TTTuyenNDBepLua

 

Bếp Lửa,

Tựa Lần In Thứ Hai (1965)

Cuốn sách mỏng manh, non nớt và chưa thành h́nh này của một người mới lớn lên. Hắn lớn lên trong một thành phố đă mất, thành phố bị vây hăm như một ḥn cù lao nổi chờ ngày tan ră không để lại dấu vết. Hắn đọc Marx t́m thấy giấc mộng "biến cải thế giới", đọc Rimbaud t́m thấy giấc mộng "thay đổi cuộc đời", đọc Dostoievski t́m thấy thái độ "tất cả hay không có ǵ hết", đọc Gide t́m thấy "đời sống thành khẩn trung thực", đọc Malraux t́m thấy hào quang của trí tuệ dối đầu với Định Mệnh, đọc Sartre t́m thấy "cuộc hiện sinh tự do và chọn lựa". Hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua mau tuổi trẻ để suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn ḿnh theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô (1). Hắn ĺa bỏ quê hương, chia tay với bè bạn, dấn ḿnh vào lịch sử, đuổi theo giấc phiêu lưu của trí tuệ: sự thật được tạo nên từ niềm hư vô của tuổi trẻ bị tước đoạt.

 

Bây giờ hắn ba mươi tuổi, hắn vẫn quay tṛn như một nỗi tự do trống rỗng, không làm được ǵ hơn, ngoài một lựa chọn – khó khăn và buồn tủi - : trở thành một nhà văn. Lúc hắn viết cuốn sách này hắn chưa phải là một nhà văn, không muốn là một nhà văn. Hắn chưa biết ḿnh muốn ǵ v́ hắn muốn tất cả. Hắn viết với ư nghĩ trong khi ḿnh viết, người khác chết. Ư nghĩ làm tê liệt hứng khởi tạo tác. Nên sau cuốn sách được in t́nh cờ, không dự tính, hắn nằm im trong sự bất lực hổ thẹn, hắn phá phách tiêu hủy không thể hoàn thành nổi những dự thảo, phóng tưởng kế tiếp. Mỗi ngày mỗi nghiền ngẫm trong bất giác của các t́nh thế kinh nghiệm, hắn nhận thức hắn chỉ là một nhà văn, không thế lực và hèn mọn như mỗi người – một nhà văn bị d́m ngập trong thời đại và xă hội của ḿnh như giới hạn tự nhiên của cơi sống và cơi chết. Hắn dứt bỏ được những mê hoặc, ảo ảnh – về vai tṛ của nhà văn – của thứ tiếng nói toàn năng vang động và làm biến dạng được sự vật một cách cụ thể. Tiếng nói của văn chương chỉ là những lời thầm th́ giữa hỗn độn của lịch sử, lời cô đơn không sức mạnh bị lấn áp ở mọi phía.

 

Sự kiêu hănh của tuổi nhỏ nhường chỗ cho sự b́nh tĩnh ư thức. Hắn bắt đầu cầm bút thực sự, làm việc giữa những đổ vỡ xáo trộn thách thức. Đối với hắn, cuộc chọn lựa gay go nhất đă xong, hắn biết hắn chỉ c̣n một tiếng nói để t́m kiếm bè bạn và quê hương.

Người được đề tặng sách này đă chết.

 

Hắn, tên Vũ Đạo Ánh, chết vào một buổi sáng chủ nhật đầu tháng chín năm 1964, tại một khu rừng tỉnh B́nh Dương, một viên đạn xuyên ngang ngực năm mới ngoài ba mươi.

 

Vào buổi chiều cuối tháng tám, hắn c̣n đứng trước một căn nhà trong hẻm ngoại ô, nh́n qua cửa sổ, đèn trong nhà thắp sáng nhưng mọi người đi vắng, cất tiếng gọi. Như những ngày mùa thu, mùa đông nơi thành phố xa khuất cũng hơi ngửa đầu lên cao liếc mầu trời xẫm mau, hắn gọi đứa bạn của thời niên thiếu nghèo khốn, gọi những mộng phiêu lưu đă bị nghiền nát cùng tuổi trẻ như một Thiên Đường cửa đóng. Hắn lủi thủi trở về như bị bỏ rơi, chạy qua thành phố Saigon buổi tối c̣n ngơ ngác những âm vang của mấy ngày hỗn loạn. Có lẽ hắn nhớ tới thành phố của tuổi trẻ, như nhớ tới đứa bạn, hắn đă chạy cuồng trong đó trên chiếc xe đạp tồi tàn giữa những ngày tháng rách bươm, mơ ước cái cơ hội kết tập được ngày tháng tan ră thành một đời ư nghĩa. Có lẽ hắn muốn gặp đứa bạn để hỏi: tại sao mày không viết được ǵ thêm nữa ngoài cuốn sách đề tặng tao?; cuốn sách hắn nhận được vào một ngày cuối năm nào khi c̣n đóng đồn trên sườn núi ngoài Trung nhớ quê hương đă ĺa bỏ cùng mẹ và gia đ́nh ở lại, cuốn sách vợ hắn mang liệm theo xác như một kỷ niệm hắn muốn mang đi. Hắn không gặp đứa bạn và tự hỏi: Nó ra sao?, đă lâu không gặp, như ngày nào trong thành phố hoài nghi và khắc khoải, hắn thường t́m bạn và hỏi: Thế nào, chúng ḿnh sẽ đi về đâu?

 

Hắn gục chết bên một gốc cây, mau lẹ, không đau đớn. Hắn nằm đó, đầu ngoẹo sang bên, gối lên cỏ như một người ngủ mệt sau đoạn đường hiểm trở của Định Mệnh – Định Mệnh của một thế hệ, những người c̣n sống là những kẻ sống sót. Hắn đă đi từ tuổi trẻ bị tước đoạt, tới nằm đó trong khu rừng giữa cuộc chiến phơi ḿnh làm một sự thật thô sơ: ở đây, trong xứ sở khốn nạn này, cuộc chiến phải chấp nhận không phải là lối phiêu lưu trốn chạy ngông cuồng. Cái chết của hắn không phải là một huyền thoại Rimbaud, một huyền thoại Lawrence, tên bạn hắn hiểu được như vậy.

 

Chúng muốn ǵ? Người chết cho kẻ khác sống. Chúng muốn ǵ?

 

Những nhà phê b́nh ở Hànội đă gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xă hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với ḿnh, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đă đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lư, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.

Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.

Sàig̣n, 1965

THANH TÂM TUYỀN

 

Chú thích của tác giả:

(1)... c’est que l’idéal, jusqu’à présent, a été la véritable force de dénigrement appliquée au monde et à l’homme... la grande tentation du néant. Nietzsche (La volonté de puissance).