ là một nhà văn, nhà khảo cứu mà ông c̣n như một pho tư liệu sống về con người, văn hóa, địa lư, lịch sử… của vùng đất phương nam. Làm thế nào ông có thể đạt được điều đó?

- Như đă nói, tôi sống, viết và làm việc có định hướng. Tôi tập trung tất cả sức lực và thời gian cho công việc ḿnh theo đuổi, đến mức không làm tṛn trách nhiệm của một người cha đối với con cái… Cả đời tôi đọc sách – các loại sách về phong tục, tập quán và văn học tiếng Pháp. Tôi tiếp cận và thâm nhập thực tế cuộc sống của người dân Nam Bộ…

* Con người Nam Bộ đă hiện ra trong tác phẩm của ông với những tính cách rất đẹp, rất đặc biệt. Theo thời gian, dường như những tính cách của người miền nam giờ đă thay đổi… Ông có e ngại những tính cách đẹp đó sẽ mai một theo sự biến động của xă hội?

- Đúng là sự biến đổi của xă hội đă ảnh hưởng và làm thay đổi tính cách của con người miền nam.

Tuy nhiên, tôi không bi quan, bởi tôi nghĩ, bản chất Nam Bộ sẽ không bao giờ mất đi. Ngay như hiện tượng người Sài G̣n hay ăn nhậu hiện nay cũng là biểu hiện cho việc làm kinh tế của người Sài G̣n. Không ăn nhậu th́ không làm kinh tế được. Giao tiếp tại bàn nhậu cũng để làm kinh tế.

* Theo ông, nơi nào của TP HCM đáng được xem là phố cổ của Sài G̣n?

- Đó là G̣ Vấp. Xét ở nhiều khía cạnh như kiến trúc, tôn giáo, ẩm thực…, G̣ Vấp xứng đáng là phố cổ Sài G̣n, cần được đầu tư để là phố cổ Sài G̣n. G̣ Vấp có nhiều kiến trúc cổ như các đ́nh, chùa, miếu… G̣ Vấp tập trung nhiều tu sĩ và đạo tỳ, có đủ các món ăn ngon của đất phương nam. Dân G̣ Vấp làm từ thiện nhiều, nổi tiếng là bà Lệ Phát ở chùa Châu An. Thích làm từ thiện là một đặc điểm của dân khẩn hoang. G̣ Vấp cũng có chùa Nghệ Sĩ, một hiện tượng độc đáo chỉ có ở Việt Nam…

* Không chỉ khảo cứu, viết văn, ông c̣n có nhiều năm viết báo. Ông nghĩ ǵ về sự khác biệt và mối tương quan giữa nghề văn và nghề báo?

- Trước 1975, tôi đồng thời viết cho bảy tờ báo. Sau năm 1975, tôi tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo. Thật ra, tôi mê viết văn hơn viết báo và với tôi, viết văn bao giờ cũng là trọng tâm. Tôi viết báo để kiếm sống và để giải trí…

Báo và văn là hai nghề khác nhau, đừng tưởng hễ viết báo hay là có thể viết văn hay và ngược lại… Người viết báo cuối đời c̣n lại cái tên, có mấy độc giả nhớ đọc bài báo cụ thể? Nhà văn th́ được độc giả nhớ cả bút danh lẫn tác phẩm. Một điểm khác biệt nữa: nhuận bút báo bao giờ cũng cao hơn nhuận bút văn.

* Mới đây, Làng du lịch B́nh Quới đă dựng tượng của ông. Ông có thể cho biết cảm tưởng về việc này?

- Tôi rất vui. Tôi nghĩ, làm tượng phải để cho công chúng coi chứ không phải để cho tôi coi…

* Cuộc sống hiện nay và sinh hoạt hằng ngày của ông như thế nào?

- Tôi hiện sống cùng các con nhưng tự lo cho kinh tế của bản thân. Gần đây tôi ít viết báo, hầu như không viết. Tôi đủ sống bằng nhuận bút của những cuốn sách cũ.

Thật ra, nhu cầu vật chất của tôi rất khiêm tốn. Ăn một đĩa cơm b́nh dân từ 4.000 đồng đến 7.000 đồng, tôi cũng thấy ngon. Mỗi buổi sáng tôi thức dậy lúc 6g30, sau đó ra quán cà-phê ở Nhà Truyền thống quận G̣ Vấp. Tôi rất thích không khí yên tĩnh của quán cà-phê này. Nơi đây đă trở thành một điểm hẹn để tôi gặp gỡ bạn bè, giới báo chí… Sau 8giờ, tôi lên xe ôm để bắt đầu một ngày rong ruổi ngẫu hứng với bạn bè, người dân… Đi để t́m niềm vui và cũng để giao lưu, học hỏi, thâm nhập cuộc sống… Chiều tối, tôi mới trở về nhà.

Ở tuổi này rồi, tôi cho phép ḿnh tự do, cái ǵ vui, cái ǵ thích th́ làm… Tôi hướng đến và ngày càng tin vào giá trị và sự cần thiết của văn hóa tâm linh đối với đời sống con người.

* Gần 80 tuổi, trải qua một đời dài với nhiều biến động, hạnh phúc lớn nhất mà ông cảm nhận được là ǵ ?

- Với tôi, hạnh phúc lớn nhất là không gây thù chuốc oán với ai, không ai ghét ḿnh… (Nếu lỡ người ta oán ghét ḿnh th́ cũng đành chịu!). Gần đây, tôi cũng vui khi làm được một số việc từ thiện nho nhỏ trong khả năng cho phép… Vui v́ thấy ḿnh đem lại niềm vui cho người khác.

(May 28-2010)