OngTranKienThanhThao

                                     

thanh thảo

                                      NGÔI NHÀ NHỎ, NHÂN CÁCH LỚN 

Nếu ai đó dựa vào độ lớn hay vẻ “hoành tráng” của ngôi nhà mà đánh giá nhân cách chủ nhân của nó theo kiểu “chào người theo áo” th́ có khi nhầm to. Ít nhất là nhầm trong một trường hợp: ông Trần Kiên. Tôi đặc biệt xúc động khi đọc những bức thư của bạn đọc báo Tuổi Trẻ gửi về sau khi họ có bài báo về ông Trần Kiên. Bản thân họ gần như lần đầu, mà chắc người viết bài ấy cũng vậy, biết tên ông Trần Kiên. Thực ra, với thế hệ những người từng đi kháng chiến, nhất là từng vượt Trường Sơn, th́ cái tên Trần Kiên không hề xa lạ. Đă có hàng chục hàng trăm giai thoại về con người này.Khi vượt Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ, đi qua đoạn rừng Lào giáp khu Năm, tôi đă nghe chuyện ông Kiên từng ra một cái lệnh độc đáo cho các binh trạm thuộc tuyến đường này : đó là, lệnh buộc mỗi người lính qua các binh trạm mà nhổ sắn(củ ḿ) ăn th́ sau khi lấy củ phải trồng lại thân cây ḿ cho những mùa thu hoạch tới, đặng những lớp lính sau đến binh trạm lại có củ ḿ ăn.Một cái lệnh rất đơn giản, nhưng nó mang tính giáo dục, nó cụ thể hoá tinh thần “ḿnh v́ mọi người và mọi người v́ ḿnh” một cách thật đẹp đẽ. Những người lính chúng tôi đă thực hiện mệnh lệnh này một cách vui vẻ, v́ nó cũng không có ǵ khó. Nhưng mỗi khi trồng lại một đoạn thân cây ḿ, tự ḿnh như được thêm điều ǵ. Đó là ư thức t́nh cảm về những đồng đội sẽ đi qua đây sau ḿnh, và tới lượt họ, những cây ḿ mới lại được trồng xuống rẫy. Ông Trần Kiên là thế! Không bao giờ ông làm một điều ǵ, ra một cái lệnh ǵ mà không nghĩ tới những người lính, người dân, những người sẽ trực tiếp hay gián tiếp chịu những ảnh hưởng từ những quyết định của người chỉ huy. Sau này, khi làm bí thư tỉnh Đắc Lắc, ông Kiên đă từng “điều” cả ban thường vụ tỉnh ủy từ Buôn Ma Thuột về sống và làm việc ngay tại Buôn Trấp. Không phải “bắt” các lănh đạo cấp dưới của ḿnh phải “ba cùng” hay “đi thực tế” để chơi trội hay tạo ra sự khác đời, ông Trần Kiên chỉ nghĩ đơn giản: lănh đạo sản xuất th́ phải có thực tế sản xuất, lănh đạo nông nghiệp th́ phải về nông thôn, chứ không thể ở măi thành phố rồi lâu lâu “cưỡi xe ba ngh́n trâu” về xă “thăm bà con”. Nhất ở đây là bà con nghèo người dân tộc, những người mà sinh thời ông Kiên vô cùng yêu thương và lo lắng cho cuộc sống của họ sau chiến tranh. Ông thường than thở với những người thân biết chia sẻ với ḿnh: “Bây giờ, các “quan” nhiều quá mà đời sống của dân nghèo lại khổ quá.Ḿnh không hiểu sao người ta lại quên những người dân từng đùm bọc nuôi nấng ḿnh trong chiến tranh nhanh đến vậy!”. Ông Kiên suốt đời là người hành động, ông không chỉ “nói”, mà “miệng nói tay làm”. Đó là tác phong của một người du kích, một người xuất thân từ lớp dân nghèo, và đi làm cách mạng chỉ v́ nghĩ cách mạng sẽ mang lại một đời sống xứng đáng hơn cho mọi người, nhất là những người nghèo. Về cuối đời, khi đă từ chối cái “biệt thự” ở Hà Nội để về thị xă Quảng Ngăi sống trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, ông Kiên đă dốc hết tâm trí và sức lực mong t́m những giải pháp giúp bà con nông dân nghèo thoát nghèo. Những chương tŕnh, kế hoạch của ông có thể chưa thành công v́ rất nhiều lư do, trong đó có lư do những người lănh đạo lớp sau ông ở tỉnh cứ nghĩ v́ sao “ông già” này không nghỉ ngơi cho khoẻ xác lại cứ “bày chuyện” ra như thế, tự làm khổ ḿnh và làm khổ cả họ như thế ? V́ họ cũng chỉ muốn an thân, muốn giữ “chắc ghế” hơn là muốn dân thoát nghèo. Dĩ nhiên, nếu “dự án” xoá nghèo nào mà dính tới tiền( nhà nước, dĩ nhiên) th́ họ cũng không từ chối “làm chủ”. Không phải để xoá nghèo cho dân, mà để mua đất mua nhà cho ḿnh(!).Ông Kiên đă phải sống trong một bi kịch: muốn làm một việc có ích cho dân nào cũng phải dựa vào “nhà nước”. Nhưng đă dựa vào tiền “dự án” th́ không thể biết cuối cùng tiền ấy có tới được dân nghèo không ? Ông đă bươn bả suốt phần đời c̣n lại của ḿnh, cho tới lúc đột ngột qua đời, v́ mục tiêu “xoá đói giảm nghèo” cho dân, đặc biệt là dân miền núi Quảng Ngăi. Nhưng kết quả th́ không được như ḷng ông mong muốn.Tôi chỉ là người thuộc lớp hậu sinh, lại không phải quan chức, lại không phải đảng viên, lại từng “được” lănh đạo Quảng Ngăi nghi ngờ, nhưng không hiểu v́ sao, tôi lại là người được ông Kiên thổ lộ nhiều điều. Có vẻ, ông nghĩ tôi là người đồng cảm được với “một tấc ḷng” v́ dân v́ nước vô tư của ông. “Bui một tấc ḷng trung với hiếu-Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”( Nguyễn Trăi). Chuyện ông Kiên không phải chuyện cái nhà. Cái nhà, dù to tới đâu, kể một lúc cũng hết. Chuyện ông Kiên là chuyện CON NGƯỜI. Là chuyện nhân cách, nhân phẩm. Là chuyện hy sinh, chuyện quên ḿnh v́ người khác, v́ dân. Chuyện đó kể măi không hết.